You are on page 1of 3

Campuchia

Ngôn ngữ chính thức của người dân Campuchia là tiếng Khmer hay tiếng Khơ Me, tiếng
Campuchia.
Theo lịch sử, nền văn minh Khmer phát triển mạnh mẽ vào thời Khmer đỏ cầm quyền tại
Campuchia. Do đó, tiếng Khmer vừa là ngôn ngữ của người Khmer và là ngôn ngữ chính của
Campuchia.
Campuchia là quốc gia thuần khiết với 90% triệu người bản địa, dân nhập cư chủ yếu là người
Hoa và người Việt chiếm 10%. Tiếng Khmer được nói rộng rãi bởi hơn 16 triệu người tại
Campuchia.
Cấu trúc tiếng Khmer khá giống tiếng Việt gồm 2 thành phần chính: Chủ ngữ và Vị ngữ. Do đó,
người Việt học tiếng Khmer không quá khó khăn. Bạn có thể giao tiếp với người Campuchia qua
1 vài từ vựng và câu giao tiếp đơn giản.

Chữ viết: Ngôn ngữ này được viết bằng chữ Khmer từ ít nhất thế kỷ thứ bảy, đây là một abugida
bắt nguồn từ chữ Brāhmī, thông qua chữ chữ Pallava Nam Ấn Độ. Hệ chữ viết Khmer hình thành
và được sử dụng qua hàng thế kỷ. Khoảng 79% người Campuchia biết đọc chữ Khmer.

Văn học: Văn học Campuchia hoặc văn học Khơ me có cội nguồn rất xa xưa. Giống như hầu hết
các nền văn học quốc gia của các nước Đông Nam Á khác, kho tàng văn học Campuchia gồm hai
bộ phận tách rời:
- Văn học viết, hầu như chỉ phổ biến ở cung đình và các chùa Phật giáo.
- Văn học truyền miệng được dựa trên văn học dân gian bản địa. Loại văn học này bị ảnh
hưởng sâu nặng bởi đạo Phật, tôn giáo chiếm ưu thế ở Campuchia, cũng như là bởi sử thi
Ramayana và Mahabharata.
Nền văn học của Campuchia có rất nhiều tác phẩm kinh điển, phản ánh đa dạng văn hóa và tôn
giáo của đất nước này. Dưới đây là một số ví dụ:
- Reamker - Đây là một bản chuyển ngữ của cuốn Ramayana từ Ấn Độ và được xem là tác
phẩm văn học truyền thống của Campuchia. Bài thơ này kể về cuộc phiêu lưu của hoàng
tử Rama và công chúa Sita trong khi đánh bại kẻ thù quỷ dữ.
- Chbab Srey - Là một tác phẩm giáo dục được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác cho
phụ nữ Campuchia từ những năm 1500. Nội dung của tác phẩm này hướng dẫn phụ nữ
như thế nào để trở thành người vợ, người mẹ và người phụ nữ hoàn hảo.
- Kolab Pailin - Là một tập thơ được sáng tác bởi nhà thơ Ukon Khun. Tác phẩm này mô tả
về những địa danh và vẻ đẹp nơi người dân Pailin cư trú. Bài thơ được coi là phản ánh rất
xuất sắc về đặc điểm văn hóa và địa lý của Campuchia.
- In the Shadow of Angkor - Là một tác phẩm của nhà văn tài ba Nhật Bản Sonoe
Nakamura, nó thuật lại câu chuyện thực tế về cuộc sống ở Campuchia trong những năm
80 và 90, một thời kỳ đánh đổi và bất ổn chính trị. Tác phẩm này đưa ra một cái nhìn
khác về cuộc sống ở Campuchia sau thời kỳ Chiến tranh và sự phân chia đất nước của họ.
- Pteah Snaeh Kom Arthit - Là một tiểu thuyết của nhà văn Hang Vitou, nó thuật lại câu
chuyện của những người trẻ trong thời kỳ đảo chính của Campuchia. Tác phẩm này nói
về tình yêu, sự hay ho và lòng can đảm, những yếu tố quan trọng của cuộc sống của
người Campuchia.

Lào:

Ngôn ngữ
Tiếng Lào ພາສາລາວ [pʰaːsaː laːw] là ngôn ngữ chính thức tại Lào, thuộc chi Thái, nhóm thổ
ngữ Tai-Kadai gồm: Tiếng Shan, Thái, miền bắc Việt Nam, Thái Lan, Nam Trung Quốc,
Myanmar có ngữ pháp và cấu trúc tông giống nhau.
Tiếng Lào còn chịu ảnh hưởng bởi tiếng Phạn và những ngôn ngữ khác trong vùng như tiếng
Thái, tiếng Việt, tiếng Khmer. Nên ngôn ngữ Lào được xem là ngôn ngữ hỗn hợp ở bán đảo
Đông Nam Á. Đây cũng là ngôn ngữ của hoàng gia Lào truyền đạt tư tưởng Phật Giáo và Ấn Độ
giáo.
Theo Hiến Pháp sửa đổi năm 2003, bảng chữ cái Lào là bản chính thức cho ngôn ngữ chính thức
của nước Cộng Hòa Dân chủ Nhân dân Lào và được sử dụng để ghi lại ngôn ngữ dân tộc thiểu số
trong cả nước.
Khoảng 52% dân số của Lào nói tiếng Lào nhưng hầu hết người dân Lào sử dụng Lào ngữ như
một ngôn ngữ thứ 2 để trò chuyện và tiếng địa phương riêng của họ là ngôn ngữ đầu tiên. Tiếng
Lào gồm 5 ngôn ngữ chính: Viêng Chăn Lào, Bắc Lào (Prabang), Đông Bắc Lào (Xieng
Khouang), Trung Lào (Khammouane), và Nam Lào (Champassak). Trong đó, Viêng Chăng Lào
là ngôn ngữ được biết đến nhiều nhất trong cả nước, từ vựng Lào cũng được thành lập trên đó.
2. Chữ viết của tiếng Lào

Chữ viết của ngôn ngữ Lào được phát triển từ ThamScript, có nguồn gốc từ tiếng Pali và bắt đầu
ở Ấn Độ.

• Hệ thống chữ Lào được các Phật tử Nguyên Thủy đưa tới Lào trong kỷ nguyên Phật giáo trở
nên phổ biến và cũng được phát triển từ tiếng Phạn.

• Tiếng Lào ban đầu được người Khmer sử dụng trong thời kỳ chế độ Angkor, chữ viết Lào được
chuẩn hóa từ thung lũng sông Mekong sau khi nhóm người Thái Lan hợp nhất vào thế kỉ 14.

Chữ Lào ít thay đổi từ khi ra đời và ngày nay vẫn được sử dụng ở các vùng nói tiếng Lào và Isản
(tiếng Thái). Dù hệ thống chữ Thái vẫn tiếp tục phát triển nhưng hệ thống chữ Lào và chữ Thái
với những cá thể riêng biệt vẫn có những nét tương đồng.

You might also like