You are on page 1of 9

KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II.

Năm học 2023 - 2024


Môn học/Hoạt động giáo dục: Lịch Sử và Địa Lí 8
Thời gian: 90 phút

A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ


1. KHUNG MA TRẬN VÀ BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA

Số câu hỏi theo mức độ nhận Tổng


Nội thức điểm
T Chương/ dung/Đơn Mức độ đánh Thôn
Vận
T Chủ đề vị kiến giá Nhận g Vận
dụng
thức biết hiểu dụng
cao
1 SỰ Sự phát Nhận biết các
PHÁT triển khoa phát minh của
TRIỂN học, kĩ các nhà khoa
CỦA thuật, văn học Đác -
KHOA học, nghệ Uyn, Niu-tơn. 0,5
HỌC, KĨ thuật
THUẬT, trong các
VĂN thế kỉ
2TN
HỌC, XVIII –
NGHỆ XIX
THUẬT
TRONG
CÁC
THẾ KỈ
XVIII –
XIX
2 CHÂU Á 1. Trung Hiểu ý nghĩa
TỪ NỬA Quốc và lịch sử của
SAU Nhật Bản Cách mạng 1,5
½ TL
THẾ KỈ từ nửa Tân Hợi? ½ TL
(0,5
XIX ĐẾN sau thế kỉ Phân tích hạn (1,0 đ)
đ)
ĐẦU XIX đến chế của cuộc
THẾ KỈ đầu thế kỉ cách mạng
XX XX. Tân Hợi?
2. Ấn Độ Nhận biết 3TN
và Đông được đến giữa
Nam Á từ thế kỉ XIX đế 0,75
nửa sau quốc nào xâm
thế kỉ XIX lược Ấn Độ.
đến đầu Lí do nào
thế kỉ XX. không là
chính sách về
chính trị mà
thực dân Anh
đã thực hiện
khi cai trị đối
với Ấn Độ ở
giữa thế kỷ
XIX. Nhận
biết thuộc địa
của Anh, Pháp
ở ĐNÁ.
3 VIỆT - Hiểu được
NAM TỪ quá trình thực
THẾ KỈ thi chủ quyền
XIX ĐẾN đối với quần
ĐẦU đảo Trường
1.Việt
THẾ KỈ Sa và Hoàng
Nam dưới
XX. Sa của nhà 1,5
thời ½ TL
Nguyễn. ½ TL
Nguyễn (1,0
Liên hệ với (0,5 đ)
(nửa đầu đ)
bản thân và
thế kỉ
nêu một số
XIX)
việc làm góp
phần bảo vệ
chủ quyền
biển, đảo của
Tổ quốc.
- Nhận biết
2. Cuộc
được những
kháng
sự kiện chính
chiến
về nguyên
chống
nhân Pháp 0,75
thực dân 3TN
xâm lược và
Pháp xâm
cuộc kháng
lược từ
chiến chống
1858-1884
Pháp của nhân
dân ta.
Tổng 8 câu 2 câu
1 câu 1 câu
TNK (a)
(b) TL (b) TL
Q TL
Tỉ lệ % 20% 15% 10% 5% 50%
* B. PHÂN MÔN ĐỊA LÝ
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
T Chương \Nội Mức độ nhận thức Tổng
T / dung/đơ %
điểm
Nhận Thông Vận Vận
n vị kiến biết hiểu dụng dụng cao
chủ đề
thức (TNKQ) (TL) (TL) (TL)
T T T TL
TN TL TL TN
L N N
Phân môn Địa lí
1 Khí hậu Tác động
và thủy của biến
văn Việt đổi khí
Nam hậu đối 1TL
1TL 10%
với khí *
hậu và
thủy văn
Việt Nam
2 Thổ
Thổ
nhưỡng nhưỡng 4T 1T
20%
Việt Nam N L
và sinh
vật Việt
3 Nâm Sinh vật 4T 1TL
Việt Nam N 20%
*
Tỉ lệ 20% 10% 10% 10% 50%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA

Nội Số câu hỏi theo mức độ nhận thức


Chương/ dung/Đơ Mức độ đánh Thông
TT Nhận Vận Vận dụng
Chủ đề n vị kiến giá hiểu
biết dụng cao
thức
Phân môn Địa lí
1 Khí hậu Tác động Thông hiểu:
và thủy của biến Phân tích được
1TL*
văn Việt đổi khí tác động của
Nam hậu đối biến đổi khí
với khí hậu đối với khí
hậu và hậu và thuỷ
thủy văn văn Việt Nam.
Việt Nam Vận dụng cao:
Tìm ví dụ về
1TL
giải pháp ứng
phó với biến
đổi khí hậu.
2 Thổ Nhận biết:
nhưỡng và Thổ Trình bày được
sinh vật nhưỡng đặc điểm phân
Việt Nâm Việt Nam bố của ba
nhóm đất
chính.
Thông hiểu
- Chứng minh
4TN
được tính chất
nhiệt đới gió
mùa của lớp
phủ thổ
nhưỡng.
- Phân tích
được đặc điểm
của đất feralit
và giá trị sử
dụng đất feralit
trong sản xuất
nông, lâm
nghiệp.
- Phân tích
được đặc điểm
của đất phù sa
và giá trị sử
dụng của đất
phù sa trong 1TL
sản xuất nông
nghiệp, thuỷ
sản.
Vận dụng:
Chứng minh
được tính cấp
thiết của vấn đề
chống thoái
hoá đất.
3 Sinh vật Nhận biết:
Việt Nam - Trình bày 4TN
được sự đa
dạng của sinh
vật Việt Nam
Thông hiểu:
- Chứng minh
được tính cấp
thiết của vấn
đề bảo tồn đa
dạng sinh học
ở Việt Nam.
Vận dụng
– Giải thích
được nguyên
nhân tài
nguyên sinh 1TL*
vật nước ta
ngày càng bị
suy giảm.
Số câu/ loại câu 8 câu 1 câu
1câu TL 1 câu TL
TNKQ TL
Tỉ lệ % 20 10 10 10
2. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II
A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ
I. TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm): Chọn đáp án đúng cho các câu sau.
Câu 1. Thuyết vạn vật hấp dẫn là của ai?
A. Niu-tơn B. Lô-mô-nô-xốp
C. Puốc-kin-giơ D. Đác-uyn
Câu 2. Nhà bác học Đác - Uyn (người Anh) đã có phát minh nào?
A. Định luật tuần hoàn.
B. Sự tiến hóa và di truyền.
C. Phản xạ có điều kiện.
D. Chế tạo thành công vác xin chống bệnh chó dại.
Câu 3. Đến giữa thế kỷ XIX, Ấn Độ bị đế quốc nào xâm lược?
A. Anh. B. Pháp. C. Tây Ban Nha. D. Mĩ.
Câu 4. Ý nào khộng phải là chính sách về chính trị mà thực dân Anh đã
thực hiện khi cai trị đối với Ấn Độ ở giữa thế kỷ XIX?
A. Cai trị trực tiếp ở Ấn Độ.
B. Nhượng bộ tầng lớp trên của phong kiến bản xứ.
C. Khơi sâu sự khác biệt về chủng tộc và tôn giáo.
D. Cướp đoạt ruộng đất lập đồn điền.
Câu 5. Thuộc địa của Pháp ở Đông Nam Á là
A. Việt Nam, Lào, In-đô-nê-xia. B. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia.
C. Việt Nam, Miến Điện, Mã Lai. D. Việt Nam, Phi-líp-pin, Bru-nây.
Câu 6. Thực dân Pháp dựa vào duyên cớ nào để tiến hành cuộc chiến tranh
xâm lược Việt Nam?
A. Triều đình nhà Nguyễn thi hành chính sách cấm đạo Công giáo.
B. Nhà Nguyễn không cho tàu của thương nhân Pháp vào tránh bão.
C. Nhà Nguyễn tịch thu và đốt thuốc phiện của thương nhân Pháp.
D. Triều đình nhà Nguyễn vi phạm điều khoản trong Hiệp ước Véc-xai.
Câu 7. Ai là tác giả của câu nói nổi tiếng: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ
nước Nam, thì mới hết người Nam đánh Tây”?
A. Trương Định. B. Võ Duy Dương.
C. Nguyễn Trung Trực. D. Nguyễn Hữu Huân.
Câu 8. Tháng 11/1873, quân triều đình nhà Nguyễn phối hợp với quân Cờ
Đen của Lưu Vĩnh Phúc, thực hiện cuộc phục kích quân Pháp tại
A. Tiên Du (Bắc Ninh). B. Kim Sơn (Ninh Bình).
C. Cầu Giấy (Hà Nội). D. Tiền Hải (Nam Định).
II. TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 9 (1,5 điểm):
Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng Tân Hợi (1911)? Phân tích hạn chế của
cuộc cách mạng Tân Hợi?
Câu 10 (1,5 điểm):
Trình bày quá trình thực thi chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa và
Hoàng Sa của nhà Nguyễn. Là một học sinh, em cần làm gì để góp phần bảo vệ
chủ quyền biển đảo của Tổ quốc?

* B. PHÂN MÔN ĐỊA LÝ


I. TRẮC NGHIỆM: (2,0 điểm)
Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất:
Câu 1. Nhóm đất chiếm diện tích lớn nhất nước ta là:
A. Phù sa. B. Feralit.
C. Mùn núi cao. D. Đất xám.
Câu 2. Loại đất feralit trên đá badan phân bố chủ yếu ở vùng nào?
A. Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.
B. Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ.
C. Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ.
D. Tây Nguyên, Trung Du và miền núi Bắc Bộ.
Câu 3: Đất phù sa thích hợp canh tác:
A. Các cây công nghiệp lâu năm. B. Trồng rừng.
C. Lúa, hoa màu, cây ăn quả D. Khó khăn cho canh tác.
Câu 4: Đất mùn núi cao phân bố ở các vùng núi có độ cao khoảng?
A. Dưới 1000m. B. Trên 1000m.
C. Từ 1600m – 1700m. D. Trên 2000m.
Câu 5. Ở Việt Nam, rừng ôn đới núi cao phát triển ở vùng núi nào?
A. Tam Đảo B. Ba Vì
C. Trường Sơn D. Hoàng Liên Sơn
Câu 6. Hệ sinh thái rừng ngập nặm phát triển ở:
A. Vùng đất bãi triều, của sông, ven biển
B. Vùng đồi núi thấp
C. Các khu bảo tồn thiên nhiên .
D. Vùng đồi núi cao.
Câu 7. Sự đa dạng của sinh vật nước ta thể hiện ở:
A. Hệ sinh thái nông nghiệp
B. Hệ sinh thái lân nghiệp
C. Hệ sinh thái rừng ngập nặm
D. Hệ sinh thái, thành phần loài, gen.
Câu 8. Đa dạng sinh học ở nước ta đang bị suy giảm do
A. Các hệ sinh thái tự nhiên bị thu hẹp về diện tích và giảm về chất lượng
B. Nhu cầu phát triến của xã hội, biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường.
C. Biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường
D. Suy giảm về thành phần loài và số lượng cá thể trong loài.
II. TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 9 (1,0 điểm):
Hãy đề xuất một số biện pháp góp phần giảm nhẹ biến đổi khí hậu ở địa
phương em?
Câu 10 (1,0 điểm).
Theo em tại sao chống thoái hóa đất là nhiệm vụ cấp thiết hiện nay?
Câu 11 (1,0 điểm).
Hãy trình bày một số biện pháp để bảo tồn đa dạng sinh học Việt Nam?

3. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM


A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ
I. TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)
(Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm).
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Đáp án A B A D B A C C

II. TỰ LUẬN (3,0 điểm)


Câu Đáp án Điểm
a. Ý nghĩa lịch sử của cuộc Cách mạng Tân Hợi:. 0,75
+ Chấm dứt sự tồn tại của chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại 0,25
hơn 2000 năm ở Trung Quốc.
+ Tạo điều kiện cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở 0,25
9 Trung Quốc.
(1,5 điểm) + Ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á. 0,25
b. Hạn chế: 0,75
+ Không xóa bỏ triệt để giai cấp phong kiến… 0,25
+ Không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông 0,25
dân…
+ Không chống lại các nước đế quốc xâm lược... 0,25
10 a. Trình bày quá trình thực thi chủ quyền đối với 1,0
(1,5 điểm) quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của nhà Nguyễn.
- Tiếp nối chính quyền chúa Nguyễn và nhà Tây Sơn, 0,25
nhà Nguyễn tiếp tục đẩy mạnh việc thực thi chủ quyền
đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
+ Tái lập lại hai hải đội Hoàng Sa và Bắc Hải, biên chế
nằm trong lực lượng quân đội, với nhiệm vụ thực thi chủ 0,25
quyền của Việt Nam trên cả hai quần đảo này.
+ Đo đạc thủy trình, vẽ bản đồ, cắm cờ khẳng định chủ 0,25
quyền, dựng miếu thờ và trồng cây xanh,… tại quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa.
+ Khoảng năm 1838, Triều Nguyễn cho vẽ bản đồ Đại
Nam nhất thống toàn đồ thể hiện quần đảo Hoàng Sa, 0,25
quần đảo Trường Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam.
b. Liên hệ bản thân và nêu việc làm góp phần bảo vệ
0,5
chủ quyền biển, đảo… (nêu được từ 2 việc làm trở lên)
- Hs nêu những việc làm của bản thân để góp phần vào
việc thực thi chủ quyền biển đảo hiện nay như: học tập
tốt, tìm hiểu tư liệu lịch sử về chủ quyền biển, đảo; phê
0,5
phán, đấu tranh với những hành vi xâm phạm chủ quyền
biển, đảo; Tích cực hưởng ứng các phong trào bảo vệ
chủ quyền biển đảo...

B. PHÂN MÔN ĐỊA LÝ


I. TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm).
Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Đáp án B A C C D A D B
II. TỰ LUẬN (3,0 điểm)
CÂU NỘI DUNG ĐIỂM
Một số biện pháp góp phần giảm nhẹ biến đổi khí hậu ở
địa phương em
+ Tiết kiệm điện, nước,… trong sinh hoạt hàng ngày. 0,25
+ Sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện, hạn chế dùng than, rơm 0,25
9 rạ, đốt rác,…
(1,0 + Thu gom phế liệu (giấy, chai lọ,…) để tái chế. 0,25
điểm) + Hạn chế sử dụng túi ni-lông; tăng cường sử dụng các loại
túi làm từ nguyên liệu giấy, vải,…
+ Đi bộ hoặc sử dụng các phương tiện công cộng (xe bus,…) 0,25
để tới trường....
(HS nêu được 4 giải pháp trở lên thì cho điểm tối đa)
10 Chống thoái hóa đất là nhiệm vụ cấp thiết hiện nay vì:
(1,0 - Thực trạng: Quỹ đất của nước ta hạn chế trong khi số dân 0,25
điểm) và diện tích đất bị thoái hóa ở nước ta ngày một tăng.
Biểu hiện cụ thể, là:
+ Đất bị rửa trôi, xói mòn chiếm diện tích lớn ở các vùng đồi 0,25
núi do nạn phá rừng, vì vậy, đất không còn độ phì, chất dinh
dưỡng cho thực vật phát triển, đất khó phục hồi; Đất bị kết
von – đá ong ở vùng gò đồi.
+ Đất nghèo kiệt dinh dưỡng, sa mạc hóa, phèn hóa ở các
vùng đồng bằng trũng thấp đặc biệt ĐB SCL. 0,25
+ Đất còn bị ô nhiễm do sử dụng nhiều phân hoá học, thuốc
trừ sâu và ảnh hưởng của chất thải công nghiệp, chất thải sinh
hoạt chưa qua xử lí,.. 0,25
Một số biện pháp để bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam
- Thực hiện tốt các quy định của pháp luật về bảo tồn đa dạng 0,2
sinh học.
- Thực hiện tốt các quy định về bảo vệ động vật quý hiếm. 0,2
11
- Tiếp tục duy trì và xây dượng các vườn quốc gia, khu bảo 0,2
(1,0
tồn sinh quyển tự nhiên để bảo vệ các loài sinh vật, phục hồi
điểm)
hệ sinh thái tự nhiên.
- Bảo vệ và phục hồi môi trường sống cho các loài sinh vật
trên cạn và dưới nước. 0,2
- Tuyên truyền nâng cao ý thức về bảo vệ đa dạng sinh học,
bảo vệ các hệ sinh thái. 0,2

---------------------------Hết --------------------

You might also like