You are on page 1of 5

Các xu hướng lựa chọn địa điểm:

1. Định vị ở nước ngoài


Sự hình thành các công ty, các tập đoàn kinh tế đa quốc gia và xuyên quốc gia đã đẩy
nhanh quá trình đưa các doanh nghiệp từ trong nước vượt ra ngoài biên giới đến đặt ở
nước ngoài.
Hiện nay xu hướng lựa chọn vị trí đặt doanh nghiệp ở nước ngoài đã trở thành trào lưu
phổ biến không còn là độc quyền của các doanh nghiệp lớn ở các nước phát triển mà là
xu thế chung, trong đó rất nhiều doanh nghiệp ở các nước có trình độ phát triển thấp hơn
cũng đâu tư xây dựng doanh nghiệp ở các nước phát triển. Lợi ích của việc đặt doanh
nghiệp ở nước ngoài rất lớn, đa dạng đã và đang là động cơ thúc đấy mạnh mẽ xu hướng
này.
VD: Starbucks là một trong những chuỗi cà phê thành công nhất trên thế giới, với hơn
34.000 cửa hàng tại 80 quốc gia. Để đạt được thành công này, Starbucks đã có một chiến
lược lựa chọn vị trí đặt cửa hàng rất bài bản và hiệu quả.
Các yếu tố Starbucks xem xét khi lựa chọn vị trí đặt cửa hàng ở nước ngoài
Tiềm năng thị trường: Starbucks sẽ nghiên cứu thị trường mục tiêu để xác định tiềm năng
phát triển của chuỗi cà phê tại quốc gia đó. Các yếu tố cần xem xét bao gồm:
● Quy mô dân số
● Thu nhập bình quân đầu người
● Tỷ lệ đô thị hóa
● Trình độ văn hóa
● Xu hướng tiêu dùng
Tính cạnh tranh: Starbucks sẽ đánh giá mức độ cạnh tranh của thị trường cà phê tại quốc
gia đó. Nếu thị trường đã có nhiều chuỗi cà phê lớn, Starbucks sẽ cân nhắc lựa chọn các
vị trí có khả năng cạnh tranh cao.
Địa điểm: Starbucks sẽ lựa chọn các địa điểm có vị trí thuận tiện, dễ dàng tiếp cận đối
tượng khách hàng mục tiêu. Các yếu tố cần xem xét bao gồm:
● Khu vực trung tâm thành phố
● Gần khu vực văn phòng, trường học, khu dân cư
● Gần các địa điểm du lịch, giải trí
Giá cả: Starbucks sẽ cân nhắc mức giá thuê mặt bằng tại các vị trí tiềm năng. Mức giá
thuê phải phù hợp với khả năng tài chính của công ty và đảm bảo lợi nhuận.

Ví dụ về chiến lược lựa chọn vị trí đặt cửa hàng của Starbucks
Tại Việt Nam, Starbucks đã mở cửa hàng đầu tiên tại Thành phố Hồ Chí Minh vào năm
2013. Sau đó, công ty đã mở rộng sang các thành phố lớn khác như Hà Nội, Đà Nẵng,
Nha Trang,... Starbucks đã lựa chọn các vị trí trung tâm thành phố, gần các khu văn
phòng, trường học, khu dân cư,... để thu hút khách hàng.

Chiến lược lựa chọn vị trí đặt cửa hàng của Starbucks là một trong những yếu tố quan
trọng giúp công ty thành công trên toàn thế giới. Chiến lược này dựa trên việc nghiên cứu
kỹ lưỡng các yếu tố thị trường, cạnh tranh, địa điểm và giá cả. Starbucks đã áp dụng một
số chiến lược cụ thể như:
● Mở cửa hàng đầu tiên tại các thành phố lớn, trung tâm kinh tế của quốc gia.
● Mở rộng sang các khu vực khác của quốc gia sau khi đạt được thành công tại các
thành phố lớn.
● Hợp tác với các đối tác địa phương để mở cửa hàng tại một số quốc gia.

3. Định vị ở ngoại ô
Các yếu tố cần xem xét khi lựa chọn địa điểm ở vùng ngoại ô:
Tiềm năng thị trường: Xác định tiềm năng phát triển của megamart ở khu vực đó. Các
yếu tố cần xem xét bao gồm:
Quy mô dân số
● Thu nhập bình quân đầu người
● Tỷ lệ đô thị hóa
● Trình độ văn hóa
● Xu hướng tiêu dùng
Tính cạnh tranh: Đánh giá mức độ cạnh tranh của thị trường bán lẻ ở khu vực đó.
Địa điểm: Lựa chọn các địa điểm có vị trí thuận tiện, dễ dàng tiếp cận đối tượng khách
hàng mục tiêu. Các yếu tố cần xem xét bao gồm:
● Gần các khu dân cư
● Gần các tuyến đường giao thông chính
● Gần các khu vực công cộng như công viên, trường học, bệnh viện,...
Giá cả: Cân nhắc mức giá thuê mặt bằng tại các vị trí tiềm năng.
VD: Megamart là một loại hình cửa hàng bán lẻ lớn, cung cấp đa dạng các sản phẩm và
dịch vụ từ thực phẩm, đồ gia dụng, đồ điện tử đến thời trang, dịch vụ ăn uống,...
Megamart thường được đặt ở các vị trí thuận tiện, dễ dàng tiếp cận đối tượng khách hàng
mục tiêu.
Lý do đặt địa điểm:
Tăng trưởng dân số ở vùng ngoại ô: Dân số ở vùng ngoại ô đang tăng lên nhanh chóng,
do nhu cầu nhà ở, việc làm và môi trường sống ngày càng cao. Điều này tạo ra cơ hội
phát triển cho các megamart ở vùng ngoại ô.
Thay đổi xu hướng tiêu dùng: Người tiêu dùng ở vùng ngoại ô ngày càng có xu hướng
mua sắm tại các cửa hàng lớn, cung cấp đa dạng các sản phẩm và dịch vụ.
Giảm chi phí thuê mặt bằng: Chi phí thuê mặt bằng ở vùng ngoại ô thấp hơn so với trung
tâm thành phố. Điều này giúp các megamart tiết kiệm chi phí và tăng lợi nhuận.

2. Định vị trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp


Đây là một xu thế hiện đang rất được sự quan tâm chú ý của các doanh nghiệp. Đưa các
doanh nghiệp vào trong các khu, cụm công nghiệp tạo ra rất nhiều thuận lợi cho hoạt
động và phát triển của bản thân các doanh nghiệp. Việc định vị trong các khu, cụm công
nghiệp giúp các doanh nghiệp tận dụng được những thuận lợi do khu, cụm công nghiệp
tạo ra, ứng dụng phát triển các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh hiện đại, tiết kiệm
chi phí và nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh.
VD: Samsung đặt nhà máy sản xuất tại các khu công nghiệp:
● Đảm bảo nguồn cung cấp lao động dồi dào và chất lượng: Các khu công nghiệp
thường nằm gần các trung tâm đô thị, nơi có nguồn cung cấp lao động dồi dào và
chất lượng. Điều này giúp Samsung dễ dàng tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân
lực cần thiết cho hoạt động sản xuất.
● Tận dụng cơ sở hạ tầng sẵn có: Các khu công nghiệp thường được đầu tư cơ sở hạ
tầng đồng bộ, bao gồm đường xá, điện, nước, viễn thông,... Điều này giúp
Samsung tiết kiệm chi phí đầu tư và vận hành nhà máy.
● Thuận lợi cho việc xuất nhập khẩu: Các khu công nghiệp thường nằm gần các
cảng biển, sân bay,... giúp Samsung thuận lợi cho việc xuất nhập khẩu nguyên liệu
và sản phẩm.
● Nhận được ưu đãi từ chính phủ: Nhiều chính phủ trên thế giới có chính sách ưu
đãi đối với các nhà đầu tư đặt nhà máy tại các khu công nghiệp. Điều này giúp
Samsung giảm thiểu chi phí sản xuất và tăng lợi nhuận.
Cụ thể, tại Việt Nam, Samsung đã đặt các nhà máy tại các khu công nghiệp ở Bắc Ninh,
Thái Nguyên, Quảng Nam,... Các khu công nghiệp này đều có nguồn cung cấp lao động
dồi dào, cơ sở hạ tầng đồng bộ, thuận lợi cho việc xuất nhập khẩu, và nhận được ưu đãi
từ chính phủ Việt Nam.

3. Xu hướng chia nhỏ các doanh nghiệp đưa đến đặt ngay tại thị trường tiêu thụ
Cạnh tranh ngày càng gay gắt đòi hỏi các doanh nghiệp ngày càng quan tâm, chú ý nhiều
hơn đến lợi ích của khách hàng. Khách hàng có quyền lựa chọn người cung cấp sản phẩm
hoặc dịch vụ cho mình, vì vậy những điều kiện thuận lợi trong giao hàng và thời gian
giao hàng nhanh, kịp thời, đã và đang trở nên có ý nghĩa quyết định trong kinh doanh.
Một xu hướng quan trọng hiện nay là các doanh nghiệp chia nhỏ ra đưa đến
đặt ngay tại thị trường tiêu thụ nhằm giảm tối đa thời gian giao hàng và tăng các điều
kiện thuận lợi trong dịch vụ sau khi bán hàng.
Hiện nay nhiều doanh nghiệp quan tâm đến việc mở thêm chi nhánh ở nước ngoài. Bảng
7.2 dưới đây chỉ ra trình tự quyết định vì thường bắt đầu từ chọn quốc gia đề mở thêm chi
nhánh. Phương pháp chọn định vị ở nước nào thường bắt đầu xác định các nhân tố quan
tưoợng ảnh hướng đến lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Sau nhân tố quan trọng ảnh
hưởng đến việc chọn nước được đưa ra ở Bảng 7-2.
Ví dụ: Vinamilk: đầu tư 4.000 tỷ đồng xây dựng trang trại tại Cần Thơ. Cần Thơ là địa
điểm tiếp theo được Công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) đầu tư xây dựng trang trại
kết hợp nhà máy chế biến và hệ thống phân phối tại các tỉnh Nam Trung Bộ. Với vị trí
thuận lợi, nằm giữa trung tâm đồng bằng sông Cửu Long, TP. Cần Thơ là trung tâm kinh
tế, giáo dục - đào tạo, khoa học - kỹ thuật và y tế của khu vực. Những năm gần đây, chỉ
số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Cần Thơ luôn được xếp loại tốt.
Bên cạnh đó, Cần Thơ với tốc độ tăng trưởng hàng năm cao còn là trung tâm kinh tế cho
các tỉnh miền Tây. Dân số trong khu vực xấp xỉ 18 triệu người, chiếm khoảng 19% dân số
cả nước sẽ đảm bảo đầu ra cho sản phẩm trong thời gian dài. Ngoài ra, việc tiếp cận các
thị trường trong khu vực ASEAN bằng đường thủy từ Cần Thơ cũng rất thuận lợi, tạo
điều kiện phát triển cho việc kinh doanh, xuất - nhập khẩu của doanh nghiệp địa phương

You might also like