You are on page 1of 5

PHÒNG GD & ĐT TP PHÚC YÊN ĐỀ KHẢO SÁT GIỮA HỌC KÌ I

TRƯỜNG THCS HAI BÀ TRƯNG NĂM HỌC: 2022-2023


Môn: NGỮ VĂN 8
Thời gian làm bài: 90 phút
(Không kể thời gian giao đề)

A. MA TRẬN ĐỀ

Mức độ Vận dụng


Nhận biết Thông hiểu Cấp độ thấp Cấp độ Cộng
NLĐG Cao
TNKQ TL TN TL
KQ
Phần I: Đọc Nhận biết Nhận biết nội Hiểu
hiểu: Ngữ liệu kiểu trường từ dung được nội
ngoài chương PTBĐ, từ vựng văn dung, ý
trình tượng bản nghĩa
hình của ngữ
liệu
Số câu: 2 1 2 2 7
Số điểm: 0,5 0,5 0,5 1,5 đ 3,0
Tỉ lệ % 5% 5% 5 % 15% 30%
Phần II: Làm Biết cách viết Viết bài văn tự
văn đoạn văn nghị sự có kết hợp
luận thể hiện với miêu tả và
ý kiến quan biểu cảm
điểm của bản
thân
Số câu: 1 1 2
Số điểm: 2,0 đ 5,0đ 7
Tỉ lệ%: 20 % 50 70%
Tổng số câu: 2 1 2 2 1 1 9
Tổng số điểm: 0,5 0,5 0,5 1,5 đ 2,0 đ 5,0 10
Tổng tỉ lệ: 5% 5% 5% 15% 20 % 50% 100%

B.ĐỀ KIỂM TRA


I. Phần đọc – hiểu: ( 3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Chiến thắng thứ hai
Kenneth là một học sinh lớp tám. Cậu rất vui và hồi hộp khi được chọn tham dự
ngày hội thao của trường. Cậu bé đã vượt qua các bạn và về nhất trong lần thi chạy đầu
tiên. Phần thưởng là giải ruy băng choàng cho vai và sự hoan hô của khán giả khiến cậu
rất hãnh diện với bố mẹ và với các bạn cùng lớp.
Cậu bé tiếp tục thi lần chạy thứ hai. Ngay khi gần đến đích, chỉ cần thêm vài bước
nữa thì Kenneth sẽ lại là người chiến thắng, nhưng cậu bỗng chạy chậm lại và bước ra
khỏi đường đua. Chứng kiến việc làm ấy, mẹ cậu vô cùng thắc mắc:
- Tại sao con lại làm như vậy, Kenneth? Nếu con tiếp tục chạy, chắc chắn con sẽ
giành chiến thắng nữa đấy.
Kenneth ngước đôi mắt trong veo nhìn mẹ và trả lời:
- Nhưng mẹ ơi, con đã có một dải ruy băng rồi, còn bạn Billy thì chưa có.
(Theo Hạt giống tâm hồn, Tập 4)
Viết vào bài thi chữ cái đứng trước câu trả lời đúng ( từ câu 1 đến câu 4)
Câu 1: (0,25 điểm) Trong các từ sau từ nào là từ tượng hình ?
A. hồi hộp C. thắc mắc
B. trong veo D. chắc chắn
Câu 2:(0,25 điểm) Trong lần thi chạy đầu tiên, Kenneth đã đạt thành tích như thế
nào ?
A. về nhất C. được khán giả hoan hô
B. có một dải ruy băng D. không đạt thành tích
Câu 3: (0,25 điểm) Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên?
A. Miêu tả C. Tự sự
B. Biểu cảm D. Nghị luận
Câu 4:(0,25 điểm) Hành động nào của Kenneth khiến mẹ cậu “vô cùng thắc mắc”?
A. Tiếp tục chạy lần thứ hai
B. Nhận dải ruy băng
C. bỗng chạy chậm lại và bước ra khỏi đường đua
D. ngước đôi mắt trong veo nhìn mẹ
Câu 5 :(0,5 điểm) Xác định các từ thuộc một trường từ vựng có trong đoạn ngữ liệu và
gọi tên trường từ vựng đó?
Câu 6 : (0,5 điểm) Tại sao Kenneth lại chạy chậm lại và bước ra khỏi đường đua?
Câu 7: (1,0 điểm) Em có đồng tình với việc làm của Kenneth ở ngữ liệu trên không ?
vì sao ?
II. Tạo lập văn bản:
Câu 8 : (2,0 điểm) Từ đoạn ngữ liệu trên, em hãy viết một đoạn văn (từ 8-10 câu) trình
bày suy nghĩ của mình về ý nghĩa của lòng cao thượng trong cuộc sống.
Câu 9: (5,0 điểm) Em hãy đóng vai người được chứng kiến cảnh lão Hạc kể chuyện
bán chó với ông giáo trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao và kể lại câu chuyện đó.
(Chú ý kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm)
---------------Hết----------------
PHÒNG GD & ĐT TP PHÚC YÊN HƯỚNG DẪN CHẤM
TRƯỜNG THCS HAI BÀ TRƯNG ĐỀ KHẢO SÁT GIỮA HỌC KÌ I
NĂM HỌC: 2022-2023
Môn: NGỮ VĂN 8
(Hướng dẫn chấm gồm 02 trang)

A. Hướng dẫn chung:


- Đối với phần tự luận đáp án chỉ nêu một số ý chính có tính chất gợi ý; khi chấm GV
cần linh hoạt, chủ động trong đánh giá, cho điểm; khuyến khích những bài viết có sáng
tạo, có sức thuyết phục, có cách diễn đạt riêng, hợp lí
- Điểm toàn bài là 10 điểm, chi tiết đến 0.25 điểm
- Chỉ cho điểm tối đa khi bài làm của học sinh đạt được yêu cầu về kiến thức và kĩ năng
( tạo lập văn bản)
B. Hướng dẫn chi tiết:
I. Phần đọc – hiểu ( 3,0 điểm):
Từ câu 1 đến câu 4: mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
Câu hỏi Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4
Đáp án B A C C

Câu Nội dung Điểm


5 - HS xác định đúng các từ thuộc trường từ vựng ( 3 từ trở lên) 0,25
- Hs gọi tên được trường từ vựng đó 0,25
VD: : Các từ : vui, hồi hộp, hãnh diện… thuộc trường từ vựng:
trạng thái, cảm xúc của con người.
6 Vì cậu muốn nhường bạn, muốn bạn mình cũng có một 0,5
dải ruy băng giống mình

7 Học sinh có thể lựa chọn một trong hai phương án : đồng tình 1,0
hoặc không đồng tình nhưng phải có lí giải hợp lí, thuyết phục,
sau đây là một số gợi ý:
- Cách 1:
+ Đồng tình với việc làm của Kenneth (0,5 đ)
+ vì đây là việc làm cao thượng, nhân hậu, biết nghĩ đến người
khác… ( 0,5 đ)
- Cách 2 :
+ Không đồng tình với việc làm của Kenneth (0,5 đ)
+ Vì cuộc thi thì cần phải có tính cạnh tranh, công bằng; cần để
bạn mình nhận rõ khả năng của bản thân để cố gắng…( 0,5 đ)
Phần II/ Làm văn (7,0 điểm):
Câu Nội dung Điểm
1 * Yêu cầu về kĩ năng ( năng lực)
( 2đ) - Biết cách viết đoạn văn nghị luận trình bày rõ ràng quan điểm, nhận
thức của bản thân về vấn đề nghị luận; diễn đạt lưu loát; dùng từ, đặt 0,25
câu chuẩn xác; không mắc lỗi chính tả.
- Có sáng tạo trong cách viết 0,25
* Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh có thể đưa ra một số kiến giải sau:
- Cao thượng là tấm lòng rộng lượng, sẵn sàng tha thứ, bỏ qua cho 0,5
lỗi lầm của người khác; không so đo, tính toán thiệt hơn với người.
- Cao thượng với người khác sẽ làm chúng ta cảm thấy thanh thản,
thoải mái hơn, đồng thời chúng ta cũng được người khác yêu 0,5
thương, tôn trọng hơn.
- Cần phải sống cao thượng và đề cao người có lòng cao thượng 0,5
trong cuộc sống đồng thời phê phán những người sống nhỏ nhen,
ích kỉ, vụ lợi…
1.Yêu cầu chung
Học sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng, năng lực về kiểu bài tự sự
có kết hợp yếu tố miêu tả, miêu tả. Bài viết có bố cục đầy đủ, rõ ràng;
văn viết có cảm xúc; không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp.
2. Yêu cầu cụ thể
a. Hình thức: Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự
- Trình bày đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Biết sử dụng 0.5
2 yếu tố miêu tả hợp lí . Phần mở bài giới thiệu nhân vật, sự việc, tình
( 5đ) huống; phần thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt
chẽ với nhau, phần kết bài kể kết cục sự việc, thể hiện được ấn tượng,
cảm xúc sâu đậm của người kể

b. Nội dung kiến thức:


*Mở bài : Học sinh có thể mở bài bằng các cách khác nhau nhưng
cần đảm bảo các nội dung sau:
- Giới thiệu ngôi kể thứ nhất (tôi) có mặt trong câu chuyện như người 0.5
thứ 3 ngoài lão Hạc với ông giáo. (phân biệt với người kể ở trong
truyện của Nam Cao chính là ông giáo).
- Giới thiệu hoàn cảnh lão Hạc sang nhà ông giáo để kể chuyện bán
chó.
*Thân bài:
a. Kể lại diễn biến câu chuyện mà lão Hạc kể lại việc bán chó cho ông 2,0
giáo
- Vừa gặp ngay đầu cửa, lão nói với ông giáo: “Bán rồi”.
- Ông giáo thắc mắc: “Bán thật rồi à, nó cho bắt à ?”.
- Lão nói với giọng bùi ngùi, gương mặt lão cố tỏ ra vui vẻ nhưng thật
ra trong lòng đau đớn đến tột cùng.
- Lão cười, cười một cách quái dị, lão cười mà cứ như mếu. Trên đôi
mắt ngân ngấn nước, đỏ hoe.
- Lão bắt đầu khóc, lão khóc hu hu như một đứa trẻ, khóc như chưa
từng được khóc. Nước mắt chan hòa với nỗi đau khiến lòng lão quặn
lại, tim đau từng hồi.
- Lão vừa nói vừa đấm thình thịch vào ngực mình, nước mắt cứ thế
mà rơi trên gương mặt xương xương, gầy gầy.
b. Miêu tả biểu cảm của ông giáo và tâm trạng của lão Hạc 1,0
- Lão Hạc: nét mặt đau khổ của lão Hạc, nỗi ân hận của lão Hạc về
việc bán chó, chua chát kết thúc việc bán chó.
- Ông giáo: nét mặt của ông giáo khi nhận được tin, thái độ ân cần hỏi
han, chia sẻ, an ủi,…đồng cảm với tâm trạng day dứt của lão Hạc,
muốn xoa dịu nỗi đau của một thân phận khốn khổ kiếp người, tạo
niềm lạc quan cho ông bạn già và chính mình bằng cách pha trò, thấu
hiểu nhân cách cao đẹp của lão Hạc bằng tấm lòng người trí thức
nhân hậu.
*Kết bài: 0,5
Trở lại hoàn cảnh thực tại của mình, nêu cảm nghĩ của bản thân: Xót
thay cho những thân phận khốn khổ trong xã hội, không biết cậu
Vàng đi rồi, lão Hạc sẽ sống chuỗi ngày còn lại như thế nào, ai sẽ
quấn quýt bên lão,…
+ Mức tối đa: Đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu trên nhưng một
trong các ý còn chưa được trình bày đầy đủ hoặc liên kết chưa thật
sự chặt chẽ. ( 4-5 điểm)
+ Mức chưa tối đa: Học sinh kể được các sự việc nhưng chưa đầy đủ,
bước đầu biết sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm ( 3-4 điểm)
+ Mức chưa tối đa: Bài viết sơ sài, chưa sử dụng yếu tố miêu tả , biểu
cảm (1-2 điểm)
+ Mức không đạt Bài viết chung chung, chưa có gì đáng kể (1điểm)
c. Sáng tạo 0.5
Có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ,
hình ảnh và các yếu tố miêu tả, biểu cảm…) thể hiện được một số
suy nghĩ riêng sâu sắc; văn viết giàu cảm xúc
d. Chính tả, ngữ pháp
Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu
Lưu ý: Trên đây là gợi ý chấm phần tự luận, GV cần chủ động, linh hoạt trong
việc vận dụng đáp án và thang điểm, đối với phần vận dụng , khuyến khích bài viết có
cảm xúc, sáng tạo.

You might also like