You are on page 1of 3

4.6.

NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG THU LỢI NHUẬN
4.6.1. Chu kỳ sống của sản phẩm dịch vụ:

 Giai đoạn khởi xướng: tập trung phối hợp các nguồn lực vào việc thực hiện mục
tiêu phát triển sản phẩm dịch vụ mới, xây dựng các chiến lược phát triển. Doanh
nghiệp chưa có doanh thu và lợi nhuận do sản phẩm dịch vụ chưa đưa ra thị trường,
tốn chi phí cho việc xây dựng các chiến lược phát triển.
 Giai đoạn triển khai: sản phẩm dịch vụ được đưa ra thị trường. Tốn khá nhiều chi
phí trong quảng cáo, trong giai đoạn này, doanh nghiệp thường thu lợi nhuận rất ít
hoặc có thể là âm.
 Giai đoạn tăng trưởng: giai đoạn này, khách hàng đã quen với sản phẩm dịch vụ,
nhận biết được tính ưu việt của sản phẩm dịch vụ mới, đem lại lợi nhuận cao cho
doanh nghiệp.
 Giai đoạn bão hoà: doanh số của sản phẩm dịch vụ đó bắt đầu tăng chậm lại, có xu
hướng giảm. Lợi nhuận không ổn định, bởi mức độ cạnh tranh cao.
 Giai đoạn suy thoái: nhu cầu về sản phẩm dịch vụ giảm mạnh, doanh thu và lợi
nhuận cũng giảm theo. Trong giai đoạn này, doanh nghiệp có thể sẽ bắt đầu rút sản
phẩm dịch vụ ra khỏi thị trường.
4.6.2. Thị phần:
 Một thị phần rộng lớn được coi là một nhân tố quan
trọng và hữu ích vì hiệu quả kinh tế theo quy mô
của dịch vụ và giành được ưu thế trong cạnh tranh.
 Trên thực tế, các doanh nghiệp dịch vụ rất khó đạt
ưu thế về thị phần. Bởi đặc điểm sản xuất và tiêu
dùng đồng thời của dịch vụ.
 Muốn mở rộng thị phần, cần phải mở rộng quy mô
bằng cách mở các chi nhánh, các đại lí tham gia
phân phối.

4.6.3. Kinh nghiệm:


 Ảnh hưởng của kinh nghiệm trong chi phí nói chung không biểu hiện trong các tình
huống dịch vụ.
 Doanh nghiệp có thể thu nhận được những kiến thức kinh tế, những kinh nghiệm từ
việc hoạt động, và phát triển đa khu vực.
 Doanh nghiệp có thể dẫn đến thiếu linh động trong hệ thống, sự phức tạp trong quản
lí và tính phi kinh tế của quy mô.
4.7. TRÌNH TỰ CÁC CHIẾN LƯỢC TĂNG TRƯỞNG CỦA DOANH NGHIỆP
DỊCH VỤ
4.7.1. Những kinh nghiệm thông thường:
Để khai thác tiềm năng và phương thức hiện tại, doanh nghiệp sẽ cố gắng thiết lập
một vị trí có lợi như các thành viên khác của doạn thị trường. Doanh nghiệp thực hiện
các bước:

4.7.2. Những đặc điểm riêng trong việc mở rộng thị trường của doanh nghiệp
dịch vụ:
Từ khái niệm dịch vụ (Dịch vụ là một quá trình hoạt động bao gồm các nhân tố
không hiện hữu, giải quyết các mối quan hệ giữa người cung cấp với khách hàng mà
không có sự thay đổi quyền sở hữu. Sản phẩm của dịch vụ có thể trong phạm vi hoặc
vượt quá phạm vi của sản phẩm vật chất.) => Các doanh nghiệp dịch vụ không có tính
linh hoạt, cụ thể:
 Khó khăn trong việc thay đổi hệ thống sản xuất dịch vụ (Servuction), phù hợp với
đoạn thị trường mới.
 Tính hiệu quả của chiến lược phụ thuộc vào sự kết hợp hài hòa giữa:
o Sự hình thành khái niệm dịch vụ mới và đoạn thị trường mới.

o Sự hình thành khái niệm dịch vụ mới và đoạn thị trường hiện tại.

o Sự hài hòa giữa đoạn thị trường hiện tại và đoạn thị trường mới.

4.7.3. Đánh giá rủi ro khi trình tự thay đổi:


Có 3 phương pháp thay đổi chiến lược phát triển dịch vụ trong doanh nghiệp:
 Phát triển các dịch vụ cơ bản để tiêu thụ trên thị trường hiện tại.
 Bán các dịch vụ hiện tại cho thị trường nước ngoài.
 Trực tiếp chuyển sang đa dạng hóa.

(Sơ đồ sự thay đổi chiến lược phát triển dịch vụ của doanh nghiệp)

You might also like