You are on page 1of 12

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG


KHOA KINH TẾ

RÀO CẢN THƯƠNG MẠI VÀ GIẢI PHÁP CHO DOANH NGHIỆP


KHI XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU SANG EU
(HS 080132 Hạt điều tươi hoặc khô, tách vỏ)

Giảng viên: Ths. Bùi Thu Hoài


Sinh viên thực hiện: Nhóm 7
Nguyễn Thị Thảo Vy MSSV:63136174 - Nhóm trưởng
Võ Thị Phương Dung MSSV: 63133751
Nguyễn Thị Hiền Ly MSSV: 63132251
Võ Xuân Quỳnh MSSV: 63131192
Trần Thị Mỹ Lành MSSV: 63132203
Hà Thị Bích Thoa MSSV: 63135557
Huỳnh Bá Khang MSSV
Nguyễn Ngọc Toàn MSSV

Khánh Hòa – 2023


I. TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG HẠT ĐIỀU TRONG NƯỚC VÀ EU

1. Tổng quan về thị trường hạt điều trong nước

Thị trường hạt điều tách vỏ (HS 080132) trong nước có quy mô khá lớn, với tổng lượng tiêu
thụ ước tính đạt 100.000 tấn/năm. Thị trường này được chia thành hai phân khúc
chính:

 Phân khúc hạt điều dùng trong gia đình: chiếm khoảng 70% thị phần
 Phân khúc hạt điều dùng trong công nghiệp chế biến: chiếm khoảng 30% thị phần.

Thị trường hạt điều tách vỏ trong nước đang có xu hướng tăng trưởng ổn định, với tốc độ
tăng trưởng trung bình khoảng 5%/năm.

Một số doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh hạt điều tách vỏ lớn trong nước bao gồm:

+ Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu hạt điều Bình Phước (BPC)
+ Công ty Cổ phần Thực phẩm Dinh dưỡng Nutifood
+ Công ty Cổ phần Công nghệ Thực phẩm Việt Nam (Vinafood 2)
+ Công ty Cổ phần Thực phẩm Sagrifood
+ Công ty Cổ phần Chế biến Thực phẩm 3A

2. Tình hình nhập khẩu hạt điều tách vỏ của Việt Nam vào EU

Tình hình xuất khẩu mặt hàng hạt điều tách vỏ (HS 080132) sang thị trường EU trong
những năm gần đây có xu hướng tăng trưởng ổn định.

Theo European Commission, tổng lượng hạt điều tách vỏ xuất khẩu sang EU từ Việt Nam
trong năm 2022 đạt 115.126.197 kg, trị giá 751.742.349€. Trong đó, Hà Lan là thị
trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, với lượng nhập khẩu đạt 44.181.878kg, trị
giá 288.773.892€, chiếm 38,37% tổng lượng xuất khẩu của Việt Nam. Tiếp theo là
Đức với lượng nhập khẩu đạt 35.314.409kg, trị giá 241.997.445€, chiếm 30.67%. Các
thị trường nhập khẩu khác của Việt Nam bao gồm Bỉ, Pháp, Tây Ban Nha, Ý,...
II. PHÂN TÍCH CÁC RÀO CẢN ĐỐI VỚI HẠT ĐIỀU ĐI TỪ VIỆT NAM SANG
EU

1. Rào cản về thuế quan

Theo quy định của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), hạt điều tách vỏ
được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi 0% khi đáp ứng các quy tắc xuất xứ thuần
túy
2. Quy định về quy tắc xuất xứ và chứng nhận xuất xứ

Để được hưởng ưu đãi thuế quan EVFTA, hàng hóa phải đáp ứng được quy tắc xuất xứ và
thủ tục chứng nhận xuất xứ của EVFTA.

2.1. Quy tắc xuất xứ đối với hạt điều khi xuất khẩu sang EU

https://moit.gov.vn/tin-tuc/thi-truong-nuoc-ngoai/xuat-khau-nong-san-cua-viet-nam-sang-
thi-truong-eu-thong-qua-viec-su-dung-c-o-mau-eur.1.html

Theo hiệp định EVFTA, yêu cầu quy tắc xuất xứ đối với hạt điều bóc vỏ là xuất xứ thuần
túy (Wholly Obtained - WO). Tức là hạt điều nhân xuất khẩu từ VN sang EU phải
được trồng, được sản xuất, nuôi dưỡng và được thu hoạch tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, Hiệp định EVFTA quy định công đoạn tách vỏ hạt là công đoạn gia công
đơn giản, sẽ không được tính đến khi xét xuất xứ của sản phẩm có nghĩa hạt điều
được Việt Nam nhập khẩu từ các nước khác và gia công tách vỏ tại Việt Nam sau đó
xuất khẩu sang EU thì không được tính là có xuất xứ thuần túy.

d, Khó khăn về xuất xứ thuần tuý

Nguồn: Chat GPT

Khó khăn phổ biến mà các doanh nghiệp xuất khẩu có thể gặp phải liên quan đến xuất xứ
thuần túy:

Thiếu nguồn cung nguyên liệu có xuất xứ thuần túy: Việt Nam là một trong những nước
sản xuất và xuất khẩu điều lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, phần lớn hạt điều nguyên liệu
được trồng và thu hoạch tại các nước Đông Nam Á khác như Campuchia, Indonesia,
Lào,... Do vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu điều tách vỏ tại Việt Nam gặp khó khăn
trong việc tìm kiếm nguồn cung nguyên liệu có xuất xứ thuần túy.

Rủi ro về việc pha trộn hoặc gian lận: Trong một số trường hợp, sản phẩm có thể bị pha
trộn với nguồn gốc khác hoặc bị gian lận về nguồn gốc. Điều này có thể xảy ra qua
việc thay đổi thông tin trên nhãn hiệu hoặc tài liệu liên quan đến xuất xứ. Để đảm bảo
cái xuất xứ thuần túy, các doanh nghiệp cần áp dụng các biện pháp kiểm soát chặt chẽ,
kiểm tra và xác minh nguồn gốc của sản phẩm.

Sự phức tạp về chuỗi cung ứng: Trong một số trường hợp, việc theo dõi nguồn gốc và
quản lý chuỗi cung ứng có thể gặp khó khăn, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp
nông nghiệp và sản xuất nông sản. Điều này có thể đặt ra thách thức cho việc xác định
rõ nguồn gốc của sản phẩm xuất khẩu và đảm bảo sự thuần túy của nó.

Chi phí sản xuất cao: Việc nhập khẩu nguyên liệu có xuất xứ thuần túy từ các nước khác
sẽ làm tăng chi phí sản xuất của các doanh nghiệp xuất khẩu điều tách vỏ. Điều này có
thể khiến các doanh nghiệp khó cạnh tranh về giá cả với các đối thủ từ các nước khác.

2.2. Chứng nhận xuất xứ

a, Thủ tục chứng nhận xuất xứ hàng hóa

https://trungtamwto.vn/chuyen-de/18961-evfta-va-nganh-rau-qua-viet-nam-cam-ket-ve-thu-
tuc-chung-nhan-xuat-xu

EVFTA quy định 02 loại thủ tục chứng nhận xuất xứ khác nhau, bao gồm:
 Thủ tục cấp giấy chứng nhận xuất xứ: Cơ quan có thầm quyền của Việt Nam cấp Giấy
chứng nhận xuất xứ dựa trên các giấy tờ mà nhà xuất khẩu xuất trình.
 Thủ tục tự chứng nhận xuất xứ. Nhà xuất khẩu tự phát hành chứng nhận xuất xứ cho
hàng hóa của mình.

Đối với Việt Nam:

 Các lô hàng có giá trị không vượt quá 6.000 euro xuất khẩu đi EU theo diện hưởng ưu
đãi thuế quan EVFTA, bất kỳ nhà xuất khẩu nào của Việt Nam cũng đều có thể tự
chứng nhận xuất xứ.
 Còn đối với các lô hàng có giá trị trên 6.000 euro thì hiện tại Việt Nam vẫn áp dụng cơ
chế cấp chứng nhận xuất xứ, cụ thể là doanh nghiệp xuất khẩu phải xin Giấy chứng
nhận xuất xứ (mẫu EUR.1) tại cơ quan có thẩm quyền (Bộ Công Thương và các đơn vị
do Bộ Công Thương ủy quyền).

b, Mẫu giấy chứng nhận xuất xứ

Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) EVFTA có mẫu EUR.1, theo quy định trong EVFTA, mẫu
này áp dụng chung cho cả hàng hóa xuất khẩu từ EU và Việt Nam.

Tuy nhiên, do EU không áp dụng cơ chế cấp chứng nhận xuất xứ mà áp dụng cơ chế tự
chứng nhận xuất xứ bởi nhà xuất khẩu có đăng ký (hệ thống REX), nên mẫu EUR.1
trên thực tế chỉ áp dụng đối với hàng xuất khẩu từ Việt Nam đi EU.

Hiện nay Liên minh châu Âu EU đã không áp dụng hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập GSP
cho hàng hóa Việt Nam kể từ 12/10/2021 nên mẫu này là bắt buộc đối với hàng hóa
xuất khẩu từ Việt Nam sang châu Âu

3. Rào cản TBT

a, Quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn và các thủ tục xác định sự phù hợp

Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật phải đáp ứng yêu cầu về an toàn, an ninh quốc gia, vệ
sinh, sức khoẻ người lao động, quyền và lợi ích hợp pháp của các bên có liên quan,
bảo vệ động vật, thực vật, môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên.

Các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật phải bảo đảm sự phù hợp nhất định với các tiêu chuẩn
quốc tế như tiêu chuẩn quốc tế ISO, IEC, ITU, Codex
Các thủ tục xác định sự phù hợp: thử nghiệm, giám định, kiểm định, chứng nhận về sự phù
hợp của sản phẩm với các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật.

b, Qui định về thủ tục đóng gói sản phẩm:

- Chỉ thị (EU) 2019/904 về giảm tác hại của sản phẩm nhựa cụ thể đến môi trường đòi
hỏi phải giảm đồ nhựa dùng một lần.
- Theo chỉ thị 94/62/EC, về đóng gói và chất thải bao bì đóng gói giới hạn nồng độ của
bốn kim loại nặng bao gồm chì, cadmium, thủy ngân, crom hoá trị 6 ở mức 100 ppm
(Trong đó ppm là Part Per Million đơn vị đo lường thể tích hoặc khối lượng kim loại
có mật độ cực kỳ thấp, 1ppm = 1mg/l)
- Bao bì đóng gói được thiết kế, sản xuất, buôn bán theo cách thức phù hợp với việc tái
sinh, tái chế hoặc sử dụng lại. Ngoài ra còn phải hạn chế tối đa của nguyên liệu và chất
độc hại do sự phát tán, tro tàn khi đốt hay chôn bao bì. Hạt điều được đóng trong thùng
thiếc hoặc bao PE chuyên dùng cho thực phẩm khô. Thùng thiếc hoặc bao PE được đặt
trong thùng carton.

c, Yêu cầu về dán nhãn sinh thái:

- Từ ngữ trên nhãn phải được ghi bằng một trong những ngôn ngữ chính thức của một
nước thành viên EU và phải để cho người tiêu dùng dễ hiểu.
- Căn cứ vào Quy định (EU) 1169/2011, nhãn trên bao bì và thùng giấy phải có các
thông tin sau:

• Tên và địa chỉ của nhà sản xuất;

• Tên và giống của sản phẩm

• Nước xuất xứ (Việt Nam)

• Loại và kích cỡ (W160, W180, W210,…)

• Số lô để truy xuất hoặc GGN (Mã số GLOBALG.A.P) nếu được chứng nhận
GLOBALG.A.P.

• Danh sách thành phần, chất phụ gia, hoặc các chất có thể gây dị ứng cần phải được ghi
trên bao bì thương mại

• Chứng nhận hữu cơ, bao gồm cả tên của cơ quan kiểm tra và số chứng nhận (nếu có).

d, Yêu cầu về phương pháp sản xuất/ khai thác và chế biến sản phẩm
Các tiêu chuẩn PPMs yêu cầu về quy trình và phương thức sản xuất hạt điều hoặc khai thác,
trồng trọt, thu hoạch không được gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường như phá hoại
rừng hoặc suy thoái tài nguyên rừng và sức khỏe của con người.

e, Biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động vật và thực vật( SPS)

 Kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (MRL)

Xu hướng tiêu dùng xanh, sạch của thị trường EU ngày càng gắt gao, xuất khẩu nông sản
sang EU đối diện với thách thức mới về dư lượng thuốc trừ sâu, diệt cỏ...

Theo Thương vụ Việt Nam tại Bỉ, mới đây, EU đăng công báo quy định (EU) 2023/147
ngày 20/1/2023 EU đã đặt ra mức ngưỡng dư lượng của cyromazine (chất trừ sâu) trên
hạt điều là 0,01mg/kg; ngưỡng dư lượng của topramezone (diệt cỏ) là 0,005mg/kg; và
ngưỡng dư lượng của triflumizole (diệt nấm) trên hạt điều là 0,02mg/kg.

TTWTO VCCI - (Tin tức) EU siết quy định dư lượng thuốc trừ sâu trên nông sản
(trungtamwto.vn) Nếu một thuốc bảo vệ thực vật cụ thể chưa được EU thiết lập MRL
và không có trong cơ sở dữ liệu thuốc bảo vệ thực vật của EU, thuốc đó sẽ được áp
dụng mức MRL mặc định 0,01 mg/kg, trừ khi giá trị mặc định khác được quy định trên
cơ sở xem xét các phương pháp phân tích thông thường hiện có
https://trungtamwto.vn/file/22288/22.04.12_guidebook-vi.pdf

Các sản phẩm chứa dư lượng thuốc trừ sâu cao hơn mức cho phép sẽ không được lưu hành
trên thị trường.

Để tiến hành kiểm soát dư lượng thuốc trừ sâu trong thực phẩm có nguồn động thực vật, EU
đã công bố 2 Chỉ thị 90/642/EEC và 86/363/EEC để quy định nguồn gốc quốc gia và
khu vực đối với thực phẩm.

 Kiểm soát chất gây ô nhiễm trong thực phẩm

Việc nhập khẩu hạt điều vào Liên minh Châu Âu (EU) phải tuân thủ luật pháp EU được
thiết kế để đảm bảo rằng thực phẩm đưa ra thị trường là an toàn để ăn và không chứa
chất gây ô nhiễm ở mức có thể đe dọa sức khỏe con người.

 Chất lượng, vệ sinh và an toàn thực phẩm

Đảm bảo an toàn thực phẩm từ nơi sản xuất ban đầu cho đến khi xuất khẩu sang EU. Hạt
điều không được chứa các chất độc hại, không đảm bảo vệ sinh. Việc không tuân thủ
có thể dẫn đến việc ngừng nhập khẩu tạm thời hoặc phải kiểm tra chặt chẽ hơn đối với
nước xuất xứ.

Quy định (EU) 178/2002 (Luật thực phẩm chung của EU) là văn bản luật quan trọng nhất
đưa ra nguyên tắc và quy tắc chung về an toàn thực phẩm ở EU. Quy định này áp dụng
cho tất cả các công đoạn sản xuất, chế biến và phân phối thực phẩm. Tất cả sản phẩm
thực phẩm xuất khẩu sang EU phải tuân thủ các yêu cầu của quy định này.

EU đã sử dụng tiêu chuẩn "Hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát các điểm trọng yếu"
(Hazard Analysis and Critical Control Point-HACCP), tiến hành phân tích đối với toàn
bộ quá trình sản xuất thực phẩm, giám sát các điểm trọng yếu, bảo đảm an toàn thực
phẩm và không bị ô nhiễm.

=>Vấn đề SPS đảm bảo an toàn thực phẩm cho thị trường EU hiện nay sẽ gây khó khăn cho
các nhà xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp Việt Nam vì đa số những nhà sản xuất còn
nhỏ lẻ, tự phát, một số nơi nông dân chưa được hướng dẫn về sản xuất sạch, an toàn,
tiêu chuẩn chất lượng, xây dựng chuỗi giá trị toàn cầu cho sản phẩm nông nghiệp. Việc
các doanh nghiệp thiếu thông tin về thị trường EU, đồng thời năng lực của ngành điều
còn yếu. Các nước Châu Âu ngày càng đòi hỏi rất khắt khe về các yêu cầu kĩ thuật
TBT trong thương mại, do đó doanh nghiệp cũng chịu áp lực về việc hoàn thành đích
đến của mình. Các chính sách quảng bá thương hiệu, marketing, thương mại điện tử,
truyền thông chưa thật sự hiệu quả. Nguồn nguyên liệu đầu vào chưa đáp ứng đủ, khó
mở rộng, vẫn còn phụ thuộc vào số lượng lớn nguyên liệu điều thô từ nước khác.

4. Các cam kết về hải quan và thuận lợi hóa thương mại.

4.1. Các cam kết chung

Liên quan tới thủ tục xuất nhập khẩu và hải quan, theo yêu cầu của EVFTA Việt Nam và EU
sẽ phải bảo đảm nguyên tắc chung sau:

Quy tắc và thủ tục hải quan phải đảm bảo:

 Chỉ nhằm mục tiêu bảo vệ thương mại hợp pháp và chống các hành vi gian lận, bất
hợp pháp hoặc gây thiệt hại;

 Tránh tạo gánh nặng không cần thiết hoặc phân biệt đối xử giữa các chủ thể kinh
doanh;

 Tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các chủ thể có mức độ tuân thủ cao;
 Biện pháp xử lý vi phạm hải quan cần đảm bảo: (i) tương ứng với vi phạm; (ii) không
phân biệt đối xử và (iii) không làm chậm trễ việc giải phóng hàng một cách bất hợp
lý;

 Bảo đảm rà soát các thủ tục, quy định khi nào có thể để tăng tốc độ giải phóng và
thông quan hàng;

 Đơn giản hóa, tiêu chuẩn hóa dữ liệu và hồ sơ.

Các yêu cầu chung về đơn giản hóa thủ tục hải quan:

 Phải quy định các biện pháp đơn giản hóa thủ tục hải quan minh bạch, hiệu quả để
giảm chi phí và tăng tính dự đoán;

 Chỉ sử dụng một văn bản hành chính (giấy hoặc điện tử) duy nhất đối với hàng hóa
làm thủ tục Hải quan;

 Phải áp dụng các kỹ thuật hải quan hiện đại (đánh giá rủi ro, hậu kiểm);

 Nhanh chóng xây dựng và sử dụng các hệ thống trao đổi điện tử các dữ liệu giữa các
doanh nghiệp, cơ quan hải quan và các cơ quan liên quan khác.

5.2. Các cam kết về một số vấn đề cụ thể

5.2.1 Xác định trước

Nếu doanh nghiệp có yêu cầu (bằng văn bản) về việc xác định về phân loại hàng hóa, thuế
quan hoặc bất kỳ vấn đề nào trước khi hàng được nhập khẩu, Cơ quan hải quan của
nước nhập khẩu phải trả lời (bằng văn bản) về yêu cầu của doanh nghiệp đó. Kết quả
xác định trước này cũng phải được công bố công khai (tùy thuộc vào quy định về bảo
mật của mỗi bên), ví dụ trên trang mạng chính thức.

5.2.2 Phương pháp quản lý rủi ro

Phương pháp quản lý thiết kế dựa trên mức độ rủi ro (chỉ tập trung kiểm soát hàng hóa có
nguy cơ rủi ro cao mà không phải kiểm soát toàn bộ các lô hàng) phải được áp dụng:

 Trong các thủ tục kiểm tra và giải phóng hàng, kiểm tra sau thông quan;
 Liên quan tới tất cả các yêu cầu, thủ tục kiểm soát nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh và
chuyển tải hàng hóa.
5.2.3 Không bắt buộc sử dụng đại lý hải quan

Không yêu cầu việc bắt buộc sử dụng đại lý hải quan tại các quy định và thủ tục về hải
quan, tuy nhiên phải áp dụng các nguyên tắc minh bạch, không phân biệt đối xử, hợp
lý khi cấp phép cho đại lý hải quan.

5.2.4 Thủ tục khiếu nại

Yêu cầu thủ tục hiệu quả, nhanh, không phân biệt đối xử, dễ tiếp cận để bảo đảm quyền
khiếu nại các Quyết định của Hải quan và cơ quan khác liên quan tới việc xuất nhập
khẩu hoặc quá cảnh hàng hóa.

Lưu ý đối với doanh nghiệp

So với Hiệp định về Thuận lợi hóa Thương mại WTO và Hiệp định CPTPP, cam kết về hải
quan và tạo thuận lợi thương mại của EVFTA có một số cam kết mới và tạo thuận lợi
hơn cho doanh nghiệp khi thực hiện các thủ tục xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và EU.
Do đó, khi EVFTA có hiệu lực, cộng đồng doanh nghiệp cần chú ý thúc đẩy các cơ
quan có thẩm quyền của Việt Nam tuân thủ triệt để cam kết này. Trường hợp nhận thấy
các cam kết này chưa được tuân thu, doanh nghiệp có thể dựa vào cam kết EVFTA để
khiếu nại với các cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, điều chỉnh quy định, thủ tục thực
tiễn, qua đó bảo vệ các quyền lợi của mình.

Nguồn:

https://trungtamwto.vn/thi-truong-duc/19468-co-hoi-tu-cam-ket-ve-hai-quan-va-thuan-loi-
hoa-thuong-mai-trong-evfta

https://www.freiheit.org/sites/default/files/2022-03/tan-dung-evfta-de-xuat-khau-hang-hoa-
giua-viet-nam-va-duc.pdf

http://tbtagi.angiang.gov.vn/nhung-van-de-dat-ra-trong-xuat-khau-san-pham-nong-nghiep-
sang-eu-sau-2-nam-thuc-hien-evfta-71761.html

(Quy định kỹ thuật, tiêu chuẩn và các thủ tục xác định sự phù hợp)

https://sti.vista.gov.vn/tw/Lists/TaiLieuKHCN/Attachments/348756/
CVv266S102022074.pdf (Quy định về thủ tục đóng gói hạt điều)

Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế - Trường Đại học Ngoại Thương (Yêu cầu về phương
pháp sản xuất/khai thác và chế biến hạt điều)
6. BIỆN PHÁP DÀNH CHO DOANH NGHIỆP TRƯỚC NHỮNG RÀO CẢN

6.1. Về quy tắc xuất xứ:

Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu điều tách vỏ sang EU, quy tắc xuất xứ thuần túy này
đặt ra một số khó khăn và rào cản sau: Thiếu nguồn cung nguyên liệu có xuất xứ thuần
túy, Chi phí sản xuất cao, Thủ tục chứng nhận xuất xứ phức tạp.

Để vượt qua những khó khăn và rào cản này, các doanh nghiệp xuất khẩu điều tách vỏ
sang EU cần có những giải pháp sau:

 Tăng cường liên kết với các doanh nghiệp sản xuất và thu hoạch điều có xuất xứ thuần
túy: Đây là giải pháp căn cơ để đảm bảo nguồn cung nguyên liệu có xuất xứ thuần túy
cho các doanh nghiệp xuất khẩu điều tách vỏ.
 Tìm kiếm các đối tác nhập khẩu nguyên liệu từ các nước có chính sách ưu đãi về xuất
xứ cho Việt Nam: Việc nhập khẩu nguyên liệu từ các nước này sẽ giúp giảm thiểu chi
phí sản xuất và tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu điều tách vỏ.
 Tham gia các khóa đào tạo về quy tắc xuất xứ của EVFTA để nắm vững các quy tắc
xuất xứ của EVFTA sẽ giúp các doanh nghiệp xuất khẩu điều tách vỏ đáp ứng các yêu
cầu về chứng nhận xuất xứ và tránh các rủi ro về thuế quan.

6.2 . Đối với rào cản SPS và TBT

Rào cản SPS và TBT là những rào cản kỹ thuật trong thương mại, được áp dụng để bảo vệ
sức khỏe con người, động vật, thực vật, môi trường và bảo vệ lợi ích người tiêu dùng.
Rào cản SPS và TBT có thể gây khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu, đặc biệt là các
doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Để vượt qua những khó khăn và rào cản về SPS và TBT, các doanh nghiệp xuất khẩu điều
tách vỏ sang EU cần có những giải pháp sau:

 Tìm hiểu kỹ và tuân thủ đúng các quy định SPS và TBT của EU bao gồm các các yêu
cầu về kỹ thuật, tiêu chuẩn quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm, dư lượng thuốc bảo
vệ thực vật, chất lượng sản phẩm điều tách vỏ để xuất khẩu sang EU
 Thực hiện các biện pháp kiểm soát chất lượng sản phẩm chặt chẽ từ khâu sản xuất, chế
biến đến khâu đóng gói và xuất khẩu.
 Nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh để đáp ứng các yêu cầu về SPS và TBT của
EU.
 Tham gia các chương trình đào tạo, tập huấn về SPS và TBT của EU, Các chương
trình này sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về các quy định SPS và TBT của EU.
 Tham gia các chương trình chứng nhận quốc tế là cách giúp doanh nghiệp khẳng định
chất lượng sản phẩm của mình đối với thị trường quốc tế. Các chương trình chứng
nhận quốc tế như ISO, CE, NSF. Các chương trình này sẽ giúp doanh nghiệp đáp ứng
được các yêu cầu về kỹ thuật, tiêu chuẩn của các thị trường nhập khẩu
 Liên hệ với các tổ chức, hiệp hội ngành hàng để được hỗ trợ. Các tổ chức, hiệp hội
ngành hàng có thể cung cấp cho doanh nghiệp thông tin về các quy định SPS và TBT
của EU, đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các biện pháp kiểm soát chất lượng
sản phẩm.
 Tăng cường hợp tác với các cơ quan chức năng để được tư vấn, hỗ trợ trong quá trình
thực hiện các quy định SPS và TBT

You might also like