You are on page 1of 2

HỌ VÀ TÊN: NGUYỄN THỊ LAN ANH

MSSV: QHQT49C41118
LỚP: CSĐNVN1945-1975-QHQT49.1_LT
ĐỀ BÀI: Tóm tắt và phân tích bài nghiên cứu: “Một số suy nghĩ mới về Hội nghị
Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương” của tác giả GS. TS. Vũ Dương Huân (Học
viện Ngoại giao).
Bài làm
Sau đây em xin tiến hành tóm tắt và đưa ra một số phân tích cá nhân đối với bài nghiên
cứu “Một số suy nghĩ mới về Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương” của tác
giả GS. TS. Vũ Dương Huân (Học viện Ngoại giao). Xung quanh Hội nghị Giơ-ne-vơ
có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước, tuy nhiên GS. TS. Vũ
Dương Huân nhận thấy vẫn còn tồn tại những vấn đề cần được làm rõ và có thể làm
sáng tỏ được trên cơ sở những tư liệu mới và những đánh giá mới của một số nhà nghiên
cứu, đó là các nội dung mà bài nghiên cứu này sẽ trình bày. Trong phần đầu tiên, tác
giả trình bày một số loại đánh giá khác nhau về kết quả Hội nghị, từ trước đến nay,
chúng ta chỉ biết có hai loại ý kiến. Loại đánh giá thứ nhất là “Hội nghị Giơ-ne-vơ là
một thắng lợi to lớn, phản ánh đúng so sánh tương quan lực lượng trên chiến trường
cũng như trên bàn hội nghị, trên thế giới và không có hạn chế”, đánh giá trên đến từ các
nhà nghiên cứu lịch sử của nước ta thời gian trước đây. Loại đánh giá thứ hai vẫn nêu
Hội nghị Giơ-ne-vơ là thắng lợi to lớn của nhân dân ta ba nước Đông Dương nhưng đã
có điểm khác biệt so với loại đánh giá thứ nhất là bên cạnh thắng lợi thì Hội nghị còn
tồn tại không ít hạn chế. Và loại đánh giá thứ ba chính là một đánh giá khá mới mà tác
giả muốn truyền tải đến cho độc giả, trên cơ sở nghiên cứu những tư liệu mới thì một
số nhà nghiên cứu đã cho rằng việc tham gia Hội nghị Giơ-ne-vơ của nước ta là một sai
lầm. Tác giả có nhấn mạnh lại là đây là một ý kiến mới và chưa xuất hiện công khai,
kết luận đó được nhà nghiên cứu Lưu Đoàn Huynh trình bày tại hội thảo khoa học nội
bộ của Bộ Ngoại giao diễn ra vào ngày 27/7/2004. Bản trình bày đó là một loạt những
lý do để đi tới khẳng định cho rằng việc ký kết Hiệp định Giơ-ne-vơ là một sai lầm
nghiêm trọng, để lại hệ quả to lớn nghiêm trọng cho đất nước. Nhưng tất cả đó đều là
những kết luận được nghiên cứu và rút ra sau này, tận 50 năm sau Hội nghị đó, vậy phải
nói là rất khó để trong thời điểm chuẩn bị tham gia Hội nghị chúng ta có thể nắm bắt
được tình hình lúc đó. Và tác giả có đưa ra một loại những nguyên nhân cả khách quan
và chủ quan, theo tác giả thì nguyên nhân chủ quan mới là nguyên nhân chính, chính là
do trong nhận thức chưa thực sự coi trọng công tác nghiên cứu ngoại giao và do lòng
tin vào anh em Xã hội chủ nghĩa là Liên Xô và Trung Quốc.
Ở hai phần lớn tiếp theo, tác giả lần lượt trả lời hai câu hỏi lớn, thứ nhất là “Chúng ta
có bị động khi tham gia Hội nghị Giơ-ne-vơ không?” và câu hỏi thứ hai là “Tại sao Việt
Nam không đàm phán trực tiếp với Pháp theo đề xuất của Hồ Chí Minh?”. Về vấn đề
“Chúng ta có bị động khi tham gia Hội nghị Giơ-ne-vơ không?” thì tác giả đưa ra câu
trả lời là có, ta có một thời gian để chuẩn bị trước khi ngồi vào bàn Hội nghị thế nhưng
vì thiếu sự nghiên cứu chiến lược nên ta đã bị rơi vào thế bị động và bị các nước lớn chi
phối, nặng nề hơn là tác giả đã dùng từ là “chúng ta đã bị lừa”. Đó là một bài học đắt
giá cho việc quá tin tưởng vào Liên Xô và Trung Quốc, cho việc thiếu sự tìm hiểu và
nghiên cứu tình hình lúc bấy giờ. Về vấn đề “Tại sao Việt Nam không đàm phán trực
tiếp với Pháp theo đề xuất của Hồ Chí Minh?”, tác giả đưa ra một số nguyên nhân như
sau: “Trước hết, nguyên nhân khách quan là Liên Xô và các nước lớn tại Hội nghị Beclin
(25/1-18/2/1954) thỏa thuận họp Hội nghị Giơ-ne-vơ giải quyết vấn đề Triều Tiên và
Đông Dương. Việt Nam lại là nước nhỏ, không thể ngăn cản quyết định của các cường
quốc. Nguyên nhân thứ hai là Pháp thấy giải quyết chiến tranh Đông Dương trong khuôn
khổ hội nghị các cường quốc có lợi cho Pháp hơn. Nguyên nhân tiếp theo, có lẽ là
nguyên nhân chính: Chúng ta đã không nhận thức ra, chưa lường trước được hệ quả
thỏa hiệp của các nước lớn đối với lợi ích của chúng ta. Ngoài ra, một nguyên nhân
chính khác là chúng ta quá tin vào chủ nghĩa quốc tế vô sản, quá tin vào Liên Xô, Trung
Quốc. Do quá tin vào Liên Xô, Trung Quốc mà ngoại giao Việt Nam thiếu năng động,
sáng tạo trong việc thúc đẩy triển khai ý tưởng tuyệt vời của Hồ Chí Minh.”
Cuối cùng, tác giả đã đưa ra kết luận về những đánh giá mới của Hiệp định Giơ-ne-vơ
năm 1954 về Đông Dương, tiêu biểu trên ba vấn đề như sau: Thứ nhất, tác giả nhấn
mạnh lại Hiệp định là một sai lầm. Thứ hai, Việt Nam hoàn toàn bị động khi tham gia
Hội nghị mặc dù có không ít thời gian để chuẩn bị vì chưa có sự nghiên cứu suy tính
của các nước và mối quan hệ giữa họ. Và cuối cùng và các nguyên nhân tại sao ta không
triển khai ý tưởng của chủ tịch Hồ Chí Minh về đàm phán trực tiếp với Pháp.

You might also like