You are on page 1of 20

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

KHOA KIẾN TRÚC

SỔ TAY THỰC HIỆN


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KIẾN TRÚC SƯ KHOÁ 2019K

(Tài liệu này sinh viên dùng trong thời gian làm đồ án tốt nghiệp để báo cáo Xưởng và Khoa
trong tất cả các đợt kiểm tra đồ án, kết thúc thời gian nộp cùng với đồ án tốt nghiệp)

HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN:.......................................................LỚP:.......................................................................


MÃ SỐ SV: ...........................................................
ĐIỆN THOẠI LIÊN LẠC:.........................................................................................................................................
EMAIL: ......................................................................................................................................................................
ĐỊA CHỈ:.....................................................................................................................................................................

HỌ VÀ TÊN GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN:.............................................................................................................


ĐIỆN THOẠI LIÊN LẠC:..........................................................................................................................................
ĐỊA CHỈ:.....................................................................................................................................................................

HÀ NỘI 02/2024
DANH MỤC TÀI LIỆU

Nội dung Trang


1. Bảng kế hoạch thực hiện đồ án tốt nghiệp 1
2. Bảng theo dõi và đánh giá quá trình thực hiện đồ án tốt nghiệp 3
3. Quy định thực hiện học phần đồ án tốt nghiệp chuyên ngành kiến trúc 6
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KIẾN TRÚC SƯ KHÓA 2019K
Từ ngày 23/02/2024 (Tuần 25)
Xưởng giao nhiệm vụ; phân GVHD; hướng dẫn quy trình thực hiện ĐATN
Giai Thời
Nội dung Yêu cầu và nhiệm vụ Đánh giá
đoạn gian
B1 Tuần Xác định đề tài và o Xác định đề tài và địa điểm xây dựng GVHD
2T 25-26 Nghiên cứu NVTK o Nghiên cứu nhiệm vụ thiết kế theo dõi
GV duyệt tiến độ và hướng dẫn nhiệm vụ B2
Tuần 26 o Khẳng định đề tài đồ án tốt nghiệp
8h30 Thứ 6 o Bản đồ vị trí, bản đồ hiện trạng & quy hoạch liên quan đến địa GVHD
Ngày điểm. Đánh giá
01/03/2024 o Tài liệu tham khảo: tiêu chuẩn xây dựng, công trình tham khảo.
o Nhiệm vụ thiết kế
o Nghiên cứu theo chủ đề: (1.Cấu
trúc/Không gian; 2.Văn hoá/Xã hội;
3.Môi trường/KT xanh, 4.Kỹ thuật/Công
Tuần
B2 Nghiên cứu - Phân tích nghệ; 5.Phong cách/Nghệ thuật. 6.Bảo GVHD
27,28,
4T – Phương án sơ bộ tồn/Cải tạo) theo dõi
29,30
o Phân tích địa điểm: Mô hình /Sơ đồ
hoá
o Đề xuất ý đồ và phương án kiến trúc
Kiểm tra tiến độ lần 1
Trình bày trên 2 bản vẽ A1:
o Phân tích địa điểm (sơ đồ hoá) XƯỞNG
Tuần 30 o Phác thảo ý đồ kiến trúc (3 phương án) Đánh giá
8h30 thứ 3 o Thiết kế sơ bộ phương án chọn điểm
Ngày Mô hình nghiên cứu (hiện trạng/ý đồ) quá trình
26/03/2024 Hồ sơ A3: lần 1
o Sổ tay thiết kế (nghiên cứu, phân tích, phác thảo, tài liệu tham
khảo)
o Nghiên cứu theo chủ đề lựa chọn (thuyết minh/ảnh/hình vẽ)
o Thiết kế tổng hợp phương án kiến
trúc
o Thiết kế chuyên sâu 1: Theo chủ đề
B3 Tuần Phát triển ý đồ và GVHD
nghiên cứu lựa chọn (ở B2)
7T 31-37 Triển khai thiết kế theo dõi
o Thiết kế chuyên sâu 2: Cấu tạo kiến
trúc (4 chi tiết cấu tạo đặc trưng của
đồ án trên cùng 1 mặt cắt chính)
Kiểm tra tiến độ lần 2
Trình bày trên 4 - 5 bản vẽ A1:
o Bản vẽ triển khai phương án (mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt) XƯỞNG
Tuần 37 o Bản vẽ thiết kế chuyên sâu 1 & 2 Đánh giá
8h30 thứ 3 Mô hình triển khai (hiện trạng -> ý tưởng -> giải pháp) điểm
Ngày Hồ sơ A3: quá trình
14/05/2024 o Sổ tay thiết kế (nghiên cứu, phân tích, phác thảo, tài liệu tham lần 2
khảo)
o Thuyết minh quá trình phát triển thiết kế & nghiên cứu chuyên
sâu
o Bản vẽ thiết kế kiến trúc (10A0)
B4 Tuần Hoàn thiện hồ sơ Đồ án o Thuyết minh tổng hợp
3T 38-40 tốt nghiệp o Mô hình
o Sổ tay thiết kế

1
Nộp tại các tiểu ban tốt nghiệp
o Bản vẽ thiết kế kiến trúc (10A0)
o Thuyết minh tổng hợp
Phản biện và
Thu bài chấm Phản GV phản biện
hoàn thiện
Biện tại Tiểu ban cho điểm tại
đồ án Giáo viên chấm Phản biện và phản
Thứ 2 ngày 10/06 buổi bảo vệ
tốt nghiệp hồi cho sinh viên
(Từ 9h đến 12h) căn cứ mức
Tuần 41-42 Thời gian từ thứ 3 ngày 11/06 đến thứ 6
độ tiếp thu
ngày 14/06/2024.
hoàn thiện
của sinh viên
Nộp tại Tiểu ban tốt nghiệp
Tại Tiểu Ban:
o Bản vẽ thiết kế kiến trúc (10A0)
Thứ 6 ngày 21/06 (9h-
Nộp Đồ án tốt o Thuyết minh tổng hợp
12h)
nghiệp o Up file lên thư mục của Khoa.
Nộp muộn tại Khoa:
Tuần 42 Trình ở buổi bảo vệ đồ án:
Thứ 6 ngày 21/06 (14h-
o Mô hình
17h)
o Sổ tay thiết kế

Tuần 43 BẢO VỆ ĐỒ ÁN TẠI CÁC TIỂU BAN TỐT NGHIỆP

2
BẢNG THEO DÕI VÀ ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Từ ngày 23/02/2024
Xưởng giao nhiệm vụ; phân GVHD; hướng dẫn quy trình thực hiện ĐATN
Đánh giá (GVHD)
Tuần Nội dung
Đạt K.đạt
B1: Xác định đề tài và Nghiên cứu nhiệm vụ thiết kế
Tuần o Lựa chọn đề tài và địa điểm xây dựng
1, 2 ……………………………………………………………...
o Xây dựng nhiệm vụ thiết kế
GV duyệt tiến độ và hướng dẫn nhiệm vụ B2 8h30 Thứ 6 Ngày 01/03/2024
o Bản đồ vị trí, bản đồ hiện trạng & quy hoạch liên quan đến địa điểm.
o Tài liệu tham khảo: tiêu chuẩn xây dựng, công trình tham khảo

Tuần o Nhiệm vụ thiết kế

2 Khẳng định tên đề tài (có xác nhận của GVHD)


…………………………………………………………………………………….
GVHD đánh giá:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
B2: Nghiên cứu - Phân tích – Phương án sơ bộ

Nghiên cứu theo chủ đề (Đánh dấu X


vào chủ đề lựa chọn): □ 4. Kỹ thuật / Công nghệ;
□ 1. Cấu trúc / Không gian; □ 5. Phong cách / Tư tưởng nghệ
Tuần
□ 2. Văn hoá / Xã hội; thuật.
□ 3. Môi trường / Kiến trúc xanh □ 6. Bảo tồn / Cải tạo
3-6
o Phân tích địa điểm: Mô hình hiện trạng + Sơ đồ hoá
o Đề xuất ý đồ và phương án kiến trúc
Nhận xét GVHD:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Kiểm tra tiến độ lần 1: 8h30 thứ 3 Ngày 26/03/2024
Trình bày trên 2 bản vẽ A1:
Tuần o Phân tích địa điểm (sơ đồ hoá)
6 o Phác thảo ý đồ kiến trúc (3 phương án)
o Thiết kế sơ bộ phương án chọn
Mô hình nghiên cứu (hiện trạng/ý đồ)
Hồ sơ A3:

3
o Sổ tay thiết kế (nghiên cứu, phân tích, phác thảo, tài liệu tham khảo)
o Nghiên cứu theo chủ đề lựa chọn (thuyết minh/ảnh/hình vẽ)

Nhận xét trưởng tiểu ban: Điểm quá trình


Sinh viên có khả năng tiếp tục thực hiện ĐATN không? lần 1
……………………………………………………………

B3: Phát triển ý đồ và Triển khai thiết kế


o Thiết kế tổng hợp phương án kiến trúc

o Thiết kế chuyên sâu 1: Theo chủ đề nghiên cứu lựa chọn (ở B2)
Tuần
7-13 o Thiết kế chuyên sâu 2: Cấu tạo Kiến trúc (4 chi tiết cấu tạo đặc trưng
của đồ án trên cùng 1 mặt cắt chính)
Nhận xét GVHD:
……………………………………………………………………………………
Kiểm tra tiến độ lần 2: 8h30 thứ 3 Ngày 14/05/2024
Trình bày trên 4 - 5 bản vẽ A1:
o Bản vẽ triển khai phương án kiến trúc (mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt)
o Bản vẽ thiết kế chuyên sâu 1 & 2
Mô hình triển khai (hiện trạng -> ý tưởng -> giải pháp)
Hồ sơ A3:
Tuần
o Sổ tay thiết kế (nghiên cứu, phân tích, phác thảo, tài liệu tham khảo)
13
o Thuyết minh quá trình phát triển thiết kế & nghiên cứu chuyên sâu
Nhận xét trưởng tiểu ban: Điểm quá trình
Sinh viên có khả năng tiếp tục thực hiện ĐATN không? lần 2
………………………………………………………………
………………………………………………………………

B4: Hoàn thiện hồ sơ Đồ án tốt nghiệp


Tuần
o Bản vẽ thiết kế kiến trúc (10 tờ A0, mỗi thiết kế chuyên sâu 1 tờ A0)
14-16
o Mô hình
Thu bài chấm Phản Biện tại Tiểu ban
Thứ 2 ngày 10/6 (Từ 9h đến 12h)
Thu bài muộn: Thứ 2 ngày 10/6 (Từ 14h đến 17h)
o Bản vẽ thiết kế kiến trúc
Tuần
(10 bản vẽ A0, mỗi thiết kế chuyên sâu là 1 tờ A0)
17-18
o Thuyết minh tổng hợp A3
Giáo viên chấm Phản biện và phản hồi cho sinh viên
Thời gian từ thứ 3 ngày 11/6 đến hết thứ 6 ngày 14/6/2024

Tuần Thu bài đồ án Tốt nghiệp tại Tiểu ban Thứ 6 ngày 21/06 (9h-12h)
Nộp muộn tại Khoa: Thứ 6 ngày 21/06 (14h-17h)

4
18 o Bản vẽ thiết kế kiến trúc
(10 bản vẽ A0, mỗi thiết kế chuyên sâu là 1 tờ A0)
o Thuyết minh tổng hợp

o Up file lên thư mục của Khoa.


Điểm bảo vệ
BẢO VỆ ĐỒ ÁN TRƯỚC HỘI ĐỒNG TỐT NGHIỆP
Tuần
Yêu cầu bắt buộc: Trình mô hình và Sổ tay thiết kế
19
(Tuần 43 của chương trình đào tạo 2023– 2024)

5
BỘ XÂY DỰNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐH KIẾN TRÚC HN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

QUY ĐỊNH
Thực hiện học phần Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Kiến trúc
(hình thức chính quy theo phương thức tín chỉ)

(Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-ĐHKT-ĐT ngày tháng năm
của Hiệu trưởng Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội)

Chương I - QUY ĐỊNH CHUNG


Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng
1. Văn bản này quy định việc thực hiện học phần Đồ án tốt nghiệp (ĐATN)
chuyên ngành Kiến trúc (hình thức đào tạo chính quy, theo phương thức tín chỉ),
gồm: quy định chung; quy định về ĐATN; đánh giá học phần ĐATN; xử lý vi phạm;
tổ chức thực hiện.
2. Quy định này áp dụng đối với sinh viên, các đơn vị và cá nhân có liên quan
đến việc tổ chức thực hiện học phần ĐATN chuyên ngành Kiến trúc (hình thức chính
quy theo phương thức tín chỉ) của Nhà trường.
Điều 2. Điều kiện nhận ĐATN
1. Sinh viên ngành Kiến trúc đang học học kỳ cuối của khóa học cần các điều
kiện sau để đủ tư cách làm ĐATN:
a) Cho đến thời điểm xét nhận ĐATN không bị kỷ luật từ mức đình chỉ học tập,
không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Đã học tất cả các học phần của chương trình đào tạo (không bao gồm các học
phần: ĐATN, Giáo dục quốc phòng, Giáo dục thể chất);
c) Không vi phạm thời gian tối đa hoàn thành chương trình đào tạo;
d) Đến thời điểm giao ĐATN có điểm trung bình chung tích lũy đạt từ 1,95
(thang 4) trở lên; có điểm rèn luyện từ 50 điểm trở lên;
e) Hoàn thành các nghĩa vụ tài chính theo quy định;
f) Trong trường hợp còn nợ không quá 2 học phần (không bao gồm các học
phần: ĐATN, Giáo dục quốc phòng, Giáo dục thể chất) với tổng khối lượng không

6
quá 5 tín chỉ, sinh viên làm đơn xin được nhận ĐATN và cam kết hoàn thành tất cả
các học phần còn nợ trong thời gian thực hiện ĐATN.
g) Các trường hợp đặc biệt do Hiệu trưởng quyết định.
2. Sinh viên các khoá trước (đã được giao ĐATN nhưng chưa hoàn thành, hoặc
bị xử lý dừng ĐATN) khi có nguyện vọng tiếp tục làm ĐATN cần các điều kiện sau:
a) Có đơn xin được làm ĐATN, ghi rõ tình trạng học tập hiện tại (kèm theo
quyết định dừng học tập) gửi về Văn phòng khoa Kiến trúc 2 tuần trước thời điểm xét
tư cách làm tốt nghiệp hàng năm;
b) Không vi phạm pháp luật, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Có xác
nhận của chính quyền địa phương (cấp xã, phường) hoặc công an hộ khẩu tại nơi cư
trú;
c) Không vi phạm thời gian tối đa hoàn thành chương trình đào tạo;
d) Hoàn thành các nghĩa vụ tài chính trước thời điểm Khoa giao ĐATN.
Điều 3. Quy định đối với giáo viên hướng dẫn và giáo viên phản biện
1. Tiêu chuẩn của giáo viên hướng dẫn (GVHD)
a) GVHD chính: Là cán bộ giảng dạy của trường hoặc chuyên gia ngoài trường
có chuyên môn phù hợp với ngành Kiến trúc. GVHD chính là cán bộ trong trường
phải có học vị Thạc sỹ trở lên và có kinh nghiệm giảng dạy ít nhất 05 năm. Các
trường hợp khác do Trưởng Bộ môn đề nghị và Trưởng khoa quyết định.
b) GVHD phụ: Là cán bộ giảng dạy có học vị thạc sỹ, tiến sỹ; có chuyên môn
phù hợp với ngành Kiến trúc, có thời gian giảng dạy trực tiếp ít nhất 03 năm. Các
trường hợp khác do Trưởng Bộ môn đề nghị và Trưởng Khoa quyết định.
2. Tiêu chuẩn của giáo viên phản biện (GVPB)
GVPB được phân công trong số các giáo viên hướng dẫn chính ĐATN. Các
trường hợp khác do Trưởng khoa quyết định.
3. Nhiệm vụ của GVHD và GVPB
- GVHD có nhiệm vụ xét duyệt đề tài, giao nhiệm vụ, hướng dẫn nghiên cứu,
quản lý việc thực hiện ĐATN theo tiến độ qui định, tham dự các đợt kiểm tra, ký xác
nhận vào hồ sơ tốt nghiệp. GVHD viết nhận xét, đánh giá tổng hợp cả quá trình thực
hiện và chất lượng ĐATN của sinh viên do mình hướng dẫn và gửi văn bản cho Hội
đồng tốt nghiệp Khoa để thực hiện công tác chuẩn bị trước ngày bảo vệ tốt nghiệp.
- GVPB được phân công theo chuyên ngành và chuyên môn sâu, có trách nhiệm

7
xem xét, đánh giá ĐATN một cách toàn diện, nêu lên những ưu điểm, chỉ ra những
sai sót cần phải sửa chữa và những vần đề cần giải trình; trên cơ sở đó phải khẳng
định đồ án có được đưa ra bảo vệ hay không. GVPB viết nhận xét phản biện, đánh
giá cho điểm ĐATN của sinh viên và gửi văn bản cho Hội đồng tốt nghiệp Khoa để
thực hiện công tác chuẩn bị trước ngày bảo vệ tốt nghiệp.
- GVHD và GVPB chỉ cho điểm một lần trong phiếu nhận xét.
4. Phân công GVHD
a) GVHD kiến trúc là GV đang giảng dạy tại các Xưởng học đồ án (có đủ bằng
cấp và kinh nghiệm, đã qua thời gian hướng dẫn phụ) và các chuyên gia do Khoa
mời.
b) Mỗi GVHD độc lập được phân công không quá 4 SV (trong 2 năm đầu
chuyển từ GVHD phụ lên chính: không quá 2 SV). GVHD ở các cơ quan ngoài
trường: không quá 2 SV. (Quy định cụ thể theo tình hình thực tế mỗi năm).
c) SV có thể đăng ký nguyện vọng về GVHD trong số các GV tại xưởng học đò
án và các GV do Khoa mời. Trong thời gian thực tập, cần tham khảo các GVHD để
định hướng đề tài và chuẩn bị các tài liệu cần thiết phục vụ cho ĐATN.
d) GVHD được phân công sẽ hướng dẫn cả phần Thiết kế kiến trúc và Thiết kế
chuyên sâu. (Trong một số trường hợp đặc biệt về chuyên môn, Khoa và Xưởng sẽ
xem xét để phân công giáo viên phù hợp).
Điều 4. Kế hoạch, phương thức thực hiện ĐATN
1. Theo kế hoạch đào tạo chung của Nhà trường, Khoa tổ chức phát quyết định
nhận ĐATN, phổ biến nội dung và kế hoạch thực hiện ĐATN tới các sinh viên đủ tư
cách làm ĐATN.
2. Kế hoạch thực hiện ĐATN được thông báo công khai cho toàn bộ GVHD và
sinh viên thực hiện ĐATN được biết.

Chương II - QUY ĐỊNH VỀ ĐATN


Điều 5. Đề tài tốt nghiệp
Đề tài ĐATN do SV xác định, thông qua GVHD và đăng ký tại Xưởng. Đề tài
phải phù hợp với mục tiêu đào tạo, với đặc thù chuyên ngành và với khả năng của
SV. Đồng thời phải có tính hiện thực, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn xã hội.
Điều 6. Hồ sơ chấp nhận giao đề tài tốt nghiệp

8
Đề tài ĐATN cần được sự chấp nhận của GVHD thông qua hồ sơ nghiên cứu
bao gồm: Hiện trạng địa điểm, bản đồ nền và các tài liệu, số liệu liên quan, các tiêu
chuẩn thiết kế và tài liệu lý thuyết về loại công trình đã chọn.
Điều 7. Thể loại ĐATN
Đề tài ĐATN có thể lấy từ các dự án / cuộc thi kiến trúc (đáp ứng nhu cầu thực
tế tại một địa điểm xác định), hoặc nghiên cứu giải quyết những vấn đề cần thiết cho
sự phát triển XH đang đặt ra trong lĩnh vực Kiến trúc - Xây dựng (có tính thời sự,
tính dự báo).
Thể loại đề tài ĐATN ngành Kiến trúc chủ yếu là thiết kế kiến trúc các thể loại
công trình như: nhà ở, công trình công cộng, công trình sản xuất, bảo tồn, cải tạo,…
Sinh viên thực hiện ĐATN cá nhân và không làm theo nhóm.
Điều 8. Quy trình làm ĐATN
ĐATN được thực hiện trong 16 tuần, gồm 4 bước:
 Xác định đề tài và nghiên cứu nhiệm vụ thiết kế: 2 tuần
 Nghiên cứu – Phân tích – Phương án sơ bộ: 4 tuần
 Phát triển ý đồ và Triển khai thiết kế: 7 tuần
 Hoàn thiện hồ sơ ĐATN : 3 tuần
Trong quá trình làm ĐATN sẽ có 2 đợt kiểm tra tiến độ, điểm kiểm tra tiến độ
được sử dụng để tính điểm quá trình cho ĐATN
Điều 9. Nội dung của ĐATN
Nội dung nghiên cứu ĐATN bao gồm phần Thiết kế tổng hợp phương án kiến
trúc (gọi tắt là Thiết kế kiến trúc) và phần Thiết kế chuyên sâu, với tỷ trọng cụ thể
như sau:
- Phần Thiết kế Kiến trúc chiếm ~80% khối lượng, trong đó:
+ Nội dung về QH tổng thể: 20%
+ Nội dung về kiến trúc công trình: 60%
- Thiết kế chuyên sâu chiếm ~20% khối lượng, gồm 2 phần:
+ Thiết kế chuyên sâu 1 - Nghiên cứu 1 trong 6 chủ đề (theo đặc thù của đồ án):
1. Cấu trúc/ Không gian; 4. Kỹ thuật/ công nghệ;
2. Văn hoá/ Xã hội; 5. Phong cách/ Nghệ thuật;
3. Môi trường/ Kiến trúc xanh; 6. Bảo tồn/ Cải tạo

9
+ Thiết kế chuyên sâu 2 - Cấu tạo Kiến trúc: Triển khai thiết kế cấu tạo chi tiết 4
vị trí đặc trưng về kiến trúc (trích ra từ mặt cắt chính của đồ án)
Điều 10. Hồ sơ ĐATN
Hồ sơ ĐATN có khối lượng và nội dung gồm:
• Phần bản vẽ: 10 bản vẽ khổ A0 (bố cục chiều ngang - theo mẫu ở Phụ lục),
dùng cho buổi bảo vệ, trong đó:
- 2 A0 thể hiện các nội dung nghiên cứu chung về xây dựng ý tưởng và quy
hoạch tổng thể (phân tích địa điểm, ý đồ quy hoạch và kiến trúc, các phương án so
sánh & phương án chọn, MB tổng thể đúng yêu cầu và đúng tỷ lệ).
- 6 A0 thể hiện giải pháp kiến trúc (mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng, phối cảnh,..).
- 1 A0 thiết kế chuyên sâu 1 - Theo chủ đề nghiên cứu lựa chọn
- 1 A0 thiết kế chuyên sâu 2 - Cấu tạo kiến trúc (4 chi tiết cấu tạo trên cũng 1
mặt cắt chính của công trình)
- 02 A3 bản vẽ tóm tắt phương án thiết kế
• Thuyết minh tổng hợp: 04 quyển A3 (1 lưu VP Khoa, 1 lưu Xưởng, 1 GVHD, 1
Giáo viên phản biện) trình bày có hệ thống nội dung quá trình phát triển thiết kế gồm:
- Đặt vấn đề, lựa chọn đề tài
- Xây dựng nhiệm vụ thiết kế
- Phân tích địa điểm và xây dựng ý tưởng,
- Tổng hợp - phân tích lựa chọn phương án và giải pháp,
- Phân tích các Thiết kế chuyên sâu 1&2,
- 10 bản vẽ của đồ án (thu nhỏ về khổ A3).
• Upload hồ sơ đồ án và đường link Googledrive của Khoa:
- Ghi đầy đủ dữ liệu của ĐATN (10 bản vẽ A0; thuyết minh tổng hợp; 2 tờ A3
tổng hợp đồ án).
- Yêu cầu: File có chất lượng cao để in phục vụ triển lãm, dự thi và xuất bản
• Mô hình nghiên cứu:
Được phát triển và hoàn thiện trong quá trình thực hiện ĐATN (từ mô hình hiện
trạng  ý tưởng  triển khai phương án)
• Sổ tay thiết kế:

10
Tập hợp các phác thảo, phân tích, nghiên cứu, bản vẽ tay, các tài liệu tham khảo
và hình ảnh phản ánh quá trình phát triển phương án

Chương III
ĐÁNH GIÁ HỌC PHẦN ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Mục 1.
KIỂM TRA TIẾN ĐỘ, NỘP VÀ PHẢN BIỆN ĐATN
Điều 11. Kiểm tra tiến độ ĐATN
Trong quá trình thực hiện ĐATN có 03 lần kiểm tra tiến độ:
1. Duyệt tiến độ với GVHD tại Xưởng
Mục đích: - Kiểm tra việc chuẩn bị ĐATN của SV
- Hướng dẫn bước tiếp theo (Nghiên cứu - Phân tích - Phương án sơ bộ)
Yêu cầu:1/ Khẳng định đề tài ĐATN (có xác nhận của GVHD)
2/ Bản đồ vị trí, bản đồ hiện trạng và quy hoạch liên quan đến địa điểm.
3/ Tài liệu phục vụ cho đề tài: tiêu chuẩn xây dựng, công trình tham khảo,..
4/ Nhiệm vụ thiết kế
GVHD đánh giá sự chuẩn bị ở B1 của SV, nếu không đạt SV phải hoàn thành
để có thể được giao và hướng dẫn nội dung công việc ở B2.
2. Kiểm tra tiến độ lần 1 tại tiểu ban

 Mục đích: Tiểu ban sẽ đánh giá công việc thực hiện ở B1 & B2 bao gồm:
1. Chọn đề tài và nghiên cứu nhiệm vụ thiết kế
2. Nghiên cứu – Phân tích – Phương án sơ bộ
 Yêu cầu:
Trình bày trên 2 bản vẽ A1:
- Phân tích địa điểm (sơ đồ hoá)
- Phác thảo ý đồ kiến trúc (3 phương án)
- Thiết kế sơ bộ phương án chọn
Mô hình nghiên cứu (hiện trạng / ý đồ)
Hồ sơ A3:
- Sổ tay thiết kế (nghiên cứu, phân tích, phác thảo, tài liệu tham khảo)

11
- Nghiên cứu theo chủ đề lựa chọn (thuyết minh / ảnh / hình vẽ)
(Sinh viên không đạt yêu cầu phải hoàn thiện và báo cáo lại trước tiểu ban sau
1 tuần. Những trường hợp có lý do đặc biệt phải có ý kiến của Trưởng tiểu ban và
Trưởng Khoa).
3. Kiểm tra tiến độ lần 2 tại tiểu ban

 Mục đích: Phát triển Ý đồ (phương án chọn) và triển khai thiết kế. Trên cơ sở
Đề tài / thể loại công trình; Nghiên cứu chủ đề. GVHD giúp SV xác định nội
dung Thiết kế chuyên sâu và hoàn thiện giải pháp kiến trúc.
 Yêu cầu: SV phải đệ trình Hồ sơ thiết kế, bao gồm cả công việc ở lần 1
Trình bày trên 4 - 5 bản vẽ A1:
- Bản vẽ triển khai phương án kiến trúc (mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt)
- Bản vẽ thiết kế chuyên sâu 1 & 2
Mô hình triển khai (hiện trạng -> ý tưởng -> giải pháp)
Hồ sơ A3:
- Sổ tay thiết kế (nghiên cứu, phân tích, phác thảo, tài liệu tham khảo)
- Thuyết minh quá trình phát triển thiết kế & nghiên cứu chuyên sâu
(Sinh viên không đạt yêu cầu phải dừng làm ĐATN, trường hợp có lý do đặc
biệt phải có ý kiến của Trưởng tiểu ban và Trưởng Khoa).
Điều 12. Nộp ĐATN
1. Ngày nộp ĐATN theo kế hoạch đã thông báo. Sinh viên không nộp ĐATN
đúng qui định, Khoa sẽ đề nghị Nhà trường ra quyết định dừng ĐATN và phải làm
lại ĐATN với khoá sau (nếu có đơn).
2. Khi nộp ĐATN, tất cả các bản vẽ và thuyết minh phải có chữ ký của GVHD.
Điều 13. Đánh giá phản biện
1. Sau khi kết thúc thời gian thực hiện ĐATN, Khoa phân công giáo viên đánh
giá phản biện ĐATN theo kế hoạch đã duyệt.
2. Sau khi có kết quả hướng dẫn và phản biện, Khoa Kiến trúc sẽ làm các công
tác chuẩn bị cho bảo vệ ĐATN. Biên bản tổng phản biện được thông báo và gửi đến
các Tiểu ban chấm ĐATN để thực hiện.

12
Mục 2.
CHẤM ĐATN
Điều 14. Điều kiện để ĐATN được đưa ra bảo vệ trước Hội đồng chấm ĐATN
1. Điều kiện để sinh viên được bảo vệ ĐATN:
a) Thực hiện đầy đủ nội dung và khối lượng của ĐATN (quy định tại Điều 9 và
Điều 10). Các bản vẽ và Thuyết minh có đủ chữ ký của các GVHD;
b) Nộp ĐATN đúng thời gian qui định;
c) ĐATN được đánh giá đủ điều kiện chuyên môn bởi hội đồng chấm sơ khảo,
GVHD và GVPB; không sao chép nội dung từ đồ án tương tự (đồ án thực tế hoặc đồ
án của các trường khác, khóa khác)
d) Hoàn thành các nghĩa vụ tài chính với Nhà trường và Khoa trong giai đoạn
làm ĐATN;
e) Hoàn thành các học phần còn thiếu
2. Các trường hợp đặc biệt do Trưởng khoa quyết định sau khi tham khảo ý kiến
của GVHD và GVPB.
Điều 15. Hội đồng chấm tốt nghiệp
1. Hội đồng tốt nghiệp và các Tiểu ban chấm ĐATN do Trưởng khoa đề nghị và
Hiệu trưởng quyết định thành lập. Hội đồng tốt nghiệp bao gồm: Chủ tịch, phó chủ
tịch, thư ký và các ủy viên.
2. Các Tiểu ban chấm ĐATN tối thiểu là 5 người bao gồm: Trưởng tiểu ban,
thư ký tiểu ban và các thành viên. Thành viên của Tiểu ban là các cán bộ giảng dạy
của trường và ngoài trường trực tiếp hướng dẫn ĐATN, hoặc các thành viên không
hướng dẫn nhưng được Khoa Kiến trúc mời dự.
Điều 16. Trình tự bảo vệ ĐATN
Quá trình bảo vệ ĐATN thực hiện theo trình tự sau:
1. Trưởng tiểu ban công bố tên sinh viên được bảo vệ, tên đề tài, tên GVHD,
GVPB.
2. Sinh viên trình bày tóm tắt ĐATN trong thời gian không quá 15 phút.
4. GVPB nêu câu hỏi (trong trường hợp GVPB không có mặt trong tiểu ban thì
Trưởng tiểu ban/ Thư ký tiểu ban đọc nhận xét của GVPB)
5. Các thành viên tiểu ban chấm ĐATN đặt câu hỏi.
6. Sinh viên trả lời câu hỏi (không cần theo thứ tự câu hỏi).

13
7. Thư ký tiểu ban công bố: kết quả học tập của sinh viên (điểm trung bình
chung tích luỹ toàn khóa, khen thưởng, kỷ luật và các thành tích đặc biệt trong quá
trình học tập); điểm của GVHD và GVPB.
8. Các thành viên tiểu ban cho điểm và thư ký công bố điểm bảo vệ ĐATN của
sinh viên trong buổi bảo vệ.
Điều 17. Chấm điểm ĐATN
1. Việc chấm ĐATN do Hội đồng chấm ĐATN và các Tiểu ban của Hội đồng
thực hiện. Danh sách Hội đồng, các Tiểu ban chấm ĐATN và danh sách sinh viên
được bảo vệ ĐATN do Khoa đề xuất, trình Hiệu trưởng phê duyệt.
2. Hình thức chấm điểm
a) Thành viên Tiểu ban chấm ĐATN cho điểm theo hình thức bỏ phiếu kín;
b) GVHD, GVPB các thành viên của Tiểu ban chấm ĐATN cho điểm mỗi
ĐATN theo thang điểm 10, lấy lẻ đến 0,1 điểm;
c) Điểm của ĐATN được chấm theo thang điểm 10, làm tròn đến một chữ số
thập phân, sau đó được quy đổi sang thang điểm chữ theo quy định của quy chế đào
tạo trình độ đại học hình thức chính quy hiện hành của Nhà trường.
3. Cách tính điểm học phần ĐATN:
a) Điểm học phần ĐATN là tổng các điểm đánh giá bộ phận như sau:
ĐĐATN = ĐQT x k + ĐBV x (1-k)
trong đó:
ĐĐATN là điểm của học phần ĐATN;
ĐQT là điểm quá trình của học phần ĐATN;
ĐBV là điểm bảo vệ ĐATN tại Tiểu ban;
k = 0,3 là trọng số của điểm quá trình ĐQT;
(1-k) = 0,7 là trọng số của điểm bảo vệ ĐBV.
b) Cách tính điểm quá trình của học phần ĐATN:
ĐQTTN là điểm đánh giá quá trình thực hiện ĐATN, được tính như
sau: ĐQT = (ĐHD + ĐKTTĐ)/2
trong đó:
ĐHD là điểm do GVHD đánh giá dựa trên kiến thức, thái độ, tiến độ thực
hiện và chất lượng ĐATN của sinh viên. Trong trường hợp ĐATN có nhiều
GVHD, ĐHD là điểm của GVHD chính.
14
ĐKTTĐ là điểm trung bình cộng của các đợt kiểm tra tiến độ trong quá trình
thực hiện ĐATN và được tính như sau:
ĐKTTĐ = (ĐTD1 + ĐTD2)/ 2
c) Cách tính điểm bảo vệ
ĐBVTN được tính bằng trung bình cộng của các điểm thành phần, gồm :
điểm GVPB và điểm của từng thành viên Tiểu ban chấm ĐATN:

Trong đó:
ĐPB là điểm của thành viên phản biện:
ĐTVk là điểm của thành viên Tiểu ban chấm ĐATN;
k là thứ tự thành viên của Tiểu ban chấm ĐATN;
m là số thành viên của Tiểu ban chấm ĐATN.
Lưu ý: Không tính các điểm ĐTVk chênh từ 1,5 điểm trở lên so với điểm trung bình
của Tiểu ban chấm ĐATN.
4. ĐATN được coi là đạt nếu ĐĐATN ≥ 5,5, không đạt nếu ĐĐATN < 5,5
(tính theo thang điểm 10). SV không đạt cần học lại học phần ĐATN.
5. Kết quả chấm ĐATN được công bố ngay trong buổi bảo vệ ĐATN.
Điều 18. Hoãn bảo vệ, bảo vệ lại hoặc làm lại ĐATN
1. Sinh viên được hoãn bảo vệ ĐATN nếu có lý do chính đáng, nhưng phải
làm đơn có xác nhận của Trưởng khoa và được Hiệu trưởng phê duyệt.
2. Trường hợp được phép hoãn bảo vệ ĐATN, sinh viên sẽ bảo vệ ĐATN ở đợt
bảo vệ ĐATN gần nhất sau đó của cùng ngành đào tạo.
3. Làm lại ĐATN
a) Sinh viên có ĐATN không đạt sẽ phải thực hiện lại ĐATN ở các đợt sau.
b) Sinh viên phải làm đơn xin học lại học phần ĐATN có xác nhận của Trưởng
khoa, nộp về Phòng Đào tạo trước thời điểm đăng ký học phần ĐATN.
c) Nhiệm vụ của ĐATN ở hai lần thực hiện không được trùng lặp.

15
Chương IV
XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 19. Xử lý vi phạm đối với sinh viên gian lận trong thực hiện ĐATN
Sinh viên có hành vi gian lận trong thực hiện ĐATN (sao chép, nhờ làm hộ
hoặc làm hộ ĐATN…) sẽ bị xử lý theo quy định của quy chế đào tạo hiện hành của
Nhà trường.
Điều 20. Xử lý vi phạm đối với sinh viên chậm tiến độ thực hiện ĐATN
1. Cảnh cáo trước toàn Khoa và bắt buộc phải kiểm tra lại (sau 01 tuần) đối với
sinh viên vi phạm một trong các lỗi sau:
a) Không chuẩn bị đầy đủ tài liệu, dữ liệu để thực hiện ĐATN
b) Có kết quả kiểm tra dưới mức điểm C (<5,5 điểm)
2. Dừng làm ĐATN đối với sinh viên vi phạm một trong các lỗi sau:
a) Không thực hiện kiểm tra tiến độ
b) Không thực hiện các nội dung nghiên cứu ĐATN theo quy định
c) Có kết quả kiểm tra lại dưới mức điểm C (<5,5 điểm)
3. Đối với sinh viên thuộc diện bị đề nghị dừng ĐATN nhưng có lý do chính
đáng, Trưởng khoa xem xét kiểm tra bổ sung để đánh giá tiến độ thực hiện.
4. Sinh viên nộp ĐATN chậm sẽ bị trừ điểm theo quy định (Phụ lục 2)
Chương V
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 21. Trách nhiệm của Khoa Kiến trúc
1. Lãnh đạo Khoa Kiến trúc có trách nhiệm phổ biến Quy định này đến toàn thể
giảng viên, cán bộ liên quan đến tổ chức và thực hiện học phần ĐATN chuyên ngành
Kiến trúc và sinh viên chuyên ngành Kiến trúc để biết và thực hiện.
2. Các cố vấn học tập có trách nhiệm phổ biến, theo dõi, tư vấn và trợ giúp sinh
viên trong việc thực hiện ĐATN; kịp thời phản ánh đến Lãnh đạo Khoa những bất
cập cần sửa đổi, bổ sung và đề xuất phương án giải quyết (nếu có).
Điều 22. Điều khoản thi hành
1. Quy định này được thực hiện từ năm học 2023-2024. Các quy định trước đây
trái với Quy định này đều bãi bỏ.
2. Việc sửa đổi, bổ sung nội dung của Quy định này do Trưởng khoa Kiến trúc
đề xuất (thông qua Phòng Đào tạo), Hiệu trưởng xem xét và quyết định.

16
PHỤ LỤC 1 - Quy định bố cục bản vẽ

BẢN VẼ KHỐ A0:


1
1
6
0f
"

KHUNG TÊN:

17
PHỤ LỤC 2
XỬ LÝ CÁC TRƯỜNG HỢP KHÔNG THỰC HIỆN ĐÚNG QUY ĐỊNH
1. Xử lý nộp bài muộn
Chỉ chấp nhận các trường hợp nộp muộn so với giờ quy định không quá 1 ngày và các
trường hợp nộp muộn này đều bị trừ vào điểm đồ án tốt nghiệp:
- Nộp muộn 0,5 ngày trừ 0,5 điểm/10 bản vẽ
- Nộp muộn 1 ngày trừ 1 điểm/ 10 bản vẽ
2. Xử lý không cho bảo vệ các trường hợp thiếu khối lượng theo quy định
- Đồ án không đủ 10 bản vẽ
- Thiếu dữ liệu trên link googledrive của Khoa (10 bản vẽ A0 và thuyết minh).
- Thiếu thuyết minh tổng hợp, mô hình
- Các bản vẽ thiếu chữ ký của GVHD hoặc thiếu dấu thu bài không có giá trị để bảo vệ
3. Xử lý không hoàn thành các Thiết kế chuyên sâu:
- Thiếu 2 Thiết kế chuyên sâu: Không được bảo vệ
- Thiếu 1 Thiết kế chuyên sâu: Trừ 1 điểm vào điểm bảo vệ tại Tiểu ban
4. Xử lý khung tên dán, hình vẽ dán, sai chiều bản vẽ, sai khổ bản vẽ và sai quy
cách yêu cầu thể hiện
- Không chấp nhận hình vẽ, khung tên cắt dán vào bản vẽ và bản A0 vẽ theo chiều
đứng. Các bản vẽ này không có giá trị bảo vệ (coi như thiếu khối lượng và áp dụng
theo mục 2)
- Các bản A0 sai kích thước quy định (  10 cm) trừ 0,5 điểm
- Các bản vẽ mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt và các bản vẽ kỹ thuật khác thể hiện trên
nền sẫm, nét sáng hoặc trang trí các hình ảnh trên nền bản vẽ không đúng quy định của
bản vẽ kỹ thuật: Trừ từ 0,5 đến 1 điểm
5. Thời điểm xử lý và các trường hợp khác
- Ngay sau khi hết thời hạn thu bài, các Tiểu ban tổng hợp các trường hợp phải xử lý
để báo cáo Hội đồng tốt nghiệp Khoa họp xử lý.
- Trong quá trình chấm bảo vệ đồ án tốt nghiệp tại tiểu ban, Hội đồng đề nghị các tiểu
ban tiếp tục xem xét và xử lý trực tiếp các trường hợp như quy định còn sót lại.
- Các trường hợp đặc biệt khác chưa có trong quy định này cần báo cáo Hội đồng tốt
nghiệp Khoa để xử lý

18

You might also like