You are on page 1of 15

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


KHOA KHOA HỌC SINH HỌC

BÁO CÁO THỰC HÀNH


NUÔI CẤY TẾ BÀO THỰC VẬT

Môn học : Nuôi cấy tế bào thực vật


Mã môn học : 211207
Họ và tên : Đinh Thuy Danh
Lớp : Thứ 3_Tiết 7
Mssv : 19126021

Tp.HCM, Tháng 4 năm 2022


MỤC LỤC
Bài 1. GIỚI THIỆU TRANG THIẾT BỊ VÀ CÁCH SỬ DỤNG ........................ 1

1.Nồi hấp ................................................................................................................... 1

1.1 Cấu tạo ................................................................................................................. 1

1.2 Nguyên lý hoạt động............................................................................................ 1

Bài 2. CHUẨN BỊ DUNG DỊCH GỐC (DUNG DỊCH STOCK) ........................ 2

2.1 Giới thiệu ............................................................................................................. 2

2.2 Vật liệu – Trang bị ............................................................................................... 2

2.3 Phương pháp tiến hành ........................................................................................ 3

2.3.1 Pha stock môi trường MS (Murashige và Skoog, 1962) .................................. 3

2.3.2 Pha stock các chất điều hòa sinh trưởng........................................................... 4

2.4 Pha cồn 70º .......................................................................................................... 4

Bài 3. CHUẨN BỊ MÔI TRƯỜNG NUÔI CẤY ................................................... 5

3.1 Giới thiệu ............................................................................................................. 5

3.2 Thiết bị - Hóa chất sử dụng trong pha môi trường nuôi cấy ............................... 5

3.3 Cách tiến hành pha môi trường ........................................................................... 5

3.3.1 Chuẩn bị đo môi trường nuôi cấy ..................................................................... 5

Bài 4. KỸ THUẬT CẤY TRUYỀN MẪU MÔ THỰC VẬT in vitro .................. 8

4.1 Vật liệu nuôi cấy .................................................................................................. 8

4.2 Cách tiến hành ..................................................................................................... 8

4.3 Kết quả sau 7 ngày cấy ........................................................................................ 9

Bài 5. KỸ THUẬT VÔ TRÙNG MẪU CẤY ...................................................... 10

5.1 Vật liệu nuôi cấy ................................................................................................ 10

5.2 Cách tiến hành ................................................................................................... 10

5.2.1 Khử trùng tủ cấy ............................................................................................. 10


5.2.2 Khử trùng mẫu cấy ......................................................................................... 11

5.2.2.1 Thao tác bên ngoài tủ cấy ............................................................................ 11

5.2.2.2 Thao tác bên trong tủ cấy ............................................................................ 12


Bài 1
GIỚI THIỆU TRANG THIẾT BỊ VÀ CÁCH SỬ DỤNG
1. Nồi hấp:
1.1 Cấu tạo:
- Buồng tiệt trùng.
- Bộ điều khiển chương trình gia nhiệt.
- Lồng đựng dụng cụ, môi trường.
- Vale xả hơi nước.
- Đồng hồ đo áp suất.
- Công tắc mở nguồn.
1.2 Nguyên lý hoạt động:
Buồng tiệt trùng là một buồng kín bằng kim loại, phía dưới đáy nồi
có gắn điện trở giúp đun nóng nước tạo hơi nước và áp suất.
Cho khoảng 3 lít nước vào nồi hấp (lưu ý nước phải vừa ngập điện
trở) chúng ta tiến hành đậy nấp nồi, vặn kín các ốc xung quanh nấp và
mở công tắc gia nhiệt. Khi nước được đun sôi sẽ bay hơi và bay kín
buồng chứa mẫu, các dụng cụ và môi trường được tiếp xúc với nhiệt độ,
áp suất cao sẽ khiến cho các vi sinh vật bị tiêu diệt. Sau một thời gian
nhất định, thiết bị ngưng gia nhiệt và tiến hành mở vale xả hơi nước ra
ngoài.
Đèn chuông báo sẽ báo khi kết thúc quá trình, chúng ta sẽ chờ cho
thiết bị xả hết khí, khi đồng hồ báo hiệu về 0 thì chúng ta mở nắp và lấy
dụng cụ ra.

1
Bài 2
CHUẨN BỊ DUNG DỊCH GỐC (DUNG DỊCH STOCK)
2.1 Giới thiệu:
Trong nuôi cấy mô tế bào thực vật, thành phần môi trường nuôi cấy thay
đổi tùy theo từng loại cây và bộ phận nuôi cấy, thưowngc bao gồm 5 thành
phần chính:
- Đường (nguồn carbon), các muối khoáng đa lượng, các muối
khoáng vi lượng, các vitamin và các chất điều hòa sinh trưởng.
Ngoài ra còn có thêm một số thành phần khác như acid amin, EDTA,
nước dừa, dịch chiết nấm men, khoai tây, chuối,…Có rất nhiều công
thức môi trường đã được công bố và sử dụng, trong đó môi trường
MS (Murashige và Skoog, 1962) được sử dụng rộng rãi nhất.
- Nhằm tiết kiệm thời gian và công sức, thường pha dung dịch stock
(hay còn gọi là dung dịch gốc), dung dịch này đậm đặc gấp 10 – 100
lần, được bảo quản lạnh và có thể sử dụng lâu dài.
2.2 Vật liệu – Trang thiết bị:
Hóa chất cần thiết; cân điện tử, máy khuấy từ và gia nhiệt; cốc thuỷ tinh,
đĩa petri, ống đong, pipette, nước cất, dung môi HCl hoặc KOH.
2.3 Phương pháp tiến hành:
2.3.1 Pha stock cho môi trường MS (Murashige và Skoog, 1962):
- Stock đa lượng: Pha riêng chất CaCl2.2H2O và KH2PO4 vì dễ bị kết
tủa do liều lượng đậm đặc khi pha stock.
- Stock vi lượng.
- Stock Fe-EDTA.
- Stock vitamin.
Các bước tiến hành:
- Tính khối lượng hoá chất cần sử dụng; kiểm tra và sắp xếp hoá chất theo
thứ tự.
- Cân riêng từng hoá chất bằng cân điện tử.
- Hoà tan từng hoá chất với lượng nhỏ nước cất đủ để làm tan hoá chất.

2
- Cho các dung dịch thành phần vào cân định mức.
- Thêm nước cất vào bình định mức đến thể tích yêu cầu và khuấy đều.
- Đổ dung dịch stock vào chai, ghi tên stock và nồng độ lên chai; bảo
quản lạnh.

Bảng 1. Thành phần môi trường MS.

Hoá chất Nồng độ Khối lượng Thể tích Thể tích dd


(mg/l) (g) dd stock stock/lít mt

KNO3 1900 190


2 lít
NH4NO3 1650 165 H2 O 20 ml/l

Đa lượng
MgSO4.7H2O 370 37

CaCl2.2H2O 440 44 500 ml 5 ml/l

KH2PO4 170 17 500 ml 5 ml/l

CoCl2.6H2O 0,025 0,0025

CuSO4.5H2O 0,025 0,0025

H3BO3 6,2 0,62


Vi lượng 500 ml 5 ml/l

KI 0,83 0,083

MnSO4.4H2O 22,3 2,23

Na2MoO4.2H2O 0,25 0,025

ZnSO4.H2O 8,6 0,86

Fe-EDTA Na2EDTA.2H2O 37,3 3,73 500 ml 5 ml/l

FeSO4.7H2O 27,8 2,78

3
Glycine 2,00 0,2

Myo-Inositol 100 10
Vitamine 200 ml 2 ml/l
Nicotinic acid 0,50 0,05

Pyridoxine HCl 0,50 0,05

Thiamine-HCl 0,10 0,01

2.3.1 Pha stock các chất điều hoà sinh trưởng:


Pha stock nồng độ 1 mg/ml: cân 0,1g hoá chất, hoà tan trong một lượng
nhỏ (1 - 50 ml) dung môi, sau đó thêm nước cất định mức lên 100 ml. Bảo
quản dung dịch stock chất điều hoà sinh trưởng trong lọ kín (riêng IAA, 2,4D;
NAA cần lọ màu nâu để tránh ánh sáng) và đặt ở ngăn đá của tủ lạnh.
2.4 Pha cồn 70°:
Pha dung dịch cồn 70° từ dung dịch cồn 96° theo tỉ lệ 78 ml cồn 96° : 22
ml nước.

4
Bài 3
CHUẨN BỊ MÔI TRƯỜNG NUÔI CẤY
3.1 Giới thiệu
Môi trường nuôi cấy mô tế bào thực vật mô phỏng điều kiện sống ở môi
trường bên ngoài, bao gồm các thành phần dinh dưỡng khoáng đa lượng, vi
lượng, nguồn carbon và giá thể.
Với điều kiện như vậy, cây có thể sinh trưởng bình thường hoặc phát
triển theo ý muốn của người nuôi cấy với sự bổ sung các chất điều hòa sinh
trưởng thực vật. Mỗi loại cây thích hợp với những công thức môi trường khác
nhau.
Các bình môi trường sử dụng phải được hấp tiệt trùng trước khi dùng.
3.2 Thiết bị - Hóa chất sử dụng để pha môi trường nuôi cấy
Thiết bị, dụng cụ Hoá chất
- Nồi hấp (Autoclave). - Dung dịch stock của môi
- Máy cất nước. trường cần chuẩn bị.
- Máy đo pH. - Đường.
- Máy khuấy từ - Cân điện tử - Agar.
(Cân 2 số). - Dung dịch chuẩn độ (KOH
- Becher, ống đong (50 ml, 10 1N, HCl 1N).
ml).
- Pipette thủy tinh (5ml, 2ml).
- Đũa thủy tinh.
- Muỗng, vá.
3.3 Cách tiến hành pha môi trường:
3.3.1 Chuẩn bị môi trường nuôi cấy:
Cách pha 2 lít môi trường MS (Murashige & Skoog, 1962) được thực hiện như
sau:
- Cho khoảng 200 ml nước cất vào becher 2 lít.
- Lần lượt thêm các stock theo công thức môi trường cần pha với thể tích
thích hợp (được ghi trên bình chứa stock). Sau mỗi lần thêm stock phải

5
tráng ống đong, pipet với nước cất; cho thêm nước cất để tránh hiện
tượng kết tủa.

- Hòa tan đường (60 g/l) với nước cất, đổ vào becher.

- Thêm nước cất vào cho đủ 2 lít dung dịch


- Đo pH đạt 5,7 - 5,8. Nếu môi trường chưa đạt pH mong muốn thì dùng
dung dịch chuẩn độ điều chỉnh pH (tăng pH thì nhỏ thêm vài giọt KOH,
giảm pH thì nhỏ thêm vài giọt HCl).

6
- Thêm agar 16 g/l (agar được thêm vào khi đã chuẩn pH môi trường nuôi
cấy xong).

- Khuấy đều hỗn hợp môi trường và chia đều ra các bình nuôi cấy (40 - 50
ml/bình).
- Đậy nút bình bằng nút bông, nút cao su hoặc nylon chịu nhiệt.

- Hấp khử trùng ở nhiệt độ 121°C và áp suất 1,0 atm.

7
Bài 4
KỸ THUẬT CẤY CHUYỀN MẪU THỰC VẬT in vitro
4.1 Vật liệu nuôi cấy:
Mẫu cây in vitro có sẵn trong phòng thí nghiệm.
4.2 Cách tiến hành:
- Bật đèn UV tủ cấy trong 15 phút, chờ 30 phút sau khi đèn tắt mới được
sử dụng.
- Cột tóc, xắn tay áo (nếu mặc áo dài tay), tháo đồng hồ và các trang
sức.
- Rửa tay bằng xà bông sau đó lau tay lại bằng cồn 70°.
- Mặc áo blouse.
- Mở quạt, mở đèn tủ cấy, lau tủ cấy bằng cồn 70°.

- Các dụng cụ phải được hấp khử trùng trước khi sử dụng. Để tất cả các
dụng cụ vào tủ cấy, ngâm pince, dao trong cồn 90°. Hơ dụng cụ (pince,
dao, dĩa) trên ngọn lửa đèn cồn. Chú ý: không được chạm tay vào
mẫu cấy, không được đưa tay qua nơi để dụng cụ và mẫu cấy.
Ngâm pince vào cồn 90° và hơ trên ngọn lửa đèn cồn sau mỗi thao
tác.
- Lau bề mặt các chai môi trường trước khi đặt vào tủ cấy.
- Hơ miệng bình chứa mẫu cây cần cấy chuyền, mở nắp bình.
- Gắp cây từ bình để trên dĩa có để sẵn giấy cấy.

8
- Dùng dao tách cây con ra, cắt bớt rễ (nếu rễ nhiều > 5 và dài > 3 cm)
và lá héo vàng. Chú ý không làm tổn thương đến cây con sau đó chuyển
cây sang bình môi trường mới. Trong trường hợp tạo chồi từ protocom
hoặc mô sẹo, cắt mẫu thành từng mảnh khoảng 0,5 cm rồi cấy vào môi
trường mới.

- Cấy vào chai môi trường, mỗi bình khoảng 5 cây hoặc 6 mẫu mô.

- Ghi tên mẫu cấy, ngày cấy và người cấy lên chai, sau đó đặt vào phòng
tăng trưởng.
4.3 Kết quả sau 7 ngày cấy:

9
Bài 5
KỸ THUẬT VÔ TRÙNG MẪU CẤY
5.1 Vật liệu nuôi cấy:
Các mẫu cấy thường được sử dụng: lá, hoa, thân, rễ, đỉnh sinh trưởng và hạt.
Cách chọn mẫu cấy: lấy mẫu cấy trên các cây khỏe mạnh, không bị sâu bệnh.
Mẫu cấy sinh viên tự chọn (Hoa, hạt, thân cây, cành cây…)
Bảng 2. Các chất khử trùng thường được sử dụng trong nuôi cấy mô tế bào
thực vật

Tác nhân khử trùng Nồng độ sử dụng Thời gian khử trùng
(%) (phút)
Calcium hypochlorite 9 - 10 5 - 30
Sodium hypochlorite 0,5 - 5,0 5 - 30
Hydrogen peroxide 3 - 12 5 - 15

Ethyl alcohol 70 - 95 0,1 - 5,0


Silver nitrate 1 2 - 10
Mercuric chlorite 0,1 - 1 5 - 20
5.2 Cách tiến hành:
5.2.1 Khử trùng tủ cấy:
- Bật đèn UV tủ cấy trong 15 phút, chờ 30 phút sau khi đèn tắt mới được sử
dụng.
- Cột tóc, xắn tay áo (nếu mặc áo dài tay), tháo đồng hồ và các trang sức.
- Rửa tay bằng xà bông sau đó lau tay lại bằng cồn 70°.
- Mặc áo blouse.
- Mở quạt, mở đèn tủ cấy, lau tủ cấy bằng cồn 70°.
- Các dụng cụ phải được hấp khử trùng trước khi sử dụng. Để tất cả các dụng
cụ vào tủ cấy, ngâm pince, dao trong cồn 90°. Hơ dụng cụ (pince, dao, dĩa) trên
ngọn lửa đèn cồn. Chú ý: không được chạm tay vào mẫu cấy, không được
đưa tay qua nơi để dụng cụ và mẫu cấy. Ngâm pince vào cồn 90° và hơ
trên ngọn lửa đèn cồn sau mỗi thao tác.

10
5.2.2 Khử trùng mẫu cấy:
5.2.2.1 Thao tác bên ngoài tủ cấy:
- Chọn mẫu cấy không bị sâu bệnh, cây khoẻ, sinh trưởng nhanh, mẫu vẫn
sống sinh trưởng bình thường tạo cây con. Mẫu không quá già hoặc quá
non đối với mẫu cây, đối với mẫu hoa chọn hoa búp, còn đối với mẫu
hạt chọn hạt chắc.
- Rửa mẫu dưới vòi nước chảy khoảng 1 phút cho trôi hết bụi bẩn.
- Rửa và ngâm mẫu vào xà phòng loãng (nước rửa tay hoặc rửa chén)
khoảng 10 phút. Đối với mẫu thân cây gỗ có thể tăng thời gian ngâm lên
15 - 20 phút.

- Lấy bông lau sạch thân và rửa lại mẫu dưới vòi nước chảy khoảng 1 - 2
phút.
- Dùng cồn 70° lau toàn bộ thân sau đó bỏ vào bình tam giác đã khử
trùng.
- Lau bình mẫu bằng cồn 70° và cho vào tủ cấy.

11
5.2.2.2 Thao tác bên trong tủ cấy:
- Rửa mẫu bằng cồn 70°, lắc khoảng 30 giây.
- Rửa mẫu lại bằng nước cất vô trùng 3 lần (1 lần/3 - 5 phút).
- Dùng kẹp chuyển mẫu sang bình tam giác mới đã hấp khử trùng
- Rửa mẫu bằng nước Javel với nồng độ khoảng 30% (Javel:H2O tỷ lệ
3:7) tùy mẫu, cách vài phút lắc vài lần để dung dịch ngấm thuốc khử
trùng trong khoảng 20 phút.
- Rửa mẫu bằng nước cất vô trùng 3 lần (1 lần/3 - 5 phút).
- Gắp mẫu từ bình để lên đĩa có sẵn giấy cấy.
- Dùng kéo cắt bỏ các phần hoại tử màu trắng bỏ. Cắt mắt nụ tiến hành
cấy vào môi trường MS.

- Ghi tên, ngày cấy lên chai, sau đó đặt vào phòng tăng trưởng.
- Ghi nhận kết quả vô mẫu sau 5 - 7 ngày.

12

You might also like