You are on page 1of 8

Kiến thức cơ bản 2: mệnh đề và câu

Chúng ta cùng tiếp tục tìm hiểu 2 khái niệm cơ bản nhưng không kém phần quan trọng trong
ngữ pháp tiếng Anh: mệnh đề và câu.

1. Mệnh đề (Clauses)
1.1. Cấu trúc
• Cấu trúc cơ bản của mệnh đề: S + V
Trong đó:
• S (subject): là chủ ngữ, chủ thể của hành động/ trạng thái trong câu. S có thể là: danh
từ/ cụm danh từ, đại từ nhân xưng, danh động từ hoặc một mệnh đề.
• V (verb): là động từ, diễn tả hành động/ trạng thái của chủ ngữ. Có nhiều loại động từ
khác nhau, kéo theo những thành phần khác có thể xuất hiện trong câu.
VD: The baby is sleeping.
S V
Em bé đang ngủ.
• Trong một số trường hợp, mệnh đề có thêm những thành phần sau:
• O (object): tân ngữ là thành phần đứng ngay sau động từ, là đối tượng của hành động.
Ta đi phân biệt 2 khái niệm nội động từ và ngoại động từ. Nội động từ là những động
từ đứng một mình vẫn mang đầy đủ ý nghĩa, diễn tả hoạt động, trạng thái không tác
động lên đối tượng khác (VD: sleep, run, cry, laugh…). Ngoại động từ là những động
từ bắt buộc có tân ngữ đi kèm, diễn tả hành động tác động/ liên quan tới đối tượng
khác.
VD: I can't find my key. => find là ngoại động từ. my key là tân ngữ.
S V O
Tôi không thể tìm thấy chìa khóa của tôi.
=> Nếu chỉ nói I can't find người nghe sẽ không hiểu người nói muốn tìm gì.
Lưu ý 1: một số động từ có thể vừa là nội động từ, vừa là ngoại động từ.
VD: The store opens from 9 am. => open là nội động từ
Cửa hàng mở cửa từ 9h sáng.
He opened the door. => open là ngoại động từ.
Anh ấy mở cửa.
Lưu ý 2: có thể có nhiều hơn một tân ngữ đi kèm ngoại động từ.
VD: She didn't tell me the truth.
S V O1 O2
Cô ấy đã không nói cho tôi sự thật.
• C (complement): bổ ngữ là thành phần đứng sau động từ và thêm thông tin cho chủ
ngữ hoặc tân ngữ, đặc biệt là trong các mệnh đề sử dụng động từ be (VD: am, is,
are…) hoặc động từ nối (linking verbs). VD:

VD: Jack is a doctor. => a doctor thêm thông tin cho Jack
S V C
Jack là một bác sĩ.
All of them seemed surprised. => surprised thêm thông tin cho All of them
S V C
Tất cả bọn họ có vẻ ngạc nhiên.
=> Bổ ngữ cho chủ ngữ
He made me angry. => angry thêm thông tin cho me
S V O C
Anh ta khiến tôi tức giận.
Sam put the cake in the oven. => in the oven thêm thông tin cho the cake
S V O C
Sam đặt chiếc bánh vào trong lò nướng.
=> Bổ ngữ cho tân ngữ
=> Nếu bỏ C đi câu sẽ không có nghĩa.
• A (adjunct): sung ngữ là từ hoặc cụm từ đóng vai trò thêm thông tin cho mệnh
đề. Sung ngữ là thành phần không bắt buộc trong mệnh đề.
VD: Suddenly, it started to rain.
A S V
Đột nhiên, trời đổ mưa.
She quickly realised her mistakes.
S A V O
Cô ấy nhanh chóng nhận ra lỗi của mình.
They waited outside for ages.
S V A A
Họ đợi bên ngoài rất lâu.
He gave me flowers on our anniversary.
S V O1 O2 A
Anh ấy tặng tôi hoa vào ngày kỷ niệm của chúng tôi.
=> Nếu bỏ A đi câu vẫn có nghĩa.
Lưu ý: phân biệt bổ ngữ và sung ngữ.

Kết luận:
• Cấu trúc cơ bản của mệnh đề: S + V
• Tuỳ từng dạng V, ta có thêm O hoặc C đi sau V, và là thành phần bắt buộc.
• A đóng vai trò thêm thông tin cho mệnh đề, không phải thành phần bắt buộc.
1.2. Phân loại
• Xét về ý nghĩa, mục đích, mệnh đề có 4 loại cơ bản sau: mệnh đề trần thuật, mệnh đề
nghi vấn, mệnh đề mệnh lệnh và mệnh đề cảm thán.
• Mệnh đề trần thuật: là mệnh đề có cấu trúc S + V thông thường, để nêu ý kiến, miêu
tả, kể lại về người, sự vật, sự việc. Mệnh đề trần thuật được chia làm 2 loại: khẳng
định và phủ định
VD:
Lưu ý: trong một vài trường hợp, câu khẳng định còn được dùng để đặt câu hỏi hoặc
yêu cầu, đề nghị.
VD: Those are the only tickets left? (câu hỏi)
Đó là những chiếc vé duy nhất còn lại?
You could pass me the spoon. That would be helpful. (câu cầu khiến)
Anh có thể đưa giúp tôi cái thìa. Nó sẽ giúp ích đấy.
• Mệnh đề nghi vấn: là mệnh đề để đặt câu hỏi. Đặc điểm về cấu trúc là: động
từ be hoặc trợ động từ của V (auxiliary verb - aux) hoặc động từ khuyết thiếu
(modal verb - m) sẽ được đảo lên trước S. Có 2 dạng câu hỏi: câu hỏi với từ để
hỏi (What, Who, Where, When, Why, How) và câu hỏi Yes/ No.
=> Cấu trúc thường là: (Wh-word) + aux/m + S + V?
VD: What are you doing?
aux S V
Bạn đang làm gì?
Does she play tennis well?
aux S V O A
Cô ấy chơi tennis có giỏi không?
Lưu ý: mệnh đề nghi vấn cũng có dạng khẳng định và phủ định
VD:
• Mệnh đề mệnh lệnh: là dạng mệnh đề đặc biệt, cấu trúc thường chỉ bao
gồm V nguyên thể, không có S, dùng để đưa ra yêu cầu, mệnh lệnh, hướng
dẫn, lời mời.
VD: Come on. Hurry up!
Nào. Nhanh lên!
Put it in the microwave for 2 minutes.
Cho nó vào trong lò vi sóng trong 2 phút.
Have some more cake.
Ăn thêm bánh đi.
Lưu ý 1: mệnh đề mệnh lệnh cũng có dạng khẳng định và phủ định
VD:

Lưu ý 2:
• Dùng Do not thay vì Don't trong những ngữ cảnh trang trọng, văn bản hướng dẫn.
VD: (trên tag quần áo)
Do not dry clean.
Không giặt khô.
• Dùng Do khi đưa ra yêu cầu mang tính lịch sự:
VD: Do sit down, please.
Xin mời ngồi.
Lưu ý 3: mệnh đề mệnh lệnh với Let
• Let + us/ Let's: câu rủ, gợi ý.
VD: Let's go! (thường dùng trong văn nói hoặc ngữ cảnh ít trang trọng)
Đi thôi!
Let us get some sleep. (thường dùng trong ngữ cảnh trang trọng hơn)
Để chúng tôi ngủ một chút.
• Let + đại từ tân ngữ bất kì: Let + me/ him/ it/ them…
VD: Let him wait.
Cứ để anh ta đợi.
Let me show you.
Để tôi cho bạn xem.
• Mệnh đề cảm thán: là mệnh đề để bày tỏ cảm xúc, thường là bất ngờ, xúc động. Cấu
trúc:
What + a/an + adj + N + S + V!
How + adj/ adv + S + V!
Aux/ m + S + V!
VD: What a lovely friend you are!
Bạn quả là một người bạn đáng yêu!
How beautiful that house was!
Ngôi nhà kia mới đẹp làm sao!
Wasn’t she great!
Cô ấy tuyệt quá phải không!
(Dạng mệnh đề này ít khi xuất hiện trong bài thi TOEIC.)
• Xét về vai trò ngữ pháp, mệnh đề có 2 loại cơ bản sau:
• Mệnh đề chính: là mệnh đề mà tự nó đã là một câu hoàn chỉnh, không cần phụ thuộc
vào những mệnh đề khác. Động từ trong mệnh đề chính luôn được chia thì.
• Mệnh đề phụ thuộc: là mệnh đề mà bản thân nó không phải một câu hoàn chỉnh mà
phải phụ thuộc vào mệnh đề chính để tạo thành một câu hoàn chỉnh, đúng ngữ pháp.
Động từ trong mệnh đề phụ có thể chia thì hoặc không.
VD: I didn’t go to work because I wasn’t feeling very well.
Tôi không đi làm vì tôi cảm thấy không khỏe lắm.
=> mệnh đề 1 là mệnh đề chính, mệnh đề 2 là mệnh đề phụ thuộc.
If I tell him, will he be angry?
Nếu tôi nói cho anh ấy, anh ấy có giận không?
=> mệnh đề 2 là mệnh đề chính, mệnh đề 1 là mệnh đề phụ thuộc.

2. Câu (Sentences)
2.1. Định nghĩa
• Câu là một đơn vị ngữ pháp, được tạo nên bởi một hoặc nhiều mệnh đề, trong đó có
ít nhất một mệnh đề chính.
• Về hình thức, câu bắt đầu với chữ cái đầu viết hoa và kết thúc với dấu hết câu.
2.2. Phân loại
• Xét về cấu trúc, có 3 loại câu cơ bản: câu đơn, câu ghép và câu phức
• Câu đơn (simple sentences): là câu chỉ có 1 mệnh đề, là mệnh đề chính.
VD: We're going on holiday tomorrow.
Chúng ta sẽ đi nghỉ vào ngày mai.
I'm not keen on musicals.
Tôi không thích nhạc kịch.
• Câu ghép (compound sentences): là câu bao gồm từ 2 mệnh đề chính. Các mệnh đề
được nối với nhau bởi liên từ kết hợp (and, or, but,..).
VD: I phoned her but she wasn’t there.
Tôi đã gọi cô ấy nhưng cô ấy không có ở đấy.
Are you coming or are you staying at home or will you go and see mum?
Anh có đến không hay là anh sẽ ở nhà hay là anh sẽ đi gặp mẹ?

• Câu phức (complex sentences): là câu bao gồm 1 mệnh đề chính và 1 hoặc nhiều
hơn mệnh đề phụ thuộc. Mệnh đề phụ thuộc được bắt đầu bằng những liên từ phụ
thuộc (because, if, after, although,...)
VD: You can call me if you have any problems.
Anh có thể gọi tôi nếu có bất cứ vấn đề gì.
I got up earlier than usual because I had to get the 6.30 train.
Tôi đã dậy sớm hơn bình thường bởi vì tôi phải bắt chuyến tàu lúc 6h30.
Although the sun was shining, it wasn't very warm.
Mặc dù mặt trời đang toả nắng, trời không được ấm lắm.
• Xét về ý nghĩa, mục đích, câu cũng giống như mệnh đề, có 4 loại: câu trần thuật, câu
nghi vấn, câu mệnh lệnh và câu cảm thán.

You might also like