You are on page 1of 4

TÌNH HUỐNG 7

THAY ĐỔI CHIẾN LƯỢC TẠI IBM

Sam Palmisano, CEO của IBM, rất thích nói về sự thay đổi chiến lược toàn cầu tại một trong

những công ty máy tính lớn nhất thế giới. Theo Palmisano, khi IBM bắt đầu thâm nhập thị

trường quốc tế, IBM sử dụng chiến lược quốc tế, là cách thức truyền thống mà các công ty

vẫn hay sử dụng. Công ty tiến hành hầu hết các hoạt động tại nước chủ nhà và xuất khẩu sản

phẩm sang nước ngoài bằng các chi nhánh bán hàng nước ngoài. Khi Palmisaano gia nhập

công ty vào năm 1972, IBM đã chuyển sang chiến lược “đa thị trường -multinational”, tức là

có các “công ty IBM nhỏ” trên các thị trường lớn khắp thế giới. Chiến lược này là phù hợp

với công ty trong những năm 70 vì trong những năm này, tình trạng tách biệt giữa các thị

trường do rào cản thương mại và sự khác biệt giữa các thị trường là rất lớn. Những vấn đề này

đòi hỏi công ty phải địa phương hoá hoạt động của mình.

Trong những thập kỷ gần đây, IBM từ bỏ mô hình này và chuyển sang mô hình mới, được mô

tả là “công ty hội nhập toàn cầu – globally integrated enteprise”. Theo Palmisano: “Chúng tôi

chọn địa điểm cho các hoạt động vận hành ở bất cứ nơi nào trên thế giới dựa trên tính kinh tế,

kỹ năng, và môi trường kinh doanh thích hợp. Chúng tôi phối hợp các hoạt động theo chiều

ngang và theo toàn cầu. Chúng tôi thường có các chuỗi cung ứng khác nhau cho các thị

trường. Bây giò chúng tôi chúng tôi chỉ có một chuỗi cung ứng cho toàn cầu. Hoạt động

nghiên cứu và phát triển cũng đã toàn cầu trong nhiều năm, trong đó bộ phận nghiên cứu và

thử nghiệm ở nhiều nơi trên thế giới. Ở lĩnh vực dịch vụ, nơi chúng tôi thường nghĩ đến nguồn

nhân lực theo quốc gia, vùng, và lĩnh vực kinh doanh, nhưng bây giờ chúng tôi quản lý và sử

dụng như là một tài sản toàn cầu”.


Như vậy, ngày nay IBM đặt các hoạt động R&D và sản xuất ở New York và Vermont, trung

tâm mua bán toàn cầu ở Trung Quốc, trung tâm bán dịch vụ ở Ấn độ, trong khi đó một số dịch

vụ hỗ trợ bên trong và bên ngoài cho các trang web tại những địa điểm như Brazil và Ireland.

Mọi người ở những trung tâm này không chỉ phục vụ cho một quốc gia mà là một bộ phận của

hoạt động toàn cầu.

Sự thay đổi chiến lược là để đáp ứng cho 3 áp lực: sự toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới, đặc

điểm toàn cầu của khách hàng IBM vì các khách hàng này đang chuyển dịch theo hướng hội

nhập toàn cầu, và sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ đang nổi lên ở Ấn độ và Trung quốc. Ví

dụ như Ấn độ, vào những năm 1990, 3 công ty chuyên mua ngoài là Tata Consulting Services,

Infosys, và Wipro, bắt đầu giành lấy thị phần từ IBM trong mảng kinh doanh công nghệ thông

tin doanh nghiệp. Những công ty Ấn độ có lợi thế về nguồn lao động chất lượng cao và giá rẻ.

Để tồn tại, IBM tin rằng nó phải sử dụng chiến lược giá rẻ đang được tiên phong bởi các công

ty Ấn Độ. Vì vậy, năm 2004, nó mua Daksh, một công ty Ấn độ, là một công ty nhỏ hơn 3

công ty Ấn Độ trên. IBM sau đó đầu tư mạnh vào công ty Ấn Độ để nó trở thành một công ty

kinh doanh toàn cầu với thị phần lớn và có thể cạnh tranh với các công ty lớn của Ấn Độ.

Trong khi IBM trước đây khi mở rộng hoạt động ở Ấn Độ là nhằm theo đuổi chi phí thấp,

Palsimano nhận thấy rằng kỹ năng ở công ty này là quan trọng như các địa điểm khác, nếu

không nói là quan trọng hơn. IBM có thể tìm thấy lượng lớn nhân sự có trình độ ở Ấn độ để

phục vụ cho hoạt động trên toàn cầu.

Nhìn về phía trước, Pal nhấn mạnh rằng IBM vẫn đang ở giai đoạn đầu của hành trình trở

thành công ty hội nhập toàn cầu. Vấn đề trước mắt cần phải vượt qua là phát triển nguồn nhân

lực, tạo ra các nhà quản lý và kỹ sư có tầm nhìn và tự nhận mình là công dân quốc tế, những
người có nỗ lực không ngừng để làm việc trong nhiều lĩnh vực và khu vực khác nhau trên thế

giới.

Câu hỏi:

1. Chiến lược kinh doanh quốc tế của công ty qua các thời kỳ ? Mô tả nội dung của từng chiến

lược kd quốc tế ?

2. Phân tích áp lực của môi trường kinh doanh ở thập niên 1970s để giải thích cho việc lựa

chọn chiến lược kdqt của IBM (dựa trên 4 khía cạnh về mặt lý thuyết).

1. Chiến lược kinh doanh quốc tế của công ty qua các thời kỳ

Trải qua các thời kỳ, chiến lược kinh doanh quốc tế của IBM đã có sự thay đổi đáng kể. Có thể
tóm tắt các chiến lược này như sau:

 Chiến lược quốc tế: Đây là chiến lược truyền thống mà các công ty vẫn hay sử dụng.
Công ty tiến hành hầu hết các hoạt động tại nước chủ nhà và xuất khẩu sản phẩm sang
nước ngoài bằng các chi nhánh bán hàng nước ngoài.
 Chiến lược đa thị trường: Công ty có các "công ty IBM nhỏ" trên các thị trường lớn khắp
thế giới. Chiến lược này là phù hợp với công ty trong những năm 70 vì trong những năm
này, tình trạng tách biệt giữa các thị trường do rào cản thương mại và sự khác biệt giữa
các thị trường là rất lớn. Những vấn đề này đòi hỏi công ty phải địa phương hoá hoạt
động của mình.
 Chiến lược hội nhập toàn cầu: Công ty chọn địa điểm cho các hoạt động vận hành ở bất
cứ nơi nào trên thế giới dựa trên tính kinh tế, kỹ năng, và môi trường kinh doanh thích
hợp. Các hoạt động được phối hợp theo chiều ngang và theo toàn cầu.

2. Phân tích áp lực của môi trường kinh doanh ở thập niên 1970s để giải thích cho việc lựa chọn
chiến lược kdqt của IBM (dựa trên 4 khía cạnh về mặt lý thuyết)

Dựa trên 4 khía cạnh về mặt lý thuyết về chiến lược kinh doanh quốc tế, có thể phân tích áp lực
của môi trường kinh doanh ở thập niên 1970s để giải thích cho việc lựa chọn chiến lược đa thị
trường của IBM như sau:

 Sức ép từ môi trường kinh tế: Trong những năm 1970s, các rào cản thương mại giữa các
quốc gia vẫn còn cao, khiến cho việc xuất khẩu sản phẩm trở nên khó khăn. Điều này
khiến cho các công ty phải địa phương hoá hoạt động của mình để đáp ứng nhu cầu của
từng thị trường cụ thể.
 Sự khác biệt giữa các thị trường: Trong những năm 1970s, các thị trường quốc tế vẫn còn
rất khác biệt nhau về văn hóa, tập quán, luật pháp,... Điều này đòi hỏi các công ty phải có
sự điều chỉnh phù hợp để đáp ứng nhu cầu của từng thị trường.
 Mục tiêu của công ty: IBM là một công ty đa quốc gia lớn, với các hoạt động kinh doanh
trải rộng trên nhiều quốc gia. Chiến lược đa thị trường giúp IBM có thể đáp ứng nhu cầu
đa dạng của khách hàng trên toàn cầu.
 Khả năng của công ty: IBM là một công ty có nguồn lực mạnh mẽ, bao gồm tài chính,
nhân lực, kỹ thuật,... Điều này giúp IBM có thể thực hiện chiến lược đa thị trường thành
công.

Tóm lại, sự kết hợp của các áp lực từ môi trường kinh tế, sự khác biệt giữa các thị trường, mục
tiêu của công ty và khả năng của công ty đã khiến cho IBM lựa chọn chiến lược đa thị trường
trong những năm 1970s.

You might also like