You are on page 1of 16

GLUCID

1. Acid glucuronic có vai trò:


A. Khử độc và liên hợp với bilirubin tại gan
B. Thành phần của lyxoflavin phân lập từ cơ tim người
C. Có thể biến đổi thành glucose ở gan và được chuyển hóa
D. Thành phần của glycoprotein

2. Chitin là:
A. Một monosaccarid được sử dụng trong thực phẩm, là dạng isomer của glucose
B. Một polysaccarid mạch phân nhánh, được tạo bởi các gốc N-acetylglucosamin bằng liên kết (β1→4)
glycosid.
C. Một polysaccarid mạch thẳng, được tạo bởi các gốc N-acetylglucosamin bằng liên kết (β1→4) glycosid.
D. Một disaccarid được tạo bởi N-acetylglucosamin và D-glucose bằng liên kết (β1→6) glycosid

3. Cho các phát biểu sau:


(I) Cellulose có cấu trúc thẳng, không phân nhánh, gồm 10 000 – 15 000 đơn vị β-D-glucofuranose nối với
nhau bằng liên kết (β1→4) glycosid.
(II) Amylose có cấu trúc phân nhánh
(III) Amylopectin có cấu trúc mạch thẳng, chứa 24-30 gốc α-D-glucopyranose.
(IV) Glycogen có cấu trúc giống amylopectin của tinh bột nhưng phân nhánh nhiều hơn.
(V) Glycosaminoglycan và proteoglycan là thành phần của dịch gian bào.
(VI) Peptidoglycan là thành phần cơ bản của thành tế bào vi khuẩn.
Số phát biểu đúng là:
A. 1 B. 3 C. 4 D. 5

4. Cho các glucid sau: glucose, cellulose, succrose, galactose, lactose, maltose. Số monosaccarid là:
A. 2 B. 4 C. 5 D. 6

5. Quá trình tiêu hóa glucid:


A. Bắt đầu ngay từ miệng, dưới tác dụng của nước bọt.
B. Bắt đầu từ dạ dày, dưới tác dụng của dịch vị
C. Chủ yếu được tiêu hóa ở tá tràng, dưới tác dụng của dịch tụy và dịch ruột
D. A và C đúng

6. Chọn đáp án đúng:


A. Tinh bột và glycogen được thủy phân nhờ α-amylase tấn công vào liên kết α-1,6-glucosid
B. Tinh bột và glycogen được thủy phân nhờ α-amylase tấn công vào liên kết α-1,4-glucosid
C. Tinh bột và glycogen được thủy phân nhờ hydroxylase tấn công vào liên kết α-1,4-glucosid
D. Tinh bột và glycogen được thủy phân nhờ esterase tấn công vào liên kết α-1,6-glucosid

7. Sản phẩm cuối cùng của quá trình thủy phân tinh bột và glycogen bằng α-amylase là:
A. α-D-glucopyranose
B. Các chuỗi dextrin
C. Maltose, isomaltose, maltotriose và dextrin giới hạn
D. α-D-glucofuranose

8. Enzyme xúc tác quá trình thủy phân succrose là:


A. Maltase B. Isomaltase C. Succrase D. Lactase

9. Chọn phát biểu sai:


A. Các monosaccarid từ thức ăn không phải trải qua quá trình tiêu hóa mà được đưa thẳng xuống ruột non
để hấp thu.
B. Chỉ có glucose mới được hấp thu trực tiếp.
C. Các monosaccarid là sản phẩm của quá trình thủy phân tinh bột được hấp thu ở ruột non.
D. Disaccarid nếu thoát khỏi sự thủy phân của các enzyme tiêu hóa sẽ bị ẩm bào ở niêm mạc ruột.
10. Cho các phát biểu sau:
(I) Tốc độ hấp thụ hexose có xu hướng lớn hơn pentose.
(II) Các monosaccarid chủ yếu được hấp thu theo cơ chế khuếch tán thụ động
(III) Quá trình vận chuyển tích cực monosaccarid qua màng tế bào được thực hiện nhờ 2 yếu tố là chất mang
và bơm Na+/K + ATPase.
(IV) Chất mang đồng vận chuyển K+ và glucose hoặc galactose vào trong tế bào rồi quay trở lại màng
(V) Bơm Na+/K + ATPase có vai trò thủy phân ATP, cung cấp năng lượng cho sự vận chuyển K+ ra khỏi màng
(VI) GLUT2 là kênh vận chuyển thụ động glucose 2.
Số phát biểu đúng là:
A. 2 B. 4 C. 5 D. 3

11. Cho các phát biểu sau:


(I) Glycogen ở gan có thể chiếm tới 10% còn ở cơ là 1-2%
(II) Glycogen dự trữ ở cơ được thoái hóa để cung cấp năng lượng cho tế bào cơ hoạt động mạnh và kéo dài.
(III) Glycogen ở gan ngoài cung cấp năng lượng cho bản thân nó thì còn có vai trò điều hòa glucose huyết
(IV) Trong trường hợp cấp thiết, glucose ở cơ cũng có vai trò điều hóa glucose huyết.
A. 2 B. 4 C. 1 D. 3

12. Giai đoạn thủy phân mạch thẳng của glycogen xúc tác bởi enzyme:
A. Glycogen kinase B. Glycogen phosphorylase
C. Glycogen phosphatase D. Glycogenmutase

13. Sản phẩm của giai đoạn thủy phân mạch thẳng của glycogen là
A. Glucose-1-phosphat và mạch đang thoái hóa chỉ còn 4 đơn vị glucose tại điểm nhánh liên kết.
B. Glucose-6-phosphat và mạch đang thoái hóa chỉ còn 4 đơn vị glucose tại điểm nhánh liên kết.
C. Glucose tự do và mạch đang thoái hóa chỉ còn 4 đơn vị glucose tại điểm nhánh liên kết.
D. Glucose-6-phosphat và mạch đang thoái hóa chỉ còn 6 đơn vị glucose tại điểm nhánh liên kết.

14. Enzyme cắt nhánh có vai trò:


A. Vận chuyển chuỗi 3 gốc glucose từ nhánh đến một đầu không khử cạnh nó và gắn lại bằng liên kết α-1,4
B. Cắt gốc glucose còn lại tại điểm nhánh, giải phóng glucose tự do
C. Vận chuyển chuỗi 4 gốc glucose từ nhánh đến một đầu không khử cạnh nó và gắn lại bằng liên kết α-1,6
D. A và B đúng
E. B và C đúng

15. Enzyme xúc tác quá trình đồng phân hóa G1P thành G6P là:
A. Phosphoglucomutase B. Glucose-6-phosphat synthase
C. Phosphogluco isomerase D. Glucophosphatase

16. Số phận của glucose-6-phosphat:


A. Thủy phân thành glucose tự do đi vào máu
B. Thoái hóa theo các con đường khác
C. Cả A và B đúng
D. Đi thẳng vào máu đến các mô

17. Coenzyme của hexokinase là:


A. Ca2+ B. Na2+ và Mg2+ C. Fe2+ D. Mg2+

18. Để cắt phân tử F-1,6-BP thành GAP và DAP cần sử dụng enzyme:
A. Aldolase B. Phosphofructohydroxylase C. Phosphohexose oxidase D. Hexokinase

19. Triose có thể tiếp tục thoái hóa trực tiếp theo con đường đường phân là:
A. GAP B. DAP C. A và B đúng D. A và B sai
20. Con đường đường phân xảy ra ở
A. Tế bào chất
B. Nhân tế bào
C. Ty thể
D. Lưới nội chất

21. Để đồng phân hóa G6P thành F6P cần sử dụng enzyme:
A. Phosphoglucomutase B. Fructose-6-phosphat synthase
C. Phosphohexose isomerase D. Phosphohexomutase

22. Để chuyển 2-phosphoglycerat thành phosphophenolpyruvat (PEP) cần sử dụng enzyme:


A. 2-phosphoglycerat dehydroxylase B. Enolase
C. PEP oxidase D. Pyruvat kinase

23. Coenzyme của pyruvat kinase là:


A. Ca2+ B. K2+ và Mg2+ C. Fe2+ D. Mg2+

24. Phosphoglycerat kinase xúc tác cho phản ứng:


A. 1,3-BPG ↔ 3PG B. G3P ↔ 1,3-BPG
C. F6P ↔ F-1,6-BP D. 3PG → 2PG

25. Để biến đổi 1,3-BPG thành 2,3-BPG cần sử dụng enzyme:


A. Bisphosphoglycerat mutase B. 2,3-BPG synthase
C. Bisphosphoglycerat isomerase D. 2,3-BPG phosphatase

26. Nếu cơ thể thiếu pyruvat kinase thì lượng oxy cung cấp cho tế bào sẽ:
A. Tăng
B. Giảm
C. Không xác định được

27. Chọn đáp án sai:


Ái lực của O2 với Hb tăng lên khi:
A. Thiếu hexokinase
B. Tăng nồng độ 2,3-BPG
C. Tăng nồng độ 1,3-BPG
D. Thiếu Mg2+

28. Cho các phát biểu sau:


(I) Trong điều kiện tế bào được cung cấp đủ oxygen, pyruvat luôn luôn bị khử carboxyl oxy hóa thành
Acetyl-CoA.
(II) Phản ứng khử carboxyl oxy hóa pyruvat thành Acetyl-CoA là phản ứng thuận nghịch.
(III) Phản ứng khử carboxyl oxy hóa pyruvat thành Acetyl-CoA được xúc tác bởi hệ 3 enzyme và 5
coenzyme.
(IV) Ở người, trong trường hợp yếm khí, pyruvat bị khử bởi FADH2 thành lactat nhờ xúc tác pyruvatase.
(V) Ở vi sinh vật, trong trường hợp yếm khí, pyruvat bị khử carboxyl thành acetaldehyd rồi acetaldehyd bị
khử hóa thành ethanol.
(VI) Pyruvat decarboxylase và alcohol oxidase là 2 enzym tham gia vào quá trình lên men rượu ở vi sinh vật
(VII) Quá trình thoái hóa glucose yếm khí ở người tạo ra 4 ATP trong khi ở vi sinh vật chỉ tạo ra 2 ATP (đã
trừ đi lượng ATP đầu tư trong con đường đường phân)
Số phát biểu đúng là
A. 2 B. 4 C. 5 D. 3

29. Với 1 phân tử glucose có nguồn gốc từ glycogen khi thoái hóa hoàn toàn sẽ cho bao nhiêu ATP?
A. 30-32 ATP (hiếu khí) hoặc 2 ATP (yếm khí) B. 30-33 ATP (hiếu khí) hoặc 2 ATP (yếm khí)
C. 31-33 ATP (hiếu khí) hoặc 3 ATP (yếm khí) D. 31-33 ATP (hiếu khí) hoặc 2 ATP (yếm khí)
30. Con đường Pentose phosphat hầu như không xảy ra ở:
A. Cơ xương B. Mô mơ C. Hồng cầu D. Tuyến giáp

31. Giai đoạn oxy hóa của con đường Pentose phosphat tạo ra sản phẩm là:
A. D-ribose-5-phosphat B. D-ribose-3-phosphat C. D-glucose-6- D. D-glucose-5-
phosphat phosphat

32. Cho các phát biểu sau:


(I) Để thoái hóa hoàn toàn 1 phân tử glucose cần 6 phân tử G6P đi vào con đường pentose phosphat.
(II) Một phân tử glucose sau khi thoái hóa hoàn toàn theo con đường pentose phosphat thu được 12 NADPH
(III) Sản phẩm của con đường pentose phosphat được sử dụng để sinh tổng hợp nucleotid và acid nucleic
(IV) NADPH sinh ra từ con đường pentose phosphat có tác dụng loại bỏ H2O2 khỏi hồng cầu.
Số phát biểu đúng là:
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

33. Phát biểu nào sai?


A. Con đường tạo acid uronic và ascobic thường xảy ra ở gan
B. Glucuronat – một sản phẩm của con đường tạo acid uronic và ascobic – có tác dụng liên hợp với các chất
độc, các thuốc kém phân cực giúp chúng dễ dàng loại ra khỏi máu qua thận.
C. Ở người, do thiếu enzyme gluconolacton oxidase nên không tự tổng hợp được vitamin C
D. Con đường tạo acid uronic/ascobic không tạo ra ATP.

34. Cơ quan chính đảm nhiệm con đường tân tạo glucose là:
A. Gan B. Mô mơ C. Thận D. Hồng cầu

35. Cho các phát biểu sau:


(I) Sự biến đổi pyruvat thành glucose hoàn toàn ngược lại với con đường đường phân
(II) Enzyme lactat dehydrogenase có tác dụng xúc tác cho phản ứng oxy hóa lactac thành pyruvat
Các phát biểu đúng là:
A. Chỉ (I) B. Chỉ (II) C. Cả 2 đều đúng D. Cả 2 đều sai

36. Glucose-6-phosphat được biến đổi thành glucose nhờ sự xúc tác của enzyme:
A. Phosphohexosemutase B. Hexokinase
C. Glucose-6-phosphat isomerase D. G6Pase

37. Để chuyển pyruvat thành phosphoenolpyruvat (PEP) cần phải đi qua trung gian là:
A. Oxaloacetat B. 2-phosphoglycerat
C. 3-phosphoglycerat D. citric

38. Lactat không có mặt trong:


A. Chu trình Krebs
B. Chu trình Cori
C. Con đường tân tạo glucose
D. Con đường thoái hóa yếm khí glucose

39. Cho các phát biểu sau:


(I) Các chất trung gian trong chu trình Krebs có thể oxy hóa cho oxaloacetat nên có thể tham gia tân tạo
glucose.
(II) Một số acid amin như leucin và lysin sau khi loại nhóm amin có thể tham gia tân tạo glucose
(III) Nhóm amin của acid amin được loại trong ty thể của tế bào gan
(IV) Glycerol-3-phosphat có thể được oxy hóa nhờ xúc tác của enzyme glycerol-3-phosphat dehydrogenase
tạo DAP để tham gia vào quá trình tân tạo glucose.
(V) Acid béo có thể tham gia tân tạo glucose 1 cách gián tiếp nhờ cung cấp ATP và NADH.
Số phát biểu đúng là:
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
40. Sản phẩm của phản ứng: G1P + UTP (xúc tác UDPG phosphorylase) là:
A. UDP-G + Pi B. UTP-G
C. UMP-G + PPi D. UMP-G + 2Pi

41. Ý nghĩa của sự gắn nhánh vào các phân tử glucan là:
A. Làm cho phân tử glycogen gọn gàng hơn
B. Làm cho phân tử glycogen dễ tan hơn
C. Làm cho số đầu không khử của phân tử glycogen tăng lên
D. B và C đúng

42. Disaccarid duy nhất được cơ thể tổng hợp là:


A. Succrose B. Lactose C. Maltose D. Isomaltose

43. Việc biến đổi glycogen phosphorylase được điều hòa theo cơ chế:
A. Hormon B. Dị lập thể C. Cả 2 đúng D. Cả 2 sai

44. Cho các phát biểu sau:


(I) Adrenalin và glycagon có tác dụng làm tăng đường huyết
(II) Chất điều hòa dị lập thể của glycogen phosphorylase ở gan là Ca2+ và AMP vòng
(III) Chất điều hòa dị lập thể của glycogen phosphorylase ở cơ là glucose
(IV) Glycogen phosphorylase còn gọi là dạng phụ thuộc AMP
(V) Loại hexokinase chủ yếu ở cơ là hexokinase II
(VI) Hexokinase II bị ức chế dị lập thể bởi G1P
(VII) Hexokinase ở gan bị ức chế bởi G6P
(VIII) Glucose và F1P có khả năng kích hoạt glucokinase
Số phát biểu đúng là:
A. 4 B. 5 C. 3 D. 6

45. Chất điều hòa dị lập thể quan trọng nhất của PFK-1 là:
A. F-2,6-BP B. F-1,6-BP C. G6P D. GAP

46. Cho các phát biểu sau:


(I) Tất cả isozym của pyruvat kinase bị ức chế dị lập thể bởi ATP.
(II) Alanin ở nồng độ cao có thể ức chế dị lập thể pyruvat kinase.
(III) Isozym dạng L của pyruvat kinase ở gan có thể bị ức chế bởi hormon glucagon.
Phát biểu đúng là:
A. (I), (II) B. (I), (III) C. (II), (III) D. Cả 3

47. Cho các phát biểu sau:


(I) Trong cơ thể, ở điều kiện bình thường của tế bào, hai phản ứng đường phân – tân tạo glucose có thể xảy
ra đồng thời.
(II) Nếu sự thoái hóa và tổng hợp glucose cùng xảy ra một lúc sẽ bị hao phí năng lượng dưới dạng nhiệt
(III) Acetyl CoA ức chế con đường tân tạo glucose
(IV) F-2,6-BP ức chế PFK-1 và hoạt hóa F-1,6-Pase.
Số phát biểu đúng là:
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

48. Các hormon ACTH, GH tác động như thế nào lên glucose huyết:
A. Làm tăng glucose huyết B. Làm hạ glucose huyết C. Không tác động lên glucose huyết

49. Các glucocorticoid tác động như thế nào lên glucose huyết?
A. Làm tăng glucose huyết B. Làm hạ glucose huyết C. Không tác động lên glucose huyết
50. Bệnh nhân đái tháo đường type 1 có khả năng bị nhiễm toan ceton vì:
A. Tế bào “đói” năng lượng nên tăng cường thoái hóa lipid làm ứ đọng Ac-SCoA, chất này chuyển hóa tạo
các thể cetonic.
B. Glucose bị thoái hóa bởi các enzyme lạ tạo thành các cetonic
C. Do thiếu insulin nên glucose không tham gia tổng hợp glycogen mà bị oxy hóa thành polyceton.
D. Do thói quen ăn nhiều thực phẩm phân hủy ra các ceton
LIPID
1. Cho các phát biểu sau:
(I) Dạ dày là nơi chủ yếu xảy ra quá trình thủy phân lipid
(II) Để có thể thủy phân, lipid phải được nhũ tương hóa bằng acid mật và muối mật có trong dịch mật
(III) Hỗn hợp lipid thủy phân chưa hoàn toàn được hấp thu qua màng ruột
(IV) Glycerol và tất cả các acid béo được hấp thu vào máu rồi về gan qua tĩnh mạch cửa
(V) Cholesterol được vận chuyển nhờ chylomicron vào hệ bạch huyết rồi sau đó mới vào máu
(VI) Cholesterol trong ruột có thể được hấp thu riêng nhờ hiện tượng “ẩm bào”
Số phát biểu đúng là:
A. 4 B. 5 C. 3 D. 2

2. Cho các phát biểu:


(I) Enzyme lipase tập trung ở ti thể của tế bào mỡ
(II) Dạng hoạt hóa của lipase là dạng không gắn phosphat, được tạo thành dưới tác dụng của protein kinase.
(III) Năng lượng của triglycerid chủ yếu từ các acid béo (95%) còn lại là từ glycerol.
Phát biểu đúng là:
A. (I), (II) B. (I), (III) C. (II), (III) D. Cả 3

3. Phản ứng: Glycerol + ATP → Glycerol-3-phosphat + ADP được xúc tác bởi enzyme:
A. Phosphoglycerylase B. Glycerolkinase
C. ATPase D. Glycerol-3-phosphatase

4. Sản phẩm của phản ứng đầu tiên khơi mào cho quá trình β oxy hóa acid béo R-CH2-COOH là:
A. R-CH2 -CO-SCoA B. R-CH2-COOH C. R-COOH D. R-CH2 -CHO

5. Năng lượng tiêu thụ cho quá trình hoạt hóa 1 phân tử acid béo tương đương với năng lượng:
A. Tạo thành 1 ATP từ 1 ADP B. Tạo thành 2 ATP từ 2 ADP
C. Tạo thành 3 ATP từ 3 ADP D. Tạo thành 4 ATP từ 4 ADP

6. Enzyme xúc tác cho phản ứng đầu tiên khơi mào cho quá trình β oxy hóa acid béo là:
A. AcylCoA synthetase B. Thiolkinase
C. A, B đều đúng D. A, B đều sai

7. Cho các phát biểu:


(I) Các đồng phân của thiokinase thường nằm ở trong ty thể trong khi các enzyme cần thiết khác cho quá
trình β oxy hóa thường nằm ở bào tương.
(II) Những acid béo mạch ngắn dưới 15C dễ dàng qua màng ty thể đi vào matrix.
(III) Các acid béo mạch dài muốn vào trong matrix phải thông qua trung gian là carnitin.
(IV) Phản ứng giữa acylCoA và carnitin là phản ứng ester hóa.
(V) Carnitin tranferase I và II là hai enzyme tham gia vào quá trình đưa acylCoA vào trong matrix
Số phát biểu đúng là:
A. 4 B. 5 C. 3 D. 2

8. Một phân tử acid béo no 18C sau khi thoái hóa hoàn toàn sẽ:
A. Trải qua 9 vòng β oxy hóa, tạo ra 9 Ac-SCoA, 9 FADH 2, 9 FADH và 120 ATP.
B. Trải qua 8 vòng β oxy hóa, tạo ra 9 Ac-SCoA, 8 FADH2, 8 FADH và 120 ATP.
C. Trải qua 8 vòng β oxy hóa, tạo ra 9 Ac-SCoA, 8 FADH2, 8 FADH và 180 ATP.
D. Trải qua 9 vòng β oxy hóa, tạo ra 9 Ac-SCoA, 9 FADH 2, 9 FADH và 180 ATP.

9. Thoái hóa acid béo no có số carbon lẻ sẽ tạo ra:


A. Chỉ acetylCoA B. Chỉ propionylCoA
C. Cả acetylCoA và propionyl CoA D. Chỉ succinylCoA
10. Đâu không phải là con đường thoái hóa tiếp theo của acetylCoA sinh ra từ acid béo:
A. Chu trình Krebs
B. Nguyên liệu tổng hợp cholesterol và tái tạo acid béo
C. Đi vào các con đường tạo thành các hợp chất cetonic ở gan
D. Tham gia tổng hợp acid amin “không thiết yếu”

11. Gan không sử dụng được các cetonic để tạo năng lượng vì:
A. Thiếu enzyme D-β-ketoacylCoA tranferase
B. Gan ưu tiên sử dụng năng lượng từ glucose vì nó ít độc hơn (do ít tạo cetonic)
C. Thiếu các tác nhân oxy hóa cần thiết
D. Tất cả các lý do trên

12. Trong tế bào, acid béo chủ yếu được tổng hợp ở:
A. Nhân tế bào B. Ty thể C. Bào tương D. Riboxom

13. AcetylCoA được vận chuyển vào màng trong ty thể nhờ sự giúp sức của hệ enzyme nào?
A. Citrat synthase/citrat lyase B. AcetylCoA kinase/AcetylCoAphosphorylase
C. AcetylCoA carboxylase/ AcetylCoA decarboxylase D. Các transacylase

14. AcetylCoA tạo thành malonylCoA dưới sự xúc tác của:


A. AcCoA carboxylase B. AcCoA decarboxylase
C. MalonylCoA synthase C. Acylase

15. Mỗi chu trình kéo dài mạch acid béo sẽ làm cho acid béo ban đầu:
A. Kéo dài thêm 2C B. Kéo dài thêm 3C
C. Kéo dài thêm 1C D. Kéo dài thêm 4C

16. Tế bào gan động vật thiếu các enzyme hệ fatty acyl CoA desaturase nên:
A. Gan phải sử dụng hệ enzym khác như dehydrogenase để tổng hợp các acid béo bão hòa nhiểu nối đôi
B. Gan không thể tự tổng hợp các acid béo không bão hòa nhiều nối đôi
C. Quá trình tổng hợp các acid béo bão hòa nhiểu nối đôi không xảy ra ở gan mà ở cơ quan khác
D. Các acid béo bão hòa nhiều nối đôi không cần thiết đối với động vật

17. Glyceryl-3-phosphat sử dụng để tổng hợp triglycerid không có nguồn gốc từ:
A. DAP của con đường đường phân B. Glycerol dưới tác dụng của glycerol kinase
C. Pyruvat D. Acid amin cho acid béo

18. Phản ứng chuyển acid phosphatidic thành diglycerid:


A. Là phản ứng thủy phân bất thuận nghịch, được xúc tác bởi phosphatidic phosphatase
B. Là phản ứng thủy phân thuận nghịch, được xúc tác bởi diglycerid hydroxylase
C. Là phản ứng thủy phân bất thuận nghịch, được xúc tác bởi diglycerid hydroxylase
D. Là phản ứng thủy phân thuận nghịch, được xúc tác bởi phosphatidic phosphatase

19. Quá trình tổng hợp glycerophospholipid khác quá trình tổng hợp triacylglycerol ở:
A. Phản ứng ester hóa giữa glycerol-3-phosphat và acylCoA
B. Enzyme của phản ứng hoạt hóa acid béo thành acylCoA
C. Nguồn gốc của glycerol-3-phosphat
D. Bước gắn nhóm chức phân cực vào acid phosphatidic.

20. Đích điều hòa tương hỗ chủ yếu giữa thoái hóa và tổng hợp acid béo là:
A. AcetylCoA carboxylase (ACC) B. Carnitin acyltransferase I
C. Carnitin acyltransferase I, II D. A và B

21. Chất ức chế dị lập thể đối với carnitin acyltransferase I là:
A. MalonylCoA B. AcetylCoA C. A, B đều đúng D. A, B đều sai
22. Cho các phát biểu sau:
(I) Insulin hoạt hóa con đường tổng hợp acid béo
(II) Insulin ức chế con đường tổng hợp acid béo
(III) Citrat là chất ức chế dị lập thể ACC
(IV) Khi cơ thể thừa năng lượng sẽ tăng tổng hợp acid béo
Số phát biểu đúng là:
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

23. Cho các phát biểu sau:


(I) Glucagon hoạt hóa ACC nhờ cơ chế khử phosphoryl hóa
(II) Nồng độ ManonylCoA giảm làm carnitin acyltransferase I thoát ức chế nên tăng thoái hóa acid béo.
Phát biểu đúng là:
A. (I) B. (II) C. Cả 2 đúng D. Cả 2 sai

24. Chọn đáp án đúng:


A. Glucagon và epinephrin có tác dụng tăng thủy phân triglycerid
B. Glucagon và epinephrin có tác dụng giảm thủy phân triglycerid
C. Khi glucose huyết giảm sẽ dẫn đến AMP vòng giảm làm tăng thoái hóa triglicerid
D. Khi glucose huyết giảm sẽ dẫn đến giảm thoái hóa triglicerid do thiếu nguyên liệu

25. Chọn phát biểu sai:


A. Insulin làm giảm lượng AMP vòng
B. Insulin làm giảm hoạt động của lipase
C. Insulin có tác dụng tăng tổng hợp lipid
D. Insulin có tác dụng tăng thoái hóa, hạn chế tổng hợp lipid.

26. Đâu không phải là vai trò của cholesterol?


A. Nguyên liệu tổng hợp màng tế bào
B. Nguyên liệu tổng hợp các hormon steroid
C. Nguyên liệu tổng hợp vitamin D
D. Nguyên liệu tổng hợp vitamin A

27. Để có thể đào thải ra khỏi cơ thể, cholesterol chủ yếu được:
A. Thoái hóa thành acetylCoA
B. Thoái hóa hoàn toàn thành CO2 và H2O
C. Thoái hóa thành acid mật
D. Thoái hóa như glycerol

28. Bước đầu tiên của phản ứng thoái hóa cholesterol ở gan nhờ xúc tác của enzyme:
A. 7α-hydroxylase B. 8α-hydroxylase C. 9β-hydroxylase D. ∆3-∆4-transferase

29. Cho các phát biểu sau:


(I) Acid mật người bao gồm 4 loại bao gồm 2 acid nguyên phát và 2 acid thứ phát
(II) CholylCoA và chenodeoxychonylCoA tham gia phản ứng ester hóa với taurin và glycin ở gan để tạo
thành các acid mật nguyên phát.
(III) Acid mật thứ phát được hình thành ở ruột
(IV) Túi mật chỉ chứa acid mật nguyên phát
Số phát biểu đúng là:
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
30. Cho các phát biểu sau:
(I) Hơn 50% lượng cholesterol trong cơ thể là cholesterol nội sinh
(II) Các tế bào có nhân đều có khả năng tổng hợp cholesterol
(III) Quá trình tổng hợp cholesterol diễn ra ở nhân tế bào và ty thể
(IV) Cholesterol được tổng hợp từ acetylCoA qua 25 phản ứng, chia làm 4 giai đoạn chính
(V) Trung gian của quá trình tổng hợp cholesterol từ acetylCoA là mevalonat, isopren và squalen.

Số phát biểu đúng là:


A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

31. Cholesterol ester được tổng hợp từ:


A. Phản ứng ester hóa giữa cholesterol và acylCoA của acid béo
B. Phản ứng trao đổi ester với lecithin
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai

32. Phản ứng trao đổi ester giữa lecithin và cholesterol được xúc tác bởi enzyme:
A. Lecithin cholesterol acyl transferase B. Lecithin cholesterol acyl mutase
C. Lecithin cholesterol acyl kinase D. Lecithin cholesterol esterase

33. Chọn phát biểu sai:


A. Lipid tạo thành phức hợp với protein gọi là lipoprotein
B. Lipoprotein lưu thông được trong huyết tương
C. Lipid và protein trong lipoprotein liên kết với nhau bằng liên kết hydro
D. Lipoprotein huyết tương người được chia làm 4 loại khác biệt về tỷ trọng
ACID AMIN, PEPTID, PROTEIN
1. Nhóm nào chỉ gồm các acid amine thiết yếu:
A. Ile, Phe, Trp, Ser, Ala, Gly B. Tyr, Trp, Leu, Lys, Val
C. Met, Val, Leu, Lys, Thr D. Met, Val, Tyr, Ile, Phe

2. Phản ứng ninhydrin của acid amin nào cho màu vàng:
A. Phe B. Pro C. Ala D. Trp

3. Chất nào sau đây dương tính với phản ứng Biuret?
A. GlyAla B. AlaAla C. GlyGly D. B và C E. Không chất nào

4. Cho các chức năng sau: cấu tạo, vận động, bảo vệ, dự trữ, xúc tác, điều hòa, tiếp nhận, vận chuyển. Đâu
không phải là chức năng của protein?
A. Dự trữ B. Dự trữ và tiếp nhận C. Điều hòa D. Tất cả đều là chức năng của protein.

5. Trong bệnh β-thalassemia, nồng độ của loại hemoglobin nào tăng lên?
A. HbA B. HbF C. HbA2 D. HbA1c

6. Khi gắn một phân tử O2 vào hemoglobin, ái lực của nó với O2 sẽ:
A. Tăng lên B. Giảm đi C. Không thay đổi D. Không xác định

7. Ái lực với O2 của myoglobin so với hemoglobin ở áp suất 27 mmHg (P50 của hemoglobin):
A. Lớn hơn B. Nhỏ hơn C. Còn phụ thuộc nồng độ của Mb và Hb

8. Cho các chất: 2,3-BPG, H +, CH4, CO2, SO4 2-. Có bao nhiêu chất là yếu tố điều hòa dị lập thể của phản
ứng kết hợp Hb với O2 .
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5

9. Muốn điều trị ngộ độc khí CO phải kích thích hô hấp bằng:
A. Hỗn hợp khí O2 và CO2 B. Khí O2 nguyên chất
C. Không khí D. Hỗn hợp khí O2 và N2

10. Thủy phân peptide AlaAlaArgPheTyr bằng trypsin thu được


A. 2Ala, Arg, Phe, Tyr B. AlaAla, Arg, PheTyr
C. AlaAlaArg và PheTyr C. AlaAla và ArgPheTyr

11. Để xác định trình tự các amino acid của một heptapeptide, người ta thực hiện các thí nghiệm như sau:
(1) Thủy phân hoàn toàn một heptapeptide bằng HCl thu được 2Ala, 2 Phe, Lys, Arg và Tyr.
(2) Nếu thủy phân bằng pepsin thu được Ala, Phe, PheLys và 1 tripeptide
(3) Nếu thủy phân bằng chymotrypsin thu được Phe và 3 dipeptide
(4) Nếu thủy phân bằng trypsin thu được AlaPhePheLys và 3 acid amin.
(5) Nếu thủy phân bằng carboxylpeptidase thu được Ala và 1 hexapeptide
(6) Nếu thủy phân bằng aminopeptidase cũng thu được Ala và một hexapeptide khác
Tripeptide thu được ở thí nghiệm (2) là:
A. TyrArgAla B. ArgTyrAla C. AlaArgTyr D. AlaTyrArg

12. Trong các phản ứng trao đổi amin, nhóm α-amin của acid amin được chuyển đến:
A. Nguyên tử Cβ của β- cetoglutarat B. Nguyên tử Cα của α-cetoglutarat
C. Nguyên tử C2 của G1P C. Nguyên tử C1 của acetylCoA

13. Coenzym của amino transferase là:


A. Pyridoxal phosphat B. Mg2+ và Ca2+ C. Mg2+ D. Na+

14. Sau phản ứng trao đổi amin, nhóm amin của phần lớn acid amin được tập trung lại trong:
A. Glutamat B. Glucosamin C. Ure D. UDP-NH2
15. Giai đoạn đầu của phản ứng khử amin oxy hóa được xúc tác bởi enzym:
A. Glutamat oxidase B. Glutamat hehydrogenase C. Iminglutamat synthase

16. Quá trình khử amin oxy hóa là:


A. Thế nhóm (-NH2) thành nhóm (-OH) sau đó oxy hóa nhóm (-OH) thành ceton
B. Khử nhóm NH2 bằng enzyme thích hợp sau đó oxy hóa khung carbon bằng enzyme thích hợp
C. Oxy hóa nhóm (-NH2) thành imin sau đó thủy phân để loại nhóm amin
D. Cả 3 quá trình trên đều là khử amin oxy hóa

17. Sự khác nhau giữa quá trình khử amin oxy hóa glutamat và các L-acid amin khác là:
A. Enzyme xúc tác quá trình khử L-acid amin khác là L-acid amin oxydase
B. Coenzyme của L-acid amin dehydrogenase là FMN chứ không phải NADP+
C. Coenzyme của L-acid amin oxydase là FMN chứ không phải NADP+
D. A và C đúng

18. Đâu không phải là số phận của các α-cetonic sinh ra sau phản ứng trao đổi amin:
A. Tham gia vào chu trình Krebs để giải phóng năng lượng dưới dạng ATP
B. Tham gia tân tạo glucose
C. Tham gia tổng hợp acid béo
D. Tham gia khử các gốc tự do như một chất chống oxy hóa
E. Tham gia phản ứng trao đổi amin với các α-cetonic khác

19. Các acid amin vừa cho đường vừa cho ceton là:
A. Leu, Phe, Trp, Ile, Lys B. Phe, Tyr, Trp, Ile, Thr
C. Met, Val, Trp, Ile, Phe C. Thr, Leu, Lys, Ala, Gly

20. Emzyme xúc tác cho phản ứng amid hóa glutamat thành glutamin là:
A. Glutamin synthetase B. Glutaminase
C. Glutamin amidase D. Glutamicase

21. Sản phẩm của phản ứng:

A. Carbamylphosphat B. Ornitin
C. Ure D. NH4HCO3

22. Enzyme E trong phản ứng ở câu 21 có tên là:


A. Carboxylase B. Urease
C. Carbamylphosphatase D. Carbamylphosphat synthetase

23. Ure tạo thành ở gan sẽ:


A. Tham gia quá trình tân tổng hợp acid amin
B. Vận chuyển tới thận để đào thải ra ngoài
C. Tham gia quá trình tổng hợp các base N cần thiết để tạo nên các nucleic acid
D. Vận chuyển tới ruột già để đào thải ra ngoài

24. Cho các phát biểu sau:


(I) Oxaloacetat của chu trình Krebs được sử dụng trong chuỗi phản ứng tổng hợp Arginosuccinat của chu
trình Ure.
(II) Fumarat sinh ra từ chu trình Ure có thể tiếp tục được thoái hóa theo chu trình Krebs
Các phát biểu đúng là:
A. (I) B. (II) C. Cả 2 đúng D. Cả 2 sai
25. Phản ứng dưới đây được xúc tác bởi Enzyme nào?

A. Aspartat amidase B. Asparagin amidase C. Aspartat synthetase D. Asparagin synthetase

26. Theo “luận thuyết trung tâm”, thông tin không thể truyền theo hướng:
A. ADN → ARNm B. ADN → ADN C. ARN m → protein D. protein → ARNm

27. Cho các phát biểu sau:


(I) Quá trình tổng hợp cũng như phân hủy ARNmm xảy ra nhanh chóng
(II) Quá trình tổng hợp ARN m xảy ra chậm
(III) ARN m có đặc tính thuần nhất (trọng lượng phân tử tương đồng nhau)

Các phát biểu đúng là:


A. Chỉ (I) B. (I) và (III) C. (II) và (III) D. Chỉ (III)

28. Những bộ ba không mã hóa là:


A. UAG, UAA và GUA B. GCG, GCU và GCC
C. UAG, UAA và UGA D. GGC, GCC và GGU

29. Chức năng của GTP trong quá trình sinh tổng hợp protein:
A. Tạo phức hợp cần thiết cho sự tương tác tiếp theo
B. Bảo đảm năng lượng để ribosom di chuyển trên ARNm.
C. Cả 2 đúng
D. Cả 2 sai

30. Nguyên liệu khởi đầu cho quá trình tổng hợp porphyrin là:
A. SuccinylCoA và Alanin B. Alanin và Glycin
C. AcetylCoA và Glycin C. SuccinylCoA và Glycin

31. Enzyme xúc tác cho quá trình tạo hem từ protoporphyrin IX và Fe2+ là:
A. Hem syntease B. ferrochetase C. protoporphyrinase D. A và B

32. Để có thể vận chuyển về gan, bilirubin cần liên hợp với:
A. Albumin B. Glucuronic acid C. Gluconic acid D. B và C

33. Trong trường hợp vi khuẩn ở ruột giảm sút do uống kháng sinh, phân có thể có màu
A. Xanh B. Đỏ C. Tím D. Vàng

34. Hemoglobin sau khi thoái hóa mở vòng porphyrin sẽ thu được:
A. Bilirubin B. Verdohemoglobin C. Urobilinogen D. Stercobilinogen

35. Bilirubin tự do trong máu tăng cao và không tìm thấy bilirubin trong nước tiểu là biểu hiện của:
A. Vàng da do tan huyết B. Vàng da do viêm gan
C. Vàng da đo tắc mật C. Vàng da do viêm cầu thận
ACID NUCLLEIC
1. Liên kết β-N-glycosid trong công thức sau có cấu hình:

A. SYN B. ANTI

2. Các nucleotid tạo thành chuỗi polynucleotid bằng:


A. Liên kết phosphodieste của nhóm OH ở vị trí C3’ và C5’ của đường pentose
B. Liên kết amid của các base N
C. Liên kết glycosid của đường và base N
D. Liên kết hydro của các base N

3. Đâu không phải vai trò của nucleotid:


A. Truyền tín hiệu thông tin
B. Là các chất trung gian chuyển hóa
C. Tham gia cấu tạo coenzym
D. Dự trữ chất dinh dưỡng

4. Cho các phát biểu sau:


(I) Toàn bộ phân tử ADN prokaryot đều mang thông tin di truyền
(II) Phân tử ADN prokaryot bao gồm các exon và intron
(III) Tùy theo mức độ hiện diện trong nhân, các trình tự ADN chia thành 3 loại
(IV) Phân tử ADN nằm trong NST của sinh vật eukaryot có dạng vòng

Số phát biểu đúng là:


A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

5. Đâu không phải là đặc điểm của ARN:


A. Đường cấu tạo nên ARN là ribose
B. Base nhân pyrimidin của ARN là cytosin và uracil
C. Phân tử tự nhiên ARN có thể gập lại được
D. Do A liên kết bổ sung với U và G liên kết bổ sung với C nên số lượng A = U, G = C

6. Chức năng của ARN vận chuyển:


A. Hoạt hóa acid amin B. Vận chuyển acid amin đã được hoạt hóa đến vị trí tổng hợp protein
C. Nhận biết mã trên phân tử mARN D. Cả 3

7. ADN phản ứng với thuốc thử fuchsin tạo thành màu:
A. Đỏ B. Xanh C. Vàng D. Tím

8. Để phân biệt ADN và ARN, người ta sử dụng:


A. Thuốc thử fuchsin
B. Phản ứng Feulgen
C. Thuốc thử Orcine và diphenylamine

9. Thủy phân nucleoprotein thu được


A. Protein và acid nucleic B. Protein và nucleosid C. Acid amin và acid nucleic
10. Nuclease có bản chất là:
A. Phosphodiesterase B. Phosphatase C. Phosphorylase D. Hydroxylase

11. Nucleotidase xúc tác cho phản ứng:


A. Thủy phân acid nucleic thành nucleotid B. Thủy phân nucleotid thành nucleosid
C. Thủy phân nucleosid thành đường và base N D. Chuyển nucleosid thành R1P

12. Sự thoái hóa của nucleotid purin tạo thành:


A. Ure B. Acid uric C. Glutamat D. α-cetoglutarat

13. Sự thoái hóa nhân pyrimidin khác với sự thoái hóa nhân purin ở chỗ:
A. Sản phẩm sau quá trình cắt đứt liên kết glycosidic bị khử thay vì bị oxy hóa
B. Sản phẩm cuối cùng của thoái hóa nhân pyrimidin là β-alanin và aminoisobutyrat
C. Cả 2 đúng
D. Cả 2 sai

14. Cho các phát biểu sau:


(I) Nuclease thủy phân liên kết phosphodieste trong ADN còn gọi là deoxyribonuclease
(II) Exonuclease là enzyme thủy phân chọn lọc
(III) Endo-ADNase có vai trò trong việc sửa chữa các vị trí lỗi của phân tử ADN

Các phát biểu đúng là:


A. (I) và (III) B. (II) và (III) C. (I) và (II) D. Cả 3

15. Giai đoạn khởi đầu của quá trình tổng hợp mới hoàn toàn một nucleotid dạng purin được xúc tác bởi
enzyme:
A. R5P phosphorylase B. PRPP kinase C. PRPP synthetase

16. Deoxyribonucleotid có thể được tổng hợp:


A. Trực tiếp từ những nguyên liệu ban đầu
B. Từ các ribonucleotid tương ứng
C. Phản ứng trao đổi đường với một ribonucleotid
D. Có thể tổng hợp theo cả 2 cách A và B

17. Enzyme xúc tác cho phản ứng PRPP + base N → NMP là:
A. Phosphoribosylase B. Phosphoribosyl transferase C. Nucleosynthase

18. Sự tái bản của ADN:


A. Trước hết được khu trú ở chạc ba tái bản (vùng chữ Y) của ADN, sau đó di chuyển dọc theo chiều dài chuỗi
ADN song song với sự mở xoắn kép.
B. Được bắt đầu tổng hợp từ một vị trí bất kì sau đó di chuyển dọc theo chiều dài chuỗi ADN song song với
sự mở xoắn kép.
C. Tổng hợp nhanh, liên tục 2 chuỗi ADN mới giống nhau và giống ADN mẹ
D. Được bắt đầu tổng hợp từ vị trí bộ ba mở đầu, sau đó di chuyển dọc theo chiều dài chuỗi ADN song song
với sự mở xoắn kép.

19. Vai trò của enzym ADN ligase:


A. Kéo dài chuỗi ADN mới
B. Tháo xoắn chuỗi ADN mẹ
C. Xúc tác việc nối các mẩu ADN sợi đơn bằng liên kết phosphodieste
D. Cắt các đoạn không mã hóa ở chuỗi ADN mẹ

20. Cho các phát biểu sau:


(I) ARN được tổng hợp theo chiều 5’→3’
(II) ARN polymerase có hoạt tính của nuclease
(III) Quá trình tổng hợp ARN cần có “mồi”
(IV) Năng lượng cung cấp cho tổng hợp ARN đến từ ATP
(V) Khuôn ADN không nhất thiết phải bảo tồn hoàn toàn trong quá trình tổng hợp ARN

Số phát biểu đúng là:


A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

You might also like