You are on page 1of 2

BÀI TẬP CHUẨN ĐỘ KẾT TỦA

Phần Lý thuyết
- Nguyên tắc của phép đo bạc bằng phương pháp Mohr. Tại sao phương pháp này chỉ tiến hành
được trong môi trường trung tính hay kiềm yếu?
- Chỉ thị hấp phụ là gì? Nguyên tắc của phép đo bạc bằng phương pháp Fajans.
- Chất chỉ thị sử dụng khi chuẩn độ kết tủa bằng phương pháp Volhard. Tại sao phương pháp
này cần tiến hành chuẩn độ trong môi trường acid HNO3?
- Những lưu ý khi áp dụng phương pháp Volhard khi chuẩn độ các ion Cl- và I-
- Viết biểu thức tích số tan và độ tan của các chất sau: AgCl, Ag2CO3, Ca3(PO4)2, Fe(OH)3,
MgNH4PO4.
Phần bài tập.
Bài 1. Hãy cho biết ảnh hưởng của các chất đến độ tan trong nước của các kết tủa ở các trường
hợp sau:
a. của NH4Cl đến độ tan của MgNH4PO4.
b. của H+ đến độ tan của CaCO3
c. của NH3 đến độ tan của AgCl
d. của KI đến độ tan của HgI2
e. của NaOH đến độ tan của Zn(OH)2
Bài 2. Xác định nồng độ tối thiểu của K2CrO4 khi đươc sử dụng làm chỉ thị cho quá trình chuẩn
độ ion clorua (Cl-) bằng dung dịch bạc nitrat AgNO3, biết TAgCl = 10-9,75 và TK2CrO4 = 10-11,95
Bài 3. Nhỏ từ từ dung dịch AgNO3 và dung dịch chứa ion Cl- 0,1M và ion I- 0,1M.
a. Kết tủa AgI hay AgCl sẽ tách ra đầu tiên.
b. Khi kết tủa thứ hai bắt đầu xuất hiện thì nồng độ của anion đã được kết tủa trước bằng bao
nhiêu trong dung dịch?
Biết TAgCl = 10-10; TAgI = 10-16
Bài 4. Nhỏ từ từ dung dịch (NH4)2C2O4 vào dung dịch có chứa Ba2+ 0,01 iongam/L và Ca2+
0,01iong/L.
a. Hỏi ion nào trong hai cation sẽ được kết tủa trước?
b. Tại thời điểm bắt đầu kết tủa của cation thứ hai thì có bao nhiêu phần trăm cation thứ nhất
đã được kết tủa?
Biết TBaC2O4=10-7, TCaC2O4 = 10-8,7
Bài 5. Để xác định hàm lượng bạc (Ag) có trong hợp kim, người ta tiến hành hòa tan hòan toàn
0,3000g hợp kim này trong dung dịch HNO3 sau đó chuẩn độ dung dịch thu được bằng dung dịch
chuẩn NH4SCN 0,010N. Thể tích dung dịch chuẩn tiêu tốn là 23,80ml.
a. Đề xuất chất chỉ thị được sử dụng cho quá trình phân tích này.
b. Viết các phương trình phản ứng xảy ra trong quá trình chuẩn độ.
c. Xác định nồng độ % khối lượng của Ag có trong hợp kim.
Bài 6. Tính các giá trị của pAg và pCl sau khi thêm 21,0; 25,0 và 26,0 mL dung dịch NaCl 0,1M
vào 25,0 mL dung dịch AgNO3 0,1M. TAgCl = 1,8.10-10.
Gợi ý: Xem đây là chuẩn độ Ag+ bằng Cl- → Xác định pAg ở trước điểm tương đương (21,0 mL), tại điểm
tương đương (25mL) và sau điểm tương đương 26mL. Sau đó tính pCl = pT - pAg

You might also like