You are on page 1of 3

BÀI TẬP TẠI LỚP SỐ 01

TÌM KIẾM DỮ LIỆU BÁO CÁO TÀI CHÍNH


ĐỂ LÀM BÀI BÁO CÁO CUỐI MÔN THỰC PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH

I. HÌNH THỨC BÀI TẬP SỐ 01


Các em làm file Excel và nộp vào e-Learning sau khi điền đầy đủ các thông tin sau:
Sheet đầu tiên có các thông tin sau:
1. Họ tên: MSSV:
2. Nhóm lớp/Tổ TH: Ca/thứ/ngày/tiết:
3. Tên mã chứng khoán/doanh nghiệp lựa chọn để làm bài báo cáo: viết tắt mã chứng khoán
Ví dụ: DHG, BBC….
4. Sàn niêm yết chứng khoán: ví dụ HOSE
5. Năm lên sàn (hoặc ngày giao dịch đầu tiên): ví dụ năm 2015
7. Các doanh nghiệp đối thủ: phải liệt kê ra tên và vốn điều lệ của tối thiểu 3-5 doanh nghiệp đối thủ.
Từ sheet thứ 2 trở đi, tìm kiếm và lưu các thông tin sau:
8. Báo cáo tài chính trong 5 năm gần nhất (2018-2022) hoặc (2019-2023) của công ty mình chọn dưới
dạng data excel.

II. NỘI DUNG VÀ CÁCH LÀM BÀI TẬP SỐ 01


2.1. Mục tiêu của bài tập số 01
a. Lựa chọn ra mã chứng khoán để phân tích trong bài Báo cáo cuối môn Phân tích báo cáo tài chính.
Bài báo cáo sẽ thực hiện việc phân tích tổng quan tình hình doanh nghiệp, tình hình tài chính doanh
nghiệp, sử dụng các phương pháp phân tích được học để đánh giá về các khía cạnh khác nhau trong tài
chính của doanh nghiệp được lựa chọn.
Bài báo cáo cuối môn sẽ làm theo nhóm 04 người.
b. Thành lập nhóm
Trước hết, các em lập nhóm, mỗi nhóm 04 người.
Mỗi nhóm sẽ làm 01 bài báo cáo cuối kỳ của môn Phân tích báo cáo tài chính.
Mỗi nhóm sẽ chọn 01 công ty/doanh nghiệp đang niêm yết, giao dịch trên các sàn chứng khoán HOSE
hoặc HNX, không chọn trên sàn UPCOM.
Mục tiêu là các nhóm sẽ tiến hành phân tích công ty/doanh nghiệp mà mình đã chọn như nêu tại 2.1.a.
c. Kết cấu của Bài báo cáo cuối môn sẽ được thông báo trên eLearning.
2.2. Lựa chọn Công ty để làm bài báo cáo:
Các em sẽ search google để tìm ra các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực mà các em yêu thích, mong muốn,
có thể là: hoạt động trong lĩnh vực bất động sản, vật liệu xây dựng, xi măng, sắt thép, bánh kẹo, nhựa,
đường, chế biến cao su, trồng cây cao su lấy mủ, dược phẩm, chế biến thủy hải sản….miễn là các công
ty này có mặt trên các sàn chứng khoán TP.Hồ Chí Minh (HOSE), sàn chứng khoán Hà Nội (HNX).
2.2.1. Chỉ lựa chọn các DN hoạt động trong lĩnh vực phi tài chính (tức là các doanh nghiệp không hoạt
động trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, quỹ đầu tư, kinh doanh vàng bạc, đá quý).
Ngoài ra, không chọn VINAMILK.
2.2.2. Không chọn các doanh nghiệp có tên là tập đoàn mà mình không biết chắc chắn (minh chứng là
phải tìm ra số liệu về doanh thu) là tập đoàn đó làm chủ yếu về lĩnh vực ngành nghề gì?
Để biết DN đó làm lĩnh vực ngành nghề gì, thì phải chứng minh được doanh thu của DN đó có đến 35-
45% tổng doanh thu là về ngành nghề, lĩnh vực đó.
Ví dụ: nếu chọn VINGROUP, và cho là Tập đoàn này làm về bất động sản thì phải chứng minh là hơn
40% doanh thu trở lên của tập đoàn này là từ kinh doanh bất động sản.
Các tập đoàn FLC, ….cũng phải phân tích theo cách trên để khẳng định và lựa chọn.
2.2.3. Chọn được doanh nghiệp rồi, đi tìm mã chứng khoán (tên viết tắt trên sàn của nó ví dụ: BBC,
DRC…).
2.2.4. Vào bảng giá chứng khoán (ví dụ: banggiaSSI), nhập mã chứng khoán vào xem nó đang niêm yết
trên sàn nào.
Hoặc đơn giản hơn, search trên google xem công ty này niêm yết ở sàn nào: sàn HOSE hay HNX.
2.3. Sàn niêm yết: chỉ lựa chọn DN niêm yết trên 2 sàn HOSE và HNX (không chọn DN đăng ký giao
dịch trên sàn UPCom)
2.4. Số năm hoạt động: chỉ lựa chọn DN đã niêm yết trên sàn và giao dịch trên sàn được từ 4-5 năm
trở lên tính đến thời điểm 31/12/2022; tức là phải có báo cáo tài chính liên tục ít nhất từ 2018 đến 2022.
2.5. Năm lên sàn: tối thiểu phải lên sàn từ 2018 trở về trước
2.6. Vốn điều lệ: tìm trong webite của công ty đó (mục Quan hệ nhà đầu tư; Cổ đông….); hoặc trong
Báo cáo thường niên của công ty; hoặc trong Báo cáo tài chính của Công ty; hoặc trên Vietstock.vn
(mục Doanh nghiệp từ A-Z, rồi nhập mã chứng khoán vào).
2.7. Nêu tên và điền số vốn điều lệ của các doanh nghiệp đối thủ:
Để tìm doanh nghiệp đối thủ, không được chọn trong danh sách đối thủ, doanh nghiệp cùng ngành đã
có sẵn trên các website cafeF, cafeBiz, Vietstock….
Vậy tìm đâu ra?
Có thể search câu lệnh “Top 5 hoặc Top 10 công ty thép/dược phẩm/cao su….hàng đầu Việt nam.
Doanh nghiệp cùng ngành (đối thủ) phải hoạt động trong cùng ngành hẹp với công ty mình lựa chọn để
phân tích.
Ví dụ về ngành hẹp và ngành rộng:
- Công ty bia và công ty sữa: là đối thủ ngành rộng (ngành thực phẩm đồ uống);
=> Chỉ có công ty bia A là đối thủ của công ty bia B mới là đối thủ ngành hẹp.
- Công ty xi măng và công ty gạch men hoặc công ty thép: là đối thủ ngành rộng (ngành vật liệu xây
dựng)
=> chỉ có công ty thép A là đối thủ của công ty thép B; chỉ có công ty xi măng A là đối thủ của công ty
xi măng B….
- Công ty chế biến cao su, làm vỏ xe và công ty trồng rừng, chế biến mủ cao su là ngành rộng (ngành
cao su)
=> chỉ có công ty trồng cao su A là đối thủ của công ty trồng cao su B mới là đối thủ ngành hẹp.
- Công ty chế biến cá basa và công ty xuất khẩu tôm là đối thủ ngành rộng (ngành chế biến thủy hải
sản)
=> chỉ có công ty chế biến, xuất khẩu cá ba sa (hoặc chế biến xuất khẩu tôm) A là đối thủ của công ty
chế biến, xuất khẩu cá ba sa (hoặc chế biến xuất khẩu tôm) B mới là đối thủ ngành hẹp.
Lưu ý: tối thiểu phải có từ 3-5 DN đối thủ cạnh tranh:
2.8. Tìm kiếm và download dữ liệu báo cáo tài chính: (bao gồm bảng cân đối kế toán, báo cáo kết
quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ) ít nhất 5 năm. Lưu dữ liệu tìm được vào bảng
trong excel. Dữ liệu các em có thể lấy đơn nghìn đồng hoặc triệu đồng. Có thể lấy dữ liệu từ các nguồn
thứ cấp (cafeF, vietstock, cophieu68, v.v…), nhưng phải download báo cáo tài chính có kiểm toán về
để kiểm tra số lại.
III. LƯU Ý NỘP BÀI:
3.1. Khi thành lập xong nhóm và chọn được mã chứng khoán, các nhóm báo lại tên, mã số SV của các
thành viên trong nhóm và tên mã chứng khoán để lớp trưởng hoặc 01 bạn nào đó đứng ra ghi lại danh
sách này nộp lại cho thầy cuối buổi học.
3.2. Mặc dù khi thành lập nhóm, mỗi nhóm chỉ chọn 01 mã chứng khoán để làm bài cuối môn, nhưng
trong buổi học này, khi nộp bài tập số 01 vào elearning thì mỗi người nộp mỗi bài (tức là 04 thành viên
trong nhóm nộp đều nộp bài tập này).

You might also like