You are on page 1of 6

1

TRƯỜNG THCS XUÂN MAI B ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II


Năm học: 2023 - 2024
Môn: GDCD 6
Thời gian làm bài: 45 phút

I. KHUNG MA TRẬN
TT Chủ Nội dung Mức độ nhận thức Tổng
đề
Nhận Thông Vâṇ Vận Tỷ lệ Điể
biết hiểu dụn dung m
g cao
T T T TL T T T TL T T
N L N N L N N L
1 Giáo Ứng phó với 4 1/2 2 1/2 6 1 4,5 đ
dục kĩ tình huống câu câu câu
năng nguy hiểm
sống
2 Giáo Tiết kiệm 2 1 1 3 1 2,75
dục câu câu câu câu câu đ
kinh tế
3 Giáo Công dân 2 1 1 3 1 2,75
dục nước Cộng câu câu câu câu câu đ
pháp hòa xã hội
luật chủ nghĩa
Việt Nam
Tổng 8 1/2 4 1/2 1 1 12 3
câu câu câu câu câu câu câu câu
Tı̉ lệ % 25% 30% 20% 25% 30 70 10
% % đ

Tı̉ lệ chung 55% 45% 100%

II. BẢN ĐẶC TẢ


S ố câu hỏi theo mức độ
Mạch Mức độ đánh giá nhâṇ thức
TT nội Nội dung Vận
dung
Nhận Thông Vâṇ dụng
biết hiểu dụng cao
1 Giáo Ứng phó - Nhận biết: Nhận biết được các tình 4 TN 2 TN
dục kĩ với tình huống nguy hiểm và hậu quả của những 1/2 ½ TL
năng huống TL
tình huống nguy hiểm đối với trẻ em.
sống nguy hiểm
- Thông hiểu: Nêu được cách ứng phó
2
với một số tình huống nguy hiểm.
- Vận dụng: Thực hành được cách ứng
phó trước một số tình huống nguy hiểm
để đảm bảo an toàn.

2 Giáo Tiết kiệm - Nhận biết: Nêu được khái niệm tiết 2TN 1TN 1TL
dục kinh kiệm và biểu hiện của tiết kiệm (tiền
tế
bạc, đồ dùng, thời gian, điện, nước,...).
- Thông hiểu: Hiểu vì sao phải tiết kiệm.
- Vận dụng: Nhận xét, đánh giá được
việc thực hành tiết kiệm của bản thân và
những người xung quanh. Phê phán
những biểu hiện lãng phí.Thực hiện
được một số việc làm phù hợp để thể
hiện tiết kiệm trong cuộc sống, học tập.

3 Giáo Công dân - Nhận biết: Nêu được khái niệm công 2TN 1TN 1TL
dục nước Cộng dân; căn cứ xác định công dân nước
pháp hòa xã hội
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
luật chủ nghĩa
Việt Nam Nêu được quy định của Hiến pháp nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về
quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

- Thông hiểu:
+ Đánh giá được những việc làm thể
hiện tính siêng năng kiên trì của bản
thân trong học tập, lao động.
+ Đánh giá được những việc làm thể
hiện tính siêng năng kiên trì của người
khác trong học tập, lao động.
- Vận dụng: Bước đầu thực hiện được
một số quyền và nghĩa vụ cơ bản của
công dân.
Tổng 8 TN 4 TN 1 TL 1 TL
1/2 TL1/2 TL
Tỉ lệ% 25% 30% 20% 25%
Tỉ lệ chung 55% 45%

3
III. ĐỀ KIỂM TRA
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái trước phương án đúng
Câu 1: Những sự việc bất ngờ xảy ra, có nguy cơ đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe, tính
mạng, gây thiệt hại về tài sản, môi trường cho bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội là nội
dung của khái niệm nào dưới đây?
A. Tình huống nguy hiểm. B. Ô nhiễm môi trường
C. Nguy hiểm tự nhiên. D. Nguy hiểm từ xã hội.
Câu 2: Hiện tượng nào dưới đây được coi là tình huống nguy hiểm từ con người?
A. Hỏa hoạn trong nhà B. Mưa giông, bão.
C. Sóng thần tàn phá. D. Cứu hộ ngư dân bị nạn.
Câu 3: Hiện tượng nào dưới đây được coi là tình huống nguy hiểm từ tự nhiên?
A. Cảnh báo sóng thần B. Thả diều dưới đường điện.
C. Chơi đùa dưới dòng nước lũ. D. Chụp ảnh thủy điện xả nước
Câu 4: Để tránh gặp phải tình huống bị bắt cóc, ta nên làm gì sau đây?
A. Nhận quà của người lạ. B. Đi theo người lạ.
C. Không tiếp xúc với người lạ. D. Cố gắng giữ “bí mật” theo yêu cầu của
một người lạ.
Câu 5: Danh ngôn nào dưới đây nói về sự cần thiết ứng phó với tình huống nguy hiểm?
A. Thà mất một phút trong đời còn hơn mất đời trong một phút.
B. Phải để việc công, việc nước lên trên, lên trước việc tư, việc nhà.
C. Lòng tự tin vào bản thân chắc chắn sẽ biểu lộ trong bất cứ những gì bạn làm.
D. Thành đạt không phải do sự giúp đỡ của người khác mà chính do lòng tự tin.
Câu 6: Khi bị mắc kẹt trong đám cháy, chúng ta không nên làm gì trong các hành động sau?
A. Di chuyển bằng cầu thang máy.
B. Bình tĩnh quan sát để tìm các lối thoát hiểm (hành lang, cầu thang bộ, ban công ở tầng
thấp).
C. Đi khom hoặc bò trên đường di chuyển để thoát khỏi đám cháy.
D. Đóng các cửa trên đường di chuyển để tránh lửa lan rộng ra.
Câu 7: Đối lập với tiết kiệm là gì?
A. xa hoa, lãng phí. B. cần cù, chăm chỉ.
C. cẩu thả, hời hợt. D. trung thực, thẳng thắn.
Câu 8: Ngoài việc tiết kiệm về tiền của, theo em chúng ta cần tiết kiệm yếu tố nào dưới đây?
A. Nhân phẩm B. Sức khỏe C. Lời nói D. Danh dự
Câu 9: Câu nói “Cơm thừa gạo thiếu” nói đến việc thực hiện chưa tốt phẩm chất đạo đức
nào dưới đây?
A. Lãng phí, thừa thãi. B. Cần cù, siêng năng.
C. Trung thực, thẳng thắn. D. Tiết kiệm.
Câu 10: Công dân mang quốc tịch Việt Nam là trường hợp nào dưới đây?
A. Người nước ngoài đã nhập quốc tịch Việt Nam.
B. Người không quốc tịch, sống và làm việc ở Việt Nam.
C. Người nước ngoài sống và làm việc trên lãnh thổ Việt Nam.
D. Chuyên gia người nước ngoài làm việc lâu năm tại thổ Việt Nam.
Câu 11: Công dân là người dân của một nước, theo qui định của pháp luật sẽ:
4
A. Được hưởng quyền và làm nghĩa vụ.
B. Phải có trách nhiệm với cộng đồng.
C. Phải có nghĩa vụ với cộng đồng.
D. Được hưởng tất cả quyền mình muốn.
Câu 12: Quốc tịch là :
A. Căn cứ xác định công dân của một nước.
B. Căn cứ xác định công dân của nhiều nước.
C. Căn cứ xác định công dân của nước ngoài.
D. Căn cứ để xác định công dân đóng thuế.
PHẦN II: TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm): Tình huống nguy hiểm từ con người là gì, hãy kể 5 tình huống nguy
hiểm từ con người mà em biết ? Để ứng phó với các tình huống nguy hiểm, mỗi cá nhân cần rèn
luyện như thế nào?
Câu 2 (2,0 điểm): Cho tình huống sau:
Ngay từ đầu năm học, Liên đã lập cho mình thời gian biểu và nghiêm túc thực hiện hằng
ngày. Nhiều người trong lớp cho Liên là làm việc máy móc nhưng Liên lại cho rằng như thế mới
tiết kiệm được thời gian và làm được nhiều việc.
Câu hỏi :
1/ Em có tán thành với suy nghĩ và việc làm của Liên không? Vì sao?
2/ Em đã có ý thức tiết kiệm thời gian chưa? Nêu ví dụ?
Câu 3 (2,0 điểm): Cho tình huống sau:
Trên đường đi làm về, bác Nga phát hiện một đứa bé sơ sinh ở gốc đa đầu làng. Thấy em bé
khóc, đói, không ai chăm sóc nên bác đã bế em bé về nhà, làm các thủ tục nhận con nuôi và đặt tên
cho bé là Bình An.
Câu hỏi: Theo em, bé Bình An có được mang quốc tịch Việt Nam không? Vì sao?
Hết

IV. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II


MÔN: GDCD 6

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (3 điểm)


- Mỗi đáp án đúng 0,25 điểm.

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Đáp án A A C C A A A B D A A A

PHẦN II: TỰ LUẬN (7 điểm)

Câu Nội dung đáp án Điểm

1 - Tình huống nguy hiểm từ con người là những mối nguy hiểm bất ngờ,
xuất phát từ những hành vi cố ý hoặc vô tình từ con người gây tổn thất cho
con người và xã hội. 1,0
- Các tình huống nguy hiểm từ con người: Bắt cóc, xâm hại, hỏa họa, bạo 1,0
lực thân thể, đe dọa tinh thần…

5
- Để ứng phó với tình huống nguy hiểm, cần phải thật bình tĩnh, suy nghĩ
thật kĩ, tìm kiếm sự hỗ trợ và các cách ứng phó phù hợp, an toàn. Khi gặp
tình huống nguy hiểm khó có thể đối đầu, cần trốn chạy, kêu cứu. Sau đó, 1,0
tìm cách để lại dấu vết, thông tin để báo cho người thân, công an và người
xung quanh. Một số trường hợp cân nhắc đánh thật mạnh vào chỗ hiểm
của kẻ xấu để có thể bảo vệ mình.
1/ Em tán thành với suy nghĩ và việc làm của Liên. Vì bạn đã lập cho
mình thời gian biểu và nghiêm túc thực hiện hằng ngày. Đó là một trong
các cách để tiết kiệm thời gian. 1,0
2
2/ Em đã có ý thức tiết kiệm thời gian như: 1,0
+ Lập cho mình thời gian biểu và nghiêm túc thực hiện hằng ngày.
+ Bên cạnh việc học tập, thời gian rảnh em giúp bố mẹ làm việc nhà.
3 - Theo em, bé Bình An có được mang quốc tịch Việt Nam. Vì theo Luật
Quốc tịch Việt Nam năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014. Điều 18: Trẻ
sơ sinh bị bỏ rơi, trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt nam mà không rõ 1,0
cha mẹ là ai thì có quốc tịch Việt Nam

- Trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam mà 1,0
không rõ cha mẹ là ai thì có quốc tịch Việt Nam.

BGH DUYỆT TỔ TRƯỞNG GIÁO VIÊN RA ĐỀ

Bùi Thị Minh Nguyệt Trần Thị Lợi

You might also like