You are on page 1of 6

ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 8

TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ


LÝ THÁNH TÔNG

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2022-2023


MÔN: LỊCH SỬ 8
Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề)
I. TRẮC NGHIỆM (4.0 điểm)

Câu 1: Ngày 1-9-1858, ở Việt Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?
A. Liên quân Pháp - Tây Ban Nha chính thức nổ súng xâm lược Việt Nam.
B. Quân Pháp tấn công Bắc Kì lần thứ nhất.
C. Liên quân Pháp - Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng.
D. Quân Pháp tấn công thành Hà Nội lần thứ hai.
Câu 2: Cái cớ thực dân Pháp sử dụng để đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất là gì?
A. Để giải quyết vụ Đuy-puy gây rối ở Hà Nội. B. Gải quyết vụ các giáo sĩ bị tấn công ở Hà Nội.
C. Mượn đường để tấn công Trung Quốc. D. Giúp đỡ triều đình Huế chống lại quân Thanh.
Câu 3: Đứng trước cơ hội phản công vào giữa năm 1860, nhà Nguyễn đã có chủ trương gì?
A. Tập trung lực lượng phản công quân Pháp.
B. Xây dựng đại đồn Chí Hòa trong tư thế “thủ hiểm”.
C. Kêu gọi nhân dân giúp vua cứu nước.
D. Kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất.
Câu 4: Ai đã lãnh đạo quân đội triều đình chống lại cuộc tấn công của quân Pháp vào thành
Hà Nội lần thứ nhất?
A. Phan Thanh Giản B. Nguyễn Tri Phương. C. Hoàng Tá Viêm. D. Lưu Vĩnh Phúc.
Câu 5: Cái cớ thực dân Pháp sử dụng để tiến hành xâm lược Việt Nam vào năm 1858 là gì?
A. Triều đình Nguyễn “bế quan tỏa cảng” với người Pháp.
B. Triều đình Nguyễn từ chối quốc thư của chính phủ Pháp.
C. Bảo vệ đạo Gia Tô trước sự khủng bố của nhà Nguyễn.
D. Triều Nguyễn trục xuất những người Pháp ở Việt Nam.
Câu 6: Thực dân Pháp đã lợi dụng cơ hội gì để mở cuộc tấn công quyết định vào kinh đô Huế
trong năm 1883?
A. Triều Nguyễn nhượng bộ ngày càng nhiều quân Pháp.
B. Nhân dân Việt Nam giành được thắng lợi ở trận Cầu Giấy.
C. Vua Tự Đức mất, triều đình lục đục tìm người kế vị.
D. Triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Hácmăng.
Câu 7: Năm 1858, Pháp tấn công Đà Nẵng trước tiên không xuất phát từ lí do nào sau đây?
A. Gần Huế, dễ dàng thực hiện ý đồ “đánh nhanh thắng nhanh” .
B. Có giáo dân và gián điệp hoạt động mạnh.
C. Có cảng nước sâu, tàu chiến dễ ra vào.
D. Cắt đứt đường tiếp tế lương thực cho triều đình.

1
Câu 8:
“Dập dìu trống đánh cờ xiêu
Phen này quyết đánh cả triều lẫn Tây”
(SGK lịch sử 8, trang 121)
Hai câu thơ trên phản ánh điều gì về nhiệm vụ đấu tranh của nhân dân ta sau khi triều đình
Huế kí với Pháp Hiệp ước Giáp Tuất (1874)?
A. Kết hợp chống đế quốc và phong kiến đầu hàng. B. Kết hợp với triều đình chống đế quốc.
C. Chống đế quốc để bảo vệ ngôi vua. D. Kết hợp chống đế quốc và thực dân.
II. TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1: Ý nghĩa việc Trương Định được nhân dân suy tôn làm Bình Tây đại nguyên
soái?(3 điểm)
Câu 2: Lập bảng thống kê những hiệp ước bất bình đẳng mà triều đình Huế đã kí với
thực dân Pháp từ năm 1862 đến năm 1884.(2 điểm)
Câu 3: Nguyễn Trung Trực trước kháng chiến ở miền Đông, sau sang miền Tây lập căn cứ ở
Hòn Chông (Rạch Giá). Khi bị giặc bắt đem ra chém, ông đã khảng khái nói: “Bao giờ
người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”. Theo em, câu nói này
thể hiện nội dung gì?(1 điểm)

-----Hết-----

BGH DUYỆT TT/NT DUYỆT GIÁO VIÊN SOẠN ĐỀ


(ký và ghi họ tên)

TRẦN THANH ẤM

2
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 8
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
LÝ THÁNH TÔNG

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2022 - 2023
MÔN: LỊCH SỬ 8
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM

A. TRẮC NGHIỆM ( 4.0 điểm)

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Đáp án A B C D A B C A

Câu 1: Ý nghĩa việc Trương Định được nhân dân suy tôn làm Bình Tây đại
nguyên soái?(3 điểm)

- Sự tôn kính của nhân dân Nam Kì đối với Trương Định 1 điểm
- Quyết tâm chống Pháp của Trương Định và nhân dân 1 điểm
- Sự bạc nhược của triều đình trong việc kháng chiến chống Pháp 1 điểm
Câu 2: Lập bảng thống kê những hiệp ước bất bình đẳng mà triều đình Huế đã kí
với thực dân Pháp từ năm 1862 đến năm 1884.(2 điểm)

Thời gian Tên hiệp ước


05-6-1862 Hiệp ước Nhâm Tuất
15-3-1874 Hiệp ước Giáp Tuất
25-8-1883 Hiệp ước Hác-măng
06-6-1884 Hiệp ước Patonot

- 0.5 điểm/1 hiệp ước học sinh kể đúng.

Câu 3: Nguyễn Trung Trực trước kháng chiến ở miền Đông, sau sang miền Tây lập căn
cứ ở Hòn Chông (Rạch Giá). Khi bị giặc bắt đem ra chém, ông đã khảng khái nói: “Bao
giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”. Theo em, câu
nói này thể hiện nội dung gì?(1 điểm)

(Linh động khi chấm)


3
+ Đơn giản là khi nào nước Việt Nam
0.25 điểm
hết sạch...cỏ thì mới hết người Việt Nam
đánh Tây!
+ Sức sinh sôi nảy nở rất nhanh của cỏ
thể hiện sự phát triển mạnh mẽ của
0.25 điểm
phong trào kháng Pháp.
+ Sức mạnh trường tồn của cỏ biểu
hiện cho lòng dũng cảm, ý chí kiên 0.25 điểm
cường bất khuất.
+ Sau khi dập tắt một phong trào chống
Pháp thì sẽ có vô số phong trào khác
tiếp nối như Phan Tôn, Phan Liêm,
Trương Quyền, Ngyễn Đình Chiểu,
0.25 điểm
Nguyễn Hữu Huân, v.v….

Lưu ý: HS chỉ đạt điểm tuyệt đối khi dẫn chứng được các phong trào nối tiếp diễn
ra sau khi Nguyễn Trung Trực bị bắt.

4
MA TRẬN KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2022 - 2023
MÔN: LỊCH SỬ 8

a) Khung ma trận
Tổng
Mức độ nhận thức %
điểm
Nội
Chương/ Thông Vận Vận dụng
TT dung/đơn vị Nhận biết
chủ đề hiểu dụng cao
kiến thức (TNKQ)
(TL) (TL) (TL)
TNK T TNK T TNK T TNK T
Q L Q L Q L Q L
Phần trắc nhgiệm – tự luận
CUỘC 1. Cuộc
KHÁNG kháng chiến 1
1
CHIẾN từ năm 1858 4TN T 60%
TL
CHỐNG đến năm L
THỰC 1873
1 DÂN 2. Kháng
PHÁP TỪ chiến lan
1
NĂM 1858 rộng ra toàn
4TN T 40%
ĐẾN CUỐI quốc (1873-
L
THẾ KỈ 1884)
XIX
Tỉ lệ 40% 30% 20% 10% 100%

Tổng hợp chung 40% 30% 20% 10% 100%

Lưu ý:
- Các câu hỏi ở cấp độ nhận biết là các câu hỏi trắc nghiệm khách quan 4 lựa chọn, trong đó có
duy nhất 1 lựa chọn đúng.
- Các câu hỏi ở cấp độ thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao là các câu hỏi tự luận.
- Số điểm tính cho 1 câu trắc nghiệm là 0,5 điểm/câu; số điểm của câu tự luận được quy định trong
hướng dẫn chấm nhưng phải tương ứng với tỉ lệ điểm được quy định trong ma trận.

5
b) Bảng đặc tả

Mức độ kiến thức, kĩ năng


Nội dung Đơn vị Mức độ kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra, đánh giá
TT
kiến thức kiến thức cần kiểm tra, đánh giá Nhận Thông Vận Vận dụng
biết hiểu dụng cao
1. Cuộc Nhận biết: biết về cuộc 4 TN 1TL 1TL (C3)
kháng chiến kháng chiến từ năm 1858 (C1, 3, (C1)
từ năm 1858 đến năm 1873. 5, 7)
CUỘC
đến năm Vận dụng thấp: vận dụng
KHÁNG
1873 kiến thức về cuộc kháng
CHIẾN
chiến từ năm 1858 đến năm
CHỐNG
1873.
THỰC
Vận dụng cao: hiểu về câu
DÂN
nói của Nguyễn Trung
1 PHÁP
Trực.
TỪ NĂM
1858
2. Kháng Nhận biết: biết về kháng 4 TN 1 TL
ĐẾN
chiến lan chiến lan rộng ra toàn (C2, 4, (C2)
CUỐI
rộng ra toàn quốc (1873-1884.) 6, 8)
THẾ KỈ
quốc (1873- Thông hiểu: hiểu về kháng
XIX
1884) chiến lan rộng ra toàn
quốc (1873-1884).

Số 8 câu - 1 câu - 1 câu 1 câu -TL


câu/loạ TNKQ TL -TL
i câu
Tỉ lệ % 40 30 20 10
Tổng 40% 30% 20% 10%
hợp
chung

You might also like