You are on page 1of 9

3.

2 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG CỦA CÔNG TY CBTS HẢI NAM


Các vấn đề môi trường của công ty phát sinh chủ yếu từ quy trình sản xuất hải sản đông và khô.
Tham khảo:
Phụ lục 1-Quy trình chế biến cá/mực đông lạnh
Phụ lục 2-Quy trình chế biến cá khô
Phụ lục 3-Quy trình chế biến mực khô
3.2.1 Sử dụng nguyên vật liệu
3.2.1.1 Sử dụng nước

Nước sử dụng cho toàn công ty được cung cấp từ công ty Cấp thoát nước Bình Thuận
3
khoảng 218000 m /năm, trong đó:

Nước dùng sản xuất: Đặc trưng của nghành chế biến thủy sản là sử dụng nhiều nước trong
suốt quá trình chế biến và vệ sinh nhà xưởng nên lượng nước sử dụng trong các phân xưởng
là rất lớn:
3
ƒ Phân xưởng đông (94520 m /năm).
3
ƒ Phân xưởng khô (80980 m /năm).
ƒ Đá cây mua từ bên ngoài (7500 tấn/năm).
3
Nước dùng cho sinh hoạt (3500 m /năm): nhà vệ sinh, nhà ăn, nhà giặt, các phòng ban
chức năng khác.
4.1% 0.5%
2.6% 7% 0.3% 22.4%

4.6%

28.7%

81.2 2.9%
1.2%

Nhà ă Nhà vệ sinh P.Kiểm nghiệm Sơ chế Thu mua Vệ sinh PX


P.Giặ Vệ sinh PX PXK Chế biến TX nước hải
L

Hình 3.2-Lượng nước sử dụng trung Hình 3.3-Lượng nước sử dụng trung bình
bình ở ở
khu vực PXK 5 tháng đầu năm 2006 khu vực PXĐ 5 tháng đầu năm 2006
3.2.1.2 Sử dụng điện
Điện được sử dụng cho các máy móc phục vụ trong sản xuất cũng như nhu cầu chiếu
sáng nhà xưởng, văn phòng và sinh hoạt của công nhân (3,3÷3,5 triệu kW/năm). Khu vực
tiêu thụ điện năng
nhiều nhất là phân xưởng đông với các loại máy móc thiết bị lạnh chuyên dùng như băng
chuyền IQF, BQF, loại tủ cấp đông, các kho lạnh,...

1.14 0.86
12.7% % 5.76 1.07 % 19.2%
% %

78.87%
80.4%

P.Giặt P.Kiểm nghiệm PXK Nhà ăn Văn phòng HTXI NT PXĐ


P. Cơ điện

Hình 3.4-Lượng điện tiêu thụ trung bình ở Hình 3.5- Lượng điện tiêu thụ trung bình

khu vực PXĐ 5 tháng đầu năm 2006 khu vực PXK 5 tháng đầu năm 2006
3.2.1.3 Sử dụng hóa chất

Các hóa chất được sử dụng trong công ty là:

Loại hóa chất Năm 2004 Năm 2005 Mục đích sử dụng
Chlorine bột 1605 kg 1753 kg Vệ sinh dụng cụ chế biến và nhà xưởng
Chlorine lỏng 3390 kg 4947 kg Khử trùng nguyên liệu.
Bột giặt OMO 5119 kg 7221 kg Giặt quần áo BHLĐ.
Tác nhân lạnh 780 kg 1010 kg Vận hành các kho lạnh, máy lạnh trung tâm.
NH3
Tác nhân lạnh 367 kg 1100 kg Vận hành máy lạnh văn phòng, các loại tủ cấp đông
Freon 22
Bảng 3.1-Các loại hóa chất sử dụng trong công ty

3.2.1.4 Sử dụng nhiên liệu

Loại nhiên liệu Năm 2004 Năm 2005 Mục đích sử dụng
Dầu DO 270327 lít 270327 lít Chạy máy phát điện dự phòng, lò hơi phòng luộc
và lò hơi nhà giặt.
Gas 142757 kg 142462 kg Chế biến thức ăn, sấy cá/mực.
Bảng 3.2-Các loại nhiên liệu sử dụng trong công ty
3.2.2 Nước
thải
3.2.2.1 Nước thải sản xuất (được xử lý nước thải trước khi xả vào nguồn tiếp nhận)
Do sử dụng nhiều nước trong suốt quá trình chế biến nên nước thải phát sinh liên tục từ giai đoạn
đầu tiên là tiếp nhận nguyên liệu đến giai đoạn cuối cùng là mạ băng tách khuôn. Vì thế lượng nước
thải sản xuất là rất lớn và bị ô nhiễm hữu cơ ở mức cao:
ƒ Quá trình tiếp nhận nguyên liệu: nước thải chứa nhiều chất rắn lơ lửng.
ƒ Quá trình rửa, bảo quản nguyên liệu: nước thải chứa nhiều muối, Chlorine.
ƒ Quá trình sơ chế, chế biến: nước thải chứa nhiều máu, mỡ và vụn thịt nên hàm lượng BOD,
COD, chất rắn lơ lửng, nitơ, photpho rất cao.
ƒ Quá trình vệ sinh dụng cụ chế biến và nhà xưởng: nước thải cuốn theo nhiều vụn thịt, chứa nhiều
hóa chất tẩy rửa như sút, Chlorine.

Thông Sau xử lý
Trước 1/4/2004- 7/12/2004- 29/6/2005- 5/12/2005- TCVN
số ô Đơn vị
xử lý 1/10/2004 7/6/2005 29/12/2005 5/6/2006 5945:1995
nhiễm
pH 5÷8 5,73 6,72 6,92 7,19 5,5÷9
BOD5 (mg/L) 1000 45,5 59,2 50,6 12,5 < 50
COD (mg/L) 1350 94,4 93 97,4 15,7 < 100
SS (mg/L) 530 46 65 72,5 33,5 < 100
Nitơ Không
(mg/L) 56,2 37,3 45,8 75,7 < 60
tổng đo
Photpho Không
(mg/L) 2,4 1,4 22,9 18,8 <6
tổng đo
Không
MPN/100
Coliform đếm 6800 Không đo Không đo Không đo < 10000
ml
được
Dầu mỡ (mg/L) 55 Không đo Không đo Không đo Không đo < 10
Không
Clo dư (mg/L) 886 Không đo Không đo Không đo <2
Bảng 3.3-Các thông số ô nhiễm của nước thải trước và sau khi xử lý
Thải khí Xử lý mùi
mêtan khí thải
Máy nén
khí

Lọc Bể Bể điều Xử Xử lý Lắng Hồ


Nước Thải ra
rác sục hòa & lý hiếu thứ ổn
thải Sông
quay khí lắng sơ yếm khí cấp định
cấp khí Cầu Ké

Nước
tràn Bể chứa bùn Hút thải
Hình 3.6-Công nghệ xử lý nước thải của công ty Hải Nam
Ghi chú:
Đường dẫn nước :
Đường dẫn khí :
Đường dẫn bùn :
Hệ thống xử lý nước thải của công ty được xây dựng từ năm 2001 do tổ chức DANIDA Đan
3 2
Mạch hỗ trợ, có công suất thiết kế là 300 m /ngày đêm và diện tích mặt bằng >800 m . Nước
thải từ các phân xưởng được dẫn vào ngăn tiếp nhận có lọc rác quay, tại đây rác có kích thước
> 1mm được giữ lại. Nước thải đi qua ngăn tuyển nổi khí để tách dầu mỡ rồi chảy vào bể điều
hòa để lắng sơ cấp trước khi đi vào bể xử lý yếm khí. Bể xử lý yếm khí gồm có 7 ngăn để cản
bớt dòng chảy của nước thải, tạo điều kiện cho quá trình lên men yếm khí. Ở bể này, 70÷75%
hàm lượng COD được loại bỏ. Nước thải từ bể yếm khí sẽ được bơm lên 2 bể hiếu khí. Tại đây
xảy ra quá trình sinh hóa nhờ hệ thống sục khí và một lượng lớn bùn hoạt tính được hình
thành. Sau đó, nước thải từ bể hiếu khí sẽ được bơm lên bể lắng thứ cấp có các tấm lắng dạng
nghiêng giúp các cặn bùn tách khỏi nước thải. Cuối cùng nước thải sẽ chảy vào hồ ổn định, lục
bình trong hồ sẽ giúp loại trừ chất hữu cơ còn sót lại trước khi thải ra nguồn tiếp nhận là sông
Cầu Ké đạt tiêu chuẩn loại B theo TCVN 5945-1995
Tuy nhiên, vào thời gian cao điểm trong sản xuất, hệ thống xử lý nước thải bị quá tải nên có
các thông số ô nhiễm vượt tiêu chuẩn cho phép. Điều này gây ô nhiễm nguồn tiếp nhận mà
công ty chưa có biện pháp khắc phục.
Mỗi quý, công ty đều tiến hành đo đạc các thông số ô nhiễm của nước thải và đóng phí nước
thải theo Nghị định 67/2003/NĐ-CP Về việc phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.
3.2.2.2 Nước thải sinh hoạt (xả trực tiếp vào nguồn tiếp nhận)
Từ các nguồn sau:
ƒ Nhà ăn, nhà vệ sinh, nhà giặt.
ƒ Phòng cơ điện: quá trình vận hành, bảo dưỡng máy móc thiết bị.
ƒ Phòng kiểm nghiệm: chứa nhiều hóa chất.
ƒ Nước mưa rơi trên mái nhà và 2 sân phơi cuốn theo đất cát, bụi bẩn chảy vào các hố ga rồi
đi ra
nguồn tiếp nhận.
Do không được xử lý nên nước thải sinh hoạt của công ty cũng góp phần làm gia tăng mức
độ ô nhiễm nguồn tiếp nhận. Khi thải ra sông Cầu Ké, nước thải sinh hoạt làm giảm lượng
oxy hòa tan (vốn rất quan trọng đối với các loài thủy sinh) gây ra hiện tượng phú dưỡng hóa.
Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất muối của các hộ làm muối.
3.2.3 Chất thải

Chất thải trong công ty phát sinh từ các hoạt động sau:

Sơ chế, chế biến: chất thải chủ yếu là đầu, vỏ, nội tạng, xương mai mực, mỡ (phế phẩm).
Khối lượng này chiếm trung bình khoảng 40-50% lượng nguyên liệu đầu vào đối với cá và
khoảng 20% đối với mực và các loại thủy sản khác. Phế phẩm trong quá trình sơ chế, chế biến
được nhanh chóng chuyển vào kho phế phẩm và bán cho công ty chế biến thức ăn gia súc Xuân
Đào

Đóng gói sản phẩm: Bao bì thùng carton phế thải chiếm một khối lượng tương đối lớn
khoảng
265.000 kg/năm (số liệu thống kê năm 2005). Trong đó, 40% lượng chất thải do hàng từ các
loại sản phẩm đã qua chế biến nhập về công ty chế biến lại nên loại bỏ bao bì, số còn lại do bao
bì bị hỏng vỡ trong quá trình đóng gói sản phẩm. Loại chất thải này được thu gom và chuyển
về kho phế liệu để bán cho các cơ sở thu mua phế liệu.

Sinh hoạt: Rác sinh hoạt của 2000 công nhân và chất thải từ nhà bếp như thức ăn thừa, vỏ rau
củ quả, giấy vệ sinh; các loại giấy văn phòng thải bỏ và các loại dụng cụ sinh hoạt khác. Loại
rác này được xe rác thu gom vào 4 giờ chiều mỗi ngày.

Chất thải nguy hại: Phát sinh chủ yếu từ:

ƒ Hoạt động bảo trì, sửa chữa thiết bị máy móc: Bóng đèn huỳnh quang (300 cái/năm), giẻ
lau dính dầu nhớt, dầu/nhớt xả, bình acquy (24 bình/năm).

ƒ Nhà bếp: Dầu chiên sau khi sử dụng.

ƒ Phòng kiểm nghiệm: Hóa chất thải bỏ, chai lọ chứa hóa chất, mẫu nhiễm hóa chất.

ƒ Phòng y tế: Kim tiêm, bông băng sau khi sử dụng.


ƒ Các phân xưởng: Chai lọ chứa hóa chất.

ƒ Khối văn phòng: Hộp mực in.

Hiện tại, các loại chất thải nguy hại được thu gom chung với rác sinh hoạt. Điều này sẽ làm
tăng độc tính của rác thải và gây ảnh hưởng nguy hiểm cho con người và hệ sinh thái.
3.2.4 Khí thải
Công ty cũng thường xuyên đo đạc các thông số ô nhiễm không khí 2 lần/năm:
Sân Gần Khu vực nhà dân cách công ty
Thông TCVN
phơi phân
số ô Đơn vị hàng xưởng 5m 10 m 20 m 50 m 80 m 100 m 5937:1995
nhiễm khô đông 5938:1995
Từ 1/4/2004 đến 1/10/2004
3
Bụi (mg/m ) 0,09 0,04 0,04 0,05 <0,3
3
H2S (mg/m ) 0,012 0,012 0,019 0,011 < 0,008
3
NH3 (mg/m ) 0,18 0,13 0,089 0,008 < 0,2
Từ 7/12/2004 đến 7/6/2005
3
Bụi (mg/m ) 0,08 0,03 0,1 0,16 <0,3
3
H2S (mg/m ) 0,008 0,007 0,008 0,005 < 0,008
3
NH3 (mg/m ) 0,437 0,362 0,268 0,215 < 0,2
Từ 29/6/2005 đến 29/12/2005
3
Bụi (mg/m ) 0,02 0,01 0,03 0,05 <0,3
3
H2S (mg/m ) 0,008 0,007 0,003 0,008 < 0,008
3
NH3 (mg/m ) 0,502 0,478 0,517 0,427 < 0,2
Từ 5/12/2005 đến 5/6/2006
3
Bụi (mg/m ) 0,02 0,02 0,07 0,2 <0,3
3
H2S (mg/m ) 0,003 0,002 0,002 0,003 < 0,008
3
NH3 (mg/m ) 0,03 0,03 0,04 0,06 < 0,2

Bảng 3.4-Kết quả đo đạc các thông số ô nhiễm không khí


Từ hoạt động vận hành của lò hơi và máy phát điện dự phòng
Công ty có 1 lò hơi sử dụng trong nhà giặt, 1 lò hơi trong phòng luộc và 1 máy phát điện dự
phòng. Các thiết bị này đều sử dụng dầu DO để vận hành. Các tác nhân gây ô nhiễm không
khí chủ yếu là các sản phẩm cháy của dầu DO như SO2, NO2, CO, bụi. Nhưng công ty lại
chưa đo đạc các thông số này tại miệng ống khói của các lò hơi, và máy phát điện theo TCVN
5939:1995-Chất lượng không khí-Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất
vô cơ để có biện pháp thích hợp kiểm soát chúng.
Từ quá trình sấy cá/mực
Đối với mặt hàng khô thì phương pháp sấy đơn giản và tiết kiệm nhất là phơi trực tiếp
ngoài trời. Tuy nhiên, khi số lượng đơn đặt hàng lớn hay thời tiết không thuận lợi thì công
ty phải sử dụng lò sấy bằng gas. Nhưng khí thải sinh ra do các quá trình đốt gas không đáng
kể vì gas là nhiên liệu sạch nên khi đốt ít sinh ra các chất gây ô nhiễm không khí mà ô nhiễm
đặc trưng là mùi.
Từ các xe cộ ra vào công ty
Các phương tiện vận tải với nhiên liệu tiêu thụ chủ yếu là xăng và dầu diezel, khi hoạt động
thải ra môi trường một lượng khói thải chứa các chất ô nhiễm môi trường như hyđrocacbon,
anđehyt, bụi, NOx, CO . Nguồn ô nhiễm này phân bố rải rác nên khó kiểm soát và công ty
cũng không có quy định kiểm soát đối với các tài xế lái xe.
3.2.5 Mùi
Các thông số đặc trưng của mùi trong nghành chế biến thủy sản là NH3 và H2S. Bảng 4.3-
Kết quả đo đạc các thông số ô nhiễm không khí cho thấy trong công ty 2 thông số này
thường xuyên vượt tiêu chuẩn cho phép. Nguyên nhân là do:
Phế phẩm: Phế phẩm bị loại ra trong quá trình sơ chế (nội tạng, đầu, vảy…) chưa được thu
gom kịp thời, việc tập trung phế phẩm trước khi vận chuyển đi khỏi nhà máy thường ở trong
tình trạng không được bảo quản tốt nên chúng nhanh chóng bị phân hủy và gây mùi hôi.
Phơi, sấy: Quá trình phơi khô/sấy để tách ẩm cá/mực mang theo hơi nước, các hợp chất có khả
năng tạo mùi như methyl mercaptan, hydrogen sulfide, n-propyl mercaptans,...
Thiết bị điện lạnh: Các tác nhân lạnh NH3, Freon (CHF2Cl) của các thiết bị điện lạnh thoát ra
trong quá trình vận hành, bảo trì hoặc sự cố rò rĩ dàn lạnh.
Sử dụng hóa chất: Chlorine được sử dụng để khử trùng dụng cụ, thiết bị sản xuất, rửa tay, rửa
nguyên vật liệu, vệ sinh giày ủng trước khi vào phân xưởng tạo ra mùi gây ảnh hưởng trực tiếp
đến công nhân làm việc trong xưởng. Vì vậy công nhân làm việc trong xưởng phải mang dụng
cụ bảo hộ lao động: áo yếm, khẩu trang, ủng, bao tay.
Hệ thống thoát nước của các phân xưởng: Nhân viên vệ sinh trong phân xưởng không
thường xuyên thu gom các phế phẩm, vụn thịt trong lưới chắn rác nên chúng bị cuốn theo nước
thải vào các hố ga làm tắc nghẽn hệ thống thoát nước gây ngập úng khi trời mưa và phát sinh
mùi hôi.
3.2.6 Tiếng ồn, độ rung và nhiệt thải
Tiếng ồn, độ rung: Phát sinh chủ yếu từ phòng cơ điện, nơi tập trung nhiều thiết bị máy móc
như băng chuyền IQF, BQF, tủ cấp đông Contact, máy tạo đá vẩy, HTXLNT,...Tuy tiếng ồn
trong phòng cơ điện rất cao nhưng chỉ ảnh hưởng đến nhân viên phòng cơ điện, không ảnh
hưởng đến các khu vực khác trong công ty.
Nhiệt thải: Công ty đã thực hiện bảo ôn các máy móc thiết bị phát thải nhiệt nhiều như các lò
hơi, máy phát điện, các phòng sấy, hệ thống lạnh trung tâm nên đã giảm bớt phần nào nhiệt thải
vào môi trường và tiết kiệm năng lượng. Tuy nhiên có một số đường ống do bảo ôn quá lâu nên
bị bong lớp vật liệu bảo ôn nhưng công ty chưa khắc phục.

Nhìn chung, công ty Hải Nam có quan tâm đến vấn đề môi trường nhưng chưa đủ để thỏa mãn
các yêu cầu pháp luật về môi trường và cộng đồng dân cư xung quanh. Đó là do công ty chưa
xác định được mình sẽ quản lý các vấn đề môi trường gì và sẽ quản lý như thế nào. Chỉ có việc
áp dụng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 mới giúp công ty đạt được cả 2 điều đó.

You might also like