You are on page 1of 6

15 PHƯƠNG PHÁP KINH ĐIỂN − GIẢI TOÁN DAO ĐỘNG CƠ

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

CON LẮC LÒ XO
BÀI TẬP TỰ LUYỆN 03

Câu 1: [VNA] Một con lắc lò xo gồm một vật nhỏ khối lượng m và lò xo có độ cứng k. Con lắc dao
động điều hòa với tần số góc là
m k k m
A. B. 2π C. D. 2π
k m m k
Câu 2: [VNA] Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ có khối lượng m và lò xo nhẹ có độ cứng k. Con lắc
dao động điều hòa với chu kì là
k k m m
A. 2π B. C. D. 2π
m m k k
Câu 3: [VNA] Một con lắc lò xo gồm vật nặng có khối lượng m và lò xo có độ cứng k dao động điều
hòa theo phương thẳng đứng. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Chu kì dao động tỉ lệ thuận với k B. Chu kì dao động tỉ lệ nghịch với m
C. Chu kì dao động tỉ lệ nghịch với m D. Chu kì dao động tỉ lệ nghịch với k
Câu 4: [VNA] Đồ thị nào sau đây biểu diễn sự phụ thuộc của chu kì T vào khối lượng m của con lắc
lò xo đang dao động điều hòa?
T T T T

Hình 1 m Hình 2 m Hình 3 m Hình 4 m


A. Hình 1 B. Hình 2 C. Hình 4 D. Hình 3
Câu 5: [VNA] Chu kì dao động của con lắc lò xo phụ thuộc
A. cấu tạo của con lắc lò xo B. biên độ dao động
C. cách kích thích dao động D. chiều dài lò xo
Câu 6: [VNA] Khi đưa một con lắc lò xo lên cao theo phương thẳng đứng thì tần số dao động điều
hoà của nó sẽ
A. tăng vì chu kì dao động điều hoà của nó giảm
B. giảm vì gia tốc trọng trường giảm theo độ cao
C. tăng vì tần số dao động điều hoà của nó tỉ lệ nghịch với gia tốc trọng trường
D. không đổi vì chu kì dao động điều hoà của nó không phụ thuộc vào gia tốc trọng trường
Câu 7: [VNA] Một con lắc lò xo có k = 40 N/m và m = 100 g. Dao động riêng của con lắc này có tần
số góc là
A. 400 rad/s B. 0,1π rad/s C. 20 rad/s D. 0,2π rad/s
Câu 8: [VNA] Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ và lò xo nhẹ có độ cứng 10 N/m, dao động điều hòa
với chu kì riêng 1 s. Lấy π2 = 10. Khối lượng của vật là
A. 100 g B. 250 g C. 200 g D. 150 g

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

HỌC ONLINE VẬT LÝ THẦY VNA – TẠI MAPSTUDY


15 PHƯƠNG PHÁP KINH ĐIỂN − GIẢI TOÁN DAO ĐỘNG CƠ
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 9: [VNA] Một con lắc lò xo có độ cứng 40 N/m dao động điều hòa với chu kì 0,1 s. Lấy π2 = 10.
Khối lượng vật nhỏ của con lắc là
A. 1,0 g B. 10,0 g C. 100,0 g D. 5,0 g
Câu 10: [VNA] Một con lắc lò xo (gồm vật nhỏ có khối lượng 0,2 kg và lò xo có độ cứng k) dao động
điều hòa theo phương thẳng đứng. Trong 20 s con lắc thực hiện được 50 dao động. Giá trị của k là
A. 60 N/m B. 40 N/m C. 50 N/m D. 5 N/m
Câu 11: [VNA] Một con lắc lò xo gồm vật có khối lượng m và lò xo có độ cứng k, dao động điều hòa.
Nếu tăng độ cứng k lên 2 lần và giảm khối lượng m đi 8 lần thì tần số dao động của vật sẽ
A. tăng 2 lần B. giảm 4 lần C. giảm 2 lần D. tăng 4 lần
Câu 12: [VNA] Một con lắc lò xo dao động điều hòa. Nếu tăng khối lượng của vật lên 4 lần thì tần
số dao động của vật
A. tăng 4 lần B. giảm 4 lần C. tăng 2 lần D. giảm 2 lần
Câu 13: [VNA] Một con lắc lò xo dao động điều hòa. Nếu tăng khối lượng của vật lên 16 lần thì chu
kì dao động của vật
A. tăng 4 lần B. giảm 4 lần C. tăng 8 lần D. giảm 8 lần
Câu 14: [VNA] Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ có khối lượng m và lò xo độ cứng k. Nếu khối lượng
vật m tăng thêm 50% thì chu kì dao động của vật
A. tăng 3 / 2 lần B. giảm 3 / 2 lần C. tăng 6 / 2 lần D. giảm 6 / 2 lần
Câu 15: [VNA] Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ có khối lượng m và lò xo độ cứng k. Nếu giảm khối
lượng của vật đi 20% thì số lần dao động của con lắc trong một đơn vị thời gian
A. tăng 5 / 2 lần B. giảm 5 / 2 lần C. tăng 5 lần D. giảm 5 lần
Câu 16: [VNA] Trong dao động điều hòa của con lắc lò xo. Nếu ta tăng gấp đôi khối lượng của vật
nặng đồng thời giảm độ cứng của lò xo xuống còn một nửa thì chu kì dao động của con lắc sẽ
A. tăng lên 2 lần B. giảm đi 2 lần C. tăng lên 4 lần D. giảm đi 4 lần
Câu 17: [VNA] Mắc một vật khối lượng m0 đã biết vào một lò xo rồi kích thích cho hệ dao động ta
đo được chu kì dao động là T0. Nếu bỏ vật nặng m0 ra khỏi lò xo, thay vào đó là vật nặng có khối
lượng m chưa biết thì ta được con lắc mới có chu kì là T. Khối lượng m tính theo m0 là
T T0 T2 T
A. m  .m B. m  .m C. m  .m0 D. m  .m
T0 0 T 0 T0 2 T0 0
Câu 18: [VNA] Một con lắc lò xo với vật nhỏ có khối lượng m, dao động điều hòa với chu kì T. Thay
vật m bằng vật nhỏ có khối lượng 4m thì chu kì của con lắc là
A. T / 4 B. 2T C. 4T D. T / 2
Câu 19: [VNA] Một con lắc lò xo gồm vật có khối lượng m và lò xo có độ cứng k không đổi, dao
động điều hoà. Nếu khối lượng m = 200 g thì chu kì dao động của con lắc là 2 s. Để chu kì con lắc là
1 s thì khối lượng m bằng
A. 200 g B. 100 g C. 50 g D. 800 g
Câu 20: [VNA] Vật nhỏ có khối lượng m1 = 100 g treo vào lò xo có độ cứng k thì vật dao động với
tần số là 5 Hz. Khi treo vật nhỏ có khối lượng m2 = 400 g vào lò xo đó thì vật dao động với tần số là
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

HỌC ONLINE VẬT LÝ THẦY VNA – TẠI MAPSTUDY


15 PHƯƠNG PHÁP KINH ĐIỂN − GIẢI TOÁN DAO ĐỘNG CƠ
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

A. 5 Hz B. 2,5 Hz C. 10 Hz D. 20 Hz
Câu 21: [VNA] Khi treo một vật có khối lượng m = 81 g vào một lò xo thẳng đứng thì tần số dao
động của vật là 10 Hz. Treo thêm vào lò xo vật có khối lượng m’ = 19 g thì tần số dao động của hệ là
A. 8,1 Hz B. 9 Hz C. 11,1 Hz D. 12,4 Hz
Câu 22: [VNA] Khi treo vật nặng có khối lượng m = 100 g vào lò xo có độ cứng là k thì vật dao động
với chu kì 2 s. Khi treo thêm gia trọng có khối lượng m thì hệ dao động với chu kì 4 s. Khối lượng
của gia trọng bằng
A. 100 g B. 200 g C. 300 g D. 400 g
Câu 23: [VNA] Trong dao động điều hòa của một con lắc lò xo, nếu giảm khối lượng của vật nặng
75% thì số lần dao động của con lắc trong 1 đơn vị thời gian là
A. tăng 2 lần B. tăng 3 lần C. giảm 2 lần D. giảm 3 lần
Câu 24: [VNA] Khi treo vật có khối lượng m vào một lò xo có độ cứng là k thì vật dao động với tần
số 10 Hz. Nếu treo thêm gia trọng có khối lượng 60 g thì hệ dao động với tần số 5 Hz. Khối lượng m
bằng
A. 30 g B. 20 g C. 120 g D. 180 g
Câu 25: [VNA] Treo hai vật nhỏ có khối lượng m1 và m2 vào một lò xo, được một con lắc lò xo dao
động với tần số f. Nếu chỉ treo vật khối lượng m1 thì tần số dao động con lắc là 5f /3. Nếu chỉ treo
vật m2 thì tần số dao động của con lắc là
A. 3f / 4 B. 2f / 3 C. 8f / 5 D. 5f / 4
Câu 26: [VNA] Lần lượt treo hai vật nhỏ có khối lượng m1 và m2 vào lò xo có độ cứng k. Kích thích
cho các vật dao động thì chu kì dao động của chúng tương ứng là 1 s và 2 s. Biết khối lượng của m1
và m2 hơn kém nhau 300 g. Giá trị của m1 và m2 lần lượt là
A. 400 g và 100 g B. 200 g và 500 g C. 10 g và 40 g D. 100 g và 400 g
Câu 27: [VNA] Cho hai lò xo giống nhau có cùng độ cứng là k, lò xo thứ nhất treo vật m1 = 400 g dao
động với T1, lò xo thứ hai treo m2 dao động với chu kì T2. Trong cùng một khoảng thời gian con lắc
thứ nhất thực hiện được 5 dao động, con lắc thứ hai thực hiện được 10 dao động. Khối lượng m2
bằng
A. 200 g B. 50 g C. 800 g D. 100 g
Câu 28: [VNA] Một lò xo có độ cứng 100 N/m, lần lượt treo hai quả cầu khối lượng m1 và m2 vào lò
xo và kích thích cho chúng dao động thì thấy: trong cùng một khoảng thời gian m1 thực hiện được
3 dao động, m2 thực hiện được 9 dao động. Nếu treo cả hai quả cầu vào lò xo thì chu kỳ dao động
của hệ là 0,2π s. Giá trị của m1 là
A. 0,1 kg B. 0,9 kg C. 1,2 kg D. 0,3 kg
Câu 29: [VNA] Một lò xo có độ cứng k. Nếu gắn quả cầu có khối lượng m (kg) vào lò xo thì nó thực
hiện 30 dao động trong thời gian t. Nếu gắn thêm vật có khối lượng m (kg) thì nó thực hiện 15
dao động, còn nếu gắn thêm vật có khối lượng (m + 2) (kg) thì nó thực hiện được số dao động là 12
trong cùng khoảng thời gian t. Giá trị của m là
A. 0,89 kg B. 1,20 kg C. 1,50 kg D. 2,00 kg
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

HỌC ONLINE VẬT LÝ THẦY VNA – TẠI MAPSTUDY


15 PHƯƠNG PHÁP KINH ĐIỂN − GIẢI TOÁN DAO ĐỘNG CƠ
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 30: [VNA] Một con lắc lò xo gồm lò xo có độ cứng k được gắn vật nặng có khối lượng m1 thì có
chu kì dao động là 0,1 s. Nếu mắc lò xo đó với gắn vật nặng có khối lượng m2 thì có chu kì dao động
là 0,2 s. Nếu mắc lò xo đó với gắn vật nặng có khối lượng (m1 + 2m2) thì có chu kì dao động là
A. 0,25 s B. 0,22 s C. 0,36 s D. 0,30 s
Câu 31: [VNA] Một con lắc lò xo gồm lò xo có độ cứng k được gắn vật nặng có khối lượng m1 thì có
chu kì dao động là 1,2 s. Nếu mắc lò xo đó với gắn vật nặng có khối lượng m2 thì có chu kì dao động
là 1,5 s. Nếu mắc lò xo đó với gắn vật nặng có khối lượng (2m1 + m2) thì có chu kì dao động:
A. 2,5 s B. 2,7 s C. 2,26 s D. 1,82 s
Câu 32: [VNA] Một vật có khối lượng m treo vào một lò xo độ cứng k1 thì chu kì dao động là 2 s.
Thay bằng lò xo có độ cứng k2 thì chu kì dao động là 1,8 s. Thay bằng một lò xo khác có độ cứng (3k1
+ 2k2) là
A. 0,98 s B. 0,84 s C. 4,29 s D. 2,83 s
Câu 33: [VNA] Khi lần lượt treo vật nặng vào các lò xo có độ cứng k1 và k2 thì thấy vật nặng dao
động với chu kì tương ứng lần lượt là T1 = 4 s và T2 = 3 s. Nếu treo vật nặng trên vào lò xo có độ
cứng k1 + k2 thì vật nặng sẽ dao động với chu kì
A. 2,4 s B. 4,4 s C. 5,4 s D. 7,0 s
Câu 34: [VNA] Một vật có khối lượng m1 được treo vào một lò xo có độ cứng k thì chu kì dao động
là 1,5 s. Thay vật m1 bằng vật m2 thì chu kì dao động là 2,0 s. Thay vật m2 bằng vật có khối lượng
bằng m = 3m1 + 4m2 thì chu kì dao động là
A. 2,50 s B. 4,27 s C. 4,77 s C. 5,00 s
Câu 35: [VNA] Lần lượt treo hai vật nhỏ m1 và m2 vào một lò xo có độ cứng 40 N/m và kích thích
cho vật nhỏ dao động. Trong cùng một khoảng thời gian nhất định, vật m1 thực hiện được 20 dao
động và vật m2 thực hiện được 10 dao động. Nếu treo cả hai vật vào lò xo trên thì chu kì dao động
của hệ là π/2 s. Khối lượng của m1 và m2 lần lượt là
A. 0,5 kg và 1,0 kg B. 0,5 kg và 2,0 kg C. 1,0 kg và 1,0 kg D. 1,0 kg và 2,0 kg
Câu 36: [VNA] Một con lắc lò xo dao động điều hòa. Trong khoảng thời gian t , con lắc thực hiện
60 dao động toàn phần; thay đổi khối lượng con lắc một lượng 440 g thì cũng trong khoảng thời
gian t ấy, nó thực hiện 50 dao động toàn phần. Khối lượng ban đầu của con lắc là
A. 1 kg B. 0,6 kg C. 0,8 kg D. 1,44 kg
Câu 37: [VNA] Một con lắc lò xo gồm quả nặng có khối lượng m (có thể thay đổi được) và lò xo có
độ cứng k. Khi m = m0 thì tần số dao động của con lắc là 3 Hz. Khi m = m0 + 320 g thì tần số dao động
của con lắc là 1 Hz. Để tần số đao dộng của con lắc là 2 Hz thì khối lượng của nặng là
A. 90 g B. 50 g C. 120 g D. 100 g
Câu 38: [VNA] Con lắc lò xo gồm lò xo có độ cứng k, vật nhỏ có khối lượng m dao động điều hoà
với chu kì T. Khi gắn vật có khối lượng m1 = m + 25 g vào lò xo thì con lắc dao động với chu kì bằng
1,96 s. Khi gắn vật có khối lượng m2 = m + 20 g vào lò xo thì con lắc dao động với chu kì bằng 1,82 s.
Giá trị của T bằng
A. 1,55 s B. 1,09 s C. 1,73 s D. 1,26 s
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

HỌC ONLINE VẬT LÝ THẦY VNA – TẠI MAPSTUDY


15 PHƯƠNG PHÁP KINH ĐIỂN − GIẢI TOÁN DAO ĐỘNG CƠ
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 39: [VNA] Một con lắc lò xo treo thẳng đứng gồm lò xo nhẹ và một T2 (s2)
0,6
vật nhỏ A có khối lượng m. Lần lượt treo thêm các quả cân vào A thì chu
kì dao động điều hòa của con lắc tương ứng là T. Hình bên biểu diễn sự 0,4
phụ thuộc của T2 theo tổng khối lượng của các quả cân treo vào A. Giá 0,2
trị của m là
A. 90 g B. 70 g
O 20 40 60 m (g)

C. 110 g D. 50 g
Câu 40: [VNA] Một con lắc lò xo treo thẳng đứng gồm lò xo nhẹ và một T2 (s2)
0,3
vật nhỏ A có khối lượng m. Lần lượt treo thêm các quả cân vào A thì chu
kì dao động điều hòa của con lắc tương ứng là T. Hình bên biểu diễn sự 0,2
phụ thuộc của T2 theo tổng khối lượng của các quả cân treo vào A. Giá 0,1
trị của m là
A. 80 g B. 120 g
O 20 40 60 m (g)

C. 100 g D. 60 g
Câu 41: [VNA] Dụng cụ đo khối lượng trong một con tàu vũ trụ có cấu tạo gồm một chiếc ghế có
khối lượng m được gắn vào đầu của một chiếc lò xo có độ cứng k = 480 N/m. Để đo khối lượng của
nhà du hành thì nhà du hành phải ngồi vào ghế rồi cho chiếc ghế dao động. Người ta đo được chu
kì dao động của ghế khi không có người là T0 = 1 s còn khi có nhà du hành là T = 2,5 s. Khối lượng
nhà du hành là
A. 80 kg B. 63 kg C. 75 kg D. 70 kg
Câu 42: [VNA] Dụng cụ dùng để đo khối lượng của các vật trong các con tàu vũ trụ có cấu tạo chính
gồm một giá đỡ có khối lượng m được gắn vào đầu một chiếc lò xo có độ cứng 300 N/m. Để đo khối
lượng của một vật người ta đặt vật đó lên giá đỡ rồi cho giá đỡ dao động điều hòa. Chu kì dao động
của giá đỡ khi không có vật đặt trên là 1,5 s; còn khi có vật đặt trên là 3,0 s. Khối lượng của vật cần
đo xấp xỉ là
A. 40,15 kg B. 65,12 kg C. 51,30 kg D. 33,75 kg
Câu 43: [VNA] Tại nơi có gia tốc trọng trường là g, một con lắc lò xo treo thẳng đứng dao động điều
hòa. Biết tại vị trí cân bằng của vật độ dãn của lò xo là ℓ. Chu kì dao động của con lắc này là
g 1 Δ 1 g Δ
A. 2π B. C. D. 2π
Δ 2π g 2π Δ g
Câu 44: [VNA] Vật A có kích thước nhỏ khối lượng m, khi mắc vật A với lò xo có độ cứng k1 thì tạo
thành con lắc lò xo có tần số riêng là f1 . Khi mắc vật A với lò xo có độ cứng k2 thì tần số riêng tương
ứng là f 2 . Nếu mắc vật A với lò xo có độ cứng k = k1 + 4k2 thì tần số riêng f của con lắc lò xo A được
tính theo biểu thức
A. f  f1  4 f2 B. f  4 f1  f2 C. f 2  f12  4 f 22 D. f 2  4 f12  f22

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

HỌC ONLINE VẬT LÝ THẦY VNA – TẠI MAPSTUDY


15 PHƯƠNG PHÁP KINH ĐIỂN − GIẢI TOÁN DAO ĐỘNG CƠ
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 45: [VNA] Gắn vật m vào lò xo có độ cứng k1 thì tần số dao động của vật là 3 Hz, gắn vật m trên
vào lò xo có độ cứng k2 thì tần số dao động của vật là 4 Hz. Gắn vật m vào lò xo có độ cứng k = k1 +
k2, thì chu kì dao động của vật là
A. 0,1 s B. 0,2 s C. 4,8 s D. 10 s
Câu 46: [VNA] Một vật có khối lượng m treo vào một lò xo độ cứng k1 thì chu kỳ dao động là 2 s.
Thay bằng lò xo có độ cứng k2 thì chu kỳ dao động là 1,8 s. Thay bằng một lò xo khác có độ cứng k
= 3k1 + 2k2 thì chu kì dao động là
A. 0,98 s B. 0,84 s C. 4,29 s D. 2,83 s
Câu 47: [VNA] Gắn vật m vào lò xo có độ cứng k1, hay lò xo có độ cứng k2 thì tần số dao động của
vật tương ứng là 6 Hz và 8 Hz. Gắn vật m vào lò xo có độ cứng k = k1 + k2, thì chu kì dao động của
vật là
A. 0,2 s B. 10 s C. 4,8 s D. 0,1 s
Câu 48: [VNA] Một con lắc lò xo gồm một lò xo nhẹ và một vật nhỏ có chu kì dao động điều hòa là
T. Nếu cắt bỏ bớt 3/4 chiều dài của lò xo thì được con lắc lò xo mới có chu kì dao động điều hòa là
T 3 2T T
A. B. C. 2T D.
2 3 2
Câu 49: [VNA] Một lò xo đồng chất, tiết diện đều được cắt thằng ba lò xo có chiều dài tự nhiên là 
(cm),  – 10 và ( – 20) (cm). Lần lượt gắn mỗi lò xo này (theo thứ tự trên) với vật nhỏ khối lượng m

thì được ba con lắc có chu kì dao động riêng tương ứng là 2 s; 3 s và T. Biết độ cứng của các lò xo
tỉ lệ nghịch với chiều dài tự nhiên của nó. Giá trị của T là
A. 1,00 s B. 1,28 s C. 1,41 s D. 1,50 s
Câu 50: [VNA] Một con lắc lò xo được cấu tạo bởi một lò xo đồng chất và có chiều dài tự nhiên là
0, vật nhỏ có khối lượng m. Chu kì dao động riêng của con lắc là 3,0 s. Nếu cắt ngắn lò xo đi 30 cm
thì chu kì dao động riêng của con lắc là 1,5 s. Biết độ cứng của các lò xo tỉ lệ nghịch với chiều dài tự
nhiên của nó. Giá trị của 0 là
A. 30 cm B. 50 cm C. 40 cm D. 60 cm
Câu 51: [VNA] Một lò xo đồng chất, tiết diện đều được cắt thằng ba lò xo có chiều dài tự nhiên là 
(cm), ( – 10) (cm) và ( + 10) (cm). Lần lượt gắn mỗi lò xo này (theo thứ tự trên) với vật nhỏ khối

lượng m thì được ba con lắc có chu kì dao động riêng tương ứng là T1; T2 và 3 2 s . Nếu cắt lò xo
thành ba phần bằng nhau rồi ghép song song chúng lại với nhau thì khi treo vật nặng có khối lượng
m được con lắc có chu kì dao động riêng là 2,0 s. Biết độ cứng của các lò xo tỉ lệ nghịch với chiều
dài tự nhiên của nó. Giá trị của T1 và T2 lần lượt là
A. 2 3 s và 3 6 s B. 2 2 s và 4 s C. 2 3 s và 6s D. 3 s và 3 3 s

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

HỌC ONLINE VẬT LÝ THẦY VNA – TẠI MAPSTUDY

You might also like