You are on page 1of 7

TÓM TẮT BÀI GỈANG ĐIỀU KHIỂN QUÁ TRÌNH

BÀI 4 – MỘT SỐ VÍ DỤ VỀ NGUYÊN TẮC ĐKQT

VÍ DỤ 1: NGUYÊN TẮC CƠ BẢN KHI ĐIỀU KHIỂN LƯU LƯỢNG CHO


TRƯỜNG HỢP DÙNG BƠM PISTTON VÀ BƠM LY TÂM

1/ Trường hợp dùng Bơm Pistton:


+ Về nguyên tắc, không cho phép gắn van có chức năng điều khiển trực tiếp trên đường
ống đẩy của bơm pistton vì không đảm bảo an toàn cho bơm pitton (hư bơm).
+ Với bơm pitton, muốn điều khiển lưu lượng bằng van có chức năng điều khiển tự
động thì phải sử dụng đường ống hồi lưu lượng “cấp” về bơm, trên đó có gắn van điều
khiển lưu lượng như biểu diễn ở lưu đồ ĐK dưới đây:

Hình 4 -1 Điều khiển mức lỏng cho Bồn chứa (BCV) bằng cách ĐK lưu lượng do dùng
Bơm piston cấp lỏng.
2/ Trường hợp dùng Bơm ly tâm thì Điều khiển lưu lượng thế nào?
• Có thể sử dụng Van có chức năng Điều khiển tự động gắn trên đường ống đẩy của
Bơm (mà ở trường hợp Bơm Pistton không được phép);
• Có thể vừa sử dụng Van có chức năng Điều khiển tự động gắn trên đường ống đẩy
của Bơm, vừa sử dụng Van có chức năng Điều khiển tự động gắn trên đường
hồi lưu (baypass).
*Việc Điều khiển trực tiếp cho Bơm có thể áp dụng cho cả Bơm Pistton, cho cả
Bơm ly tâm

1
VÍ DỤ 2: NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN
TRONG ĐIỀU KHIỂN QUÁ TRÌNH CHƯNG CẤT

Trong Điều khiển tự động quá trình chưng cất cần đảm bảo 2 nguyên tắc cơ bản sau
đây:
- Nguyên tắc thứ nhất: Cần đảm bảo Định luật bảo toàn vật chất.
Theo Định luật bảo toàn vật chất, phương trình cân bằng vật chất
viết cho toàn tháp chưng cất như sau:
LF = LD + LW (4 - 1)
Trong đó:
LF – Suất lượng dòng nhập liệu;
LD – Suất lượng dòng sản phẩm đỉnh;
LW – Suất lượng dòng sản phẩm đáy.
Khi điều khiển tự động để điều chỉnh một dòng vật chất nào đó thì thực tế giá trị của
suất lượng đó cũng không ổn định tuyệt đối, vì vậy, để đảm bảo sự cân bằng vật chất như
ở phương trình (4 - 1) thì:
+ Không thể đồng thời điều khiển tự động để ổn định cả 3 suất lượng LF, LD và LW;
+ Nếu đã điều khiển tự động để ổn định suất lượng của 1 trong 3 dòng thì chỉ được điều
khiển để ổn định 1 trong 2 dòng còn lại hay nếu đã điều khiển để ổn định 2 dòng nào đó
thì không được điểu khiển để ổn định cả dòng thứ 3 nữa. Kết luận này được minh hoạ ở
Hình 4 – 2 và Hình 4-3. Hình 4-2 cho biết: khi đã điều khiển để ổn định suất lượng dòng
nhập liệu và suất lượng dòng sản phẩm đỉnh thì không điều khiển để ổn định cả suất lượng
dòng sảm phẩm đáy nữa. Hình 4-3 cho biết: khi đã điều khiển để ổn định suất lượng dòng
nhập liệu và suất lượng dòng sản phẩm đáy thì không điều khiển để ổn định luôn cả suất
lượng dòng sản phẩm đỉnh nữa.

2
Hình 4 -2

Hình 4-3
Đính chính: Ở Hình 4 -3:
• Bộ Điều khiển FC dùng để ĐK nhằm điều chỉnh mức lỏng trong Bình chứa lỏng
sau ngưng tụ (Có van điều khiển lưu lượng LD) đang bị vẽ nhầm về ký hiệu, mà phải
sửa lại FC cho đúng là LC (Bộ Điều khiển để điều chỉnh mức lượng).
• Ở đường ống dẫn dòng Nhập liệu còn thiếu ký hiệu lưu lượng LF.

3
- Nguyên tắc thứ hai: Nguyên tắc đảm bảo mối liên quan và sự phụ thuộc lẫn
nhau rất chặt chẽ giữa nồng độ sản phẩm đỉnh xD và nồng độ sản phẩm đáy xW.
Theo đó, không thể điều khiển tự động để đồng thời ổn định được cả nồng độ sản
phẩm đỉnh và nồng độ sản phẩm đáy. Việc ưu tiên điều khiển tự động để ổn định
nồng độ sản phẩm đỉnh hay nồng độ sản phẩm đáy là tuỳ thuộc vào: sản phẩm nào
là sản phẩm chính của quá trình chưng cất. Nguyên tắc này được minh hoạ bởi các
lưu đồ điều khiển như trình bày ở Hình 4 - 4 và Hình 4 - 5.

4
a) b)
Hình 4 - 4

a) b)
Hình 4 - 5

Lưu đồ điều khiển ở Hình 4-4a và Hình 4-4b giới thiệu 2 phương án điều khiển
để ổn định nồng độ sản phẩm đỉnh khi sản phẩm đỉnh là sản phẩm chính của quá
trình chưng cất, còn Lưu đồ điều khiển ở Hình 4-5a và Hình 4-5b giới thiệu 2
phương án điều khiển để ổn định nồng độ sản phẩm đáy khi sản phẩm đáy là sản
phẩm chính của quá trình chưng cất. Điều mang tính nguyên tắc ở đây là: Khi đã sử
dụng Bộ điều khiển AC để ổn định nồng độ sản phẩm đỉnh thì không dùng Bộ điều

5
khiển AC để ổn định đồng thời cà nồng độ sản phẩm đáy nữa. Tương tự như vậy,
khi đã sử dụng Bộ điều khiển AC để ổn định nồng độ sản phẩm đáy thì không dùng
Bộ điều khiển AC để ổn định đồng thời cà nồng độ sản phẩm đỉnh nữa. Như vậy,
trong cùng một Hệ thống chưng cất, không thể đồng thời sử dụng lưu đồ điều khiển
kiểu kết hợp Hình 4-4a với Hình 4-5a hoặc với Hình 4-5b. Tương tự như vậy, cũng
không thể đồng thời sử dụng lưu đồ điều khiển kiểu kết hợp Hình 4-4b với Hình 4-
5a hoặc với Hình 4-5b.
Trên đây là hai nguyên tắc cơ bản cần quan tâm khi lựa chọn để áp dụng các
sách lược điều khiển phù hợp cho quá trình chưng cất trong thực tế.

Câu hỏi tự kiểm tra:


1/Theo nguyên tắc thứ 2 về việc Điều khiển tự động cho Tháp chưng cất thì Lưu đồ Điều
khiển cho Tháp chưng cất như dưới đây là sai hay đúng, tại sao?
2/ Nếu sai thì phải sửa lại thế nào cho đúng?

6
Trả lời:
1/ Lưu đồ điều khiển này sai vì đã sử dụng đồng thời cả Bộ ĐK nồng độ sản phẩm đỉnh xD
và bộ ĐK nồng độ sản phẩm đáy xW.
2/ Sửa lại cho đúng như sau:
- Nếu sản phẩm chính là sản phẩm đỉnh (Phải đạt được nồng độ sản phẩm đỉnh xD
mong muốn) thì phải ưu tiên điều khiển nồng độ sản phẩm đỉnh nên để Bộ điều
khiển AC số 2, còn bỏ Bộ điều khiển AC số 6.
- Nếu sản phẩm chính là sản phẩm đáy (Phải đạt được nồng độ sản phẩm đỉnh xW
mong muốn) thì phải ưu tiên điều khiển nồng độ sản phẩm đáy nên để Bộ điều khiển
AC số 6, còn bỏ Bộ điều khiển AC số 2.

You might also like