You are on page 1of 4

Giám thị 1 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIÊN GIANG

Họ và tên: ........................................ KỲ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HỌC SINH VÀO LỚP 6
Chữ ký: ...........................................
NĂM HỌC 2019-2020
Ngày thi: 08/6/2019
Giám thị 2
Họ và tên thí sinh: .................................................................. Số phách
Họ và tên: ........................................ Ngày sinh: ....................... Nơi sinh: .......................................
Chữ ký: ........................................... Số báo danh:...............................Phòng thi: ...........................
Học sinh trường TH (THCS): ................................................
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thời gian làm bài: 60 phút; (40 câu) Số phách
Đề thi có 04 trang - Mã đề: 144
Điểm Giám khảo 1 Giám khảo 1
Họ và tên: ........................................ Họ và tên: .......................................
Chữ ký:............................................ Chữ ký: ...........................................
Thí sinh làm bài trực tiếp vào đề thi
Em hãy khoanh tròn chữ cái A, B, C hoặc D tương ứng với câu trả lời đúng nhất cho các câu sau:
Câu 1: Khi thấy bạn của em làm việc sai trái, em sẽ làm gì?
A. Khuyên ngăn và động viên bạn không làm việc sai trái nữa.
B. Không chơi với bạn nữa.
C. Mặc bạn, không quan tâm.
D. Bao che cho bạn.
Câu 2: Trong những tổ chức dưới đây, tổ chức nào dành riêng cho trẻ em?
A. Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
B. Hội Cựu chiến binh.
C. Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam.
D. Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.
Câu 3: Em hãy chọn và điền các từ ngữ sau đây vào chỗ trống của đoạn văn cho thích hợp:
ô nhiễm; cạn kiệt; thiếu nước; tàn phá
Hiện nay, nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên đang dần bị …………………..; rừng nguyên sinh bị
………………….. Con người đang đứng trước nguy cơ …………………, thiếu năng lượng, không khí bị
……………………………..
Câu 4: Trong những ý kiến sau, ý kiến nào là đúng nhất?
A. Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của tất cả mỗi người chúng ta.
B. Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của công nhân bảo vệ môi trường.
C. Chúng ta chỉ bảo vệ môi trường khi bị ô nhiễm.
D. Học sinh tiểu học không cần bảo vệ môi trường.
Câu 5: Em hãy đánh dấu x vào  trước hành vi, việc làm thể hiện tình cảm kính già, yêu trẻ:
 Không quan tâm tới người già.  Chào hỏi, xưng hô lễ phép với người già.
 Chơi cùng nhưng hay quát nạt em nhỏ.  Đọc truyện cho em nhỏ nghe.
 Chơi chung cùng em nhỏ.  Không nhường đường cho người già.
Câu 6: Em hãy nối các từ ngữ ở cột A phù hợp với nghĩa ở cột B
A B
1. Anh hùng a. Biết gánh vác, lo toan mọi việc.
2. Bất khuất b. Có tài năng, khí phách, làm nên những việc phi thường.
3. Trung hậu c. Không chịu khuất phục trước kẻ thù.
4. Đảm đang d. Chân thành và tốt bụng với mọi người.
Câu 7: Chủ ngữ trong câu: “Ngày qua, trong sương thu ẩm ướt và mưa rây bụi mùa đông, những chùm hoa
khép miệng bắt đầu kết trái.” là
A. trong sương thu ẩm ướt. B. bắt đầu kết trái.
C. Ngày qua. D. những chùm hoa khép miệng.
Câu 8: Viết tiếp một vế vào câu sau đây để tạo thành câu ghép:
Giá như thời tiết thuận lợi ……………………………………………………..

Trang 1/4 - Mã đề 144


Giám thị 1 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIÊN GIANG
Họ và tên: ........................................ KỲ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HỌC SINH VÀO LỚP 6
Chữ ký: ...........................................
NĂM HỌC 2019-2020
Ngày thi: 08/6/2019
Giám thị 2
Họ và tên thí sinh: .................................................................. Số phách
Họ và tên: ........................................ Ngày sinh: ....................... Nơi sinh: .......................................
Chữ ký: ........................................... Số báo danh:...............................Phòng thi: ...........................
Học sinh trường TH (THCS): ................................................
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Câu 9: Câu ghép nào sau đây biểu thị quan hệ tương phản?
A. Chẳng những hoa hồng rất đẹp mà nó còn rất thơm.
B. Mặc dù trời mưa to nhưng chị em vẫn đi học.
C. Vì trời mưa to nên em không đi chơi công viên.
D. Nếu chủ nhật này trời đẹp thì chúng em sẽ đi cắm trại.
Câu 10: Nhóm từ nào đồng nghĩa với từ “mẹ”?
A. má, mé, u, mạ. B. má, bầm, u, mạ. C. má, mi, u, mạ. D. má, bà, u, mạ.

Em hãy đọc đoạn văn sau đây và trả lời các câu hỏi từ 11 đến 15:
BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC SẠCH
Nước là một chất đặc biệt có khả năng hòa tan được rất nhiều chất. Nhờ thế, nước chuyển được các chất dinh
dưỡng đi nuôi cơ thể con người, động vật và thực vật. Nhưng đồng thời các chất có hại, các vi khuẩn, kí sinh trùng
có trong nước cũng theo vào cơ thể gây bệnh tật cho người, động vật và thực vật. Vì vậy, chúng ta phải luôn luôn
bảo vệ nguồn nước.
Để bảo vệ nguồn nước, cần phải bảo vệ môi trường sạch sẽ, không để các chất phế thải làm bẩn nguồn nước.
Nạo vét, dọn sạch lòng sông và xung quanh bờ, trồng nhiều cây trên bờ sông để bảo vệ và chống xói mòn, lở đất.
Một trong những cách tốt nhất để bảo vệ nguồn nước chính là ý thức của mỗi người.
Nơi đổ rác và nhà vệ sinh, chuồng trại gia súc phải xa nguồn nước. Nên dùng phân hữu cơ, hạn chế dùng phân
hóa học và thuốc trừ sâu bệnh. Tất cả mọi người hãy chung tay góp sức bảo vệ nguồn nước mà thiên nhiên đã ban
tặng cho chúng ta. Bảo vệ nguồn nước là bảo vệ cuộc sống hôm nay và mai sau.
(Theo Sổ tay kiến thức – Nhà xuất bản Giáo dục)
Câu 11: Bài văn kêu gọi mọi người hãy làm điều gì?
A. Bảo vệ nguồn nước sạch. B. Bảo vệ môi trường xung quanh.
C. Bảo vệ con người. D. Bảo vệ động vật và thực vật.
Câu 12: Nước giúp ích gì cho con người, động vật và thực vật?
A. Chuyển được các chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể con người, động vật và thực vật.
B. Vận chuyển các chất có hại vào cơ thể con người, động vật và thực vật.
C. Làm cho trẻ đỡ khát, làm mát cơ thể động vật và thực vật.
D. Đưa các vi khuẩn, kí sinh trùng vào cơ thể con người, động vật và thực vật.
Câu 13: Trong câu: “Nước là một chất đặc biệt có khả năng hòa tan được rất nhiều chất.”, các từ nào trong các từ
sau đây là tính từ?
A. đặc biệt, nhiều. B. một chất, hòa tan. C. nước, một. D. là, được.
Câu 14: Trong câu: “Nhờ thế, nước chuyển được các chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể con người, động vật và thực
vật.”, cụm từ “Nhờ thế” là
A. chủ ngữ. B. trạng ngữ. C. vị ngữ. D. hô ngữ.
Câu 15: Bằng suy nghĩ của mình, em hãy viết tiếp nội dung còn thiếu của câu sau:
Bảo vệ nguồn nước là bảo vệ cuộc sống hôm nay và mai sau vì ………………………….....
……………………………………………………………………………………...………..........
Câu 16: Hình lập phương có cạnh 1,5dm. Thể tích hình lập phương là:
A. 9dm3. B. 3,375dm3. C. 2,25dm3. D. 13,5dm3.
Câu 17: Nhân dịp khai giảng năm học mới, một cửa hàng quần áo đã hạ giá 15% giá các loại quần áo. Mẹ của
An đã trả tiền mua một bộ quần áo cho An hết 289000 đồng. Em hãy tính giá tiền khi chưa giảm giá của bộ
quần áo?
A. 433000 đồng. B. 380000 đồng. C. 300000 đồng. D. 340000 đồng.

Trang 2/4 - Mã đề 144


Giám thị 1 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIÊN GIANG
Họ và tên: ........................................ KỲ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HỌC SINH VÀO LỚP 6
Chữ ký: ...........................................
NĂM HỌC 2019-2020
Ngày thi: 08/6/2019
Giám thị 2
Họ và tên thí sinh: .................................................................. Số phách
Họ và tên: ........................................ Ngày sinh: ....................... Nơi sinh: .......................................
Chữ ký: ........................................... Số báo danh:...............................Phòng thi: ...........................
Học sinh trường TH (THCS): ................................................
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Câu 18: Một ô tô đi từ A lúc 7 giờ 45 phút và đến B lúc 11 giờ 45 phút, giữa đoạn đường AB ô tô nghỉ 1 giờ 45
phút. Tính vận tốc của ô tô, biết rằng quãng đường AB dài 135 km.
A. 50km/giờ. B. 36km/giờ. C. 56km/giờ. D. 60km/giờ.
Câu 19: Cho 2 hình hộp chữ nhật có các kích thước như sau:

3cm 5cm

2cm 3cm
5cm 6cm
Hình 1 Hình 2
Thể tích hình 2 gấp thể tích hình 1 là:
A. 5 lần. B. 3 lần. C. 4 lần.
D. 2 lần.
1
Câu 20: Có một bồn lớn chứa nước. Số nước trong bồn chiếm thể tích bằng bồn. Khi người ta đổ thêm vào
3
bồn 30 lít nước nữa thì lượng nước chiếm nửa bồn. Hỏi phải đổ thêm bao nhiêu lít nước nữa mới đầy bồn?
A. 90 lít. B. 30 lít. C. 120 lít. D. 60 lít.
Câu 21: Một đội cờ đỏ có 6 nữ và 4 nam. Tỉ số phần trăm của số bạn nữ so với tổng số bạn trong đội cờ đỏ là:
A. 60%. B. 50%. C. 40%. D. 30%.
Câu 22: Buổi sáng, Lan đến trường lúc 7 giờ và ra về lúc 10 giờ 15 phút. Vậy thời gian ở trường của bạn Lan là
bao nhiêu?
A. 4 giờ 15 phút. B. 3 giờ 15 phút. C. 5 giờ 15 phút. D. 2 giờ 15 phút.
Câu 23: Giá trị của chữ số 7 trong số 35,972 là
A. 7. B. 0,7. C. 0,72. D. 0,07.
5 7
Câu 24: Phép tính : có kết quả là:
8 9
45 35 12 56
A.  B.  C.  D. 
56 72 35 45
Câu 25: Vòng quay mặt trời Sun Wheel là một công trình độc đáo nằm trong Công viên
Châu Á của thành phố Đà Nẵng, vòng quay này có 64 cabin. Nếu em đang ở cabin số 15
ở trên cao nhất của vòng quay thì cabin thấp nhất của vòng quay là số nào? (các cabin
được đánh số từ 1 đến 64).
A. 49. B. 48. C. 47. D. 32.
Câu 26: Hỗn hợp nào dưới đây được gọi là dung dịch?
A. Xi măng trộn cát. B. Đường lẫn cát. C. Nước muối loãng. D. Gạo lẫn trấu.
Câu 27: Hậu quả của việc chặt phá rừng bừa bãi là
A. diện tích đất trồng trọt được mở rộng.
B. động vật, thực vật phát triển.
C. khí hậu bị thay đổi; lũ lụt, hạn hán xảy ra thường xuyên.
D. khí hậu mát mẻ, ôn hòa.
Câu 28: Điều gì sẽ xảy ra nếu con người khai thác bừa bãi tài nguyên thiên nhiên và thải ra môi trường nhiều
chất độc hại?
A. Tài nguyên thiên nhiên dồi dào, môi trường ô nhiễm.
Trang 3/4 - Mã đề 144
Giám thị 1 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIÊN GIANG
Họ và tên: ........................................ KỲ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HỌC SINH VÀO LỚP 6
Chữ ký: ...........................................
NĂM HỌC 2019-2020
Ngày thi: 08/6/2019
Giám thị 2
Họ và tên thí sinh: .................................................................. Số phách
Họ và tên: ........................................ Ngày sinh: ....................... Nơi sinh: .......................................
Chữ ký: ........................................... Số báo danh:...............................Phòng thi: ...........................
Học sinh trường TH (THCS): ................................................
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
B. Tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt, môi trường trong sạch.
C. Tài nguyên thiên nhiên dồi dào, môi trường trong sạch.
D. Tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt, môi trường bị ô nhiễm.
Câu 29: Các sinh vật sinh sản để làm gì?
A. Để sinh ra tinh trùng. B. Để duy trì nòi giống.
C. Để sinh ra trứng. D. Để được thụ tinh.
Câu 30: Nguồn năng lượng chủ yếu của sự sống trên Trái Đất là
A. Mặt Trời. B. Mặt Trăng. C. Nước. D. Gió.
Câu 31: Em hãy chọn và điền các từ ngữ sau đây vào chỗ trống của câu văn cho thích hợp:
thành tựu to lớn; Thủy điện Hòa Bình; 15 năm; Liên Xô
Nhà máy ………………………………… là kết quả ………………………………… lao động sáng tạo
đầy gian khổ, hi sinh của hàng nghìn cán bộ, công nhân Việt Nam và …………………………………, là
………………………………… của nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng đất nước.
Câu 32: Đường Trường Sơn có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của dân
tộc ta?
A. Góp phần mở rộng giao thông ở miền núi.
B. Là con đường huyết mạch để hậu phương miền Bắc chi viện cho chiến trường miền Nam.
C. Là con đường giao thông để nhân dân đi lại.
D. Là con đường giao lưu văn hóa, kinh tế với các nước trong khu vực.
Câu 33: Đội Thiếu niền Tiền phong Hồ Chí Minh được thành lập vào ngày, tháng, năm nào?
A. 15-6-1942. B. 15-5-1941. C. 15-5-1942. D. 15-6-1941.
Câu 34: Vì sao nói ngày 30- 4-1975 là mốc quan trọng trong lịch sử dân tộc ta?
A. Vì quân đội Mĩ đã rút khỏi Việt Nam.
B. Vì trong ngày đó miền Nam đã quét sạch quân thù.
C. Vì đất nước ta lần đầu tiên được hoàn toàn độc lập, tự do không còn quân xâm lược.
D. Vì quân đội chính quyền Sài Gòn đầu hàng không điều kiện.
Câu 35: Theo Hiệp định Giơ-ne-vơ, giới tuyến phân chia tạm thời hai miền Nam - Bắc được xác định ở đâu?
A. Sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Huế. B. Sông Gianh, tỉnh Quảng Bình.
C. Sông Hồng, thành phố Hà Nội. D. Sông Bến Hải, tỉnh Quảng Trị.
Câu 36: Khu vực Đông Nam Á sản xuất được nhiều lúa gạo là do
A. có địa hình tương đối cao, gồm nhiều cao nguyên xen các bồn địa.
B. địa hình chủ yếu là đồi núi và cao nguyên.
C. có nhiều đất đỏ bazan và cao nguyên; nhiều con sông lớn, người dân sống ở ven biển.
D. có khí hậu nóng ẩm, nhiều đồng bằng châu thổ màu mỡ thường tập trung dọc các sông lớn và ở ven biển.
Câu 37: Đại dương nào có diện tích và độ sâu trung bình lớn nhất?
A. Thái Bình Dương. B. Bắc băng Dương. C. Ấn Độ Dương. D. Đại Tây Dương.
Câu 38: Thành phố nào có hoạt động thương mại phát triển nhất nước ta?
A. Thành phố Cần Thơ. B. Thành phố Hồ Chí Minh.
C. Thành phố Hải Phòng. D. Thành phố Đà Nẵng.
Câu 39: Châu lục nào có khí hậu nóng và khô nhất thế giới?
A. Châu Mĩ. B. Châu Đại Dương. C. Châu Phi. D. Châu Á.
Câu 40: Vạn Lý Trường Thành thuộc nước nào của Châu Á?
A. Thái Lan. B. Hàn Quốc. C. Trung Quốc. D. Nhật Bản.

-----HẾT-----
Trang 4/4 - Mã đề 144

You might also like