You are on page 1of 2

1.

Phân tích chức năng đối ngoại của nhà nước và lấy thực tiễn chứng
minh.
- Chức năng đối ngoại thể hiện vai trò của nhà nước trong quan hệ với
các nhà nước và dân tộc khác. Nhà nước ta thực hiện chức năng đối
ngoại nhằm tranh thủ sự đồng tình ủng hộ và giúp đỡ của nhân dân thế
giới, mở rộng hợp tác quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời làm tròn nghĩa vụ quốc tế đối với
phong trào cách mạng thế giới. Qua đó chức năng đối ngoại được thể
hiện qua các hoạt động như sau:
+ Bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
+ Củng cố, tăng cường tình hữu nghị và hợp tác với các nước xã hội
chủ nghĩa, đồng thời mở rộng quan hệ với các nước khác theo nguyên
tắc bình đẳng, cùng có lợi, cùng tồn tại hòa bình, không can thiệp vào
công việc nội bộ của nhau.
+ Ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc, phong trào cách mạng của
giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở các nước tư bản, chống chủ
nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân cũ và mới. Chống chủ nghĩa phân biệt
chủng tộc, chống chính sách gây chiến và chạy đua vũ trang, góp phần
tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc
lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
- Ví dụ như tại Đại hội XII (2016) có quyết sách chính trị quan trọng về
tiếp tục mở rộng phạm vi, lĩnh vực và mức độ hội nhập. Các nội dung
này đã được cụ thể hóa và kế hoạch hóa trong Chiến lược tổng thể hội
nhập quốc tế đến 2020, tầm nhìn 2030. Tư duy đối ngoại đa phương có
bước chuyển quan trọng với Chỉ thị 25 của Ban Bí thư năm 2018 chuyển
mạnh từ “tham dự” sang “chủ động tham gia” và phát huy vai trò “nòng
cốt”, dẫn dắt của Việt Nam. Công tác đối ngoại được triển khai ngày
càng đồng bộ giữa các binh chủng đối ngoại với các định hướng công
tác, phối hợp trong Chỉ thị số 04 của Bộ Chính trị năm 2011 về đối
ngoại nhân dân và Chỉ thị số 32 của Bộ Chính trị năm 2019 về quan hệ
đối ngoại Đảng. Kết quả là chúng ta đã xây dựng được mạng lưới 30 đối
tác chiến lược và đối tác toàn diện, trong đó có tất cả các nước lớn,
17/20 thành viên G-20, toàn bộ các nước ASEAN. Việt Nam chủ động
đàm phán nhiều FTA, trong đó có 2 FTA thế thệ mới là Hiệp định
CPTPP, Hiệp định EVFTA và ký Hiệp định RCEP.

2. Làm rõ vai trò của cơ quan lập pháp và cơ quan hành pháp của Bộ
máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

You might also like