You are on page 1of 32

MINIGAME

Câu 1: “Trăm cách gọi tên, Một cách sạch gàu” là chiến dịch độc đáo của sản phẩm
nào? (Viên)

Gợi ý: Ca sĩ Isaac làm đại sứ thương hiệu.

→ Đáp án: Dầu gội Head & Shoulders

Câu 2 : Tập đoàn nào được biết đến với việc sản xuất nhiều sản phẩm chăm sóc cá
nhân và gia đình ? (Trân)

Gợi ý : Bao gồm các thương hiệu nổi tiếng như:

->Đáp án: Tập đoàn Procter&Gamble (P&G).


3. Chiến dịch nổi tiếng Thank you, Mom là của tập đoàn nào? ( Duyên)

Đáp án: PG

4. Nhìn logo đoán thương hiệu (Nhã)

(Gợi ý: là đối thủ cạnh tranh nặng kí của bột giặt Omo,Tide,....)

Đáp án: Ariel

5. Câu quảng cáo “ Lưu hương dài lâu với nước hoa hạt ngọc trai” do Ninh Dương
Lan Ngọc làm đại sứ thương hiệu của sản phẩm nào ? (Đoan)
6. Đố chữ: ghép tên của 1 sản phẩm ( Ngân Tâm)

P/p/a/e/r/m

Gợi ý:

Đây là 1 loại bỉm tã em bé phổ biến trên thị trường Việt Nam thuộc P&G

Câu 7: Sản phẩm đầu tiên của tập đoàn Procter & Gamble (P&G) là gì? (Kỳ
Bảo)
Đáp án: Bánh xà phòng thơm IVORY
Câu 8: P&G không những nổi tiếng những mặt hàng tiêu dùng thông thường
như bột giặt, xả vải,...Hiện nay P&G cũng đã mở rộng và phát triển thêm 1 mặt
hàng điện tử cùng với mục đích chăm sóc sức khỏe người tiêu dùng và được
khách hàng rất ưa chuộng, đặc biệt những khách hàng đang niềng răng (Mỹ
Tâm)
-> Bàn chải điện Oral-B (P&G)

Ý chính đưa vào slide MÀU XANH DƯƠNG


Ý khác màu ĐỎ
PHẦN 1
1. Chiến lược phát triển thương hiệu trực tuyến (D.An)
a. Phát triển thương hiệu trực tuyến: “ Là quá trình xây dựng và tạo dựng hình ảnh,
giá trị và danh tiếng của một thương hiệu trên môi trường trực tuyến. Điều này bao
gồm tất cả những gì liên quan đến hình ảnh, tên gọi, giá trị của thương hiệu mà được
phát triển và thể hiện trên các kênh truyền thông trực tuyến như trang web, mạng xã
hội, quảng cáo trực tuyến, email marketing, nội dung trên blog, video, hình ảnh và các
hình ảnh đại diện khác “
b. Các bước cần thiết để xây dựng thương hiệu trực tuyến
- Xác định mục tiêu kinh doanh: Đầu tiên, hãy xác định rõ mục tiêu kinh doanh của
bạn. Điều này giúp bạn tập trung vào việc xây dựng thương hiệu phù hợp với đối
tượng khách hàng.
- Tạo tên thương hiệu độc đáo: Chọn một tên thương hiệu độc đáo và dễ nhớ. Tên
này nên phản ánh giá trị và tính chất của sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.
- Thiết kế logo và bộ nhận diện thương hiệu: Logo là hình ảnh đại diện cho thương
hiệu của bạn. Hãy đảm bảo rằng logo phù hợp với thông điệp và giá trị mà bạn muốn
truyền tải.
- Tạo trang web và nội dung: Xây dựng trang web chuyên nghiệp để giới thiệu sản
phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Đồng thời, tạo nội dung hấp dẫn và giúp khách hàng hiểu
rõ hơn về thương hiệu của bạn.
- Tìm kiếm và phát triển kênh tiếp thị trực tuyến: Khám phá các kênh tiếp thị trực
tuyến như mạng xã hội, quảng cáo trực tuyến, email marketing, SEO, và nắm vững
cách sử dụng chúng.
- Tạo nội dung chất lượng và phù hợp với đối tượng khách hàng: Viết bài blog, tạo
video, hình ảnh, và nội dung giúp tương tác với khách hàng. Đảm bảo nội dung phản
ánh giá trị của thương hiệu.
- Sử dụng công cụ marketing trực tuyến hiệu quả: Áp dụng các công cụ như Google
Ads, Facebook Ads, email marketing để tiếp cận đối tượng khách hàng mục tiêu.
- Tạo mối tương tác và giao tiếp với khách hàng: Hãy lắng nghe ý kiến của khách
hàng, tương tác với họ qua mạng xã hội, email, và các kênh khác.
c. Một số chiến lược quan trọng để phát triển thương hiệu trực tuyến
1.Chiến lược thương hiệu sản phẩm (Product Branding Strategy):

- Mục tiêu: Tập trung vào xây dựng thương hiệu cho sản phẩm cụ thể của bạn.

- Cách thực hiện:

■ Định rõ giá trị và đặc điểm nổi bật của sản phẩm.
■ Tạo tên thương hiệu độc đáo và thiết kế logo phù hợp.
■ Xây dựng trang web và tạo nội dung liên quan đến sản phẩm.
■ Sử dụng các kênh trực tuyến như mạng xã hội, quảng cáo trực tuyến để quảng
bá sản phẩm.

VD: Apple là một ví dụ điển hình về chiến lược thương hiệu sản phẩm. Họ tập trung
vào việc xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm như iPhone, iPad, và MacBook.
Logo đơn giản và thiết kế sản phẩm tối giản là những đặc điểm nổi bật của thương
hiệu Apple.

2. Chiến lược thương hiệu dịch vụ (Service Branding):


- Mục tiêu: Xây dựng thương hiệu dựa trên chất lượng và giá trị của dịch vụ.

- Cách thực hiện:

■ Định rõ giá trị và lợi ích của dịch vụ.


■ Tạo tên thương hiệu và logo phù hợp với dịch vụ.
■ Tạo trang web chuyên nghiệp và tạo nội dung liên quan đến dịch vụ.
■ Sử dụng email marketing và các kênh trực tuyến khác để tiếp cận khách hàng.

VD: FedEx là một ví dụ về chiến lược thương hiệu dịch vụ. Họ tập trung vào việc xây
dựng thương hiệu dựa trên chất lượng và độ tin cậy của dịch vụ giao hàng của họ.
Slogan “When it absolutely, positively has to be there overnight” đã trở thành biểu
tượng của thương hiệu FedEx.
3. Chiến lược thương hiệu trực tuyến (Online Branding Strategy):

- Mục tiêu: Tập trung vào xây dựng thương hiệu qua các kênh trực tuyến.

-Cách thực hiện:

■ Tối ưu hóa trang web cho tìm kiếm (SEO).


■ Tạo nội dung hấp dẫn trên trang web và blog.
■ Sử dụng mạng xã hội để tương tác với khách hàng.
■ Quảng cáo trực tuyến qua Google Ads, Facebook Ads, và các kênh khác.

Ví dụ: Một công ty thực hiện nghiên cứu từ khóa, tối ưu hóa nội dung trên trang web
và xây dựng liên kết để cải thiện thứ hạng trang web trên Google.

Một doanh nghiệp chạy chiến dịch Google Ads hoặc Facebook Ads để hiển thị quảng
cáo cho người tìm kiếm hoặc người dùng trên mạng xã hội.

4. Chiến lược thương hiệu cá nhân (Personal Branding Strategy):

- Mục tiêu: Xây dựng thương hiệu cho cá nhân, đặc biệt là trong lĩnh vực chuyên gia
hoặc nghệ sĩ.

- Cách thực hiện:

■ Xác định lĩnh vực chuyên môn hoặc sở thích cá nhân.


■ Tạo nội dung chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm trên mạng xã hội và blog cá nhân.
■ Xây dựng mối quan hệ với người theo dõi qua tương tác và giao tiếp.
VD: Elon Musk là một ví dụ về chiến lược thương hiệu cá nhân. Ông đã xây dựng một
thương hiệu liên quan đến sự đổi mới, táo bạo và tầm nhìn xa về tương lai.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:


1. Chiến lược tiếp thị trực tuyến giúp phát triển thương hiệu năm 2022 | Amazon Ads
2. Top 12 chiến lược thương hiệu (branding strategy) - Ví dụ áp dụng thực tiễn | DTM Consulting
3. 6 chiến lược phát triển thương hiệu doanh nghiệp cần biết (savvycom.vn)

PHẦN 2: TIẾP THỊ TRỰC TUYẾN


A. TỔNG QUÁT VÀ MỐI LIÊN HỆ
1. Marketing Online là gì?
● Marketing Online (tiếp thị online/trực tuyến) là hoạt động tận dụng các kênh
dựa trên Web để truyền bá thông điệp về thương hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ
của công ty đến khách hàng tiềm năng.
● Một số phương pháp và kỹ thuật được sử dụng cho tiếp thị trực tuyến bao gồm
Email, quảng cáo hiển thị, Social Media, tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, Google
AdWords,…
● Mục tiêu của Marketing là tiếp cận khách hàng tiềm năng thông qua các kênh
mà họ dành thời gian đọc, tìm kiếm, mua sắm và giao lưu trực tuyến.
2. Marketing Online giúp ích gì cho doanh nghiệp?
- Tiếp thị trực tuyến là một tập hợp các công cụ và phương pháp được sử dụng
để quảng bá sản phẩm/dịch vụ thông qua Internet. Bạn có thể tiếp cận được số
lượng lớn đối tượng tiềm năng với ngân sách tiếp thị trực tuyến khá nhỏ so với
quảng cáo truyền thống.
- Marketing Online còn rất tiện lợi và có tính linh hoạt cao. Người tiêu dùng có
thể nghiên cứu và mua các sản phẩm và dịch vụ bất cứ lúc nào họ muốn. Các
Blog kinh doanh có thể được sử dụng để khách hàng nghiên cứu về sản phẩm,
cũng như để lại phản hồi, đánh giá của họ.
- Các công cụ quảng cáo cũng vô cùng đa dạng như: PPC (Pay Per Click- Quảng
cáo trả tiền cho mỗi lần nhấp chuột), Email Marketing, quảng cáo Social
Media,… Bạn có thể lựa chọn, kế hợp các công cụ sao cho phù hợp với nhu
cầu của mình.
- Nhiều công cụ quảng cáo cung cấp các nền tảng phân tích của riêng họ. Thông
qua đó, bạn có thể xem kết quả thống kê hiệu quả mà không tốn thêm chi phí.
Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc giám sát, đánh giá và điều chỉnh
chiến lược quảng cáo.
3. Ví dụ Marketing Online nổi bật
- Whole Foods thu thập địa chỉ Email trên trang Web của họ để tạo danh sách
Email. Sau đó, họ có thể sử dụng danh sách này để quảng cáo sản phẩm mới,
bán hàng và quảng bá về sự kiện trong cửa hàng của họ.
- Bite Beauty hợp tác với những Influencers (người có ảnh hưởng) để quảng cáo
một loại son mới cho đối tượng mục tiêu của họ. Đó là những người đam mê
làm đẹp, thích sản phẩm chất lượng cao.
- Dove tạo quảng cáo Video và chia sẻ chúng với khán giả của họ trên Facebook,
Twitter,… để thúc đẩy cuộc trò chuyện, lời bàn tán tích cực về thương hiệu và
sản phẩm của họ.
4. Quy trình xây dựng chiến lược tiếp thị trực tuyến

Bước 1: Xem xét bối cảnh và hoàn cảnh làm marketing

■ Mục tiêu và chiến lược kinh doanh của tổ chức


■ Phân tích vị thế, hoàn cảnh, các nguồn lực và khả năng làm marketing của
Doanh nghiệp
■ Phân tích các yếu tố môi trường: vĩ mô và vi mô (ngành, đối thủ cạnh tranh)
■ Phân tích thị trường Khách hàng

Bước 2: Quyết định chiến lược

■ Nghiên cứu thị trường và đánh giá các đoạn thị trường. Từ đó lựa chọn thị
trường mục tiêu và xác định hướng khai thác, chiếm lĩnh thị trường mục tiêu
■ Tìm hiểu và phân tích kỹ lường nhu cầu và hành vị của thị trường mục tiêu.
Đưa ra các quyết định tác động đến thị trường mục tiêu như: Định vị thương
hiệu, các quyết định marketing mix, quản trị quan hệ khách hàng
■ Duy trì, bảo vệ, củng cố và phát triển thương hiệu

Bước 3: Kế hoạch triển khai


■ Lựa chọn loại hình triển khai dựa trên các yếu tố phân tích trước đó
■ Phân bổ thời gian và nguồn lực (nhân sự, tài chính,…)
■ Tổ chức thực hiện, giám sát và đảm bảo thực hiện
■ Đo lường và điều chỉnh
5. Xu hướng xây dựng chiến lược Marketing phổ biến
- Chiến lược SEO Website: SEO Marketing là quá trình tối ưu website và tiếp
thị để tăng khả năng hiển thị thương hiệu trên môi trường trực tuyến đặc biệt
trong trang tìm kiếm của Google

Hãy tưởng tượng doanh nghiệp của bạn có thể hiển thị trước hàng trăm, hàng
nghìn hoặc hàng trăm nghìn người mỗi ngày và thu hút vài nghìn khách hàng
tiềm năng truy cập vào trang web của bạn, khám phá sản phẩm, đọc tin tức và
thậm chí mua hàng hoặc cung cấp thông tin liên hệ.
Và đó chính là kết quả mà SEO Website mang lại. Tối ưu hóa trang web giúp
trang web của bạn trở nên thân thiện với Google và cung cấp thông tin hữu ích
phù hợp với yêu cầu tìm kiếm của người dùng.

- Chiến lược Content Marketing: Content Marketing (hay tiếp thị nội dung) là
một cách tiếp thị tập trung vào việc tạo dựng và phân phối nội dung có giá trị,
phù hợp với khách hàng.

Content Marketing đã trở thành một chiến lược quan trọng và hiệu quả để
tương tác với khách hàng. Triển khai chiến lược Content Marketing đa kênh
giúp doanh nghiệp cung cấp giá trị cho khách hàng thông qua việc giải đáp câu
hỏi và giải quyết vấn đề của họ. Điều này giúp xây dựng hình ảnh của thương
hiệu, thu hút khách hàng tiềm năng và tăng doanh số bán hàng. Việc lựa chọn
kênh truyền thông phù hợp là quan trọng để đạt hiệu quả tối đa trong triển khai
chiến lược Content Marketing.

- Chiến lược Email Marketing: Tiếp thị qua email hay Email Marketing là kênh
tiếp thị trực tiếp mang lại lợi nhuận rất lớn cho doanh nghiệp. Trung bình cứ
$1 chi tiêu cho email marketing, doanh nghiệp có thể tạo ra lợi tức đầu tư
(ROI) khoảng $42. Đó là lý do vì sao Email Marketing nên được đưa vào chiến
lược tiếp thị kỹ thuật số của doanh nghiệp

Email Marketing là một trong những chiến lược Marketing Online hiệu quả
nhất, đặc biệt là với các doanh nghiệp B2B. Để đạt được hiệu quả tối đa, doanh
nghiệp có thể kết hợp Email Marketing với Inbound Marketing. Bằng cách
cung cấp cho khách hàng những thông tin và kiến thức có giá trị trong một
khoảng thời gian, doanh nghiệp có thể tạo dựng mối quan hệ chắc chắn trước
khi gửi Email nhằm chuyển đổi khách hàng.

- Chiến lược Quảng cáo trả tiền: doanh nghiệp hoặc cá nhân phải trả tiền cho
các nền tảng quảng cáo để hiển thị thông điệp quảng cáo của họ cho đối tượng
mục tiêu

Khác với các chiến dịch kể trên, quảng cáo có thể đem lại kết quả ngay lập tức
với một bài viết quảng cáo và ưu đãi hấp dẫn. Doanh nghiệp có thể theo dõi
lượt tiếp cận, tỉ lệ tương tác, lead hoặc doanh thu và nhanh chóng đưa ra các
điều chỉnh cho chiến dịch marketing của mình. Điều này giúp doanh nghiệp trở
nên chủ động hơn trong việc quản lý chiến dịch Marketing.

- Chiến lược Social Media Marketing: là việc sử dụng các nền tảng social
media để kết nối với khách hàng nhằm xây dựng thương hiệu

Trong thời đại số, doanh nghiệp cần sở hữu và hoạt động tích cực trên các kênh
mạng xã hội để gia tăng tỷ lệ chuyển đổi và xây dựng danh tiếng thương hiệu.
Các kênh mạng xã hội không thể bỏ qua gồm:
- Facebook Fanpage:
- Instagram:
- TikTok:
*Mối liên kết giữa tiếp thị trực tuyến (marketing online) và phát triển thương
hiệu

Phát triển thương hiệu bằng tiếp thị trực tuyến (marketing online) ngày càng nhận
được nhiều sự quan tâm hơn từ các công ty, doanh nghiệp bởi một số lý do sau:
1. Khả năng tiếp cận khách hàng (người dùng) một cách nhanh chóng trong
phạm vi rộng lớn, gia tăng độ nhận diện của thương hiệu đối với khách hàng

_ Nhờ vào độ phủ của Internet, các doanh nghiệp sẽ dễ dàng tiếp cận với nhiều người
dùng chỉ trong thời gian ngắn mà không bị giới hạn bởi khoảng cách, từ đó giúp
thương hiệu được nhiều người dùng biết đến một cách nhanh chóng.

2. Linh hoạt hơn trong việc điều chỉnh ngân sách cho chiến lược marketing

_ Hiện nay có rất nhiều công cụ online, các nền tảng có lượng người dùng lớn với
nhiều mức giá, miễn phí hoặc có tính phí, giúp doanh nghiệp linh hoạt điều chỉnh
ngân sách sao cho phù hợp với chiến lược marketing và tình hình tài chính của mình.

(Name: điều chỉnh ngân sách hợp lý)

3. Cải thiện chất lượng thương hiệu đối với khách hàng

_ Khi thực hiện marketing online, doanh nghiệp sẽ dễ dàng tiếp cận và tương tác được
nhiều hơn với khách hàng, giúp doanh nghiệp phục vụ khách hàng tốt hơn, từng bước
gây dựng lòng tin và cải thiện chất lượng, hình ảnh thương hiệu trong mắt khách hàng.
(Name: tăng tương tác giữa doanh nghiệp và người
dùng)

Như vậy, tiếp thị trực tuyến sẽ là một trong những cách giúp doanh nghiệp phát triển
thương hiệu, và là một trong những cách mà các doanh nghiệp mới startup hoặc ít vốn
có thể lựa chọn để tối ưu chi phí nhưng vẫn đạt hiệu quả trong việc phát triển thương
hiệu.

(Name: hiệu quả mà Marketing online mang lại)

Nguồn tham khảo:

https://buildbrandon.com/tai-sao-phai-xay-dung-thuong-hieu-tren-nen-tang-online/

https://vietnix.vn/digital-marketing-va-marketing-truyen-thong/

B. THÀNH CÔNG

THÀNH CÔNG TRONG PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU: (Thanh Viên)

1. Khẳng định được giá trị thương hiệu mình như thế nào?
Procter and Gamble, viết tắt là P&G, là một công ty đa quốc gia nổi tiếng có nguồn
gốc tại Mỹ, với logo được ký hiệu bằng từ P&G màu xanh. Được thành lập vào năm
1837, P&G tính tới nay đã có lịch sử gần 200 năm hoạt động và trở thành công ty
đứng đầu trong ngành hàng tiêu dùng với sức ảnh hưởng lên đến quy mô toàn cầu, sở
hữu trụ sở tại hầu hết các quốc gia trên toàn thế giới.

Trong những ngày đầu thành lập, P&G chủ yếu tập trung vào các sản phẩm xà phòng
với hơn 30 mã sản phẩm. Cho đến năm 1911, công ty bắt đầu hướng đến sự đa dạng
hóa danh mục sản phẩm, mua lại sản phẩm từ nhiều doanh nghiệp khác, mở rộng mức
ảnh hưởng của P&G trong liên tục nhiều thập kỷ sau đó.

Đến năm 2005, P&G chính thức hoàn tất thương vụ mua lại Gillette, một thương hiệu
nổi tiếng chuyên về sản phẩm chăm sóc cá nhân. Thương vụ này đã đem lại cho P&G
quyền sở hữu đối với tất cả các thương hiệu của Gillette, trở thành nhà sản xuất tiêu
dùng lớn nhất nước Mỹ, đánh bật đối thủ Unilever xuống vị trí thứ 2 trên thị trường.

Nhiều năm sau đó, P&G đã tinh giản và loại bỏ dần các thương hiệu trùng lặp nhằm
gia tăng chất lượng cho các thương hiệu mũi nhọn của họ. P&G luôn cảm kết mang
đến những thương hiệu uy tín, chất lượng hàng đầu để đáp ứng nhu cầu làm sạch, giữ
gìn sức khoẻ và đảm bảo vệ sinh cho người tiêu dùng trên toàn thế giới.

2. Các sản phẩm góp phần nhận diện thương hiệu từ trước cũng như trên sàn
thương mại điện tử gần đây.

- Chăm sóc trẻ em:

+ Tã em bé Pamper
- Chăm sóc vải:

+ Bột giặt Ariel, Tide

+ Chất bảo vệ và làm mềm vải Downy

- Chăm sóc phụ nữ:

+ Băng vệ sinh Whisper


- Chăm sóc tóc

+ Head & Shoulders

+ Pantene

+ Rejoice

- Chăm sóc nhà cửa


+ Sản phẩm khử mùi Ambi Pur

- Chăm sóc răng miệng

+ Bàn chải đánh răng & chỉ nha khoa Oral B

- Chăm sóc da và cá nhân

+ Chăm sóc da và da mặt Olay

+ Xà phòng kháng khuẩn Safeguard


+ Dao cạo Gillette

3. Các hình thức tăng nhân diện, phát triển thương hiệu:

- Quảng cáo
Năm 2013, P&G đã dành hơn 1/3 ngân sách quảng bá sản phẩm trên
truyền thông kỹ thuật số như quảng cáo trực tuyến và trên các trang
mạng xã hội chiếm 25 – 35% (trung bình ở các công ty khác là 20 –
25%) tổng ngân sách quảng cáo của hãng. Riêng tại Mỹ, thị trường lớn
nhất của P&G, thì mức chi đã đạt tới gần cận trên khoảng dao động
được đề cập. Một phát ngôn viên của P&G nói: “Chúng tôi cần và muốn
có mặt ở nơi mà có người tiêu dùng ở đó. Người tiêu dùng thì đang ngày
càng nhiều hơn với Internet và di động”.
Ban đầu P&G chỉ phát triển nghiên cứu sâu về người tiêu dùng và
những sản phẩm chất lượng được quảng cáo rộng rãi như bột giặt Tide,
kem dưỡng da Olay,… chủ yếu là quảng cáo trên truyền hình. Tuy nhiên
suy thoái kinh tế đã kiến người tiêu dùng trở nên tiết kiệm hơn, và thời
điểm đó có rất nhiều cách để gây ảnh hưởng tới người tiêu dùng qua
Internet và công nghệ di động. Sau đó, P&G đã chuyển hướng sang
quảng cáo trên truyền thông kỹ thuật số, trong đó tã giấy Pampers, lăn
khử mùi Secret, và các sản phẩm chăm sóc cá nhân cho nam giới là một
vài trong số những sản phẩm mà P&G lấy quảng cáo trực tuyến làm
trọng tâm. → Đây được xem là cú chuyển hướng lịch sử của P&G đem
lại hiệu quả đến mức khó tin.
Điều làm cho P&G trở mình thành công hơn đối với sản phẩm mới ra
mắt đó là biết cách lồng ghép cảm xúc trong quảng cáo (Emotional
advertising) chạm đến tâm tư chân thực nhất của khách hàng, giúp
thương hiệu P&G nổi tiếng hơn trên thị trường thế giới.

Chiến dịch “Thank you, Mom”

- Các hoạt động vì cộng đồng:


P&G cam kết làm điều đúng đắn, trở thành “Một động lực tốt và một
động lực cho sự tăng trưởng”. Hỗ trợ cộng đồng cùng nhau xây dựng
một thế giới tốt đẹp. Từ hỗ trợ công tác giáo dục về vệ sinh đến cung
cấp nhu cầu thiết yếu đơn giản như nước hoặc cung cấp nhu yếu phẩm
tới các gia đình chịu ảnh hưởng từ thiên tai, mục tiêu của P&G là cải
thiện sức khoẻ và phúc lợi cho các cộng đồng mà P&G đang hoạt động.
Một ví dụ thực tế nhất đó là trong giai đoạn dịch Covid – 19, Công ty
P&G Việt Nam và các nhãn hàng của doanh nghiệp đã tài trợ bằng hiện
kim và sản phẩm có tổng giá trị hơn 16 tỷ đồng để hỗ trợ các tỉnh, thành
phố phòng chống dịch Covid – 19, tập trung hỗ trợ tài chính, chăm sóc
vệ sinh, cung cấp trang thiết bị, vật phẩm y tế quan trọng tại các tỉnh,
thành bị ảnh hưởng bởi đại dịch. Ngoài ra, công ty còn phối hợp với
Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dương trao học bổng “Chắp cánh ước
mơ” năm thứ 25 liên tiếp cho các học sinh là con em của cán bộ, công
nhân viên trên địa bàn có hoàn cảnh khó khăn.
Tầm nhìn môi trường 2030 của P&G là chú trọng đến việc phát triển các
thương hiệu có khả năng mang lại lợi ích vượt trội và bền vững, nhằm
cải thiện cuộc sống cho cả thế hệ hiện tại và mai sau. Nền tảng của tầm
nhìn đó là nỗ lực cải thiện cuộc sống của mọi người trong các hoạt động
vận hành, chuỗi cung ứng và cộng đồng mà P&G phục vụ. Tham vọng
này được xây dựng dựa trên bốn lĩnh vực – Khí hậu, Rác thải, Nước và
Thiên nhiên – đó là những yếu tố giúp P&G tạo ra sự khác biệt lớn nhất
cho hành tinh của chúng ta.

→ Những hoạt động thiện nguyện, hỗ trợ cộng đồng đã giúp P&G gây ấn
tượng sâu sắc và đến gần hơn đối với người tiêu dùng.

Tài liệu tham khảo:

https://vn.pg.com/anh-huong-cong-dong/#supporting-communities
https://advertisingvietnam.com/hanh-trinh-loi-nguoc-dong-cua-pg-de-tro-thanh-bac-
thay-quang-cao-cam-xuc-p17626

https://vneconomy.vn/quang-cao-truc-tuyen-cu-chuyen-huong-lich-su-cua-pg.htm

https://congan.com.vn/tu-thien/cong-ty-pg-viet-nam-ho-tro-tre-em-mo-coi-do-covid-
19_130095.html#google_vignette

THÀNH CÔNG TRONG TIẾP THỊ TRỰC TUYẾN (Mỹ Tâm)

I. ĐỐI TƯỢNG KHÁCH HÀNG VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA "INSIGHT KHÁCH
HÀNG" TRƯỚC KHI TIẾP THỊ

1. Đối tượng khách hàng của P&G:

a) Đa dạng về nhân khẩu học

- Các sản phẩm của P&G phục vụ nhiều đối tượng nhân khẩu học, bao gồm
các cá nhân ở các độ tuổi, giới tính và mức thu nhập khác nhau.

- Cung cấp các sản phẩm dành cho trẻ sơ sinh, trẻ em, người lớn và người già,
đáp ứng nhiều giai đoạn cuộc sống khác nhau.

b) Hộ gia đình:

Các sản phẩm của P&G thường được sử dụng trong các hộ gia đình, khiến gia
đình trở thành một phần quan trọng trong cơ sở khách hàng của P&G. VD: các
mặt hàng bột giặt, sản phẩm tẩy rửa và các mặt hàng chăm sóc cá nhân.

c) Người tiêu dùng có ý thức về sức khỏe và sức khỏe:

Với danh mục sản phẩm bao gồm các sản phẩm chăm sóc cá nhân và liên
quan đến sức khỏe, P&G thu hút những người tiêu dùng quan tâm đến sức
khỏe của mình và tìm kiếm những sản phẩm góp phần mang lại lối sống lành
mạnh.
2. Tầm quan trọng của "Insight khách hàng" trước khi tiếp thị:

a) Tầm quan trọng của "Insight khách hàng" :

- Hiểu biết sâu rộng về khách hàng

- Tối ưu hoá chiến lược tiếp thị

- Phản hồi nhanh chóng và điều chỉnh linh hoạt sản phẩm

- Tạo lợi thế cạnh tranh

b) Câu chuyện Chuyển bại thành thắng vì đi đúng Insight của P&G:

Từ một sản phẩm bên bờ vực khai tử trở thành một nhãn hàng giá trị tỷ đô

Vào giữa những năm 90, phòng nghiên cứu P&G đã cho ra đời một sản phẩm
khử mùi với một khả năng hoàn toàn khác biệt so với các sản phẩm khác trên
thị trường, công thức mới của P&G không đơn thuần át mùi khó chịu bằng mùi
thơm, mà còn thấm hút và “tiêu diệt” luôn mùi hôi. P&G đã kết hợp giữa từ vải
vóc (fabric) và cơn gió nhẹ (breeze) để tạo thành thương hiệu mới có tên
Febreze và còn được dầy công cải tiến để trở nên không mùi, không màu,
không tạo thành vết dơ khi xịt trực tiếp trên vải, và đặc biệt là có giá thành sản
xuất thấp. Những tưởng sản phẩm này có tiềm năng trở thành “cỗ máy in tiền”
mới cho tập đoàn, là một đứa con tinh thần “hoàn hảo”. Đoạn quảng cáo tiếp
thị sản phẩm Febreze sau khi được truyền tải khắp nước Mỹ, doanh thu bán ra
lại cực kì khiêm tốn, tụt dốc thê thảm gần về… không.
P&G có thật sự hiểu người dùng? P&G đã cho 1 nhóm khảo sát đến từng nhà
để tìm hiểu:

- Đến căn nhà đầu tiên với 9 con mèo, nhân viên P&G ngay lập tức sặc sụa vì
mùi hôi và hỏi: “Chị đang giải quyết mùi hôi trong phòng như thế nào?”. “Tôi
có thấy vấn đề gì đâu?”, cô ấy trả lời. Câu chuyện “lạ” này liên tục lặp lại ở vô
số nơi khác, những căn nhà có mùi càng nặng thì chủ nhà càng “điếc đặc”. Họ
đã quá quen với việc “sống chung với lũ” và không còn nhận ra vấn đề ngay
trước mũi mình. Trong đoạn quảng cáo đầu tiên, Febreze mong muốn khách
hàng sử dụng sản phẩm ngay khi ngửi thấy mùi hôi. Nhưng tiếc rằng đa phần
người dùng đã quá quen với môi trường xung quanh họ, dẫn tới việc không cần
sử dụng Febreze, hóa ra lại hoàn toàn vô nghĩa trong mắt khách hàng.

- Lại đi khảo sát cho đến 1 căn nhà khác, căn nhà của bà ấy cực kỳ ngăn nắp,
không có mùi lạ, không có thú cưng, không có người nhà hút thuốc… một
người tưởng chừng như không bao giờ cần đến Febreze, nhưng lại là khách
hàng trung thành của Febreze:

“Tôi xài Febreze mỗi ngày”, bà cho hay.

“Vậy chị đang sử dụng Febreze để “tẩy” mùi hôi gì?”

“Không có mùi gì cụ thể cả,” bà trả lời: “Tôi chỉ sử dụng nó khi dọn dẹp, xịt vài
lần mỗi khi xong một phòng. Sử dụng Febreze giống như một động tác ăn
mừng mỗi khi hoàn tất công việc vậy.”

P&G đã lập tức thay đổi tiềm thức của KH: Gợi ý sử dụng Febreze phải đến từ
mỗi lần hoàn tất lau dọn, chứ không phải là mỗi lần phát hiện mùi hôi lạ trong
phòng.

Trước tiên là thay đổi về sản phẩm: Febreze ban đầu hoàn toàn không có mùi,
nhưng P&G đã thêm hàng loạt mùi hương đặc trưng, đem lại cảm giác “tươi
mới” sau mỗi lần sử dụng.

Sau đó là đoạn quảng cáo mới. Xuất hiện là những bà nội trợ vừa hoàn tất lau
dọn, họ sử dụng Febreze lên chăn nệm hoặc nội thất, hít một hơi thật sâu và
cười mãn nguyện với thành quả của mình. Febreze đã thay đổi chỗ đứng của
mình từ một sản phẩm “triệt tiêu” mùi hôi trở thành một hành động bổ trợ cho
quá trình lau dọn, một chút hương thơm để làm sạch không khí của căn
phòng.
Chỉ hai tháng sau, doanh thu của Febreze đã tăng gấp 2 lần, và con số này vọt
lên 230 triệu USD một năm sau đó.

II. P&G LỰA CHỌN KÊNH PHÙ HỢP ĐỂ TIẾP THỊ TRỰC TUYẾN

Với đối tượng khách hàng bao gồm các cá nhân ở các độ tuổi, giới tính và mức
thu nhập khác nhau song song với sự tiến bộ của các nền tảng xã hội. Việc lựa
chọn kênh tiếp thị của P&G cũng đa dạng hơn:

- Website

- Social Media Marketing: Facebook, LinkedIn, Google, Pinterest

- Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) - Search Engine Optimization

- Quảng cáo hiển thị - Display Advertising

- Viral Marketing

- Youtube Marketing

- Kênh KOL – tăng độ nhân diện cho doanh nghiệp


III. NỘI DUNG TIẾP THỊ TRỰC TUYẾN SẢN PHẨM CỦA P&G:

1. Bứt phá trở thành "bậc thầy" quảng cáo cảm xúc:

- Vào năm 2000, cách tiếp cận khách hàng của P&G đã trở lên lỗi thời và xuất
hiện rất nhiều rào cản to lớn. Với thành công của chiến dịch “Real Beauty” của
Dove từ đối thủ cạnh tranh Unilever đã khiến các nhà tiếp thị nhận ra một bài
học: lồng ghép khía cạnh cảm xúc của thương hiệu vào quảng cáo sẽ tạo ra
mối liên hệ chặt chẽ hơn với người tiêu dùng. Khi Dove vượt qua thương hiệu
Ivory của P&G, sự kiện này đã kích hoạt tư duy marketing mới của đội ngũ
marketing của P&G và đánh thức nhận thức về tầm quan trọng của quảng cáo
cảm xúc (Emotional Advertising).

- Điển hình với sự thành công của chiến dịch tiếp thị trực tuyến “Thank you,
Mom” – P&G:

Link video: https://www.youtube.com/watch?


time_continue=71&v=0ruHOaHrGnQ&embeds_referring_euri=https%3A%2F
%2Fadvertisingvietnam.com
%2F&source_ve_path=Mjg2NjY&feature=emb_logo

+ Trong chiến dịch Olympics London 2012, P&G đã tận dụng quy mô toàn cầu
và sự hợp nhất của 34 thương hiệu của mình trong cùng một chiến dịch để tạo
được lợi thế cạnh tranh. Nếu thoạt nghe sẽ cảm thấy các ngành hàng của P&G
không có mối liên hệ nào với các bộ môn thể thao của Thế vận hội. Nhưng có
một điểm chung giữa các vận động viên đó là ai cũng đều có mẹ và rất yêu
mẹ mình. Với tình yêu đó P&G đã khởi tạo chiến dịch “Thank you, Mom” chính
là cách để cảm ơn công dưỡng dục, sinh thành của mẹ.

+ Với chiến dịch này P&G đã đánh dấu một mốc mới tiếp cận cởi mở hơn với
người tiêu dùng. P&G đã thể hiện rõ sứ mệnh của tập đoàn giống như vai trò
của người mẹ luôn quan tâm chăm sóc và ủng hộ con trên mỗi chặng đường.
Và Comcept “Thank you, Mom” đã cùng với P&G đồng hành trong 5 mùa
Olympics từ năm 2012 – 2020.

2. Nội dung theo xu hướng tiếp thị đa văn hoá:

- Gen Z được sinh ra trong thời đại phát triển về công nghệ, do đó họ được tiếp
xúc với nhiều nền văn hóa, thông tin đa dạng khác nhau trên mạng xã hội, báo
chí, các kênh truyền thông,... Theo báo cáo từ Pew Research Center, Gen Z là
thế hệ đa văn hoá nhất từ trước đến nay bởi khả năng hội nhập quốc tế của họ.
Vì vậy, khi thực hiện các chiến dịch truyền thông tiếp cận đến đối tượng này,
các nhà quảng cáo cần lồng ghép các giá trị, văn hoá và ngôn ngữ để đáp ứng
nhu cầu của thế hệ Gen Z

- Điển hình: P&G - “The Talk” (2017):


Link video: https://www.youtube.com/watch?
time_continue=15&v=ovY6yjTe1LE&embeds_referring_euri=https%3A%2F
%2Fadvertisingvietnam.com
%2F&source_ve_path=MzY4NDIsMjg2NjY&feature=emb_logo

Để thay đổi những định kiến xung quanh vẻ đẹp của người da màu, P&G đã ra
mắt đoạn phim ngắn “The Talk” (Cuộc trò chuyện) vào năm 2017. Đoạn phim
mô tả những cuộc nói chuyện giữa các bà mẹ người Mỹ gốc Phi với con cái
của họ. Vì sự khác biệt về màu da, những đứa trẻ người Mỹ gốc Phi thường
phải đối mặt với tình trạng phân biệt chủng tộc trong môi trường học đường.
Điều này khiến chúng không còn tự tin và cảm thấy áp lực khi phải đến trường
mỗi ngày. Nhằm động viên những đứa con của mình, các người mẹ đã ở bên
cạnh và đưa ra những lời khuyên. Một người mẹ đã nói với con trai mình rằng:
“Có một số người nghĩ con không xứng đáng được hưởng những đặc quyền
tương tự họ chỉ vì ngoại hình khác biệt. Thế nhưng điều không đúng và không
công bằng." Hay một người khác khác đã động viên đứa con gái của mình bị
chế giễu của mình rằng: “Con hãy nhớ ‘Một cô gái da đen xinh đẹp’ không phải
là một lời khen. Con luôn xinh đẹp dù con như thế nào." Đoạn phim quảng cáo
đã nêu bật tình trạng bị phân biệt đối xử của người Mỹ gốc Phi trong cuộc
sống thường nhật của họ. Qua đó, P&G cổ vũ các gia đình nên chia sẻ với nhau
nhiều hơn để cùng giải quyết vấn đề.

Chiến dịch đã nhận về hơn 1,86 tỷ lượt impressions từ earned media và phủ
sóng hơn 900 phương tiện truyền thông. Đây được xem là một trong những
chiến dịch thành công nhất về tiếp thị đa văn hoá khi đạt được nhiều giải
thưởng danh giá bao gồm giải Emmy 2018, Giải Bạc Clio Awards 2018,..

C. KHÓ KHĂN THÁCH THỨC (M.Đoan)

Do cơ chế mở cửa, có rất nhiều công ty nước ngoài vào thị trường Việt Nam hoạt
động sản xuất kinh doanh như: P&G, Unilever,… Tuy mỗi công ty đều có những mặt
hàng riêng nhưng họ đều đã rất thành công trong việc tạo ra một ngành hàng phục vụ
cho nhu cầu thiết yếu của con người mà chúng ta hay gọi là “Hàng tiêu dùng”.

Unilever và P&G là một trong những tập đoàn xuyên quốc gia hàng đầu thế giới
chuyên sản xuất và kinh doanh mặt hàng tiêu dùng. Khi vào thị trường Việt Nam có
những nét đặc trưng giống nhau và cạnh tranh với nhau rất gay gắt, chính vì thế tôi
quyết định chọn hai công ty này để phân tích.

❖ Khó khăn thách thức của P&G:


- Định giá các sản phẩm sao cho phù hợp với túi tiền của của người dân đặc biệt
là đối với thị trường Việt Nam – một nước có mức thu nhập vẫn còn thấp. Bởi
vì có rất nhiều người đặc biệt ở vùng nông thôn đã dùng từ OMO thay cho từ
bột giặt, coi như bột giặt mặc nhiên sẽ là “ bột giặt OMO”.

Name: Top 10 thương hiệu Chăm sóc gia đình được chọn mua nhiều nhất

Như trong bảng công bố xếp hạng hàng năm của các thương hiệu được chọn mua
nhiều nhất trong ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG), ở nông thôn chiếm phần lớn là
các sản phẩm của Unilever.

- Với tình hình kinh tế hiện nay, sự cạnh tranh của cơ chế thị trường, công ty
Unilever và P&G cũng phải đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh ngay cả chính
2 công ty với nhau đây là một sự cạnh tranh rất khốc liệt.
Name: Top 10 thương hiệu Sức khỏe & Sắc đẹp được chọn mua nhiều nhất

Pantene - một thương hiệu của P&G đã tăng một bậc lên vị trí thứ 9 ở thành thị, đạt
mức tăng trưởng CRP vượt bậc trong số 10 thương hiệu Sức khỏe & Sắc đẹp hàng đầu

- Ở thị trường Việt Nam, có nhiều thương hiệu địa phương, cửa hàng bán lẻ
mạnh mẽ trong ngành hàng tiêu dùng, họ có sẵn nhiều hàng hóa phong phú, đỡ
tốn nhiều thời gian giao nhận hàng nên đây cũng là 1 khó khăn tiếp thị trực
tuyến ở VN
- Giải quyết vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng xuất hiện tràn lan
ở VN mang thương hiệu P&G: dao cạo râu “Gillette”, dầu gội “Head &
Shoulders”,…làm ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp
- Sở thích và nhu cầu của người tiêu dùng có thể khác biệt đáng kể trên thị
trường, P&G phải tạo ra các sản phẩm và chiến lược tiếp thị linh hoạt để đáp
ứng nhu cầu của các nhóm khách hàng đa dạng
- P&G cần xem xét các yếu tố như đối tượng mục tiêu, mục đích tiếp cận và khả
năng tưởng tác để lựa chọn nền tảng mạng xã hội phù hợp tiếp cận khách hàng
hiệu quả
- Để cạnh tranh với các thương hiệu mới nổi, P&G cần liên tục cập nhật và phát
triển sản phẩm và dịch vụ của mình. Đồng thời, họ cũng cần tạo ra các chiến
lược tiếp thị sáng tạo và hiệu quà để thu hút và giữ chân khách hàng.
- Mỗi nền tảng mạng xã hội có đặc điểm riêng cần tạo ra nội dung phù hợp với
từng nền tảng. VD: video ngắn và hình ảnh trên Instagram, Tiktok, bài viết dài,
nội dung hướng dẫn trên Facebook và Youtube
- Để góp phần tạo ra một liên kết mạnh mẽ hơn giữa thương hiệu và khách hàng,
P&G cần liên tục đổi mới nội dung quảng cáo đa dạng phong phú, sáng tạo, đó
không chỉ là nội dung quảng cáo mà là thông điệp giáo dục, bảo vệ môi trường,
giải trí,...
D. THẤT BẠI (Ngân Tâm)

+) việc thấu hiểu khách hàng đóng vai trò rất quan trọng quyết định thành hay
bại của một sản phẩm hay một chiến dịch truyền thông của doanh nghiệp.

2004, khi công ty P&G lần đầu tiên tung sản phẩm máy CD tạo mùi thơm
Febreze Scentstories, đi cùng với năm chiếc CD có thể thay đổi mùi thơm 30
phút một lần. Một ý tưởng nghe có vẻ rất sáng tạo và khác biệt, tuy nhiên, kết
cục là không mấy người mua sản phẩm này, và máy nghe nhạc CD Febreze
Scentstories trở thành một sản phẩm thất bại.

Lý do khách hàng không mua sản phẩm này của công ty P&G nằm ở chỗ:
Khách hàng không hiểu đó là sản phẩm phát nhạc, thiết bị tạo mùi hay là cả
hai. Vì vậy nhiều người không lý giải được tại sao họ nên mua nó thay vì mua
một chiếc máy chơi CD thông thường.Nhưng lý do thất bại sâu hơn lại bắt
nguồn từ phía P&G, khi họ đã không tìm hiểu rõ rằng: sản phẩm mới, tính năng
mới (tạo mùi thơm) được thêm vào sản phẩm không phải là tiêu chí quan
trọng đối với việc sử dụng sản phẩm này của khách hàng.

+) Thất bại ở thị trường Nhật Bản

Chiến dịch tiếp thị của P&G cho tã giấy đã thất bại thảm hại vì hình ảnh được
sử dụng trong quảng cáo là con cò mang theo đứa trẻ, một hình ảnh vốn
không tồn tại trong văn hóa dân gian Nhật Bản.Tã giấy của P&G, được phát
triển tại Mỹ, có kích cỡ quá lớn so với thị hiếu của người tiêu dùng Nhật Bản.
Kao, một công ty của Nhật Bản, đã phát triển một dòng sản phẩm tã giấy với
kích cỡ thon gọn thu hút thị hiếu của người tiêu dùng Nhật Bản nhiều hơn.
P&G nhận ra rằng họ cần phải điều chỉnh sản phẩm tã giấy của mình nếu
muốn cạnh tranh tại thị trường Nhật Bản.

P&G cũng học được bài học tiếp thị tương tự cho thị trường bột giặt ở Nhật
Bản. Đầu thập niên 1980, P&G giới thiệu ra thị trường Nhật Bản sản phẩm bột
giặt Cheer. Được phát triển tại Mỹ, Cheer được quảng bá tại Nhật Bản bằng
thông điệp tiếp thị từ Mỹ - Cheer giặt tẩy hiệu quả trong mọi nhiệt độ và tạo ra
nhiều bọt. Nhưng nhiều người tiêu dùng Nhật Bản giặt đồ trong nước lạnh, nên
việc quảng cáo giặt tẩy hiệu quả trong mọi nhiệt độ trở nên không cần thiết.
Tương tự, đa sốngười Nhật cho chất làm mềm vải vào trong nước, điều này
làm giảm hoạt động tạo bọt của bột giặt, vì thế mà Cheer không tạo ra được
nhiều bọt như đã quảng cáo. Sau khi việc quảng bá sản phẩm thất bại, P&G
nhận ra phải điều chỉnh thông điệp tiếp thị cho phù hợp. Cheer bây giờ được
quảng cáo là một sản phẩm giặt tẩy hiệu quả trong nước lạnh, được bổ sung
chất làm mềm vải, và là một trong những sản phẩm bán chạy của P&G tại
Nhật Bản

+) Thị trường Ba Lan

Vào mùa hè năm 1991, P&G gia nhập vào thị trường Ba Lan với sản phẩm
Vidal Sasson Wash&Go và nước gội đầu"all in one" là sản phẩm bán chạy nhất
ở Mỹ và châu Âu. Sản phẩm được đưa ra thông qua cuộc tiếp thị ồ ạt chớp
nhoáng kiểu Mỹ đối với quy mô chưa từng thấy ở Ba Lan. Lúc đầu chiến dịch
dường như hiệu quả, P&G chiếm được hơn 30% thị trường nước gội đầu,
nhưng đầu năm 1992 doanh thu đột ngột giảm mạnh. Sau đó là những đồn
đại: Wash&Go gây rụng tóc và nhiều gầu-những tuyên bố của P&G đã bị phủ
nhận.

P&G đã đánh đồng thị trường US với thị trường Ba Lan. Ở thị trường nước chủ
nhà thì việc P&G quảng cáo thường xuyên, rầm rộ sẽ làm cho doanh số của
nhãn hàng được quảng cáo ngày càng tăng cao. Nhưng ở thị trường Ba Lan thì
việc này không những tốn kém mà còn gây ra tác dụng ngược, điều cơ bản vì
P&G đã không nghiên cứu kĩ về văn hóa của người Ba Lan. Người Ba Lan đã
quen với suy nghĩ rằng hàng hóa quảng cáo là do đó là những hàng hóa ế ẩm
kém chất lượng không bán được. Nguyên nhân thứ hai trong thất bại của P&G
chính là sản phẩm Wash&Go. P&G đã lấy nguyên xi sản phẩm phục vụ nhu cầu
của người Mỹ sang phục vụ những người Ba Lan. Người Ba Lan suy nghĩ rằng
Wash&Go là sản phẩm đáp ứng cho người tiêu dùng Mỹ sử dụng hằng ngày
quá thượng lưu đối với người tiêu dùng Ba Lan là những người ít coi trọng vệ
sinh cá nhân (vào thời điểm đó).

+) Thị trường Mexico

Rất nhiều khách hàng của P&G ở Mexico đều là người lao động chân tay và rất
nhạy cảm với mùi mồ hôi khi họ đi xe buýt từ nơi làm việc về nhà. Điều mà học
tin tưởng rằng quần áo của họ được giặt sạch chính việc nhìn thấy bọt xà
phòng - điều mà sản phẩm mới của P&G không có.

Nguồn:

Thất bại: https://franchise-vietnam.com/tin-tuc/nhieu-doanh-nghiep-kinh-doanh-that-


bai-vi-khong-hieu-khach-hang
https://giaiphapmarketing.vn/cac-san-pham-cua-pg/

https://advertisingvietnam.com/hanh-trinh-loi-nguoc-dong-cua-pg-de-tro-thanh-bac-
thay-quang-cao-cam-xuc-p17626

https://advertisingvietnam.com/hoc-hoi-cach-adidas-pg-adobe-khai-thac-xu-huong-
tiep-thi-da-van-hoa-de-mo-rong-tep-khach-hang-muc-tieu-p20904

https://phamchanhtan91.wordpress.com/2018/12/17/chuyen-bai-thanh-thang-vi-di-
dung-insight-pg-da-bien-mot-san-pham-ben-bo-vuc-khai-tu-tro-thanh-mot-nhan-hang-
gia-tri-ty-do/

Bài học kinh nghiệm sau thành công

P&G đã rút ra được những kinh nghiệm sau

- Càng gần gũi khách hàng càng dễ dàng nắm bắt được thị hiếu của người tiêu dùng,

- Tập trung bồi dưỡng nhân lực và thuê các chuyên gia địa phương nhằm bản địa hóa sản
phẩm

- Sự cách tân là yếu tố thay đổi cuộc chơi chiến lược của P&G.(Hầu hết các thương hiệu và
doanh vụ dẫn đầu ở công ty là kết quả của sự cách tân làm thay đổi hạng mục hay ngành
đó.)

- Lấy quảng cáo trực tuyến làm trọng tâm (hệu quả của quảng cáo trực tuyến mang lại rất lớn
và tiềm năng . Tã giấy Pampers, lăn khử mùi Secret và các sản phẩm cá nhân cho nam
giới là 1 vài trong những sản phẩm mà P&G lấy quảng cáo trực tuyến làm trọng tâm.)

- Bán hàng và thu lợi nhuận luôn là vấn đề quan trọng nhưng p&g đã nhận thức rằng qua tâm
tới con người, cộng đồng và môi trường cũng chính là giúp công ty duy trì hđ kinh doanh
và ngày càng phát triển

Giai pháp
Gia tăng độ nhận diện của thương hiệu đối với khách hàng

Lựa chọn kênh phù hợp để tiếp thị trực tuyến. P&G cần xem xét các yếu tố như đối tượng mục tiêu,
mục đích tiếp cận và khả năng tưởng tác để lựa chọn nền tảng mạng xã hội phù hợp tiếp cận khách
hàng hiệu quả

Cần liên tục cập nhật và phát triển sản phẩm và dịch vụ của mình.P&G phải tạo ra các sản phẩm và
chiến lược tiếp thị linh hoạt để đáp ứng nhu cầu của các nhóm khách hàng đa dạng

Link: https://123docz.net/trich-doan/951545-bai-hoc-kinh-nghiem.htm

https://vjcc.org.vn/doanh-nghiep/3-bai-hoc-kinh-doanh-thanh-cong-tu-cac-thuong-
hieu-nuoc-ngoai-o-nhat-ban.html

https://doanhnhansaigon.vn/bai-hoc-ve-van-hoa-cach-tan-cua-p-g-235448.html

You might also like