You are on page 1of 26

Phụ lục

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC TRỰC TUYẾN

1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA /BAN

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC TRỰC TUYẾN

I. Thông tin tổng quát


1. Tên môn học tiếng Việt: Con người và môi trường – Mã môn học: BIOT 1347
2. Tên môn học tiếng Anh: Human-Environment Interactions
3. Thuộc khối kiến thức/kỹ năng
☐ Giáo dục đại cương ☐ Kiến thức chuyên ngành

☐ Kiến thức cơ sở ☐ Kiến thức bổ trợ

☐ Kiến thức ngành ☐ Đồ án/Khóa luận tốt nghiệp


4. Số tín chỉ
Tổng số Lý thuyết Thực hành Số giờ tự học
3 3 00 90
5. Phụ trách môn học
a. Bộ môn: CNSH Nông nghiệp
b. Giảng viên phụ trách bộ môn: TS. Nguyễn Ngọc Bảo Châu
Giảng viên biên soạn:

Họ và tên, học vị, chức danh Nội dung biên soạn cụ thể được
khoa học giao

1. TS. Nguyễn Ngọc Bảo Châu Chương mở đầu; Chương 1


ThS. Thái Hữu Phú
2. Chương 2
3. ThS. Như Xuân Thiện Chân Chương 3
4. ThS. Nguyễn Văn Minh Chương 4
5. TS. Hồ Bảo Thuỳ Quyên Chương 5
6. ThS. Nguyễn Thị Phương Khanh Chương 6
7. ThS. Dương Nhật Linh Chương 7

c. Địa chỉ email liên hệ: chau.nnb@ou.edu.vn

2
d. Phòng làm việc: P.602, Trường ĐH Mở Tp. Hồ Chí Minh, số 35-
37 Hồ Hảo Hớn, Phường Cô Giang, Quận 1, Tp.HCM.
6. Thông tin liên lạc:
6.1. Thông báo
Các thông báo của môn học sẽ được đăng tại Thông báo của trang môn học trên
Hệ thống quản lý học tập ELOLMS.
6.2. Thư điện tử và tin nhắn nội bộ
- Sinh viên và giảng viên sẽ dùng email được trường cấp để liên lạc. Giảng viên
sẽ trả lời cho sinh viên trong vòng 48 giờ sau khi nhận được email. Trong trường hợp giảng
viên đi công tác ở nơi hạn chế về internet hoặc không thể trả lời email như thường lệ sẽ
thông báo cho sinh viên biết trước.
- Giảng viên và sinh viên có thể liên lạc qua kênh tin nhắn nội bộ trên ELOLMS.
II. Thông tin về môn học
1. Mô tả môn học
Con người và môi trường là một môn học chuyên nghiên cứu toàn thể các
điều kiện ngoại cảnh trong đó có các sinh vật và con người đang sống và phát triển. Đây là
một môn học cung cấp kiến thức cơ bản để xây dựng một thái độ đúng đắn trong việc nhận
thức các mối quan hệ hữu cơ giữa nhu cầu phát triển của xã hội loài người với việc khai
thác, sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Ngoài ra, nó còn nhằm mục tiêu giáo dục
con người cần có ý thức trong việc bảo vệ môi trường sống, chống lại các vấn nạn gây ô
nhiễm.

Môi trường tự nhiên là cơ sở cho sự sinh tồn và phát triển của loài người. Môi trường
không những là nơi cư trú, mà còn là nơi cung cấp cho con người toàn bộ vật chất để sinh
sống và phát triển trong xã hội. Do vậy, đối tượng nghiên cứu bao gồm các yếu tố tự
nhiên, yếu tố vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sự sản
xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên. Trong mối quan hệ với con người,
đối tượng nghiên cứu bao gồm cả các vấn đề phát triển kinh tế, sự thay đổi xã hội tương
tác qua lại với môi trường.

2. Môn học điều kiện


STT Môn học điều kiện Mã môn học
1. Môn tiên quyết
Không yêu cầu

3
STT Môn học điều kiện Mã môn học
2. Môn học trước
Không yêu cầu
3. Môn học song hành
Không yêu cầu

3. Mục tiêu môn học


Môn học cung cấp cho người học những kiến thức, rèn luyện kỹ năng cũng như các thái
độ như sau:

Chuẩn đầu ra
Mục tiêu
Mô tả CTĐT phân bổ cho
môn học
môn học
Các kiến thức căn bản về mối quan hệ giữa môi trường
CO1 PLO1.2, PLO2.2
và con người
Khả năng vận dụng các kiến thức về môi trường vào
CO2 PLO7.1, PLO7.2
thực tế công việc, cuộc sống
Nhận thức vấn đề theo chuẩn mực đạo đức và yêu cầu
nghề nghiệp thích ứng với nhu cầu việc làm của xã hội PLO10.1, PLO10.3,
và hội nhập môi trường làm việc quốc tế. Có kỹ năng PLO10.4, PLO11.1,
CO3
giao tiếp, làm việc nhóm, và khả năng đọc hiểu và tìm PLO11.2, PLO11.3,
kiếm các tài liệu tham khảo. Nâng cao ý thức cộng PLO12.1, PLO13.2
đồng về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững
4. Chuẩn đầu ra (CĐR) môn học
Học xong môn học này, sinh viên có thể:

Kiến
CĐR môn
Mục tiêu thức/ Kỹ
học Mô tả CĐR
môn học năng/
(CLO)
Năng lực
Kiến thức Hiểu các nguyên lý cơ bản trong khoa học môi
CLO 1.1 trường để giải thích mối liên hệ giữa con người
và môi trường
CO1
Kiến thức Hiểu được sự biến đổi của môi trường, sự biến
CLO 1.2 đổi dân số, các nguồn tài nguyên thiên nhiên,
nhu cầu của con người và tác động của con

4
Kiến
CĐR môn
Mục tiêu thức/ Kỹ
học Mô tả CĐR
môn học năng/
(CLO)
Năng lực
người dẫn đến ô nhiễm môi trường và biến đổi
khí hậu trên toàn cầu.
Kiến thức Vận dụng được các lý thuyết về vấn đề về môi
CLO 1.3 trường hiện nay trên thế giới nói chung và ở
Việt Nam nói riêng để bảo vệ môi trường
Kỹ năng Vận dụng các kỹ năng thu thập, phân tích, xử
CLO 2.1 lý thông tin trong các vấn đề liên quan đến môi
CO2 trường.
Kỹ năng Thực hành các kỹ năng làm việc với người
CLO 2.2
khác.
Nâng cao nhận thức về các vấn đề môi trường,
CLO3.1 Năng lực từ đó có thể thay đổi thái độ, thói quen theo
hướng thân thiện với môi trường.
Tiếp nhận và giải quyết các vấn đề liên quan
đến công việc và nhiệm vụ được giao một cách
CO3 độc lập, tích cực, linh hoạt, có cái nhìn đa
CLO3.2 Năng lực
chiều. Tổ chức làm việc theo nhóm, phối hợp
giữa những lĩnh vực kiến thức công nghệ, xã
hội và kinh tế.
CLO3.3 Có thái độ tích cực về mối quan hệ tác động
Năng lực
qua lại giữa môi trường và con người
5. Ma trận tích hợp giữa chuẩn đầu ra của môn học và chuẩn đầu ra của chương
trình đào tạo

PLO PLO PLO PLO PLO PLO PLO PLO PLO PLO PLO PLO PLO
CLOs
1.2 2.2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13
1.1 4
1.2 4 4
1.3 4 4
2.1 4
2.2 4
3.1 5
3.2 5 5 5
3.3 5 5

1: Không đáp ứng 4: Đáp ứng nhiều

5
2: Ít đáp ứng 5: Đáp ứng rất nhiều
3: Đáp ứng trung bình

6. Nội dung môn học


6.1. Chương mở đầu: Giới thiệu môn học
- Chuẩn đầu ra chương:
o Nhận định được cấu trúc môn học.
o Nhận biết được các hoạt động học tập.
o Phân biệt được hình thức và nội dung đánh giá.
o Liệt kê được các tài liệu học tập.
- Mô tả vắn tắt nội dung: Chương mở đầu giúp sinh viên có cái nhìn tổng quát
về môn học bao gồm cấu trúc môn học, các hoạt động học tập và các yêu cầu
cần đánh giá và tài liệu cần tham khảo
6.2. Chương 1: Khái quát chung về môi trường và con người
- Chuẩn đầu ra chương:
o Trình bày được các khái niệm và thành phần môi trường
o Trình bày được các chức năng cơ bản và nội dung nghiên cứu
của môi trường
o Giải thích được mối quan hệ giữa con người và môi trường
o Áp dụng được kiến thức của chủ đề vào trong công việc, cuộc
sống
• Chủ đề 1.1: Các khái niệm và các thành phần môi trường tự nhiên
✓ Chuẩn đầu ra chủ đề:
o Trình bày được các khái niệm cơ bản
o Trình bày được thành phần môi trường tự nhiên
o Áp dụng được kiến thức của chủ đề vào trong công việc, cuộc sống
✓ Mô tả vắn tắt nội dung: Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên
và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh
vật. Môi trường gắn với con người bao gồm các thành phần môi trường tự
nhiên, môi trường xã hội, môi trường nhân tạo
• Chủ đề 1.2: Các chức năng cơ bản của môi trường, nội dung nghiên cứu
của khoa học môi trường và mối quan hệ giữa con người và môi trường
✓ Chuẩn đầu ra chủ đề:
o Trình bày được các chức năng cơ bản của môi trường
o Trình bày được các nội dung nghiên cứu của khoa học môi trường
o Giải thích được mối quan hệ giữa con người và môi trường
o Áp dụng được kiến thức của chủ đề vào trong công việc, cuộc sống
✓ Mô tả vắn tắt nội dung: Môi trường với các chức năng là không gian sinh
sống cho con người và sinh vật, là nơi chứa các nguồn tài nguyên cần thiết
cho đời sống và sản xuất của con người, là nơi chứa đựng các chất thải, làm
giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên, v.v. Bên cạnh đó, mối quan hệ
6
tương tác giữa con người và môi trường cũng sẽ được giới thiệu trong chủ đề
này.
CHƯƠNG 2: Các nguyên lý sinh thái học ứng dụng trong môi trường.
₋ Chuẩn đầu ra chương:
o Trình bày được các khái niệm và tác động của các yếu tố sinh thái
o Trình bày được đặc trưng cơ bản của quần thể
o Trình bày được đặc trưng cơ bản của quần xã
o Trình bày được đặc trưng cơ bản của hệ sinh thái
o Áp dụng được kiến thức của chủ đề vào trong công việc, cuộc sống
• Chủ đề 2.1: Các yếu tố sinh thái và tác động của nó đến sinh vật
✓ Chuẩn đầu ra chủ đề:
o Trình bày được các khái niệm cơ bản
o Trình bày được các tác động của yếu tố sinh thái đến sinh vật
o Áp dụng được kiến thức của chủ đề vào trong công việc, cuộc sống
✓ Mô tả vắn tắt nội dung: Giới thiệu các khái niệm về yếu tố sinh thái. Yếu tố
sinh thái được chia thành hai nhóm: yếu tố sinh thái vô sinh và yếu tố sinh
thái hữu sinh. Tìm hiểu một số yếu tố sinh thái có tác động trực tiếp hoặc
gián tiếp đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.
• Chủ đề 2.2: Quần thể và các đặc trưng của quần thể
✓ Chuẩn đầu ra chủ đề:
o Trình bày được khái niệm về quần thể
o Trình bày được các đặc trưng cơ bản của quần thể
o Áp dụng được kiến thức của chủ đề vào trong công việc, cuộc sống
✓ Mô tả vắn tắt nội dung: Giới thiệu khái niệm về quần thể. Tìm hiểu quá trình
hình thành một quần thể trong môi trường mới thông qua sự thích nghi. Các
mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể: hỗ trợ và cạnh tranh.
• Chủ đề 2.3: Quần xã và các đặc trưng của quần xã
✓ Chuẩn đầu ra chủ đề:
o Trình bày được khái niệm về quần xã
o Trình bày được các đặc trưng cơ bản của quần xã
o Áp dụng được kiến thức của chủ đề vào trong công việc, cuộc sống
✓ Mô tả vắn tắt nội dung: Giới thiệu khái niệm về quần xã. Tìm hiểu các đặc
trưng cơ bản của quần xã: cấu trúc thành phần loài, không gian và dinh dưỡng.
• Chủ đề 2.4: Hệ sinh thái và các đặc trưng của hệ sinh thái
✓ Chuẩn đầu ra chủ đề:
o Trình bày được khái niệm về hệ sinh thái
o Trình bày được các đặc trưng cơ bản của hệ sinh thái
o Trình bày được các tác động của con người đến hệ sinh thái
o Áp dụng được kiến thức của chủ đề vào trong công việc, cuộc sống

7
✓ Mô tả vắn tắt nội dung: Giới thiệu khái niệm về hệ sinh thái. Hệ sinh thái có
các đặc trưng cơ bản: vòng tuần hoàn năng lượng, dòng năng lượng và cân
bằng sinh thái. Con người tác động vào cân bằng sinh thái thông qua các hoạt
động sống và phát triển.
CHƯƠNG 3: Dân số và môi trường
• Chuẩn đầu ra chương
o Trình bày được các thông số cơ bản của dân số học
o Giải thích được các thời kỳ dân số học và tác động đến môi trường
o Trình bày được lý thuyết quá độ dân số
o Trình bày được dân số và đặc điểm dân cư Việt Nam
o Giải thích được phân bố dân số và sự chuyển dịch dân cư: nguyên nhân và
hệ quả
• Chủ đề 3.1: Khái quát về dân số học
- Chuẩn đầu ra chủ đề:
o Trình bày được khái niệm về dân số học
o Trình bày được các thông số đánh giá dân số học
o Giải thích được cách đọc tháp dân số từ đó đánh giá được cấu trúc
dân số
- Mô tả vắn tắt nội dung: Giới thiệu về dân số học và các đặc điểm, thông số
của dân số, làm quen với cấu trúc dân số và mô hình tháp dân số.
• Chủ đề 3.2: Các thời kỳ dân số học và tác động đến môi trường
- Chuẩn đầu ra chủ đề:
o Trình bày được các thời kỳ dân số của loài người
o Giải thích được mối liên hệ giữa việc sản xuất nông nghiệp và sự gia
tăng dân số
o Giải thích được sự ảnh hưởng của các thời kỳ dân số đến môi trường
- Mô tả vắn tắt nội dung: Trình bày lịch sử phát triển dân số của thế giới, thông
qua đó nêu bật mối quan hệ giữa phát triển nông nghiệp và phát triển dân số
cũng như ảnh hưởng và tác động của hai yếu tố này đến môi trường và tài
nguyên thiên nhiên
• Chủ đề 3.3: Phân bố dân số - sự gia tăng - chuyển dịch dân số
- Chuẩn đầu ra chủ đề:
o Trình bày được đặc điểm phân bố dân số trên thế giới
o Giải thích được biến trình gia tăng dân số và lý thuyết quá độ dân số
o Giải thích được được sự chuyển cư, giải thích được cơ bản nguyên
nhân và hệ quả của sự chuyển cư
- Mô tả vắn tắt nội dung: Chủ để kết hợp giới thiệu sự phân bố dân số trên thế
giới và sự gia tăng dân số từ đó giúp người học nhận thức được mối quan hệ

8
giữa sự chuyển hoá dân số và đời sống, xã hội, kinh tế của các nới trên thế
giới.
• Chủ đề 3.4: Dân số và phân bố dân cư ở Việt Nam
- Chuẩn đầu ra chủ đề:
o Giải thích được tình hình dân số Việt Nam và các tác động xã hội liên
quan
o Giải thích được xu hướng gia tăng dân số, phân bố dân số và sự
chuyển cư
o Mô tả được các mục tiêu cơ bản của chiến lược dân số Việt Nam
- Mô tả vắn tắt nội dung: Tìm hiểu về các đặc điểm dân số Việt Nam và các
bối cảnh xã hội, chính sách, chiến lược liên quan.
CHƯƠNG 4: Nhu cầu và hoạt động thoả mãn nhu cầu của con người
• Chuẩn đầu ra chương:
o Trình bày được các nhu cầu và hoạt động đáp ứng nhu cầu lương thực, thực
phẩm
o Giải thích được sự tác động đến môi trường của các nền nông nghiệp.
o Giải thích được sự tác động đến môi trường của nhà ở, sự đô thị hoá và công
nghiệp hoá.
o Giải thích được sự tác động đến môi trường của các yếu tố văn hoá, quan hệ
xã hội và nhu cầu thể thao, du lịch.
o Áp dụng được các kiến thức của chương học vào cuộc sống.
• Chủ đề 4.1: Nhu cầu và hoạt động đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm
các thời kỳ dân số
- Chuẩn đầu ra chủ đề:
o Trình bày được những loại lương thực, thực phẩm chủ yếu
o Giải thích được được nhu cầu và hiện trạng tiêu thụ lương thực và
thực phẩm
o Giải thích được ưu và hạn chế của những vấn đề lương thực, thực
phẩm trong lịch sử.
o Giải thích được những vấn đề về lương thực, thực phẩm trong tương
lai và vấn đề an ninh lương thực.
- Mô tả vắn tắt nội dung: trình bày về những loại lương thực, thực phẩm chủ
yếu; nhu cầu và hiện trạng tiêu thụ lương thực và thực phẩm; vấn đề lương
thực, thực phẩm trong lịch sử và những vấn đề về lương thực, thực phẩm
trong tương lai.
• Chủ đề 4.2: Các nền nông nghiệp và tác động tới môi trường
- Chuẩn đầu ra chủ đề:
o Trình bày được sự tác động động đến môi trường của nền nông
nghiệp hái lượm, săn bắt và đánh cá, nền nông nghiệp trồng trọt chăn
thả truyền thống
9
o Giải thích được ưu điểm và hạn chế của nền nông nghiệp công
nghiệp hoá.
o Giải thích được mối liên hệ của phát triển nông nghiệp nông thôn và
các vấn đền về môi trường.
o Giải thích được vai trò của nền nông nghiệp sinh thái học đến bảo
vệ môi trường.
o Áp dụng kiến thức của chương vào cuộc sống.
- Mô tả vắn tắt nội dung: trình bày về sự tác động đến môi trường của nền
nông nghiệp hái lượm, săn bắt và đánh cá; nền nông nghiệp trồng trọt chăn
thả truyền thống; nền nông nghiệp công nghiệp hoá, nền nông nghiệp sinh
thái học và phát triển nông nghiệp nông thôn.
• Chủ đề 4.3: Nhà ở và môi trường
- Chuẩn đầu ra chủ đề:
o Giải thích được mối liên hệ giữa du cư, định cư, nhà ở của con người
và tác động đến môi trường.
- Mô tả vắn tắt nội dung: trình bày về mối liên hệ giữa du cư, định cư, nhà ở
của con người và tác động đến môi trường.
• Chủ đề 4.4: Đô thị hoá, công nghiệp hoá và tác động đến môi trường
- Chuẩn đầu ra chủ đề:
o Giải thích được mối quan hệ giữa đô thị hoá, công nghiệp hoá và tác
động đến môi trường
- Mô tả vắn tắt nội dung: trình bày về sự tác động đến môi trường của các hình
thức quần cư, nguồn gốc của đô thị hoá và công nghiệp hoá; đô thị hoá và
công nghiệp hoá trên thế giới và đô thị hoá và công nghiệp hoá và ở Việt
Nam
• Chủ đề 4.5: Nhu cầu văn hoá, thể thao, du lịch và tác động tới môi trường
- Chuẩn đầu ra chủ đề:
o Giải thích được mối quan hệ, tác động của văn hoá, quan hệ xã hội,
nhu cầu thể thao, du lịch đến môi trường.
o Trình bày được các nguyên tắc của du lịch bền vững
o Áp dụng các yếu tố văn hoá, quan hệ xã hội như là công cụ trong
việc bảo vệ môi trường.
- Mô tả vắn tắt nội dung: trình bày, phân tích về sự tác động đến môi trường
của văn hoá, quan hệ xã hội và nhu cầu thể thao, du lịch.
CHƯƠNG 5: Tài nguyên thiên nhiên
- Chuẩn đầu ra chương:
o Trình bày khái niệm và phân loại tài nguyên thiên nhiên
o Nhận định hiện trạng, khai thác và các vấn đề môi trường của tài nguyên thiên
nhiên
• Chủ đề 5.1: Khái niệm và phân loại tài nguyên thiên nhiên
10
-Chuẩn đầu ra chủ đề:
o Trình bày được khái niệm và phân loại tài nguyên thiên nhiên
- Mô tả vắn tắt nội dung: Giới thiệu về khái niệm tài nguyên thiên nhiên và
việc phân loại các tài nguyên thiên nhiên theo các nhóm khác nhau.
• Chủ đề 5.2: Tài nguyên rừng và tài nguyên đất
- Chuẩn đầu ra chủ đề:
o Trình bày được khái niệm tài nguyên rừng và tài nguyên đất
o Nhận định hiện trạng, khai thác và các vấn đề môi trường của
tài nguyên rừng và tài nguyên đất
- Mô tả vắn tắt nội dung: Giải thích về khái niệm, hiện trạng, tình hình khai
thác và giải pháp quản lý của tài nguyên rừng và tài nguyên đất
• Chủ đề 5.3: Tài nguyên nước và tài nguyên biển
✓ Chuẩn đầu ra chủ đề:
o Trình bày được khái niệm tài nguyên nước và tài nguyên biển
o Nhận định hiện trạng, khai thác và các vấn đề môi trường của
tài nguyên nước và tài nguyên biển
✓ Mô tả vắn tắt nội dung: Giải thích về khái niệm, hiện trạng, tình hình khai
thác và giải pháp quản lý của tài nguyên nước và tài nguyên biển
• Chủ đề 5.4: Các tài nguyên khác
✓ Chuẩn đầu ra chủ đề:
o Trình bày được khái niệm tài nguyên sinh vật, tài nguyên khoáng
sản và tài nguyên năng lượng
o Nhận định giá trị, hiện trạng và sự suy giảm của đa dạng sinh
học
o Nhận định hiện trạng khai thác và các vấn đề môi trường của tài
nguyên khoáng sản và tài nguyên năng lượng
✓ Mô tả vắn tắt nội dung: Giải thích về giá trị, hiện trạng và sự suy giảm của
đa dạng sinh học; khái niệm, hiện trạng, tình hình khai thác và giải pháp
quản lý của tài nguyên khoáng sản và tài nguyên năng lượng
CHƯƠNG 6: Ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu
• Chuẩn đầu ra chương:
o Trình bày được các khái niệm và yếu tố tác động xấu đến môi trường.
o Trình bày được các chức năng cơ bản và nội dung nghiên cứu về hiện trạng
ô nhiễm môi trường.
o Giải thích được sự tác động qua lại giữa hoạt động của con người và môi
trường.
o Áp dụng được kiến thức của chủ đề vào trong công việc, cuộc sống nhằm
bảo vệ môi trường.
• Chủ đề 6.1: Khái niệm về ô nhiễm môi trường
✓ Chuẩn đầu ra chủ đề:

11
o Trình bày được các khái niệm cơ bản
o Giải thích được các tác nhân gây ra ô nhiễm môi trường tự
nhiên
o Áp dụng được kiến thức của chủ đề vào trong công việc, cuộc
sống
✓ Mô tả vắn tắt nội dung: Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề nhức nhối đối
với mỗi quốc gia. Không riêng gì Việt Nam, mỗi quốc gia, mỗi nước, mỗi
địa điểm đều xảy ra tình trang ô nhiễm. Không ít thì nhiều, không ô nhiễm
không khí thì ô nhiễm nguồn nước. Không ô nhiễm nguồn đất thì ô nhiễm
tiếng ồn
• Chủ đề 6.2: Ô nhiễm môi trường đất
✓ Chuẩn đầu ra chủ đề:
o Trình bày được các khái niệm cơ bản
o Giải thích được các tác nhân gây ra ô nhiễm môi trường đất
trong tự nhiên
o Áp dụng được kiến thức của chủ đề vào trong công việc, cuộc
sống
✓ Mô tả vắn tắt nội dung: Ô nhiễm đất là loại ô nhiễm bị ảnh hưởng trực
tiếp từ ô nhiễm nguồn nước. Hiện tượng ô nhiễm đất là do ảnh hưởng từ
rác thải rắn trên bề mặt và trong lòng đất. Các chất hóa học có trong rác
thải sẽ làm thay đổi tính chất của đất. Các loại ô nhiễm nguồn đất chủ yếu
là do sự khai thác quá mức, sử dụng chất hóa học quá nhiều trong trồng
trọt, khai thác mỏ… Hay do hiện tượng tự nhiên: Động đất, ngập mặn…
• Chủ đề 6.3: Ô nhiễm môi trường nước
✓ Chuẩn đầu ra chủ đề:
o Trình bày được các khái niệm cơ bản
o Giải thích được các tác nhân gây ra ô nhiễm môi trường nước
trong tự nhiên
o Áp dụng được kiến thức của chủ đề vào trong công việc, cuộc
sống
✓ Mô tả vắn tắt nội dung: Sự thiếu ý thức từ một số hộ dân đã gây ra ô nhiễm
nguồn nước nghiêm trọng. Cả nước ngọt lẫn nước mặn (nước biển). Trong
quá đình đánh bắt hay chăn nuôi đã xả thải ra một lượng rác thải không
nhỏ ra môi trường. Cả rác thải thô lẫn nước thải sinh hoạt. Thậm chí có
những loại phế liệu cũng thẳng tay cho xuống sông xuống biển.
Hoạt động đánh bắt có sự hỗ trợ của thuốc nổ hay một số loại hóa chất
nhằm tăng năng suất. Bên cạnh đó cũng phải kể đến nước xả thải từ khu
công nghiệp nhà máy tại nước ta. Có những đơn vị chưa được sự cho phép
đã xả trực tiếp ra nguồn nước, ra lén lút để giảm thiểu chi phí cho doanh
nghiệp gây ô nhiễm ao hồ, sông suối, kênh rạch, thác nước, v.v.

12
• Chủ đề 6.4: Ô nhiễm môi trường không khí
✓ Chuẩn đầu ra chủ đề:
o Trình bày được các khái niệm cơ bản
o Giải thích được các tác nhân gây ra ô nhiễm không khí trong
môi trường tự nhiên
o Áp dụng được kiến thức của chủ đề vào trong công việc, cuộc
sống
✓ Mô tả vắn tắt nội dung: Ô nhiễm không khí nguyên nhân chủ yếu là do
khói bụi từ các nhà máy xí nghiệp thải ra. Các loại ống khói cỡ lớn ngày
ngày ồ ạt thải ra với màu khói đen khịt kèm theo đó là mùi hôi khó chịu.
Ô nhiễm không khí từ máy móc sinh hoạt cũng chúng ta: xe máy, xe ô tô,
máy phát điện, máy cày,lò đốt rác thải phế liệu của các hộ dân nhỏ lẻ.
• Chủ đề 6.5: Biến đổi khí hậu
✓ Chuẩn đầu ra chủ đề:
o Trình bày được các khái niệm cơ bản
o Giải thích được các tác nhân gây ra biến đổi khí hậu trong môi
trường tự nhiên
o Áp dụng được kiến thức của chủ đề vào trong công việc, cuộc
sống
✓ Mô tả vắn tắt nội dung: Hậu qua ô nhiễm để lại rất nặng nề, rất nhiều hệ
lụy. Chúng biến đổi hệ sinh thái chúng ta đang sinh sống, làm băng tan
chảy, nước biển dâng, đất bị xâm nhập mặn…đó là minh chứng cho sự
biến đổi khi hậu (hiệu ứng nhà kính) bắt nguồn từ sự ô nhiễm môi trường
mà ra. Vậy, ô nhiễm mỗi trường là gì, có bao nhiêu loại ô nhiễm, thực
trạng, nguyên nhân và biện pháp cần làm nhất bây giờ là gì?

CHƯƠNG 7: Bảo vệ môi trường


• Chuẩn đầu ra chương:
o Trình bày được những vấn đề môi trường toàn cầu và ở Việt Nam
o Trình bày được các khái niệm, cơ sở khoa học và các công cụ quản lý môi
trường.
o Trình bày được các khái niệm và tiêu chuẩn của phát triển bền vững
o Nhận định mối quan hệ giữa kinh tế, xã hội, môi trường trong khía cạnh phát
triển bền vững
o Nhận định những thuận lợi và khó khăn trong phát triển bền vững trên thế
giới và ở Việt Nam
o Giải thích được mối quan hệ và tác động của con người đến môi trường.
o Nhận diện và nâng cao ý thức, hành động cụ thể của cá nhân và xu hướng
tham gia của cộng đồng trong vấn đề bảo vệ môi trường
• Chủ đề 7.1: Các vấn đề môi trường toàn cầu
13
✓ Chuẩn đầu ra chủ đề:
o Trình bày được nguyên nhân và vấn đề môi trường toàn cầu.
o Nhận diện những thực trạng đáng báo động về vấn đề môi
trường toàn cầu
✓ Mô tả vắn tắt nội dung: Giới thiệu về các vấn đề môi trường toàn cầu đang
đối mặt hiện nay, những nguyên nhân và thực trạng đáng báo động.
• Chủ đề 7.2: Quản lý và bảo vệ môi trường
✓ Chuẩn đầu ra chủ đề:
o Trình bày được những hoạt động bảo vệ môi trường có tính chất
toàn cầu từ trước cho đến hiện nay.
o Trình bày được khái niệm, cơ sở khoa học và các công cụ quản
lý môi trường.
✓ Mô tả vắn tắt nội dung: Trình bày các hoạt động bảo vệ môi trường trên
toàn cầu như Ngày môi trường, Chương trình Hành động thế kỷ 21, Tuyên
bố Rio,… Giải thích về cơ sở khoa học của công tác bảo vệ môi trường
và liệt kê các công cụ quản lý môi trường
• Chủ đề 7.3: Phát triển bền vững
✓ Chuẩn đầu ra chủ đề:
o Trình bày được khái niệm phát triển bền vững
o Trình bày được chỉ tiêu phát triển bền vững
o Nhận định mối quan hệ giữa kinh tế, xã hội, môi trường trong
khía cạnh phát triển bền vững
o Trình bày được những nguyên tắc đạo đức và những thách thức
đối với phát triển bền vững
✓ Mô tả vắn tắt nội dung: Giải thích về khái niệm phát triển bền vững, mối
quan hệ giữa kinh tế, xã hội, môi trường xét trên phát triển bền vững.
Những nguyên tắc đạo đức và thách thức của phát triển bền vững
• Chủ đề 7.4: Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững ở Việt Nam
✓ Chuẩn đầu ra chủ đề:
o Trình bày và nhận diện những vấn đề môi trường cấp bách, nổi
bật hiện nay ở Việt Nam
o Mô tả những mục tiêu của chiến lược phát triển bền vững của
nước ta hiện nay
o Nhận định những thách thức (thuận lợi, khó khăn) đối với Việt
Nam trong phát triển bền vững
o Trình bày được những hoạt động bảo vệ môi trường được Nhà
nước khuyến khích thực hiện
✓ Mô tả vắn tắt nội dung: Nhận diện những vấn đề môi trường cấp bách của
Việt Nam và liệt kê được những hoạt động bảo vệ môi trường của Việt
Nam

14
• Chủ đề 7.5: Con người và môi trường
✓ Chuẩn đầu ra chủ đề:
o Giải thích được những tác động của con người đến môi trường.
o Nhận diện và nâng cao ý thức, hành động cụ thể của cá nhân và
xu hướng tham gia của cộng đồng trong vấn đề bảo vệ môi
trường
✓ Mô tả vắn tắt nội dung: Giải thích mối quan hệ giữa con người và môi
trường từ đó nâng cao nhận thức và ý thức bảo vệ môi trường của mỗi cá
nhân và lan tỏa đến cộng đồng để bảo vệ môi trường

7. Học liệu
7.1. Học liệu chính
a. Tài liệu học tập đa phương tiện: videos, slides, scripts các chương mở đầu,
chương 1,2,3,4,5,6,7
b. Giáo trình
[1]. Nguyễn Xuân Cự, Nguyễn Thị Phương Loan. Môi trường và con người.
Nhà xuất bản giáo dục, 2014

7.2. Học liệu bổ trợ (Tài liệu tham khảo)


[1]. Lê Văn Khoa. Giáo trình Con người và Môi trường, Nhà xuất bản Giáo
dục, 2011. [38092].
[2]. Lê Thanh Vân. Con người và môi trường, NXB Đại học sư phạm Hà
Nội, 2011. [17613].
[3] Các tài liệu khác do giảng viên cung cấp

* Lưu ý: Sinh viên được sử dụng thư viện của Trường, bao gồm việc đọc sách, mượn
sách và download các ebook theo quy định của thư viện.

8. Đánh giá môn học

15
Thành Hình
CĐR môn Tỷ lệ
phần Bài đánh giá Thời điểm thức
học %
đánh giá
Trong suốt CLO1.2,
A1.1 Diễn đàn thảo
thời gian học CLO1.3, Trực
luận nội dung môn 15%
trực tuyến CLO2.1, tuyến
học (TL)
CLO2.2
CLO1.1,
A1. Đánh A1.2 Làm bài tập CLO1.2,
quá kiểm tra kết thúc CLO1.3,
giá Trong suốt
CLO2.1, Trực
trình chương: trắc thời gian học 35%
CLO2.2, tuyến
nghiệm hoặc tự trực tuyến
CLO3.1,
luận
CLO3.2,
CLO3.3
Tổng cộng 50%
CLO1.1,
CLO1.2, Trực
Thi kết thúc môn CLO1.3, tiếp
A2. Đánh học: thi tập trung Cuối học kỳ CLO2.1, họặc
giá cuối kỳ (trắc nghiệm) CLO3.1, trực
CLO3.3 tuyến

Tổng cộng 50%


Tổng cộng 100%
(*) Lưu ý: Số lượng và trình tự các buổi video conference sẽ được phân bổ tùy theo
đặc trưng của từng môn học.

- Diễn đàn 1: Chiếm 5% tỷ lệ điểm đánh giá quá trình A1.1.


➢ Nội dung thảo luận chủ đề 1: Các tác động của con người làm thay đổi/biến
mất một quần thể/quần xã/hệ sinh thái. Hãy cho ví dụ cụ thể và phân tích nội
dung trên.
- Diễn đàn 2: Chiếm 5% tỷ lệ điểm đánh giá quá trình A1.1.
➢ Nội dung thảo luận chủ đề 2: Quá trình công nghiệp hoá và những tác động
môi trường chủ yếu của công nghiệp hoá đã diễn ra như thế nào. Học viên xem
thêm phim "Nông nghiệp nào nuôi 6 tỉ người trên trái đất".
(Link: https://www.youtube.com/watch?v=Ah-Xgkr-s1Q&t=140s) (nguồn link
phim từ Trung Tâm nghiên cứu và phát triển – Trường Đại Học Mở Tp.HCM)
để thảo luận về chủ đề trên cũng như thảo luận các vấn đề cấp bách của nền
nông nghiệp hiện đại đang từng ngày phá huỷ hệ sinh thái.
- Diễn đàn 3: Chiếm 5% tỷ lệ điểm đánh giá quá trình A1.1.

16
➢ Nội dung thảo luận chủ đề 3: Học viên xem phim Home (Link:
https://m.youtube.com/watch?v=MMljZnqsPD8&list=PLgDQGizxDqiT9bPuafHgsF
YVStxEPoC7Z&index=6&t=0s&utm_source=zalo&utm_medium=zalo&utm_campai
gn=zalo
(nguồn link phim từ Trung Tâm nghiên cứu và phát triển – Trường Đại Học
Mở Tp.HCM)
Học viên thảo luận các nội dung liên quan đến phim để thấy được trái đất đang
đứng trước biết bao thảm hoạ do con người gây ra. Từ đó bàn luận thêm về các
giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu.

- Tham gia video conference 1: Ôn tập, thảo luận các nội dung từ chương 1 đến chương
5. Giảng viên cập nhật và thảo luận thêm các thông tin liên quan đến các vấn đề môi
trường đang được Việt Nam và thế giới quan và giải đáp thắc mắc của sinh viên
- Tham gia video conference 2: Ôn tập, thảo luận các nội dung đã học từ chương 1 đến
chương 7. Giảng viên cập nhật và thảo luận thêm các thông tin liên quan đến các vấn
đề môi trường đang được Việt Nam và thế giới quan và giải đáp thắc mắc của sinh viên

III. Lịch trình học tập


Thời lượng: N tuần chính thức. Thời gian gia hạn đối với các bài tập có tính điểm và bài
kiểm tra kết thúc của cho mỗi chương là 01 tuần ngay sau tuần chính thức kết thúc.

Chuẩn đầu Các hoạt động Tiến độ*


Tuần Nội dung học tập
ra học tập Bắt đầu Kết thúc
Mô tả vắn tắt nội
dung:
- Giới thiệu nhóm
giảng viên
- Nội dung học tập Hạn nộp bài
Chương 0:
của môn học Xem video giới kiểm tra cuối
Giới thiệu
- Thời lượng hoàn thiệu môn học Chương 1:
môn học
thành môn học - Chính thức:
1 - Tài liệu tham 23h55 ngày
Tuần 1
khảo thứ hai tuần 2
- Kiểm tra và đánh - Gia hạn:
giá 23h55 ngày
Chủ đề 1.1: Các - Xem video bài thứ hai tuần 3
Chương 1. CLO1.1
Khái quát khái niệm và các giảng chủ đề
CLO2.1
chung về thành phần môi 1.1
CLO3.1
môi trường tự nhiên - Làm bài tập tự
trường và CLO3.2 đánh giá chủ đề
con người CLO3.3 1.1

17
Chủ đề 1.2: Các - Xem video bài
chức năng cơ bản giảng chủ đề
của môi trường, CLO1.1 1.2
nội dung nghiên CLO2.1 - Làm bài tập tự
1 cứu của khoa học CLO3.1 đánh giá chủ đề Tuần 1
môi trường và mối CLO3.2 1.2
quan hệ giữa con CLO3.3 - Làm bài tập tự
người và môi đánh giá
trường chương 1
Chủ đề 2.1: Các CLO1.1 - Xem slide bài
yếu tố sinh thái và CLO2.1 giảng và giáo
tác động của nó CLO3.1 trình về chủ đề
đến sinh vật (Chủ CLO3.2 2.1
đề tự nghiên cứu) - Làm bài tập tự
CLO3.3
đánh giá chủ đề
2.1
Chủ đề 2.2: Quần CLO1.1 - Xem slide bài
thể và các đặc CLO2.1 giảng và giáo
trưng của quần thể trình về chủ đề Hạn chót nộp
CLO3.1
Chương 2. (Chủ đề tự nghiên 2.2 bài kiểm tra
Các CLO3.2 cuối Chương
cứu) - Làm bài tập tự
nguyên lý CLO3.3 2:
2 sinh thái đánh giá chủ đề
2.2 Thứ 2 - Chính thức:
học ứng
dụng Chủ đề 2.3: Quần tuần 2 23h55 ngày
CLO1.1 - Xem video bài
trong môi xã và các đặc trưng thứ hai tuần 3
CLO2.1 giảng chủ đề 2.3
trường của quần xã - Gia hạn:
CLO3.1 - Làm bài tập tự
23h55 ngày
CLO3.2 đánh giá chủ đề
thứ hai tuần 4
CLO3.3 2.3
Chủ đề 2.4: Hệ CLO1.1 - Xem video bài
sinh thái và các CLO2.1 giảng chủ đề 2.4
đặc trưng của hệ CLO3.1 - Làm bài tập tự
sinh thái CLO3.2 đánh giá chủ đề
2.4
CLO3.3
- Làm bài tập tự
đánh giá chương
2
CLO1.1
CLO2.1
Tham gia diễn Nội dung thảo 1 diễn
CLO3.1
đàn 1 luận 1 đàn
CLO3.2
CLO3.3

18
Bài tập kiểm
Kiểm tra tra kết thúc
chương 2
Chủ đề 3.1 Khái CLO1.1 - Xem slide bài
quát về dân số CLO1.2 giảng và giáo
học (Chủ đề tự CLO2.1 trình về chủ đề
nghiên cứu) CLO3.2 3.1
CLO3.3 - Làm bài tập tự
đánh giá chủ đề
3.1
Chủ đề 3.2: Các CLO1.1 - Xem video bài
thời kỳ dân số CLO1.2 giảng chủ đề 3.2
học và tác động CLO2.1 - Làm bài tập tự
đến môi trường CLO3.2 đánh giá chủ đề Hạn chót nộp
CLO3.3 3.2 bài kiểm tra
Chủ đề 3.3: Phân CLO1.1 - Xem video bài cuối Chương
Chương 3. bố dân số - sự gia CLO1.2 giảng chủ đề 3.3 3:
Dân số và tăng - chuyển CLO2.1 - Làm bài tập tự Thứ 2 - Chính thức:
3 môi dịch dân số CLO3.2 đánh giá chủ đề tuần 3 23h55 ngày
trường
CLO3.3 3.3 thứ hai tuần 4
Chủ đề 3.4: Dân CLO1.1 - Xem slide bài - Gia hạn:
số và phân bố dân CLO1.2 giảng và giáo 23h55 ngày
cư ở Việt Nam CLO2.1 trình về chủ đề thứ hai tuần 5
(Chủ đề tự CLO3.2 3.4
nghiên cứu) CLO3.3 - Làm bài tập tự
đánh giá chủ đề
3.4
Làm bài tập tự
đánh giá chương
3
Kiểm tra Bài tập kiểm
tra kết thúc
chương 3
Chủ đề 4.1: Nhu CLO1.2 Hạn chót nộp
- Xem video bài
cầu và hoạt động bài kiểm tra
Chương 4: CLO2.2 giảng chủ đề
Nhu cầu đáp ứng nhu cầu CLO3.1 4.1
cuối Chương
và hoạt lương thực, thực 4:
CLO3.2 Làm bài tập tự
động thỏa phẩm các thời kỳ Thứ 2 - Chính thức:
4 CLO3.3 đánh giá chủ đề
mãn nhu dân số tuần 4 23h55 ngày
cầu của 4.1
thứ hai tuần 5
con người Chủ đề 4.2: Các CLO1.2 - Xem video bài - Gia hạn:
nền nông nghiệp CLO 1.3 giảng chủ đề 23h55 ngày
và tác động tới môi 4.2 thứ hai tuần 6

19
trường CLO2.1 Làm bài tập tự
CLO2.2 đánh giá chủ đề
CLO3.1 4.2
CLO3.2
CLO3.3

Chủ đề 4.3: Nhà ở CLO1.2 - Xem video bài


và môi trường CLO2.2 giảng chủ đề
CLO3.1 4.3
CLO3.2
Làm bài tập tự
CLO3.3
đánh giá chủ đề
4.3
Chủ đề 4.4: Đô thị CLO1.2 - Xem video bài
hoá, công nghiệp CLO2.2 giảng chủ đề
hoá và tác động CLO3.1 4.4
CLO3.2
đến môi trường Làm bài tập tự
CLO3.3
đánh giá chủ đề
4.4
Chủ đề 4.5: Nhu CLO1.2 - Xem video bài
cầu văn hoá, thể CLO2.1 giảng chủ đề
thao, du lịch và tác CLO2.2 4.5
CLO3.1
động tới môi - Làm bài tập tự
CLO3.2
trường CLO3.3 đánh giá chủ đề
4.5
Làm bài tập tự
đánh giá chương
4
CLO1.2
CLO2.2
Tham gia diễn CLO3.1 Nội dung thảo
4 1
đàn 2 CLO3.2 luận 2
CLO3.3

CLO1.2
CLO2.2 Bài tập kiểm
CLO3.1
Kiểm tra tra kết thúc
CLO3.2
CLO3.3 chương 4

Chủ đề 5.1: Khái CLO1.2 - Xem video bài Hạn chót nộp
Chương 5. niệm và phân loại giảng chủ đề bài kiểm tra
Tài tài nguyên thiên 5.1 Thứ 2 cuối Chương
5 nguyên
nhiên Làm bài tập tự tuần 5 5:
thiên
nhiên đánh giá chủ đề - Chính thức:
5.1 23h55 ngày

20
Chủ đề 5.2: Tài - Xem video bài thứ hai tuần 6
CLO1.2
nguyên rừng và tài giảng chủ đề - Gia hạn:
CLO2.1
nguyên đất 5.2 23h55 ngày
CLO3.1
Làm bài tập tự thứ hai tuần 7
CLO3.2
đánh giá chủ đề
CLO3.3
5.2
Chủ đề 5.3: Tài - Xem video bài
CLO1.2
nguyên nước và giảng chủ đề
CLO2.1
tài nguyên biển 5.3
CLO3.1
Làm bài tập tự
CLO3.2
đánh giá chủ đề
CLO3.3
5.3
Chủ đề 5.4: Các - Xem video bài
tài nguyên khác giảng chủ đề
CLO1.2 5.4
CLO2.1 - Làm bài tập tự
CLO3.1 đánh giá chủ đề
CLO3.2 5.4
CLO3.3 Làm bài tập tự
đánh giá chương
5
CLO1.2
CLO2.1 Tham gia
Tham gia Video
CLO3.1 Video 1
conference
CLO3.2 conference 1
CLO3.3
5
CLO1.2
CLO2.1 Bài tập kiểm
Kiểm tra CLO3.1 tra kết thúc
CLO3.2 chương 5
CLO3.3
Chủ đề 6.1:Khái CLO1.1 Xem video bài
niệm về ô nhiễm CLO2.1 giảng chủ đề 6.1; Hạn chót nộp
môi trường CLO3.1 Làm bài tập tự bài kiểm tra
Chương 6: CLO3.2 đánh giá chủ đề cuối Chương
Ô nhiễm 6.1 6:
CLO3.3
môi Thứ 2 - Chính thức:
6 trường và
biến đổi Chủ đề 6.2: Ô Xem video bài tuần 6 23h55 ngày
CLO1.1
khí hậu nhiễm môi trường giảng chủ đề 6.1; thứ hai tuần 7
CLO2.1
đất 6.2; - Gia hạn:
CLO3.1
Làm bài tập tự 23h55 ngày
CLO3.2
đánh giá chủ đề thứ hai tuần 8
CLO3.3
6.2

21
Chủ đề 6.3: Ô CLO1.1 Xem video bài
nhiễm môi trường CLO2.1 giảng chủ đề 6.1;
nước CLO3.1 6.3
CLO3.2 Làm bài tập tự
đánh giá chủ đề
CLO3.3
6.3
Chủ đề 6.4: Ô CLO1.1 Xem video bài
nhiễm môi trường CLO2.1 giảng chủ đề 6.1;
không khí CLO3.1 6.4
CLO3.2 Làm bài tập tự
đánh giá chủ đề
CLO3.3
6.4

Chủ đề 6.5: Biến CLO1.1 Xem slide bài


đổi khí hậu CLO2.1 giảng và giáo
CLO3.1 trình về chủ đề
CLO3.2 6.5
- Làm bài tập tự
CLO3.3
đánh giá chủ đề
6.5
CLO1.1
CLO2.1
Tham gia diễn Nội dung thảo
CLO3.1 1
đàn 3 luận 3
CLO3.2
CLO3.3
CLO1.1
CLO2.1 Bài tập kiểm
Kiểm tra CLO3.1 tra kết thúc
CLO3.2 chương 6
CLO3.3
Chủ đề 7.1: Các CLO1.2 - Xem video bài
giảng chủ đề Hạn chót nộp
vấn đề môi trường CLO2.1
toàn cầu CLO3.1 7.1 bài kiểm tra
CLO3.2 - Làm bài tập tự cuối Chương
Chương 7. CLO3.3 đánh giá chủ đề 7:
Bảo vệ môi 7.1 Thứ 2 - Chính thức:
7
trường tuần 7 23h55 ngày
thứ hai tuần 8
Chủ đề 7.2: Quản CLO1.2 - Xem video bài
giảng chủ đề - Gia hạn:
lý và bảo vệ môi CLO2.1
CLO3.1 7.2 23h55 ngày
trường
CLO3.2 thứ hai tuần 9
CLO3.3

22
- Làm bài tập tự
đánh giá chủ đề
7.2

Chủ đề 7.3: Phát CLO1.2 - Xem video bài


CLO2.1 giảng chủ đề
triển bền vững
CLO3.1 7.3
CLO3.2 - Làm bài tập tự
CLO3.3 đánh giá chủ đề
7.3

Chủ đề 7.4: Bảo CLO2.1 - Xem video bài


CLO3.1 giảng chủ đề
vệ môi trường và
phát triển bền CLO3.2 7.4
CLO3.3 - Làm bài tập tự
vững ở Việt Nam
đánh giá chủ đề
7.4

Chủ đề 7.5: Con CLO1.2 - Xem video bài


giảng chủ đề
người và môi CLO2.1
CLO3.1 7.5
trường
CLO3.2 - Làm bài tập tự
CLO3.3 đánh giá chủ đề
7.5

CLO1.2
Tham gia Video CLO2.1 Tham gia
CLO3.1 Video 1
Conference 2 CLO3.2 - Conference 2
CLO3.3
CLO1.2
CLO2.1 Bài tập kiểm
Kiểm tra CLO3.1 tra kết thúc
CLO3.2 chương 7
CLO3.3
* Lưu ý: Tiến độ học tập của từng chương sẽ do giảng viên phân sẽ tuỳ theo khối lượng
kiến thức của mỗi chương. Một chương (trừ chương mở đầu) có thể kéo dài hơn 01 tuần.
IV. Các yêu cầu của môn học
Môn học này được triển khai theo phương thức trực tuyến với 7 chương bao gồm lý thuyết
và thực hành và học theo trình tự trước sau từ chương mở đầu đến chương 7. Sinh viên tham
gia môn học bằng cách đăng nhập vào hệ thống quản lý học tập elolms.edu.vn của Trường Đại
học Mở Thành phố Hồ Chí Minh và hoàn thành các hoạt động học tập theo quy định.
1. Quy định về việc thực hiện hoạt động học tập trực tuyến

23
Sinh viên phải tham gia đầy đủ và theo thứ tự các chương của môn học theo Lịch trình
học tập. Mỗi chương bao gồm các hoạt động học tập cơ bản sau:
1.1. Xem bài giảng: Videos, slides, scripts, tài liệu giấy (nếu có).
1.2. Tham gia diễn đàn thảo luận trên ELOLMS
1.2.1. Các loại diễn đàn: Trong môn học có 2 loại diễn đàn:
- Diễn đàn thảo luận nội dung môn học (có tính điểm): là nơi dành cho Giảng
viên tạo các chủ đề thảo luận cho môn học. Sinh viên tham gia thảo luận các chủ đề
theo thời gian quy định để tích lũy điểm quá trình cho môn học.
- Diễn đàn thảo luận chung (không tính điểm): là nơi để sinh viên tạo các chủ
đề thảo luận và đưa ra những thắc mắc liên quan đến môn học.
1.2.2. Quy định về cách tính điểm tham gia diễn đàn thảo luận nội dung môn học:
- Sinh viên tham gia thảo luận đầy đủ và đáp ứng đúng yêu cầu của nội dung các
chủ đề trên diễn đàn Thảo luận nội dung môn học.
- Điểm của phần này là trung bình của điểm tất cả các chủ đề thảo luận của môn
học.
- Sinh viên chú ý thực hiện thảo luận trong thời hạn của từng chủ đề.
1.3. Làm bài tập tự đánh giá (không tính điểm)
- Các bài tập tự đánh giá là bài ôn tập kiến thức sau mỗi chủ đề/chương.
- Sinh viên được khuyến khích làm các câu hỏi này để tự ôn tập và chuẩn bị tốt
cho việc thực hiện các bài kiểm tra kết thúc chương và bài kiểm tra kết thúc môn
học.
- Sinh viên có thể làm lại nhiều lần các bài tập tự đánh giá.
- Các thắc mắc sinh viên trao đổi trên diễn đàn Thảo luận chung.
1.4. Làm bài kiểm tra kết thúc chương (có tính điểm)
- Mỗi chương sẽ có bài kiểm tra lấy từ ngân hàng đề thi.
- Sinh viên phải hoàn tất các hoạt động của chương mới được làm bài kiểm tra
chương.
- Điểm của bài kiểm tra chương là trung bình của điểm tất cả các bài kiểm tra
chương của môn học.
- Sinh viên chú ý hoàn tất bài kiểm tra chương trong thời gian quy định
1.5. Làm bài kiểm tra kết thúc môn học (thi kết thúc môn học)
- Bài kiểm tra kết thúc môn học: Bài kiểm tra kết thúc môn học là bài thi trắc
nghiệm, sẽ được thực hiện theo hình thức trực tuyến hoặc trực tiếp. Sinh viên không
được phép sử dụng tài liệu khi làm bài thi.
- Sinh viên tập trung tham gia thi kết thúc môn tại các cơ sở học tập của Trường
Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh. Sinh viên xem lịch thi đã được công bố vào
đầu học kì.
1.6. Các hoạt động khác: Thực hiện các phần tự học theo yêu cầu của môn học
* Lưu ý:
- Thời gian học tập: Mỗi tuần sinh viên cần dành từ 03 đến 05 giờ để hoàn thành
các hoạt động trên.
- Đạo văn: Đạo văn được hiểu là hành động sao chép hoặc sử dụng từ ngữ hoặc
ý tưởng của người khác và sử dụng như là sản phẩm của mình mà không có trích dẫn
đúng quy định. Sinh viên tự thực hiện các hoạt động học tập, không sao chép bài của

24
sinh viên khác hoặc sử dụng nguồn tài liệu tham khảo mà không có trích dẫn. Tỷ lệ
trích dẫn tham khảo từ các nguồn không quá 27%. Các hành động đạo văn sẽ ảnh
hưởng xấu đến kết quả bài làm của sinh viên.
2. Quy định về thực hiện lịch trình học tập trực tuyến
- Các hoạt động học tập của các chương được mở từ đầu học kỳ.
- Sinh viên phải hoàn thành tất cả các hoạt động học tập của chương trước mới
được tham gia học tập chương tiếp theo.
- Sinh viên có trách nhiệm hoàn thành các hoạt động học tập và đánh giá đúng
thời hạn.
- Các bài tập có tính điểm và bài kiểm tra kết thúc chương được gia hạn 01 tuần
ngay sau khi kết thúc thời hạn làm bài chính thức của mỗi bài tập/kiểm tra.
- Điểm số của những bài tập được thực hiện trong thời gian gia hạn sẽ bị trừ 20%.

TRƯỞNG KHOA/BAN TỔ TRƯỞNG BỘ MÔN GIẢNG VIÊN BIÊN SOẠN


(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)

Lê Huyền Ái Thuý Nguyễn Ngọc Bảo Châu Nguyễn Ngọc Bảo Châu

25
26

You might also like