Đề Trắc Nghiệm thi học kì 1

You might also like

You are on page 1of 10

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP HK1

Câu 1: Điền từ thích hợp vào chỗ trống sao cho phù hợp:
“Đặc điểm chung của động vật nguyên sinh là: cơ thể có kích thước hiển vi, chỉ là …(1)… nhưng
đảm nhận mọi chức năng sống. Phần lớn: dị dưỡng. Sinh sản vô tính theo kiểu …(2)…
A. (1) một tế bào; (2) phân đôi B. (2) một tế bào; (2) mọc chồi
C. (1) nhiều tế bào; (2) phân đôi D. (2) nhiều tế bào; (2) tiếp hợp
Câu 2
Chú thích các chi tiết có đánh số trên hình:
A. (1) Roi; (2) Điểm mắt; (3) Nhân
B. (1) Nhân; (2) Điểm mắt; (3) Roi
C. (1) Điểm mắt; (2) Nhân; (3) Roi
D. (1) Roi; (2) Nhân; (3) Điểm mắt

Câu 3: Phát biểu nào sau đây về động vật nguyên sinh là sai?

A. Không có khả năng sinh sản vô tính. B. Kích thước hiển vi.

C. Cấu tạo đơn bào. D. Sống tự do hoặc ký sinh.

Câu 4: Phát biểu nào sau đây về động vật nguyên sinh là đúng?

A. Cơ thể có cấu tạo đơn bào. B. Chỉ sống kí sinh trong cơ thể người.

C. Hình dạng luôn biến đổi. D. Không có khả năng sinh sản.

Câu 5: Đặc điểm nào dưới đây không phổ biến ở các loài động vật nguyên sinh?

A. Kích thước hiển vi. B. Di chuyển bằng chân giả, lông hoặc roi bơi.

C. Sinh sản hữu tính. D. Cơ thể có cấu tạo từ một tế bào.

Câu 6: Động vật nguyên sinh có vai trò nào dưới đây? (có vấn đề)

A. Thức ăn cho các động vật lớn. B. Chỉ thị độ sạch của môi trường nước.

C. Có ý nghĩa về địa chất. D. Các phương án trên đều đúng


Câu 7: Bệnh sốt rét ở người do loài động vật nguyên sinh nào gây ra?

A. Trùng roi B. Trùng biến hình C. Trùng kiết lị D. Trùng sốt rét

Câu 8: Loài động vật nguyên sinh nào dưới đây gây bệnh kiết lị cho con người?

A. Trùng roi B. Trùng biến hình C. Trùng kiết lị D. Trùng sốt rét

Câu 9. Hình dạng của sứa là

A. Hình trụ dài. B. Hình cầu. C. Hình que. D. Hình dù.

Câu 10 Hình dạng của thuỷ tức là

A. Hình trụ dài. B. Hình cầu. C. Hình đĩa. D. Hình nấm.

Câu 11: Sứa di chuyển bằng cách

A. Di chuyển lộn đầu B. Di chuyển sâu đo C. Co bóp dù D. Không di chuyển


Câu 12 Thuỷ tức di chuyển bằng cách nào?

A. Di chuyển kiểu lộn đầu. B. Di chuyển kiểu sâu đo.

C. Không di chuyển. D. Di chuyển kiểu sâu đo và kiểu lộn đầu.

Câu 13. Cơ thể ruột khoang có kiểu đối xứng nào?

A. Đối xứng toả tròn. B. Đối xứng hai bên.

C. Đối xứng lưng – bụng. D. Đối xứng trước – sau.

Câu 14. Đảo ngầm san hô thường gây tổn hại gì cho con người?

A. Cản trở giao thông đường thuỷ.

B. Gây ngứa và độc cho người.

C. Tranh thức ăn với các loại hải sản con người nuôi.

D. Tiết chất độc làm hại cá và hải sản nuôi.

Câu 15. Ruột khoang có vai trò gì đối với sinh giới và con người nói chung?

A. Một số loài ruột khoang có giá trị thực phẩm và dược phẩm.

B. Góp phần tạo sự cân bằng sinh thái, tạo cảnh quan độc đáo.

C. Nhiều loại san hô nguyên liệu làm đồ trang sức, trang trí, nguyên liệu xây dựng, …
D. Tất cả các phương án trên

Câu 16. Ruột khoang nói chung thường tự vệ bằng

A. Cộng sinh với động vật khác B. Các tế bào gai mang độc.

C. Phun hỏa mù. D. Trốn trong vỏ cứng.

Câu 17. Đặc điểm nào dưới đây có ở san hô ?

A. Cơ thể hình dù. B. Sống thành tập đoàn.

C. Luôn sống đơn độc. D. Sinh sản vô tính bằng cách tiếp hợp.

Câu 18. Đặc điểm nào dưới đây có ở sứa?

A. Miệng ở phía dưới. B. Di chuyển bằng tua miệng.

C. Cơ thể dẹp hình lá. D. Không có tế bào tự vệ.

Câu 19. Hình thức sinh sản vô tính của thuỷ tức là gì?

A. Phân đôi. B. Mọc chồi. C. Tạo thành bào tử. D. Phân đôi và mọc chồi

Câu 20. Sinh sản kiểu nảy chồi ở san hô khác thuỷ tức ở điểm nào?

A. San hô nảy chồi, cơ thể con tách khỏi bố mẹ khi còn non; thuỷ tức nảy chồi, cơ thể con tách khỏi
bố mẹ khi trưởng thành.

B. San hô nảy chồi, cơ thể con không tách khỏi bố mẹ; thuỷ tức nảy chồi, khi chồi trưởng thành sẽ
tách khỏi cơ thể mẹ sống độc lập.

C. San hô nảy chồi, cơ thể con tách khỏi bố mẹ khi trưởng thành ; thuỷ tức khi chồi trưởng thành
vẫn không tách khỏi cơ thể mẹ sống độc lập.

D. San hô nảy chồi, cơ thể con không tách khỏi bố mẹ ; thuỷ tức khi chồi chưa trưởng thành đã tách
khỏi cơ thể mẹ sống độc lập.

Câu 21 Có bao nhiêu biện pháp bảo vệ rạn san hô trong các biện pháp sau
1. Không xả rác, nguồn nước thải ô nhiễm xuống biển
2. Không khai thác san hô bừa bãi
3. Nuôi trồng và bảo vệ rạn san hô
4. Tuyên truyền với mọi người cùng giữ biển sạch trong
5. Cấm tàu thuyền neo đậu trên các rạn san hô
A. 5 B. 4 C. 3 D. 2
Câu 22: Đặc điểm của sán lá gan thích nghi với sống kí sinh là

A. Mắt và giác quan phát triển B. Hệ tiêu hóa tiêu giảm

C. Mắt và lông bơi tiêu giảm, các giác bám phát triển D. Hệ sinh dục đơn tính
Câu 23. Đặc điểm nào dưới đây có ở sán lá gan?

A. Miệng nằm ở mặt bụng. B. Mắt và lông bơi tiêu giảm.

C. Cơ dọc, cơ vòng và cơ lưng bụng kém phát triển. D. Có cơ quan sinh dục đơn tính.

Câu 24: Tập hợp nào sau đây gồm các đại diện của ngành Giun dẹp?
A. Sán lá máu, rươi, sán lông B. Sán dây, sán bã trầu, sán lông
C. Sán lá gan, đỉa, giun đỏ D. Sán dây, rươi, vắt
Câu 25: Hình dạng của sán lá gan là?
A. Hình lá. B. Hình trụ C. Hình dù D. Hình cầu
Câu 26: Sán lá gan có bao nhiêu giác bám để bám để bám chắc vào nội tạng vật chủ?

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 27 Điền vào chỗ trống để hoàn thiện chú thích vòng đời Sán lá gan

A. (2) ấu trùng có lông bơi ; (4) ấu trùng có đuôi; (6) sán trưởng thành

B. (2) ấu trùng có đuôi ; (4) ấu trùng có lông bơi ; (6) sán trưởng thành

C. (2) sán trưởng thành; (4) ấu trùng có lông bơi; (6) ấu trùng có đuôi
D. (2) sán trưởng thành; (4) ấu trùng có đuôi; (6) ấu trùng có lông bơi

Câu 28: Giun đũa chui được qua ống mật nhờ đặc điểm nào sau đây?
A. Cơ dọc kém phát triển. B. Không có cơ vòng.
C. Giác bám tiêu giảm. D. Đầu nhọn.
Câu 29: Nhờ đâu mà giun đũa không bị tiêu hủy bởi các dịch tiêu hóa trong ruột non người?
A. Lớp vỏ cuticun B. Có khả năng kết bào xác khi dịch tiêu hóa tiết ra
C. Cơ thể hình ống D. Lớp vỏ Xenlulôzơ bọc ngoài

Câu 30: Sán lá gan làm cho trâu bò

A. Tắc ruột, tắc ống mật (giun đũa) B. Lớn nhanh

C. Gầy rạc và chậm lớn D. Không ảnh hưởng

Câu 31: Tác hại của giun đũa kí sinh


A. Đau đầu B. Đau dạ dày
C. Viêm gan D. Đau bụng, tắc ruột, tắc ống mật.
Câu 32: Giun kim xâm nhập vào cơ thể người qua con đường
A. Đường tiêu hóa. B. Qua da C. Đường hô hấp D. Qua máu
Câu 33: Giun kim khép kín được vòng đời do thói quen nào ở trẻ em?

A. Đi chân đất. B. Ngoáy mũi.


C. Cắn móng tay và mút ngón tay. D. Xoắn và giật tóc.
Câu 34: Nhóm nào sau đây gồm các đại diện của ngành Giun tròn?
A. Giun đất, giun đũa, giun kim B. Giun kim, giun đũa, giun móc câu
C. Giun đỏ, giun kim, giun đất D. Giun đất, giun đỏ, giun móc câu
Câu 35: Có bao nhiêu biện pháp phòng chống giun kí sinh trong cơ thể người trong số những biện
pháp dưới đây?
1. Uống thuốc tẩy giun định kì.
2. Không đi chân không ở những vùng nghi nhiễm giun.
3. Không dùng phân tươi bón ruộng.
4. Rửa rau quả sạch trước khi ăn và chế biến.
5. Rửa tay với xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
Số ý đúng là
A. 5. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 36: Biện pháp nào dưới đây KHÔNG có tác dụng phòng chống giun kí sinh trong cơ thể người
A. Uống thuốc tẩy giun định kì.
B. Chích ngừa vaccine
C. Rửa rau quả sạch trước khi ăn và chế biến.
D. Rửa tay với xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
Câu 37: Loài nào sau đây thuộc ngành Giun đốt?
A. Giun chỉ B. Giun kim C. Giun đỏ D. Giun đũa
Câu 38: Vỏ của một số thân mềm có ý nghĩa thực tiễn như thế nào?

A. Có giá trị về xuất khẩu. B. Làm sạch môi trường nước.

C. Làm thực phẩm. D. Dùng làm đồ trang trí.

Câu 39: Hóa thạch của một số vỏ ốc, vỏ sò có ý nghĩa thực tiễn như thế nào?

A. Làm đồ trang sức. B. Có giá trị về mặt địa chất.

C. Làm sạch môi trường nước. D. Làm thực phẩm cho con người.

Câu 40: Phát biểu nào sau đây về ngành Thân mềm là sai?

A. Thân mềm. B. Hệ tiêu hóa phân hóa.

C. Không có xương sống. D. Không có khoang áo.

Câu 41: Ý nghĩa thực tiễn của ngành Thân mềm:

1. Làm thực phẩm cho con người, làm thức ăn cho động vật khác

2. Làm đồ trang sức, trang trí

3. Làm sạch môi trường nước.

4. Có giá trị về mặt địa chất.

5. Có giá trị xuất khẩu

Các ý đúng là:


A. 1, 3,5 B. 1,2,3,5 C. 1,2,4,5 D. 1,2,3,4,5

Câu 42: Phát biểu nào sau đây khi nói về ý nghĩa thực tiễn của ngành Thân mềm là sai?

A. Là vật chủ trung gian truyền bệnh ngủ. B. Làm sạch môi trường nước.

C. Có giá trị về mặt địa chất. D. Làm thức ăn cho các động vật khác.

Câu 43: Trong các đặc điểm sau, đặc điểm nào KHÔNG có ở các đại diện của ngành Thân mềm?

A. Có vỏ đá vôi. B. Cơ thể phân đốt.

C. Có khoang áo. D. Hệ tiêu hoá phân hoá.

Câu 44: Những đại diện nào sau đây thuộc ngành Thân mềm

A. Mực, sứa B. Hải quỳ, san hô

C. Bạch tuộc, mực D. Rươi, đỉa

Câu 45: Loài nào có khả năng lọc làm sạch nước

A. Trai, sò, hến B. Mực, bạch tuộc, ốc vặn C. Sò, ốc sên D. Sứa, ngao

Câu 46: Thân mềm nào thích nghi với lối sống vùi lấp

A. Trai, sò B. Mực, bạch tuộc C. Ốc sên, ốc vặn D. Ốc hương, mực

Câu 47: Thân mềm nào thích nghi với lối sống di chuyển và săn mồi

A. Mực, sò B. Mực, bạch tuộc C. Ốc sên, ốc vặn D. Sò, trai

Câu 48: Loài thân mềm nào gây hại cho cây lúa?

A. Trai B. Ốc bươu vàng C. Ốc vặn D. Hến

Câu 49: Loài thân mềm nào phá hoại cây trồng?

A. Ốc sên B. Ốc vặn C. Ốc gạo D. Ốc hương

Câu 50: Ngành thân mềm có đặc điểm chung là

A. Thân mềm, không phân đốt, có vỏ đá vôi, có khoang áo, hệ tiêu hóa phân hóa và cơ quan di
chuyển thường đơn giản.
B. Thân mềm, cơ thể phân đốt, có vỏ đá vôi, có khoang áo, hệ tiêu hóa phân hóa và cơ quan di
chuyển thường đơn giản.

C. Thân mềm, không phân đốt, có vỏ đá vôi, không có khoang áo, hệ tiêu hóa phân hóa và cơ quan
di chuyển thường đơn giản.

D. Thân mềm, không phân đốt, có vỏ đá vôi, không có khoang áo, hệ tiêu hóa phân hóa và cơ quan
di chuyển phát triển.

Câu 51: Giáp xác có vai trò như thế nào trong đời sống con người?

A. Làm nguồn nhiên liệu thay thế cho các khí đốt.

B. Được dùng làm mỹ phẩm cho con người.

C. Là chỉ thị cho việc nghiên cứu địa tầng.

D. Là nguồn thực phẩm quan trọng của con người.

Câu 52: Loài giáp xác cung cấp thức ăn chủ yếu cho cá
A. Sun B. Mọt ẩm C. Rận nước D. Tôm ở nhờ

Câu 53: Giáp xác có thể gây hại

A. Truyền bệnh giun sán B. Kí sinh ở da và mang cá

C. Làm giảm tốc độ di chuyển của tàu thuyền D. Tất cả các phương án trên

Câu 54: Quá trình chăng lưới ở nhện bao gồm các giai đoạn sau :

1. Chăng tơ phóng xạ.


2. Chăng các tơ vòng.
3. Chăng bộ khung lưới.

Hãy sắp xếp các giai đoạn trên theo thứ tự hợp lí.

A. (3) → (1) → (2). B. (3) → (2) → (1).

C. (1) → (3) → (2). D. (2) → (3) → (1).

Câu 55: Nhện có tập tính nào sau đây?

A. Ăn gỗ, tập tính đục ruỗng gỗ B. Kí sinh, hút máu người và động vật

C. Ăn thịt, dùng đôi càng trước để bắt mồi D. Chăng lưới, bắt mồi
Câu 56: Loài động vật nào dưới đây ký sinh dưới da người, gây ngứa và sinh mụn ghẻ?
A. Rận B. Cái ghẻ C. Ve bò D. Bọ chét

Câu 57: Loài sâu bọ có vai trò giúp cho quá trình thụ phấn ở cây trồng nhiều nhất là:

A. Ruồi B. Muỗi C. Bọ ngựa D. Ong mật

Câu 58: Nhóm động vật nào sau đây là thiên địch của sâu bọ có hại? (tiêu diệt sâu bọ có hại)

A. Bọ rầy, bọ ngựa, bọ xít B. Ong mắt đỏ, bọ ngựa, bọ rùa

C. Bọ xít, bọ hung, bọ rùa D. Ong mắt đỏ, bọ xít, bọ ngựa

Câu 59: Trong nông nghiệp để diệt trừ sâu haị mà không gây ô nhiễm môi trường người ta dùng
ong mắt đỏ để diệt trừ loài sâu bọ nào?

A. Bọ rùa B. Bọ rầy C. Sâu đục thân D. Rệp

Câu 60: Loài nào sau đây phá hoại đồ gỗ

A. Bọ cạp B. Châu chấu C. Mọt gỗ D. Bọ ngựa

Câu 61:

Chú thích các chi tiết còn thiếu trong hình:

A. (1) Chân kìm; (2) Chân xúc giác; (3) Chân bò

B. (1) Chân bò; (2) Chân xúc giác; (3) Chân


kìm

C. (1) Chân xúc giác; (2) Chân kìm; (3) Chân


D. (1) Chân kìm; (2) Chân bò; (3) Chân xúc giác

---HẾT---

You might also like