You are on page 1of 8

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I, LỚP 11

TRƯỜNG THPT … NĂM HỌC 2023-2024


Môn: LỊCH SỬ 11

I. MỤC ĐÍCH
1. Kiến thức:
- Biết được tiền đề của cách mạng tư sản, sự xác lập, phát triển, tiềm năng và thách thức
của chủ nghĩa tư bản.
- Biết được quá trình hình thành Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết – Nhà
nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới.
- Phân tích được ý nghĩa việc xuất hiện Nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới.
Có ý thức trân trọng những thành tựu, giá trị của chủ nghĩa xã hội.
- Có nhận thức đúng đắn về tiềm năng và những hạn chế của chủ nghĩa tư bản.
2. Năng lực
- Lựa chọn, trình bày vấn đề lịch sử.
- Phân tích, nhận xét, đánh giá, liên hệ thực tiễn.
3. Phẩm chất:
- Trung thực: tự giác làm bài kiểm tra.
- Chăm chỉ: Tìm hiểu kiến thức, ôn bài.
II. HÌNH THỨC: Kết hợp trắc nghiệm và tự luận
III. MA TRẬN
Mức độ nhận thức
Nội
Chươn Thông Vận dụng Tổng
T dung/đơ Nhận biết Vận dụng
g/ hiểu cao %
T n vị kiến
chủ đề TNK T TNK T TNK T TNK T
thức
Q L Q L Q L Q L
1 CÁCH 1. Một
MẠNG số vấn đề 22,5
TƯ chung về
7 2
SẢN cách
VÀ SỰ mạng tư
PHÁT sản
TRIỂN 2. Sự
CỦA phát
CHỦ triển 42,5
1/ 1/
NGHĨA của chủ 7 2
2 2
TƯ nghĩa
BẢN tư bản
65 %
1. Sự
2 SỰ hình 2 4 1
HÌNH thành 35%
Mức độ nhận thức
Nội
Chươn Thông Vận dụng Tổng
T dung/đơ Nhận biết Vận dụng
g/ hiểu cao %
T n vị kiến
chủ đề TNK T TNK T TNK T TNK T
thức
Q L Q L Q L Q L
THÀN Liên
H VÀ bang
PHÁT Cộng
TRIỂN hoà xã
CỦA hội chủ
CHỦ nghĩa Xô
NGHĨA viết

HỘI
35 %
Tổng số câu 16 0 8 1/ 0 1 ½
2 100
Tỉ lệ % 40% 30% 20% 10% %

IV. BẢNG ĐẶC TẢ

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I,


TRƯỜNG THPT … NĂM HỌC …………..
Môn: LỊCH SỬ 11

Số câu hỏi theo mức độ


Đơn vị nhận thức
Nội dung Mức độ kiến thức, kĩ năng cần
TT kiến Vận
kiến thức kiểm tra, đánh giá Nhận Thông Vận
thức dụng
biết hiểu dụng
cao
1 CHƯƠN Một Nhận biết:
GI– số vấn - Trình bày được tiền đề kinh tế,
CÁCH đề chính trị, xã hội, tư tưởng, kết 7TN
MẠNG chung quả, ý nghĩa của các cuộc cách
TƯ SẢN về mạng tư sản
VÀ SỰ cách Thông hiểu: 2TN
PHÁT mạng Phân tích được mục tiêu, nhiệm
TRIỂN tư sản vụ, giai cấp lãnh đạo, động lực
CỦA của cách mạng tư sản thông qua
CHỦ dẫn chứng cụ thể của các cuộc
NGHĨA cách mạng tư sản tiêu biểu
TƯ BẢN Vận dụng
– Phân tích được tính chất và đặc
điểm của cách mạng tư sản thông
qua dẫn chứng cụ thể của các
cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu
Sự Nhận biết:
phát – Trình bày được sự xác lập
triển của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu
của và Bắc Mỹ
chủ – Trình bày được quá trình mở
nghĩa rộng xâm lược thuộc địa và
tư phát triển của chủ nghĩa tư bản.
2TN+
bản – Trình bày được sự phát triển 7TN
1/2TL
của chủ nghĩa tư bản từ tự do
cạnh tranh sang độc quyền.
– Nêu được khái niệm chủ
nghĩa tư bản hiện đại.
– Chỉ ra được tiềm năng và
thách thức của chủ nghĩa tư bản
hiện đại.
Vận dụng: Có nhận thức đúng
đắn về tiềm năng và những hạn
chế của chủ nghĩa tư bản. Vận
dụng được những hiểu biết về 1/2TL
lịch sử chủ nghĩa tư bản để giải
thích những vấn đề thời sự của xã
hội tư bản hiện nay.
2 CHƯƠN Sự Nhận biết:
G II – hình – Trình bày được quá trình hình
CHỦ thành thành Liên bang Cộng hoà xã
2TN
NGHĨA Liên hội chủ nghĩa Xô viết – Nhà
XÃ HỘI bang nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên
TỪ NĂM Cộng trên thế giới.
1917 ĐẾN hoà xã Thông hiểu:
NAY hội – Phân tích được ý nghĩa của
4TN
chủ việc xuất hiện Nhà nước xã hội
nghĩa chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới.
Xô Vận dụng
viết - Có ý thức trân trọng những
thành tựu, giá trị của chủ nghĩa
1TL
xã hội, sẵn sàng tham gia đóng
góp vào công cuộc xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Tổng số câu 16 8+½ 1 1/2
Tỉ lệ % từng mức độ nhận thức 40 30 20 10

V. ĐỀ KIỂM TRA

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM


Câu 1. Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng tiền đề về kinh tế của cuộc
Cách mạng tư sản Anh (thế kỉ XVII)?
A. Các ngành luyện kim, thiếc, đóng tàu phát triển nhanh.
B. Nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa.
C. Luân Đôn là trung tâm công - thương nghiệp, tài chính lớn.
D. Kinh tế tư bản chủ nghĩa không xâm nhập vào nông nghiệp.
Câu 2. Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng những tiền đề về xã hội của
các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại?
A. Xuất hiện các lực lượng xã hội mới đại diện cho phương thức sản xuất tư bản
chủ nghĩa.
B. Mâu thuẫn giữa các lực lượng xã hội mới với chế độ phong kiến hoặc chủ nghĩa
thực dân.
C. Quần chúng nhân dân sẵn sàng đi theo giai cấp tư sản và quý tộc mới để làm
cách mạng.
D. Xuất hiện các giai cấp, tầng lớp mới đại diện cho phương thức sản xuất phong
kiến.
Câu 3. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về tiền đề chính trị của các cuộc cách
mạng tư sản thời cận đại?
A. Chính sách cai trị của nhà nước phong kiến chuyên chế, thực dân gây bất mãn
cho nhân dân.
B. Sự tồn tại của nhà nước quân chủ lập hiến gây bất mãn cho giai cấp tư sản và
quý tộc mới.
C. Mâu thuẫn dân tộc gay gắt giữa nhân dân chính quốc với nhân dân thuộc địa.
D. Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với quý tộc mới, chủ nô ngày càng sâu sắc.
Câu 4. Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng ý nghĩa của trào lưu Triết học
Ánh sáng ở Pháp (thế kỉ XVIII)?
A. Củng cố hệ tư tưởng của chế độ phong kiến.
B. Dọn đường cho cách mạng tư sản Pháp bùng nổ.
C. Tấn công vào hệ tư tưởng của chế độ phong kiến.
D. Ngăn cản cách mạng tư sản Pháp nổ ra và phát triển .
Câu 5. Các cuộc cách mạng tư sản đều hướng tới thực hiện mục tiêu nào sau đây?
A. Xây dựng nhà nước pháp quyền và thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế tự
nhiên.
B. Xóa bỏ những trở ngại trên con đường xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư
bản.
C. Thiết lập nền chuyên chính vô sản, đưa nhân dân lao động lên nắm chính quyền.
D. Duy trì, bảo vệ và củng cố nền cai trị của nhà nước phong kiến chuyên chế.
Câu 6. Trên lĩnh vực kinh tế, mục tiêu cụ thể của các cuộc cách mạng tư sản là
thúc đẩy sự phát triển của
A. kinh tế hàng hóa. B. kinh tế tự nhiên.
C. cơ chế kế hoạch hóa. D. cơ chế quan liêu bao cấp.
Câu 7. Khẩu hiệu nổi tiếng nào dưới đây có nguồn gốc từ cuộc Cách mạng tư sản
Pháp (cuối thế kỉ XVIII?
A. “Độc lập - Tự do - hạnh phúc”. B. “Tự do - Bình đẳng - Bác ái”.
C. “Tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình”. D. “Thống nhất hoàn toàn hay là
chết?”.
Câu 8. “Cách mệnh Pháp cũng như cách mệnh Mĩ, nghĩa là cách mệnh tư bản,
cách mệnh không đến nơi, tiếng là cộng hòa và dân chủ, kì thực trong thì nó tước
lục công nông, ngoài thì áp bức thuộc địa” (Hồ Chí Minh Toàn tập, NXB Chính trị
Quốc gia, Hà Nội, 2002, tập 9, tr.314).
Nhận định trên của Chủ tịch Hồ Chính Minh đề cập đến vấn đề nào của các cuộc
cách mạng tư sản?
A. Tiền đề của cách mạng. B. Mục tiêu của cách mạng.
C. Động lực của cách mạng. D. Hạn chế của cách mạng.
Câu 9. “Xây dựng nhà nước pháp quyền, là nhà nước dân chủ tư sản, dựa trên
việc quản lí đất nước bằng pháp luật” - đó là mục tiêu cụ thể của các cuộc cách
mạng tư sản trên lĩnh vực
A. kinh tế. B. chính trị. C. văn hóa. D. giáo dục.
Câu 10. Trong những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, cùng với việc các
nước đế quốc đẩy mạnh xâm lược thuộc địa, chủ nghĩa tư bản đã
A. được xác lập ở châu Phi và khu vực Mỹ la tinh.
B. được xác lập ở các quốc gia: Anh, Pháp, Bắc Mĩ.
C. mở rộng phạm vi ảnh hưởng trên toàn thế giới.
D. suy yếu và bị thu hẹp phạm vi ảnh hưởng.
Câu 11. Cuộc cách mạng tư sản nào đã đánh dấu sự mở rộng của chủ nghĩa tư bản
ở ngoài châu Âu?
A. Nội chiến ở Anh (thế kỉ XVII).
B. Chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mỹ (thế kỉ XVIII).
C. Đại cách mạng Pháp (thế kỉ XVIII).
D. Đấu tranh thống nhất nước Đức (thế kỉ XIX).
Câu 12. Cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX, các nước tư bản chuyển sang giai đoạn
A. tự do cạnh tranh. B. đế quốc chủ nghĩa.
C. chủ nghĩa tư bản hiện đại. D. chủ nghĩa dân tộc cực đoan.
Câu 13. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản diễn ra theo trình tự nào sau đây?
A. CNTB tự do cạnh tranh => CNTB độc quyền => CNTB hiện đại.
B. CNTB độc quyền => CNTB hiện đại => CNTB tự do cạnh tranh.
C. CNTB tự do cạnh tranh => CNTB hiện đại => CNTB độc quyền.
D. CNTB hiện đại => CNTB độc quyền => CNTB tự do cạnh tranh.
Câu 14. Một trong những tiềm năng của chủ nghĩa tư bản hiện đại là
A. thu hẹp được khoảng cách giàu - nghèo trong xã hội.
B. giải quyết một cách triệt để mọi mâu thuẫn trong xã hội.
C. có bề dày kinh nghiệm và phương pháp quản lí kinh tế.
D. hạn chế và tiến tới xóa bỏ sự bất bình đẳng trong xã hội.
Câu 15. Một trong những thách thức của chủ nghĩa tư bản hiện đại là
A. Lực lượng lao động có trình độ chuyên môn nghiệp vụ yếu kém.
B. Thiếu khả năng tự điều chỉnh và thích nghi với bối cảnh mới.
C. phải đối mặt với nhiều vấn đề an ninh phi truyền thống.
D. Thiếu kinh nghiệm và phương pháp quản lí kinh tế.
Câu 16. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng tiềm năng của chủ nghĩa tư bản hiện
đại?
A. Thu hẹp được khoảng cách giàu - nghèo trong xã hội.
B. Giải quyết một cách triệt để mọi mâu thuẫn trong xã hội.
C. Hạn chế và tiến tới xóa bỏ sự bất bình đẳng trong xã hội.
D. Có khả năng điều chỉnh và thích nghi để tồn tại và phát triển.
Câu 17. Chủ nghĩa tư bản hiện đại là thuật ngữ dùng để chỉ một giai đoạn phát
triển của chủ nghĩa tư bản từ
A. sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay. B. nửa sau thế kỉ XVII đến cuối
thế kỉ XIX.
C. sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến nay. D. cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ
XX.
Câu 18. “Một bộ phận rất nhỏ thậm chí là 1% dân số nhưng lại chiếm giữ phần
lớn của cải, tư liệu sản xuất, kiểm soát tới ¾ nguồn tài chính , tri thức, phương
tiện thông tin đại chúng và do đó chi phối toàn xã hội”
(Sách giáo khoa lịch sử 11. Chân trời sáng tạo, nhà xuất bản giáo dục, 2023,
trang 18)
Tư liệu trên đề cập đến vấn đề nào của chủ nghĩa tư bản hiện đại?
A. Sự phát triển. B. Tiềm năng. C. Thách thức. D. Sự suy thoái.
Câu 19. Xác định từ còn thiếu trong câu trích dẫn sau?
Giống như mặt trời chói lọi,… chiếu sáng khắp năm châu, thức tỉnh hành triệu
người bị áp bức, bóc lột trên trái đất.
A. Cách mạng tư sản Pháp. B. Cách mạng tư sản Anh.
C. Cách mạng tháng Hai. D. Cách mạng tháng Mười.
Câu 20. “Ngày 27/10/1917( lịch Nga cũ) chính quyền Xô viết tuyên bố những
nguyên tắc về chính sách đối ngoại của chính quyền xô viết, lên án chiến tranh đế
quốc, kêu gọi các nước tham chiến trong chiến tranh thế giới thứ nhất nhanh
chóng đàm phán để kí kết một hòa ước..”
Đây là nội dung chính của văn kiện nào?
A. Sắc lệnh ruộng đất. B. Hiệp ước Xô- Đức không xâm phạm nhau.
C. Sắc lệnh hòa bình. D. Hòa ước Vec xai- Oasinhton.
Câu 21. Ngày 30/12/1922 gắn với sự kiện nào dưới đây?
A. Cách mạng tháng Hai Nga giành thành lợi.
B. Cách mạng tháng Mười Nga giành thắng lợi.
C. Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết thành lập.
D. Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết tan rã.
Câu 22. Từ năm 1919 đến cuối năm 1920, nhân dân Nga làm nhiệm vụ gì?
A. Đấu tranh lật đổ chính quyền phong kiến Nga hoàng.
B. Đấu tranh lật đổ chính phủ tư sản lâm thời.
C. Chống lại sự xâm lược của phát xít Đức.
D. Chống sự can thiệp của 14 nước đế quốc.
Câu 23. Sự kiện “làm rung chuyển thế giới”, là một trong những sự kiện vĩ đại
nhất của thế kỷ XX là
A. Cách mạng tháng Mười Nga thành công.
B. Đại cách mạng tư sản Pháp thành công.
C. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc.
D. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.
Câu 24. Sự kiện nào đánh dấu hoàn thành quá trình thành lập nhà nước Liên bang
cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết?
A. Quân cách mạng tấn công cung điện mùa Đông.
B. Bản hiến pháp đầu tiên của Liên Xô được thông qua.
C. Bắt giam chính phủ tư sản lâm thời.
D. Cắm lá cờ đỏ trên nóc điện Kremli.
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1. (2.0 điểm) Đọc tư liệu:
Phong trào "Chiếm Phố Wall" (còn gọi là là phong trào“99 chống lại 1”) khởi
phát bởi một nhóm sinh viên tại công viên Zuccotti, New York (Hoa Kỳ) vào ngày
17/9/2011, nhằm phản đối tình trạng bất bình đẳng thu nhập. Từ New York, phong
trào này nhanh chóng lan rộng khắp các thành phố lớn của nước Mỹ rồi sau đó
lan sang nhiều nước khác và trở thành một phong trào toàn cầu. Ngày 15/10/2011,
các cuộc biểu tình của người lao động đã diễn ra ở hàng trăm thành phố của hơn
80 quốc gia trên khắp thế giới.
Trả lời câu hỏi sau:
1. Đoạn tư liệu trên nói về thách thức nào của chủ nghĩa tư bản hiện đại?
2. Em hãy đề xuất giải pháp để vượt qua thách thức này.
Câu 2.( 2.0 điểm).
Phân tích ý nghĩa Sắc lệnh hòa bình và Sắc lệnh ruộng đất của chính quyền Xô
viết?
ĐÁP ÁN
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
1.D 2.D 3.A 4.D 5.B 6.A
7.B 8.D 9.B 10.C 11.B 12.B
13.A 14.C 15.C 16.D 17.A 18.C
19.D 20.C 21.C 22.D 23.A 24.B

II. PHẦN TỰ LUẬN


Nội dung
Câu 1. Đoạn tư liệu trên nói về 1 trong thách thức của chủ nghĩa 1.0
tư bản hiện đại : sự chênh lệch giàu nghèo quá lớn, dẫn đến
các cuộc đấu tranh từ New York lan sang nhiều thành phố
trên khắp nước Mỹ và thế giới.
Đề xuất giải pháp để vượt qua thách thức này 1.0
Học sinh trả lời theo ý kiến cá nhân. Sau đây là một số gợi
ý:
-Tạo việc làm cho người lao động
- Trả lương phù hợp với công sức người lao động
- Quan tâm chính sách phúc lợi xã hội: Trợ cấp thất nghiệp,
tạo điều kiện cho công nhân và người thân của họ có nơi,
sinh hoạt ở ổn định….
Câu 2 Phân tích ý nghĩa Sắc lệnh hòa bình 1.0
- Đáp ứng mong muốn hòa bình, chấm dứt chiến tranh của
đại đa số quần chúng nhân dân lao động. Chiến tranh kéo dài
gây bao tổn thất, thiệt hại về người và của……
Phân tích ý nghĩa Sắc lệnh ruộng đất 1.0
- Ruộng đất của địa chủ được trao cho nông dân, đáp ứng
quyền lợi thiết thực của người nông dân. Lần đầu tiên toàn
thể nông dân ở Nga có ruộng đất để cày cấy… cuộc sống ổn
định, no đủ hơn…

You might also like