You are on page 1of 114

BỘ MÔN

PHỤC HÌNH RĂNG

1
GIỚI THIỆU BỘ MÔN
Trưởng bộ môn:
PGS. TS Trương
Uyên Thái

Phó trưởng bộ môn:


BSCK II, Ths Phạm
Thị Kim Hoa

Ths. Bs Nguyễn Thanh Bình.


KTV: Phạm Kim Oanh.
Ths. Bs Trần Đức Trinh.
KTV: Tạ Đức Trung
Ths. Bs Đặng Đình Quang

2
GIỚI THIỆU BỘ MÔN
Các học phần sinh viên được học
Ths. Bs Trần Đức Trinh/ PGS Trương
Vật liệu phục hình răng Uyên Thái

PHR 01 (Phục hình tháo lắp bán Ths. Bs Đặng Đình Quang/ Ths,
phần nền nhựa) BSCKII Phạm Thị Kim Hoa

Ths. Bs Đặng Đình Quang/ Ths.


PHR2: Phục hình hàm khung BSCKII Nguyễn Thanh Bình

Ths. BSCKII Nguyễn Thanh Bình/ PGS


PHR 3: Phục hình tháo lắp toàn bộ Trương Uyên Thái

Ths. Bs Trần Đức Trinh/ PGS Trương


PHR 4: Phục hình răng cố định Uyên Thái

3
GIỚI THIỆU BỘ MÔN
Ths. Bs Trần Đức Trinh

4
SINH VIÊN GIỚI THIỆU

Các bạn giới thiệu


về mình? Lý do tại
sao lại có mặt ở đây.

5
TỔNG QUAN

Vật liệu chữa


VLCR
răng

Vật liệu
VLPH
phục hình

6
TỔNG QUAN

Hợp kim nha khoa


Alginate
CÁC
CÁC LOẠI
VẬT VẬT Sáp nha khoa
LIỆU LIỆU
SỬ
LẤY Silicone DỤNG
KHUÔN
VÀ ĐỔ TRONG Nhựa nha khoa
MẪU PHỤC
HÌNH
RĂNG
Thạch cao nha khoa Sứ nha khoa

7
8

BÀI 1
CÁC VẬT LIỆU LẤY
KHUÔN VÀ ĐỔ MẪU
Ths. Bs Trần Đức Trinh
MỤC TIÊU
Trình bày được các loại vật liệu lấy khuôn
1 Alginate.

Trình bày được các loại vật liệu lấy khuôn


2 Silicon.

Trình bày được các loại thạch cao nha khoa.


3

9
GIỚI THIỆU
Kể tên các giai đoạn sản xuất ra một chụp răng sứ kim loại (lâm
sàng và laboratory)?

Nhóm 1: Nhóm 2: Nhóm 3: Nhóm 4:

10
GIỚI THIỆU

• Chuẩn bị răng
Bước 1 cần phục hồi:

• Lấy khuôn răng:


Bước 2

• Đổ mẫu răng:
Bước 3

11
GIỚI THIỆU

• Điêu khắc sáp theo hình


dạng răng cần phục hồi.
Bước 4

• Đổ khuôn mẫu sáp.


Bước 5

• Đốt cháy và/hoặc nấu


chảy sáp.
Bước 6

12
GIỚI THIỆU

• Nấu chảy và đúc


Bước 7 hợp kim.

• Hoàn thiện và
Bước 8 đánh bóng.

• Xử lý nhiệt.
Bước 9

13
GIỚI THIỆU
Vật liệu lấy khuôn được sử dụng để tạo ra một bản sao chi tiết của răng và các mô của khoang
miệng.

Sao chép trong khoang Tạo ra bản sao là mẫu Chế tạo sản xuất ở ngoài
miệng hàm khoang miệng

14
GIỚI THIỆU

15
GIỚI THIỆU
Phân loại vật liệu lấy khuôn.

16
GIỚI THIỆU
Những yêu cầu của vật liệu lấy khuôn

Tái tạo chính xác chi tiết bề mặt

17
GIỚI THIỆU
Những yêu cầu của vật liệu lấy khuôn

Chính xác và ổn định về kích thước.


Loại thìa lấy khuôn

18
GIỚI THIỆU
Những yêu cầu của vật liệu lấy khuôn

Chính xác và ổn định về kích thước.


Kỹ thuật lấy khuôn

19
GIỚI THIỆU
Những yêu cầu của vật liệu lấy khuôn

Chính xác và ổn định về kích thước.


Sự co ngót của vật liệu lấy khuôn

20
GIỚI THIỆU
Những yêu cầu của vật liệu lấy khuôn
Chính xác và ổn định về kích thước.
Biến dạng vĩnh viễn của vật liệu lấy khuôn

21
GIỚI THIỆU
Những yêu cầu của vật liệu lấy khuôn
Chính xác và ổn định về kích thước.
Ổn định lâu dài của vật liệu lấy khuôn

22
VẬT LIỆU
LẤY KHUÔN ALGINATE

23
VẬT LIỆU LẤY KHUÔN ALGINATE

Theo các bạn


Alginate có nguồn
gốc từ đâu?

24
CÔNG THỨC HÓA HỌC VÀ THÀNH PHẦN
Các alginate có công thức hóa học dựa trên axit alginic, có nguồn gốc từ thực vật biển tảo biển. Cấu trúc của axit
alginic khá phức tạp và được thể hiện trong hình dưới, có trọng lượng phân tử từ 20000 đến 200000.

Quá trình đông đặc trong vật liệu này là bằng cách tạo ra các liên kết chéo giữa các chuỗi polyme của natri
alginate.

25
CÔNG THỨC HÓA HỌC VÀ THÀNH PHẦN
Thành phần của vật liệu alginate điển hình được trình bày trong bảng.

26
QUÁ TRÌNH ĐÔNG ĐẶC CỦA ALGHINATE

Khi trộn với nước, một phản ứng hóa học xảy ra làm liên kết chéo chuỗi polyme, tạo thành cấu trúc mạng ba
chiều

Vì các liên kết chéo này không thể bị phá vỡ khi đã hình thành nên đây là một quá trình không hoàn nguyên có
nghĩa là vật liệu chỉ có thể được sử dụng một lần.

27
QUÁ TRÌNH ĐÔNG ĐẶC CỦA ALGHINATE

Khi hoà nước vào hỗn hợp Alginate Các ion Calcium được giải phóng từ Calcium sulphate dihydrate, có thể hòa
tan một phần trong nước.c

Các ion Calcium thay thế Natri trong muối Alginate và tạo ra ác liên kết chéo làm đông đặc.

28
QUÁ TRÌNH ĐÔNG ĐẶC CỦA ALGHINATE

Kiểm soát thời gian đông đặc.

Natri phosphate được thêm vào để điều chỉnh sự hoà tan của các ion Calcium kiểm soát ion Calcium
được giải phóng sau đó mới được tự do hình thành liên kết chéo.

29
QUÁ TRÌNH ĐÔNG ĐẶC CỦA ALGHINATE

Thay đổi PH trong quá trình đông đặc Alginate.

Có một sự thay đổi đáng kể về pH khi đông


đặc, từ pH 11 đến một trong khoảng 7. Sự
thay đổi pH này đã được sử dụng trong một
số công thức bằng cách kết hợp các chất
chỉ thị màu để cho nhận biết được quá trình
đông đặc.

30
TÍNH CHẤT CỦA ALGINATE

Tái tạo chi tiết mức độ trung bình.

Việc tái tạo bề mặt với những vật liệu này không tốt bằng
Silicon, và do đó chúng không được khuyến khích sử
dụng lấy khuôn chụp và cầu răng. Tuy nhiên, chúng rất
phổ biến để làm răng giả toàn bộ và một phần và lấy mẫu
nghiên cứu sơ khởi.

QZ: Tại sao phù hợp với lấy dấu hàm giả toàn bộ?
5’
Alginate cũng dễ bị cộng hưởng và hấp thụ thêm nước làm
thay đổi kích thước cả ba chiều cho nên mẫu răng nên được
đổ trong vòng 1 giờ và giữ ẩm trong thời gian chờ đợi bằng
cách đặt một chiếc khăn ướt xung quanh khuôn mẫu

31
TÍNH CHẤT CỦA ALGINATE

Lấy khuôn nhanh.

Alginate có độ nhớt cao và cần phải sử dụng kỹ thuật lấy


khuôn nhanh để có được phản ứng đàn hồi

Mức độ căng nén mà vật liệu có thể trải qua loại bỏ khỏi
các vùng lẹm có thể cao tới 10%. Độ bền vĩnh viễn trong
những trường hợp có vùng lẹm có thể ở mức 1,5%, mức
này có thể chấp nhận được trong lấy khuôn.

32
TÍNH CHẤT CỦA ALGINATE

Biến dạng vĩnh viễn cao

Biến dạng vĩnh viễn cao hơn một chút so với vật liệu lấy
khuôn thạch Agar trong cùng điều kiện, mức này sẽ là
1%.

Biến dạng vĩnh viễn có thể được giảm thiểu bằng cách khử
các vùng lẹm sâu và vùng lẹm lớn trươc skhi lấy khuôn, vì
vùng lẹm càng sâu và vùng lẹm càng lớn thì biến dạng vĩnh
viễn càng lớn và ngược lại.

33
TÍNH CHẤT CỦA ALGINATE

Có độ bền xé thấp

Vật liệu lấy khuôn alginate có độ bền xé thấp, khắc phục


điều này cần tháo khuôn nhanh ra khỏi miệng, không nên
để khuôn alginate trong miệng quá lâu vì nó sẽ hấp thụ
thêm nước và gây khô ở bề mặt tiếp giáp giữ alginate và
răng dẫn đến dễ bị rách khi tháo khuôn

Dấu khuôn răng phải được khử trùng và rửa sạch sau khi
lấy ra khỏi miệng bệnh nhân để loại bỏ bớt nước bọt, vì
nước bọt sẽ làm ảnh hưởng đến sự đông đặc của mẫu
thạch cao.

34
CHẾ PHẨM VÀ CÁCH SỬ DỤNG

Các vật liệu này được cung cấp dưới dạng túi
kín bên trong là bột mịn không bụi, khắc
phục mọi kích ứng tiềm ẩn do các hạt bụi
mịn xâm nhập vào bầu khí quyển và bị hít
vào.

Tỷ lệ chính xác của bột và nước là rất quan


trọng, và các nhà sản xuất cung cấp một thông
tin về tỷ lệ bột và nước khi trộn. Việc trộn được
thực hiện dễ dàng nhất trong một bát cao su và
thìa trộn hoặc bằng máy trộn

35
CHẾ PHẨM VÀ CÁCH SỬ DỤNG
Cách trộn
Để trộn bằng tay, nên dùng bát cao su hoặc nhựa sạch, không trầy
xước có đường kính đỉnh khoảng 130 mm và làm sạch bát và thìa
trước khi trộn. Dùng một chiếc thìa cứng có lưỡi tròn có chiều rộng
khoảng 20–25 mm và chiều dài 100 mm

- Lấy lượt bột và nước theo tỷ lệ bằng cốc đong nước và bột của
nhà sản xuất và trộn.
- Trộn theo kinh nghiệm:
+ Dùng thìa trộn gạt lượng bộ chiếm ½ trong bát trộn
+ Cho một lượng nước gần tới ½ số bột vùa được gạt. Sau đó
trộn đều nếu thấy khô thì thêm nước.
36
CHẾ PHẨM VÀ CÁCH SỬ DỤNG

Ảnh hưởng đến thời gian làm việc và đông đặc


bằng cách sử dụng nước ấm hoặc nước lạnh, nhưng
tốt hơn là chọn một sản phẩm có thời gian làm việc
phù hợp nhiệt độ phòng và sử dụng nước ở nhiệt độ
từ 18°C đến 24°C.

Thời gian đông đặc alginate trên lâm sàng có thể được
phát hiện bằng cách mất độ dính của bề mặt của vật
liệu lấy khuôn trong khoảng thời gian 2-3 phút tuỳ
theo các loại vật liệu đông đặc thông thường hoặc
đông đặc nhanh

37
CHẾ PHẨM VÀ CÁCH SỬ DỤNG

38
VẬT LIỆU
LẤY KHUÔN SILICON

39
GIỚI THIỆU

Các vật liệu lấy khuôn alginate vốn là vật liệu


yếu và cung cấp khả năng tái tạo chi tiết bề
mặt kém và kém ổn định, các vật liệu lấy
khuôn có độ cứng cao thì không thể lấy ra khi
mẫu có các vùng lẹm lớn hoặc các chi tiết nhỏ

Do đó, cần một vật liệu lấy khuôn chính xác có biên
độ độ biến dạng cao và có thể phục hồi lớn, có độ ổn
định kích thước lâu dài đầy đủ. Tất cả các mục tiêu
này đều có thể được đáp ứng với vật liệu lấy khuôn
đàn hồi, vật liệu lấy khuôn đàn hồi có đặc điểm là
polyme.

40
GIỚI THIỆU
Về cơ bản, có ba nhóm chính của vật liệu lấy khuôn đàn hồi cao su được sử dụng phổ biến nhất trong nha khoa.

Polysulphides
Polyethers Silicone

41
GIỚI THIỆU

Vật liệu lấy


khuôn Silicon

Silicon ngưng Silicon trùng


tụ trùng hợp hợp bổ sung

QZ: Sinh viên hãy liệt kê sự giống nhau và khác nhau của hai chế phẩm trên. 5’
42
GIỚI THIỆU
Dựa trên polyme polydimethyl siloxan nhưng có các nhóm cuối khác nhau, dẫn đến
đông đặc theo cơ chế khác nhau.
Các nhóm đầu cuối hydroxyl Các nhóm đầu cuối vinyl

43
SILICON NGƯNG TỤ TRÙNG HỢP

44
SILICON NGƯNG TỤ TRÙNG HỢP
Công thức và phản ứng đông đặc

Silicones có cấu trúc trên polyme polydimethyl siloxan với các nhóm đầu cuối
hydroxyl.
Liên kết chéo đạt được bằng cách sử dụng tetraetyl silicat (TES), thay thế nhóm – OH
sao cho có thể liên kết tối đa ba chuỗi polyme với nhau, sản phẩm phụ của phản ứng
này là một rượu (R-OH).

45
SILICON NGƯNG TỤ TRÙNG HỢP
Công thức và phản ứng đông đặc

Vật liệu này có dạng bột nhão cơ bản, chứa chất lỏng Silicone và chất độn, và chất kích
hoạt dạng gel có chứa tetra - ethyl silicat (TES). Điều quan trọng là lượng chất kích
hoạt được sử dụng phải được kiểm soát cẩn thận

Nếu TES không đủ dẫn đến việc trùng hợp không hoàn toàn, để lại một vật liệu có các
đặc tính cơ học kém. Ngược lại, quá nhiều TES cũng làm hoàn toàn và để lại nhiều
nhóm cuối ethyl không phản ứng.

Chất xúc tác dạng gel chứa TES không làm tăng thể tích của chất cơ bản của Silicone.

46
SILICON NGƯNG TỤ TRÙNG HỢP
Chế phẩm và cách sử dụng

Chế phẩm thường chứa một hộp to là bột nhão cơ bản, chứa chất lỏng Silicone và chất
độn, và một hộp nhỏ chứa chất xúc tác, nếu là dạng tuýp thường tỷ lệ là 10:1

47
SILICON TRÙNG HỢP BỔ SUNG

48
SILICON TRÙNG HỢP BỔ SUNG
Công thức và phản ứng đông đặc

Silicones có cấu trúc trên polyme polydimethyl siloxan với các nhóm đầu cuối là nhóm
Vinyl.
Phản ứng đông đặc thông qua chất xúc tác platinum và silanol, như được mô tả trong
(hình dưới) phản ứng này là không tạo ra sản phẩm phụ.

49
SILICON TRÙNG HỢP BỔ SUNG
Công thức và phản ứng đông đặc

Các silicon bổ sung được được bảo quản ở


hai dạng bột nhão chất cơ bản (polyvinyl
siloxan, silanol và chất độn) và bột nhão
chất xúc tác (của polyvinyl siloxan, chất
xúc tác bạch kim và chất độn). Khi sử
dụng để lấy khuôn phải trộn hai thứ với
nhau.

Silicon trùng hợp bổ sung có chất xúc tác


làm tăng thể tích của hỗ hợp silicon, thường
sẽ được lấy hai lượng bằng nhau để trộn.

50
SILICON TRÙNG HỢP BỔ SUNG
Chế phẩm

Chế phẩm thường chứa một hộp bột nhão


cơ bản và một hộp chất xúc tác bằng nhau,
nếu là dạng tuýp thì thường tỷ lệ là 1:1

Silicon dạng vỏ đạn (cartridges) sử dụng


súng bắn để trộn

Silicon loại siêu nhẹ (extra light), loại nhẹ


(light) loại trung bình (medium) loại nặng
(heavy).

51
SILICON TRÙNG HỢP BỔ SUNG
Chế phẩm
Loại dung để lấy dấu khớp cắn.

52
CÁCH SỬ DỤNG VÀ ĐẶC TÍNH
Đặc tính

Silicon sau khi trùng hợp chỉ bị co ngót với


một lương rất nhỏ, cho nên mẫu được tạo
ra từ khuôn silicon sẽ lớn hơn rất ít so với
răng thật.

Điều này phụ thuộc và khoảng thời gian tính


từ khi lấy khuôn ra khỏi miệng đến khi đổ
mẫu và các kỹ thuật lấy khuôn.

Các đặc tính của Silicon phụ thuộc vào phương pháp lấy khuôn trên lâm sàng!

53
CÁCH SỬ DỤNG VÀ ĐẶC TÍNH
Có mấy loại Silicon? 5’.
Có thể sử dụng 3 các lấy khuôn như sau:

Sử dụng 3 cách lấy


khuôn trong các sử dụng
silisone

Kỹ thuật lấy khuôn 2 thì Kỹ thuật lấy khuôn 2


Kỹ thuật lấy khuôn một
có tạo khoảng trống không tạo khoảng trống
thì (Twin – mix
(Two-stage with spacer (Two-stage without
technique).
technique). spacer technique).
54
CÁCH SỬ DỤNG VÀ ĐẶC TÍNH
Thay đổi kích thước với
silicon tụ trùng hợp và
trùng hợp bổ sung với các
kỹ thuật lấy khuôn khác
nhau.

55
CÁCH SỬ DỤNG VÀ ĐẶC TÍNH
Kỹ thuật lấy khuôn 2 thì có tạo khoảng trống (Two-stage with spacer technique).

Bước 1: Cho silicon đặc đã được phản ứng vào thìa lấy
khuôn cá nhân hoặc thìa lấy khuôn theo nhà sản xuất
và lấy khuôn trực tiếp vào bề mặt của răng, đợi hỗn
hợp đông đặc hoàn toàn thí tháo thìa lấy khuôn (lấy
khuôn thì 1) tạo ra khung khuôn sơ bộ độ chi tiết chưa
cao

56
CÁCH SỬ DỤNG VÀ ĐẶC TÍNH
Kỹ thuật lấy khuôn 2 thì có tạo khoảng trống (Two-stage with spacer technique).
Bước 2: Sau khung khuôn sơ bộ cần đánh dấu đường giữa và cắt các vùng lẹm chỉnh tạo khoảng trống và đánh dấu
sao cho phù hợp với răng cần lấy.

Tip: Có một vài cách tạo khoảng trống khác nhưa: Lót bằng một lớp giấy bóng kính trên bề mặt silicon đặc trước khi
đưa thìa lấy khuôn lấy thì 1 vào trong miệng, hoặc cũng có thể lắc nhẹ thìa trong lúc silicon đang đông đặc…

57
CÁCH SỬ DỤNG VÀ ĐẶC TÍNH
Kỹ thuật lấy khuôn 2 thì có tạo khoảng trống (Two-stage with spacer technique).
Bước 2: Thử lại khung khuôn sơ bộ 2 -3 lần để xác định đúng vị trí. Sau đó rửa sạch khung khuôn sơ bộ dưới vòi
nước thìa lấy khuôn và thổi khô để chuẩn bị cho bước 3.

Tip: Có một vài cách tạo khoảng trống khác nhưa: Lót bằng một lớp giấy bóng kính trên bề mặt silicon đặc trước khi
đưa thìa lấy khuôn lấy thì 1 vào trong miệng, hoặc cũng có thể lắc nhẹ thìa trong lúc silicon đang đông đặc…

58
CÁCH SỬ DỤNG VÀ ĐẶC TÍNH
Kỹ thuật lấy khuôn 2 thì có tạo khoảng trống (Two-stage with spacer technique).

Bước 3: Thổi khô răng cần lấy và thổi khô khung khuôn sơ bộ. Tiếp đó silicon lỏng đã được phản ứng bơm vào khung khuôn sơ
bộ hoặc cũng có thể bơm vào răng cần lấy.

59
CÁCH SỬ DỤNG VÀ ĐẶC TÍNH
Kỹ thuật lấy khuôn 2 thì có tạo khoảng trống (Two-stage with spacer technique).

Bước 4: Đưa lại khung khuôn sơ bộ đã được bơm


silicon lỏng trở lại lần thứ 2 (lấy khuôn thì 2) trong
miệng dựa trên các mốc đã đánh dấu như đường
giữa…

60
CÁCH SỬ DỤNG VÀ ĐẶC TÍNH
Kỹ thuật lấy khuôn 2 thì có tạo khoảng trống (Two-stage with spacer technique).

Bước 5: Đợi quá trình trùng hợp diễn ra hoàn toàn thì tiến thành tháo thìa lấy khuôn sẽ tạo ra khuôn có độ chi tiết cao

61
CÁCH SỬ DỤNG VÀ ĐẶC TÍNH
Kỹ thuật lấy khuôn 2 thì có tạo khoảng trống (Two-stage with spacer technique).

62
CÁCH SỬ DỤNG VÀ ĐẶC TÍNH
Kỹ thuật lấy khuôn 2 thì có tạo khoảng trống (Two-stage with spacer technique).

63
CÁCH SỬ DỤNG VÀ ĐẶC TÍNH

Thay đổi kích thước với


với kỹ thuật lấy khuôn
hai thì có tạo khoảng
trống với hai loại Silicon.

Thay đổi kích thước với


với kỹ thuật lấy khuôn
một thì với hai loại
Silicon.

Kỹ thuật lấy khuôn một thì (Twin –


mix technique) SV tham khảo tài
liệu PHR tập 1 trang 39

64
CÁCH SỬ DỤNG VÀ ĐẶC TÍNH

65
ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA SILICON

66
KHỬ KHUẨN CHO KHUÔN

67
KHỬ KHUẨN CHO KHUÔN

Theo các bạn tại sao


cần phải khử khuẩn
cho khuôn?

68
KHỬ KHUẨN CHO KHUÔN

Các dung dịch khử khuẩn cho khuôn


- Dung dịch Clo: Dung dịch này có xu hướng gây hại cho
da, cho mắt, có mùi khó chịu và làm mất màu và có tính ăn
mòn cao đối với kim loại.

- Các dung dịch Aldehyde: Dung dịch này có xu hướng gây


hại cho da, cho mắt, có mùi khó chịu, các sản phẩm thương
mại được làm từ glutaraldehyde 2% là chất khử trùng được
ưa chuộng.
- Dung dịch I- ốt (Iodophors 1%)

- Dung dịch Phenol

69
KHỬ KHUẨN CHO KHUÔN
Khử khuẩn cho khuôn Silicone

Ngâm trong chất khử trùng trong thời gian khuyến nghị của nhà sản xuất (tốt nhất là khoảng
30 phút)..

Silicone ngưng tụ trùng hợp không bị ảnh hưởng về


mặt hóa học khi ngâm lâu trong nhiều loại chất khử
trùng, nhưng hạn chế của vật liệu này là tính không ổn
định về kích thước sau khi lấy

Các silicone bổ sung không bị ảnh hưởng khi ngâm hoặc


phun khủ trùng ngay cả khi với thời gian khử trùng kéo
dài đến 18 giờ.

70
KHỬ KHUẨN CHO KHUÔN
Khử khuẩn cho khuôn Alginate

Phun chất khử trùng vào khuôn Alginate và cho vào túi nhựa kín trong thời gian khuyến nghị
của nhà sản xuất

Alginate sẽ biến dạng khi ngâm vào dung dịch khử trùng và phun khử trùng trong túi nhựa kín với
thời gian khuyến nghị của nhà sản xuất

Ngoài ra có thể khử trùng bên trong bằng việc thay thế nước bằng chất khử trùng và đổ mẫu ngay lập
tức từ khi mẫu được lấy ra. Mặc dù nó tỏ ra hiệu quả nhưng vẫn không khắc phục được sai số.

71
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ

72
TEA BREAK 15’

73
THẠCH CAO NHA KHOA

74
75
GIỚI THIỆU THẠCH CAO NHA KHOA

Theo các bạn thạch


cao có nguồn gốc từ
đâu?

76
GIỚI THIỆU THẠCH CAO NHA KHOA

Thạch cao (gypsum) trong tự


nhiên là khoáng vật trầm tích
hay do phong hóa hoặc xói
mòn của đất đá

https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%A7m_t%C3%ADch

77
GIỚI THIỆU THẠCH CAO NHA KHOA

Thành phần là muối Calcium sulphate Dạng tinh thể trong suốt hay trắng
ngậm 2 phân tử nước (Dihydrate đục dạng vô định hình có màu trắng
Sulphate Calcium, CaSO4.2H2O), khối đục, nâu, vàng, xám ... do lẫn các tạp
lượng riêng 2,31-2,33 g/cm3 chất.

78
GIỚI THIỆU THẠCH CAO NHA KHOA

Ứng dụng của thạch cao?

Trong công Trong nha


nghiệp khoa

79
GIỚI THIỆU THẠCH CAO NHA KHOA

Ứng dụng của thạch cao?


Trong công Trong nha khoa
nghiệp, kỹ thuật, thạch cao là vật liệu
xây dựng, mỹ phổ biến dùng làm
thuật..., thạch cao tạo ra mẫu răng: là
Trong công Trong nha
được sử dụng khá nghiệp khoa các bản sao ngoài
phổ biến: như trần miệng chính xác của
vách thạch cao, mô cứng và mô mềm
tượng, mẫu thạch trong miệng bệnh
cao… nhân.
80
CẤU TẠO VÀ CÁCH ĐIỀU CHẾ

Thạch cao Nung Thạch cao


tự nhiên nóng khan

81
CẤU TẠO VÀ CÁCH ĐIỀU CHẾ

Thạch cao Trộn với Thạch cao


khan nước dihydrate

82
CẤU TẠO VÀ CÁCH ĐIỀU CHẾ

Các loại sản phẩm thạch cao khác nhau được sử dụng trong nha khoa giống hệt
nhau về mặt công thức hóa học, chúng bao gồm Calcium sulphate hemihydrate,
nhưng chúng có thể khác nhau về tính chất vật lý, tùy thuộc vào phương pháp
được sử dụng để sản xuất ra chúng.

83
CẤU TẠO VÀ CÁCH ĐIỀU CHẾ

Thạch cao dạng bột vữa:

Thạch cao dạng bột vữa không


thể phân biệt được với thạch
lấy khuôn cũng như thạch cao
đổ mẫu, thạch cao loại này
dùng bó bột cố định xương
gãy trong chấn thương chỉnh
hình

84
CẤU TẠO VÀ CÁCH ĐIỀU CHẾ

Thạch cao lấy khuôn:

Được tạo từ khoáng thạch cao


bằng cách nung nóng, khi nung
nóng đến nhiệt độ khoảng 120°C
để loại bỏ một phần nước để tạo
ra các hạt xốp, không đều, được
gọi là tinh thể Calcium sulphate
β-hemihydrate thạch cao lấy
khuôn sử dụng trên lâm sàng.
Phân tử Calcium sulphate β-hemihydrate
(phóng đại 235 lần).

85
CẤU TẠO VÀ CÁCH ĐIỀU CHẾ

Thạch cao lấy khuôn:

Nung nóng 120°C Calcium sulphate anhydrite

0,5

Calcium sulphate hemihydrate

86
CẤU TẠO VÀ CÁCH ĐIỀU CHẾ
Thạch cao đổ mẫu sản xuất bằng 2 cách
Cách 1:

Áp suất

Nung nóng 125°C 0,5

Tinh thể hemihydrate đều đặn Phân tử Calcium sulphate β-


hơn và ít xốp hơn hemihydrate (phóng đại 235
lần).

87
CẤU TẠO VÀ CÁCH ĐIỀU CHẾ
Thạch cao đổ mẫu sản xuất bằng 2 cách
Cách 2:
CaCl2

Áp suất

0,5
Nung nóng 125°C

Tinh thể hemihydrate đều đặn


kích thước nhỏ hơn nữa

88
CẤU TẠO VÀ CÁCH ĐIỀU CHẾ

Các nhà sản xuất thường thêm một lượng nhỏ thuốc nhuộm vào thạch cao để có thể phân biệt với thạch
cao nha khoa với các loại thạch cao khác.

Thuốc nhộm

89
ĐẶC ĐIỂM PHA TRỘN THẠCH CAO

Bột thạch cao khan (Calcium sulphate hemihydrate ) được trộn với nước để tạo ra hỗn hợp thạch
cao lỏng và dẻo có thể sử dụng được. Sau đó, quá trình hydrate hóa hemihydrate xảy ra
tạo ra mẫu răng thạch cao hoặc khuôn đúc trong nha khoa.

Trộn với nước để tạo


ra hỗn hợp thạch cao
lỏng và dẻo và đổ
vào khuôn

90
ĐẶC ĐIỂM PHA TRỘN THẠCH CAO

91
ĐẶC ĐIỂM PHA TRỘN THẠCH CAO
Tỷ lệ bột và nước khi trộn thạch cao.
Loại thạch cao Nước Bột Tỷ lệ Nước/Bột
(Water) ml (Powder) g (ml/g)
Thạch cao lấy 56-60 100 0.55
dấu
Thạch cao đổ 20-35 100 0.30
mẫu
Tỷ lệ lý thuyết 18.6 100 186

Về lý thuyết chỉ cần một lượng nước nhỏ là 18,6ml nước cũng có thể đáp ứng phản ứng đủ với 100g
thạch cao.

92
ĐẶC ĐIỂM PHA TRỘN THẠCH CAO
Hai giai đoạn có thể được xác định trong quá trình đông cứng
Giai đoạn đông cứng ban đầu:

Được xác định từ thời điểm mà


hỗn hợp thạch cao xuất hiện các
đặc tính của một chất rắn yếu,
không chảy dễ dàng, tại thời
điểm này người ta có thể dùng
dao cắt bỏ thạch cao thừa.

9
3
ĐẶC ĐIỂM PHA TRỘN THẠCH CAO
Hai giai đoạn có thể được xác định trong quá trình đông cứng
Giai đoạn đông cứng sau cùng:

Hỗn hợp thạch cao tiếp tục đông cứng


sau giai đoạn đông cứng ban đầu để
chuyển đến giai đoạn đông cứng cuối
cùng để tạo ra các mẫu răng hoặc
khuôn mẫu đủ cứng để gia công

Thời gian cần thiết để đạt được giai


đoạn này được gọi là thời gian đông
cứng cuối cùng, hỗn hợp thạch cao đã
đạt đến độ bền tối đa (significant
reduction in strength).
9
4
ĐC ĐIỂM PHA TRỘN THẠCH CAO
Đặc tính đông cứng của các sản phẩm thạch cao có thể bị ảnh hưởng bởi:

Thạch cao mới điều chế có thể chứa một lượng đáng
kể anhydrite và điều này có thể đẩy nhanh quá trình
đông cứng ảnh hưởng đến thời gian đổ mẫu do
anhydrite phản ứng rất nhanh với nước. Để khắc phục
vấn đề này, thạch cao mới sản xuất thường được để
một thời gian trước khi sử dụng,

Nếu để thạch cao quá lâu trong môi trường ẩm ướt,


các tinh thể hemihydrate sẽ bị bao phủ bởi một lớp
dihydrate và khả năng phản ứng đông cứng kéo dài

9
5
ĐẶC ĐIỂM PHA TRỘN THẠCH CAO
Phản ứng đông cứng là tỏa nhiệt,

Độ lớn của sự gia tăng nhiệt độ phụ thuộc vào khối


lượng thạch cao được sử dụng và có thể lớn hơn 30°C
tại tâm của một khối thạch cao đông cứng

Nhiệt độ này có thể được duy trì trong vài phút do


đặc tính cách nhiệt của vật liệu.

Sự gia tăng nhiệt độ rõ rệt này có thể được sử dụng để


tạo hiệu quả tốt khi đánh bóng răng giả vì nó làm
mềm lớp sáp của răng giả và cho phép dễ dàng lấy ra
khỏi khuôn đúc.

9
6
PHÂN LOẠI THẠCH CAO
Phân loại theo tiêu chuẩn số 25 của hiệp hội nha khoa Hoa Kỳ (ADA) có 5 loại như
sau:
Thạch cao nha khoa loại I (thạch cao lấy khuôn -
Impression plaster).

Thạch cao nha khoa có thêm các chất hiệu chỉnh thời gian
đông và độ giãn nở khi đông đặc. Hiện nay, thạch cao này
ít được sử dụng để lấy khuôn, chỉ để lấy khuôn cho phục
hình mất răng toàn bộ. Các chất lấy khuôn hydrocolloid và
silicon hiện nay được dùng lấy khuôn được dùng phổ biến.

97
PHÂN LOẠI THẠCH CAO
Phân loại theo tiêu chuẩn số 25 của hiệp hội nha khoa Hoa Kỳ (ADA) có 5 loại như
sau:
Thạch cao nha khoa loại II (thạch cao
dạng bột vữa - Plaster)

Hiện nay thạch cao đổ mẫu loại II được sử


dụng chủ yếu để đổ mẫu làm hàm giả trong
trường hợp không cần độ chính xác và độ cứng
cao. Trên thị trường có màu trắng tự nhiên,
khác với thạch cao cứng thường có màu.

98
PHÂN LOẠI THẠCH CAO
Phân loại theo tiêu chuẩn số 25 của hiệp hội nha khoa Hoa Kỳ (ADA) có 5 loại như
sau:

Thạch cao nha khoa loại III (thạch cao


cứng - Stone)

Thạch cao loại III có độ cứng vừa đủ thường


được sử dụng đỗ mẫu nghiên cứu trước khi lấy
khuôn và đổ mẫu chính thức.

99
PHÂN LOẠI THẠCH CAO
Phân loại theo tiêu chuẩn số 25 của hiệp hội nha khoa Hoa Kỳ (ADA) có 5 loại như
sau:
Thạch cao nha khoa loại IV (thạch cao cứng,
độ bền cao, giãn nở thấp - Stone, high-strength,
low expansion)
Có độ cứng, độ bền cao và giãn nở tối thiểu để
có được những tính chất này, α-hemihydrate
dạng đậm đặc (densite) được sử dụng nhưng hỗn
hợp không đặc quá mức. Thường ứng dụng
dùng đổ khuôn trong inlays, chụp răng và các
cầu răng dài.
100
PHÂN LOẠI THẠCH CAO
Phân loại theo tiêu chuẩn số 25 của hiệp hội nha khoa Hoa Kỳ (ADA) có 5 loại như
sau:
Thạch cao nha khoa loại V (thạch cao cứng, độ bền cao, giãn nở cao - Stone, high-strength,
high expansion)

Loại sản phẩm thạch cao khá mới, có độ bền nén cao hơn của thạch cao loại IV do có khả năng
trộn với tỷ lệ nước: bột thấp hơn.

Độ giãn nở khi đông cao hơn (từ 0,10% lên 0,30%), để phù hợp với một số hợp kim mới, như hợp
kim kim lọai thường, có độ co lớn hơn so với các hợp kim kim loại quý

101
CÁC THUỘC TÍNH CỦA THẠCH CAO
1. Tính giãn nở của thạch cao

Một sự thay đổi vật lý khác đi kèm với sự đông cứng là sự giãn nở nhỏ
do lực đẩy ra ngoài của các tinh thể đang phát triển.

Tốc độ giãn nở cực đại xảy ra vào thời điểm nhiệt độ tăng nhanh nhất. Nếu
vật liệu được đặt trong nước ở giai đoạn đông cứng ban đầu, thì sẽ xảy ra
hiện tượng giãn nở nhiều hơn đáng kể trong quá trình đông cứng

Sự giãn nở gia tăng này được gọi là sự giãn nở hút ẩm (hygroscopic


expansion) và đôi khi được sử dụng để tăng độ rộng của mẫu với khuôn là
thạch cao.
102
CÁC THUỘC TÍNH CỦA THẠCH CAO
Ghi nhận sự giãn nở của thạch cao

Độ giãn được đo bằng cách sử dụng một máng đặc biệt với một thanh đẩy có thể di chuyển và đo
bằng máy. Hỗn hợp thạch cao được đổ vào máng có gắn thanh đẩy, khi thạch đông cứng và giãn
nở máy đo khoảng cách bị dịch chuyển và ghi nhận giá trị.

Loại I Loại II Loại III Loại IV Loại V


Thuộc tính

Giãn nở (%)
0 – 0.15 0 – 0.30 0 – 0.20 0 – 0.15 0.16 – 0.30

103
CÁC THUỘC TÍNH CỦA THẠCH CAO
Kiểm soát giãn nở của thạch cao

Chất gia tốc hoặc chất làm chậm đông cứng được các nhà sản xuất thêm vào thạch cao nha khoa
để kiểm soát thời gian đông cứng cũng có tác dụng giảm độ giãn của thạch cao và đôi khi được gọi
là chất chống giãn nở.

Giá trị giãn nở rất thấp của một số loại thạch cao đổ mẫu, ảnh hưởng không đáng kể đối với độ
chính xác của các phục hình hoặc thiết bị sẽ được chế tạo.

Những thay đổi về tỷ lệ nước/bột và thời gian trộn chỉ có ảnh hưởng tối thiểu đến việc giãn nở sau
đông cứng.

104
CÁC THUỘC TÍNH CỦA THẠCH CAO
Tính chất đông cứng của thạch cao
Đánh giá thời gian đông cứng theo tiêu chuẩn ISO cho
sản phẩm thạch cao nha khoa sử dụng kim Vicat.

Hệ thống này có cấu tạo là một kim có đường kính 1 mm


xuyên vào bề mặt thạch cao có kết nối với mặt đồng hồ
chia vạch theo gram.
Khi xác định thời gian đông cứng của thạch cao người ta dùng kim có đường kính 1 mm dưới tải
trọng 300g và đâm xuyên vào khối thạch cao đang đông cứng với thời gian ngẫu nhiên trong
vòng 30 phút từ khi hỗn hợp thạch cao được tạo ra đến khi nào kim không còn có thể đâm sâu
vào khối thạch cao đến độ sâu 2 mm thì được xác định độ cứng
105
CÁC THUỘC TÍNH CỦA THẠCH CAO
Kiểm soát thời gian đông cứng của thạch cao
Các yếu tố kiểm soát thời gian đông cứng của sản phẩm thạch cao có thể được nhà sản xuất đã
thiết lập sẵn trong quá trình sản xuất. Nhà sản xuất có thể kiểm soát nồng độ các nguyên tố khởi
phát trong bột hemihydate, nồng độ các nguyên tố khởi phát cao sẽ làm thời gian đông cứng thạch
cao nhanh hơn

Kali sulphate là một chất xúc tác được sử dụng phổ biến làm tăng khả năng hòa tan của
hemihydrate

Borax là chất làm chậm quá trình đông cứng được sử dụng rộng rãi nhất, mặc dù cơ chế hoạt động
của nó không rõ rang.

106
CÁC THUỘC TÍNH CỦA THẠCH CAO
3 yếu tố nằm trong tầm kiểm soát thời gian đông cứng của người trộn thạch cao là?

Nhiệt độ

3 Yếu
tố kiểm
soát
Thời
Nước/Bột
gian trộn

107
CÁC THUỘC TÍNH CỦA THẠCH CAO
Khả năng tái tạo bề mặt: Tái tạo chi tiết
(micromet)

V 50

IV 50

III 50

II 75

I 75

108
CÁC THUỘC TÍNH CỦA THẠCH CAO
Độ bền của thạch cao: Cường độ nén sau 1h Cường độ nén sau Độ bền uốn sau
(Mpa) 24h (Mpa) 24h (Mpa)

40 75 20
V
40 75 20
IV
25 70 15
III
12 24 1
II
6 - 1
I
109
CÁC THUỘC TÍNH CỦA THẠCH CAO
Các ứng dụng của thạch cao trong nha khoa?

- Lấy khuôn

- Đổ mẫu

Cách trộn
- Để trộn bằng tay, nên dùng bát cao su hoặc nhựa sạch, không trầy xước có đường kính đỉnh khoảng 130 mm và làm
sạch bát và thìa trước khi trộn. Dùng một chiếc thìa cứng có lưỡi tròn có chiều rộng khoảng 20–25 mm và chiều dài 100
mm
- Cho một lượng nước cần thiết vào bát trộn và cho từ bột thạch cao vào nước trong khoảng 20 giây thì tiến hành trộn
đều theo hình tròn trong khoảng 60 giây, sau khi tạo ra hỗn hợp thạch cao đồng nhất thì tiến hành đổ mẫu.
110
BẢO QUẢN THẠCH CAO

Thạch cao cần được lưu giữ nơi khô ráo trong hộp
kim loại kín, dùng dụng cụ khô để xúc thạch cao.

111
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ

112
113
THANK YOU FOR YOUR ATTENTION!

114

You might also like