You are on page 1of 4

Câu 1.1.

Kinh tế học là môn khoa học nghiên cứu việc sử dụng nguồn lực không
khan hiếm để thỏa mãn các nhu cầu hữu hạn
Câu 1.2. Trong kinh tế học, một nền kinh tế đóng là nền kinh tế có rất ít sự tự do
kinh tế
Câu 1.3. Tác động của một sự cải tiến công nghệ sẽ đẩy đường giới hạn khả năng
sản xuất ra ngoài
Câu 1.4. Chi phí cơ hội là tất cả các cơ hội bị mất đi khi đưa ra sự lựa chọn kinh tế
Câu 1.5. Trong một nền kinh tế có các hoạt động kinh tế được phối hợp bởi cơ chế
mệnh lệnh, các quyết định sản xuất cái gì, như thế nào và cho ai là kết quả của sự điều
chỉnh giá
Câu 1.6. Để thu thêm một loại hàng hóa nào đó, xã hội phải hy sinh một lượng
hàng hóa khác
Câu 1.7. Nếu không có các cơ hội khác nhau thì không có chi phí cơ hội
Câu 1.8. Nếu đường giới hạn khả năng sản xuất là một đường thẳng thì chi phí cơ
hội không đổi
Câu 1.9. Kinh tế thực chứng bàn về vấn đề đó là gì còn kinh tế chuẩn tắc sẽ đề cập
vấn đề đó sẽ ra sao trong tương lai
Câu 1.10. Vì có tình trạng khan hiếm cho nên các đơn vị kinh tế phải lựa chọn kỹ
các quyết định của mình
Câu 2.1. Cầu và lượng cầu là hai khái niệm giống nhau
Câu 2.2. Hàng hóa cấp thấp là hàng hóa mà cầu giảm khi thu nhập tăng
Câu 2.3. Xe máy và xăng là hai hàng hóa bổ sung
Câu 2.4. Đường cung cho thấy số lượng hàng hóa mà người sản xuất muốn bán ở
mỗi mức giá
Câu 2.5. Khi giá thịt bò tăng lên, cầu đối với thịt lợn giảm đi
Câu 2.6. Trạng thái cân bằng là một trạng thái vĩnh viễn
Câu 2.7. Nếu giá hàng hóa cao hơn mức giá cân bằng sẽ có hiện tượng dư thừa
hàng hóa
Câu 2.8. Khi đặt giá trần lượng cung hàng hóa sẽ tăng lên
Câu 2.9. Giả sử cầu với máy tính tăng lên và chi phí sản xuất máy tính giảm
xuống. Gía cân bằng sẽ giảm và lượng cân bằng sẽ tăng.
Câu 2.10. Nếu đường cầu thẳng đứng, thuế đánh vào hàng hóa sẽ do người tiêu
dùng gánh chịu
Câu 2.11. Co giãn của cầu theo giá đo lường sự nhạy cảm của giá đối với sự thay
đổi của cầu
Câu 2.12. Co giãn của cầu theo giá tại mọi điểm trên đường cầu tuyến tính là
không đổi
Câu 2.13. Bạn chi một khoản tiền rất nhỏ trong thu nhập để mua muối, cầu đối với
muối của bạn là ít co giãn
Câu 2.14. Giả sử độ co giãn của cầu theo giá hàng hóa X bằng -2. Điều này có
nghĩa là nếu giá của hàng hóa X tăng 3% thì lượng cầu hàng hóa X giảm 1,5 %
Câu 2.15. Nếu 2 hàng hóa X và Y có mối quan hệ được thể hiện như sau: QX= 20-
4 PY, ta có thể kết luận X và Y là hai hàng hóa có mối quan hệ bổ sung
Câu 2.16. Để tăng tổng doanh thu, người bán nên giảm giá bán vì có thể bán được
nhiều hàng hóa hơn
Câu 2.17. Nếu giá cam tăng lên 2% làm cho cầu về quýt tăng 4% thì cam và quýt
là hai hàng hóa thay thế và độ co giãn của quýt theo giá cam là lớn hơn 1
Câu 2.18. Nếu cung là hoàn toàn co giãn có nghĩa là 1% thay đổi trong giá làm
lượng cung thay đổi nhiều hơn 1%
Câu 2.19. Khi chính phủ đánh thuế trên từng đơn vị sản phẩm bán ra, người tiêu
dùng sẽ chịu thuế ít hơn người sản xuất nếu cầu co giãn.
Câu 2.20. Khi chính phủ trợ cấp cho từng đơn vị sản phẩm bán ra, giá cân bằng
trên thị trường sẽ giảm xuống trừ khi cầu là co giãn hoàn toàn.
Câu 3.1. Quy luật lợi ích cận biên giảm dần cho thấy khi tiêu dùng một hàng hóa
tăng lên thì tổng lợi ích giảm xuống
Câu 3.2. Vì thu nhập hữu hạn nên người tiêu dùng phải mua hàng hóa rẻ tiền để tối
đa hóa lợi ích
Câu 3.3. Tổng lợi ích tăng lên khi tiêu dùng hàng hóa cho thấy lợi ích cận biên
cũng tăng lên
Câu 3.4. Khi lợi ích cận biên của một đồng đối với hàng hóa X lớn hơn lợi ích cận
biên của một đồng đối với hàng hóa y, tổng lợi ích sẽ tăng lên nếu tăng tiêu dùng hàng
hóa X và giảm tiêu dùng hàng hóa Y
Câu 3.5. Khi đường cung dịch chuyển sang bên phải thặng dư tiêu dùng sẽ tăng
lên
Câu 3.6. Khi giá một hàng hóa thay đổi, các yếu tố khác giữ nguyên, độ dốc
đường ngân sách sẽ thay đổi
Câu 3.7. Khi thu nhập tăng lên, các yếu tố khác không đổi, đường ngân sách dịch
chuyển song song với đường ngân sách cũ ra bên ngoài
Câu 3.8. Khi thu nhập tăng lên gấp đôi, các yếu tố khác không đổi, người tiêu
dùng sẽ mua gấp đôi số lượng hàng hóa để tiêu dùng
Câu 3.9. Đường bàng quan cao hơn minh họa mức thu nhập cao hơn
Câu 3.10. Khi người tiêu dùng thu được thặng dư tiêu dùng thì người sản xuất bị
thiệt
Câu 4.1. Khi một hãng sản xuất và sử dụng chính máy móc thiết bị của mình thì
chi phí kinh tế sẽ nhỏ hơn chi phí khi đi thuê máy móc này
Câu 4.2. Nếu thêm 2 đơn vị đầu vào lao động vào một lượng cố định vốn thì sản
lượng đầu ra tăng thêm 15 đơn vị như vậy năng suất cận biên của lao động là 15 đơn vị
sản phẩm
Câu 4.3. Đường sản phẩm bình quân cắt đường năng suất cận biên tại giá trị cực
đại của đường năng suất cận biên
Câu 4.4. Tổng chi phí sản xuất (q+1) sản phẩm trừ đi tổng chi phí sản xuất q sản
phẩm được chi phí cận biên của sản phẩm q
Câu 4.5. Quy luật năng suất cận biên giảm dần đồng nghĩa với việc khi tăng yếu tố
đầu vào biến đổi thì cuối cùng năng suất cận biên có độ dốc âm
Câu 4.6. Chi phí biến đổi bình quân đạt giá trị cực tiểu tại cùng mức sản lượng mà
sản phầm bình quân đạt giá trị cực đại (giả định chỉ có lao động biến đổi, vốn cố định)
Câu 4.7. Nếu chi phí biến đổi bình quân giảm thì chi phí cận biên cũng giảm
Câu 4.8. Không có bất kỳ một phần chi phí bình quân ngắn hạn nào có thể nằm
dưới đường chi phí bình quân dài hạn
Câu 4.9. Trong dài hạn, tổng chi phí và chi phí biến đổi là như nhau
Câu 4.10. Khi tổng sản lượng đầu ra đang tăng thì năng suất cận biên của đầu vào
biến đổi vẫn có thể giảm nhưng có giá trị lớn hơn 0
Câu 5.1. Đường cầu của thị trường cạnh tranh hoàn hảo là đường nằm ngang
Câu 5.2. Mục tiêu của hãng cạnh tranh hoàn hảo là tối đa hóa doanh thu
Câu 5.3. Trong ngắn hạn khi giá thấp hơn tổng chi phí bình quân, hãng cạnh tranh
hoàn hảo phải đóng cửa sản xuất
Câu 5.4. Hãng cạnh tranh hoàn hảo tối đa hóa lợi nhuận khi bán được nhiều sản
phẩm nhất
Câu 5.5. Đường cung của nhà độc quyền là đường chi phí cận biên
Câu 5.6. Nhà độc quyền luôn thu được lợi nhuận kinh tế
Câu 5.7. Trong dài hạn hãng cạnh tranh hoàn hảo không đặt giá cao hơn hoặc thấp
hơn giá thị trường
Câu 5.8. Trong dài hạn hãng cạnh tranh độc quyền thu được lợi nhuận bằng không
tại mức P= ATCmin
Câu 5.9. Mô hình đường cầu gẫy khúc dự đoán rằng giá và sản lượng sẽ nhạy cảm
với sự thay đổi nhỏ của chi phí
Câu 5.10. Hãng độc quyền tập đoàn sẽ xem xét hành vi của các đối thủ trước khi
nó đưa ra quyết định giảm giá

You might also like