You are on page 1of 6

KHẢO SÁT SỬ DỤNG LPG CHO ĐỘNG CƠ ĐÁNH LỮA CƯỠNG BỨC

1. Đặc điểm kết cấu.


- Hệ thống nhiên liệu LPG đơn: Tháo bỏ toàn bộ hệ thống cũ
lắp toàn bộ hệ thống nhiên liệu LPG
 Các bộ phận tháo bỏ: Bình chứa xăng, đường ống dẫn xăng,
bơm xăng, lọc xăng, bộ chế hoà khí, đồng hồ báo xăng, bơm
xăng,..
 Các bộ phận lắp đặt: Bình chứa nhiên liệu LPG, bộ giảm áp
– hoá hơi, bộ trộn, đường ống dẫn nhiên liệu LPG, van an
toàn, van vận hành, đồng hồ hiển thị,..

- Hệ thống nhiên liệu lỏng và LPG song song: sử dụng cả hai loại
nhiên liệu vừa xăng vừa LPG.
 Động cơ sử dụng HTNL xăng và LPG song song không cần
phải tháo bỏ HTNL cũ mà chỉ cần lắp đặt thêm HTNL LPG mới
 Các bộ phận lắp đặt thêm: Toàn bộ HTNL LPG như HTNL
LPG đơn, ngoài ra cần phải thêm các van đóng mở nhiên liệu
xăng và LPG khi ta cần thay đổi loại nhiên liệu sử dụng trên
động cơ.
2. Phương pháp cung cấp nhiên liệu.
2.1. Phương pháp cung cấp LPG vào đường nạp sử dụng bộ hòa trộn.
 Nguyên lý làm việc:Nhiên liệu được cấp vào không gian xung quanh họng bộ hỗn hợp qua
một đường gas chính, trên đó có bố trí van điều khiển bằng tay để điều chỉnh lượng gas cung
cấp. Trên họng bộ hỗn hợp có các lỗ phun nhỏ phân bố đều theo chu vi họng để dẫn gas vào
bên trong họng.
 Ưu điểm: Nhiên liệu sẽ hòa trộn tốt với không khí.
 Nhược điểm: Kết cấu tương đối phức tạp, khó gia công.

Bộ trộn Venturi với lỗ khoan bố trí xung quanh họng


2.2. Phương pháp phun LPG vào đường nạp.
Nguyên lý điều khiển phun LPG đa điểm bằng điện tử hoàn
toàn tương tự như của hệ thống phun xăng đa điểm. Chỉ có một
điểm khác là các vòi phun LPG được bố trí trên một cụm và từ
mỗi vòi phun này có một đường dẫn nhiên liệu khí tới cửa nạp
của mỗi xilanh động cơ.
Ưu điểm:
 Không bị tổn thất khí động qua họng khuyếch tán.
 Đảm bảo định lượng chính xác và đều nhiên liệu giữa các
xilanh. Sơ đồ hệ thống phun LPG vào cửa nạp van điện tử
tăng được công suất, giảm tiêu hao nhiên liệu và phát thải
so với sử dụng bộ chế hòa khí hay bộ hòa trộn.
1- Thùng LPG, 2- Van điện từ, 3- Bộ hoá hơi, 4- Ống
phân phối, 5- Vòi phun LPG, 6- Bộ điều khiển phun
LPG, 7- Cảm biến vị trí chân ga, 8- Cảm biến tốc độ
và vị trí trục khuỷu, 9- Đường nước vào ra.
2.3. Phương pháp phun trực tiếp LPG vào trong xilanh động cơ.
- Nguyên lý làm việc của hệ thống phun trực tiếp LPG cũng tương tự
hệ thống phun xăng trực tiếp GDI. LPG được cung cấp vào động cơ ở
thể lỏng được phun tơi dưới áp suất cao qua vòi phun điện từ. Hỗn
hợp nhiên liệu-không khí được tạo thành trong xilanh động cơ dưới
dạng phân lớp hoặc đồng nhất tùy theo chế độ làm việc ít tải hay toàn
tải của động cơ.
Ưu điểm:
 Có tính ưu việt về mặt kinh tế, kỹ thuật và phát thải của động cơ.
Nhược điểm:
 Kết cấu phức tạp.

Sơ đồ hệ thống phun trực tiếp LPG vào trong xilanh động cơ


3. Các bộ linh kiện chuyển đổi động cơ đốt cháy cưỡng bức truyền thống sang chạy LPG.

3.1. Bình chứa nhiên liệu khí hoá lỏng. 3.2. Bộ giảm áp – hoá hơi.
 Do LPG được nén hoá lỏng trong bình với áp suất cao  Bộ giảm áp hoá hơi có chức năng chuyển đổi
khoảng 18 bar cho nên khi chọn vật liệu làm bình chứa
LPG ta dùng vật liệu có ứng suất bền cao, độ dày thích nhiên liệu LPG ở trạng thái lỏng sang trạng thái
hợp từ 3-5mm để chịu áp được áp suất lớn và có tỷ trọng hơi với áp suất nhỏ hơn trước khi đưa vào bộ trộn.
nhỏ để giảm khối lượng bình chứa.  LPG ở trạng thái lỏng có áp suất khoảng 18 bar, để
biến đổi LPG sang trạng thái hơi ta phải giảm áp
suất xuống đến mức cần thiết.

Sơ đồ nguyên lý bộ giảm áp – hoá hơi LPG


Bình chứa nhiên liệu LPG.
3.3. Bộ trộn nhiên liệu LPG.
 Chức năng chính của bộ trộn là tạo ra tỷ lệ nhiên liệu LPG (đã hoá hơi) và không khí hợp lý đưa vào buồng
cháy của động cơ.
 Thông số chính của bộ trộn là đường kính họng khuếch tán, đường kính họng nhiên liệu, đường kính họng
nạp nhiên liệu, thông số này ảnh hưởng đến lưu lượng khí nạp và công suất của động cơ.

Sơ đồ bộ trộn nhiên liệu LPG

You might also like