You are on page 1of 13

SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1.

NĂM HỌC 2023 – 2024


TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI MÔN: LỊCH SỬ - KHỐI 11
Thời gian làm bài: 45 phút (không tính thời gian phát đề)

I. Mục tiêu
- Thực hiện yêu cầu trong phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Nhằm kiểm tra khả năng tiếp thu kiến thức lịch sử. Kết quả kiểm tra giúp các em tự đánh giá mình trong việc học tập thời gian qua.
1. Kiến thức
- Trình bày được tiền đề của các cuộc cách mạng tư sản về tư tưởng và kết quả.
- Trình bày được mục tiêu chung của các cuộc cách mạng tư sản.
- Trình bày được sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu và Bắc Mỹ.
- Trình bày được sự phát triển của chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh sang độc quyền.
- Trình bày được quá trình hình thành Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết.
- Phân tích được ý nghĩa sự ra đời của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết.
- Trình bày được sự phát triển của chủ nghĩa xã hội ở các nước Đông Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
- Nêu được sự mở rộng của chủ nghĩa xã hội ở châu Á, khu vực Mỹ La-tinh.
- Giải thích được nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ mô hình chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô.
- Nêu được nét chính về chủ nghĩa xã hội từ năm 1991 đến nay.
- Nêu được những thành tựu chính và ý nghĩa của công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc.
- Bài học kinh nghiệm cho công cuộc đổi mới ở Việt Nam từ thắng lợi của công cuộc cải cách, mở cửa ở Trung Quốc.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: +Tìm hiểu được các vấn đề về cách mạng tư sản, sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản.
+ Tìm hiểu được các vấn đề về Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết ra đời và sự phát triển của chủ nghĩa xã
hội sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
+Tìm hiểu được các vấn đề về chủ nghĩa xã hội từ năm 1991 đến nay.
- Giao tiếp và hợp tác: Phối hợp cùng nhóm hoạt động tìm hiểu vấn đề, hoàn thành nhiệm vụ thầy cô giao; trình bày được ý kiến của
bản thân về các vấn đề sinh hoạt nhóm, cá nhân.
- Giải quyết vấn để và sáng tạo: Thu thập được thông tin liên quan đến vấn đề; biết đề xuất và phân tích được các giải pháp; lựa chọn
được giải pháp phù hợp nhất để giải quyết vấn đề do GV yêu cầu.
Năng lực riêng:
- Năng lực tìm hiểu lịch sử:
+ Trình bày được tiền đề của các cuộc cách mạng tư sản về tư tưởng.
+ Trình bày được mục tiêu chung của các cuộc cách mạng tư sản.
+Trình bày được sự xác lập của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu và Bắc Mỹ; trình bày được quá trình mở rộng xâm lược thuộc địa và
phát triển của chủ nghĩa tư bản; trình bày được sự phát triển của chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh sang độc quyền.
+ Trình bày được sự phát triển của chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh sang độc quyền.
+ Trình bày được quá trình hình thành Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết; trình bày được sự phát triển của chủ nghĩa xã
hội ở các nước Đông Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
+ Nêu được sự mở rộng của chủ nghĩa xã hội ở châu Á, khu vực Mỹ La-tinh.
+ Nêu được nét chính về chủ nghĩa xã hội từ năm 1991 đến nay.
+ Nêu được những thành tựu chính và ý nghĩa của công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc.
+ Phân tích được thành tựu và ý nghĩa của công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc.

- Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử:


+ Phân tích được ý nghĩa sự ra đời của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết.
+ Giải thích được những điểm tương đồng trong công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc với công cuộc đổi mới ở Việt Nam.
+ Phân tích được thành tựu và ý nghĩa của công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc.
- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng:
+ Giải thích khái quát được nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ mô hình chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô.
+ Bài học kinh nghiệm cho công cuộc đổi mới ở Việt Nam từ thắng lợi của công cuộc cải cách, mở cửa ở Trung Quốc.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ: tích cực tìm tòi và sáng tạo trong học tập, có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập.
II. Hình thức kiểm tra : trắc nghiệm kết hợp tự luận
III. Khung ma trận và bảng đặc tả.

KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I


MÔN LỊCH SỬ, LỚP 11

Mức độ nhận thức


Tổng %
Vận dụng
Chương/ Nội dung/đơn Nhận biết Thông hiểu Vận dụng điểm
TT cao
chủ đề vị kiến thức
TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL

Chủ đề 1: Bài 1: Một số


CÁCH vấn đề chung
MẠNG 3 7.5%
về cách mạng
TƯ SẢN tư sản.
VÀ
1 SỰ PHÁT
TRIỂN Bài 2: Sự xác
CỦA lập và phát
5 12.5%
CHỦ triển của chủ
NGHĨA nghĩa tư bản
TƯ BẢN
2 Chủ đề 2: Bài 3: Sự hình 5 8 1 42,5%
CHỦ thành Liên
NGHĨA bang Cộng hoà
XÃ HỘI xã hội chủ
TỪ NĂM nghĩa Xô viết
Bài 4: Sự phát
triển của chủ
1917 ĐẾN
nghĩa xã hội từ 37,5%
NAY 3 4 1
sau Chiến tranh
thế giới thứ hai
đến nay
Tổng 16 0 12 0 0 1 0 1
100%
Tỉ lệ % 40% 30% 20% 10%
Tỉ lệ chung ( %) 70% 30% 100%

BẢNG ĐẶC TẢ

Số câu hỏi theo mức độ nhận


thức
Chương/ Nội dung/Đơn vị
TT Mức độ đánh giá Vận
Chủ đề kiến thức Nhận Thôn Vận
dụng
biết g hiểu dụng
cao
Nhận biết
– Trình bày được mục tiêu chung của các cuộc cách mạng tư sản .
Bài 1: Một số (C1).
vấn đề chung về
-Trình bày được tiền đề của các cuộc cách mạng tư sản về tư tưởng.
cách mạng tư 3TN
(C7)
sản
– Nêu được kết quả của các cuộc cách mạng tư sản. (C8)

CÁCH
MẠNG
Nhận biết
TƯ SẢN
VÀ SỰ – Trình bày được sự xác lập của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu và Bắc
PHÁT Mỹ. (C3)
TRIỂN Bài 2: Sự xác – Trình bày được quá trình mở rộng xâm lược thuộc địa và phát triển
1 CỦA lập và phát của chủ nghĩa tư bản. (C2, C4, C5) 5TN
CHỦ triển của chủ – Trình bày được sự phát triển của chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh
NGHĨA nghĩa tư bản tranh sang độc quyền. (C6)
TƯ BẢN

Bài 3: Liên Nhận biết 5TN


bang Cộng hoà – Trình bày được quá trình hình thành Liên bang Cộng hoà xã hội chủ
xã hội chủ nghĩa Xô viết. (C10, C11, C12)
nghĩa Xô viết ra –Trình bày được sự phát triển của chủ nghĩa xã hội ở các nước Đông
đời và sự phát Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai. (C9)
triển của chủ
CHỦ – Phân tích được sự mở rộng của chủ nghĩa xã hội ở khu vực Mỹ
nghĩa xã hội
NGHĨA La-tinh. (C13)
sau chiến tranh
XÃ HỘI
TỪ thế giới thứ hai
NĂM
Thông hiểu
2 1917
– Phân tích được ý nghĩa sự ra đời của Liên bang Cộng hoà xã hội
ĐẾN
chủ nghĩa Xô viết. (C17, C18, C20).
NAY
– Giải thích được nguyên nhân sụp đổ của XHCN Liên Xô và
Đông Âu. (C19).
– Phân tích được quá trình hình thành Liên bang Cộng hoà xã hội
8TN
chủ nghĩa Xô viết. (C21, C22)
– Phân tích được sự phát triển của chủ nghĩa xã hội ở các nước
Đông Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai. (C23)
– Phân tích được sự mở rộng của chủ nghĩa xã hội ở châu Á và khu
vực Mỹ La-tinh. (C24)

Vận dụng cao


Khái quát được nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội
1TL
ở Liên Xô và các nước Đông Âu.

Nhận biết
Bài 4: Chủ – Trình bày được nét chính về chủ nghĩa xã hội từ năm 1991 đến nay.
nghĩa xã hội từ (C15)
năm 1991 đến – Trình bày được những thành tựu chính và ý nghĩa của công cuộc cải 3TN
nay cách mở cửa của Trung Quốc. (C14, C16)

Thông hiểu 4TN


– Phân tích được thành tựu và ý nghĩa của công cuộc cải cách mở
cửa của Trung Quốc. (C25, C26, C27)
– Phân tích được điểm tương đồng trong đường lối cải cách mở cửa ở
Trung Quốc với đường lối đổi mới ở Việt Nam. (C28)

Vận dụng
Bài học kinh nghiệm cho công cuộc đổi mới ở Việt Nam từ thắng 1TL
lợi của công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc (1978).
Tổng 16 câu 12 câu 1 1
TNKQ TNK Câu Câu
Q TL TL
Tỉ lệ % 40 30 20 10
Tỉ lệ chung 70 30

IV. XÂY DỰNG ĐỀ KIỂM TRA


A.Trắc nghiệm: (7 điểm)
Câu 1. Mục tiêu chung của các cuộc cách mạng tư sản ở Tây Âu và Bắc Mỹ thời cận đại là:
A. lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế, mở đường cho sự phát triển chủ nghĩa tư bản.
B. thúc đẩy sự phát triển của kinh tế hàng hóa, cải tiến kĩ thuật.
C. xây dựng nhà nước pháp quyền, là nhà nước dân chủ tư sản.
D. hướng đến một nền sản xuất tập trung, cải tiến kĩ thuật để phát triển kinh tế.
Câu 2. Đất nước nào được mệnh danh là “công xưởng thế giới” và là “đế quốc mà Mặt trời không bao giờ lặn”?
A. Anh. B. Đức. C. Pháp. D. Mỹ.
Câu 3. Các cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu nổ ra thắng lợi ở Nê-đéc-lan, Anh, Bắc Mỹ, Pháp vào giai đoạn:
A. từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII.
B. từ thế kỉ XIV đến thế kỉ XV.
C. nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.
D. từ thế kỉ XVIII đến cuối thế kỉ XIX.
Câu 4. Xâm lược thuộc địa là một trong những biểu hiện của
A. chủ nghĩa đế quốc. B. chủ nghĩa xã hội.
C. chế độ chiếm nô. D. chế độ phong kiến.
Câu 5. Bằng sức mạnh của đồng đô la và “cây gậy”, đất nước nào đã biến khu vực Mỹ La-tinh thành “sân sau” của mình?
A. Mỹ. B. Anh. C. Đức. D. I-ta-li-a.
Câu 6. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản diễn ra theo trình tự nào sau đây?
A. Tự do cạnh tranh – độc quyền – hiện đại.
B. Độc quyền – hiện đại – tự do cạnh tranh.
C. Tự do cạnh tranh – hiện đại – độc quyền.
D. Hiện đại – độc quyền – tự do cạnh tranh.
Câu 7. Ở Pháp, nền tảng của hệ tư tưởng dân chủ tư sản là gì?
A. Triết học Ánh sáng. B. Văn hóa Phục hưng.
C. Thuyết Kinh tế học cổ điển. D. Cải cách tôn giáo.
Câu 8. Kết quả của cuộc cách mạng ở Nê-đéc-lan và các bang thuộc địa ở Bắc Mỹ là gì?
A. Giải phóng thuộc địa, lập ra nhà nước cộng hòa tư sản.
B. Giành được quyền lực cho phe Nghị viện, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.
C. Thiết lập được quan hệ sản xuất mới.
D. Đập tan chế độ phong kiến chuyên chế, xây dựng nền cộng hòa dân chủ.
Câu 9. Điểm nào phản ánh đúng tình hình của các nước Đông Âu trong thập niên 1980?
A. Đạt được nhiều thành tựu trong xây dựng chủ nghĩa xã hội.
B. Thực hiện những nhiệm vụ của cách mạng dân chủ nhân dân.
C. Lâm vào suy thoái, khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng.
D. Tiến hành cải cách ruộng đất, xóa bỏ chế độ chiếm hữu ruộng đất.
Câu 10. Sự ra đời của chính quyền Xô viết ở Nga gắn liền với sự kiện nào sau đây?
A. Cách mạng tháng Mười ở Nga thành công (1917).
B. Cách mạng tháng Hai ở Nga thành công (1917).
C. Chính sách Cộng sản thời chiến được ban hành (1919).
D. Chính sách Kinh tế mới (NEP) được ban hành (1921).
Câu 11. Sự kiện nào dưới đây đánh dấu mốc hoàn thành của quá trình thành lập Nhà nước Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết?
A. Bản Hiến pháp đầu tiên của Liên Xô được thông qua (tháng 1/1924).
B. Bản Hiệp ước Liên bang được thông qua (tháng 12/1922).
C. Tuyên ngôn thành lập Liên bang Xô viết được thông qua (tháng 12/1922).
D. Nước Nga Xô viết thực hiện chính sách Kinh tế mới (tháng 3/1921).
Câu 12. Nhằm thủ tiêu những tàn tích của chế độ phong kiến, đem lại các quyền tự do, dân chủ cho nhân dân, ngày 26/10/1917 (theo lịch
Nga), Chính quyền Nga Xô viết đã
A. ban hành Sắc lệnh Hòa bình và Sắc lệnh Ruộng đất.
B. phát động cuộc đấu tranh chống thù trong, giặc ngoài.
C. thông qua Chính sách Kinh tế mới do Lê-nin soạn thảo.
D. ban hành Chính sách Cộng sản thời chiến.
Câu 13. Quốc gia nào ở khu vực Mĩ La-tinh đi theo con đường xã hội chủ nghĩa?
A. Cu-ba. B. Ác-hen-ti-na. C. Bra-xin. D. Mê-xi-cô.
Câu 14. Quốc gia nào có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới (2020 – 2021)?
A. Trung Quốc. B. Mỹ. C. Đức. D. Xin-ga-po.
Câu 15. Nước nào sau đây kiên định đi lên con đường chủ nghĩa xã hội từ năm 1991 đến nay?
A. Lào B. Nhật Bản. C. Cam-pu-chia. D. Liên bang Nga.
Câu 16. Ý nào dưới đây không phải là thành tựu của công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc về văn hóa?
A. Xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa.
B. Đề cao văn hóa dân tộc.
C. Phát triển giáo dục và khoa học.
D. Du nhập nhiều nền văn hóa phương Tây.
Câu 17. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa quốc tế từ sự ra đời của Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết?
A. Giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc trên đất nước Xô viết.
B. Tạo tiền đề cho sự ra đời của hệ thống xã hội chủ nghĩa.
C. Cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa.
D. Chứng minh tính đúng đắn của chủ nghĩa Mác – Lê-nin.
Câu 18. Đối với Liên Xô, sự ra đời của Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết có ý nghĩa như thế nào?
A. Tăng cường vị thế của Liên Xô trên trường quốc tế.
B. Chứng minh tính khoa học, đúng đắn của chủ nghĩa Mác – Lê-nin.
C. Liên Xô trở thành chỗ dựa vững chắc cho phong trào cách mạng thế giới.
D. Để lại bài học kinh nghiệm về mô hình nhà nước sau khi giành chính quyền.
Câu 19. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng nguyên nhân dẫn đến sự tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu?
A. Chế độ xã hội chủ nghĩa không phù hợp với nguyện vọng của nhân dân.
B. Sự chống phá của các thế lực thù địch ở trong và ngoài nước.
C. Phạm phải nhiều sai lầm nghiêm trọng trong quá trình cải tổ đất nước.
D. Không bắt kịp sự phát triển của khoa học – kĩ thuật tiên tiến trên thế giới.
Câu 20. Một trong những minh chứng về việc Liên Xô là thành trì của cách mạng thế giới (từ năm 1950 đến giữa những năm 70 của thế kỉ
XX) là
A. tích cực giúp đỡ phong trào cách mạng ở các nước.
B. thành lập và phát triển Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV).
C. làm phá sản hoàn toàn Chiến lược toàn cầu của Mĩ.
D. đối đầu trực tiếp với các cường quốc phương Tây.
Câu 21. Mục tiêu của việc thành lập Nhà nước Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết là gì?
A. Hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau để cùng phát triển.
B. Thực hiện hiệu quả Chính sách Kinh tế mới.
C. Chống lại sự tấn công của 14 nước đế quốc.
D. Chống lại cuộc tấn công của phát xít Đức.
Câu 22. Dòng chữ trên Quốc huy của Liên Xô là
A. “Tự do - Bình đẳng - Bác ái”.
B. “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”.
C. “Tất cả chính quyền về tay Xô viết”
D. “Giai cấp vô sản thế giới đoàn kết lại”.
Câu 23. Trong những năm 1944 – 1945, điều kiện khách quan thuận lợi nào đã thúc đẩy nhân dân các nước Đông Âu nổi dậy giành chính
quyền, thành lập nhà nước dân chủ nhân dân?
A. Thắng lợi của Hồng quân Liên Xô trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít ở châu Âu.
B. Phát xít Đức chuyển hướng tấn công sang đánh chiếm các nước ở Bắc Âu và Tây Âu.
C. Sự viện trợ về mọi mặt của các nước xã hội chủ nghĩa như : Liên Xô, Trung Quốc.
D. Phe Đồng minh suy yếu, liên tục thất bại và buộc phải rút khỏi mặt trận Đông Âu.
Câu 24. Hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới được hình thành gắn liền với sự kiện nào sau đây?
A. Các nước Đông Âu hoàn thành cơ bản cuộc cách mạng dân chủ nhân dân.
B. Nước Cộng hòa Dân chủ Đức ra đời và đi theo con đường xã hội chủ nghĩa.
C. Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết ra đời.
D. Các nước Đông Âu lật đổ ách thống trị của phát xít, giành lại chính quyền.
Câu 25. Thành tựu trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Cu-ba từ năm 1991 đã chứng minh
A. sức sống của chủ nghĩa xã hội trong một thế giới có nhiều biến động.
B. chủ nghĩa tư bản không còn là một hệ thống duy nhất trên thế giới.
C. chủ nghĩa xã hội ngày càng phát triển và mở rộng về không gian địa lí.
D. chủ nghĩa xã hội đã trở thành một hệ thống trên phạm vi thế giới.
Câu 26. Từ khi tiến hành cải cách - mở cửa, nền kinh tế Trung Quốc có điểm gì mới so với giai đoạn 1949 - 1978?
A. Nhà nước nắm độc quyền trong các hoạt động sản xuất và điều tiết nền kinh tế.
B. Cơ chế quản lí bao cấp, hàng hóa được phân phối theo chế độ tem phiếu.
C. Kinh tế tư nhân bị xóa bỏ, kinh tế Nhà nước được tăng cường, củng cố.
D. Nền kinh tế hàng hóa vận động theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Câu 27. Việc các nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc đi theo con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội đã
A. đánh dấu sự mở rộng, tăng cường sức mạnh của chủ nghĩa xã hội.
B. đánh dấu sự hình thành của hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới.
C. xác lập hoàn chỉnh cục diện hai phe: tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.
D. khẳng định sự thắng thế hoàn toàn của chủ nghĩa xã hội ở châu Á.
Câu 28. Nội dung nào không phản ánh đúng điểm tương đồng trong đường lối cải cách mở cửa của Trung Quốc với đường lối đổi mới ở
Việt Nam?
A. Thực hiện đa nguyên trong đổi mới chính trị.
B. Lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm.
C. Giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
D. Xây dựng nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa.
B.Tự luận (3 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): Trong công cuộc đổi mới đất nước, Việt Nam rút ra được những bài học kinh nghiệm gì từ thắng lợi của công cuộc cải
cách mở cửa ở Trung Quốc?
Câu 2 (1,0 điểm): Khái quát những nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ mô hình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu.
V. ĐÁP ÁN

A.Trắc nghiệm: 7 điểm

Đề\ 1 1 2
câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 8 9 0 21 22 23 24 25 26 27 28
000 A A A A A A A A C A A A A A A D A A A A A D A A A D A A
111 D D C A B B B C A C B D B D B A A A C B B C D D A C A B
112 A C D D D A C D C B C B B B C D C B D B A A B A C C D D
113 B D B D A C C C D C D B C D D A D D C A D B A D B A B B
114 B D C D D C B C A A B C C D A C A C A A B D B A C B D D

B.Tự luận: 3 điểm.

Câu 1 (2,0 điểm): Trong công cuộc đổi mới đất nước, Việt Nam rút ra được những bài học kinh nghiệm gì từ thắng lợi của công cuộc cải
cách mở cửa ở Trung Quốc?
Đáp án Điểm
Cải cách đổi mới phải kiên định mục tiêu chủ nghĩa xã hội, làm cho mục
tiêu đó có hiệu quả hơn bằng những chính sách, biện pháp phù hợp, 0,5 điểm
đúng đắn nhưng không bị chệch hướng phát triển chiến lược.
Đảm bảo quyền lãnh đạo tuyệt đối của Đảng Cộng sản Việt Nam; duy
trì nền chuyên chính dân chủ nhân dân, lấy chủ nghĩa Mác – Lê-nin và 0,5 điểm
tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng.
Đổi mới toàn diện, đồng bộ, trọng tâm là đổi mới kinh tế, đổi mới chính
0,5 điểm
trị phải thận trọng.
Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, có sự
quản lý, điều tiết của Nhà nước, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn
0,5 điểm
kết toàn dân trong công cuộc xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc
Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Câu 2 (1,0 điểm): Khái quát những nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ mô hình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu.
Đáp án Điểm
Mô hình kinh tế chủ nghĩa xã hội tập trung, quan liêu bao cấp, kế hoạch
0,25 điểm
hóa có nhiều khiếm khuyết.
Các nước xã hội chủ nghĩa không bắt kịp sự phát triển của cuộc cách
0,25 điểm
mạng khoa học – công nghệ hiện đại.
Khi tiến hành cải tổ, cải cách, các nhà lãnh đạo ở Đông Âu và Liên Xô
0,25 điểm
phạm nhiều sai lầm nghiêm trọng.
Hoạt động chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước. 0,25 điểm

You might also like