You are on page 1of 2

ĐỀ THI KTHP HÌNH THỨC PRO

Môn: THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

Yêu cầu: Chọn một sản phẩm công nghiệp XK* bất kỳ cụ thể, xuất khẩu vào 2 (hai)
thị trường cụ thể mà Việt Nam có quan hệ FTA. Dự án cần phân tích được thực trạng
xuất khẩu của sản phẩm được chọn (thành công, hạn chế); đồng thời phân tích được
các yêu cầu gắn với thương mại quốc tế của thị trường xuất khẩu mà DN VN cần nắm
rõ để gia tăng hiệu quả xuất khẩu.
*Tham khảo ví dụ về “sản phẩm CN” tại đây: https://we.eiindustrial.com/san-
pham-cong-nghiep-la-gi-va-phan-loai-aid6773
** Thị trường được chọn chỉ ở cấp độ quốc gia (vd. Chọn CHLB Đức, thay vì khối
EU), hay RCEP chọn TQ thay vì chọn cả khối 15 nước...)

SV đăng ký nhóm dự án theo nhóm tối đa 4 SV (tự chọn) với GVHD, hoàn thành bài
báo cáo kết thúc học phần với những yêu cầu nội dung tối thiểu như sau:
1. Giới thiệu về Tổng quan về sản phẩm công nghiệp XK và hai (2) thị trường XK
được chọn kèm số liệu thống kê xuất khẩu tối thiểu cập nhật mới nhất 2023. Làm rõ
lý do chọn lựa hai thị trường này.
2. Phân tích đặc điểm của thị trường xuất khẩu được chọn; trong đó tối thiểu làm rõ:
Quy mô, tiềm năng tăng trưởng, cơ cấu nhập khẩu, tập quán kinh doanh, và đặc
điểm nhu cầu tiêu dùng của sản phẩm được chọn để phân tích.
3. Lập bảng so sánh và phân tích các quy định pháp lý gắn với thương mại quốc tế từ
hai thị trường xuất khẩu được chọn, tối thiểu gồm:
a. Những nội dung quan trọng từ 2 (hai) trong số các hiệp định FTA giữa Việt
Nam và 2 thị trường XK gắn với sản phẩm được chọn (v.d. mức thuế quan
XK, rào cản phi thuế quan, quy tắc xuất xứ, bảo hộ sở hữu trí tuệ, phòng vệ
TM, RCKT…)
* Các hiệp định FTA gắn với Việt Nam được tổng hợp tại:
https://trungtamwto.vn/fta
b. Những quy chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật (TBT) gắn với sản phẩm được chọn
liên quan thị trường XK đã chọn
c. Những quy định phòng vệ TM (CBPG, chống trợ cấp, tự vệ...) mà DN cần
nắm rõ khi xuất khẩu hàng hoá của mình sang thị trường đó.
d. Những rào cản TM khác (nếu có) tại thị trường XK đã chọn, phát sinh trong
bối cảnh hiện nay (v.d. suy thoái kinh tế, Industry 4.0, chiến tranh Nga-
Ukraine, chiến tranh TM Mỹ-Trung…) gây ảnh hưởng đến hiệu quả XK của
DN VN.
*Đối với Mục 3 này, SV nên phân tích giới hạn trong 1 loại hàng hoá cụ thể sẽ
có điểm tốt hơn (vd. “quần áo trẻ em” thay vì “hàng dệt may”chung chung).
4. Dựa vào những phân tích tại Mục 2,3; hãy đưa ra nhận xét về:
a. Thị trường XK nào DN VN nên ưu tiên hơn trong 2 thị trường đã phân tích?
Vì sao?
b. Ba (3) lưu ý cấp thiết nhất giúp DN chuẩn bị tốt nhằm gia tăng hiệu quả XK
mặt hàng đã chọn năm 2023 tại thị trường ưu tiên này.

Lưu ý cho SV:


- Mọi lập luận cần có minh chứng từ số liệu cập nhật từ nguồn uy tín (có trích nguồn
tại chỗ theo chuẩn APA).
- Hình thức tiểu luận: có trang bìa (ghi rõ Họ tên toàn bộ thành viên, MSSV, email,
bảng tổng hợp phân công nhiệm vụ và mức độ % hoàn thành nhiệm vụ của tất cả
thành viên); bố cục bài viết có đánh số từng phần và bao gồm tối thiểu:
1. Lời mở đầu: Nêu được tính cần thiết và phạm vi nghiên cứu cụ thể của báo cáo,
đồng thời tóm lược được các ý chính của nội dung đã nghiên cứu.
2. [Các đề mục nội dung chính]
3. Kết luận: Nêu được hạn chế và ý nghĩa đóng góp thực tiễn và hàn lâm của báo cáo.
4. Danh mục tài liệu tham khảo
5. Phụ lục (nếu có)
- Sử dụng font chữ Times New Roman cỡ chữ 12, single spacing, Alignment: Justify
(canh đều 2 bên).
- Độ dài tiểu luận: không vượt quá 25 trang cho phần nội dung chính tại mục 2 (có
trừ điểm khi vượt quá độ dài quy định).
- Bài làm được nộp trên LMS (không nộp qua email GV) dưới dạng PDF có kèm bản
đánh giá chéo thành viên nhóm và có kiểm tra tỉ lệ trùng lắp với nguồn Internet và
các bài làm hiện có trong hệ thống toàn trường (kể cả khác lớp). Tỉ lệ Turnitin tối
đa được chấp nhận theo quy định UEH là 20%. SV nên tự check trước Turnitin qua
Chức năng tự check trên LMS ít nhất 48 tiếng trước hạn nộp.
- Hạn chót nộp bài trên LMS: (theo lịch của Phòng Khảo thí)

You might also like