You are on page 1of 6

"Sống xanh không phải là một nhiệm vụ quá khó khăn mà là một hành trình để bạn

cảm nhận sự tuyệt diệu của thiên nhiên và tận hưởng niềm vui khi bạn có thể đóng góp
một cách hữu hình công sức của mình trong nỗ lực cùng cả thế giới tô lại màu xanh
cho thế hệ sau” (Jen Chillingsworth)

Quá trình xây dựng để đạt được mục tiêu trở thành trường đại học xanh, bền vững là
một hành trình “dài hơi” đòi hỏi nhiều thời gian và công sức nhưng có ý nghĩa vô cùng
đặc biệt, nhằm nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường.
Kể từ lúc công bố đề án trở thành Đại học Đa ngành và Bền vững vào năm 2021, UEH
đã từng bước triển khai theo kế hoạch và tái định cộng đồng UEH theo hướng phát
triển mới. “Đến năm 2030, UEH sẽ trở thành Đại học Đa ngành có danh tiếng học
thuật và hành động bền vững trong khu vực Châu Á” - GS.TS. Nguyễn Đông Phong,
Chủ tịch Hội đồng trường chia sẻ về Tầm nhìn UEH 2030.

Sau quá trình tham khảo nhiều chiến lược và mô hình từ các trường đại học khác trên
thế giới như: Đại học Bền Vững (Sustainable University), Đại học Xanh (Green
Campus), Khuôn viên tuần hoàn (Circular Campus). UEH đã quyết định triển khai mô
hình dự án UEH Green Campus, khởi động vào năm 2021. Đây được xem là dự án
quan trọng trên hành trình thực hiện chiến lược trở thành Đại học Đa ngành và Bền
vững trong giai đoạn 2021-2030.

Giai đoạn 1: Năm 2021 - Rethink and Be Green


Ở giai đoạn đầu năm 2021, UEH đã bắt đầu triển khai những bước đầu tiên với những
nỗ lực, nghiên cứu, điều chỉnh mô hình vận hành nhằm lan tỏa những kiến thức mới về
cộng đồng xanh trong trường học đến sinh viên và viên chức. Với mong muốn nhận
được sự hỗ trợ và nhận được các tư vấn về kỹ thuật trong lĩnh vực môi trường, UEH
đã kết hợp cùng với Liên minh không rác Việt Nam (Vietnam Zero Waste Alliance
(VZWA)) để cùng nhau thực hiện dự án UEH Zero Waste Campus (Trường học không
rác thải). Liên minh không rác Việt Nam (VZWA) được thành lập từ tháng 10/2017, là
một mạng lưới bao gồm các tổ chức và cá nhân, những người có cùng mối quan tâm
trong việc áp dụng “thực hành không rác” (zero waste practices) để quản lý tốt hơn
chất thải rắn, giảm rác thải nhựa, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi
trường. Hai bên đã cùng ký kết thỏa thuận hợp tác với nội dung gồm việc xây dựng
các biện pháp quản lý, giảm thiểu rác thải trong trường, cùng các chiến dịch truyền
thông, nâng cao nhận thức về vấn đề rác thải đối với viên chức, sinh viên và các bên
liên quan tại trường, áp dụng lối sống không rác và biến rác thải thành tài nguyên để
tạo nên một cộng đồng xanh.

Với thông điệp “Rethink and Be Green”, giai đoạn này kỳ vọng giảm 40% lượng rác
nói chung, giảm 30% rác thải nhựa sử dụng một lần và ít nhất 70% sinh viên, viên
chức nhà trường hiểu được chính xác thế nào là không rác. Dự án đã nhận được sự
đồng hành từ Nghệ sĩ Trọng Hiếu và tạo nên dấu ấn thành công khi trở thành quán
quân của cuộc thi quốc tế “Thử Thách Thành Phố Không Rác thải” do tổ chức phi
chính phủ Waste Aid.

UEH đã triển khai nhiều hoạt động lan tỏa tiếp cận mới về hoạt động sống xanh bền
vững giúp thay đổi nhận thức của sinh viên UEH và được hưởng ứng mạnh mẽ thông
qua các hoạt động truyền thông trên các nền tảng số của dự án.
UEH đã đưa nội dung về dự án UEH Zero Waste Campus, các kiến thức về phân loại
rác,... vào Tuần lễ Sinh hoạt công dân của Trường nhằm lan tỏa kiến thức đến mọi sinh
viên. Với sự hợp tác và đồng hàng với ca sĩ Trọng Hiếu trong dự án, UEH và các bạn
sinh viên đã thực hiện và cho ra mắt MV Công dân UEHer xanh với mục lan tỏa tinh
thần công dân xanh, nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường và thông điệp “Rethink &
Be Green” đến gần hơn với các bạn sinh viên. Video hiện đã nhận được hơn 6300 lượt
xem trên nền tảng Youtube và gần 7000 lượt xem trên mạng xã hội Facebook.
Ngoài ra, UEH đã cho ra mắt chuỗi podcast “Rethink and Be Green” tại ứng dụng
Spotify cùng chuỗi bài, video lan tỏa kiến thức về “thực hành không rác thải”, phân
loại rác tại nguồn và mô hình 3R đa kênh. Bên cạnh đó, Cẩm nang “Tôi – Công dân
UEHer xanh” được ra mắt cũng đã cùng cung cấp nhiều kiến thức bổ ích về mô hình
3R, thực trạng về rác thải hiện nay tại thành phố và tại các cơ sở của UEH.
Đặc biệt, trong giai đoạn này Hội Sinh viên UEH đã phối hợp cùng Đội Cộng tác viên
UEH tổ chức “Cuộc thi sáng tạo nội dung Câu chuyện của rác – The Story of Rubbish”
tạo điều kiện cho các bạn sinh viên tham gia thỏa sức sáng tạo nội dung về “câu
chuyện của rác”, vấn đề môi trường, lối sống xanh,.. đưa ra những quan điểm cá nhân
về vấn đề rác thải xung quanh môi trường sống của chúng ta, giúp lan truyền những
thông điệp, ý nghĩa tích cực đến mọi người. Cuộc thi đã nhận được tổng cộng 263 bài
dự thi, lan tỏa thông qua 15 kênh truyền thông ở 2 nền tảng Facebook và TikTok, giúp
tiếp cận được khoảng hơn 20000 sinh viên trong và ngoài UEH, nhờ đó lan tỏa đến
cộng đồng những giá trị tốt đẹp về một lối sống xanh, lối sống không rác thải.

Giai đoạn 2: Năm 2022- UEH Green Citizens
Sau những kết quả đạt được ở năm 2021 trong việc nâng cao nhận thức của sinh viên
về một Đại học xanh, cộng động xanh, UEH tiếp tục triển khai các hoạt động tập trung
kết nối cộng đồng liên quan để lan tỏa hành trình sống xanh và mở rộng cộng đồng
xanh. UEH đã tổ chức Workshop UEH Zero Waste Station và các buổi làm việc, nhằm
tiếp nhận các ý kiến đóng góp thiết thực để đưa ra các phương án phát triển mô hình
phân loại, xử lý và quản lý rác thải tại trường, với mong muốn giảm 65% khối lượng
rác thải chôn lấp tại UEH. Workshop có sự tham của ban lãnh đạo trường cùng gần 30
chuyên gia lĩnh vực môi trường, phân loại & quản lý rác thải cùng các thầy cô chuyên
trách đến từ các đại học khác trên địa bàn thành phố. Tại đây, UEH cũng đã giới thiệu
về dự án, mô hình UEH Zero Waste Station, cùng nguyên tắc bóc tách, phân loại Rác
tại UEH. Với mục tiêu giảm được 65% khối lượng rác thải chôn lấp tại UEH, “UEH
Zero Waste Station” đề ra các sáng kiến đổi mới sáng tạo nhằm: Bóc tách, phân loại
Rác - Tập kết, trung chuyển - Kết nối với các đối tác tái chế, biến rác thải thành Tài
nguyên - Thực hành tái chế (recycle), tái sử dụng (reuse), tái làm đầy (refill) tại chỗ.

Nhằm kết nối đa phương các bên liên quan, UEH kết hợp với Liên minh Không rác
Việt Nam tổ chức Hội thảo Zero Waste School Festival, Hội thảo quốc tế “Phát triển
đại học bền vững: Cơ hội và Thách thức” (Sustainable University Development:
Opportunity and Challenge – SUDOC 2022) quy tụ đông đảo các nhà nghiên cứu, nhà
khoa học, các tổ chức giáo dục, cơ quan nhà nước, đơn vị doanh nghiệp trong và
ngoài nước tham gia chia sẻ trình bày các mô hình phát triển, xây dựng, vận hành
khuôn viên trường đại học bền vững, đại học xanh, không rác thải.

Để kết nối và trao quyền cho sinh viên chủ động tổ chức các hoạt động UEH đã tổ
chức là Chương trình UEH Green Citizen Day, nhằm tạo ra không gian để sinh viên
có cơ hội được tiếp cận với các hoạt động sống xanh, hình thành thói quen tích cực về
lối sống bền vững, nói không với rác thải như: Đổi rác lấy quà – Eco Booth, Refill các
sản phẩm đến từ Unilever – Refill Booth, Information Booth – Zero Waste Campus:
nơi các bạn sinh viên được tìm hiểu thêm nhiều kiến thức bổ ích liên quan đến dự án
“Đại học không rác”, trải nghiệm chơi game trên website “Zero Waste Campus”,...
Ngoài ra, bạn sinh viên còn được lắng nghe những câu chuyện đầy tích cực về giá trị
mà phong cách sống xanh và thời trang xanh mang lại tại UEH Green Citizen Day
thông qua:
- Triển lãm “Greenlife Artistry”: Không gian triển lãm trưng bày bộ sưu tập thời trang
được làm từ vật liệu tái chế.
- Workshop Sustainable Fashion: Workshop giúp các bạn sinh viên nhận thức rõ hơn
về ảnh hưởng của quần áo đối với môi trường và hiểu đúng về khái niệm "Thời trang
xanh".
- Fashion show “Green Fashion for life”: Show trình diễn bộ sưu tập thời trang lấy
cảm hứng từ green lifestyle, sử dụng chất liệu thân thiện với môi trường.
Trong năm 2022, UEH cũng đã thử triển khai phương án cải tiến các Cụm thùng rác
thành Mô hình Trạm thực hành xanh theo mô hình 3, thay đổi bộ nhận diện, hướng
dẫn phân loại rác cũng như tích hợp tìm địa điểm thùng rác trên hệ thống way finding
tại các campus UEH.
Giai đoạn 3: 2023 - UEH Green Partners
Năm 2023 được xem là năm bản lề, đánh dấu rõ ràng cho những thay đổi, mỗi UEHer
sẽ trở thành một công dân xanh “Time for go green”. Trải qua nhiều hoạt động trong 2
năm 2021 và 2022, dự án sẽ chính thức bước vào giai đoạn mới với tên gọi là “UEH
Green Campus” nhằm truyền tải thông điệp “Time for go green” - chung tay thực hiện
vì một đại học xanh trên mọi phương diện.

Một trong những điểm sáng trong năm 2023 đó chính là việc triển khai Living Lab
UEHGC theo hai nhóm hoạt động chính: nhóm đào tạo và nhóm nghiên cứu.
Living Lab hay còn gọi là Phòng Thí Nghiệm Sống là một hệ sinh thái đổi mới mở
được vận hành với định hướng lấy người sử dụng làm trung tâm, tận dụng tối ưu sự
kết nối các bên liên quan, với yếu tố cốt lõi là tích hợp nghiên cứu – giáo dục và đổi
mới sáng tạo nhằm giải quyết các vấn đề thực tế từ cuộc sống.

Living Lab UEH Green Campus - UEHGC được triển khai như một phòng thí nghiệm
sống nhằm giải quyết vấn đề liên quan đến môi trường tại các khuôn viên của UEH,
trong đó kết hợp đào tạo – nghiên cứu – vận hành – quản trị - cộng đồng, hướng đến
hình thành một công thức để các đơn vị khác có thể tiếp nhận, triển khai.
Living lab UEH Green Campus được thực hiện với kỳ vọng triển khai phân loại, tập
kết rác thải triệt để, thực hiện mô hình 3R (Reduce, Reuse, Recycle) cũng như kết hợp
các nghiên cứu khoa học, giảng dạy và các hoạt động phát triển cộng đồng đi cùng.

Nhận thấy được vấn đề khó khăn trong việc nhận thức các loại rác của sinh viên dẫn
đến việc phân loại rác còn thiếu hiệu quả, UEH đã cho ra mắt ra mắt ứng dụng hỗ trợ
nhận biết và phân loại rác tại nguồn dựa trên nền tảng trí tuệ nhân tạo (AI), được chính
thầy cô trong nhà trường phát triển. Công cụ được tích hợp vào App UEHers nội bộ
dành cho viên chức, App UEH Student dành cho người học tại UEH và mở miễn phí
trên nền tảng website https://gogreen.ueh.edu.vn/ phiên bản di động dành cho cộng
đồng. Đây được xem là ứng dụng chụp ảnh phát hiện rác thải tích hợp AI đầu tiên
được triển khai tại một trường đại học ở Việt Nam. Tuy nhiên, trong quá trình huấn
luyện cho máy học (Machine Learning) hiện tại chưa đủ nhiều dữ liệu, một số trường
hợp sẽ nhận diện chưa chính xác, do đó rất cần người sử dụng ứng dụng nhiều hơn và
phản ánh thường xuyên việc phân loại chưa đúng để công cụ sẽ tiếp tục được hoàn
thiện, cải thiện độ chính xác. Đây là bước đi quan trọng để triển khai mô hình Phòng
thí nghiệm sống (Living Lab) nhằm giải quyết các vấn đề trong khuôn viên Đại học,
hướng đến Đại học Xanh.
Tiếp đó, trường cũng đã thử nghiệm và vận hành chính thức Trạm thực hành xanh -
UEH Go Green Station: UEHer sẽ tuân thủ nguyên tắc phân loại rác tại các Trạm
thực hành xanh - UEH Go Green Station theo mô hình 3 loại (thực phẩm thừa, rác tái
chế, rác còn lại) hoặc mô hình 7 loại (chất lỏng, thực phẩm thừa, kim loại, nhựa tái
chế, giấy, hộp sữa và rác thải còn lại) được bố trí tùy theo điều kiện tại các cơ sở của
UEH và Phân hiệu Vĩnh Long.

UEH cũng đã ban hành Quy định Đại học xanh gồm có 5 chương, với các nội dung
chính về thực hành phân loại rác thải, thực hành 3R và thực hành các nguyên tắc Đại
học xanh tại UEH; đồng thời quy định rõ trách nhiệm của các bên liên quan, quản lý
phân công nhiệm vụ và tổ chức thực hiện. Trong đó, theo điều 8 quy định về trách
nhiệm của UEHer bao gồm các trách nhiệm sau:
1. Chủ động thực hiện vai trò cầu nối để nâng cao nhận thức, nhắc nhở người học
thực hiện phân loại rác.
2. Là đội ngũ tiên phong thực hiện phân loại rác.
3. Truyền thông, khuyến khích đồng nghiệp, bạn bè trực thuộc đơn vị thực hiện các
nguyên tắc Đại học xanh.
4. Chủ động tham gia thực hiện các nghiên cứu nhằm giải quyết các vấn đề liên quan
đến dự án.
5. Đóng góp ý kiến phản hồi để cải tiến Quy định Đại học xanh tại UEH, phản hồi các
trường hợp vi phạm.

Tiếp tục mục tiêu kết nối cộng đồng bằng cách thực hiện các buổi Workshop, Tọa đàm
chuyên môn, Hội thảo, Các cuộc thi… nhằm giao lưu và nhận những đóng góp xây
dựng từ các trường đại học, đối tác học thuật, chuyên gia. Ngoài ra, UEH vẫn tiếp tục
kết nối với các đối tác thu gom, tái chế tổ chức chương trình đổi rác lấy sản phẩm
xanh thường kỳ.
Tiếp nối thành công của các hoạt động của giai đoạn trước, UEH tiếp tục duy trì
chương trình UEH Green Day để mở rộng cộng đồng xanh đến sinh viên, học sinh
trong địa bàn thành phố. Tổ chức các chuỗi sinh hoạt đầu khóa với chủ đề về đại học
xanh, workshop và hội thảo nhằm giáo dục kiến thức về phân loại rác, mô hình trạm
phân loại rác. Thực hiện trao quyền cho sinh viên chủ động tham gia dự án và truyền
thông kiến thức thay đổi nhận thức. Có thể nhắc đến hoạt động 𝐆𝐫𝐞𝐞𝐧 𝐌𝐨𝐧𝐝𝐚𝐲 𝐒𝐞𝐫𝐢𝐞𝐬
“𝐌𝐨𝐧𝐝𝐚𝐲 𝐭𝐨 𝐛𝐞 𝐛𝐞𝐭𝐭𝐞𝐫 𝐚𝐧𝐝 𝐠𝐫𝐞𝐞𝐧𝐞𝐫” là series nội dung chia sẻ những thông tin nóng
nhất, mới nhất, bổ ích nhất về môi trường, sống xanh và quy định đại học xanh UEH
được tổ chức bởi Đoàn - Hội khoa Luật UEH
THÁCH THỨC
- Kiến thức của sinh viên về đại học xanh, mô hình phân loại rác còn kém
-
Tuy vậy, khi thực hành phân loại rác tại nguồn, một trong những khó khăn được phản
hồi nhiều nhất từ cộng đồng người trẻ nói chung và người học tại UEH nói riêng
chính là không biết rác thải cần bỏ là loại nào và nên bỏ vào thùng nào. Mặc dù đã có
nhiều chương trình, hoạt động chia sẻ kiến thức đa dạng, tuy nhiên làm thế nào để hỗ
trợ việc thực hành phân loại rác tại nguồn nhanh chóng, hiệu quả, hướng đến điều
chỉnh hành vi lâu dài vẫn là câu hỏi được UEH đặt ra. Thấu hiểu được khó khăn này,
UEH đã cho ra mắt App hỗ trợ nhận biết loại rác, dựa trên công nghệ trí tuệ nhân tạo
dành cho các UEHers và mở rộng miễn phí cho cộng đồng. Đáng chú ý, App được
chính Thầy Cô trong nhà trường tự phát triển.

You might also like