You are on page 1of 5

II.

Thực trạng về tình hình Hồi giáo


1. Số lượng và phân bố tín đồ
Sau năm 1975 với cuộc chiến Việt Nam kết thúc, một bộ phận trong số
55.000 tín đồ đạo Hồi người Chăm tại Việt Nam đã trốn sang Malaysia. Ở Yemen cũng có
1.750 người tỵ nạn Việt Nam gốc Chăm, hầu hết định cư ở Ta'izz. Tuy nhiên, hầu hết các tín
đồ ở lại Việt Nam vẫn được phép sinh hoạt tôn giáo như bình thường cho dù những thánh
đường Hồi giáo bị đóng cửa, cũng như các cơ sở giáo dục của người Hồi giáo bị trưng dụng
bởi chính quyền cộng sản. So với các tôn giáo khác, tín đồ Hồi giáo tại Việt Nam chiếm tỷ lệ
rất thấp cũng như không có những va chạm với chính quyền, vì vậy chính quyền ít kỳ thị và
kiểm soát chặt chẽ tín đồ. Vào năm 1981, khách nước ngoài đến Việt Nam vẫn được tự do
nói và cầu nguyện bằng tiếng bản xứ của họ. Vào năm 1985, các thánh đường Hồi giáo tại
miền Nam được cho phép mở cửa lại, thậm chí, chính quyền còn cho phép thành lập tổ chức
Ban Đại diện Cộng đồng Hồi giáo Thành phố Hồ Chí Minh vào năm 1992. Ước tính, ngoài
những tín đồ người Chăm, cũng có những tín đồ
người Indonesia, Malaysia, Pakistan, Yemen, Oman, và người Nam Phi; với khoảng 10000
người vào thời điểm đó. Năm 2004, một Ban Đại diện Cộng đồng Hồi giáo khác cũng được
thành lập ở An Giang.
Đại hội đại biểu Cộng đồng Hồi
giáo Thành phố Hồ Chí Minh lần
thứ VI nhiệm kỳ 2020 - 2025

Ra mắt Ban Đại diện Cộng đồng


Hồi giáo TPHCM nhiệm kỳ 2020-
2025 gồm 11 thành viên

Tuy là một tôn giáo lớn trên thế giới, nhưng tại Việt Nam, cộng đồng Hồi
giáo chỉ chiếm một tỷ lệ thấp so với toàn thể dân số Việt Nam (0.1%).
Hiện nay, theo số liệu thống kê của các địa phương có Hồi giáo, số
lượng tín đồ Hồi giáo khoảng hơn 72.000 người (bao gồm cả Chăm Bàni và Chăm
Islam), cư trú trên địa bàn 13/63 tỉnh, thành phố cả nước. Hồi giáo ở nước ta hình
thành hai dòng:
- Một là: Cộng đồng Hồi giáo tuân thủ tương đối giáo lý Hồi giáo
nguyên thuỷ gọi là Chăm Islam, sống tập trung ở 12 tỉnh, thành phố: An Giang, TP.

Bữa cơm của cộng đồng


người Chăm Islam ở An
Giang

Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Đồng Nai, Ninh Thuận, Kiên Giang, Trà Vinh, Tiền
Giang, Long An, Bình Dương, Bình Phước và Thủ đô Hà Nội.
- Hai là: Cộng đồng theo Hồi giáo đã bị “Chăm hoá” gọi là Chăm Bàni,
sống tập trung ở ba tỉnh: Ninh Thuận, Bình Thuận và Bình Phước.
Qua khảo sát về tình hình Hồi giáo ở Việt Nam, có thể rút ra một số vấn đề
sau:
- Hồi giáo ở Việt Nam không nhiều và chủ yếu là trong cư dân Chăm.
Tỷ lệ tín đồ tăng chậm trong thời gian qua, ngoài một bộ phận bỏ tín ngưỡng Bàni
theo Islam ở Phước Nam (Ninh Thuận) vào những năm 60 của thế kỷ XX, số tín đồ
theo Hồi giáo qua con đường “truyền đạo” không đáng kể và chủ yếu là tăng tự nhiên.
- Dân cư hình thành theo các nhóm cộng đồng Jam'ah có tính quần cư là
chủ yếu, một bộ phận không lớn cộng cư với người Kinh và các dân tộc anh em. Tuy
nhiên, tính cộng đồng - nét truyền thống tổ chức - xã hội của cư dân Chăm vẫn là lối
sống đặc trưng của cư dân Chăm Hồi giáo.
- Hồi giáo nước ta có sự khác biệt giữa các vùng, trong đó Chăm Islam
có mối quan hệ thường xuyên với Hồi giáo thế giới, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á.
Mối quan hệ đó, ngoài yếu tố tôn giáo còn có quan hệ thân tộc.

Người Chăm Bàni ở Bình Thuận

2. Nhu cầu về niềm tin tôn giáo


Đồng bào Chăm Islam và Chăm Bàni có niềm tin tôn giáo sâu sắc vào
Thượng đế Allah và Thiên kinh Qur'an, là nhu cầu đời sống tinh thần không thể thiếu,
nó gắn chặt với yếu tố tôn giáo. Nó hoàn toàn khác với nhu cầu về vật chất trong đời
sống xã hội. Nhưng niềm tin đó lại có sự khác nhau trong quá trình thực thi giáo luật
Hồi giáo giữa hai dòng: Chăm Islam thực thi giáo luật Hồi giáo hầu như trọn vẹn
mang tính chính thống, yếu tố tôn giáo sâu sắc hơn; Chăm Bàni thực hiện giáo luật
mang tính tượng trưng, không thực hiện hết 5 điều sống đạo, chỉ thực hiện trong tháng
Ramadan mà họ quen gọi là tháng “vào chùa’’ của các vị chức sắc. Mặt khác, Chăm
Bàni chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi tôn giáo Bàlamôn và tín ngưỡng bản địa với chế độ
mẫu hệ và tín ngưỡng đa thần, có yếu tố dân tộc mang tính vượt trội.

Một bữa ăn xả
chay trong tháng
Ramadan tại
Thánh đường
Anwar (TP. Hồ
Chí Minh)
3. Về thực trạng kinh tế - xã hội
Đánh giá một cách tổng quát, tình hình kinh tế - xã hội của đồng bào Chăm
Hồi giáo nước ta hiện nay được cải thiện. Đời sống kinh tế của đồng bào Hồi giáo
được nâng cao nhờ cơ sở hạ tầng phát triển, đầu tư và chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng
hướng, phù hợp với đặc điểm của từng vùng. Các biện pháp kỹ thuật được áp dụng
vào sản
Thượng đế xuất,
Allahnhất là khi Đảng ta thực hiện sự nghiệp đổi mới đất nước. Cho nên, mức
sống của đồng bào Chăm cũng được nâng lên theo tỷ lệ chung ở từng vùng, từng địa
phương, số hộ đạt mức sống khá và giàu tăng lên. Tuy nhiên, vẫn còn một số cộng

Giáo cả Vách Gia (giữa)


tái hiện Lễ đặt tên cho
con của người Chăm
Islam tại Làng Văn hóa -
Du lịch các dân tộc Việt
Nam, Đồng Mô, Hà Nội

Lễ cưới của người


Chăm Bàni

đồng Hồi giáo nhỏ lẻ thiếu đất sản xuất. Do đó, tình hình tái nghèo và thất học trong
các cộng đồng này đang là một vấn đề cần được quan tâm.
Những năm gần đây, đời sống văn hoá - xã hội trong các cộng đồng Hồi giáo
cũng phát triển và tăng lên rõ rệt. Theo đó, trình độ học vấn trong đồng bào Hồi giáo
cũng từng bước nâng lên, nhất là khi Nhà nước áp dụng chính sách miễn học phí cho
học sinh là con em đồng bào Chăm. Một bộ phận người Chăm Hồi giáo có trình độ
cao đẳng, đại học và trên đại học.
4. Về cơ sở thờ tự
Theo kết quả khảo sát, số lượng cơ sở thờ tự của Hồi giáo đến năm 2009 là 79
cơ sở. Trong đó, Chăm Islam có 40 thánh đường, 22 tiểu thánh đường; Chăm Bàni có
17 thánh đường (chùa). So với trước ngày giải phóng miền Nam 30/4/1975, số lượng
cơ sở thờ tự của Hồi giáo tăng, nhiều cơ sở được trùng tu, sửa chữa khang trang.

You might also like