You are on page 1of 4

Nhận thức,tình cảm và ý chí là 3 mặt cơ bản của đời sống tâm lý con

người, chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, liên quan và ảnh hưởng
lẫn nhau. Trong đó nhận thức là tiền đề của hoạt động tình cảm và ý chí,
ngược lại tình cảm và ý chí gắn liền với hoạt động nhận thức; chúng kết
hợp với nhau và dưới tác động của ý thức làm cho con người có những
đặc điểm tâm lý riêng
1. Mối quan hệ giữa nhận thức, tình cảm
Tình cảm và nhận thức luôn có mỗi quan hệ hai chiều.Tình cảm luôn là
động lực mạnh mẽ thúc đẩy và chi phối nhận thức, kích thích sự tìm tòi
và sáng tạo của con người.
Ví dụ: Nhà khoa học Bogdanov rất yêu thích nghiên cứu khoa học và
ông say sưa với công trình nghiên cứu của mình, đó là công trình nghiên
cứu về truyền máu với niềm tin có thể kéo dài tuổi thọ của con người.
Bogdanov đã dùng chính con người mình để thử nghiệm. Sau 11 lần
truyền máu như thế, cùng với sự tìm tòi, sáng tạo, ông đã bày tỏ sự hài
lòng khi cho là đã cải thiện đáng kể về thị lực, chặn đứng việc hói đầu
cùng nhiều triệu chứng khác trong cơ thể.Không chỉ riêng Bogdanov mà
nhiều người quen biết ông cũng nhận ra điều đó.Hào hứng với những kết
quả đạt được, năm 1925 Bogdanov thành lập Viện nghiên cứu về máu.
Chính bởi giới khoa học nhận ra tầm quan trọng và tính đúng đắn của
những công trình nghiên cứu về máu của Bogdanov, vậy nên, cho đến
nay, viện này vẫn còn tồn tại và được mang tên ông. Như vậy, chính tình
yêu khoa học, niềm tin vào sự trường sinh của con người đã trở thành
động lực mạnh mẽ, thúc đẩy nhận thức, sự sáng tạo, tìm tòi của Nhà
khoa học Bogdanov.
-Tuy nhiên, tình cảm cũng có thể làm nhuộm màu, biến dạng nhận thức.
Tình cảm có thể làm cho kết quả của nhận thức không hoàn toàn đúng
với hiện thực khách quan.
Ví dụ: Khi quá yêu, nhận thức của con người sẽ trở nên hạn chế, họ trở
nên
đa nghi vô lối, ghen tuông, mù quáng, không phân biệt được đâu là
đúng, đâu là sai, không suy nghĩ kỹ trước khi hành động, ,.v.v. Vì vậy,
thường làm những chuyện dại dột gây nên hậu quả, mất mát không đáng
có như: tự tử do thất tình hay thực hiện hành vi phạm tội như đánh
người, giết người (đánh ghen) để thỏa mãn cơn giận dữ của bản thân…
- Không chỉ tình cảm tác có tác động đến nhận thức mà nhận thức cũng
tác
động trở lại tình cảm, làm cho tình cảm có nội dung.
Ví dụ: Nhà báo A đang viết bài báo về một vụ án buôn lậu ma túy mà
trong đó bị cáo B đang phải đối diện với bản án cao nhất của pháp luật.
Tại vùng quê hẻo lánh – quê hương của B, nhà báo A đã được những
người dân ở đây kể rất nhiều về cuộc đời của tử tù này. Được biết, B vốn
xuất thân trong gia đình có hoàn cảnh vô cùng khó khăn. Bố B mất sớm,
mẹ B nhọc nhằn nuôi ba anh em B ăn học. B đã từng là một học sinh
giỏi, một người con hiếu thảo. Nhưng vì gia cảnh quá khó khăn, học hết
lớp mười thì việc học hành của B dang dở. B phải bỏ học lên thành phố
kiếm việc làm để phụ giúp gia đình. Sau rất nhiều lần thay đổi công việc
với đồng lương ít ỏi, B đã bị đám người xấu dụ dỗ vận chuyển ma túy
cho bọn chúng để có nhiều tiền gửi về cho gia đình…. Hôm nay, nhà
báo A đã đến xem phiên tòa phúc thẩm xét xử bị cáo B. Giờ đây, nhìn B
đứng trước vành móng ngựa, nhà báo A đã nhận thức được rằng: đôi khi
chính hoàn cảnh đã đẩy con người ta đến con đường tội lỗi chứ đâu phải
bản chất của con người lúc nào cũng xấu. Chỉ vì một chút thiếu suy
nghĩ, muốn có nhiều tiền gửi về cho mẹ già mà B đã dấn chân vào con
đường tù tội. Qua đó, nhà báo A đã cảm thấy thương xót và cảm thông
hơn đối với con người này.
2. Mối quan hệ giữa nhận thức, ý chí
-Ý chí và nhận thức có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại với nhau:
Nhận thức có tác động tới ý chí, làm cho ý chí có nội dung xác định. Nội
dung của ý chí nằm trong các khái niệm biểu tượng do quá trình nhận
thức đem đến. Hay nói cách khác, nhờ có nhận thức, con người có tri
thức về thế giới khách quan, tri thức đó là nguyên liệu nội dung cho ý
chí con người.
Ví dụ: Là con gái ai cũng muốn mình xinh đẹp, có vóc dáng thon thả.
Tuy nhiên, không phải ai cũng có được điều mình mong muốn. Một số
bạn nữ sở hữu thân hình không như mong đợi. Họ nhận thức được rằng
béo phì không những gây nên mất tự tin mà còn khiến họ phải đối diện
với nguy cơ mắc bệnh rất cao. Nhờ sự nhận thức kịp thời đó mà một số
bạn trẻ đã nỗ lực tập luyện kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý với một
quyết tâm cao độ và ý chí giảm cân mạnh mẽ.Cuối cùng, họ cũng nhận
được kết quả như mình mong đợi.
-Ý chí tác động trở lại với nhận thức, làm tăng khả năng trí tuệ của con
người trong việc nhận thức thế giới khách quan. Giúp con người huy
động sức mạnh khắc phục những khó khăn để có thể nhận thức sự vật
hiện tượng một cách tốt hơn, nhanh hơn và chính xác hơn.
Ví dụ: A và B là hai học sinh có sức học ngang nhau. A đã từng đạt
được giải nhất kỳ thi toán cấp tỉnh, B cũng tham gia nhưng không được
giải. Kỳ thi Đại học đến, A vì nghĩ mình học tốt rồi và không cần phải
ôn nhiều nữa nên đã chủ quan và trượt Đại học. Còn B, với quyết tâm và
nỗ lực học tập, rèn luyện không ngừng, B không những đỗ vào trường
Đại học mình mong muốn mà còn trở thành thủ khoa của trường đó.
Như vậy, hai người có sức học như nhau,nhưng người nào có ý chí quyết
tâm hơn, người đó sẽ đạt được thành tich tốt hơn.Tuy nhiên, giữa ý chí
và nhận thức không phải bao giờ cũng có sự thống nhất. Trong cuộc
sống có những người có nhận thức đúng, có quyết định sáng suốt nhưng
lại không đủ ý chí để thực hiện và ngược lại, cũng có những người có
chí cao nhưng lại hướng ý chí đó vào những mục đích tầm thường, nhỏ
mọn và không đạt được những thành công lớn trong cuộc đời.
3. Mối quan hệ giữa tình cảm, ý chí
-Ý chí và tình cảm có mối quan hệ hai chiều:Ý chí và tình cảm có mối
quan hệ bền chặt với nhau, chúng đều là động lực của hành động, thúc
đẩy hoặc kìm hãm hành động. Có hai trường hợp:
- Khi tình cảm cùng chiều với ý chí thì nó làm tăng sức mạnh của ý chí.
Ví dụ: Trong học tập, nếu ta yêu thích các môn học thuộc chuyên ngành
Luật, có tình cảm với nó thì ý chí học tập tốt, dành được học bổng sẽ
được tang cao. Càng yêu thích, chúng ta càng học tập hăng say, ý chí
học tập càng mạnh mẽ, và đó là động lực hướng tới thành công.
-Khi tình cảm trái ngược với ý chí và cản trở hành động thì chủ thể phải
dùng ý chí để kìm hãm tình cảm, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của nó đối
với hành động.
Ví dụ: Việc chọn, thi hay học một trường Đại học nào đó có thể là do ý
thích của mỗi cá nhân hoặc cũng có thể là do sự sắp đặt của ông bà, cha
mẹ. Khi việc học Đại học tại một ngôi trường mà ta không hề mong
muốn và đó chỉ là sự áp đặt của người lớn thì việc học sẽ là sự “tra tấn”.
Từ sự bị gò bó, bắt ép học tập của gia đình, ta sẽ thấy việc học là nhàm
chán, vô vị, tẻ nhạt và không tạo hứng thú. Tất cả sẽ khiến ta trở nên mệt
mỏi, chùn bước, học tập sa sút và dẫn đến tình trạng chán học, bỏ học.
- Ý chí cũng tác động ngược trở lại tình cảm, ý chí giúp cho con người
xác định được những tình cảm đúng đắn, bền chặt.
Ví dụ: Ta có người thân là tội phạm đang bị truy nã. Vì đây là người mà
ta rất thân thiết nên ta rất muốn bao che cho người đó. Nhưng theo quy
định của pháp luật, việc chứa chấp hay giúp người phạm tội bỏ trốn là vi
phạm pháp luật, là tội che giấu tội phạm theo quy định của Bộ Luật Hình
Sự Việt Nam. Chính vì không muốn bản thân cũng trở thành người vi
phạm pháp luật và muốn người thân của mình được hưởng lượng khoan
hồng nên ta phải khuyên răn người than của mình ra đầu thú, nếu không
được thì ta phải đi báo với cơ quan công an để giúp người thân của mình
được giảm bớt tội trạng.

You might also like