You are on page 1of 59

1

2
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Huế, ngày…tháng…năm 202...
Giáo viên hướng dẫn

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN


.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................

3
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Huế, ngày… tháng…năm 202...
Giáo viên phản biện

LỜI MỞ ĐẦU
Trồng nấm trong nhà kính với sự ứng dụng tự động hóa mang lại nhiều lợi ích
đáng kể cho ngành nông nghiệp. Công nghệ này không chỉ tối ưu hóa quy trình sản
xuất mà còn giúp nâng cao chất lượng và hiệu suất nấm.
Một trong những ứng dụng chính của tự động hóa trong trồng nấm là quản lý
môi trường. Hệ thống cảm biến và điều khiển tự động có thể theo dõi và điều chỉnh
nhiệt độ, độ ẩm, và cả ánh sáng để tạo ra điều kiện tối ưu cho sự phát triển của nấm.

4
Điều này giúp đảm bảo sự ổn định và đồng đều trong quá trình sản xuất, từ đó cải
thiện chất lượng của sản phẩm cuối cùng.
Tự động hóa còn mở ra cánh cửa cho việc quản lý thông tin và thu thập dữ liệu.
Các hệ thống thông tin quản lý nông trại (Farm Management Information Systems) có
thể cung cấp thông tin chi tiết về quá trình trồng, giúp nông dân hiểu rõ hơn về hiệu
suất và tình trạng của hệ thống, từ đó đưa ra quyết định quản lý thông minh.
Với nhu cầu tìm hiểu về hệ thống tự động trong sản xuất và với kiến thức của
sinh viên tại trường đại học chúng em chọn đề tài “ MÔ PHỎNG HỆ THỐNG
TRỒNG NẤM NHÀ KÍNH TỰ ĐỘNG DÙNG PLC S71200 VÀ TIA PORTAL”
để nghiên cứu và tìm hiểu do cô giáo Th.S Huỳnh Thị Thùy Linh hướng dẫn.
Nội dung chính gồm 4 chương:
Chương 1: Lựa chọn thiết bị và thiết kế hệ thống điều khiển
Chương 2: Giới thiệu phần mềm PLC S71200 và phần mềm lập trình TIA
PORTAL
Chương 3: Thiết kế xây dựng phần mềm điều khiển giám sát SCADA
Chương 4: Kết luận

5
CHƯƠNG 1 – LỰA CHỌN THIẾT BỊ VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỀU
KHIỂN
1.1 Tổng quan
1.1.1 Các thiết khí cụ điện, thiết bị điện trong hệ thống trồng nấm nhà kính
Trong hệ thống tự động hóa trồng nấm nhà kính của đề tài này, các thiết bị
được sử dụng để điều khiển nhiệt độ, độ ẩm, và lượng CO2. Cụ thể, các thiết bị bao
gồm:
Quạt gió: Sử dụng để duy trì lưu thông không khí trong nhà kính, giúp kiểm
soát nhiệt độ và độ ẩm bằng cách cung cấp sự thông hơi và tạo ra môi trường tốt cho
sự phát triển của nấm.
Hệ thống gia nhiệt: Thiết bị này được sử dụng để điều chỉnh nhiệt độ trong
nhà kính. Khi nhiệt độ giảm xuống dưới mức mong muốn, máy gia nhiệt sẽ được kích
hoạt để tăng nhiệt độ lên mức được thiết lập.
Hệ thống phun sương tự động: Thiết bị này có chức năng phun sương nước
mịn tự động khi độ ẩm giảm xuống, giúp duy trì độ ẩm cần thiết cho quá trình phát
triển của nấm.
Các thiết bị này tương tác với nhau để đảm bảo rằng môi trường trong nhà kính
luôn đạt đến các điều kiện lý tưởng cho việc trồng nấm, đồng thời tối ưu hóa sản xuất
và chất lượng của sản phẩm nấm.
1.1.2 Các thiết bị điều khiển
Hệ thống điều khiển tự động trong môi trường trồng nấm nhà kính thường sử
dụng một loạt các thiết bị công nghệ để đảm bảo các điều kiện lý tưởng cho quá trình
phát triển của nấm. Dưới đây là một tổng hợp về các thiết bị quan trọng và công dụng
của chúng:
PLC (Programmable Logic Controller - Bộ điều khiển logic có thể lập trình):
PLC chịu trách nhiệm điều khiển và giám sát các hoạt động trong nhà kính theo các
chương trình được lập trình trước. Nó có khả năng xử lý và phản ứng linh hoạt theo
dõi các thông số như nhiệt độ, độ ẩm, và lượng CO2, từ đó điều chỉnh các thiết bị khác
để duy trì môi trường ổn định.

6
Công tắc tơ (Relay): Công tắc tơ được sử dụng để điều khiển các thiết bị điện
khác như quạt gió, máy gia nhiệt, hay hệ thống phun sương. Nó nhận tín hiệu từ PLC
và kích hoạt hoặc ngắt kết nối điện của thiết bị tương ứng.
Rơ le (Relay): Tương tự như công tắc tơ, rơ le giúp cách ly và kiểm soát các
mạch điện. Chúng thường được sử dụng để mở và đóng các mạch điện cụ thể, đảm bảo
rằng các thiết bị chỉ hoạt động khi được kích hoạt.
Cảm biến nhiệt độ, độ ẩm, CO2: Các cảm biến này đóng vai trò quan trọng
trong việc đo lường các điều kiện môi trường. Cảm biến nhiệt độ đo lường nhiệt độ
hiện tại, cảm biến độ ẩm đo lường độ ẩm, và cảm biến CO2 đo lường lượng khí CO2
có trong không khí. Dữ liệu từ các cảm biến này được chuyển đến PLC để thực hiện
các quyết định điều khiển, như điều chỉnh máy gia nhiệt, quạt gió, hay hệ thống phun
sương.
Bằng cách này, hệ thống tự động hóa có thể duy trì môi trường ổn định và lý
tưởng cho việc trồng nấm, giúp tối ưu hóa hiệu suất và chất lượng của sản phẩm.
1.2 Quạt gió
Quạt gió trong nhà kính tự động chủ yếu có chức năng cải thiện lưu thông
không khí và kiểm soát môi trường bên trong. Dưới đây là một số chức năng chính của
quạt gió trong hệ thống nhà kính tự động.

Hình 1 – Quạt gió trong nhà kính tự động


Quạt nhà kính, còn được biết đến với tên gọi quạt thông gió nhà kính, là một
thành phần quen thuộc và đóng vai trò quan trọng trong hệ thống sản xuất giống cây
trồng trong môi trường nhà kính. Quạt nhà kính có thiết kế đối lưu và đáp ứng nhiều
chức năng khác nhau, mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho cây trồng. Chức năng

7
chính của quạt thông gió nhà kính là tạo ra một luồng không khí di chuyển liên tục
trong không gian nhà kính.
1.2.1 Chức năng của quạt gió nhà kính
a) Loại bỏ sự phân tầng khí nhà kính:
Thường khối lượng phân tử của các loại khí khác nhau vì thế mà khí nặng hơn
sẽ chìm xuống dưới còn khí nhẹ hơn thì ở trên, chính vì thế tuy không nhìn thấy nhưng
không khí trong nhà kính được phân chia theo tầng một cách rõ rệt, điều này rất không
tốt cho cây trồng bởi vì không khí bị phân tầng thì sẽ gây nên tình trạng ứ đọng Không
khí di chuyển theo một hướng và không thúc đẩy cây phát triển lành mạnh. Quạt thông
gió nhà kính sẽ lưu thông không khí trong nhà kính.
b) Giúp kiểm soát nhiệt độ không khí
Khi không khí di chuyển trong nhà kính, nhiệt độ được điều chỉnh. Nhiệt độ
môi trường xung quanh của không khí và khắp nhà màng sẽ sớm đều nhau, tạo ra một
môi trường phát triển lành mạnh. Bên cạnh đó quá trình hô hấp hay quang hợp của cây
cũng sinh ra nhiệt năng nên nếu mật độ cây trong nhà kính lớn thì dễ dẫn đến việc
không khí trong nhà kính bị nóng hơn rất nhiều so với bên ngoài làm ảnh hưởng đến
quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng.

Hình 2 – Phân bố nhiệt độ khi dùng quạt gió


c) Thúc đẩy nâng cao chất lượng không khí.
Đây có lẽ là chức năng tốt nhất của một chiếc quạt đối lưu. Quạt đối lưu khiến
không khí di chuyển, và giảm trừ sự phát triển của nấm. Không khí tù đọng cho phép

8
nấm và bệnh phát triển. Sự lưu chuyển không khí một cách thích hợp sẽ cung cấp
không khí trong lành, và cắt giảm dịch bệnh trong môi trường nhà kính.
d) Cân bằng độ ẩm cho nhà kính
Một số loại cây trồng đặc trưng nhất là đối với các loại hoa đòi hỏi những tiêu
chuẩn về không khí cũng như môi trường sống cao như hoa lan đòi hỏi không được có
nước đọng trên bề mặt lá, chính vì thế việc kiểm soát và cân bằng độ ẩm trong không
khí rất cần được chú trọng, bởi điều này ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng
và phát triển của cây.
Nhiệt dư thừa hoặc không khí cũ trong một nhà kính sẽ dẫn đến tăng trưởng
chậm và hiệu suất cây trồng giảm. Hệ thống thông gió thường xuyên có thể giảm nấm
mốc, côn trùng hoặc các bệnh. Có hai cách phổ biến để thiết lập một hệ thống thông
gió trong nhà kính: tự nhiên hoặc bằng máy.

Hình 3 – Nguyên lý hoạt động của quạt gió

Hình 4 – Thông số kỹ thuật của quạt thông gió nhà kính điện 1 pha

9
1.2.2 Lựa chọn loại quạt gió
Trong đề tài này chúng em lựa chọn quạt gió KVF-2460 với các thông số như
sau:
- Kích thước: 87 x 24 x 87
- Đường kính cánh quạt: 76cm
- Điện áp: 220V/50Hz
- Vòng quay cánh quạt: 880
- Tốc độ lượng gió: 612m/phút
- Lưu lượng gió: 405m3/phút
- Công suất 450W
- Cường độ dòng điện: 2.27A
Đây là dòng quạt thông gió công nghiệp vuông có kích thước lớn nhất của
thương hiệu Dasin với kích thước cánh lên đến 760 mm.
Quạt thông gió KVF 2460 có kích thước 24 inches và đường kính quạt ( sải
cánh quạt) là 60 cm. Nhờ kích thước tương đối lớn, quạt có khả năng tạo ra luồng
không khí mạnh mẽ và đảm bảo sự lưu thông không khí tốt
Quạt KVF- 2460 có thiết kế vững chắc, chịu được môi trường làm việc khắc
nghiệt ngay cả ngoài trời, bao gồm cả bụi bặm, hơi ẩm, hơi nóng. Với vật liệu sản xuất
chất lượng cao, cánh nhôm và khung thép, quạt có thể chống han gỉ và bền bỉ trong
suốt quá trình hoạt động.
Vì hệ thống nhà kính cần được làm việc trong môi trường đảm bảo, yêu cầu an
toàn là tuyệt đối. Vì vậy, quạt thông gió Dasin đã trang bị các tính năng an toàn như
bảo vệ quá nhiệt, bảo vệ quạt quá tải nhờ vào TC cảm biến nhiệt chống cháy quạt.

1.3 Hệ thống gia nhiệt


1.3.1 Giới thiệu chung
Hệ thống gia nhiệt bằng đèn sợi đốt trong nhà kính là một phương pháp hiệu
quả để duy trì nhiệt độ ổn định và tạo ra điều kiện môi trường lý tưởng cho cây trồng
trong những điều kiện thời tiết khắc nghiệt hoặc trong các khu vực có mùa đông lạnh
giá. Dưới đây là cách mà hệ thống này thường hoạt động:
Đèn Sợi Đốt:

10
Sử dụng đèn sợi đốt, thường là các đèn halogen hoặc đèn hồng ngoại, để tạo ra
nhiệt độ. Các đèn này có khả năng sản xuất nhiệt độ cao và có thể được điều chỉnh để
đáp ứng nhu cầu cụ thể của nhà kính.
Điều Khiển Nhiệt Độ:
Hệ thống điều khiển tự động sẽ theo dõi và đánh giá nhiệt độ trong nhà kính.
Khi nhiệt độ giảm xuống mức được đặt trước, hệ thống sẽ kích hoạt đèn sợi đốt để
tăng cường nhiệt độ.
Đối Với Các Loại Cây Đặc Biệt:
Trong một số trường hợp, nhất là với các loại cây đặc biệt như cây ấm, hệ thống
gia nhiệt bằng đèn sợi đốt cung cấp nhiệt độ chính xác và điều khiển để đảm bảo sự
phát triển tốt nhất của cây.
Tiết Kiệm Năng Lượng:
Hệ thống thường được thiết kế để hoạt động hiệu quả với tiêu thụ năng lượng
tối thiểu. Điều này đặc biệt quan trọng trong việc duy trì chi phí và làm cho hệ thống
trở nên bền vững hơn.
Bảo Vệ Khi Nhiệt Độ Cao:
Hệ thống cũng có thể được thiết kế để tắt đèn sợi đốt khi nhiệt độ đạt đến mức
cao quá, đảm bảo rằng không khí trong nhà kính không trở nên quá nóng và có thể gây
hại cho cây trồng.
Hệ thống gia nhiệt bằng đèn sợi đốt trong nhà kính là một công nghệ linh hoạt
và hiệu quả, cung cấp sự kiểm soát chính xác về nhiệt độ và tạo ra điều kiện lý tưởng
cho sự phát triển của cây trồng.

Hình 5 – Bóng đèn Led sưởi ấm nhà kính tự động

11
Đèn sưởi hồng ngoại sử dụng những tia chiếu hồng ngoại không gây hại cho
cây trồng, đảm bảo giữ ấm và thúc đẩy quá trình quang hợp của cây Tạo nhiệt, giúp
làm ấm cho cây cảnh và không gian xung quanh. Giúp cây cảnh tăng trưởng được
trong môi trường đèn sưởi ấm. Giúp cây phát triển và tăng khả năng quang hợp trong
môi trường lạnh
1.3.2 Lựa chọn loại đèn sưới ẩm nhà kính
- Loại chân đèn: E27 / GU10 / MR16
- Công suất: 3W / 4W / 5W
- Điện áp: 110 V / 220v
- Tần suất làm việc: 50 ~ 60Hz
- Điện áp toàn cầu: AC85 ~ 265V
- Tuổi thọ: 50.000 giờ
1.4 Hệ thống phun sương
1.4.1 Giới thiệu chung
Hệ thống phun sương nhà kính là một minh chứng rõ ràng về sự thành công khi
áp dụng công nghệ một cách hiệu quả, góp phần quan trọng trong việc tạo ra một môi
trường sống lý tưởng để cây trồng phát triển trong nhà kính. Để đảm bảo năng suất và
chất lượng cho các loại cây trồng trong điều kiện nhà kính, những người trồng cây cần
có kiến thức và sử dụng hệ thống phun sương nhà kính để hỗ trợ sự phát triển của cây
qua từng giai đoạn.
Hệ thống nhà kính tự động thường được trang bị cảm biến thời gian, điều khiển
thông minh từ xa qua kết nối wifi, hoặc cài đặt hẹn giờ phun sương. Điều này giúp duy
trì độ ẩm cao, một yếu tố quan trọng để cây trồng phát triển mạnh mẽ. Bằng cách này,
hệ thống tự động có thể điều chỉnh lượng phun sương dựa trên các điều kiện thời tiết
và giai đoạn phát triển của cây, tạo ra môi trường tối ưu cho sự phát triển và sinh
trưởng.

12
Hình 6 – Một hệ thống phun sương nhà kính tự động
1.4.2 Lựa chọn hệ phun sương
Hệ thống phun sương nhà kính 150 béc Deahan DH150

Hình 7 – Máy bơm phun sương tự động


Sản phẩm Số lượng
Máy phun sương Daehan
01 bộ
DH150
Ống dây đường kính phi 8 120m
Đầu phun giữa và béc phun 99 bộ
Đầu phun cuối và béc phun 01 bộ
Cốc lọc + bộ chia nước 01 bộ
1.5 Lựa chọn loại PLC
PLC là thiết bị điều khiển logic khả trình. Sự phát triển kỹ thuật điều khiển tự
động hiện đại và công nghệ điều khiển logic khả trình dựa trên cơ sở phát triển của tin
học mà cụ thể là sự phát triển của kỹ thuật máy tính.

13
Kỹ thuật điều khiển logic khả trình PLC (Programmabble Logic Control) được
phát triển từ những năm 1968 - 1970. Trong giai đoạn đầu các thiết bị khả trình yêu
cầu người sử dụng phải có kỹ thuật điện tử, phải có trình độ cao. Ngày nay các thiết bị
PLC đã phát triển mạnh mẽ và có mức độ phổ cập cao.
Thiết bị điều khiển logic khả trình PLC là loại thiết bị cho phép điều khiển linh
hoạt các thuật toán điều khiến số thông qua một ngôn ngữ lập trình, thay cho việc phải
thể hiện mạch toán đó trên mạch số. Như vậy với chương trình điều khiển, PLC trở
thành bộ điều khiển nhỏ gọn, dễ thay đổi thuật toán và đặc biệt dễ trao đổi thông tin
với môi trường xung quanh (với các PLC khác hay với máy tính).
Để có thể thực hiện một chương trình điều khiển, PLC phải có tính năng như một
máy tính. Nghĩa là phải có một bộ vi xử lí trung tâm (CPU), một hệ điều hành, một bộ
nhớ chương trình để lưu chương trình cũng như dữ liệu và tất nhiên phải có các cổng
vào ra để giao tiếp với các thiết bị bên ngoài. Bên cạnh đó, nhằm phục vụ các bài toán
điều khiển số, PLC phải có các khối hàm chức năng như Timer, Counter, và các hàm
chức năng đặc biệt khác.
Các PLC tương tự máy tính, nhưng máy tính được tối ưu hoá cho các nhiệm vụ
tính toán và hiển thị còn PLC được chuyên biệt cho các nhiệm vụ điều khiển và môi
trường công nghiệp. Vì vậy các PLC được thiết kế:
- Để chịu được các rung động, nhiệt độ, độ ẩm, bụi bẩn và tiếng ồn.
- Có sẵn giao diện cho các thiết bị vào ra.
- Được lập trình dễ dàng với ngôn ngữ lập trình dễ hiểu, chủ yếu giải quyết các
phép toán logic và chuyển mạch.
Về cơ bản chức năng của bộ điều khiển logic PLC cũng giống như chức năng của
bộ điều khiển thiết kế trên cơ sở rơle công tắc tơ hay trên cơ sở các khối điện tử đó là:
- Thu thập các tín hiệu vào và các tín hiệu phản hồi từ các cảm biến.
- Liên kết, ghép nối các tín hiệu theo yêu cầu điều khiển và thực hiện đóng mở
các mạch phù hợp với công nghệ.
- Tính toán và soạn thảo các lệnh điều khiển đến các địa chỉ thích hợp.
Hệ thống này em dung PLC S71200 để thực hiện với những ưu điểm về độ tin
cậy, tốc độ xử lý và tín hiệu vào ra đáp ứng được cho hệ thống này.

14
1.6 Lựa chọn các thiết bị mạch điều khiển
1.6.1 Tính chọn contactor
Công tắc tơ là một loại khí cụ điện dùng để đóng ngắt các tiếp điểm tạo liên lạc
trong mạch điện bằng nút bấm. Như vậy khi sử dụng công tắc tơ ta có thể điều khiển
mạch điện từ xa có phụ tải với điện áp đến 500V và dòng là 600A
Cấu tạo:
Công tắc tơ gồm các thành phần: cơ cấu điện từ, hệ thống dập hồ quang, hệ thống
tiếp điểm b.1: Nam châm điện (cơ cấu điện từ): gồm có 4 thành phần
+ Cuộn dây dùng tạo ra lực hút nam châm.
+ Lõi thép của nam châm gồm 2 phần: phần thân và phần nắp.
+ Lò xo phản lực có tác dụng đẩy phần nắp di động trở về vị trí ban đầu khi
ngừng cung cấp điện vàp cuộn dây.

Cuộn dây chưa có điện Cuộn dây có điện

Hình 8 –Trạng thái cuộn dây Contactor


b.2: Hệ thống dập hồ quang điện
Khi công tắc tơ chuyển mạch hồ quang điện sẽ xuất hiện làm các tiếp điểm bị
cháy mòn dần vì vậy cần có hệ thống dập hồ quang gồm nhiều vách ngăn làm bằng
kim loại đặt cạnh bên hai tiếp điểm tiếp xúc nhau, nhất là ở các tiếp điểm chính của
công tắc tơ.
b.3: Hệ thống tiếp điểm

15
Hệ thống tiếp điểm liên hệ với phần lõi từ di động qua bộ phận liên động về cơ.
Tuỳ theo khả năng tải dẫn qua tiếp điểm ta có thể chia các tiếp điểm công tắc tơ thành
hai loại:
- Tiếp điểm chính: thường mắc ở mạch động lực.
- Tiếp điểm phụ: được mắc ở mạch điều khiển.
Nguyên lý làm việc:

Hình 9 –Trạng thái Contactor xoay chiều


Khi cấp nguồn điện bằng giá trị điện áp định mức của công tăc tơ thì lực từ tạo ra
hút phần nắp tạo thành mạch từ kín, công tắc tơ ở trạng thái hoạt động. Lúc này nhờ
vào bộ phận liên động về cơ giữa nắp di động và hệ thống tiếp điểm làm cho tiếp điểm
chính đóng lại, tiếp điểm phụ chuyển trạng thái. Khi ngưng cấp nguồn cho cuộn dây
thì công tắc tơ ở trạng thái nghỉ, các tiếp điểm trở lại trạng thái ban đầu.
a. Tính chọn:
Chọn công tắc tơ đóng cắt cho động cơ 1M
- Chọn theo điều kiện điện áp:
UđmCTT ≥ Unguồn
UđmCTT ≥ 380 (V)
- Chọn theo điện áp đặt vào cuộn dây:
UcdCTT = Uđiều khiển
UcdCTT = 220 (V)
Chọn theo điều kiện dòng điện
IđmCTT ≥ Iđm
IđmCTT ≥29,7 (A)

16
Vậy ta chọn CTT có thông số kĩ thật sau :
IdmCTT= 30 (A)
Uđm CTT = 380 (V)
UcdCTT = 220 (V)
Chọn công tắc tơ đóng cắt cho động cơ 2M
- Chọn theo điều kiện điện áp:
UđmCTT ≥ Unguồn
UđmCTT ≥ 380 (V)
- Chọn theo điện áp đặt vào cuộn dây:
UcdCTT = Uđiều khiển
UcdCTT = 220 (V)
Chọn theo điều kiện dòng điện
IđmCTT ≥ Iđm
IđmCTT ≥13,9 (A)
Vậy ta chọn CTT có thông số kĩ thật sau :
IdmCTT= 20 (A)
Uđm CTT = 380 (V)
UcdCTT = 220 (V)
Chọn công tắc tơ đóng cắt cho động cơ 3M1,3M2
- Chọn theo điều kiện điện áp:
UđmCTT ≥ Unguồn
UđmCTT ≥ 380 (V)
- Chọn theo điện áp đặt vào cuộn dây:
UcdCTT = Uđiều khiển
UcdCTT = 220 (V)
Chọn theo điều kiện dòng điện
IđmCTT ≥ Iđm
IđmCTT ≥17,8 (A)
Vậy ta chọn CTT có thông số kĩ thật sau :
IdmCTT= 20 (A)
Uđm CTT = 380 (V)
UcdCTT = 220 (V)

17
1.6.2 Chọn Rơle nhiệt.

Hình 10 – Một loại rơ le nhiệt

Công dụng:
Rơle nhiệt là một loại khí cụ để bảo vệ động cơ và mạch điện khi có sự cố quá
tải. Rơle nhiệt không tác động tức thời theo trị số dòng điện vì nó có quán tính nhiệt
lớn, phải có thời gian phát nóng, do đó nó làm việc có thời gian từ vài giây đến vài
phút.
Cấu tạo : 10 1

18
Hình 11 – Cấu tạo rơ le nhiệt

Phần tử phát nóng 1 được đấu nối tiếp với mạch động lực bởi vít 2 và ôm thanh
lưỡng kim 3. Vít 6 trên giá nhựa cách điện 5 dùng để điều chỉnh mức độ uốn cong đầu
tự do của phiến 3. Giá 5 xoay quanh trục 4, tuỳ theo trị số dòng điện chạy qua phần tử
phát nóng mà thanh lưỡng kim cong nhiều hay ít, đẩy vào vít 6 làm xoay giá 5 để mở
ngàm đòn bẩy 9. Nhờ tác dụng lò xo 8, đẩy đòn bẩy 9 xoay quanh trục 7 ngược chiều
kim đồng hồ làm mở tiếp điểm động 11 khỏi tiếp điểm tĩnh 12. Nút ấn 10 để reset Rơle
nhiệt về vị trí ban đầu sau khi thanh lưỡng kim đã nguội.
Nguyên lý làm việc:
Nguyên lý chung của Rơle nhiệt là dựa trên cơ sở tác dụng nhiệt của dòng điện
làm giãn nở thanh lưỡng kim. Thanh lưỡng kim bị uốn cong về phía kim loại có hệ số
giãn nở bé, đẩy cần gạt làm lò xo co lại chuyển đổi hệ thống tiếp điểm phụ.
Tính chọn:
- Chọn Rơle nhiệt cho động cơ 1M theo điều kiện điện áp:
UđmRN≥ Unguồn
UđmRN ≥ 380 (V)
Chọn theo điều kiện dòng điện
IđmRN = 1,2.Itt=1,2.29,7 = 35,64 (A)
Vậy chọn Rơle nhiệt có thông số
Uđm = 380 (V)
Iđm =40 (A)
- Chọn rơ le nhiệt cho động cơ 2M theo điều kiện điện áp
UđmRN= 380(V)
Chọn theo điều kiện dòng điện
IđmRN= 1,2.Iđm=1,2.13,9=16,68(A)
Vậy ta chọn RN có thông số
Uđm = 380(V)
Iđm = 20(A)

19
- Chọn rơ le nhiệt cho động cơ 3Mtheo điều kiện điện áp
Uđm =380 (V)
Chọn theo điều kiện dòng điện
IđmRN = 1,2.18 = 1,2.17,8 = 21,36 (A)
Vậy ta chọn RN có thông số
Uđm = 380 (V)
Iđm = 30 (A)

1.6.3 Lựa chọn nút nhấn điều khiển


Nhiệm vụ của nút ấn:
Nút nhấn còn gọi là nút điều khiển là một loại khí cụ điện dùng để đóng ngắt từ
xa các thiết bị điện từ khác nhau; các dụng cụ báo hiệu và cũng để chuyển đổi các
mạch điện điều khiển, tín hiệu liên động bảo vệ …
Đặc điểm:
Nút ấn thường được đặt trên bảng điều khiển, ở tủ điện, trên hộp nút nhấn. Nút
nhấn thường được nghiên cứu, chế tạo làm việc trong môi trường không ẩm ướt,
không có hơi hóa chất và bụi bẩn

Hình 12 – Các loại nút ấn thông dụng


Trong hệ thống này, ta sử dụng : 1 nút OFF, 1 nút ON, và một số nút nhấn loại
chịu áp 220VAC
1.7 Lựa chọn cảm biến
1.7.1 Lựa chọn cảm biến nhiệt độ
Ưu điểm lớn nhất của việc sử dụng nhà kính để trồng trọt là có thể cung cấp nhiệt
độ lý tưởng cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Đo và kiểm soát nhiệt độ
không khí phổ biến trong nhiều hệ thống sản xuất vì nó có ảnh hưởng lớn nhất đến
nhiệt độ nhà máy. Trong trồng trọt trong nhà kính, việc điều chỉnh các thông số khí

20
tượng trong nhà là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sinh trưởng và năng suất cây
trồng, bà con cần điều chỉnh môi trường trong nhà thường xuyên. Nhiệt độ và độ ẩm
trong nhà liên quan trực tiếp đến hô hấp của cây, sự hấp thụ của rễ, thoát hơi nước và
các yếu tố sinh lý khác.
Giám sát độ ẩm nhà kính là điều bắt buộc. Độ ẩm cao thúc đẩy các vấn đề nấm
mốc và sâu bệnh trong nhà kính. Nhiệt độ lạnh hoặc cao gây cản trở nghiêm trọng đến
sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Điều chỉnh nhiệt độ và độ ẩm có thể cung
cấp môi trường sinh trưởng tốt nhất cho sự phát triển của cây trồng trong nhà. Các cảm
biến nhiệt độ và độ ẩm trong nhà kính cung cấp cho bạn dữ liệu chính xác. Có rất
nhiều tùy chọn trên thị trường để bạn lựa chọn và trong hầu hết các trường hợp, bạn sẽ
tìm thấy một cảm biến có thể kiểm tra nhiệt độ và độ ẩm cùng một lúc.
Thông số cảm biến độ ẩm và nhiệt độ môi trường KLU 100:
- Dải đo nhiệt độ -50 đến +50 độ C
- Ngõ ra 4-20mA/0-10V
- Đo nhiệt độ và độ ẩm ngoài trời, kho lạnh
- Tiêu chuẩn chống nước IP54
- Xuất xứ HK Instruments/Phần Lan

Hình 13 – Cảm biến đo nhiệt độ KLU100


1.7.2 Lựa chọn cảm biến độ ẩm
Cảm biến đo độ ẩm không khí là một thiết bị dùng để đo lường lượng hơi nước
có trong không khí. Nó đo lường độ ẩm bằng cách đánh giá sự thay đổi trong điện trở

21
hoặc dung lượng của vật liệu cảm biến khi tiếp xúc với hơi nước. Các loại cảm biến đo
độ ẩm không khí phổ biến bao gồm cảm biến điện dung (resistive humidity sensor),
cảm biến dung lượng (capacitive humidity sensor), và cảm biến điện tử (electronic
humidity sensor).

Hình 13 – Giải pháp đo độ ẩm đất


- Dải đo 0-100% RH
- Dải đo nhiệt độ -50 đến +50 độ C
- Ngõ ra 4-20mA/0-10V
- Có màn hình hiển thị
- Đo nhiệt độ và độ ẩm ngoài trời, kho lạnh
- Tiêu chuẩn chống nước IP54
- Xuất xứ HK Instruments/Phần Lan

22
Hình 14 – Cảm biến đo độ ẩm KLU N
1.7.3 Lựa chọn cảm biến CO2
Cảm biến đo CO2 trong nhà kính tự động là một thiết bị quan trọng trong hệ
thống giám sát và điều khiển môi trường trong nhà kính. Chức năng chính của cảm
biến CO2 là đo lường và theo dõi nồng độ khí carbon dioxide (CO2) trong không khí
bên trong nhà kính. Điều này giúp nông dân hoặc người quản lý nhà kính điều chỉnh
các yếu tố môi trường để tối ưu hóa điều kiện cho sự phát triển của cây trồng.

Hình 15 – Cảm biến đo nồng độ CO2


Cảm biến đo nồng độ khí CO2 ES-CO2-01 sử dụng đầu dò phát hiện khí CO2 có
độ nhạy cao với tín hiệu ổn định và độ chính xác cao. Có phạm vi đo rộng, Độ tuyến
tính tốt, dễ sử dụng, dễ cài đặt và khoảng cách truyền xa. Thích hợp cho sử dụng trong
nhà và ngoài trời.

23
Tích hợp nhiều loại ngõ ra RS485/4-20mA/0-5V/0-10V. Cho phép truyền với
khoảng cách lên tới hơn 1000 mét, dễ dàng tích hợp hệ thống giám sát từ xa, PLC,
HMI, MCU...
Vỏ IP65 hoàn toàn chống thấm nước và có thể được sử dụng trong các môi
trường khắc nghiệt khác nhau.
Thích hợp cho các ứng dụng nhà kính, nông nghiệp, trồng hoa,... giám sát theo
dõi nồng độ CO2.
Thông số cảm biến đo nồng độ CO2
Nguồn cấp 10-30V DC
0-2000ppm ± (40ppm + 3%) (25
Dải đo CO2 Độ chính xác
hoặc 0-5000ppm ℃)
Độ ổn định <2% Độ tuyến tính <1%
Thời gian cập nhật Thời gian khởi 2 phút (khả dụng). 10p
2s
dữ liệu động (Độ chính xác tối đa)

0-80% RH (không
Nhiệt độ hoạt động -10 ~ + 50 ℃ Độ ẩm hoạt động
ngưng tụ)

Dòng điện trung bình <85mA Kích thước 110 x 85 x 44 mm


Ngõ ra RS485 | 4 - 20 mA | 0 – 10 V

24
CHƯƠNG 2 – GIỚI THIỆU VỀ PLC – S7 1200 VÀ PHẦN MỀM LẬP
TRÌNH PLC TIA – PORTAL
2.1 PLC – S7 1200
2.1.1 Cấu trúc
S7 – 1200 là một dòng của bộ điều khiển logic khả trình (PLC) có thể kiểm soát
nhiều ứng dụng tự động hóa. Thiết kế nhỏ gọn, chi phí thấp và một tập lệnh mạnh làm
cho chúng ta có những giải pháp hoàn hảo hơn cho ứng dụng sử dụng với S7 – 1200.
S7 – 1200 bao gồm một microprocessor, một nguồn cung cấp được tích hợp
sẵn, các đầu vào vào/ra (DI/DO).
Một số tính năng bảo mật giúp bảo vệ quyền truy cập vào cả CPU và chương
trình điều khiển.
S7 – 1200 cung cấp một cổng PROFINET, hỗ trợ chuẩn Ethernet và TCP/IP.
Ngoài ra bạn có thể dùng các module truyền thông mở rộng kết nối bằng RS485 hoặc
RS232.
Phần mềm dùng để lập trình cho S7 – 1200 là Step 7 Basic. Step 7 basic hỗ trợ
ba ngôn ngữ lập trình là FBD, LAD và SCL. Phần mềm này được tích hợp trong TIA
Portal của Siemens.
Các module CPU khác nhau có hình dạng, chức năng, tốc độ xử lý lệnh, bộ nhớ
chương trình khác nhau. PLC S7 – 1200 có các loại sau:

25
Bảng 1 - Một số CPU S7 - 1200
CPU
Tính năng CPU 1211C CPU 1214C CPU 1215C
1212C
Kích thước vật lý
(mm) 90x100x75 90x100x75 110x100x75 130x100x75

Work 30 Kbytes 50 Kbytes 75 Kbytes 100 Kbytes


Bộ nhớ
người Load 1 Mbyte 1 Mbyte 4 Mbyte 4 Mbyte
dùng
Retentive 10 Kbytes 10 Kbytes 10 Kbytes 10 Kbytes

6 Inputs / 4 8 Inputs / 6 14 Inputs / 14 Inputs /


Kiểu số Out Out 10 Out 10 Out
I/O tích
hợp trên
CPU Kiểu 2 inputs / 2
tương tự 2 inputs 2 inputs 2 inputs outputs

Inputs 1024 bytes 1024 bytes 1024 bytes 1024 bytes


Kích
thước bộ
đệm Outputs 1024 bytes 1024 bytes 1024 bytes 1024 bytes

Bit nhớ (M) 4096 bytes 4096 bytes 4096 bytes 4096 bytes

Module mở rộng vào


ra (SM) none 2 8 8

Board tín hiệu (SB)


Board pin (BB)
Board truyền thông
1 1 1 1
(CB)

Module truyền thông


(CM) 3 3 3 3

3 built – in 4 built – in
Bộ đếm I/O, 5 with I/O, 6 with
Total 6 6
tốc độ SB SB
cao
3 at 100kHz
Singe 3 at 100kHz 3 at 100kHz 3 at 100kHz
SB: 2 at
phase 30kHz 1 at 30kHz 3 at 30kHz 3 at 30kHz
SB: 2 at
30kHz

26
CPU
Tính năng CPU 1211C CPU 1214C CPU 1215C
1212C
3 at 80kHz
3 at 80kHz
1 at 20kHz
Quadrature SB: 2 at 3 at 80kHz 3 at 100kHz
SB: 2 at
phase 20kHz 3 at 20kHz 3 at 20kHz
20kHz
Ngõ ra xung 4 4 4 4
Card nhớ SIMATIC Memory Card (optional)

Lưu trữ thời gian đồng Chuẩn là 20 ngày, nhỏ nhất là 12 ngày ở nhiệt độ 400C
hồ thời gian thực (duy trì bằng tụ điện có điện dung lớn)

1 cổng truyền thông 2 cổng truyền thông


PROFINET Ethernet Ethernet

Tốc độ thực thi phép


toán thực 2.3 µs/lệnh
Tốc độ thực thi logic
Boolean 0.08 µs/lệnh
2.1.2 Phân vùng bộ nhớ
PLC có 3 loại bộ nhớ sử dụng là Load memory, Work memory và Retentive
Memory:
 Load memory chứa bộ nhớ của chương trình khi down xuống.
 Work memory là bộ nhớ lúc làm việc.
 System memory thì có thể setup vùng này trong Hardware config, chỉ cần
chứa các dữ liệu cần lưu vào đây.
Bảng 2 - Phân vùng bộ nhớ.

Bộ nhớ CPU 1211C CPU 1212C CPU 1214C


Load memory 1 Mb 2 Mb
Work memory 25 Kb 50 Kb
System memory 2 Kb 2 Kb

27
2.1.3 Tập lệnh S7 – 1200
2.1.3.1 Xử lý bít.
Bảng 3 - Tập lệnh xử lý bít.
Tiếp điểm thường hở sẽ đóng khi giá trị của bit có địa chỉ là n
bằng 1.
Toán hạng n: I, Q, M, L, D.

Tiếp điểm thường đóng sẽ đóng khi giá trị của bit có địa chỉ n là
0.
Toán hạng n: I, Q, M, L, D.
Giá trị của bit có địa chỉ là n sẽ bằng 1 khi đầu vào của lệnh này
bằng 1 và ngược lại.
Toán hạng n: Q, M, L, D.
Chỉ sử dụng một lệnh out cho 1 địa chỉ.
Giá trị của bit có địa chỉ là n sẽ bằng 1 khi đầu vào của lệnh này
bằng 0 và ngược lại.
Toán hạng n: Q, M, L, D.
Chỉ sử dụng một lệnh out not cho 1 địa chỉ.
Giá trị của các bit có địa chỉ là n sẽ bằng 1 khi đầu vào của lệnh
này bằng 1. Khi đầu vào của lệnh bằng 0 thì bit này vẫn giữ
nguyên trạng thái.
Toán hạng n: Q, M, L, D.
Giá trị của các bit có địa chỉ là n sẽ bằng 0 khi đầu vào của lệnh
này bằng 1. Khi đầu vào của lệnh bằng 0 thì bit này vẫn giữ
nguyên trạng thái.
Toán hạng n: Q, M, L, D.

2.1.3.2 Timer và counter.


Bảng 4 - Tập lệnh Timer, Counter
Timer trễ không nhớ – TON
Khi ngõ vào IN ngừng tác động thì reset và dừng hoạt động Timer.
Thay đổi PT khi Timer vận hành không có ảnh hưởng gì.

28
Counter đếm lên – CTU.
Giá trị bộ đếm CV được tăng lên 1. Khi tín hiệu ngõ vào CU chuyển
từ 0 lên 1. Ngõ ra Q được tác động lên 1 khi CV >= PV. Nếu trạng
thái R = Reset được tác động thì bộ đếm CV = 0.
2.1.3.3 Lệnh toán học
Bảng 5 - Tập lệnh toán học.
Lệnh so sánh dùng để so sánh hai giá trị IN1 và IN2 bao gồm
IN1= IN2, IN1>= IN2, IN1<= IN2, IN1< IN2, IN1> IN2, IN1<>
IN2.
So sánh 2 kiểu dữ liệu giống nhau, nếu lệnh so sánh thỏa mãn
thì ngõ ra sẽ là mức 1 = TRUE( tác động mức cao) và ngược lại.
Kiểu dữ liệu so sánh là: SInt, Int, Dint, USInt, UDInt, Real,
Lreal, String, Time, DTL, Constant.
Lệnh cộng ADD: OUT = IN1 + IN2.
Lệnh trừ SUB : OUT = IN1 - IN2.
Tham số IN1, IN2 phải cùng kiểu dữ liệu: Sint, Int, Dint,
USInt, Uint, UDInt, Real, Lreal, Constant.
Tham số OUT có kiểu dữ liệu: Sint, Int, Dint, USInt, Uint,
UDInt, Real, Lreal.
Tham số ENO = 1 nếu không có lỗi xảy ra trong quá trình thực
thi. Ngược lại ENO = 0 khi có lỗi, một số lỗi xảy ra khi thực thi
lệnh này:
Kết quả toán học nằm ngoài phạm vi của kiểu dữ liệu.
Real/Lreal: Nếu một trong những giá trị đầu vào là NaN sau đó
được trả về NaN.
ADD Real/Lreal: Nếu cả hai giá trị IN là INF có dấu khác
nhau, đây là một khai báo không hợp lệ và được trả về NaN

29
2.1.3.4 Di chuyển và chuyển đổi dữ liệu.
Bảng 6 - Tập lệnh di chuyển
Lệnh Move di chuyển nội dung ngõ vào IN đến ngõ ra OUT
mà không làm thay đổi giá trị ngõ IN.
Tham số:
EN: cho phép ngõ vào.
ENO: cho phép ngõ ra.
IN: nguồn giá trị đến.
OUT1: nơi chuyển đến.

2.1.4 Sơ đồ đấu dây

Hình 17 - Sơ đồ đấu dây CPU 1214C AC/DC/Relay.

30
Hình 18 - Sơ đồ đấu dây CPU 1214C DC/DC/Relay.

Hình 19 - Sơ đồ đấu dây CPU 1214C DC/DC/DC.

31
2.2 Phần mềm Tia – Portal
2.2.1 Giới thiệu SIMATIC STEP 7 Basic.
Step 7 Basic hệ thống kỹ thuật đồng bộ đảm bảo hoạt động liên tục hoàn hảo.
Thông minh và trực quan cấu hình phần cứng kỹ thuật và cấu hình mạng, lập trình,
chuẩn đoán và nhiều hơn nữa. Trực quan dễ dàng để tìm hiểu và dễ dàng để hoạt động.
2.2.2 Các bước tạo một project.
Bước 1: Từ màn hình desktop nhấp đúp chọn biểu tượng TIA Portal V16

Hình 20 - Biểu tượng phần mềm TIA - Portal V16


Bước 2: Click chuột vào “Create new project” để tạo dự án.

Hình 21 - Creat new project.


Bước 3: Nhập tên dự án vào “Project name” sau đó nhấn “Create”.

32
Hình 22 - Đặt tên cho dự án.
Bước 4: Chọn “configure a device”.

Hình 23 - Configure a device.

33
Bước 5: Chọn “add new device”.

Hình 24 - Add new device.


Bước 6: Chọn loại CPU PLC sau đó chọn “add”.

Hình 25 - Chọn loại CPU

34
Bước 7: Project mới được hiện ra.

Hình 26 - Một project mới được tạo ra.

35
CHƯƠNG 3 – THIẾT KẾ XÂY DỰNG PHẦN MỀM ĐIỀU KHIỂN GIÁM
SÁT SCADA
3.1 Xây dựng thuật toán điều khiển
3.1.1 Lưu đồ thuật toán
3.1.1.1 Thuật toán cho toàn hệ thống

Hình 27 – Thuật toán toàn hệ thống

36
3.1.1.2 Thuật toán vận hành chế độ bằng tay

Hình 28 – Lưu đồ thuật toán chế độ bằng tay

37
3.1.1.3 Thuật toán vận hành chế độ tự động

Hình 29 – Lưu đồ thuật toán chế độ tự động

38
3.2 Mạch lực điều khiển thiết bị

Hình 30 – Mạch lực của hệ thống

39
3.3 Mạch điều khiển hệ thống
3.3.1 Sơ đồ đấu nối PLC

Hình 31 - Sơ đồ đấu nối PLC S71200

Hình 32 - Sơ đồ đấu nối module 8DI của PLC S71200

40
Hình 33 – Mạch điều khiển rơ le
3.4 Lập trình điều khiển PLC S71200
3.4.1 Xác định đầu vào ra
 Đầu vào PLC
Bảng 7 – Danh sách tag đầu vào PLC
TT Tên tag Định dạng Địa chỉ Mô tả
1 I_Btt_Auto Bool %I0.0 Chế độ vận hành Auto
2 I_Btt_Manu Bool %I0.1 Chế độ vận hành manu
3 I_Quat_Gio Bool %I0.2 Switch chạy dừng quạt gió
4 I_May_Gia_Nhiet Bool %I0.3 Switch chạy dừng gia nhiệt
5 I_Phun_Suong Bool %I0.4 Switch chạy dừng phun sương
6 I_Btt_Auto_On Bool %I0.5 Nút nhấn chạy tự động
7 I_Btt_Auto_Off Bool %I0.6 Nút nhấn dừng tự động
8 IW_Nhiet_Do Int %IW64 Cảm biến nhiệt độ
9 IW_Do_Am Int %IW66 Cảm biến độ ẩm
10 IW_CO2 Int %IW68 Cảm biến CO2

41
 Đầu ra PLC
Bảng 8 - Danh sách tag đầu ra PLC
TT Tên tag Định dạng Địa chỉ Mô tả
1 Q_Quat_Gio Bool %Q0.3 Đầu ra quạt gió
2 Q_Gia_Nhiet Bool %Q0.4 Đầu ra gia nhiệt
3 Q_Phun_Suong Bool %Q0.5 Đầu ra phun sương
4 Q_Lamp_Auto Bool %Q0.0 Đèn chế độ tự động
5 Q_Lamp_Manu Bool %Q0.1 Đèn chế độ bằng tay
6 Q_Lamp_Auto_Running Bool %Q0.2 Đèn chế độ tự động đang chạy

 Danh sách bảng tag trong PLC

Hình 34 – Bảng tag đầu vào Input trong phần mềm tia portal

Hình 35 – Bảng tag đầu ra Output trong phần mềm tia portal

42
3.4.2 Cấu hình phần cứng
Sử dụng PLC S71200 CPU 1212C DC/DC/DC

Hình 36 - Cấu hình phần cứng PLC


3.4.3 Lập trình PLC S71200
(*) Chương trình sử dụng khối OB1 làm chương trình chính và các khối chương trình
con dùng hàm chức năng FC.

Hàm chức năng FC là khối logic có các biến In, Out, In/Out do chương trình gọi cung
cấp cho hàm, ngoài ra còn có biến Temp sử dụng nội bộ (cục bộ), tuy nhiên không bắt
buộc phải dùng hết tất cả các biến này. Hàm FC không có bộ nhớ nội nên dữ liệu mất

43
đi khi ra khỏi khối, cũng như không có khối dữ liệu Instance DB giống như khối hàm
chức năng FB.
(1) Chương trình chính (OB1)

44
(2) Chương trình chế độ tự động (FC1)

45
46
(3) Chương trình chế độ bằng tay (FC2)

47
(4) Chương trình con khối mô phỏng (FC3)

48
(5) Chương trình con đọc cảm biến analog (FC4)

49
(6) Chương trình con đưa tín hiệu ra đầu ra output (FC5)

50
51
3.5 Thiết kế giao diện điều khiển giám sát Scada
3.5.1 Cấu hình thiết bị

Hình 37 - Phần cứng Scada

Hình 38 - Kết nối PLC với Scada


3.5.2 Thiết kế giao diện Scada

52
Hình 39 – Giao diện thiết kế Scada
3.6 Kết quả mô phỏng
3.6.1 Tải chương trình xuống PLC
Bước 1: Nhấn vào nút Simulation để chạy PLC SIM

Hình 40 – Nhấn nút simulation để chạy PLC SIM

Bước 2: Nhấn nút “Load” để tải chương trình PLC

Hình 41 – Tải chương trình xuống PLC SIM

53
Bước 3: Nhấn chọn “Start module” sau đó nhấn “Finish”

Hình 42 – Nhấn Start module để chạy PLC

54
Bước 4: Vào khối chương trình nào đó muốn giám sát thực hiện nhấn biểu tượng đeo
kính để online chương trình PLC

Hình 43 – Chương trình PLC ở trạng thái Online


3.6.2 Chạy runtime Scada
Bước 1: Vào màn hình thiết kế giao diện chính nhấn nút “RT”

Hình 44 – Nhấn nút RT để chạy runtime Scada

55
Bước 2: Giám sát chương trình trên giao diện điều khiển giám sát tia portal

Hình 45 – Giao diện Scada khi chạy runtime

56
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN

Sau hơn một tháng nghiên cứu đồ án với nhiệm vụ “ Mô phỏng hệ thống trồng
nấm nhà kính tự động dùng PLC S71200 và TIA PORTAL ” thì em đã hoàn thành đồ
án với các nội dung sau:
- Phân tích cách thức hoạt động của hệ thống.
- Chương trình điều khiển cho hệ thống
Qua quá trình làm đồ án đã giúp chúng em hiểu biết thêm về kiến thức về cung
cấp điện, kỹ thuật vẽ autocad cũng như kiến thức về lập trình trên PLC S71200 và TIA
PORTAL V16, tuy không nhiều nhưng cũng là một điều kiện tốt giúp chúng em nắm
chắc kiến thức hơn làm tiền đề cho công việc sau khi ra trươgnf áp dụng vào thực tế.
Trong thời gian thực hiện đề tài, nhóm chúng em đã nhận được sự giúp đỡ của
quý thầy cô và các bạn, đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của Th.S Huỳnh Thị Thùy
Linh để nhóm có thể hoàn thành đề tài này một cách tốt nhất. Nhóm chúng em xin
chân thành cảm ơn! Việc hoàn thành đề tài này sẽ không tránh được những sai lầm
thiếu sót. Nhóm rất mong được sự phê bình, đánh giá của các thầy cô để nhóm có thể
rút ra được kinh nghiệm cũng như phát triển thêm đề tài.

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

57
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. PGS. TS Bùi Quốc Khánh - TS. Nguyễn Văn Liễn, “Truyền động điện”,
Nhà xuất bản Khoa Học Kỹ Thuật, 2005.
[2]. Th.S Lê Văn Tiến Dũng, “Điều khiển khí nén và thủy lực”, Nhà xuất bản
Giáo Dục, 2005.
[3]. Khoa Cơ khí - Bộ môn Cơ điện tử, “Cảm biến và hệ thống đo”, Trường Đại
Học Công Nghiệp Hà Nội, 2013.
[4]. “Khí cụ điện”, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội, 2005.
[5]. PGS. TS Trịnh Chất – TS. Lê Văn Uyển, “Tính toán thiết kế hệ thống dẫn
động cơ khí” Tập I, Nhà xuất bản Giáo Dục, 1998.
[6]. GS. TS Phan Kì Phùng, Th.S Thái Hoàng Phong, “Sức bền vật liệu” Nhà
xuất bản Đà Nẵng, 2005.

58
59

You might also like