You are on page 1of 2

Câu hỏi: Dịch nội dung sau sang tiếng Anh

Nhóm con và tính trù mật trên R


1 Các khái niệm
Cho một tập hợp X khác rỗng. Một ánh xạ f : X × X → X được gọi là một
phép toán hai ngôi trên X.
Định nghĩa 1. Tập hợp X cùng phép toán hai ngôi f trên X được gọi là một
nhóm nếu thỏa mãn các điều kiện sau đây
1. Với mọi a, b ∈ X thì f (a, b) ∈ X.

2. Tính chất kết hợp, tức là f (f (a, b), c) = f (a, f (b, c)) với mọi a, b, c ∈ X.
3. Có đơn vị, tức là tồn tại e ∈ X thỏa mãn f (e, b) = f (b, e) = e với mọi
b ∈ X.
4. Có phần tử nghịch đảo, tức là với mỗi x ∈ X, tồn tại y ∈ X thỏa mãn
f (x, y) = f (y, x) = e.
Ví dụ đơn giản nhất mà ta có thể lấy ví dụ là nhóm các số nguyên Z với
phép cộng thông thường. Các ví dụ cụ thể về nhóm sẽ được trình bày trong các
tài liệu về lý thuyết nhóm. Trong bài viết này, chúng tôi chỉ sử dụng khái niệm
này để liên kết với tính trù mật nên sẽ không phân tích nhiều ở đây.
Một khái niệm khác sẽ được sử dụng trọng bài viết này là khái niệm về inf
trong R.
Định nghĩa 2. Cho một tập con H của R. Chúng ta nói rằng a = inf H( nếu
có) nếu với mọi ϵ > 0, tồn tại ít nhất một x ∈ H sao cho x < a + ϵ.

Hiển nhiên ta suy ra rằng, nếu a ∈ H thì a = min H. Cho ví dụ


1
1. H = { | n ∈ N+ } thì inf H = 0 ∈
/ H.
n
2. H = {n | n ∈ N} thì inf H = 0 ∈ H.

Bây giờ ta sẽ sử dụng hai khái niệm này để xây dựng một lý thuyết về tính trù
mật trên R.

1
2 Nội dung chính
Giả sử H là một nhóm con của nhóm cộng các số thực R khác nhóm tầm
thường. Thế thì bởi vì H ∩ R∗+ bị chặn bởi 0 nên dễ dàng thấy rằng tồn tại
a = inf(H ∩ R∗+ ). Bây giờ từ định nghĩa trên chúng ta có hai trường hợp của a:
hoặc a = 0 hoặc a > 0.
1. Giả sử a > 0. Vấn đề ta muốn nói ở đây là a có là phần tử của H hay
không? Câu trả lời chính là nội dung của mệnh đề sau đây.
MỆNH ĐỀ 1. a là một phần tử của H.
Rõ ràng điều này cần được chứng minh. Và tất nhiên chúng ta cần một
sự tiếp cận tạo nhiều hoạt động nhất cho sinh viên.
(a) Trước tiên, chúng ta giả sử rằng a ∈
/ H. Thế thì với mọi n ≥> 1 tồn
1
tại một xn ∈ H ∩ R∗+ sao cho xn < a + . Từ định nghĩa chúng ta
n
suy ra rằng, lim xn = a.
n→+∞
(b) Bây giờ, ta lại đặt un = xn+1 −xn với mọi n ≥ 1. Thế thì lim un =
n→+∞
0. Do đó tồn tại m ∈ N sao cho un < a, tức là xn+1 − xn < a, với mọi
n ≥ m. Điều này rõ ràng vô lý vì xm+1 , xm ∈ H, a = inf(H ∩ R∗+ ) và
H là một nhóm. Kết quả này chứng minh rằng giả sử của chúng ta
bị sai, hay a ∈ H.
Mệnh đề trên cũng trực tiếp chứng minh rằng aZ ∈ H. Ngược lại, nếu
x ∈ H ∩ R+ , chúng ta có thể nói gì về x?
Để bắt đầu cho câu trả lời chúng ta xét bổ đề
Bổ đề 1. Tồn tại (k, y) ∈ N × [0, a[ sao cho x = ka + y.
Bổ đề này thực chất là hệ quả của việc chúng ta chia x cho a. Nhưng điều
thú vị ở đây là ta có y = x − ka ∈ H ∩ R+ , vì vậy ta suy ra y = 0, vì nếu
y > 0 thì từ việc y < a ta suy ra điều mâu thuẫn. Chính vì thế ta có
MỆNH ĐỀ 2. H = aZ.
2. Giả sử a = 0. Từ định nghĩa của a, ta suy ra rằng, với mọi ϵ > 0, tồn tại
x ∈ H sao cho 0 < x < ϵ. Thế thì chúng ta có thể kết luận
MỆNH ĐỀ 3. ∀ϵ > 0, ∃x ∈ H thỏa mãn 0 < x < ϵ. Và vì vậy, nếu
u, v ∈ R thỏa mãn u < v, tồn tại y ∈ H thỏa mãn u < y < v. Nhóm H
được gọi là trù mật trong R.
Câu hỏi: Cho H là tập hợp bao gồm tất cả các số T ∈ R thỏa mãn
f (T + x) = f (x), ∀x ∈ D.
ˆ Chứng minh rằng H là nhóm con của (R, +).
ˆ Nếu H là nhóm con trù mật của R thì hàm số f có tính chất gì?

You might also like