You are on page 1of 6

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

HỌC PHẦN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

BÁO CÁO NHÓM: LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

TÊN ĐỀ TÀI:

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG CỦA


VIỆC SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI ĐẾN HỌC TẬP VÀ
ĐỜI SỐNG CỦA SINH VIÊN ĐÀ NẴNG HIỆN NAY

NHÓM 6

GVHD: VÕ HỒNG TÂM


THÀNH VIÊN: 1. HOÀNG THỊ THANH BÌNH – LỚP 48K18.2
2. HUỲNH HỒNG HIẾU – LỚP 48K18.2
3. HOÀNG TRẦN QUỲNH GIANG – LỚP 48K18.2
4. TƯỞNG THỊ THANH XUÂN – LỚP 48K06.5
5. NGUYỄN THỊ HUYỀN TRANG – LỚP 46K05

Đà Nẵng, 2024
MỤC LỤC
I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI: ..................................................................................... 2
II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI: ............................................................................... 3
a. Mục Tiêu Chung: .............................................................................................................. 3
b. Mục Tiêu Cụ Thể: ............................................................................................................. 3
III. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU: ............................................................................................... 3
IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU: ............................................................................................... 4
V. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:........................................................................................... 4
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................................... 5

1
I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI:

Trong những năm gần đây, mạng xã hội đã có một tác động rất lớn đến cuộc sống của xã hội
và đã trở thành một vấn đề được quan tâm và chú ý. Mạng xã hội được định nghĩa là một tập
hợp các trang web trực tuyến và ứng dụng di động cho phép người dùng kết nối và giao tiếp
với nhau [1]. Các trang web và ứng dụng mạng xã hội phổ biến hiện nay bao gồm Facebook,
Twitter, Instagram, YouTube, Pinterest, Snapchat và nhiều ứng dụng khác. Ngoài việc tương
tác với bạn bè và đồng nghiệp, những trang web và ứng dụng này còn cho phép người dùng
chia sẻ và truy cập thông tin, tham gia tranh luận và chia sẻ ý kiến trên các diễn đàn học tập
và nghiên cứu, cũng như bày tỏ cảm xúc của mình. Mạng xã hội cũng đã giúp tăng cường khả
năng tiếp cận nội dung giải trí và tạo ra cộng đồng yêu thích giải trí, đồng thời tạo điều kiện
thuận lợi cho việc trao đổi thông tin về giải trí. Theo quan điểm của Thomas L. Friedman
trong cuốn sách "Thế giới phẳng", không ai có thể phủ nhận lợi ích từ việc sử dụng mạng xã
hội trong thời đại hiện nay. Ngoài các tiện ích như thông tin nhanh, khối lượng thông tin
phong phú được cập nhật liên tục và các tiện ích giải trí, mạng xã hội còn có một khía cạnh
quan trọng khác là thay đổi mạnh mẽ hình thức giao tiếp giữa cá nhân, nhóm và các quốc gia
với nhau, chủ yếu thông qua khả năng kết nối. Do đó, mạng xã hội đã trở thành một phương
tiện phổ biến với nhiều tính năng đa dạng, cho phép người dùng kết nối, chia sẻ và tiếp nhận
thông tin một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Mạng xã hội không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý mà còn có tác động đáng kể đến việc học của
sinh viên. Theo một nghiên cứu của Mrs. Vishranti Raut, Mrs. Prafulla Patil và đồng nghiệp,
mạng xã hội cung cấp nhiều công cụ khác nhau mà người học có thể sử dụng để phù hợp với
phong cách học tập cá nhân và đạt được thành công trong việc học [2]. Mạng xã hội đóng vai
trò vô cùng quan trọng trong lĩnh vực giáo dục, đặc biệt là trong thời đại hiện nay. Nó không
chỉ là một công cụ hỗ trợ mạnh mẽ giúp sinh viên tìm kiếm tài liệu học, trao đổi kiến thức với
giáo viên và bạn bè một cách nhanh chóng và dễ dàng, mà còn giúp sinh viên tiếp cận và sử
dụng các ứng dụng phù hợp với phong cách học tập của họ và cải thiện kết quả học tập. Tuy
nhiên, sự tập trung quá mức vào mạng xã hội và mất cân bằng giữa việc học và giải trí có thể
mang lại những tác động tiêu cực cho sinh viên. Thêm vào đó cũng theo nghiên cứu của Mrs.
Vishranti Raut, Mrs. Prafulla Patil và đồng nghiệp, mạng xã hội có thể trở thành một yếu tố
phân tâm lớn đối với sinh viên, gây giảm sút sự tập trung và làm giảm chất lượng học tập, đặc
biệt là đối với những sinh viên thường xuyên kiểm tra Facebook và Twitter trong quá trình
học [2].

Tất cả những thông tin trên đặt ra một yêu cầu cần làm rõ về những ảnh hưởng mà mạng xã
hội gây ra đối với đời sống sinh viên hiện nay, bao gồm cả những ảnh hưởng tích cực và tiêu
cực. Nghiên cứu về tác động của mạng xã hội đối với sinh viên có thể giúp đưa ra những luận
điểm và giải pháp hữu ích để hỗ trợ giáo dục và đào tạo sinh viên cũng như thanh niên nói
chung, đặc biệt trong thời đại công nghiệp 4.0 hiện nay. Việc này có thể đưa ra những đề xuất
cụ thể và có giá trị để cải thiện quá trình giảng dạy và học tập, đồng thời tận dụng tốt những
cơ hội và thách thức mà mạng xã hội mang lại.

Một số nhóm tác giả đã xem xét các nghiên cứu trước đây về tác động tích cực và tiêu cực
của mạng xã hội đối với sinh viên. Tuy nhiên, một số nghiên cứu chỉ giới hạn trong việc xem
xét một số trang mạng xã hội cụ thể. Ví dụ, trong báo cáo nghiên cứu "Sử dụng mạng xã hội
trong sinh viên Việt Nam" của Tiến sĩ Trần Thị Minh Đức và Tiến sĩ Bùi Thị Hồng Thái từ
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, chỉ tập trung vào
một số khía cạnh như tình trạng sử dụng, bảo mật thông tin, nhu cầu sử dụng và áp lực khi sử
dụng mạng xã hội. Để có cái nhìn toàn diện hơn cần nghiên cứu thêm các khía cạnh khác như

2
tác động của mạng xã hội đến việc học tập, hoạt động sinh hoạt và tâm lý của sinh viên. Bên
cạnh đo, nghiên cứu cũng có phạm vi mẫu khá nhỏ, chỉ bao gồm 300 sinh viên của một
trường đại học ở Hà Nội. Điều này có thể khiến kết quả nghiên cứu không mang tính đại diện
cho toàn bộ sinh viên Việt Nam [3]. Để kết quả nghiên cứu có tính tổng quát hơn, cần mở
rộng phạm vi mẫu, bao gồm sinh viên từ nhiều trường đại học, khu vực khác nhau trên cả
nước. hay ví dụ, bài báo "Emerging Adults and Facebook Use: the Validation of the Bergen
Facebook Addiction Scale (BFAS)" của Gustavo Ferreira da Veiga chưa đề cập rõ tầm ảnh
hưởng của các trang mạng xã hội nói chung. Do đó, nghiên cứu này sẽ tập trung phân tích tác
động của mạng xã hội đối với việc học tập và lối sống của sinh viên, nhằm đưa ra những đề
xuất và giải pháp cụ thể, phù hợp để nâng cao hiệu quả sử dụng mạng xã hội của sinh viên
[4].

II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI:


a. Mục Tiêu Chung:
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng của việc sử dụng mạng xã hội đối với học tập và đời sống
của sinh viên, nhằm hiểu rõ hơn về tác động của mạng xã hội đến các khía cạnh quan trọng
của cuộc sống sinh viên và đề xuất các biện pháp cụ thể nhằm cải thiện hiệu quả sử dụng
mạng xã hội trong ngữ cảnh học tập và sinh hoạt hàng ngày.

b. Mục Tiêu Cụ Thể:


- Xác Định Nhân Tố Ảnh Hưởng:
• Phân tích và xác định các nhân tố ảnh hưởng của việc sử dụng mạng xã hội
đến học tập và đời sống của sinh viên.
- Đo Lường Thói Quen Sử Dụng Mạng Xã Hội:
• Thực hiện đo lường tần suất và cách sinh viên sử dụng mạng xã hội..
- Đánh Giá Tác Động Cụ Thể:
• Đánh giá tác động cụ thể của mạng xã hội đến khả năng tập trung, chất lượng
học tập, và mối quan hệ xã hội của sinh viên.
- Đề Xuất Biện Pháp Cải Thiện:
• Dựa trên kết quả nghiên cứu, đề xuất các biện pháp và chiến lược cụ thể để
sinh viên có thể sử dụng mạng xã hội một cách có ý thức, hỗ trợ quá trình học
tập và nâng cao chất lượng cuộc sống sinh viên.

III. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU:

- Mục tiêu 1:
• Những nhân tố nào ảnh hưởng đến học tập và đời sống sinh viên khi sử dụng
mạng xã hội?
• Những nhân tố ảnh hưởng đó tác động như thế nào đến việc học và sinh sống
của sinh viên?
- Mục tiêu 2:
• Sinh viên sử dụng mạng xã hội bao nhiêu lần trong ngày? Bao nhiêu giờ trong
ngày?
• Sinh viên sử dụng mạng xã hội để làm gì? Học tập, giải trí, kết nối với bạn bè,
gia đình, hay những mục đích khác?
• Sinh viên sử dụng mạng xã hội để xem những nội dung gì? Tin tức, hình ảnh,
video, hay những nội dung khác?
• Sinh viên sử dụng mạng xã hội ở những thời điểm nào trong ngày?

3
- Mục tiêu 3:
• Sinh viên có thể tập trung học tập cũng như các hoạt động khác khi sử dụng
mạng xã hội không? Mạng xã hội có làm giảm khả năng tập trung của sinh
viên không?
• Mạng xã hội có tác động đến kết quả học tập của sinh viên không?
• Mạng xã hội giúp sinh viên xây dựng các mối quan hệ mới dễ dàng hơn
không?
- Mục tiêu 4:
• Những biện pháp cụ thể nào giúp sinh viên sử dụng mạng xã hội có ích hơn
trong học tập và đời sống?
• Cách thức thực hiện những biện pháp này phù hợp và hiệu quả?

IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:


- Nội dung nghiên cứu: Ảnh hưởng của mạng xã hội đến học tập và đời sống của sinh
viên Đà Nẵng.
- Đối tượng khảo sát: Sinh viên các Trường Đại học ở TP Đà Nẵng.
- Số lượng nghiên cứu: 300 sinh viên.
- Không gian nghiên cứu: Thành phố Đà Nẵng.
- Thời gian nghiên cứu: 10/03/2024-10/05/2024.

V. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:


Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng của việc sử dụng mạng xã hội đến học tập và đời sống
của sinh viên Đà Nẵng

4
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Waleed Mugahed Al-rahmi, Waleed Mugahed Al-rahmi, Waleed Mugahed Al-rahmi,
"The Improvement of Students ’ Academic Performance by Using Social Media through
Collaborative Learning in Malaysian Higher Education," 2014.
[2] Mrs. Vishranti Raut, Mrs. Prafulla Patil, "Use of Social Media in Education: Positive and
Negative impact on the students," 2016.
[3] TRẦN THỊ MINH ĐỨC, BÙI THỊ HỒNG THÁI, "SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI TRONG
SINH VIÊN VIỆT NAM," Tạp chí Khoa học Xã hội Việt Nam, 2016.
[4] Gustavo Ferreira da Veiga, Luciana Sotero, Halley M. Pontes, Diana Cunha, Alda
Portugal, Ana P. Relvas, "Emerging Adults and Facebook Use: the Validation Emerging
Adults and Facebook Use: the Validation," 2019.

You might also like