You are on page 1of 9

Mệnh đề trong tiếng Anh bao gồm 2 loại chính là mệnh đề phụ thuộc (mệnh đề phụ)

và mệnh đề độc lập (mệnh đề chính). Mệnh đề độc lập thể hiện một ý nghĩa hoàn
chỉnh và có thể tách thành một câu đơn. Các mệnh đề phụ thuộc không thể tách thành
câu nhưng chúng bổ sung thông tin cho câu. Khi sử dụng các liên từ và dấu câu thích
hợp để nối các mệnh đề tạo thành câu ghép và câu phức thú vị và hấp dẫn hơn khi
đọc. Mỗi loại mệnh đề đều có có đặc điểm khác nhau.

Ví dụ:

 The woman who lives next door is a teacher.


Người phụ nữ sống cạnh nhà tôi là giáo viên.

-> Trong câu trên, “who lives next door” là mệnh đề phụ thuộc được chèn vào giữa 1
mệnh đề độc lập. Có thể thấy, khi bỏ mệnh đề phụ thuộc đi, câu văn vẫn đầy đủ về
mặt ý nghĩa và ngữ pháp. Trong khi đó, mệnh đề phụ thuộc lại không thể đứng 1 mình.

2. MỆNH ĐỀ PHỤ THUỘC

2.1 KHÁI NIỆM

Mệnh đề phụ thuộc là một nhóm từ có chứa chủ ngữ và động từ dùng để bổ nghĩa cho
câu nhưng nó không có ý nghĩa hoàn chỉnh. Nó cần phải được kết hợp với mệnh đề
khác trong cùng một câu bằng một từ hay cụm từ để tạo thành một câu có ý nghĩa
hoàn chỉnh. Một mệnh đề phụ thuộc kết hợp với mệnh đề độc lập sẽ tạo thành một
câu phức chính phụ.

Ví dụ:
 Even though it rained a lot, we still went to the supermarket.
Mặc dù trời mưa nhiều, chúng tôi vẫn đi siêu thị.
-> Trong ví dụ trên, mệnh đề “even though it rained a lot” (mặc dù trời mưa nhiều) là
một mệnh đề phụ thuộc. Nếu mệnh đề này đứng một mình thì nó hoàn toàn không có
nghĩa. Nó được sử dụng để bổ nghĩa cho mệnh đề chính là “we still went to the
supermarket” (chúng tôi vẫn đi siêu thị).

Ví dụ:
Câu sai: When I grow up.
Khi tôi lớn lên.
=> “When I grow up” là một mệnh đề phụ thuộc. Khi chỉ có mệnh đề này đứng một
mình, câu này chỉ là một đoạn câu chưa hoàn chỉnh.

Câu đúng: When I grow up, I’ll be a doctor.


Khi tôi lớn lên, tôi sẽ trở thành bác sĩ.
=> Trong câu này đã có thêm mệnh đề chính “I’ll be a doctor”, vì vậy mà câu đã trở nên
hoàn chỉnh và có ý nghĩa.

2.2 CÁC LOẠI MỆNH ĐỀ PHỤ THUỘC


Mệnh đề phụ thuộc bao gồm 3 loại chính: mệnh đề trạng ngữ, mệnh đề danh từ và
mệnh đề tương đối.

2.2.1 MỆNH ĐỀ TRẠNG NGỮ

Mệnh đề trạng ngữ là mệnh đề phụ thường được trả lời cho các câu hỏi như: Why (Tại
sao?), When (Khi nào?), Where (ở đâu), How (như thế nào?), …

Nó được nối với mệnh đề khác trong câu bằng các liên từ phụ thuộc
như although, if, when, until, as if, because…

Ví dụ:

 I hang out in a restaurant where my favorite food is.


Tôi đến một nhà hàng nơi có đồ ăn yêu thích của tôi.

-> Trong ví dụ trên, “where my favorite food is” (nơi có đồ ăn yêu thích của tôi) là một
mệnh đề trạng ngữ. Nó giải thích và bổ nghĩa cho “a restaurant” (nhà hàng) phía
trước, giúp người đọc hiểu được nhà hàng mà người viết/ người nói đang nhắc tới là
nhà hàng như thế nào.

 We visited Mike last weekend because he had an accident.


Chúng tôi đến thăm Mike tuần trước vì anh ấy bị tai nạn.
-> Tương tự như ví dụ bên trên, cụm từ “because he had an accident” (vì anh ấy bị tai
nạn) bổ nghĩa và giải thích cho mệnh đề chính trước nó. Nhờ nó mà mọi người hiểu tại
sao tuần trước bọn họ lại đến thăm Mike.

2.2.2 MỆNH ĐỀ DANH TỪ

Mệnh đề danh từ giống như cái tên, nó có chức năng giống như một danh từ. Mệnh đề
danh từ có thể là đối tượng bổ sung hoặc chủ từ trong câu. Mệnh đề này thường được
bắt đầu với các từ who, which, when, thạt, where, why, how, whether,…

Ví dụ:

 What I saw in that movie made me unable to forget.


Những gì tôi xem được trong bộ phim ấy khiến tôi không thể quên.

-> Trong ví dụ trên, mệnh đề “What I saw in that movie” (Những gì tôi xem được trong
bộ phim ấy) đứng đầu câu làm chủ ngữ và có chức năng như một danh từ.

 Who I met on the street was an old friend of mine.


Người tôi gặp trên đường là một người bạn cũ của tôi.

-> Tương tự ví dụ trên, mệnh đề “Who I met on the street” (Người tôi gặp trên đường)
giúp người đọc/ người nghe biết được người bạn cũ ấy là ai.

2.2.3 MỆNH ĐỀ TƯƠNG ĐỐI (MỆNH ĐỀ TÍNH NGỮ)

Mệnh đề tương đối giống như một tính từ bổ sung ý nghĩa cho danh từ hoặc đại từ
trước nó (tiền tố). Mệnh đề tính ngữ được bắt đầu với các đại từ tương đối như who,
which, that, when, whose, where, whom, whoever,… và cũng là chủ thể của mệnh đề.

Ví dụ:

 This is the mountain that we traveled together 3 years ago.


Đây là ngọn núi mà chúng tôi đã đi du lịch cùng nhau 3 năm trước.
-> Mệnh đề tính ngữ ở đây là “that we traveled together 3 years ago” (chúng tôi đã đi
du lịch cùng nhau 3 năm trước). Nếu không có mệnh đề trên, mọi người sẽ không hiểu
ngọn núi ấy là ngọn núi nào, nó gắn với kỷ niệm gì.

 I met my grandmother again whom I had not seen in a long time.


Tôi đã gặp lại bà ngoại, người mà tôi đã không gặp một thời gian dài.

-> Trong ví dụ trên, “whom I had not seen in a long time” (người mà tôi đã không
gặp một thời gian dài) là mệnh đề tính ngữ bổ sung ý nghĩa cho “my grandmother” (bà
ngoại tôi).

3. MỆNH ĐỀ ĐỘC LẬP


3.1 KHÁI NIỆM

Khác với mệnh đề phụ thuộc, mệnh đề độc lập có thể đứng độc lập giống như một câu
đơn hoặc một phần của câu đa mệnh đề. Nó là mệnh đề có ý nghĩa không phụ thuộc
vào mệnh đề khác trong cùng một câu. Trong 1 câu có thể có 2 hoặc nhiều mệnh đề
độc lập. Hai mệnh đề độc lập thường được nối với nhau bởi liên từ như but, and, for,
or, nor, so, yet,…

Ví dụ:

 That book was very interesting and I loved it.


Cuốn sách đó rất thú vị và mình thích nó.

-> Trong câu ví dụ trên có hai mệnh đề độc lập là “That book was very
interesting” (Cuốn sách đó rất thú vị) và I loved it (mình thích nó). Hai mệnh đề trên
được nối với nhau bằng từ “and” và có thể tách thành hai câu đơn lẻ.

 I traveled to Vietnam in 2012, and in 2013 we went to the UK.


Mình đã đi du lịch Việt Nam vào năm 2012, và đến năm 2013 chúng tôi đến nước Anh.

-> Tương tự như vậy với ví dụ thứ hai, hai mệnh đề “I traveled to Vietnam in
2012” (Mình đã đi du lịch Việt Nam vào năm 2012) và “ in 2013 we went to the UK” (đến
năm 2013 chúng tôi đến nước Anh) là hai mệnh đề độc lập. Chúng có thể đứng riêng lẻ
một mình. Tuy nhiên, việc nối chúng lại bởi liên từ “and” khiến câu văn dài và hay hơn.

3.2 CÁCH ĐẶT DẤU CÂU KHI NỐI HAI MỆNH ĐỀ ĐỘC LẬP VỚI NHAU

3.2.1 SỬ DỤNG DẤU PHẨY TRƯỚC TỪ NỐI

And, but, or, for, nor, yet, so

Ví dụ:

 I was exhausted after a long day, so I decided to go to bed early.

3.2.2 SỬ DỤNG DẤU CHẤM PHẨY GIỮA HAI MỆNH ĐỀ ĐỘC LẬP VÀ KHÔNG CÓ TỪ NỐI

Mệnh đề độc lập; mệnh đề độc lập

Ví dụ:

 I was exhausted after a long day; I decided to go to bed early.

3.2.3 SỬ DỤNG DẤU CHẤM PHẨY TRƯỚC VÀ DẤU PHẨY SAU CÁC TỪ NỐI DƯỚI ĐÂY:

Mệnh đề độc lập; accordingly , mệnh đề độc lập


also
besides
consequently
furthermore
however
moreover
nevertheless
otherwise
then
thus
still
therefore

Ví dụ:

 I was exhausted after a long day; therefore, I decided to go to bed early.


Sentence structures

Tiếng Anh bao gồm 4 loại câu căn bản sau:


 Simple
 Compound
 Complex
 Compound-Complex

1. Simple Sentences (câu đơn)

Câu đơn (simple sentence) là câu chỉ bao gồm một mệnh đề độc lập (independent clause), tức là chỉ có
một cặp Chủ ngữ + động từ (Subject + verb) để diễn đạt một ý hoàn chỉnh.

Có thể chủ ngữ là 2 danh từ nối bằng 'and' hoặc có 2 động từ nối bằng 'and' nhưng vẫn là 1 câu đơn thôi.

Ví dụ:

 She wrote.
 I went to the supermarket yesterday.
 Mary and Tom are playing tennis.
 My brother ate a sandwich and drank beer last night.

2. Compound Sentences (câu kép/ ghép)


Câu ghép (compound sentences) được hình thành bởi ít nhất 2 mệnh đề độc lập (independent
clauses), được nối với nhau bởi liên từ (coordinating conjunction) và thêm dấu phẩy trước liên từ đó.
Trong câu ghép, các mệnh đề độc lập có tầm quan trọng về ý nghĩa ngang nhau.
Ví dụ:
His father is a doctor, and/but his mother is a writer.
We missed the bus, so we came to work late.a

2.1. Các liên từ phổ biến trong câu ghép:


Có 7 liên từ thường được sử dụng, gồm:
For (bởi vì): nêu lí do
And (và): thêm vào, bổ sung thông tin
Nor (cũng không): diễn tả ý phủ định
But (nhưng): diễn tả sự trái ngược, thông tin sau khác với thông tin trước
Or (hoặc): nêu ra nhiều sự lựa chọn
Yet (nhưng): diễn tả sự tương phản
So (nên): nêu ra kết quả
1. Mai bought many books, for she likes reading.
2. He was exhausted, and he had a headache.
3. She was not in the back yard, nor was she in the kitchen.
4. She doesn’t eat too much, but she is still overweight.
5. Teenagers should learn to mix with their classmates, or they can try to get on with their siblings.
6. She is quite quiet, yet she is an outgoing girl.
7. It was raining heavily, so we decided not to go outside.

2.2. Trạng từ liên kết trong câu ghép:

Trạng từ liên kết (conjunctive adverb) là trạng từ dùng để liên kết các mệnh đề độc lập với nhau, phía trước có
dấu chấm phẩy, phía sau có dấu phẩy để nối hai mệnh đề.
Cấu trúc:
Independent clause 1; conjunctive adverb, independent clause 2
(mệnh đề độc lập 1; trạng từ liên kết , mệnh đề độc lập 2)

Các trạng từ liên kết, gồm:


However (tuy nhiên)
Social media help teens connect with each other; however, they also cause teens to feel lonely.
Therefore (vì vậy, vì thế, do đó)
They spend a lot of time surfing the net; therefore, they have little time to read books.
Otherwise (nếu không thì)
You should bring an umbrella; otherwise, you will get wet.

* Không được nối 2 mệnh đề bằng dấu ( , )

3. Complex Sentences (câu phức)

- Có 1 mệnh đề chính (independent clause) và 1 hay nhiều mệnh đề phụ (dependent clause) (nhưng
thường là 1 mệnh đề phụ). Hai mệnh đề thường được nối với nhau bởi dấu phẩy hoặc các liên từ phụ
thuộc. Trong câu phức, mệnh đề phụ thuộc được dùng để để bổ sung ý nghĩa cho mệnh đề chính.

When I came, they were watching TV.


We'll go out if the rain stops.

3.1. Câu phức sử dụng liên từ phụ thuộc (


Các liên từ phụ thuộc thường gặp:

After,although,as,as if,as long as,as much as,as soon as,as though

Because,before

Even if,even though, if

In order to,in case, once

Since,so that, that, though

Unless, until, when, whenever, whereas, where, wherever,while

You might also like