You are on page 1of 191

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


KHOA ĐIỆN ĐIỆN-TỬ
BỘ MÔN: ĐIỆN CÔNG NGHIỆP

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI: ỨNG DỤNG BMS QUẢN LÝ TOÀ NHÀ

GVHD: Ths. Lê Thị Hồng Nhung


Sinh viên thực hiện: MSSV
Nguyễn Xuân Ánh 17142209
Nguyễn Công Lý 17142275
Nguyễn Đào Ngọc Tiến 17142325
Ngành: Công Nghệ Kỹ Thuật Điện-Điện Tử
Khóa: 2017

TP. Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2021

1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM
KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ
BỘ MÔN: ĐIỆN CÔNG NGHIỆP

PHIẾU NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
I. TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH
- Trình bày tổng quan các hệ thống BMS mô hình tòa nhà trung tâm Trường Đại học Sư
phạm Kỹ thuật.
- Phân tích các thiết bị BMS được sử dụng trong mô hình.
- Xây dựng Website, App điện thoại để giám sát và điều khiển các thiết bị trong mô hình
tòa nhà trung tâm bằng phần mềm Visual Studio và phần mềm Android Studio.
II. MÔ TẢ ĐỀ TÀI
Nghiên cứu về việc tự động cập nhật số liệu từ các thiết bị trong mô hình BMS tòa nhà
trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật thông qua Internet. Xây dựng giao diện trên Website
online và giao diện trên điện thoại Android để giao tiếp với BCU, DDC giám sát và điều
khiển thiết bị trên mô hình.
II.1. Tính cần thiết
- Xây dựng được việc quản lý mô hình hệ thống BMS trên nền giao diện của hệ điều hành
Android của điện thoại. Giúp giám sát và điều khiển các hệ thống trong tòa nhà trực tiếp
trên Website và điện thoại Android.
- Là mô hình phục vụ cho sinh viên có thể thực tập khi học các môn về BMS. Giúp cho
sinh viên hiểu và vận hành được các hệ thống BMS trong tòa nhà.
II.2. Bài toán đặt ra (Nội dung cần giải quyết)
- Xây dựng Website giám sát và điều khiển thiết bị.
- Xây dựng giao diện trên điện thoại Android để giám sát và điều khiển thiết bị.
- Vận hành các hệ thống BMS của mô hình trên các ứng dụng đã thiết kế.
- Kiểm tra và đánh giá kết quả.
II.3. Kỹ thuật – Phương pháp sử dụng để giải quyết vấn đề
- Hình thành ý tưởng
- Thiết kế hệ thống
i
- Thi công
- Vận hành và kiểm tra
II.4. Kết quả đạt được
- Thiết kế Website trực tuyến để giám sát và điều khiển thiết bị.
- Thiết kế giao diện trên điện thoại Android để giám sát và điều khiển thiết bị.
- Vận hành các hệ thống BMS mô hình tòa nhà trung tâm như: chiếu sáng, rèm che, nhiệt
độ, quạt điều áp và hệ thống điện năng trên Website và App.
- Đánh giá sự ổn định về vận hành các hệ thống BMS mô hình tòa nhà trung tâm trên
website và ứng dụng điện thoại Android đã thiết kế.

Tp. HCM, ngày.....tháng…..năm 2021 Tp. HCM, ngày 12 tháng 08 năm 2021
Nhóm sinh viên Giảng viên hướng dẫn

Ths. Lê Thị Hồng Nhung

ii
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM
KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ
BỘ MÔN: ĐIỆN CÔNG NGHIỆP

PHIẾU NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN
I. Tiêu chí và điểm đánh giá
Grade
Điểm
Criteria Very đánh
Poor Adequate Very Good Ideal
Poor giá

0-2 3-5 6-7 8-9 10


Mục 1: Mức
Vấn đề vừa
độ thời sự Thực hiện
Quá dễ sức/Cần phải Vấn đề khó/Cần
của đề tài, được nhưng Vấn đề rất khó/Cần nhiều
thực dành thời nhiều kiến thức
độ khó của thực tế kiến thức tổng hợp đã học
hiện gian nghiên tổng hợp đã học
đề tài không cần
cứu
Mục 2: Tính 0-2 3-5 6-7 8-9 10
ứng dụng
Không Thỉnh
của đề tài Thực tế bên Thực tế bên ngoài đang rất
có ứng thoảng có Có ứng dụng
vào thực ngoài đang cần cần và cấp thiết
dụng ứng dụng
tiễn
Mục 3: Tính 0-2 3-5 6-7 8-9 10
đúng đắn Có phương
Có phương Phương pháp
của đề tài, pháp Phương pháp nghiên cứu rõ
Không pháp nghiên nghiên cứu rõ
phương nghiên cứu, ràng, khoa học, phù hợp với
hợp lý cứu, định ràng, định
pháp nghiên nhưng chưa đề tài, sáng tạo
hướng đúng hướng đúng
cứu hợp lý rõ ràng
0-6 7-15 16-21 22-27 28-30
Giải pháp rõ
Mục 4: Giải
Giải pháp rõ ràng, có quy Giải pháp rõ ràng, có quy
pháp &
ràng, có thi trình thực hiện trình thực hiện thi công/mô
công nghệ, Không Giải pháp
công mô thi công/mô phỏng vận hành được, kết
thi công/mô có sơ sài
hình/mô phỏng vận hành quả mô phỏng/vận hành tốt,
phỏng
phỏng được sáng tạo

0-8 9-20 21-28 29-36 37-40


Báo cáo
Mục 5: Xem Nội Có đầy đủ cấu trúc nội
đơn giản,
đĩa CD dung Có đầy đủ cấu dung, trình bày hợp lý, khoa
chưa đầy đủ Có đủ cấu
trình bày không trúc nội dung, học, logic, rõ ràng, dễ hiểu,
cấu trúc, trúc, nội
báo cáo nội phù hợp trình bày hợp lý, đúng quy định về trình bày
nội dung dung
dung LV với mục khoa học luận văn, không có lỗi
như đã đề
tiêu chính tả, sáng tạo
ra
Điểm tổng kết (quy đổi về
thang 10)

iii
II. Các vấn đề cần làm rõ.
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
.......................................................................................................................
III. Các nội dung cần bổ sung hiệu chỉnh.
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
.......................................................................................................................
IV. Ý kiến kết luận: Đồng ý hay không đồng ý cho bảo vệ.
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
.......................................................................................................................

Tp. HCM, ngày….tháng….năm 2021


Giảng viên phản biện

iv
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình đại học và thực hiện thành công đề tài tốt nghiệp này.
Nhóm xin chân thành cảm ơn đến quý thầy cô khoa Điện-Điện Tử, quý thầy cô trường đại
học Sư Phạm Kỹ Thuật TP. Hồ Chí Minh, đã truyền đạt kiến thức quý giá trong suốt thời
gian vừa qua người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo trong suốt quá trình làm khoá luận tốt
nghiệp.
Đặc biệt, nhóm gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Cô Ths. Lê Thị Hồng Nhung và Thầy Ts.
Lê Trọng Nghĩa giảng viên hướng dẫn đồ án đã truyền đạt những kiến thức về các môn đại
cương cũng như các môn chuyên ngành để có được cơ sở lý thuyết vững vàng và tạo điều
kiện trong suốt quá trình nhóm làm khoá luận tốt nghiệp. Ngoài ra còn hỗ trợ tận tình thiết
bị, phòng nghiên cứu.
Cuối cùng, nhóm xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè, đã luôn tạo điều kiện,
quan tâm, giúp đỡ, động viên trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khoá luận tốt
nghiệp.
Chân thành cảm ơn!

v
LỜI CAM ĐOAN

Nhóm xin cam đoan đề tài “Ứng dụng BMS quản lý toà nhà” là do nhóm phát triển
từ mô hình có sẵn và thực hiện dưới sự hướng dẫn của cô Ths Lê Thị Hồng Nhung và thầy
Ts. Lê Trọng Nghĩa, không có sự sao chép từ đề tài nào khác, nhóm xin hoàn toàn trách
nhiệm nếu có vấn đề xảy ra.

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2021


Nhóm sinh viên

Nguyễn Xuân Ánh Nguyễn Công Lý Nguyễn Đào Ngọc Tiến

vi
TÓM TẮT
Đề tài trình bày tổng quan các hệ thống BMS mô hình tòa nhà trung tâm Trường Đại
Học Sư Phạm Kỹ Thuật như: Hệ thống chiếu sáng, hệ thống rèm che, hệ thống nhiệt độ, hệ
thống quạt điều áp và hệ thống giám sát điện năng. Những hệ thống này được thiết kế giám
sát và điều khiển trên Website và ứng dụng trên điện thoại Android.

Đề tài phân tích về các thiết bị BMS được sử dụng trong mô hình như: Bộ điều khiển
trung tâm BCU, bộ điều khiển số trực tiếp DDC C46, module mở rộng EXP 8UI8R của
công ty PNTECH, đồng hồ đo điện năng EPM 5500P của GE. Đề tài đã phân tích việc cập
nhật và đồng bộ được dữ liệu từ hệ thống BMS mô hình tòa nhà trung tâm lên cơ sở dữ liệu
Firebase của Google.
Từ những kiến thức đã học, nhóm đã xây dựng Website, App điện thoại để giám sát
và điều khiển các thiết bị trong mô hình tòa nhà trung tâm bằng phần mềm Visual Studio
và phần mềm Android Studio. Giao diện Website và App Android được thiết kế một cách
trực quan về các hệ thống BMS để người dùng dễ điều khiển và giám sát. Đề tài cũng trình
bày quy trình thực hiện giám sát và điều khiển các hệ thống BMS của mô hình tòa nhà trung
tâm trên website và ứng dụng điện thoại đã thiết kế. Đề tài cũng đánh giá được mức độ ổn
định khi vận hành hệ thống BMS tòa nhà trung tâm.

vii
MỤC LỤC
PHIẾU NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN ................... i
PHIẾU NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN ................... iii
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................... v
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................. vi
TÓM TẮT .........................................................................................................................vii
MỤC LỤC ....................................................................................................................... viii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................................ xi
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .....................................................................................xii
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ .................................................................. xiii
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
1.1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu của đề tài ................................................................................................... 2
1.3. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................... 3
1.4. Giới hạn của đề tài ................................................................................................... 3
1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................... 3
1.5.1. Ý nghĩa khoa học ............................................................................................... 3
1.5.2 .Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................................ 3
1.6. Nội dung nghiên cứu ................................................................................................ 4
1.7. Phương án thực hiện và quy trình thiết kế ............................................................ 4
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN HỆ THỐNG BMS ............................................................. 7
2.1. Tổng quan về hệ thống BMS ................................................................................... 7
2.2. Đối tượng hệ thống BMS ......................................................................................... 7
2.3. Phân cấp hệ thống quản lý điều khiển và truyền thông trong hệ thống BMS [4]
......................................................................................................................................... 12
2.4. Các giao thức trong hệ thống BMS [8] ................................................................. 14
2.4.1. Giao thức BACnet [8] ...................................................................................... 15
2.4.2. Giao thức Lonmark [8] ................................................................................... 15
2.4.3. Giao thức Modbus [8] ...................................................................................... 17

viii
2.4.4. Lựa chọn giao thức truyền thông ................................................................... 18
2.5. Các chuẩn truyền thông trong hệ thống BMS..................................................... 20
2.5.1. Chuẩn truyền thông RS232 [9] ....................................................................... 20
2.5.2. Chuẩn truyền thông RS485 [9] ....................................................................... 23
2.5.3. Chuẩn Ethernet ................................................................................................ 24
2.6. Lợi ích của hệ thống BMS ..................................................................................... 24
2.7. Các thiết bị sử dụng trong mô hình BMS ............................................................ 26
2.7.1. Bộ điều khiển trung tâm BCU [11] ................................................................ 26
2.7.2. Bộ điều khiển số trực tiếp DDC-C46 [11] ...................................................... 28
2.7.3. Module mở rộng EXP 8UI8R [11].................................................................. 32
2.7.4 Đồng hồ EPM 5500P [2]. .................................................................................. 35
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ HỆ THỐNG BMS ................................................................. 45
3.1. Thiết kế phần cứng hệ thống BMS ....................................................................... 45
3.1.1. Sơ đồ khối hệ thống BMS ................................................................................ 45
3.1.2. Sơ đồ nguyên lý của hệ thống ......................................................................... 46
3.1.3. Nguyên lý hoạt động của mô hình .................................................................. 47
3.1.4. Sơ đồ kết nối thiết bị trên mô hình................................................................. 48
3.2. Thiết kế phần mềm hệ thống BMS ....................................................................... 51
3.2.1. Sơ đồ khối và lưu đồ thiết kế phần mềm hệ thống BMS.............................. 51
3.2.2. Cấu hình thiết bị .............................................................................................. 56
3.2.3. Tạo cơ sở dữ liệu Firebase và lập trình Nodered.......................................... 93
3.2.4. Cấu trúc dữ liệu hệ thống và thiết kế giao diện Website ........................... 121
3.2.5. Cấu trúc dữ liệu hệ thống và thiết kế giao diện điện thoại ........................ 137
CHƯƠNG 4: VẬN HÀNH VÀ KIỂM TRA MÔ HÌNH ............................................. 148
4.1. Mục tiêu vận hành ................................................................................................ 148
4.2. Quy trình vận hành hệ thống .............................................................................. 149
4.2.1. Quy trình vận hành hệ thống trên Website ................................................. 149
4.2.2. Vận hành hệ thống trên điện thoại............................................................... 158
4.3. Các lỗi hay gặp phải trong quá trình vận hành và cách khắc phục ................ 165
ix
4.3.1. Các lỗi hay gặp phải ...................................................................................... 165
4.3.2. Các cách khắc phục ....................................................................................... 167
4.4. Kiểm định tính ổn định hệ thống. ....................................................................... 167
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN .............................................................................................. 169
5.1. Các vấn đề đã nghiên cứu được .......................................................................... 169
5.2. Hướng phát triển của đề tài ................................................................................ 169
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................. 171

x
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BMS: Building Management System.
BCU: Building Control Unit.
DDC: Direct Digital Controller.
IOT: Internet of Things.
HVAC: Heating, Ventilation and Air – Conditioning.
BACNet: Building Automation and Control Networks.
AI: Analog Input.
DI: Digital Input.
CB: Circuit Breaker.
SNVT: Standard Network Variable Type.
ASCII: American Standard Code for Information Interchange.
RTU: Remote Terminal Unit.
TCP: Real – Time Control.
IP: Internet Protocol.
EIA: Electronic Industry Association.
TIA: Telecommunications Industry Association.
DCE: Data Circuit-Terminating Equipment.
LAN: Local Area Network.
PID: Proportional-Intergal-Derivative.
APP: Application.
SDK: Software Development Kit.
PC: Personal Computer.
AC: Alternating Current.
DC: Direct Current.
NO: Normal Open.
NC: Normal Close.
PT: Potential Transformer.
CT: Current Transformer.

xi
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Lựa chọn giao thức truyền thông [10] ............................................................... 19
Bảng 2.2: Bảng thông số RS232 [9] ................................................................................... 22
Bảng 2.3: Đặc điểm và thông số của các chuẩn họ RS232 và RS485 [9] .......................... 24
Bảng 2.4: Thông số kỹ thuật bộ điều khiển trung tâm BCU. ............................................. 27
Bảng 2.5: Thông số kỹ thuật của bộ điều khiển số DDC-C46 ........................................... 30
Bảng 2.6: Thông số kỹ thuật đồng hồ EPM5500P ............................................................. 38
Bảng 2.7: Sơ đồ cấp nguồn, ngõ vào số, ngõ vào tín hiệu RS485 ..................................... 38
Bảng 2.8: Ngõ vào số, ngõ ra relay .................................................................................... 39
Bảng 2.9: Sơ đồ đo lường điện năng, dòng điện ................................................................ 39
Bảng 3.1: Địa chỉ thanh ghi (Points) của thiết bị DDC C46 trên BCU. ............................. 79
Bảng 3.2: Địa chỉ thanh ghi (Points) của thiết bị EPM 5500P trên BCU .......................... 80
Bảng 3.3: Danh sách các Point của BCU ........................................................................... 82
Bảng 3.4: Các đối tượng cần điều khiển trong mô hình BMS tòa nhà trung tâm ............ 115

xii
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ
Hình 1.1: Giám sát và điều khiển trên điện thoại các hệ thống trong mô hình tòa nhà ....... 2
Hình 1.2: Các bước thực hiện đề tài ..................................................................................... 5
Hình 1.3: Sơ đồ quá trình hình thành ý tưởng ...................................................................... 5
Hình 2.1: Hệ thống quản lý tòa nhà BMS [Nguồn Internet] ................................................ 7
Hình 2.2: Hệ thống báo cháy [6] .......................................................................................... 8
Hình 2.3: Hệ thống thang máy [6] ........................................................................................ 9
Hình 2.4: Hệ thống phân phối điện [6] ............................................................................... 11
Hình 2.5: Phân cấp hệ thống quản lý điều khiển [3] .......................................................... 13
Hình 2.6: Các giao thức thường được sử dụng trong hệ thống BMS ................................. 14
Hình 2.7: Các chuẩn truyền thông trong hệ thống BMS .................................................... 20
Hình 2.8: Sơ đồ chân RS232 [9] ........................................................................................ 22
Hình 2.9: Sơ đồ chân kết nối RS485 [9]............................................................................. 23
Hình 2.10: Lợi ích của hệ thống BMS................................................................................ 25
Hình 2.11: Bộ điều khiển trung tâm BCU [11] .................................................................. 26
Hình 2.12: Sơ đồ chân kết nối của bộ điều khiển BCU [11] .............................................. 27
Hình 2.13: Sơ đồ khối điển hình của bộ điều khiển BCU .................................................. 28
Hình 2.14: Bộ điều khiển số trực tiếp DDC-C46 [11] ....................................................... 29
Hình 2.15: Sơ đồ chân thiết bị DDC-C46 [11] ................................................................... 31
Hình 2.16: Sơ đồ khối điển hình của DDC......................................................................... 32
Hình 2.17: Module mở rộng EXP 8UI8R [11] ................................................................... 33
Hình 2.18: Sơ đồ chân thiết bị EXP 8UI8R [11] ................................................................ 34
Hình 2.19: Sơ đồ khối điển hình của EXP 8UI8BI ............................................................ 35
Hình 2.20: Hình ảnh đồng hồ điện năng EPM5500P ......................................................... 36
Hình 2.21: Đấu nguồn trực tiếp [2] .................................................................................... 39
Hình 2.22: Đấu nguồn thông qua biến áp [2] ..................................................................... 39
Hình 2.23: Sơ đồ đấu dây trực tiếp [2] ............................................................................... 40
Hình 2.24: Sơ đồ đấu dây 3LN với 3PT [2] ....................................................................... 40
Hình 2.25: Sơ đồ đấu dây mạng 3 pha 4 dây dùng 2PT [2] ............................................... 40
xiii
Hình 2.26: Sơ đồ đấu dây dùng 3 CT [2] ........................................................................... 41
Hình 2.27: Sơ đồ đấu dây 3 CT dùng 2 CT [2] .................................................................. 41
Hình 2.28: Sơ đồ dây dùng 2 CT [2] .................................................................................. 41
Hình 2.29: Sơ đồ đấu dây dùng 1 CT [2] ........................................................................... 42
Hình 2.30: Sơ đồ đấu dây 3LN, 3CT với 3CTs [2] ............................................................ 42
Hình 2.31: Sơ đồ đấu dây 3LN, 3CT với 2CTs [2] ............................................................ 42
Hình 2.32: Sơ đồ đấu dây 2LN, 2CT [2] ............................................................................ 43
Hình 2.33: Sơ đồ đấu dây 2LN, 1CT [2] ............................................................................ 43
Hình 2.34: Sơ đồ đấu dây 2LL dùng 2CT [2] .................................................................... 44
Hình 2.35: Sơ đồ đấu dây mạng điện L-N [2] .................................................................... 44
Hình 2.36: Mạng điện 1 pha 3 dây [2]................................................................................ 44
Hình 3.1: Sơ đồ khối hệ thống BMS mô hình tòa nhà trung tâm ....................................... 45
Hình 3.2: Sơ đồ nguyên lý hệ thống BMS ......................................................................... 47
Hình 3.3: Sơ đồ đấu nối thiết bị trên mô hình BMS tòa nhà trung tâm ............................ 49
Hình 3.4: Sơ đồ khối thiết kế phần mềm hệ thống BMS ................................................... 52
Hình 3.5: Lưu đồ giải thuật điều khiển hệ thống BMS ...................................................... 54
Hình 3.6: Lưu đồ giải thuật giám sát hệ thống BMS ......................................................... 55
Hình 3.7: Các nút nhấn trên đồng hồ EPM 5500P ............................................................. 56
Hình 3.8: Màn hình cài đặt mật khẩu đăng nhập cho đồng hồ ........................................... 57
Hình 3.9: Màn hình cài đặt địa chỉ IP cho đồng hồ ............................................................ 57
Hình 3.10: Màn hình cài đặt tốc độ Baud cho đồng hồ ...................................................... 57
Hình 3.11: Màn hình cài đặt đấu nối dây ngõ vào điện áp cho đồng hồ ............................ 58
Hình 3.12: Màn hình cài đặt đấu nối dây ngõ vào dòng điện cho đồng hồ ........................ 58
Hình 3.13: Màn hình cài đặt điện áp sơ cấp cho biến dòng ............................................... 58
Hình 3.14: Màn hình cài đặt điện áp thứ cấp cho biến dòng .............................................. 59
Hình 3.15: Add địa chỉ thanh ghi module mở rộng EXP 8UI8R ....................................... 59
Hình 3.16: Cài đặt kết nối bộ điều khiển DDC .................................................................. 61
Hình 3.17: Cấu hình các ngõ vào đa chức năng UI của DDC_C46 ................................... 62
Hình 3.18: Cấu hình ngõ vào cảm biến nhiệt độ UI01 ....................................................... 63
xiv
Hình 3.19: Cấu hình ngõ vào cảm biến độ ẩm UI 02 ......................................................... 63
Hình 3.20: Cấu hình ngõ vào cảm biến ánh sáng UI 03 ..................................................... 64
Hình 3.21: Cấu hình ngõ vào cảm biến ánh sáng UI 04 ..................................................... 64
Hình 3.22: Cấu hình các ngõ ra analog của DDC_C46...................................................... 65
Hình 3.23: Cấu hình ngõ ra Analog điều khiển Driver đèn ............................................... 66
Hình 3.24: Cấu hình các ngõ ra relay của DDC_C46 ........................................................ 67
Hình 3.25: Cấu hình ngõ ra relay cấp nguồn cho quạt điều áp .......................................... 68
Hình 3.26: Cấu hình ngõ ra relay cấp nguồn cho sò nóng lạnh và bơm làm mát .............. 68
Hình 3.27: Cấu hình ngõ ra relay cấp nguồn cho quạt tản nhiệt ........................................ 68
Hình 3.28: Cấu hình ngõ ra Relay cấp nguồn cho Driver đèn ........................................... 68
Hình 3.29: Cấu hình ngõ ra relay chuyển chế độ điều khiển đèn (Auto/Manual) ............. 69
Hình 3.30: Cấu hình ngõ ra relay DO 05 cấp nguồn L298 điều khiển rèm Analog........... 69
Hình 3.31: Cấu hình ngõ ra relay DO 06 cấp nguồn L298 điều khiển rèm Analog........... 69
Hình 3.32: Cấu hình các chế độ tính toán đầu vào cho DDC_C46 .................................... 69
Hình 3.33: Cấu hình kênh tính toán từ 2 cảm biến ánh sáng UI03, UI04 .......................... 70
Hình 3.34: Cấu hình chế độ hoạt động của DDC_C46 ...................................................... 70
Hình 3.35:Add thanh ghi đồng hồ EPM5500P lên thanh ghi DDC ................................... 71
Hình 3.36: Đăng nhập vào phần mềm BMS Control Software .......................................... 72
Hình 3.37: Giao diện phần mềm BMS control Software ................................................... 73
Hình 3.38: Truy cập trang thiết lập thiết bị kết nối với BCU ............................................. 73
Hình 3.39: Thiết lập thiết bị trong BCU ............................................................................. 74
Hình 3.40: Nhập thông số cấu hình cho DDC .................................................................... 75
Hình 3.41: Nhập thông số cấu hình cho EPM 5500P ......................................................... 75
Hình 3.42: Tạo device thiết bị ảo ....................................................................................... 76
Hình 3.43: Truy cập trang thiết lập và quản lý thanh ghi của BCU ................................... 76
Hình 3.44: Thiết lập thanh ghi giá trị hiển thị độ rọi hiện tại ............................................. 78
Hình 3.45: Sơ đồ kết nối truyền thông giữa BCU và đồng hồ EPM5500P ........................ 86
Hình 3.46: Thiết lập point dữ liệu hiển thị giá trị tần số từ thanh ghi đồng hồ .................. 87
Hình 3.47: Sơ đồ kết nối BCU giám sát 1024 đồng hồ EPM 5500P ................................. 89
xv
Hình 3.48: Sơ đồ kết nối truyền thông giữa BCU và đồng hồ EPM5500P thông qua DDC
............................................................................................................................................ 90
Hình 3.49: Cấu hình ngõ vào cảm biến nhiệt độ UI01 ....................................................... 91
Hình 3.50: Thiết lập point giá trị hiển thị giá trị nhiệt độ của cảm biến ............................ 92
Hình 3.51: Mã ID của point giám sát nhiệt độ trên BCU ................................................... 93
Hình 3.52: Đăng nhập tài khoản Firebase .......................................................................... 93
Hình 3.53: Tạo project Firebase mới .................................................................................. 94
Hình 3.54: Nhập thông tin project ...................................................................................... 94
Hình 3.55: Điều khoản của Firebase .................................................................................. 95
Hình 3.56: Tùy chọn Google Analyitcs .............................................................................. 95
Hình 3.57: Khởi tạo Firebase thành công ........................................................................... 96
Hình 3.58: Tạo cơ sở dữ liệu Realtime Database ............................................................... 96
Hình 3.59: Vị trí lưu cơ sở dữ liệu ..................................................................................... 97
Hình 3.60: Đặt quy luật cho cơ sở dữ liệu Realtime Database .......................................... 98
Hình 3.61: Mở chương trình Nodered trên BCU ............................................................... 99
Hình 3.62: Cửa sổ làm việc của chương trình Nodered ..................................................... 99
Hình 3.63: Lập trình đọc các điểm dữ liệu điện năng của đồng hồ từ BCU .................... 100
Hình 3.64: Lập trình đọc các điểm dữ liệu về năng lượng của đồng hồ từ BCU ............. 101
Hình 3.65: Lập trình đọc các điểm dữ liệu từ các cảm biến trong mô hình BMS ........... 101
Hình 3.66: Lập trình đọc các điểm dữ liệu về trạng thái hoạt động của các thiết bị trong
mô hình BMS.................................................................................................................... 102
Hình 3.67: Lập trình xử lý giá trị đọc về từ các thanh ghi của BCU ............................... 103
Hình 3.68: Thông số thanh ghi tần số của đồng hồ EPM 5500P ..................................... 104
Hình 3.69: Hộp thoại lập trình xử lý giá trị tần số ........................................................... 105
Hình 3.70: Lập trình ghi các giá trị điện năng đã xử lý vào các điểm dữ liệu ảo ............ 106
Hình 3.71: Lập trình ghi các cảm biến từ mô hình BMS đã xử lý vào các điểm dữ liệu ảo
.......................................................................................................................................... 106
Hình 3.72: Lập trình ghi các giá trị cảm biến đã xử lý vào các điểm dữ liệu ảo ............. 107
Hình 3.73: Lập trình hoàn tất luồng dữ liệu điện năng của đồng hồ EMP 5500P ........... 107
xvi
Hình 3.74: Lập trình hoàn tất luồng dữ liệu năng lượng điện năng của đồng hồ EMP
5500P ................................................................................................................................ 108
Hình 3.75: Lập trình hoàn tất luồng dữ liệu giám sát các giá trị cảm biến trong mô hình
BMS .................................................................................................................................. 108
Hình 3.76: Lập trình hoàn tất luồng dữ liệu về trạng thái hoạt động của các thiết bị trong
mô hình BMS.................................................................................................................... 109
Hình 3.77: Khối inject trong lập trình Nodered ............................................................... 109
Hình 3.78: Hộp thoại thiết lập khối inject trong lập trình Nodered ................................. 110
Hình 3.79: Khối http request trong lập trình Nodered ..................................................... 110
Hình 3.80: Hộp thoại thiết lập khối request trong lập trình Nodered ............................... 111
Hình 3.81: Khối function trong lập trình Nodered ........................................................... 112
Hình 3.82: Hộp thoại thiết lập khối Function trong lập trình Nodered ............................ 112
Hình 3.83: Khối Firebase modify trong lập trình Nodered .............................................. 113
Hình 3.84: Hộp thoại thiết lập khối Firebase modify trong lập trình Nodered ................ 113
Hình 3.85: Link liên kết giữa cơ sở dữ liệu Firebase và Nodered.................................... 114
Hình 3.86: Các luồng dữ liệu điều khiển thiết bị trong mô hình BMS tòa nhà trung tâm
.......................................................................................................................................... 116
Hình 3.87: Khối Firebase.on trong lập trình Nodered ...................................................... 116
Hình 3.88: Hộp thoại thiết lập khối Firebase.on trong lập trình Nodered........................ 117
Hình 3.89: Cấu trúc dữ liệu của cơ sở dữ liệu Firebase ................................................... 118
Hình 3.90: Tổng quan luồng dữ liệu hệ thống BMS mô hình tòa nhà trung tâm............. 119
Hình 3.91: Sơ đồ khối cấu trúc Website BMS ................................................................. 121
Hình 3.92: Trang chủ của Website ................................................................................... 122
Hình 3.93: Trang giới thiệu của Website ......................................................................... 123
Hình 3.94: Mô hình BMS tòa nhà trung tâm thực tế ........................................................ 124
Hình 3.95: Mô hình BMS mô phỏng 3d bằng phần mềm sketchup ................................. 124
Hình 3.96: Trang giới thiệu nhóm và giảng viên hướng dẫn ........................................... 125
Hình 3.97: Đăng ký tài khoản của Website ...................................................................... 125
Hình 3.98: Đăng nhập vào hệ thống dữ liệu của Website ................................................ 126
xvii
Hình 3.99: Trang hệ thống giám sát điện năng ................................................................ 126
Hình 3.100: Hệ thống giám sát và điều khiển mô hình tòa nhà BMS của Website ......... 127
Hình 3.101: Trang lịch sử truy cập của Website .............................................................. 128
Hình 3.102: Bố trí các nội dung trên Website .................................................................. 129
Hình 3.103: Các tên miền Website thông dụng [Nguồn:Internet] ................................... 129
Hình 3.104: Các gói dữ liệu của WebHosting [Nguồn: Internet] .................................... 130
Hình 3.105: Liên kết Website với cơ sở dữ liệu Firebase ................................................ 131
Hình 3.106: Truy cập phần cài đặt của Project Firebase .................................................. 132
Hình 3.107: Lấy thư viện liên kết Website với Firebase .................................................. 132
Hình 3.108: Trang chủ Website Somee.com .................................................................... 133
Hình 3.109: Màn hình đăng nhập trang web somee.com ................................................. 134
Hình 3.110: Hoàn thành Website ..................................................................................... 134
Hình 3.111: Tạo cơ sở dữ liệu cho Website ..................................................................... 135
Hình 3.112: Tải các file chương trình Website lên Hosting ............................................. 136
Hình 3.113: Cấu hình Website để đưa lên hosting ........................................................... 136
Hình 3.114: Thay đổi đoạn code phần connection string ................................................. 137
Hình 3.115: Đăng nhập vào tài khoản Firebase ............................................................... 138
Hình 3.116: Kết nối Firebase và Android Studio ............................................................. 138
Hình 3.117: Kết nối cơ sở dữ liệu Realtime Database ..................................................... 139
Hình 3.118: Hộp thoại hướng dẫn kết nối firebase .......................................................... 140
Hình 3.119: Danh sách các project mà tài khoản Firebase quản lý.................................. 141
Hình 3.120: Tạo liên kết giữa project cơ sở dữ liệu với ứng dụng Android .................... 141
Hình 3.121: Đưa thành công cơ sở dữ liệu thời gian thực vào ứng dụng ........................ 142
Hình 3.122: Cài đặt thành công thư viện .......................................................................... 143
Hình 3.123: Chỉnh quyền truy cập cho cơ sở dữ liệu ....................................................... 143
Hình 3.124: Cho phép đọc/ghi dữ liệu lên cơ sở dữ liệu .................................................. 144
Hình 3.125: Phác họa giao diện màn hình đăng nhập ...................................................... 145
Hình 3.126: Phác họa giao diện màn hình chính giám sát hệ thống ................................ 146
Hình 3.127: Phác họa các giao diện màn hình điều khiển hệ thống ................................ 146
xviii
Hình 3.128: Giao diện của ứng dụng khi hoàn thiện........................................................ 147
Hình 4.1: Mục tiêu vận hành các hệ thống BMS trên điện thoại và Website .................. 148
Hình 4.2: Sơ đồ quy trình vận hành hệ thống................................................................... 149
Hình 4.3: Sơ đồ vận hành hệ thống chiếu sáng và rèm che trên Website ........................ 150
Hình 4.4: Giám sát và điều khiển hệ thống chiếu sáng và rèm che.................................. 151
Hình 4.5: Sơ đồ vận hành giám sát và điều khiển nhiệt độ trên Website......................... 152
Hình 4.6: Giám sát và điều khiển hệ thống nhiệt độ ........................................................ 153
Hình 4.7: Sơ đồ vận hành điều khiển quạt điều áp trên Website ..................................... 154
Hình 4.8: Điều khiển hệ thống quạt điều áp ..................................................................... 155
Hình 4.9: Sơ đồ giám sát điện năng trên Website ............................................................ 156
Hình 4.10: Giám sát thông số điện năng trên Website ..................................................... 157
Hình 4.11: Hệ thống giám sát điện năng .......................................................................... 157
Hình 4.12: Lịch sử đăng nhập trên Website ..................................................................... 158
Hình 4.13: Sơ đồ vận hành hệ thống chiếu sáng trên điện thoại ...................................... 159
Hình 4.14: Quy trình điều khiển giám sát hệ thống chiếu sáng trên điện thoại ............... 160
Hình 4.15: Sơ đồ vận hành hệ thống rèm che trên điện thoại .......................................... 160
Hình 4.16: Quy trình điều khiển rèm trên điện thoại ....................................................... 161
Hình 4.17: Sơ đồ vận hành hệ thống nhiệt độ trên điện thoại .......................................... 161
Hình 4.18: Quy trình giám sát và điều khiển nhiệt độ trên điện thoại ............................. 162
Hình 4.19: Sơ đồ vận hành hệ thống quạt điều áp trên điện thoại ................................... 163
Hình 4.20: Quy trình giám sát và điều khiển quạt điều áp trên điện thoại ....................... 164
Hình 4.21: Sơ đồ vận hành hệ thống giám sát điện năng trên điện thoại ......................... 164
Hình 4.22: Quy trình giám sát điện năng trên điện thoại ................................................. 165
Hình 4.23: Ngõ vào 12 của DDC_C46 bị lỗi ................................................................... 166
Hình 4.24: Lỗi không nhận tín hiệu từ đồng hồ EPM 5500P ........................................... 166
Hình 4.25: Cài đặt chu kỳ quét dữ liệu ............................................................................. 167

xix
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài

Trong thời đại ngày nay, ngày càng nhiều các tòa nhà cao tầng được xây dựng để làm
công sở, trung tâm thương mại, khách sạn,… Hệ thống các tòa nhà này ngày càng trở nên
hiện đại, tiện nghi để phục vụ các nhu cầu ngày càng cao của con người. Khi đó, tự động
hóa đã dần trở nên quen thuộc chứ không còn là những khái niệm chỉ được sử dụng trong
lĩnh vực chuyên môn đặc thù. Trong các tòa nhà hiện đại đều được trang bị nhiều hệ thống
kỹ thuật như: Hệ thống quản lý, hệ thống giám sát và điều khiển chiếu sáng, hệ thống thông
gió và điều hòa không khí,... Tất cả các hệ thống sẽ được quản lý một cách tự động lấy mục
đích và nhu cầu của con người làm trọng tâm và việc thực thi sẽ được hệ thống BMS đảm
nhận. Hệ thống BMS có khả năng giám sát và điều khiển hệ thống, bật tắt thiết bị, giám sát
trạng thái làm việc của thiết bị. Việc này góp phần quan trọng trong việc vận hành khai thác
có hiệu quả và kinh tế của các tòa nhà. Do đó, tùy theo nhu cầu và chức năng hoạt động của
từng tòa nhà mà hệ thống được trang bị sao cho phù hợp.

Hầu hết các hệ thống BMS tại các tòa nhà của Việt Nam chưa thực sự được vận hành
có hiệu quả. Việc giám sát và điều khiển các hệ thống cũng như việc quản lý năng lượng
trong tòa nhà đểu được thực hiện thông qua một máy chủ trung tâm đặt ở tòa nhà. Điều này
khiến cho việc phát hiện, giám sát, kiểm tra khắc phục khi có sự cố không được nhanh
chóng và bất tiện. Ngoài ra, mạng lưới Internet đã phát triển mạnh và có độ phủ sóng rộng
lớn, cùng với đó thì các mạng điện thoại cũng đã phát triển các công nghệ mới nhằm phục
vụ cho xu thế IoT. Để nắm bắt được xu thế thế đó, nhóm đã quyết định chọn đề tài: “Ứng
dụng BMS quản lý toà nhà”. Mô hình xây dựng giao diện trên điện thoại Android giao
tiếp BCU, DDC giám sát và điều khiển thiết bị được trình bày ở Hình 1.1.

1
Hình 1.1: Giám sát và điều khiển trên điện thoại các hệ thống trong mô hình tòa nhà
1.2. Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu của đề tài là tập trung nghiên cứu về việc tự động cập nhật số liệu từ các
thiết bị trong mô hình BMS tòa nhà trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật thông qua Internet.
Xây dựng giao diện trên Website online và giao diện trên điện thoại Android để giao tiếp
với BCU, DDC giám sát và điều khiển thiết bị trên mô hình.
Mục tiêu cụ thể như sau:
- Trình bày tổng quan về hệ thống quản lý tòa nhà BMS.
- Mô tả các thiết bị điều khiển và giám sát trên mô hình như: BCU, DDC_C46,
module mở rộng EXP 8UI8R, đồng hồ điện năng EPM 5500P.
- Thi công phần cứng của mô hình.
- Phân tích những cách kết nối thiết bị ngoại vi với bộ điều khiển trung tâm BCU
- Trình bày cơ sở dữ liệu Firebase của Google để lưu trữ dữ liệu của hệ thống.
- Xây dựng Website giám sát và điều khiển thiết bị.
- Xây dựng giao diện trên điện thoại Android để giám sát và điều khiển thiết bị.
- Vận hành các hệ thống BMS của mô hình trên các ứng dụng đã thiết kế.

2
- Kiểm tra và đánh giá kết quả.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài bao gồm:
- Các hệ thống BMS trên mô hình tòa nhà trung tâm trường Đại Học Sư Phạm Kỹ
Thuật như: Quản lý giám sát điện năng, hệ thống điều khiển chiếu sáng, hệ thống điều khiển
rèm che, hệ thống điều khiển nhiệt độ và hệ thống điều khiển quạt điều áp.
- Các thiết bị điều khiển và giám sát các hệ thống BMS trên mô hình như: BCU,
DDC_C46, module mở rộng EXP 8UI8R, đồng hồ điện năng EPM5500P.
- Phần mềm Visual Code để phục vụ cho việc xây dựng giao diện Website giám sát
và điều khiển các hệ thống BMS.
- Phần mềm Android Studio để phục vụ cho việc xây dựng giao diện ứng dụng điều
khiển và giám sát các hệ thống BMS trên hệ điều hành Android.
1.4. Giới hạn của đề tài
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu và phát triển các hệ thống như: Giám sát điện năng,
điều khiển chiếu sáng, điều khiển rèm che, điều khiển nhiệt độ và điều khiển quạt điều áp
trên mô hình BMS. Còn các hệ thống khác thì nhóm không nghiên cứu. Các hệ thống trong
đề tài thì mới chỉ có thể giám sát và điều khiển trực tiếp các thiết bị thông qua Internet mà
chưa có thể điều khiển thông qua thời gian biểu.
1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.5.1. Ý nghĩa khoa học
Xây dựng được việc quản lý mô hình hệ thống BMS trên nền giao diện của hệ điều
hành Android của điện thoại. Đề tài góp phần làm sáng tỏ khái niệm và vai trò của tự động
hóa trong tòa nhà. Đề tài cũng cho ta thấy được cái nhìn trực quan hơn về hệ thống IoT
trong vận hành tòa nhà.
1.5.2 .Ý nghĩa thực tiễn
Với việc thực hiện nghiên cứu xây dựng các hệ thống BMS trên mô hình tòa nhà trung
tâm trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật mang lại nhiều ý nghĩa:
- Là mô hình giúp cho sinh viên có cái nhìn tổng quan hơn và hiểu sâu hơn về các hệ
thống BMS trong thực tế.
3
- Là mô hình phục vụ cho sinh viên có thể thực tập khi học các môn về BMS.
- Mô hình giúp cho sinh viên hiểu và vận hành được các hệ thống BMS trong tòa nhà
như: Hệ thống chiếu sáng, hệ thống rèm che, hệ thống nhiệt độ, hệ thống quạt điều áp, hệ
thống giám sát điện năng.
- Giám sát và điều khiển các hệ thống trong tòa nhà trực tiếp trên Website và điện
thoại Android.
1.6. Nội dung nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu gồm có 5 chương được trình bày theo cấu trúc như sau:
Chương 1: Mở đầu
Trình bày tổng quan về nội dung, đối tượng nghiên cứu và tính cấp thiết của đề tài
trong thực tiễn.
Chương 2: Tổng quan hệ thống BMS
Trình bày các đối tượng và chuẩn truyền thông của các hệ thống BMS. Mô tả cơ bản
các hệ thống BMS trong các tòa nhà. Giới thiệu về các thông số kỹ thuật và chức năng cơ
bản của các thiết bị sử dụng trong mô hình BMS.
Chương 3: Thiết kế hệ thống BMS
Trình bày các sơ đấu nối dây và nguyên lý hoạt động của các thiết bị phần cứng trong
mô hình BMS tòa nhà trung tâm trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật. Các quy trình xây
dựng giao diện giám sát và điều khiển mô hình BMS trên Website cũng như trên hệ điều
hành Android.
Chương 4: Vận hành và kiểm tra
Trình bày các bước thao tác vận hành hệ thống BMS trong mô hình tòa nhà trung tâm
trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật và đánh giá tính ổn định của mô hình.
Chương 5: Kết luận và đề nghị
Trình bày các vấn đề đã đạt được và hướng phát triển của đề tài.
1.7. Phương án thực hiện và quy trình thiết kế
Để thực hiện đề tài nhóm chia đề tài thành 4 giai đoạn được mô tả thông qua sơ đồ
Hình 1.2 như sau:

4
Hình 1.2: Các bước thực hiện đề tài
 Hình thành ý tưởng:
Quá trình hình thành ý tưởng của nhóm được phác họa thông qua sơ đồ Hình 1.3 như
sau.

Hình 1.3: Sơ đồ quá trình hình thành ý tưởng

5
- Thiết kế một hệ thống tiết kiệm được nguồn nhân lực và tiết kiệm năng lượng
cho mô hình.
- Xây dựng chương trình giám sát và điều khiển các hệ thống BMS mô hình tòa
nhà trung tâm trên Website và App Android.
- Hệ thống website và App Android điều khiển và giám sát các hệ thống như:
chiếu sáng, rèm che, nhiệt độ, quạt điều áp và hệ thống điện năng.
 Thiết kế hệ thống:
- Thiết kế phần cứng các hệ thống BMS của mô hình tòa nhà trung tâm trường
Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật.
- Thiết kế xây dựng giao diện giám sát và điều khiển các hệ thống của mô hình
trên Website.
- Thiết kế xây dựng giao diện ứng dụng giám sát và điều khiển các hệ thống của
mô hình trên hệ điều hành Android.
 Thi công:
- Tạo cơ sở dữ liệu phục vụ cho Website và ứng dụng trên điện thoại.
- Lập trình chương trình Nodered cập nhật dữ liệu từ các hệ thống trên mô hình
lên cơ sở dữ liệu và nhận tính hiệu điều khiển từ server xuống hệ thống.
- Lập trình giao diện giám sát và điều khiển trên Website.
- Lập trình ứng dụng giám sát và điều khiển các hệ thống trên điện thoại Android.
 Vận hành và kiểm tra:
- Trình bày các quy trình vận hành hệ thống thông qua Website đã thiết kế.
- Trình bày các quy trình vận hành hệ thống thông qua ứng dụng đã thiết kế trên
điện thoại Android.
- Trình bày các lỗi hay mắc phải và tính ổn định của mô hình trong quá trình vận
hành.

6
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN HỆ THỐNG BMS
2.1. Tổng quan về hệ thống BMS
Hệ thống BMS (Building Management System) là hệ thống đồng bộ cho phép điều
khiển và quản lý mọi hệ thống kỹ thuật trong tòa nhà như hệ thống điện, hệ thống cung cấp
nước sinh hoạt, điều hòa thông gió, cảnh báo môi trường, an ninh, báo cháy – chữa cháy,…
đảm bảo cho việc vận hành các thiết bị trong tòa nhà được chính xác, kịp thời, hiệu quả,
tiết kiệm năng lượng và tiết kiệm chi phí vận hành. Hệ thống BMS là hệ thống đồng bộ
mang tính thời gian thực, trực tuyến, đa phương tiện, nhiều người dùng, hệ thống vi xử lý
bao gồm các bộ vi xử lý trung tâm với tất cả các phần mềm và phần cứng máy tính, các
thiết bị vào/ra, các bộ vi xử lý khu vực, các bộ cảm biến và điều khiển qua các ma trận điểm
[5]. Hệ thống BMS quản lý các thiết bị được trình bày như Hình 2.1.

Hình 2.1: Hệ thống quản lý tòa nhà BMS [Nguồn Internet]


2.2. Đối tượng hệ thống BMS
Hệ thống quản lý tòa nhà BMS điều khiển các hệ thống:
 Hệ thống an ninh, báo cháy [6].

7
Hệ thống báo cháy cũng là hệ thống thông minh với các phần điều khiển của
riêng nó. Hệ thống này sẽ giao tiếp với hệ thống BMS thông qua một cổng giao tiếp
là RS232 hay thông qua cổng giao tiếp (gateway), các dòng thông tin sau cần được
cung cấp:
 Trạng thái của tất cả các bộ bơm phục vụ cứu hoả.
 Mức nước trong các bể chứa nước cứu hoả.
 Giám sát áp lực nước trong các bình chứa chính của hệ thống cứu hỏa.
 Trạng thái của bảng điều khiển.
Hệ thống BMS sẽ cung cấp sơ đồ bố trí và sơ đồ chức năng hoạt động của các dịch
vụ cứu hoả như Hình 2.2.

Hình 2.2: Hệ thống báo cháy [6]


 Hệ thống thang máy [6].
Hệ thống thang máy thường đi kèm với một phần mềm trên máy PC để giám sát và
điều khiển. Hệ thống cũng có thể cung cấp một cơ chế giao tiếp để cho các nhà tích hợp
BMS để truy nhập và lấy thông tin. Hệ thống thang máy được trình bày như Hình 2.3.

8
Hình 2.3: Hệ thống thang máy [6]
Tất cả các điểm kiểm tra trạng thái của thang máy và các điểm cảnh báo sẽ được giám
sát:
 Vị trí của mỗi thang máy.
 Trạng thái hoạt động của thang máy.
 Các thông báo bằng hình ảnh đang hiển thị hoặc được lên lịch trình hiển thị cũng
sẽ xem được bằng hệ thống BMS.
 Các bản thông báo bằng hình ảnh cho mỗi cái hay cả một nhóm thang sẽ có thể
thiết lập và được đưa vào ngay lập tức hoặc lên lịch để đưa vào hiển thị.
 Hiển thị tầng nghỉ của thang máy.
 Hướng đi của thang máy.
 Giám sát được trạng thái dừng khẩn cấp của thang máy.
 Giám sát trạng thái của các cảnh báo của thang máy: Các cảnh báo chung của hệ
thống thang máy sẽ không cần phải đưa ra. Hệ thống BMS sẽ nhận các thông tin
cảnh báo và trạng thái chi tiết của hệ thống. Hệ thống BMS sẽ cung cấp màn hình
đồ hoạ mô phỏng để chỉ ra các chuyển động và trạng thái của tất cả thang máy.

9
 Hệ thống chiếu sáng.
Hệ thống quản lý chiếu sáng trong toà nhà đóng vai trò quan trọng trong việc cung
cấp đủ ánh sáng cho các nhu cầu sinh hoạt, làm việc, giải trí, an ninh… cho tòa nhà.
Hệ thống đèn chiếu sáng trong tòa nhà gồm rất nhiều loại sử dụng vào nhiều mục
đích nhưng chung quy lại được điều khiển với hai ứng dụng chính là bật/tắt và điều chỉnh
cường độ sáng.
Hệ thống quản lý chiếu sáng không những mang lại nhiều lợi ích tiện nghi cho người
dung mà còn đem lại hiệu quả cao về tiết kiệm năng lượng điện tiêu thụ cho toà nhà. Để từ
đó ta có thể quản lý được điện năng đã tiêu thụ:
 Ta có thể quản lý được thời gian sử dụng của các thiết bị chiếu sáng.
 Ta có thể dễ dàng điều khiển bật tắt thay vì đến tận nơi.
 Quản lý được mức độ sáng yếu hay mạnh của đèn.
 Vận hành đơn giản bằng giao diện hiển thị trên màn hình điều khiển hệ thống
BMS.
 Hệ thống phân phối điện [6].
Hầu hết các thiết bị bảo vệ máy điện CB sử dụng bộ bảo vệ điện tử đều có khả năng
liên kết ở các mức độ khác nhau. Nhà cung cấp hệ thống điện có khả năng cung cấp bộ điều
khiển với giao diện hoặc cổng giao diện cần thiết để giao tiếp với hệ thống BMS. Hệ thống
phân phối điện được trình bày ở Hình 2.4.

10
Hình 2.4: Hệ thống phân phối điện [6]
Bảng điều khiển của hệ thống điện có thể có các điểm kiểm tra để có thể đo được
điện áp, dòng, tần số, công suất và năng lượng của hệ thống điện. Nhà cung cấp thiết bị
điện thông thường sẽ lựa chọn các bộ điều khiển mà có thể nối với các điểm kiểm tra trên
bảng điều khiển bằng module DI, và nối với các bộ biến đổi bằng chuẩn điểm đầu vào loại
AI. Thông qua giao diện này, hệ thống BMS sẽ giám sát các thông tin và trạng thái của hệ
thống điện từ trạm biến áp đến tủ phân phối.
Hệ thống BMS có thể giám sát và điều khiển được như sau:
 Công suất tiêu thụ.
 Giám sát trạng thái của các mạch điện.
 Giám sát và điều khiển trạng thái của các thiết bị đóng cắt.
 Điện áp, dòng và tần số điện nguồn.
 Giám sát trạng thái của tất cả các tủ điện, điện áp và dòng của điện cung cấp.
 Hệ thống máy phát điện.
 Hệ thống ATS.
 Hệ thống điều hòa và thông gió [7].

11
Hệ thống BMS điều khiển HVAC giúp điều khiển vận hành các hệ thống trên một
cách tối ưu và hiệu quả. Theo đúng các yêu cầu của người sử dụng, giúp đảm bảo và tiết
kiệm điện năng, tăng tuổi thọ và giảm hao mòn của thiết bị.
BMS thực hiện vai trò Giám sát – Điều khiển hệ thống HVAC đến tất cả các thiết bị
của hệ thống điều hòa mà không làm ảnh hưởng đến các hoạt động, chức năng của các thiết
bị khác trong hệ thống.
Đầu ra của hệ thống điều hòa sẽ thực hiện nhiệm vụ giám sát, đầu vào của hệ thống
BMS thực hiện các thao tác của điều khiển, theo dõi giám sát, quản lý tại máy tính điều
khiển của hệ thống BMS.
 Hệ thống cung cấp nước sinh hoạt và xử lý nước thải:
Các nhà cung cấp hệ thống cung cấp nước cần có các thiết bị và các bộ điều khiển
cần thiết để có thể tích hợp vào BMS.
Theo dõi tình trạng của các máy bơm nước:
 Bật tắt các máy bơm.
 Theo dõi mức nước trong các bể chứa.
 Giám sát mức nước trong các hố ga thu nước, tự động khởi động bơm chống lụt.
2.3. Phân cấp hệ thống quản lý điều khiển và truyền thông trong hệ thống BMS [4]
Hệ thống quản lý tòa nhà BMS đang được phát triển. BMS là hệ thống điều khiển
phân cấp DCS.
Một hệ thống BMS đầy đủ thường có 3 lớp mạng tương ứng với 3 cấp trong hệ thống phân
cấp như Hình 2.5:

12
Hình 2.5: Phân cấp hệ thống quản lý điều khiển [3]
- Lớp mạng cấp trường (Field Level Network): Mức điều khiển các ứng dụng bao
gồm các thiết bị như cảm biến (sensor), bộ chấp hành (actuator), các bộ field controller để
giao tiếp trực tiếp với các khu vực có các ứng dụng cần điều khiển.
- Lớp mạng cấp tự động điều khiển (Automatic Level Network): Kết nối từ trung tâm
điều khiển tới mức điều khiển các ứng dụng trong tòa nhà thông qua các điều khiển BAS
với giao diện BACnet TCP/IP, bao gồm các bộ DDC (Digital Direct Controller - điều khiển
số trực tiếp), các giao diện tới các hệ thống phụ trợ như: điều hòa không khí, báo cháy, chữa
cháy, hệ thống điện.
- Lớp mạng cấp quản lý (Management Level Network): Trung tâm điều khiển, mức
quản lý bao gồm các hệ thống máy chủ dữ liệu, trạm làm việc được cài đặt các phần mềm
quản lý bảo dưỡng, máy in và máy tính dành cho việc lập trình và cấu hình hệ thống.
- Mạng thông tin liên lạc của BMS chia làm 3 lớp (hoặc 02 lớp) tùy theo mức độ ứng
dụng, độ lớn tích hợp mà có thể sử dụng cả 3 lớp mạng riêng hoặc chung 2 trong 3 lớp
mạng với nhau.

13
- Mạng trục backbone: Thường là mạng Ethernet TCP/IP hoặc Bacnet/IP
10100/1000Mb nối các bộ điều khiển tòa nhà (Building controllers) với nhau và nối với các
Server của hệ thống (thường có 2 server chạy nóng và dự phòng).
- Mạng điều khiển tầng: Là mạng dây chạy trực tiếp trong từng tầng, thường là mạng
RS485, chuẩn truyền thông thường là LON, Bacnet MS/TP, N2, P2,... mạng này do bộ điều
khiển tầng quản lý và liên kết các bộ điều khiển nhỏ hơn đặt tại từng thiết bị cụ thể trong
tầng của tòa nhà.
2.4. Các giao thức trong hệ thống BMS [8]
Các giao thức thường được sử dụng trong hệ thống BMS được trình bày qua Hình 2.6:

Hình 2.6: Các giao thức thường được sử dụng trong hệ thống BMS

14
2.4.1. Giao thức BACnet [8]
BACnet chính là tên viết tắt của Building Automation and Control Network hay còn
được hiểu là mạng điều khiển và tự động tòa nhà. Đây là tiêu chuẩn được phát triển bởi
ASHRAE Hoa Kỳ. BACnet trở thành tiêu chuẩn ASHRAE/ ANSI 135 vào năm 1995 và
sau đó qua nhiều lần nâng cấp và sửa đổi, năm 2003 BACnet trở thành tiêu chuẩn quốc tế
ISO-16484-5.
BACnet là một tiêu chuẩn thông tin giao tiếp không độc quyền, có tính mở. Nó được
sử dụng rộng rãi ở bất kì hệ thống nào trong các tòa nhà hiện nay, đó có thể là hệ thống
chiếu sáng, an toàn sinh mạng, kiểm soát truy cập, vận chuyển và bảo trì. Công nghệ này
được thiết kế để sử dụng được trong phạm vi rộng các công nghệ mạng và truyền thông.
Nó được xây dựng bao gồm mọi thứ, ngay từ việc phải chọn kiểu cáp nào cho đến việc khởi
gán lệnh hoặc yêu cầu thông tin đặc thù ra sao.
Các quy tắc của nó được thiết kế đặc thù cho các thiết bị điều khiển và tự động hóa
tòa nhà, bao gồm các tác vụ như đọc nhiệt độ yêu cầu ra sao, gửi trạng thái báo động và
thiết lập quạt như thế nào,...
Giao thức BACnet dùng các dịch vụ để kết nối các thiết bị trong tòa nhà. Các dịch vụ
bao gồm Tôi là ai (Who-Is), Tôi là (I-Am), Ai có (Who-Has), Tôi có (I-Have), dùng cho
phát hiện thiết bị và đối tượng. Dịch vụ Thuộc tính đọc (Read-Property) và Thuộc tính ghi
(Write-Property) dùng để chia sẻ dữ liệu.
Các đối tượng (objects) BACnet định nghĩa như: Analog Input, Analog Output,
Analog Value, Binary Input, Binary Output, Binary Value, Multi-State Input, Multi-State
Output, Calendar, Event-Enrollment, File, Notification-Class, Group, Loop, Program,
Schedule, Command, và Device.
2.4.2. Giao thức Lonmark [8]
LonMark đưa ra cách giải quyết theo kiểu khác đối với vấn đề tính đổi lẫn. Không
như BACnet, LonMark là giao thức sở hữu độc quyền bởi tập đoàn Echelon Corporation
liên kết với Motorola vào đầu thập niên 1990. Tiêu chuẩn LonMark được dựa trên giao thức
thông tin có sở hữu với tên gọi LonTalk. Giao thức LonTalk thiết lập một bộ quy tắc quản
lý việc giao tiếp thông tin trong một mạng các thiết bị cùng hợp tác. Để đơn giản hóa việc
15
thực thi giao thức, Echelon đã chọn làm việc với Motorola để phát triển một chip xử lý
thông tin chuyên dụng có tên gọi Neuron. Thông qua việc sử dụng con chip xử lý này cùng
với các phần mềm hỗ trợ, giao thức thiết lập nên cách mà thông tin được trao đổi giữa các
thiết bị. Bởi vì phần lớn của giao thức giao tiếp được bao hàm trong con chip xử lý, những
người thiết kế và lắp đặt hệ thống có thể tập trung vào các khía cạnh khác của hệ thống.
Trong khi LonTalk thiên về vấn đề các thiết bị truyền đạt thông tin như thế nào, nó
lại không quan tâm đến nội dung của việc trao đổi thông tin. Một giao thức thứ hai, tên là
LonWorks, định nghĩa nội dung và cấu trúc của thông tin được trao đổi. LonWorks là một
hệ thống điều khiển phân bổ vận hành trên nền tảng ngang hàng (peer-to-peer), nghĩa là
mọi thiết bị có thể giao tiếp với mọi thiết bị khác trên mạng hoặc là sử dụng cấu hình chính-
phụ (master-slave) để trao đổi thông tin giữa các thiết bị thông minh. Nền tảng LonWorks
hỗ trợ một phạm vi rộng các phương tiện trao đổi thông tin.
Các thiết bị tương thích với LonWorks giao tiếp với nhau qua một SNVT (Standard
Network Variable Type). Mặc dù một SNVT định nghĩa một thiết bị cũng giống như một
object của BACnet, cách giải quyết có hơi khác một chút. Để một SNVT thực thi chức
năng, cả hai thiết bị nhận và gửi phải có sự nhận biết chi tiết về cấu trúc SNVT là gì. Vì thế
mỗi SNVT được định danh bằng một mã số cho phép thiết bị nhận hiểu được đúng dữ liệu
truyền tải.
Để đảm bảo mọi thiết bị được lắp đặt trong một hệ thống LonMark sẽ hoạt động đúng
chức năng với các thiết bị khác, LonMark yêu cầu thiết bị phải được thẩm tra là tuân theo
giao thức LonMark để có được logo của LonMark trên nó. LonMark sử dụng một công cụ
trên nền web để giảm thiểu thời gian và chi phí chứng nhận cho các thiết bị.
Một trong những đổi mới gần đây nhất của LonMark là profile mạng (network
profile). Ý tưởng phía sau profile mạng là không cần quan tâm đến ai là người làm ra thiết
bị chuyên dụng này trong một hệ thống tòa nhà, tất cả mọi thiết bị cùng loại sẽ thi hành một
chức năng tương tự nhau. Để giảm gánh nặng và tăng tốc việc lắp đặt, LonMark định nghĩa
cách thức một thiết bị chuyên dụng thực thi chức năng trên mạng từ những điểm (points)
được đặt tên cho nó. Profile mạng định trước này là profile tối thiểu của mọi thiết bị kết
nối. Các nhà sản xuất có thể thêm vào các mục cho profile định trước này dựa trên sản
16
phẩm chuyên dụng của họ, để đem lại tính linh hoạt đồng thời duy trì được sự đơn giản và
tính đổi lẫn.
2.4.3. Giao thức Modbus [8]
Giao thức được sử dụng để đạt được tính đổi lẫn trong các hệ thống tự động hóa tòa
nhà là Modbus. Giao thức Modbus được phát triển bởi Modicon trong những năm 1970 cho
việc sử dụng các hệ thống tự động hóa công nghiệp với các bộ điều khiển lập trình
(Programable Controllers). Ngày nay nó là một trong những phương tiện được sử dụng
rộng rãi nhất trong việc kết nối các thiết bị điện tử trong các ứng dụng công nghiệp
(industrial). Tính đơn giản cũng khiến Modbus trở thành một công cụ hữu dụng để đem đến
tính đổi lẫn trong các ứng dụng tự động hóa tòa nhà.
Modbus bao gồm một cấu trúc thông điệp được thiết kế để thiết lập giao tiếp chính-
phụ (master-slave), chủ-khách (client-master) giữa một phạm vi rộng các thiết bị thông
minh. Nó hỗ trợ các giao thức tuần tự và mạng Ethernet. Nó thực sự là một tiêu chuẩn mở
và là một trong những giao thức được sử dụng rộng rãi nhất trong môi trường sản xuất công
nghiệp. Sử dụng giao thức cũng như cấp chứng nhận (licensing) là hoàn toàn miễn phí. Các
công cụ và tài nguyên hỗ trợ cho việc triển khai lắp đặt và vận hành được cung cấp trực
tuyến (online).
Phiên bản nguyên thủy của Modbus bao gồm hai chế độ truyền tin: ASCII và RTU.
Gần đây, Modbus/TCP được phát triển, cho phép giao thức Modbus có thể truyền dẫn qua
các hệ thống mạng nền TCP/IP.
Vào năm 2004, tiêu chuẩn được chuyển giao về cho Modbus-IDA, một tổ chức phi
lợi nhuận hợp thành bởi nhiều người sử dụng và nhà cung cấp các thiết bị tự động hóa chủ
yếu cho lĩnh vực sản xuất.
Tuy rằng Modbus khởi đầu được thiết kế sử dụng trong ứng dụng công nghiệp, việc
dụng nó trong các ứng dụng tự động hóa tòa nhà, vận chuyển và năng lượng đang lan rộng
nhanh chóng. Điểm mạnh của Modbus là tính mở, đơn giản và yêu cầu phần cứng ít nhất.
Một lợi ích đáng kể khác đó là việc Modbus có sử dụng giao thức truyền tin TCP/IP, giống
giao thức sử dụng bởi Internet. Điều này có nghĩa là Modbus có thể dễ dàng sử dụng được
qua mạng Internet.
17
2.4.4. Lựa chọn giao thức truyền thông
Mỗi giao thức trên đều tuyên bố giao thức của họ là tốt nhất. Mỗi loại đều có ưu
nhược điểm riêng tuỳ theo nhu cầu khi thiết kế hệ thống chúng ta cần tham khảo các chuyên
gia, các công ty có chuyên môn cao và độc lập bên ngoài. Chúng ta có thể tham khảo ưu
nhược điểm của cả ba giao thức trong Bảng 2.1.

18
Bảng 2.1: Lựa chọn giao thức truyền thông [10]
Lonmark
BACnet Modbus
Lontalk Lonworks
Được phát triển bởi Là giao thức được sở hữu độc quyền Giao thức
Lịch sử ra ASHRAE (Hiệp Echelon Corporation liên kết với Modbus được
đời hội kỹ sư nhiệt Motorola vào đầu thập niên 1990. phát triển bởi
lạnh và điều hoà Modicon trong
không khí Hoa những năm 1970.
Kỳ).
Là một tiêu chuẩn Thiên về vấn đề Định nghĩa nội Modbus bao gồm
thông tin giao tiếp các thiết bị dung và cấu trúc một cấu trúc
không độc quyền, truyền đạt thông của thông tin thông điệp được
có tính mở. tin như thế nào, được trao đổi. thiết kế để thiết
nó lại không Nền tảng lập giao diện
quan tâm đến Lonworks hỗ trợ chính-phụ
nội dung của một phạm vi rộng (master-slave),
việc trao đổi các phương tiện chủ-khách (client-
thông tin. trao đổi thông tin. master) giữa một
phạm vi rộng các
thiết bị thông
minh.
Một mô hình Giao thức Lonworks là một Nó hỗ trợ các
hướng đối tượng Lontalk thiết lập hệ thống điều giao thức tuần tự
Đặc điểm
BACnet (Object- một bộ quy tắc khiển phân bố và mạng Ethernet.
oriented model) quản lý việc vận hành trên nền Điểm mạnh của
bao gồm hai thành giao tiếp thông tảng ngang hàng Modbus là tính
phần chính: Các tin trong một (peer-to-peer) mở, đơn giản và
đối tượng (objects) mạng các thiết hoặc là sử dụng yêu cầu phần
và các dịch vụ bị cùng hợp tác. cấu hình chính- cứng ít nhất. Một
(services). phụ (master- lợi ích đáng kể
slave) để trao đổi khác đó là việc
thông tin giữa các Modbus có sử
thiết bị thông dụng giao thức
minh. truyền tin
TCP/IP, giống
giao thức sử dụng
bởi Internet.

Loại thiết
bị

19
2.5. Các chuẩn truyền thông trong hệ thống BMS
Các chuẩn truyền thông thường sử dụng trong hệ thống BMS được trình bày qua
Hình 2.7.

Hình 2.7: Các chuẩn truyền thông trong hệ thống BMS


2.5.1. Chuẩn truyền thông RS232 [9]
RS232 là một chuẩn truyền thông được phát triển bởi “Electronic Industry
Association” và “Telecommunications Industry Association” (EIA/TIA). RS232 là chuẩn
truyền thông phổ biến nhất một thời, thường được gọi tắt là RS232 hoặc RS-232 thay vì
EIA/TIA-232-E. Chuẩn này chỉ đề cập đến việc truyền dữ liệu nối tiếp giữa một host (DTE-
Data Terminal Equipment) và một ngoại vi (DCE-Data Circuit-Terminating Equipment).
Đặc điểm của RS232
 Khả năng chống nhiễu của các cổng nối tiếp cao.
 Thiết bị ngoại vi có thể tháo lắp ngay cả khi máy tính đang được cấp điện.

20
 Các mạch điện đơn giản có thể nhận được điện áp nguồn nuôi qua công nối tiếp.
 Trong chuẩn RS232 có mức giới hạn trên và dưới (logic 0 và 1) là +-12V. Hiện nay
đang được cố định trở kháng tải trong phạm vi từ 3000 ôm – 7000 ôm.
 Mức logic 1 có điện áp nằm trong khoảng -3V đến -12V, mức logic 0 từ +-3V đến
12V.
 Tốc độ truyền nhận dữ liệu cực đại là 100kbps (ngày nay có thể lớn hơn).
 Các lối vào phải có điện dung nhỏ hơn 2500pF.
 Trở kháng tải phải lớn hơn 3000 ôm nhưng phải nhỏ hơn 7000 ôm.
 Độ dài của cáp nối giữa máy tính và thiết bị ngoại vi ghép nối qua cổng nối tiếp
RS232 không vượt qua 15m.
 Các giá trị tốc độ truyền dữ liệu chuẩn hay dùng: 9600, 19200, 28800, 38400….
56600, 115200 bps.
Chức năng chân RS232
Như đã nêu ở trên, RS232 phân ra 2 số chân chính là 9 chân (DB9) và 25 chân
(DB25); tuy nhiên với các dòng máy hiện đại ngày nay thì loại DB25 không thấy xuất hiện
nữa, cho nên chúng ta sẽ tập chung và tìm hiểu loại DB9. Các tín hiệu RS-232 được định
nghĩa tại DTE, theo Bảng 2.2 và Hình 2.8.

21
Hình 2.8: Sơ đồ chân RS232 [9]
Bảng 2.2: Bảng thông số RS232 [9]
Chân số Chức năng Chiều thông tin
1 Data Carrier Detect (DCD). Từ DCE.
2 Receive Data Line (RD). Từ DCE.
3 Transmit Data Line (TD). Đến DCE.
4 Data Terminal Ready (DTR). Đến DCE.
5 Ground. Từ DCE.
6 Data Set Ready (DSR). Từ DCE.
7 Request To Send (RTS). Đến DCE.
8 Clear To Send (CTS). Từ DCE.
9 Ring Indicate (RI). Từ DCE.

 Chân 1: Data Carrier Detect (DCD): Phát tín hiệu mang dữ liệu.
 Chân 2: Receive Data (RxD): Nhận dữ liệu.
 Chân 3: Transmit Data (TxD): Truyền dữ liệu.
 Chân 4: Data Termial Ready (DTR): Đầu cuối dữ liệu sẵn sàng được kích hoạt bởi
bộ phận khi muốn truyền dữ liệu.
 Chân 5: Singal Ground (SG): Mass của tín hiệu.

22
 Chân 6: Data Set Ready (DSR): Dữ liệu sẵn sàng, được kích hoạt bởi bộ truyền khi
nó sẵn sàng nhận dữ liệu.
 Chân 7: Request to Send: Yêu cầu gửi, bộ truyền đặt đường này lên mức hoạt động
khi sẵn sàng truyền dữ liệu.
 Chân 8: Clear To Send (CTS): Xóa để gửi, bộ nhận đặt đường này lên mức kích hoạt
động để thông báo cho bộ truyền là nó sẵn sàng nhận tín hiệu.
 Chân 9: Ring Indicate (RI): Báo chuông cho biết là bộ nhận đang nhận tín hiệu rung
chuông.
2.5.2. Chuẩn truyền thông RS485 [9]
RS485 là một chuẩn truyền thông được xây dựng trên nền tảng chuẩn RS422. Điểm
khác biệt chính là RS485 cho phép tối đa 32 cặp thu phát có mặt trên đường truyền cùng
lúc. Tương tự, RS485 cũng cần một trở kháng 120 Ohm ở cuối đường truyền để ngăn chặn
tín hiệu phản xạ và giao thua. Nếu có nhiều hơn một thiết bị cần truyền dữ liệu, thì đường
RTS được sử dụng như một đường điều khiển, cho phép truyền dữ liệu. Sơ đồ chân RS 485
được trình bày ở Hình 2.9.

Hình 2.9: Sơ đồ chân kết nối RS485 [9]


Thông số kỹ thuật chuẩn RS485A
 Up to 32 Driver/Receiver Pairs.
 Chiều dài đường truyền và tốc độ tối đa cho phép:
o 40 Feet = 12m 10 Mbits/sec.
o 400 Feet = 122m 1 Mbits/sec.
23
o 4000 Feet = 1219m 100 kbits/sec.
Bảng 2.3: Đặc điểm và thông số của các chuẩn họ RS232 và RS485 [9]
RS232 RS485
Điện áp dây tín hiệu so với Điện áp sai lệch giữa hai dây
Kiểu truyền
đất tín hiệu
Số lượng nút điều khiển 1 32
Số lượng điểm nhận 1 32
Bán song công Bán song công (2 dây)
Chế độ làm việc
Song công Song công (4 dây)
Khoảng cách truyền lớn nhất 15m 1200m
Tốc độ lớn nhất tại 12m và 20 Kbps 35 Mbps
1200m (1 Kbps) (100 Kbps)
Mức nhạy đầu vào bộ nhận ± 3V ± 200mV
Dải đầu vào bộ nhận ± 15V -7 ÷ 12V
Điện áp đầu ra tối đa bộ phát ± 25V -7 ÷ 12V
Điện áp cực tiểu đầu ra bộ phát ± 5V ± 1.5V
2.5.3. Chuẩn Ethernet
Nguyên lý hoạt động của mạng Ethernet: Tất cả các trạm trên mạng LAN đều có
quyền truy cập mạng (gửi, nhận, thăm dò thông tin). Các thiết bị được kết nối, truy cập vào
mạng sử dụng giao thức Carrier Sense Multiple Access with Collision Detection
(CSMA/CD), là giao thức đa truy cập nhận biết sóng mang và xung đột, tức là tất các trạm
của mạng được nối vào một bus chung (đa truy cập) một cách ngẫu nhiên và do vậy rất có
thể dẫn đến xung đột, khi phát hiện sự “va chạm” của nhiều gói thông tin khác nhau trên
mạng thì toàn bộ các gói thông tin sẽ bị “loại bỏ” (drop) để truyền lại và giảm xác suất xung
đột lần hai xảy ra khi cố gắng truyền lại. Điều này ngược lại với nguyên lý truy cập dựa
vào thẻ bài của mạng Token Ring LAN: Khi trạm nào nắm giữ được “thẻ bài ưu tiên”
(Token) thì trạm đó mới có quyền truyền, sau khi truyền xong thì nó lại thả “thẻ bài” lưu
hành trên mạng để “trao lượt” truyền cho người sở hữu thẻ bài tiếp theo [9].
2.6. Lợi ích của hệ thống BMS
Lợi ích của hệ thống BMS được mô tả như Hình 2.10:

24
Hình 2.10: Lợi ích của hệ thống BMS
- Đơn giản hoá vận hành: BMS có thể giúp bạn thực hiện tự động hóa vận hành các
chức năng, thao tác, thủ tục có tính lặp đi lặp lại.
- Giảm thiểu sự cố vận hành: BMS có khả năng tự động cảnh báo nên sẽ giúp bạn
giảm thiểu được các sự cố vận hành thiết bị trong tòa nhà.
- Quản lý vận hành toà nhà một các dễ dàng: Các vấn đề về an ninh, vệ sinh tòa nhà,
thu thập dữ liệu, báo cáo tổng thể vận hành tòa nhà… có thể được BMS thực hiện dễ dàng.
Qua đó, bạn có thể quản lý vận hành tòa nhà một cách dễ dàng, thuận tiện, hiệu quả.
- Nâng cao tuổi thọ của tòa nhà: Với BMS, bạn có thể nhận được cảnh báo kịp thời để
phát hiện, sửa chữa các thiết bị cũ, hỏng. Nhờ vậy, tòa nhà được bảo trì, bảo dưỡng kịp
thời, tuổi thọ và giá trị sử dụng của tòa nhà cũng được đảm bảo.
- Giảm thiểu chi phí vận hành và quản lý, chi phí nhân sự: Hệ thống quản lý tòa nhà
có thể vận hành dễ dàng nên sẽ giúp bạn nhanh chóng đưa hệ thống vào sử dụng thực tế để
giảm thiểu các chi phí phát sinh. Mặt khác, với BMS, bạn có thể tối ưu hóa nguồn nhân lực
vận hành tòa nhà. Nhờ vậy, chi phí nhân sự cũng được tiết kiệm đáng kể.

25
- Tiết kiệm thời gian: Việc vận hành tòa nhà với BMS sẽ giúp bạn cắt giảm rất nhiều
thao tác thủ công. Nhờ vậy bạn sẽ tiết kiệm được thời gian, công sức cần bỏ ra để vận hành
quản lý tòa nhà.
- Phù hợp với đa dạng nhu cầu và mô hình từng tòa nhà: Mỗi tòa nhà sẽ có những nhu
cầu quản lý vận hành hay mô hình vận hành khác nhau. Tuy nhiên BMS có khả năng tương
thích tốt, phù hợp với đa dạng các nhu cầu, mô hình tòa nhà khác nhau. Bạn có thể yên tâm
khi áp dụng BMS cho tòa nhà của mình.
2.7. Các thiết bị sử dụng trong mô hình BMS
2.7.1. Bộ điều khiển trung tâm BCU [11]
Bộ điều khiển trung tâm BCU (Building Control Unit) là bộ điều khiển trung tâm
chuyên dùng trong hệ thống BMS. Thiết bị được cài đặt sẵn phần mềm điều khiển Control
BMS Software cho phép người dùng điều khiển hệ thống BMS của mình từ bất kỳ thiết bị
nào hỗ trợ Web browser như máy tính, điện thoại, máy tính bảng …. Thiết bị tích hợp chuẩn
truyền thông qua mạng TCP IP và RS485 cho phép kết nối đến các thiết bị khác để thực
hiện việc nhận tín hiệu, điều khiển, ghi nhận nhật ký, trích xuất ra file excel, vẽ đồ thị ….
Bộ điều khiển trung tâm BCU được trình bày qua Hình 2.11.

Hình 2.11: Bộ điều khiển trung tâm BCU [11]

26
Tính năng:
 Hỗ trợ 1 cổng truyền thông 485.
 Hỗ trợ 1 cổng Ethernet cho phép đọc ghi dữ liệu từ các thiết bị khác.
Thông số kỹ thuật của bộ điều khiển trung tâm BCU được trình bày theo Bảng 2.4.
Bảng 2.4: Thông số kỹ thuật bộ điều khiển trung tâm BCU.
Nguồn cấp cho thiết bị. 24VAC ± 10% hoặc 24VDC ± 5%, dòng cấp ≥ 3A.
Giao tiếp mạng LAN. Có.
Giao tiếp truyền thông. Modbus RTU 485, Modbus IP, BACnet IP.
Giao diện điều khiển. Có.
Giới hạn nhiệt độ hoạt động. Từ 00 C tới 500 C.
Giới hạn độ ẩm hoạt động. Nhỏ hơn 90% và không đọng sương.
Môi trường hoạt động. Hoạt động nơi khô ráo, thoáng mát không có tác nhân gây
ăn mòn, dễ cháy nổ.
Vận chuyển và bảo quản. Bảo quản nơi khô thoáng, tránh ẩm, Nhiệt độ bảo quản từ
250 𝐶 tới 700 𝐶, độ ẩm 5% đến 95% và không đọng sương.
Kích thước (Dài x rộng x cao). 119 x 100 x 56 (mm).
Sơ đồ chân kết nối của bộ điều khiển BCU như Hình 3.12:

Hình 2.12: Sơ đồ chân kết nối của bộ điều khiển BCU [11]
- 24V IN và 0V IN: Nguồn cấp cho bộ điều khiển 24V AC/DC.
- A+ và B-: Chân tín hiệu RS485.
- LAN: Kết nối Ethernet.
Sơ đồ khối điển hình của bộ điều khiển BCU như Hình 2.13:

27
Hình 2.13: Sơ đồ khối điển hình của bộ điều khiển BCU
2.7.2. Bộ điều khiển số trực tiếp DDC-C46 [11]
Trong hệ thống điều khiển và giám sát mô hình nhóm có dùng bộ điều khiển số trực
tiếp DDC-C46 (Hình 2.14) của công ty PNTech.

28
Hình 2.14: Bộ điều khiển số trực tiếp DDC-C46 [11]
Bộ điều khiển DDC (Direct Digital Control) là bộ điều khiển chuyên dụng trong các
hệ thống tòa nhà, dùng để điều khiển các hệ thống hoạt động độc lập trong toà nhà, nhà
máy. DDC–C46 giúp người vận hành dễ dàng giám sát, cấu hình và cài đặt thông số thiết
bị. Mang lại sự ổn định, tiết kiệm chi phí và tối ưu tốt nhất cho hệ thống điều khiển.
Tính năng:
DDC- C46 có ngõ vào đa chức năng giúp dễ dàng lựa chọn các cảm biến ngõ vào.
Thiết bị hỗ trợ đầy đủ ngõ ra analog và relay giúp dễ dàng điều khiển các thiết bị khác.
- Hỗ trợ 12 ngõ vào đa chức năng.
- Hỗ trợ ngõ ra Analog cho phép cấu hình điều khiển theo dạng PID.
- Hỗ trợ ngõ ra Relay.
- Cho phép giao tiếp qua chuẩn truyền thông BACnet MSTP hoặc Modbus RTU 485
từ hệ thống BMS.
- 4 LED 7 đoạn hiển thị và cài đặt thông số đơn giản.
- Bộ điều khiển được tích hợp đồng hồ thời gian thực cho phép cấu hình điều khiển
chạy/dừng hệ thống theo lịch trình định sẵn.
Thông số kỹ thuật của bộ điều khiển số trực tiếp DDC-C46 như Bảng 2.5.
29
Bảng 2.5: Thông số kỹ thuật của bộ điều khiển số DDC-C46
Tên Thông số
Nguồn cung cấp. Điện áp: 85 đến 264VAC.
100 đến 300VDC.
Công suất tiêu thụ: Tối đa là 3W ở 230V AC.
Ngõ vào điện áp. Điện áp sơ cấp của PT: Tối đa là 500 kV AC.
Điện áp thứ cấp của PT: 230 VAC (điện áp pha) hoặc 400
VAC (điện áp dây), với vượt giới hạn là 20%..
Quá tải: 2 lần định mức (liên tục).
2500VAC trong 1 giây (không tuần hoàn).
Đo lường: Giá trị hiệu dụng của điện áp AC.
Tần số. 45 đến 65 Hz
Ngõ vào dòng điện. Dòng điện sơ cấp của CT: Tối đa là 9999A AC.
Dòng điện thứ cấp của CT: 5A AC, vượt giới hạn là 20%,
20mA của dòng điện đầu tiên nhỏ nhất.
Quá tải 10A (liên tục) và 100A trong 1 giây (không tuần
hoàn).
Tải: <0.1 VA.
Ngõ vào số. Điện áp cách ly quang: 2500V AC RMS.
Điện trở: 2 K.
Điện áp ngõ vào: 5 đến 30V DC.
Đóng điện: > 10V DC.
Dòng điện vào lớn nhất: 20mA.
Nguồn điện phụ: 15V DC/ 100mA.
Ngõ ra số. Hình thức đầu ra: Photo-Mos, tiếp điểm thường mở.
Cách ly quang: 2500 V AC RMS.
Điện áp làm việc lớn nhất: 100 V DC.
Dòng làm việc lớn nhất: 50 mA.
Ngõ ra Relay. Hình thức đầu ra: Tiếp điểm cơ khí.
Điện trở tiếp xúc: 100 m ở 1A.
Giá trị tối đa ngắt điện áp: 250V AC, 30V DC.
Giá trị tối đa ngắt dòng điện: 3A.
Đồ bền điện áp của tiếp điểm và cuộn dây: 2500 VAC RMS.

Sơ đồ chân thiết bị của bộ điều khiển số trực tiếp DDC-C46 như Hình 2.15.

30
Hình 2.15: Sơ đồ chân thiết bị DDC-C46 [11]
 24V IN và 0V IN: Nguồn cấp cho bộ điều khiển 24VAC/DC.
 NOn_1 + NOn_2: Ngõ ra dạng Relay ON/OFF.
 AOn + GND: Ngõ ra dạng Analog thứ n.
 UI 0n: Ngõ vào đa chức năng thứ n.
 A1+ và B1-: Tín hiệu RS485 hỗ trợ BACnet MSTP hoặc modbus RTU cho phép
kết nối về BMS.
 A2+ và B2-: Tín hiệu RS485 cho Modbus RTU master cho phép kết nối đọc thiết
bị Modbus khác.
Sơ đồ khối điển hình của DDC_C46 như Hình 2.16:

31
Hình 2.16: Sơ đồ khối điển hình của DDC
2.7.3. Module mở rộng EXP 8UI8R [11]
Trong mô hình do sử dụng hết ngõ ra của bộ điều khiển số trực tiếp DDC- C46 nên
nhóm chọn module mở rộng EXP 8UI8BI để có thêm ngõ vào ra kết nối thiết bị trong mô
hình. (PN, Hướng dẫn sử dụng EXP 8UI8R). Hình 2.17 là Module mở rộng EXP 8UI8R.

32
Hình 2.17: Module mở rộng EXP 8UI8R [11]

Bộ module mở rộng (EXP-8UI8BI) là một module In/Out hỗ trợ đọc ngõ vào
dạng đa chức năng, xuất ngõ ra Relay và giao tiếp nhận tín hiệu từ thiết bị khác qua
truyền thông.
Thiết bị có 2 cổng truyền thông RS485 hỗ trợ 1 Modbus RTU và 1 BACnet
MSTP hoạt động song song và tách biệt với nhau nên ngoài dùng có thể sử dụng đồng thời
cả hai.
Thiết bị hỗ trợ 8 ngõ vào đa chức năng và 8 ngõ ra Relay. Ngõ vào đa tính
năng cho phép hệ thống nhận tín hiệu từ hầu hết các loại cảm biến hiện có trên thị
trƣờng. Ngõ ra relay giúp dễ dàng điều khiển hầu hết các thiết bị ON/OFF.
Sơ đồ chân thiết bị như Hình 2.18:

33
Hình 2.18: Sơ đồ chân thiết bị EXP 8UI8R [11]
- 24V IN và 0V IN: Nguồn cấp cho bộ điều khiển.
- BI 0n + GND: Ngõ vào dạng On/OFF.
- UI 0n: Ngõ vào dạng đa chức năng cho cảm biến.
- A+: Tín hiệu RS485 cho Modbus RTU (+).
- B-: Tín hiệu RS485 cho Modbus RTU (-).
- NET+: Tín hiệu RS485 cho BACNet MSTP (+).
- NET-: Tín hiệu RS485 cho BACNet MSTP (-).
- 24VDC: Nguồn ra cấp cho các cảm biến.
Sơ đồ khối điển hình của thiết bị như Hình 2.19:

34
Hình 2.19: Sơ đồ khối điển hình của EXP 8UI8BI
2.7.4 Đồng hồ EPM 5500P [2].
Trong đề tài này với nhiều yếu tố cũng như ưu điểm của đồng hồ nên nhóm đã chọn
đồng hồ EPM5500P như Hình 2.20 để thực hiện giám sát điện năng.
 Đặc điểm nổi bật của đồng hồ EPM 5500P.
- Đa chức năng, đo lường với độ chính các cao.
- Độ chính xác khi đo các giá trị điện áp và dòng điện là 0.2%.
- Độ chính xác khi đo các công suất và các giá trị năng lượng là 0.5%.
- Kích thước nhỏ, lắp đặt đơn giản.
- Dễ sử dụng.

35
- Nhiều cách đấu dây: Đồng hồ EPM 5500P có thể dùng ở mạng cao áp- thấp áp, cũng
như mạng 3 pha 3 dây, 3 pha 4 dây, hoặc hệ thống điện 1 pha.

Hình 2.20: Hình ảnh đồng hồ điện năng EPM5500P


- Kích thước: 96 x 96 x72.
- Trọng lượng: 350g.
 Ứng dụng:
Đồng hồ EPM 5500P có thể dùng ở các nơi như:
- Phân phối công suất tự động.
- Bộ chuyển mạch thông minh.
- Ngành công nghiệp tự động.
- Các tòa nhà tự động.
- Hệ thống quản lí năng lượng.
- Hệ thống UPS lớn.
 Chức năng:
Đo lường.
- Điện áp pha: V1, V2, V3, V trung bình (L-N).
- Điện áp dây: V12, V23, V31, V trung bình (L-L).
- Dòng điện: I1, I2, I3, I trung bình, In.
- Công suất (P): Công suất mỗi pha, công suất tổng.

36
- Công suất phản kháng (Q): Công suất phản kháng mỗi pha, công suất phản kháng
tổng.
- Công suất biểu kiến (S): Công suất biểu kiến mỗi pha, công suất biểu kiến tổng.
- Hệ số công suất: Đo mỗi pha và tính được giá trị trung bình.
- Tần số.
Chất lượng điện.
- Thông số sự méo dạng sóng hài (THD) của điện áp.
- Sự đồng đều của điện áp pha và điện áp dây.
- Trị số đỉnh của điện áp pha và điện áp dây.
- Thông số sự méo dạng sóng hài (THD) của dòng điện.
- Sự đồng đều và hệ số K.
- Hệ số mất cân bằng điện áp.
- Hệ số mất cân bằng dòng điện.
Thống kê:
- Năng lượng điện và nhu cầu điện.
- Giá trị lớn nhất với thời gian xác định.
- Giá trị nhỏ nhất với thời gian xác định.
- Nhu cầu điện lớn nhất.
Năng lượng điện và nhu cầu điện:
- Kwh của 4 hình quạt: Nhập, xuất, tổng cộng, toàn lưới.
- Kvarh của 4 hình quạt: Nhập, xuất, tổng cộng, toàn lưới.
- Nhu cầu công suất tác dụng và công suất phản kháng.
Truyền thông:
- Cổng truyền thông RS 485.
- Phương thức truyền thông Modbus RTU.
Điều khiển từ xa:
- 4 ngõ vào tín hiệu số.
- 2 ngõ ra tín hiệu số.
- 2 ngõ ra relay.
37
Thông số kỹ thuật của đồng hồ EPM 5500P như Bảng 2.6:
Bảng 2.6: Thông số kỹ thuật đồng hồ EPM5500P
Tên Thông số
Nguồn cung cấp. Điện áp: 85 đến 264VAC.
100 đến 300VDC.
Công suất tiêu thụ: Tối đa là 3W ở 230V AC.
Ngõ vào điện áp. Điện áp sơ cấp của PT: Tối đa là 500 kV AC.
Điện áp thứ cấp của PT: 230 VAC (điện áp pha) hoặc 400
VAC (điện áp dây), với vượt giới hạn là 20%..
Quá tải: 2 lần định mức (liên tục).
2500VAC trong 1 giây (không tuần hoàn).
Đo lường: Giá trị hiệu dụng của điện áp AC.
Tần số. 45 đến 65 Hz
Ngõ vào dòng điện. Dòng điện sơ cấp của CT: Tối đa là 9999A AC.
Dòng điện thứ cấp của CT: 5A AC, vượt giới hạn là 20%,
20mA của dòng điện đầu tiên nhỏ nhất.
Quá tải 10A (liên tục) và 100A trong 1 giây (không tuần
hoàn).
Tải: <0.1 VA.
Ngõ vào số. Điện áp cách ly quang: 2500V AC RMS.
Điện trở: 2 K.
Điện áp ngõ vào: 5 đến 30V DC.
Đóng điện: > 10V DC.
Dòng điện vào lớn nhất: 20mA.
Nguồn điện phụ: 15V DC/ 100mA.
Ngõ ra số. Hình thức đầu ra: Photo-Mos, tiếp điểm thường mở.
Cách ly quang: 2500 V AC RMS.
Điện áp làm việc lớn nhất: 100 V DC.
Dòng làm việc lớn nhất: 50 mA.
Ngõ ra Relay. Hình thức đầu ra: Tiếp điểm cơ khí.
Điện trở tiếp xúc: 100 m ở 1A.
Giá trị tối đa ngắt điện áp: 250V AC, 30V DC.
Giá trị tối đa ngắt dòng điện: 3A.
Đồ bền điện áp của tiếp điểm và cuộn dây: 2500 VAC
RMS.

Sơ đồ lắp đặt đồng hồ EPM 5500P như Bảng 2.7, Bảng 2.8 và Bảng 2.9.
Bảng 2.7: Sơ đồ cấp nguồn, ngõ vào số, ngõ vào tín hiệu RS485
RS 485 Digital Inputs Power Supply
A B S NC DI1+ DI1- DI2+ DI2- NC L NC N NC G
11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24

38
Bảng 2.8: Ngõ vào số, ngõ ra relay
Digital Inputs DI Power Relay Outputs
DI3+ DI3- DI4+ DI4- V+ V- R11 R12 R21 R22
25 26 27 28 29 30 31 32 33 34

Bảng 2.9: Sơ đồ đo lường điện năng, dòng điện


Votages Inputs Current Inputs
V1 V2 V3 Vn I11 I12 I21 I22 I31 I32
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

- Điện áp ngõ vào: Điện áp định mức ngõ vào EPM 5500P là 230V AC (L-N). Trong
hệ thống điện 3 pha điện áp nhỏ hơn 500V AC (L-L). Ngõ vào điện áp có thể kết nối trực
tiếp nếu điện áp pha nhỏ hơn 276V AC. Nếu điện áp lớn hơn 276V AC thì ta nên dùng PT.
- Dòng điện ngõ vào: Nên dùng CT trong mạch để đo lường. Dòng điện định mức ở
phía thứ cáp CT là 5A, dòng sơ cấp 1A cũng có thể dùng.
Đấu nguồn trực tiếp cho đồng hồ EMP 5500P như Hình 2.21:

Hình 2.21: Đấu nguồn trực tiếp [2]


Đấu nguồn cho đồng hồ thông qua biến áp như Hình 2.22:

Hình 2.22: Đấu nguồn thông qua biến áp [2]


Sơ đồ đấu dây 3 pha trực tiếp như Hình 2.23:

39
Hình 2.23: Sơ đồ đấu dây trực tiếp [2]
Kết nối gián tiếp thông qua PT, dùng cho mạng điện điện áp cao.
Sơ đồ đấu dây 3LN với 3PT như Hình 2.24:

Hình 2.24: Sơ đồ đấu dây 3LN với 3PT [2]


Sơ đồ đấu dây mạng 3 pha 4 dây dùng 2PT chế độ 2L-N như Hình 2.25:

Hình 2.25: Sơ đồ đấu dây mạng 3 pha 4 dây dùng 2PT [2]
Sơ đồ đấu dây dùng 3CT như Hình 2.26:

40
Hình 2.26: Sơ đồ đấu dây dùng 3 CT [2]
Sơ đồ đấu dây 3 CT dùng 2 CT như Hình 2.27:

Hình 2.27: Sơ đồ đấu dây 3 CT dùng 2 CT [2]

Hình 2.28: Sơ đồ dây dùng 2 CT [2]


Sơ đồ đấu dây dùng 1 CT như Hình 2.29:

41
Hình 2.29: Sơ đồ đấu dây dùng 1 CT [2]
Sơ đồ đấu dây 3LN, 3CT với 3CTs như Hình 2.30:

Hình 2.30: Sơ đồ đấu dây 3LN, 3CT với 3CTs [2]


Sơ đồ đấu dây 3LN, 3CT với 2CTs như Hình 2.31:

Hình 2.31: Sơ đồ đấu dây 3LN, 3CT với 2CTs [2]


42
Sơ đồ đấu dây 2LN, 2CT như Hình 2.32:

Hình 2.32: Sơ đồ đấu dây 2LN, 2CT [2]


Sơ đồ đấu dây 2LN, 1CT như Hình 2.33:

Hình 2.33: Sơ đồ đấu dây 2LN, 1CT [2]

43
Hình 2.34: Sơ đồ đấu dây 2LL dùng 2CT [2]

Hình 2.35: Sơ đồ đấu dây mạng điện L-N [2]

Hình 2.36: Mạng điện 1 pha 3 dây [2]

44
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ HỆ THỐNG BMS
3.1. Thiết kế phần cứng hệ thống BMS
3.1.1. Sơ đồ khối hệ thống BMS
Mô hình hệ thống BMS tòa nhà Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật gồm có các khối làm
việc kết nối với nhau, mỗi khối có một chức năng riêng giúp điều khiển và giám sát các
thiết bị trong mô hình như Hình 3.1.

Hình 3.1: Sơ đồ khối hệ thống BMS mô hình tòa nhà trung tâm

45
Giải thích sơ đồ:
- Máy tính và điện thoại Android sẽ điều khiển giám sát các thiết bị của mô hình tòa
nhà trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật qua cloud nhờ Router Wifi.
- Bộ điều khiển trung tâm (BCU) có chức thu thập dữ liệu từ bộ điều khiển số
(DDC_C46) đưa lên cơ sở dữ liệu và nhận tín hiệu điều khiển từ server để đưa tín hiệu
xuống DDC.
- Bộ điều khiển số DDC sẽ thu thập dữ liệu từ module mở rộng (EXP 8UI8R) và
đồng hồ đo điện năng EPM5500P. DDC sẽ điều khiển trực tiếp các thiết bị BMS trong mô
hình và gửi dữ liệu giám sát về BCU như các hệ thống: Quạt, sò nóng lạnh, quạt làm mát,
chiếu sáng, rèm che, quạt điều áp.
- Đồng hồ đo điện năng EPM5500P sẽ đo đếm và thu thập dữ liệu điện năng của
toàn bộ mô hình BMS và gửi thông số đến bộ điều khiển số DDC.
3.1.2. Sơ đồ nguyên lý của hệ thống
Sơ đồ nguyên lý của hệ thống BMS tòa nhà trung tâm trường Đại Học Sư Phạm Kỹ
Thuật được trình bày như Hình 3.2:

46
Hình 3.2: Sơ đồ nguyên lý hệ thống BMS
3.1.3. Nguyên lý hoạt động của mô hình
Nguyên lý hoạt động của mô hình được trình bày theo các bước như sau:
47
Bước 1: Cấp nguồn cho hệ thống BMS.
Khi đóng CB thì sẽ cấp nguồn 220VAC cho hệ thống BMS bao gồm các adapter,
các bộ nguồn điều khiển, quạt điều áp và đồng hồ đo điện năng EPM 5500P.
Bước 2: Bộ điều khiển trung tâm BCU giám sát và điều khiển các thiết bị trong hệ
thống.
- BCU điều khiển và giám sát các hệ thống trong mô hình thông qua bộ điều khiển
số trực tiếp DDC_C46 và module mở rộng EXP_8UI8R. Tính hiệu điều khiển và giám sát
của các bộ điều khiển sẽ truyền về bộ điều khiển trung tâm qua cổng Modbus RS485 (cổng
A+, B-).
- BCU giám sát hệ thống điện năng của mô hình thông qua đồng hồ đo điện năng
EPM 5500P. Các thông số điện năng từ đồng hồ EPM 5500P sẽ gửi về bộ điều khiển trung
tâm BCU qua cổng Modbus RS485 (cổng A+, B-).
Bước 3: Bộ điều khiển số trực tiếp DDC_C46 điều khiển và giám sát các hệ thống:
chiếu sáng, rèm che, điều hòa nhiệt độ.
- Ngõ ra relay NO1, NO2 của DDC C46 để điều khiển các thiết bị cấp trường của
hệ thống điều hòa (Sò nóng lạnh, quạt điều hòa, bơm làm mát).
- Ngõ ra relay NO3, NO4 để điều khiển hệ thống chiếu sáng (Driver Led, Module
Relay).
- Ngõ ra relay NO5, NO6 điều khiển hệ thống rèm.
Bước 4: Bộ điều khiển số trực tiếp mở rộng EXP_8UI8R điều khiển và giám sát hệ
thống quạt điều áp.
- Ngõ ra relay NO1 của module EXP 8UI8R để đóng mở Contactor điều khiển quạt
điều áp cho tòa nhà.
3.1.4. Sơ đồ kết nối thiết bị trên mô hình
Các thiết bị giám sát và điều khiển các hệ thống BMS trên mô hình được đấu nối
theo sơ đồ Hình 3.3.

48
Hình 3.3: Sơ đồ đấu nối thiết bị trên mô hình BMS tòa nhà trung tâm

49
Sơ đồ đấu nối dây các thiết bị BMS trong mô hình Hình 3.3 được giải thích như các
bước sau:
Bước 1: Kết nối dây cấp nguồn cho các hệ thống.
- Nguồn điện xoay chiều 220VAC sẽ cấp cho các adapter 24VDC, adapter 5VDC,
đồng hồ EPM 5500P, driver đèn và quạt điều áp.
- Nguồn điện 24VDC từ các bộ adapter sẽ cung cấp cho các thiết bị điều khiển và
giám sát BMS như: Bộ điều khiển trung tâm (BCU), bộ điều khiển số trực tiếp (DDC_C46)
và bộ module mở rộng (EXP_8UI8R).
- Nguồn điện từ các adapter 12VDC,5VDC sẽ cung cấp cho các cảm biến như: cảm
biến hồng ngoại điều khiển rèm, cảm biến ánh sáng, …
Bước 2: Kết nối BCU với các thiết bị điều khiển và giám sát.
- BCU kết nối với DDC_C46 qua cổng truyền thông Modbus RS485. Cổng A+, B-
của BCU sẽ kết nối với cổng A1+, B1- của DDC.
- BCU kết nối với đồng hồ giám sát điện năng EPM 5500P qua cổng truyền thông
Modbus RS485. Cổng A+, B- của BCU sẽ kết nối với cổng A, B của đồng hồ.
Bước 3: Kết nối DDC_C46 với các thiết bị điều khiển và giám sát.
- Ngõ vào UI01và UI02 của DDC sẽ kết nối với cảm biến nhiệt độ và độ ẩm.
- Ngõ vào UI03 và UI04 lần lượt kết nối với 2 cảm biến ánh sáng.
- Ngõ ra AI04 kết nối với mạch dịch áp AMS1117 để điều khiển driver đèn.
- Ngõ ra N01_1 và N01_2 kết nối điều khiển với các quạt làm mát.
- Ngõ ra N02_1 và N02_2 kết nối đến relay để điều khiển sò và bơm nước.
- Ngõ ra N03_1 và N03_2 kết nối với driver đèn để bật tắt nguồn cấp cho driver.
- Ngõ ra N04_1 và N04_2 kết nối với relay điều khiển đèn.
- Ngõ ra N05_1 và N05_2 kết nối với driver L298 để điều khiển mô tơ rèm.
- Ngõ ra N06_1 và N06_2 kết nối với mạch logic điều khiển rèm.
- DDC_C46 kết nối với module mở rộng EXP_8UI8R và đồng hồ giám sát điện năng
qua cổng truyền thông Modbus RS485 (cổng A2+, B2-).
Bước 4: Kết nối module mở rộng EXP_8UI8R với các thiết bị điều khiển và giám
sát.
50
Ngõ ra B01_1 và B01_2 kết nối đến relay điều khiển contactor để điều khiển quạt
điều áp.
Bước 5: Kết nối đồng hồ EPM 5500P với CT để thực hiện đo đếm điện năng.
- Ngõ ra V1 kết nối với dây L của nguồn 220VAC. Ngõ ra V2, V3, Vn kết nối với dây
N của nguồn 220VAC.
- I11, I12, I21, I22, I31, I32 kết nối với 1 CT theo kiểu 2LL và 1 CT như Hình 3.3.
3.2. Thiết kế phần mềm hệ thống BMS
3.2.1. Sơ đồ khối và lưu đồ thiết kế phần mềm hệ thống BMS
 Sơ đồ khối thiết kế phần mềm:
Hệ thống phần mềm của mô hình BMS tòa nhà trung tâm trường Đại Học Sư Phạm
Kỹ Thuật gồm có các khối làm việc liên kết với nhau, mỗi khối có một chức năng riêng
giúp điều khiển và giám sát các thiết bị trong mô hình như Hình 3.4.

51
Hình 3.4: Sơ đồ khối thiết kế phần mềm hệ thống BMS

52
 Giải thích sơ đồ khối Hình 3.4:
Hệ thống gồm 4 khối cơ bản như sau:
- Khối thu thập, xử lý dữ liệu: Được viết từ chương trình Nodered được tích hợp
trong bộ xử lý trung tâm BCU. Có chức năng thu thập dữ liệu từ các thiết bị cấp trường của
hệ thống BMS đưa lên cơ sở dữ liệu. Ngoài ra khối còn nhận lệnh điều khiển từ server để
xử lý điều khiển thiết bị.
- Khối cơ sở dữ liệu: Là một server có cung cấp cơ sở dữ liệu hoàn toàn miễn phí
trên Internet. Đó là cơ sở dữ liệu Firebase của hệ thống Google có chức năng làm cơ sở dữ
liệu cho Website và ứng dụng giám sát, điều khiển trên điện thoại Android.
- Khối Website: Là một trang web được đăng kí miễn phí server trên Internet, có
chức năng hiển thị số liệu từ cơ sở dữ liệu và gửi dữ liệu lên server để điều khiển thiết bị.
- Khối App Android: Là ứng dụng được thiết kế trên hệ điều hành Android có chức
năng giám sát thông số của các thiết bị trên mô hình thông qua cơ sở dữ liệu cũng như gửi
dữ liệu lên server để điều khiển thiết bị.
 Lưu đồ giải thuật điều khiển thiết bị:
Các thiết bị trong mô hình được điều khiển dự vào lưu đồ giải thuật như Hình 3.5.

53
Hình 3.5: Lưu đồ giải thuật điều khiển hệ thống BMS
 Giải thích lưu đồ:
Sau khi đấu nối để cấp nguồn và khởi tạo các thiết bị phần cứng xong. Hệ thống sẽ
kiểm tra người dùng có sử dụng trên hệ thống Website, điện thoại hay không. Nếu người
dùng đang truy cập vào điện thoại hoặc website thì hệ thống sẽ cập nhật tín hiệu dữ liệu lên

54
server. Khi đó, bộ điều khiển trung tâm BCU sẽ nhận lệnh để từ đó điều khiển các thiết bị
hoạt động chạy theo yêu cầu người dùng.
 Lưu đồ giải thuật giám sát thiết bị:

Hình 3.6: Lưu đồ giải thuật giám sát hệ thống BMS

55
 Giải thích lưu đồ:
Hệ thống Firebase Realtime Database sẽ cập nhật số liệu một cách liên tục. Nếu số liệu
từ thiết bị có sự thay đổi thì cơ sở dữ liệu sẽ tự động cập nhật và đưa dữ liệu lên hệ thống
Website và App điện thoại. Khi đó, người dùng có thể giám sát các thông số hoạt động và
những sự cố của hệ thống để có phương pháp xử lý.
3.2.2. Cấu hình thiết bị
Để tiến hành giám sát và điều khiển hệ thống ta cần phải cấu hình cho các thiết bị trên
hệ thống như sau:
A. Cấu hình thiết bị đo lường EPM 5500P
Để cấu hình cho đồng hồ EPM 5500P ta sử dụng các nút nhấn trên mặt của đồng hồ
như Hình 3.7 bao gồm các nút: Harmonics, Power, Energy và Volts/Amps.

Hình 3.7: Các nút nhấn trên đồng hồ EPM 5500P


- Nhấn đồng thời 2 phím Harmonic và Volt/Amps để vào màn hình cài đặt các thông
số cho đồng hồ.
- Ở chế độ cài đặt, nhấn Harmonic để lựa chọn thông số muốn điều chỉnh.
- Nhấn phím Power để tăng giá trị cài đặt.
- Nhấn phím Energy để giảm giá trị cài đặt.
- Nhấn Volt/Amps để lưu giá trị vừa cài đặt và chuyển sang màn hình cài đặt kế tiếp.
- Nhấn đồng thời phím Harmonic và Volt/Amps để thoát khỏi chế độ cài đặt.
Các bước cấu hình đồng hồ EMP5500P:
Bước 1: Cài đặt mật khẩu đăng nhập.
Mật khẩu đăng nhập được yêu cầu nhập khi vào chế độ cài đặt. Mã đăng nhập gồm
có 4 chữ số, có giá trị từ 0000 đến 9999. Mã đăng nhập mặc định của đồng hồ là 0000 như
Hình 3.8.

56
Hình 3.8: Màn hình cài đặt mật khẩu đăng nhập cho đồng hồ
Bước 2: Cấu hình địa chỉ IP cho đồng hồ.
Mỗi đồng sẽ có 1 địa chỉ IP tương ứng từ 1đến 247 như catalog đồng hồ đã cung
cấp. Trong mô hình nhóm cấu hình địa chỉ IP cho đồng hồ là 3 như Hình 3.9:

Hình 3.9: Màn hình cài đặt địa chỉ IP cho đồng hồ
Bước 3: Cài đặt tốc độ truyền dữ liệu Baud cho đồng hồ.
Để đồng bộ với tốc độ của hệ thống ta cài đặt tốc độ truyền dữ liệu cho đồng hồ là
38400 như Hình 3.10.

Hình 3.10: Màn hình cài đặt tốc độ Baud cho đồng hồ
Bước 4: Cài đặt đấu nối dây ngõ vào điện áp.

57
Theo sơ đồ đấu nối dây thiết bị như Hình 3.3 thì ta chọn chế độ đấu dây của đồng
hồ là 2LN như Hình 3.11.

Hình 3.11: Màn hình cài đặt đấu nối dây ngõ vào điện áp cho đồng hồ
Bước 5: Cài đặt đấu nối dây ngõ vào dòng điện.
Trong phần cứng của mô hình sử dụng một biến dòng nên ta cấu hình ngõ vào dòng
điện là 1ct như Hình 3.12:

Hình 3.12: Màn hình cài đặt đấu nối dây ngõ vào dòng điện cho đồng hồ
Bước 6: Cài đặt điện áp sơ cấp cho biến dòng.
Mô hình sử dụng nguồn điện xoay chiều 1 pha 220V nên ta cài đặt dòng điện sơ cấp
cho cho biến dòng là 220 như Hình 3.13:

Hình 3.13: Màn hình cài đặt điện áp sơ cấp cho biến dòng
Bước 7: Cài đặt điện áp thứ cấp cho biến dòng.

58
Biến dòng sử dụng để đo lường trong mô hình có dòng điện định mức thứ cấp là 5A
nên ta cài đặt là 5 trên đồng hồ như Hình 3.14.

Hình 3.14: Màn hình cài đặt điện áp thứ cấp cho biến dòng
B. Cấu hình module mở rộng EXP 8UI8R
- Để đồng bộ với hệ thống ta cài đặt tốc độ truyền dữ liệu cho module mở rộng là
38400 và địa chỉ IP là 1.
- Add địa chỉ thanh ghi cho module mở rộng EXP 8UI8R như Hình 3.15

Hình 3.15: Add địa chỉ thanh ghi module mở rộng EXP 8UI8R
Từ phần mềm cấu hình của DDC_C46, ta thiết lập chỉ IP của module mở rộng EXP
8UI8R là 1, loại thanh ghi là Holding Register, số thứ tự 9, kiểu dữ liệu là Unsigned Int 16,
sau đó sẽ đưa vào vị trí thanh ghi số 121, chế độ 1 (viết).
Trong đó:
- Address: Là địa chỉ IP của thiết bị.
- Reg Type: Loại thanh ghi muốn sử dụng. DDC_C46 hỗ trợ các thanh ghi như sau:
59
 0: Coil.
 1: Input Status.
 2: Input Register.
 3: Holding Register.
- Reg ID: Là số thứ tự Point trên màn hình RS01-BN.
- Data Type: Kiểu dữ liệu.
 0: Bool.
 1: Unsigned Int 16.
 2: Signed Int 163: Float.
 4: Float Swap.
- Internal ID: Địa chỉ của thiết bị kết nối với DDC.
- Read/Write: Chế độ đọc hay ghi.
 0: Read.
 1: Write.
- Scale 10^x: Nhân giá trị số liệu với 10^x.
- Value: Giá trị hiện tại.
- Status:
 0: Not Read.
 1: Asking.
 2: Responesd.
 3: Time out
C. Cấu hình bộ điều khiển DDC_C46
Các bước cấu hình bộ điều khiển DDC_C46:
Bước 1: Cấu hình kết nối cho DDC.
Ta cấu hình DDC với tốc độ truyền dữ liệu là 38400, địa chỉ IP là 2 và giao thức
truyền thông là modbus như Hình 3.16.

60
Hình 3.16: Cài đặt kết nối bộ điều khiển DDC
Trong đó:
- Comport: Cổng truyền thông tương ứng của thiết bị trên máy tính.
- Baudrate: Tốc độ Baudrate của bộ điều khiển DDC_C46.
- Address: Địa chỉ IP của thiết bị mặc định là 2 (địa chỉ tối đa của DDC là 128).
- Protocol: Giao thức truyền thông.
- Nút nhấn Connect / Disconnect: Cho phép bạn kết nối hoặc ngắt kết nối với bộ DDC.
Bước 2: Cấu hình ngõ vào đa chức năng UI cho DDC:
 Để cài đặt và cấu hình các ngõ vào của bộ điều kiển số trực tiếp DDC ta chọn đến
khung Universal input như Hình 3.17:

61
Hình 3.17: Cấu hình các ngõ vào đa chức năng UI của DDC_C46
Trong đó:
- Select UI: Các ngõ vào. Có các ngõ vào như chính là UI01-UI12, các ngõ vào
MB_UI01 đến MB_UI16 là các ngõ vào của module mở rộng.
- UI Type: Loại ngõ vào. Có các loại ngõ vào sau:
 Drycontact: Tiếp điểm khô.
 Resistor: Điện trở.
 Voltage: Điện áp.
 Current: Dòng điện.
 Themistor T2: Nhiệt độ T2.
 Themistor T3: Nhiệt đô T3.
 Pulse Voltage: Điện áp xung.
 Pulse DryContact: Xung tiếp điểm khô.
 MB_Raw: Giá trị thực.
 MB_Real: Giá trị quy đổi.

62
 Not use: Không sử dụng.
 ADC_Resistor: Chuyển đổi tín hiệu analog sang điện trở.
 ADC_Voltage: Chuyển đổi tín hiệu analog sang điện áp.
 ADC_Current: Chuyển đổi tín hiệu analog sang dòng điện.
- Min input: Giá trị thấp nhất ngõ vào quy đổi.
- Max input: Giá trị cao nhất ngõ vào quy đổi.
- Min Real: Giá trị thấp nhất ngõ vào thực tế.
- Max Real: Giá trị cao nhất ngõ vào thực tế.
- Channel: Kênh tính toán các giá trị ngõ vào sẽ kết nối. Có các kênh Channel 1 đến
Channel 10. Việc lựa chọn các kênh tùy thuộc vào mục đích tính toán của hệ thống.
- Calibration: Hệ số calib cho cảm biến. Hệ số này được cộng trực tiếp vào giá trị hiển
thị thực tế (Actual value).
 Cấu hình ngõ vào cảm biến nhiệt độ UI01:

Hình 3.18: Cấu hình ngõ vào cảm biến nhiệt độ UI01
Như Hình 3.18 ta chọn ngõ vào cảm biến nhiệt độ là UI01, loại ngõ vào là dòng điện vì
cảm biến nhiệt độ có dạng ngõ ra là dòng điện từ 4-20mA tương ứng giá trị thực là -40-
80%, kênh tín toán là Channel 2.
 Cấu hình ngõ vào cảm biến độ ẩm UI02:

Hình 3.19: Cấu hình ngõ vào cảm biến độ ẩm UI 02

63
Như Hình 3.19 ta chọn ngõ vào cảm biến độ ẩm là UI02, loại ngõ vào là dòng điện vì
cảm biến độ ẩm có dạng ngõ ra là dòng điện từ 4-20mA tương ứng giá trị thực là 0-100%,
kênh tính toán là Channel 3.
 Cấu hình ngõ vào cảm biến ánh sáng UI03:

Hình 3.20: Cấu hình ngõ vào cảm biến ánh sáng UI 03
Như Hình 3.20 ta chọn ngõ vào cảm biến ánh sáng là UI03, loại ngõ vào loại điện áp
vì cảm biến ánh sáng có dạng ngõ ra là điện áp từ 0-5V, tương ứng giá trị thực là 0-10%,
kênh tính toán là Channel 5.
 Cấu hình ngõ vào cảm biến ánh sáng UI04:

Hình 3.21: Cấu hình ngõ vào cảm biến ánh sáng UI 04
Như Hình 3.21 ta chọn ngõ vào cảm biến ánh sáng là UI04, loại ngõ vào loại điện áp
vì cảm biến ánh sáng có dạng ngõ ra là điện áp từ 0-5V, tương ứng giá trị thực là 0-10%,
kênh tính toán là Channel 5.
Bước 3: Cấu hình ngõ ra Analog cho DDC.
 Để cài đặt và cấu hình các ngõ ra Analog của bộ điều kiển số trực tiếp DDC ta chọn
đến khung Analog output như Hình 3.22:

64
Hình 3.22: Cấu hình các ngõ ra analog của DDC_C46
Trong đó:
- Select AO: Chọn ngõ ra Analog từ AO01 đến AO04 tương ứng 4 ngõ ra Analog. Từ
MB_AO01 đến MB_AO16 là ngõ ra Analog của module mở rộng.
- Override Enale: Cho phép / không cho phép ghi chèn lên giá trị cũ.
- Chế độ Override được dùng khi bạn muốn test biến tần, Actuator damper và các thiết
bị điều khiển khác. Khi không sử dụng ngõ ra này ta chọn Override Enable = Disable.
Override Value = 0 để bộ điều khiển không xuất tín hiệu ra ngoài và bộ điều khiển sẽ hoạt
động theo phần mềm.
- Override Value: Giá trị ngõ ra cưỡng bức khi ở chế độ Override.
- P value: Hệ số P trong điều khiển PID.
- I value: Hệ số I trong điều khiển PID.
- D value: Hệ số D trong điều khiển PID.
65
- T value: Thời gian quét của khối PID. 50 tương ứng 5 giây.
- Select AO Pin: Chọn ngõ ra Analog để cấu hình.
- Min Output: Giá trị ngõ ra thấp nhất của ngõ ra AO tương ứng. 10 tương ứng 10%,
tương ứng 2 mA.
- Max Output: Giá trị ngõ ra cao nhất cho phép của ngõ AO. 100 tương ứng 100%,
tương ứng 20mA.
- Read from channel: Kênh tính toán được dùng làm ngõ vào.
- Set point: Điểm set point của hệ thống do người dùng yêu cầu.
- Control Mode: Chế độ điều khiển (tăng hoặc giảm).
 Cấu hình ngõ ra Analog điều khiển Driver đèn:

Hình 3.23: Cấu hình ngõ ra Analog điều khiển Driver đèn
- Hình 3.23 cấu hình ngõ ra Analog điều khiển Driver đèn sử dụng ngõ ra AO04, được
đọc Channel 5 để lấy tính hiệu điều khiển đèn hoạt động.
- Chỉ số PID: 1,0,1.
- Chế độ Override: Disable để bộ điều khiển không xuất tín hiệu ghi đè lên giá trị cũ.
- Giá trị Min output = 0, Max output = 100 tương ứng với 0-20mA.
- Thời gian T value: 3s để quét chỉ số PID.
Bước 4: Cấu hình ngõ ra Relay cho DDC.
 Để cài đặt và cấu hình các ngõ ra Analog của bộ điều kiển số trực tiếp DDC ta chọn
đến khung Relay output như Hình 3.24:

66
Hình 3.24: Cấu hình các ngõ ra relay của DDC_C46
Trong đó:
- Select DO: Lựa chọn ngõ ra Relay. DO 01 đến DO 06 tương ứng với 6 ngõ ra relay,
MB_DO 01 đến MB_DO 16 là ngõ ra relay mở rộng.
- Read Channel: Ngõ vào so sánh được lấy từ 10 kênh tính toán.
- Set point: Điểm cài đặt kích hoạt khi hệ thống đạt.
- Mode: Chế độ điều khiển tăng hoặc giảm. Ở chế độ tăng (INCREASE) khi giá trị
ngõ vào thấp hơn Setpoint ngõ ra ON, khi giá trị ngõ vào vượt qua giá trị (Setpoint value +
Diff value), ngõ ra sẽ OFF. Ở chế độ giảm (DECREASE) khi giá trị ngõ vào lớn hơn
Setpoint ngõ ra sẽ ON, khi giá trị ngõ vào nhỏ hơn giá trị (Setpoint value + Diff value), ngõ
ra sẽ OFF.
- Diff value: Điểm cài đặt vượt lố cho phép trong hệ thống.
- Override Enable: Cho phép chạy chế độ Override. Chế độ Override của Relay chỉ
có 2 trạng thái là ON / OFF. Ở chế độ Override (Override Enable = Enable), khi ON tiếp
điểm tương ứng sẽ đóng lại, khi OFF tiếp điểm sẽ hở ra.
67
- Override value: Giá trị xuất ra khi ở chế độ Override.
 Cấu hình ngõ ra relay cấp nguồn cho quạt điều áp như Hình 3.25:

Hình 3.25: Cấu hình ngõ ra relay cấp nguồn cho quạt điều áp
- Như Hình 3.25 ta chọn ngõ ra relay cấp nguồn cho quạt điều áp là MB_DO_01, kênh
Channel 4, chọn điểm cài đặt Set point là 1, điểm cài đặt giá trị vượt lố Diff value là 0.
- Overide Enable: chọn Enable để realy có 2 giá trị ON/OFF tương ứng với tiếp điểm
ĐÓNG/MỞ.
 Cấu hình ngõ ra relay cấp nguồn cho sò nóng lạnh và bơm làm mát như Hình 3.26:

Hình 3.26: Cấu hình ngõ ra relay cấp nguồn cho sò nóng lạnh và bơm làm mát
 Cấu hình ngõ ra relay cấp nguồn cho Quạt tản nhiệt như Hình 3.27:

Hình 3.27: Cấu hình ngõ ra relay cấp nguồn cho quạt tản nhiệt
 Cấu hình ngõ ra relay cấp nguồn cho Driver đèn như Hình 3.28:

Hình 3.28: Cấu hình ngõ ra Relay cấp nguồn cho Driver đèn
 Cấu hình ngõ ra relay chuyển chế độ điều khiển đèn (Auto/Manual) như Hình 3.29:

68
Hình 3.29: Cấu hình ngõ ra relay chuyển chế độ điều khiển đèn (Auto/Manual)
 Cấu hình ngõ ra relay DO05 cấp nguồn cho mạch L298 điều khiển Rèm như Hình
3.30:

Hình 3.30: Cấu hình ngõ ra relay DO 05 cấp nguồn L298 điều khiển rèm Analog
 Cấu hình ngõ ra relay DO06 cấp tín hiệu cho mạch L298 điều khiển Rèm như Hình
3.31:

Hình 3.31: Cấu hình ngõ ra relay DO 06 cấp nguồn L298 điều khiển rèm Analog
Bước 5: Cấu hình các chế độ tính toán đầu vào cho DDC.
 Để cấu hình các chế độ tính toán đầu vào cho DDC ta chọn đến khung Calculator
input mode như Hình 3.32:

Hình 3.32: Cấu hình các chế độ tính toán đầu vào cho DDC_C46
Trong đó:
- Calculator input mode: Bộ điều khiển tính toán.
69
- Channel: Kênh từ 1 đến kênh 10.
- Mode: Chế độ tính toán. Chọn từng ngõ tính toán với các chế độ Max, Min, tính toán
trung bình. Chế độ Auto = Max.
 Cấu hình kênh tính toán từ 2 cảm biến ánh sáng UI03, UI04 như Hình 3.33:

Hình 3.33: Cấu hình kênh tính toán từ 2 cảm biến ánh sáng UI03, UI04
- Channel: chọn kênh tính toán 5 vì giá trị của 2 cảm biến ánh sáng từ ngõ vào UI03
và UI04 được lưu tại kênh 5.
- Mode: lấy giá trị trung bình từ 2 cảm biến đầu vào.
Bước 6: Cấu hình chế độ hoạt động của DDC_C46.
Để cấu hình chế độ hoạt động của DDC_C46 ta chọn đến khung Setting như Hình
3.34:

Hình 3.34: Cấu hình chế độ hoạt động của DDC_C46


Trong đó:
- Power ON: Khi thiết bị mất nguồn đột ngột, khi bật nguồn lại (Power ON), thiết bị
sẽ hoạt động dữa trên giá trị cài đăt.
 OFF: không bật nguồn thiết bị.
 ON: Bật nguồn thiết bị.
70
 Auto Save: Dựa vào trạng thái lúc thiết bị hoạt động.
- Control From: Chế độ điều khiển thiết bị.
 Local+Main: Nhận lệnh từ thiết bị điều khiển.
 Remote+Main: Nhận lệnh từ máy tính và thiết bị. Khi đó, phải bật Main Command
lên ON thì mới điều khiển được.
Bước 7: Cấu hình thanh ghi đồng hồ EPM5500P lên DDC.
Thanh ghi của đồng hồ EPM5500P được thêm vào thanh ghi của DDC thông qua
phần mềm cấu hình DDC như Hình 3.35.

Hình 3.35:Add thanh ghi đồng hồ EPM5500P lên thanh ghi DDC
Trong đó:
- Remote Baudrate: 38400 là tốc độ baud của đồng hồ như đã cấu hình ở Hình 3.10.
- Number of point: số lượng thanh ghi của đồng hồ muốn thêm vô DDC.
- No: Số thứ tự như Hình 3.35.
- Address: Địa chỉ ID của đồng hồ đã cấu hình như Hình 3.9.
- Reg type: 3 là loại thanh ghi Holding Register của đồng hồ tra theo Bảng 3.2.
- Reg ID: Địa chỉ của thanh ghi đồng hồ tra theo Bảng 3.2.
- Data Type: 2 là kiểu dữ liệu Signed Int16 của thanh ghi đồng hồ tra theo Bảng 3.2.
- Internal ID: Địa chỉ của thanh ghi DDC tra theo Bảng 3.1.

71
- Read/Write: 0 là read như Hình 3.35. Vì đồng hồ ta chỉ có giám sát các thông số
điện năng và không điều khiển nên ta chọn kiểu read.
- Scale 10^x: 0 là giữ nguyên giá trị đọc về từ đồng hồ như Hình 3.35.
- Value: Giá trị hiện tại của thanh ghi đồng hồ như Hình 3.35.
- Status: 2 là trạng thái thanh ghi đã phản hồi như Hình 3.35.
D. Cấu hình bộ điều khiển trung tâm BCU
 Mục đích: Cấu hình bằng phần mềm BMS control sofware để lấy địa chỉ “DEVICE
KEY” (ID) của từng point thiết bị trong hệ thống BMS toà nhà trung tâm để điều khiển và
giám sát hệ thống. Ta chỉ dùng phần mềm BMS control sofware cấu hình BCU 1 lần và sau
đó điều khiển và giám sát bằng cơ sở dữ liệu mà nhóm tự tạo.
 Cấu hình:
Bước 1: Nhập địa chỉ IP bộ BCU: 192.168.1.124 vào trình duyệt web trên máy tính
Bước 2: Đăng nhập tài khoản vào phần mềm BMS như Hình 3.36:
- Project Code: localhost (mặc định).
- Email address: admin@localhost.local.
- Password: admin.

Hình 3.36: Đăng nhập vào phần mềm BMS Control Software

72
Sau khi đăng nhập, giao diện phần mềm BMS Control Sofware sẽ hiển thị như
Hình 3.37:

Hình 3.37: Giao diện phần mềm BMS control Software


Bước 3: Nhấn Devides List để vào trang thiết lập quản lý các thiết bị như Hình 3.38.

Hình 3.38: Truy cập trang thiết lập thiết bị kết nối với BCU
Bước 4: Thiết lập thiết bị (Device List)
- Device List là các thiết bị kết nối trong hệ thống. Mỗi thiết bị sẽ có một “Device
Key” -mã bảo mật để kết nối và điều khiển.

73
- Mỗi thiết bị kết nối vào hệ thống sẽ có một “Device key” để kết nối và điều khiển
từ xa.

- Để thêm device ta chọn Add New , để chỉnh sửa ta chọn device đã chọn

và chọn để sửa, và chọn để xóa như Hình 3.39.

Hình 3.39: Thiết lập thiết bị trong BCU


Hình 3.38 bao gồm 3 Device List là đồng hồ EPM 5500P, bộ diều khiển DDC và Device
dư liệu ảo.
- Title*: Nhập tên cho thiết bị.
- Device Key*: Nhập thông tin giao tiếp truyền thông (VD: Modbus RTU 485 nhập
MOD485).
- Configuration: Nhập tốc độ baud của thiết bị. (VD: 9600, 19200, 38400, …)
- Thumbnail: Chọn hình ảnh đại diện cho thiết bị.
Thiết lập cài đặt DDC_C46 trong BCU như Hình 3.40:

74
Hình 3.40: Nhập thông số cấu hình cho DDC
Hình 3.40 thông số cấu hình cho DDC C46, truyền thông Modbus RTU 485, tốc độ
baud 19200.
Thiết lập cài đặt đồng hồ EMP 5500P trong BCU như Hình 3.41:

Hình 3.41: Nhập thông số cấu hình cho EPM 5500P


Hình 3.41 thông số cấu hình cho EPM 5500P, truyền thông Modbus RTU 485, tốc độ
baud 19200.
75
- Tạo device thiết bị ảo như Hình 3.42 để viết chương trình scale giá trị đọc/ghi giá
trị và đưa dữ liệu lên cơ sở dữ liệu trong NodeRed.

Hình 3.42: Tạo device thiết bị ảo


Hình 3.42 thông số cấu hình cho Virtual Device, truyền thông Modbus RTU 485, tốc độ
baud 19200.
Bước 5: Quản lý và thiết lập Point List (thanh ghi)
- Nhấn chọn Point list như Hình 3.43 để vào trang thiết lập và quản lý thanh ghi của
BCU.

Hình 3.43: Truy cập trang thiết lập và quản lý thanh ghi của BCU

76
- Point list là danh sách các điểm dữ liệu trong hệ thống, mỗi điểm sẽ ánh xạ lên một
thiết bị cụ thể.
- Mỗi một Point sẽ bao gồm một Point Value là giá trị hiện tại của thiết bị trong hệ
thống. Người dùng có thể thêm, chỉnh sửa hoặc xóa các Point theo ý mình.

- Để chỉnh sửa ta chọn Point đã tạo và chọn để sửa, chọn để xóa và thêm mới

là Add New :
+ Title*: Đặt tên cho thiết bị được khởi tạo.
+ Configuration: Cấu hình cho thiết bị.

A|B|C|D|E|F

Trong đó:
 A: Địa chỉ ID của thiết bị. (Địa chỉ id của module mở rộng là 1, bộ điều
khiển số DDC là 2 như Hình 3.16, đồng hồ EPM5500P là 3 như Hình 3.9).
 B: Kiểu thanh ghi (IR/HR). (Tra ở Bảng 3.1 và Bảng 3.2).
 C: Địa chỉ thanh ghi của thiết bị (nếu đồng hồ nối với BCU thì là địa chỉ
thanh ghi của đồng hồ thì tra Bảng 3.2, nếu DDC kết nối với BCU thì là
địa chỉ thanh ghi của DDC tra ở Bảng 3.1).
 D: Mặc định là 2.
 E: Kiểu dữ liệu: 0 là Int16/ 1 là Float. (Tra ở Bảng 3.1 và Bảng 3.2).
 F: Read/ Write (R/W). . (Tra ở Bảng 3.1 và Bảng 3.2).
+ Device*: Chọn nhóm device cho thiết bị (Chọn từ Device List).
+ Unit*: Chọn đơn vị cho thiết bị.
+ Access Type: Chọn thiết bị này chỉ cho phép đọc hay có thể ghi xuống.
+ Value*: Giá trị hiện tại của thiết bị. (Mặc định là 0).
+ Default Value*: Giá trị mặc định của thiết bị khi khởi tạo.
+ Calib*: Giá trị hiệu chuẩn cho thiết bị.

77
Hình 3.44: Thiết lập thanh ghi giá trị hiển thị độ rọi hiện tại
Hình 3.44 là một ví dụ về thiết lập Point giá trị để hiển thị giá trị độ rọi của hệ thống chiếu
sáng. Configuration 2|IR|90|2|0|R có nghĩa là:
- 2 là địa chỉ ID của thiết bị DDC C46 như Hình 3.16.
- IR là kiểu thanh ghi Input register (tra Bảng 3.1).
- 90 là địa chỉ thanh ghi của DDC (tra Bảng 3.1).
- 2 là giá trị mặc định.
- 0 là kiểu dữ liệu Int16 (tra Bảng 3.1).
- Read only là thiết bị chỉ đọc.
- Giá trị hiện tại là 100 như Hình 3.43.
- Giá trị mặc đinh khi cải tạo là 0 như Hình 3.43.
- Giá trị hiệu chuẩn là 0 như Hình 3.43.

78
Bảng 3.1: Địa chỉ thanh ghi (Points) của thiết bị DDC C46 trên BCU.
BẢNG ĐỊA CHỈ THANH GHI TRÊN BCU
Địa chỉ Tên thanh ghi Loại thanh ghi Kiểu dữ liệu
25 Real UI01 value Input Register Float
27 Real UI02 value Input Register Float
29 Real UI03 value Input Register Float
31 Real UI04 value Input Register Float
33 Real UI05 value Input Register Float
35 Real UI06 value Input Register Float
37 Real UI07 value Input Register Float
39 Real UI08 value Input Register Float
41 Real UI09 value Input Register Float
43 Real UI10 value Input Register Float
45 Real UI11 value Input Register Float
47 Real UI12 value Input Register Float
61 Calculate 01 value Input Register Float
63 Calculate 02 value Input Register Float
65 Calculate 03 value Input Register Float
67 Calculate 04 value Input Register Float
69 Calculate 05 value Input Register Float
71 Calculate 06 value Input Register Float
73 Calculate 07 value Input Register Float
75 Calculate 08 value Input Register Float
77 Calculate 09 value Input Register Float
79 Calculate 10 value Input Register Float
81 DO 01 Status Input Register INT
82 DO 02 Status Input Register INT
83 DO 03 Status Input Register INT
84 DO 04 Status Input Register INT
85 DO 05 Status Input Register INT
86 DO 06 Status Input Register INT
87 AO 01 value Input Register INT
88 AO 02 value Input Register INT
89 AO 03 value Input Register INT
90 AO 04 value Input Register INT
107 MB_DO_01 Input Register INT
108 MB_DO_02 Input Register INT
109 MB_DO_03 Input Register INT
110 MB_DO_04 Input Register INT
111 MB_DO_05 Input Register INT
112 MB_DO_06 Input Register INT

79
113 MB_DO_07 Input Register INT
114 MB_DO_08 Input Register INT
347 Override Enable DO 01 Holding Register INT
348 Override Value DO 01 Holding Register INT
350 Set point DO 01 Holding Register Float
359 Override Enable DO 02 Holding Register INT
360 Override Value DO 02 Holding Register INT
362 Set point DO 02 Holding Register Float
347 Override Enable DO 01 Holding Register INT
348 Override Value DO 01 Holding Register INT
350 Set point DO 01 Holding Register Float
371 Override Enable DO 03 Holding Register INT
372 Override Value DO 03 Holding Register INT
383 Override Enable DO 04 Holding Register INT
384 Override Value DO 04 Holding Register INT
395 Override Enable DO 05 Holding Register INT
396 Override Value DO 05 Holding Register INT
407 Override Enable DO 06 Holding Register INT
408 Override Value DO 06 Holding Register INT
419 Override Enable MB DO 01 Holding Register INT
420 Override Value MB DO 01 Holding Register INT
656 Override Enable AO 04 Holding Register INT
657 Override Value AO 04 Holding Register INT
659 Set point AO 04 Holding Register Float

Bảng 3.2: Địa chỉ thanh ghi (Points) của thiết bị EPM 5500P trên BCU
BẢNG ĐỊA CHỈ THANH GHI EPM 5500P
Địa chỉ Tên thanh ghi Loại thanh ghi Kiểu dữ liệu
305 Tần số Holding Register INT
306 Điện áp dây V1 Holding Register INT
307 Điện áp dây V2 Holding Register INT
308 Điện áp dây V3 Holding Register INT
309 Điện áp dây trung bình Vlnavg Holding Register INT
310 Điện áp pha V12 Holding Register INT
311 Điện áp pha V23 Holding Register INT
312 Điện áp pha V31 Holding Register INT
313 Điện áp pha trung bình Vllavg Holding Register INT
314 Dòng điện I1 Holding Register INT
315 Dòng điện I2 Holding Register INT
316 Dòng điện I3 Holding Register INT
317 Dòng điện trung bình Iavg Holding Register INT
318 Dòng điện In Holding Register INT

80
319 Công suất tác dụng P1 Holding Register INT
320 Công suất tác dụng P2 Holding Register INT
321 Công suất tác dụng P3 Holding Register INT
322 Công suất tác dụng trung bình Psum Holding Register INT
323 Công suất phản kháng Q1 Holding Register INT
324 Công suất phản kháng Q2 Holding Register INT
325 Công suất phản kháng Q3 Holding Register INT
326 Công suất phản kháng trung bình Qsum Holding Register INT
327 Công suất biểu khiển S1 Holding Register INT
328 Công suất biểu khiển S2 Holding Register INT
329 Công suất biểu khiển S3 Holding Register INT
330 Công suất biểu khiển trung bình Ssum Holding Register INT
331 Hệ số công suất PF1 Holding Register INT
332 Hệ số công suất PF2 Holding Register INT
333 Hệ số công suất PF3 Holding Register INT
334 Hệ số công suất PF Holding Register INT
335 Hệ số ko cân bằng điện áp U_ubl Holding Register INT
336 Hệ số ko cân bằng dòng điện I_ubl Holding Register INT
337 Dmd_P Holding Register INT
338 Dmd_Q Holding Register INT
339 Dmd_S Holding Register INT
340 Năng lượng ngõ vào Ep_imp Holding Register INT
341 Năng lượng ngõ ra Ep_exp Holding Register INT
342 Năng lượng phản kháng ngõ vào Eq_imp Holding Register INT
343 Năng lượng phản kháng ngõ ra Eq_exp Holding Register INT
344 Tổng thực của năng lượng Ep_total Holding Register INT
345 Tổng đại số của năng lượng Ep_net Holding Register INT
346 Tổng thực của năng lượng Eq_total Holding Register INT
347 Tổng đại số của năng lượng Eq_net Holding Register INT
361 THD1-U12 Holding Register INT
364 THD_U1n Holding Register INT

Sau khi hoàn tất việc thiết lập và quản lý các point thì phần mềm BMS Control
Sofware sẽ tạo ra các “DEVICE KEY” (ID). Đó là địa chỉ id của các point để phục vụ
cho việc lập trình giám sát và điều khiển các thiết bị trong mô hình BMS. Danh sách các
point được trình bày như Bảng 3.3.

81
Bảng 3.3: Danh sách các Point của BCU
DEICE ACCESS
ID TITLE UNIT
LIST TYPE
DDC Phần Read
GIA_TRI_LUX_HT
386d44b0aeafc002a36912b4 C46 trăm only

DDC No Read &


CHE_DO_CHAY_D01
386d44f77d4e4002a7f0ea3a C46 Unit Write

DDC No Read &


CHE_DO_CHAY_DO2
386d45777d4e4002a7f0ea3c C46 Unit Write

DDC No Read &


ON_OFF_DO1
386d45b77d4e4002a7f0ea3d C46 Unit Write

DDC No Read &


ON_OFF_DO2
386d45e37d4e4002a7f0ea3e C46 Unit Write

DDC Áp Read &


SETPOINT_MDO_01
386d486c808ea902a000b8d9 C46 Suất Write

DDC No Read
TRANG_THAI_D02
386d494faeafc002a36912c3 C46 Unit only

DDC No Read
TRANG_THAI_D01
386d4966aeafc002a36912c4 C46 Unit only

DDC Nhiệt Read &


SETPOINT_NHIET_DK_QUAT
5fcb1f1802c06c02a3ff472e C46 độ Write

DDC Nhiệt Read &


SETPOINT_NHIET_DO_DK_SO
5fcb1f4102c06c02a3ff472f C46 độ Write

DDC Nhiệt Read


NHIET_DO_HIEN_TAI
5fcb1fc702c06c02a3ff4730 C46 độ only

DDC Phần Read


DO_AM_HIEN_TAI
5fcb1fe902c06c02a3ff4731 C46 trăm only

DDC No Read &


CHE_DO_DKCS
5fcb202802c06c02a3ff4732 C46 Unit Write

DDC No Read &


D05
5fcb207c02c06c02a3ff4733 C46 Unit Write

DDC No Read &


D06
5fcb20a102c06c02a3ff4734 C46 Unit Write

82
DDC Read &
SETPOINT_LUX_DK_DEN Lux
5fcb20da02c06c02a3ff4735 C46 Write

DDC No Read &


CAP_NGUON_DRIVER_D03
5fcb212c02c06c02a3ff4736 C46 Unit Write

DDC Read
GIA_TRI_CBAS1 Lux
5fcb217402c06c02a3ff4737 C46 only

DDC Read
GIA_TRI_CBAS2 Lux
5fcb219002c06c02a3ff4738 C46 only

DDC Read
GIA_TRI_LUX sum Lux
5fcb21b502c06c02a3ff4739 C46 only

DDC No Read
STATUS-MDO-01
5fd48f85f5af150268d76917 C46 Unit only

DDC No Read
STATUS-MDO-02
5fd48fb3f5af150268d76918 C46 Unit only

DDC No Read
STATUS-MDO-03
5fd48fccf5af150268d76921 C46 Unit only

DDC No Read
STATUS-MDO-04
5fd48fe4f5af150268d76922 C46 Unit only

DDC No Read
STATUS-MDO-05
5fd48ffff5af150268d7692b C46 Unit only

DDC No Read
STATUS-MDO-06
5fd49016f5af150268d7692c C46 Unit only

DDC No Read
STATUS-MDO-07
5fd4902ef5af150268d7692d C46 Unit only

DDC No Read
STATUS-MDO-08
5fd4904af5af150268d76936 C46 Unit only

DDC No Read &


OVERRIDE-ENABLE-MDO-01
5fd49119f5af150268d7694f C46 Unit Write

DDC No Read &


OVERRIDE-ENABLE-MDO-02
5fd4912bf5af150268d76958 C46 Unit Write

DDC No Read &


OVERRIDE-ENABLE-MDO-03
5fd49139f5af150268d76959 C46 Unit Write
DDC No Read &
OVERRIDE-VALUE-MDO-01
C46 Unit Write
83
5fd491f1f5af150268d76975

DDC No Read &


OVERRIDE-VALUE-MDO-02
5fd49207f5af150268d76976 C46 Unit Write

DDC No Read &


OVERRIDE-VALUE-MDO-03
5fd4921bf5af150268d7697f C46 Unit Write

DDC Áp Read
ĐỘ CHÊNH ÁP HT
5fd86e7f808ea902a000ba35 C46 Suất only

DDC No Read
STATUS_DO5
5feaa58442e33502c0082265 C46 Unit only

DDC No Read &


OVERIDE ENABLE AO 04
5ff6c20ce85a4503259b8b2b C46 Unit Write

DDC Read
GIA_TRI_UI9 V
60023c9da6b487032a26b8e7 C46 only

DDC Read
GIA_TRI_UI10 V
60023cada6b487032a26b8e8 C46 only

DDC Read
TAN_SO_F Hz
600390d1f0167202c2592f9a C46 only

DDC Read
DIEN_AP_U V
6003917ff0167202c2592fc1 C46 only

DDC Read
DIEN_AP_TRUNG_BINH V
600391bcf0167202c2592fce C46 only

DDC Read
DONG_DIEN_I A
600391e5f0167202c2592fda C46 only

DDC Read
CONG_SUAT_TAC_DUNG_P kW
6003920af0167202c2592fe2 C46 only

DDC Read
CONG_SUAT_PHAN_KHANG_Q kVA
60039231f0167202c2592fe7 C46 only

DDC Read
CONG_SUAT_BIEU_KIEN_S kVAr
6003925ff0167202c2592ff3 C46 only

DDC No Read
HE_SO_CONG_SUAT_PF
60039282f0167202c2592ffb C46 Unit only

DDC Read
DIEN_NANG_TIEU_THU kWh
600392a7f0167202c2593000 C46 only

84
Read
TAN_SO_F Spare Hz
386d4c354bbcb402a923d2c4 only

Read
DIEN_AP_U Spare V
386d520d4bbcb402a923d2c5 only

Read
DIEN_AP_TRUNG_BINH Spare V
386d53a84bbcb402a923d2c6 only

Read
DONG_DIEN_I Spare A
386d53e14bbcb402a923d2c7 only

Read
DONG_DIEN_TRUNG_BINH Spare A
386d53f44bbcb402a923d2c8 only

No Read
HE_SO_CONG_SUAT_PF Spare
386d540e4bbcb402a923d2c9 Unit only

Read
CONG_SUAT_THUC_TIEU_THU_P Spare kW
5fd42a6879a6da02a280fb71 only

Read
CONG_SUAT_PHAN_KHANG_Q Spare kVA
5fd42a7479a6da02a280fb72 only

Read
CONG_SUAT_BIEU_KIEN_S Spare kVAr
5fd42a8079a6da02a280fb73 only

Read
Ep_exp ảo Spare kWh
5fd42c9a79a6da02a280fb75 only

Read
GIA_TRI_CBAS_1 Spare Lux
5fd856e203bb8e02a4045702 only

Read
GIA_TRI_CBAS_2 Spare Lux
5fd856eb03bb8e02a4045703 only

Read
GIA_TRI_CBAS_SUM Spare Lux
5fd856f503bb8e02a4045704 only

Read &
SETPOINT Spare Lux
5fd8587d03bb8e02a404573d Write

 Phân tích và đánh giá về những cách kết nối giám sát giữa BCU với đồng hồ EPM
5500P
- BCU giám sát trực tiếp đồng hồ EPM5500P.

85
+ BCU có thể giám sát và điều khiển các thiết bị ngoại vi sử dụng cổng truyền thông
RS485 nên có thể giám sát trực tiếp đồng hồ EPM 5500P. Khi đó, BCU sẽ tạo các point dữ
liệu trực tiếp trên các địa chỉ thanh ghi của đồng hồ để phục vụ cho việc giám sát và điều
khiển. Sơ đồ kết nối truyền thông giữa BCU và đồng hồ EPM 5500P được trình bày như
Hình 3.45.

Hình 3.45: Sơ đồ kết nối truyền thông giữa BCU và đồng hồ EPM5500P
Ví dụ về cách tạo point dữ liệu giám sát giá trị tần số trên đồng hồ EPM5500P khi
kết nối đồng hồ trực tiếp với BCU.
Sau khi đã kết nối phần cứng như Hình 3.45 thì ta truy cập vào phần mềm BMS
Control Software như bước 1, 2, 3, 4, 5 phần cấu hình BCU để đến phần cấu hình point
dữ liệu tần số như Hình 3.46

86
Hình 3.46: Thiết lập point dữ liệu hiển thị giá trị tần số từ thanh ghi đồng hồ
Trong đó:
 Title: TAN_SO (tên point)
 Configuration: 3|HR|305|2|0|R (A|B|C|D|E|F)
 A=3: Địa chỉ id của đồng hồ EPM 5500P như Hình 3.9.
 B= HR: Kiểu thanh ghi là Holding Register như Bảng 3.2.
 C=305: Là địa chỉ của thanh ghi tần số của đồng hồ EPM 5500P như Bảng
3.2.
 D=2: Số mặc định của BCU.
 E=0: Kiểu thanh ghi là Int như Bảng 3.2.
 F=R: Point này là kiểu Read only.

87
 Device: EPM 5500P.
 Unit: Hz
 Access Type: Read only
 Value: giá trị hiện tại là 0 như Hình 3.48.
+ Trình bày phương pháp kết nối BCU giám sát 1024 đồng hồ điện năng EPM
5500P.
 Số thiết bị mà BCU có thể giám sát thông qua cổng truyền thông Modbus RS485 là
128 thiết bị. Do đó, một bộ điều khiển trung tâm BCU sẽ giám sát được tối đa 128 đồng hồ
EPM 5500P. Mỗi đồng sẽ được khai báo một địa chỉ ID riêng từ 1 đến 247 như catalog của
đồng hồ cung cấp về địa chỉ thiết bị. Vì vậy khi ta thiết lập point dữ liệu như Hình 3.46 để
quản lý dữ liệu các đồng hồ thì giá trị A trong dãy cấu hình configuration sẽ có giá trị từ
1 đến 247 và các giá trị B, C, D, E, F thì vẫn như cấu hình 1 đồng hồ như Hình 3.46. Chúng
ta muốn giám sát 1024 đồng hồ EPM 5500P thì cần phải có tối thiểu 8 bộ điều khiển trung
tâm BCU như Hình 3.47.
 Ngoài ra chuẩn truyền thông RS485 chỉ có thể kết nối tối đa 32 thiết bị trên 1 chuỗi
nối tiếp mà không bị nhiễu tín hiệu. Do đó để kết nối 128 đồng hồ với BCU thì cần tối thiểu
là 4 chuỗi mắc song song với nhau như Hình 3.47.
 Các bộ điều khiển trung tâm BCU sẽ kết nối về bộ Hub/Switch Internet để đưa lên
cơ sở dữ liệu Fibase phục vụ cho việc giám sát như Hình 3.47.
 Trên đây chỉ là cách kết nối theo lý thuyết. Trong thực tế thì việc kết nối giám sát
1024 đồng hồ sẽ phụ thuộc vào số lượng các đối tượng trên đồng hồ mà chúng ta cần giám
sát. Khi đó, số lượng đồng hồ mà BCU có thể giám sát sẽ khác nhau và số chuỗi kết nối
cũng sẽ khác nhau. Ví dụ như, mỗi đồng hồ ta cầm giám sát 10 thông số điện năng thì một
bộ BCU chỉ có thể giám sát được 100 đồng hồ. Vì mỗi thông số của đồng hồ sẽ tương ứng
với 1 point trên BCU mà 1 BCU chỉ có 1000 point nên 1 BCU chỉ có thể giám sát được 100
đồng hồ.

88
Hình 3.47: Sơ đồ kết nối BCU giám sát 1024 đồng hồ EPM 5500P
- BCU giám sát đồng hồ EPM5500P thông qua DDC.
BCU kết nối giám sát đồng hồ EMP5500P thông qua DDC có sơ đồ kết nối truyền
thông như Hình 3.48.

89
Hình 3.48: Sơ đồ kết nối truyền thông giữa BCU và đồng hồ EPM5500P thông qua DDC
Bộ điều khiển số trực tiếp DDC_C46 ngoài việc giám sát và điều khiển các thiết bị
thông qua các ngõ vào ra thì còn giám sát và điều khiển được các thiết bị ngoại vi sử dụng
cổng truyền thông Modbus RS485. DDC sẽ đọc giá trị từ các thanh ghi của đồng hồ và sao
lưu vào thanh ghi của mình. Khi đó, BCU sẽ đọc dữ liệu từ các thanh ghi của DDC giám
sát đồng hồ để tạo các point dữ liệu phục vụ cho việc giám sát và điều khiển. Tuy nhiên,
cách kết nối này thường ít được sử dụng vì các lý do sau đây:
+ Gây lãng phí thiết bị cho hệ thống: Khi ta kết nối trực tiếp BCU với đồng hồ thì
sẽ không cần sử dụng thêm bộ điều khiển DDC sẽ lây lãng phí về kinh tế.
+ Gây phức tạp cho hệ thống: Khi ta kết nối thêm DDC thì hệ thống đấu nối giữa
các thiết bị sẽ phức tạp hơn.
+ Gây tốn thanh ghi của DDC: Bộ điều khiển DDC thường phục vụ cho việc giám
sát và điều khiển thiết bị thông qua các ngõ vào/ra nên thường sẽ giới hạn về số lượng thanh
ghi.
 Phân tích cách kết nối các thiết bị ngoại vi không có địa chỉ thanh ghi với BCU
Để giám sát một thiết bị ngoại vi không có địa chỉ thanh ghi thì ta cần kết nối thiết
bị đó với DDC. DDC sẽ đọc các giá trị của thiết bị đó qua các ngõ vào và lưu giá trị vào
thanh ghi của mình. BCU sẽ tạo các point dữ liệu dựa trên địa chỉ thanh ghi của DDC để
giám sát thiết bị ngoại vi đó.

90
Ví dụ: Sử dụng BCU giám sát dữ liệu cảm biến ánh sáng.
Để giám sát giá trị cảm biến trên BCU ta làm như sau:
Bước 1: Kết nối cảm nhiệt độ với DDC
Vì cảm biến nhiệt nhiệt độ có ngõ ra dạng dòng điện từ 4-20mA nên ta kết nối vào
ngõ vào đa chức năng UI1 của DDC như sơ đồ Hình 3.3.
Bước 2: Cấu hình DDC_C46 được trình bày như Hình 3.49.

Hình 3.49: Cấu hình ngõ vào cảm biến nhiệt độ UI01
Như Hình 3.47 ta chọn ngõ vào cảm biến nhiệt độ là UI01, loại ngõ vào là dòng điện vì
cảm biến nhiệt độ có dạng ngõ ra là dòng điện từ 4-20mA tương ứng giá trị thực là -40-
80%, kênh tín toán là Channel 2.
Khi cấu hình xong thì giá trị của cảm biến nhiệt độ sẽ lưu vào địa chỉ thanh ghi 25 là
thanh ghi của ngõ vào UI01 như Bảng 3.1.
Bước 3: Cấu hình point trên BCU.
Cấu hình point để giám sát dữ liệu nhiệt độ như Hình 3.50.

91
Hình 3.50: Thiết lập point giá trị hiển thị giá trị nhiệt độ của cảm biến
Trong đó:
- Title: NHIET_DO_HIEN_TẠI.
- Configuration: 2|IR|25|2|1|R (A|B|C|D|E|F)
 A=2: Địa chỉ id của DDC_C46 như Hình 3.16.
 B= IR: Kiểu thanh ghi là Input Register như Bảng 3.1.
 C=25: Là địa chỉ của thanh ghi ngõ vào UI01 của DDC đang chứa dữ liệu của
cảm biến như Bảng 3.1.
 D=2: Số mặc định của BCU.
 E=1: Kiểu thanh ghi ngõ vào UI01 của DDC là Float như Bảng 3.1.
 F=R: Point này là kiểu Read only.
92
- Device: DDC C46.
- Unit: Nhiệt độ
- Access Type: Read only
- Value: Giá trị hiện tại là 29.91 như Hình 3.50.
Bước 4: Trả về mã id của point.
Sau khi thiết lập giá trị của thanh ghi UI01 chứa giá trị của cảm biến nhiệt độ của DDC
lên BCU thì BCU sẽ tạo cho ta một mã id có như Hình 3.51:

Hình 3.51: Mã ID của point giám sát nhiệt độ trên BCU


3.2.3. Tạo cơ sở dữ liệu Firebase và lập trình Nodered
 Tạo cơ sở dữ liệu Firebase
Các bước tạo cơ sở dữ liệu Firebase:
Bước 1: Vào trang https://firebase.google.com và đăng nhập bằng tài khoản Google
của bạn như Hình 3.52.

Hình 3.52: Đăng nhập tài khoản Firebase


93
Bước 2: Sau khi đã đăng nhập hoàn tất ta nhấn đúp vào “Create a project” để tạo
một dự án mới như Hình 3.53.

Hình 3.53: Tạo project Firebase mới


Bước 3: Nhập các thông tin và làm theo các bước hướng dẫn của Firebase để tạo
Project như Hình 3.54.

Hình 3.54: Nhập thông tin project


Nhập Project name, tích đồng ý với điều khoản của Firebase và nhấn “Continue”
sẽ được như Hình 3.55.

94
Hình 3.55: Điều khoản của Firebase
Bật tùy chọn Google Analytics (GA) cho project, sau đó nhấn “Continue” sẽ được
như Hình 3.56.

Hình 3.56: Tùy chọn Google Analyitcs


Nhấn vào “Create project” chờ cho Firebase tạo Project như Hình 3.57.

95
Hình 3.57: Khởi tạo Firebase thành công
Sau khi đã tạo được project thì vào mục Realtime Database như Hình 3.58 để tạo
một cơ sở dữ liệu. Nhấn “Create Database” để tiếp tục.

Hình 3.58: Tạo cơ sở dữ liệu Realtime Database


Chọn vị trí lưu cơ sở dữ liệu cho project của bạn như Hình 3.59 rồi nhấn “Next” để
tiếp tục.

96
Hình 3.59: Vị trí lưu cơ sở dữ liệu
Có 2 sự lựa chọn cho việc cài đặt quy luật cho Project của bạn như Hình 3.59:
+ Start in locked mod: Dữ liệu của bạn sẽ đặt mặc định ở chế động riêng tư. Quyền
truy cập đọc/ ghi của máy khách sẽ chỉ được cấp theo các quy định bảo mật của bạn
+ Start in test mode: Dữ liệu của bạn sẽ mặc định sẽ đc mở để cho phép truy cập
nhanh. Tuy nhiên bạn phải cập nhật các quy luật của mình trong vòng 30 ngày để cho phép
đọc/ghi dài hạn.
Sau khi chọn xong nhân “Enable” để tạo cơ sở dữ liệu như Hình 3.60:

97
Hình 3.60: Đặt quy luật cho cơ sở dữ liệu Realtime Database
 Lập trình Nodered
NodeRed là một công cụ dựa trên NodeJS nhằm tạo nên một webserver mà bạn có
thể cấu hình tùy chỉnh các chức năng kéo thả các khối lệnh trên trình duyệt web. Một ứng
dụng NodeRed hoạt động theo mô hình “luồng” dữ liệu, một “luồng” bao gồm các khối
lệnh (gọi là các Node) liên kết với nhau theo dạng Input (dữ liệu vào) => Operation (xử lý)
=> Ouput (trả kết quả).
- Truy cập vào màn hình chương trình Nodered trên phần mềm BMS control sofware
Sau khi đăng nhập vào phần mềm BMS control sofware như phần cấu hình BCU
trong mục 3.2.2. Từ giao diện màn hình chính ta click vào System và sau đó chọn
Programming như Hình 3.61.

98
Hình 3.61: Mở chương trình Nodered trên BCU
Sau khi vào Programming thì cửa sổ lập trình Nodered sẽ hiện ra như Hình 3.62.

2
3

Hình 3.62: Cửa sổ làm việc của chương trình Nodered


Trong đó:
+ 1: Thư viện các khối cần để lập trình.
+ 2: Trang phục vụ cho việc lập trình kéo thả các khối.
+ 3: Quản lý các flow của chương trình.
- Lập trình chương trình Nodered giám sát dữ liệu hệ thống BMS mô hình tòa nhà
trung tâm

99
Để lập trình một chương trình giám sát dữ liệu của các thiết bị trong mô hình BMS
tòa nhà trung tâm thì nhóm thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Xác định các điểm dữ liệu cần giám sát.

Trong mô hình BMS tòa nhà trung tâm thì cần giám sát các thông số của của các
cảm biến, trạng thái hoạt động của các thiết bị BMS và thông số của đồng hồ đo điện năng
EPM 5500P. Sau khi đã có các điểm dữ liệu cần giám thì nhóm chia thành các luồng lập
trình kéo thả để dễ dàng quản lý như sau:

+ Luồng giám sát điện năng: Là luồng có chức năng giám sát các thông số như: giá
trị điện áp pha, điện áp trung bình, tần số, dòng điện pha và dòng điện trung bình của đồng
hồ EPM 5500P. Mỗi thông số cần giám sát trên đồng hồ sẽ tương ứng với một point dữ
liệu trên BCU. Sau khi sử dụng khối đầu vào “inject” ta cần kết nối thêm 5 khối đọc giá trị
từ các point dữ liệu của BCU là khối “http request”. Mỗi khối sẽ đọc giá trị của một point
giá trị tương ứng được trình bày như Hình 3.63:

Hình 3.63: Lập trình đọc các điểm dữ liệu điện năng của đồng hồ từ BCU
+ Luồng giám sát các thông số về năng lượng điện năng: Là luồng có chức năng
giám sát các thông số như: Hệ số công suất, công suất tác dụng, công suất phản kháng, công

100
xuất biểu kiến và điện năng tiêu thụ. Sau khi đã xác định được các điểm dữ liệu cần giám
sát thì ta kéo thả các khối đọc dữ liệu “http request” như Hình 3.64:

Hình 3.64: Lập trình đọc các điểm dữ liệu về năng lượng của đồng hồ từ BCU
+ Luồng giám sát các thông số của các cảm biến sử dụng trong mô hình là luồng có
chức năng giám sát các thông số như: Cảm biến ánh sáng 1, cảm biến ánh sáng 2, độ rọi
trung bình, nhiệt độ, độ ẩm và hệ số áp điều khiển. Ta kết nối các khối như Hình 3.65:

Hình 3.65: Lập trình đọc các điểm dữ liệu từ các cảm biến trong mô hình BMS

101
+ Ngoài ra còn các luồng về giám sát các trạng thái hoạt động của các thiết bị trong
mô hình BMS như Hình 3.66:

Hình 3.66: Lập trình đọc các điểm dữ liệu về trạng thái hoạt động của các thiết bị trong
mô hình BMS
Bước 2: Lập trình xử lý các tính hiệu đọc về từ BCU

+ Để xử lý các giá trị đọc về ta sử dụng khối chức năng (function). Giá trị đọc về từ
các thanh ghi của BCU là các dữ liệu thô, các thông số nào cần phải xử lý để phù hợp với
các hệ đo lường thì ta kết nối thêm khối chức năng để chia tỉ lệ cho phù hợp. Các khối chức
năng “function” được thêm vào các luồng để scale giá trị như Hình 3.67.

102
Hình 3.67: Lập trình xử lý giá trị đọc về từ các thanh ghi của BCU
+ Chương trình chia tỉ lệ trong khối chức năng như sau:

var datareal = Number(msg.payload.data);


var dataraw = datareal/X;
msg.payload = dataraw;
return msg;
Với X là hằng số mà ta muốn chia tỉ lệ.

Ví dụ: Xử lý giá trị thực của tần số khi đọc được từ các point của BCU.
Khi kết nối đồng hồ EMP 5500P với bộ điều khiển số trực tiêp DDC thì DDC sẽ đọc
nguyên giá trị tần số đo đếm được từ thanh ghi của đồng hồ và lưu vào thanh ghi của mình.
Tương tự, BCU kết nối với DDC sẽ đọc nguyên giá trị của thanh ghi chứa dữ liệu tần số
trên DDC qua point dữ liệu trên BCU. Theo như catalog của đồng hồ cung cấp thì dữ liệu
tần số có giá trị từ 0 - 7000 tương ứng từ 0 – 70 Hz (theo catalog dãy đo đồng hồ) như Hình
3.68:

103
Hình 3.68: Thông số thanh ghi tần số của đồng hồ EPM 5500P
Để lấy được giá trị tần số thực như mong muốn là từ 0-70 Hz thì trong lập trình
Nodered cần tạo một khối có chức năng “function” lập tỉ lệ giá thực đọc được từ đồng hồ
để cho ra giá trị giám sát như mong muốn. Lập trình khối function để chia giá trị thực như
hộp thoại Hình 3.69.

104
Hình 3.69: Hộp thoại lập trình xử lý giá trị tần số
Như Hình 3.67, ta sẽ chia giá trị thực đọc được từ point dữ liệu tần số trên BCU cho
100 để được giá trị từ 0 đến 70 Hz.
Bước 3: Trả kết quả đã được xử lý về các điểm dữ liệu ảo và lưu về cơ sở dữ liệu.

+ Số liệu sau khi được xử lý hoàn tất thì ta lưu các giá trị đó vào các điểm dữ liệu ảo
mà ta đã tạo trên BCU phục vụ cho việc giám sát trên phần mềm BMS Control Software
của nhà sản xuất. Ta sử dụng các khối “http in” để ghi dữ liệu và các điểm dữ liệu ảo như
các Hình 3.70 và Hình 3.71, Hình 3.72:

105
Hình 3.70: Lập trình ghi các giá trị điện năng đã xử lý vào các điểm dữ liệu ảo

Hình 3.71: Lập trình ghi các cảm biến từ mô hình BMS đã xử lý vào các điểm dữ liệu ảo

106
Hình 3.72: Lập trình ghi các giá trị cảm biến đã xử lý vào các điểm dữ liệu ảo
+ Cập nhật dữ liệu lên cở sở dữ liệu Firebase của Google. Để cập nhật dữ liệu lên cơ
sở dữ liệu Firebase ta sử dụng khối “firebase modify”. Sau khi hoàn thành ta được các
luồng dữ liệu như các Hình 3.73, Hình 3.74, Hình 3.75, Hình 3.76.

Hình 3.73: Lập trình hoàn tất luồng dữ liệu điện năng của đồng hồ EMP 5500P

107
Hình 3.74: Lập trình hoàn tất luồng dữ liệu năng lượng điện năng của đồng hồ EMP
5500P

Hình 3.75: Lập trình hoàn tất luồng dữ liệu giám sát các giá trị cảm biến trong mô hình
BMS

108
Hình 3.76: Lập trình hoàn tất luồng dữ liệu về trạng thái hoạt động của các thiết bị trong
mô hình BMS
Bước 4: Lập trình và thiết lập các khối đã sử dụng

- Khối inject: là khối bắt đầu của một luồng dữ liệu. Khối inject được mô tả như Hình
3.77.

Hình 3.77: Khối inject trong lập trình Nodered


Hộp thoại để thiết lập cài đặt cho khối inject được trình bày như Hình 3.78.

109
Hình 3.78: Hộp thoại thiết lập khối inject trong lập trình Nodered
Trong đó:
+ Name: Đặt tên cho khối inject.
+ Repeat: Cài đặt chức năng lập lại là thời gian (Interval).
+ Every: Cài đặt chu kỳ lập lại theo giờ, phút, giây.
- Khối http request: Đọc và ghi dữ liệu vào các point được mô tả như Hình 3.79.

Hình 3.79: Khối http request trong lập trình Nodered


Hộp thoại để thiết lập cài đặt cho khối http request được trình bày như Hình 3.80.

110
Hình 3.80: Hộp thoại thiết lập khối request trong lập trình Nodered
Trong đó:
+ Method: Phương thức lấy dữ liệu từ các point list.
+ URL: là đường link liên kết với point dữ liệu đã được tạo bên trên với id là địa chỉ của
point list thiết bị đã được tạo như Bảng 3.3.
 Link đọc dữ liệu từ các point:
http://controlbms:3000/points/point_value?point_id=6003917ff0167202c2592fc1
 Link gửi dữ liệu vào các point:
http://controlbms:3000/points/point_value?point_id=386d520d4bbcb402a923d2c5&
value={{{payload}}}
+ Payload: Kiểu vận chuyển dữ liệu của 1 gói tin giữa 2 đối tác (để mặc định là ignore).
+ Return: Kiểu dữ liệu trả về (kiểu chuỗi/kiểu nhị phân/ chuỗi Json).
111
+ Name: Đặt tên cho khối http request.
- Khối function: là khối chức năng dùng để xử lý số liệu. Khối function được mô tả
như Hình 3.81.

Hình 3.81: Khối function trong lập trình Nodered


Hộp thoại để thiết lập cài đặt cho khối function được trình bày như Hình 3.82.

Hình 3.82: Hộp thoại thiết lập khối Function trong lập trình Nodered
Trong đó:
+ Name: Đặt tên cho khối chức năng.
+ Setup: Chọn số ngõ ra.
+ On Start: Lập trình xử lý ban đầu.
+ On Message: Chương trình lập trình chia tỉ lệ
var datareal = Number(msg.payload.data);
var dataraw = datareal/X;
msg.payload = dataraw;

112
return msg;
Với X là tỉ lệ cần chia.
+ On Stop: Lập trình chương trình kết thúc.
- Khối Firebase modify: là khối gửi dữ liệu lên cơ sở dữ liệu Firebase. Khối Firebase
modify được mô tả như Hình 3.83.

Hình 3.83: Khối Firebase modify trong lập trình Nodered


Hộp thoại để thiết lập cài đặt cho khối Firebase modify được trình bày như Hình
3.84.

Hình 3.84: Hộp thoại thiết lập khối Firebase modify trong lập trình Nodered
Trong đó:

113
+ Firebase: Link liên kết với cơ sở dữ liệu Firebase được lấy từ cơ sở dữ liệu Firebse như
Hình 3.85.

Hình 3.85: Link liên kết giữa cơ sở dữ liệu Firebase và Nodered


+ Child Path: tên nhánh chứa dữ liệu.
+ Method: Phương thức truyền dữ liệu.
+ Valua: dữ liệu truyền đi.
+ Name: Đặt tên cho khối Firebase modify.
- Lập trình chương trình Nodered điều khiển hệ thống BMS mô hình tòa nhà trung
tâm
Để lập trình một chương trình Nodered điều khiển các thiết bị trong mô hình BMS
tòa nhà trung tâm thì nhóm thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Xác định các đối tượng cần điều khiển.
Việc cần làm đầu tiên cho quá trình lập trình là xác định được các đối tượng cần điều
khiển. Sau khi đã có các đối tượng cần điều khiển thì ta xác định các point ứng với các đối
tượng đó trong BCU để lấy địa chỉ ID. Các đối tượng cần điều khiển trong mô hình được
liệt kê theo Bảng 3.4:

114
Bảng 3.4: Các đối tượng cần điều khiển trong mô hình BMS tòa nhà trung tâm
Tên đối tượng Tên point trong BCU Địa chỉ ID
Chế độ Man/Auto quạt
OVERRIDE-ENABLE-MDO-01 5fd49119f5af150268d7694f
điều áp
ON/OFF quạt điều áp OVERRIDE-VALUE-MDO-02 5fd49207f5af150268d76976
ON/OFF nguồn đèn CAP_NGUON_DRIVER_D03 5fcb212c02c06c02a3ff4736
Chế độ Man/Auto của
CHE_DO_DKCS 5fcb202802c06c02a3ff4732
chiếu sáng
Giá trị lux cài đặt SETPOINT 5fd8587d03bb8e02a404573d
ON/OFF nguồn rèm D05 5fcb207c02c06c02a3ff4733
Chế độ điều khiển rèm D06 5fcb20a102c06c02a3ff4734
Chế độ Man/Auto quạt
CHE_DO_CHAY_D01 386d44f77d4e4002a7f0ea3a
làm mát
Chế độ Man/Auto sò CHE_DO_CHAY_DO2 386d45777d4e4002a7f0ea3c
Nhiệt độ điều khiển quạt
SETPOINT_NHIET_DK_QUAT 5fcb1f1802c06c02a3ff472e
làm mát
Nhiệt độ điều khiển sò SETPOINT_NHIET_DO_DK_SO 5fcb1f4102c06c02a3ff472f
Bước 2: Bố trí các luồng dữ liệu trong Nodered.
Để điều khiển các thiết bị trong hệ thống ta chỉ cần tác động trực tiếp vào các point
của BCU. Khi đó BCU sẽ truyền tính hiệu lên thanh ghi của DDC phát tính hiệu điều khiển
cho các thiết bị cấp trường thông qua các ngõ ra Analog và ngõ ra Relay. Vì vậy để điều
khiển các thiết bị từ website hay điện thoại thì ta lập trình Nodered cho các point nhận dữ
liệu từ cơ sở dữ liệu Firebase. Mỗi đối tượng sẽ có một luồng dữ liệu để điều khiển. Mỗi
luồng dữ liệu sẽ bao gồm 1 khối “firebase.on” để truyền dữ liệu từ cơ sở dữ liệu Firebase
về các point và 1 khối “http request” để ghi giá trị vào mỗi point. Các luồng dữ liệu được
thể hiện như Hình 3.86.

115
Hình 3.86: Các luồng dữ liệu điều khiển thiết bị trong mô hình BMS tòa nhà trung tâm
Bước 3: Lập trình các khối trong các luồng dữ liệu
- Khối Firebase.on: là khối nhận dữ liệu từ cơ sở dữ liệu Firebase. Khối
Firebase.on được mô tả như Hình 3.87.

Hình 3.87: Khối Firebase.on trong lập trình Nodered


Hộp thoại để thiết lập cài đặt cho khối Firebase.on được trình bày như Hình 3.88.

116
Hình 3.88: Hộp thoại thiết lập khối Firebase.on trong lập trình Nodered
+ Firebase: Link liên kết với cơ sở dữ liệu Firebase. Link liên kết được lấy từ cơ sở dữ liệu
Firebase như Hình 3.88.
+ Child Path: Tên nhánh chứa dữ liệu điều khiển trên cơ sở dữ liệu. Các nhánh chứa dữ liệu
của cơ sở dữ liệu Firebase được trình bày như Hình 3.89.

117
Hình 3.89: Cấu trúc dữ liệu của cơ sở dữ liệu Firebase
 Nếu dữ liệu chỉ có một nhánh chính như “CBAS” ở Hình 3.84 thì ta chỉ cần thiết
lập trong khung Child Path là CBAS.
 Nếu dữ liệu gồm nhiều nhánh phụ bên trong như “CD_chieu_sang” ở Hình 3.84 thì
ta cần dùng dữ liệu nào thì ta trỏ đến dữ liệu đó. Ví dụ như ta muốn trỏ đến dữ liệu data của
“CD_chieu_sang” thì ta thiết lập khung Child Path là “CD_chieu_sang/data”.
+ Event Type: Loại sự kiện để bắt dữ liệu cho việc thực thi khối.
+ Name: Đặt tên cho khối Firebase.on().
- Khối http request: Ghi dữ liệu vào các point để điều khiển đã được trình bày ở
bước 4 phần lập trình chương trình Nodered giám sát dữ liệu hệ thống BMS mô hình tòa
nhà trung tâm.

 Luồng dữ liệu của hệ thống BMS mô hình tòa nhà trung tâm được xây dụng như
Hình 3.90.

118
Hình 3.90: Tổng quan luồng dữ liệu hệ thống BMS mô hình tòa nhà trung tâm
119
Luồng dữ liệu toàn bộ hệ thống BMS mô hình tòa nhà trung tâm Hình 3.88 được
giải thích theo các bước như sau:
Bước 1: Xác định và cấu hình thiết bị ngoại vi.
- Thiết bị có thanh ghi như đồng hồ EPM5500P sẽ tiến hành cài đặt các thông số kết
nối như tốc độ baud, địa chỉ IP thiết bị.
- Thiết bị không có thanh ghi như: Cảm biến ánh sáng, cảm biến nhiệt độ, cảm biến
độ ẩm, … Những thiết bị này sẽ kết nối với DDC để tạo các thanh ghi giám sát dữ liệu. Đối
với những thiết bị có thanh ghi thì kết nối với DDC để DDC lưu giá trị thanh ghi của thiết
bị ngoại vi.
Bước 2: Kết nối DDC và đồng hồ với BCU.
- BCU giám sát DDC địa chỉnh thanh ghi của DDC thông qua Modbus RS485.
- BCU giám sát các địa chỉ thanh ghi đồng hồ EPM5500P thông qua Modbus RS485.
- BCU sẽ tạo các point dữ liệu từ các thiết bị kết nối vào BCU để giám sát và điều
khiển thông qua phần mềm BMS Control Software. Mỗi point sẽ có một địa chỉ ID riêng
để phục vụ cho việc lập trình Nodered.
Bước 3: Lập trình Nodered để xử lý số liệu.
- Chương trình Nodered dùng để đọc và xử lý dữ liệu từ các point.
- Những dữ liệu sau khi xử lý sẽ được đẩy vào các point ảo trên BCU để giám sát bằng
phần mềm BMS Control Software.
- Chương trình Nodered cũng liên kết với cơ sở dữ liệu Firebase để đưa dữ liệu từ các
point lên cơ sở dữ liệu phục vụ cho việc giám sát và điều khiển thiết bị từ Website và App
Android.
Bước 3: Lập trình giám sát và điều khiển thiết bị BMS trên trên điện thoại và
website.
- Dữ liệu từ cơ sở dữ liệu Firebase sẽ được lập trình giám sát và điều khiển trên website
thông qua phần mềm Visual Studio.
- Dữ liệu từ cơ sở dữ liệu Firebase sẽ được lập trình giám sát và điều khiển trên ứng
dụng điện thoại thông qua phần mềm Android Studio.

120
3.2.4. Cấu trúc dữ liệu hệ thống và thiết kế giao diện Website
 Cấu trúc cơ sở dữ liệu giữa hệ thống BMS với Website:
Tổng quan về cấu trúc của webstie BMS gồm các kênh: Trang chủ, giới thiệu, mô
hình, về chúng tôi và dữ liệu hệ thống được trình bày qua sơ đồ khối Hình 3.91.

Hình 3.91: Sơ đồ khối cấu trúc Website BMS


Website điều khiển và giám sát mô hình BMS tòa nhà trường Đại Học Sư Phạm Kỹ
Thuật gồm có trang như sau:
- Trang chủ Website: Là trang thể hiện tổng quan vị trí gắn các thiết bị BMS trên mô
hình BMS tòa nhà trung tâm trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật. Trình bày tổng quan về
hệ thống BMS như Hình 3.92.

121
Hình 3.92: Trang chủ của Website
- Trang giới thiệu: Là trang giới thiệu về các thiết bị BMS sử dụng trong mô hình như:
Bộ điều khiển trung tâm (BCU), bộ điều khiển số trực tiếp (DDC) được trình bày như Hình
3.93.

122
Hình 3.93: Trang giới thiệu của Website

123
- Trang mô hình: Là trang giới thiệu về mô hình thực tế (Hình 3.94) và mô hình được
phác họa 3d trên phần mềm sketchup (Hình 3.95) để người dùng có cái nhìn tổng quan hơn
về hệ thống BMS.

Hình 3.94: Mô hình BMS tòa nhà trung tâm thực tế

Hình 3.95: Mô hình BMS mô phỏng 3d bằng phần mềm sketchup

124
- Trang về chúng tôi: Là trang giới thiệu sơ lược về các thành viên tham gia thực hiện
đề tài tốt nghiệp và giảng viên hướng dẫn được trình bày qua Hình 3.96.

Hình 3.96: Trang giới thiệu nhóm và giảng viên hướng dẫn
- Trang đăng kí và đăng nhập vào hệ thống: Là trang cho phép người dùng tạo tài
khoản mới hoặc đăng nhập vào hệ thống để giám sát và điều khiển hệ thống được trình bày
ở Hình 3.97 và Hình 3.98.

Hình 3.97: Đăng ký tài khoản của Website

125
Hình 3.98: Đăng nhập vào hệ thống dữ liệu của Website
- Trang dữ liệu hệ thống của Website: Là trang để giám sát cũng như điều khiển các
thiết bị trong mô hình BMS. Trang cho phép người dùng quản lý hệ thống điện năng (Hình
3.99) và các hệ thống như chiếu sáng, rèm che, nhiệt độ, quạt điều áp (Hình 3.100) và kiểm
soát lượt truy cập vào Website (Hình 3.101).

Hình 3.99: Trang hệ thống giám sát điện năng


126
Hình 3.100: Hệ thống giám sát và điều khiển mô hình tòa nhà BMS của Website

127
Hình 3.101: Trang lịch sử truy cập của Website
 Xây dựng giao diện giám sát và các tính năng điều khiển trên Website.
Các bước xây dựng giao diện giám sát và điều khiển trên Website được trình bày
như sau:
Bước 1: Chuẩn bị nội dung và hình ảnh muốn đưa lên Website.
Nội dung chính được thể hiện trên Website là trang dữ liệu hệ thống điểu khiển và
giám sát tòa nhà bằng ứng dụng BMS và phần còn lại là trang nội dung thông tin liên quan
đồ án.
Nhóm dự định bố trí các thành phần được trình bày qua Hình 3.102:
128
Hình 3.102: Bố trí các nội dung trên Website
Bước 2: Tên miền.
Tên miền là một địa chỉ danh định trên Internet thay thế cho địa chỉ IP khó nhớ, để
bắt đầu xây dựng trang Web của mình, việc đầu tiên cần làm là đăng kí một tên miền, ngày
nay việc đăng kí tên miền không còn quá nhiều thủ tục như xưa. Việc sở hữu một tên miền
cũng đơn giản hơn nhiều, các tên miền nên ngắn gọn, dễ nhỡ, không gây nhầm lẫn và phải
có liên quan đến các nội dung thể hiển trên Website.Một số tến miền Website thông dụng
được trình bày qua Hình 3.103.

Hình 3.103: Các tên miền Website thông dụng [Nguồn:Internet]


129
Bước 3: Đăng ký WebHosting.
Sau khi đã có tên miền, tên miền chỉ là cái địa chỉ của trang Web, bây giờ đến nơi
lưu trữ trang Web, WebHosting là không gian trên máy chủ có cài đặt các dịch vụ Internet
như world wide web (www), truyền file (FTP), Mail…,bạn có thể chứa nội dung trang web
hay dữ liệu trên không gian đó. Web Hosting đồng thời cũng là nơi diễn ra tất cả các hoạt
động giao dịch, trao đổi thông tin giữa Website với người sử dụng Internet và hỗ trợ các
phần mềm Internet hoạt động. Dịch vụ WebHosting có gói dung lượng càng lớn thì chúng
ta càng chưa được nhiều thông tin được trình bày qua Hình 3.104.

Hình 3.104: Các gói dữ liệu của WebHosting [Nguồn: Internet]


Sau khi cân nhắc và tìm hiểu các nhà cung cấp dịch vụ khác nhau, nhóm đã đi đến
quyết định chọn WebHosting của nhà cung cấp Hostinger.
Bước 4: Thiết kế Website.
 Thiết kế cấu trúc giao diện thiết kế: Phần này đã được thực hiện ở bước một, đây
là bước khởi đầu hết sức quan trọng nhằm có một cấu trúc nội dung rõ ràng, mạch lạc, tránh
lủng củng trong quá trình thiết kế Website. Tạo cho người xem một cái nhìn thân thiện, dễ
sử dụng và truy cập nhanh.

 Thiết kế giao diện mẫu: Bước này rất quan trọng, vì mỗi người đều có cách nhìn
về mặt thẩm mỹ là khác nhau nên rất cần sự hỗ trợ ý kiến đóng góp từ nhiều người, trong
đó đặc biệt là Giảng viên hướng dẫn thực hiện đồ án.

 Tiến hành liên kết Firebase với Website: Sử dụng phần mềm Visual Studio để liên
kết Firebase để lấy cơ sở dữ liệu từ tòa nhà để đưa lên Web để điều khiển và giám sát thông
qua Web.

 Tiến hành thiết kế Website và lập trình: Sử dụng phần mềm Visual Studio và một
số công cụ khác hổ trợ để lập trình trang Web.

130
 Hoàn thiện Website: Sau khi hoàn thành, Website sẽ được chạy thử trên Internet,
trong quá trình làm việc với Website sau đó, nếu có yêu cầu bổ sung hay sửa chữa thì thực
hiện lại các bước cần thiết ban đầu.

Bước 5: Kiểm tra và bảo trì Website: Sau khi đưa vào sử dụng cần kiểm tra định kỳ
xem Website chạy có ổn định hay bị hacker phá hoại hay không nhầm đưa ra phương án
khắc phục.Tiếp tục nâng cấp Website khi phát sinh yêu cầu về thẩm mỹ hay kỹ thuật.

 Liên kết cơ sở dữ liệu Firebase của Google với Website


Để Website có thể giám sát và điều khiển được hệ hệ thống mô hình thì cần có một
cơ sở dữ liệu để lưu trữ. Nhóm đã chọn cơ sở dữ liệu Firebase của Google và các bước liên
kết được trình bày như sau:
Bước 1: Tạo dự án Firebase được trình bày ở phần 3.2.3.
Bước 2: Liên kết Website với Firebase.
Từ project đã tạo ở bước 1 ta bấm vào biểu tưởng </> để liên kết Website với Firebase
được trình bày ở Hình 3.105.

Hình 3.105: Liên kết Website với cơ sở dữ liệu Firebase


Bước 3: Lấy thư viện của cơ sở dữ liệu Firebase.

Click vào biểu tượng trên thanh công cụ của dự án để mở phần cài đặt project.
Click vào “Project setting” để truy cập vào phần cài đặt của project như Hình 3.106.

131
Hình 3.106: Truy cập phần cài đặt của Project Firebase
Click vào project đã liên kết với Website trong phần Web Apps. Sau đó, click chuột
vào CDN để hệ thống hiện ra thư viện của cơ sở dữ liệu như Hình 3.107.

Hình 3.107: Lấy thư viện liên kết Website với Firebase
Bước 4: Add thư viện của cơ sở dữ liệu Firebase vào phần mềm lập trình Website
Visual code.
Sau khi có thư viện của project ta copy tất cả đoạn code thư viện vào chương trình
lập trình web trong phần mềm Visual Studio để thêm thư viện cơ sở dữ liệu cho Website.
Code của thư viện Firebase được trình bày như sau:
<!-- The core Firebase JS SDK is always required and must be listed first -->
<script src="https://www.gstatic.com/firebasejs/8.4.1/firebase-app.js"></script>
132
<script src="https://www.gstatic.com/firebasejs/8.4.1/firebase-database.js"></script>

<!-- TODO: Add SDKs for Firebase products that you want to use
https://firebase.google.com/docs/web/setup#available-libraries -->
<script src="https://www.gstatic.com/firebasejs/8.4.1/firebase-analytics.js"></script>

<script>
// Your web app's Firebase configuration
// For Firebase JS SDK v7.20.0 and later, measurementId is optional
var firebaseConfig = {
apiKey: "AIzaSyDG6hKgrqSl0uGDOcPOI8SpAWHZa-5lUds",
authDomain: "bmscontrol1.firebaseapp.com",
databaseURL: "https://bmscontrol1-default-rtdb.firebaseio.com",
projectId: "bmscontrol1",
storageBucket: "bmscontrol1.appspot.com",
messagingSenderId: "686122532331",
appId: "1:686122532331:web:a9f170694ec7dcac286dae",
measurementId: "G-BP99QKJVWZ"
};
// Initialize Firebase
firebase.initializeApp(firebaseConfig);
firebase.analytics();
 Đăng kí WebHosting
Bước 1: Đăng ký tài khoản trên Website Somee.com như Hình 3.108.

Hình 3.108: Trang chủ Website Somee.com


- Tại phần 0$, chọn “Learn more”.
133
- Tại phần Free.NET package chọn “Order now”.
- Nhập thông tin và nhấn “Register account”.
- Vào hòm thư email để xác nhận.Nhập mã xác nhận và click “submit”.
- Click”Checkout”.
Màn hình đăng nhập trang web somee.com được trình bày qua Hình 3.109.

Hình 3.109: Màn hình đăng nhập trang web somee.com


Bước 2: Tạo Website.
Sau khi nhập hoàn tất các thông tin Website, ta click “Create Website” để tạo một
Website mới. Sau khi tạo xong ta được như Hình 3.110.

Hình 3.110: Hoàn thành Website


134
Bước 3: Tạo cơ sở dữ liệu cho Website.
- Backup cơ sở dữ liệu ở trên máy tính:
 Click chuột phải vào cơ sở dữ liệu cần backup
 Chon “task” >> “Backup”>> “OK”.
- Tạo cơ sở dữ liệu trên Website:
 Chọn restore database.
 Phần Browse for local backup, chon file đã backup.
 Sau đó click “Upload”.
Sau khi backup hoàn thành và tạo cơ sở dữ liệu cho trang web thì ta được như Hình
3.111.

Hình 3.111: Tạo cơ sở dữ liệu cho Website


Bước 4: Tải Website đã thiết kế lên Hosting.
- Nén Website thanh file.zip
- Chon Website >> File Manger.
- Chon “Upload”.
- Chon file vừa nén và click “Upload and unzip archire” ta được như Hình
3.112.

135
Hình 3.112: Tải các file chương trình Website lên Hosting
Bước 5: Cấu hình Website như Hình 3.113.
- Copy connection string.
- Click vào tên database.
- Copy phần Connection string.

Hình 3.113: Cấu hình Website để đưa lên hosting


- Vào file web.config>> “Edit text”.
- Thay đổi đoạn connection string bằng đoạn vừa copy ở trên và save lại được
trình bày qua Hình 3.114.

136
Hình 3.114: Thay đổi đoạn code phần connection string
3.2.5. Cấu trúc dữ liệu hệ thống và thiết kế giao diện điện thoại
 Cấu trúc cơ sở dữ liệu giữa hệ thống BMS với điện thoại.
Để kết nối cơ sở dữ liệu của hệ thống BMS của mô hình tòa nhà trung tâm với điện
thoại thì ta cần liên kết phần mềm Android Studio với cơ sở dữ liệu Firebase của Google.
Các bước thực hiện được trình bày như sau:
Bước 1: Truy cập vào trang Web https://firebase.google.com để đăng nhập vào tài
khoản Firebase bằng tải khoản Gmail của bạn. Nhấn vào “Get Started” để đăng nhập như
Hình 3.115.

137
Hình 3.115: Đăng nhập vào tài khoản Firebase
Bước 2: Sau khi đăng nhập thành công bạn quay lại project trên Android Studio và
bắt đầu tạo project Firebase để kết nối. Trên thanh công cụ của phần mềm Android Studio
chọn Tool  Firebase như Hình 3.116.

Hình 3.116: Kết nối Firebase và Android Studio


138
Bước 3: Trong hộp thoại Firebase chọn “Realtime Database” sau đó chọn “Get
started with Realtime Database” như Hình 3.117.

Hình 3.117: Kết nối cơ sở dữ liệu Realtime Database


Bước 4: Hộp thoại hiển thị và hướng dẫn chúng ta các bước để kết nối. Đầu tiên chọn
“Connet to Firebase” như Hình 3.118.

139
Hình 3.118: Hộp thoại hướng dẫn kết nối firebase
Phần mềm sẽ link đến tài khoản Firebase của bạn và ta chọn project Firebase cần liên
kết với ứng dụng. Các project mà tài khoản Firebase quản lý sẽ hiển thị như Hình 3.119.

140
Hình 3.119: Danh sách các project mà tài khoản Firebase quản lý
Sau đó chọn “Connet” để kết nối như Hình 3.120. Các bạn đợi chương trình tự động
tạo và nhớ giữ kết nối mạng trong suốt quá trình tạo.

Hình 3.120: Tạo liên kết giữa project cơ sở dữ liệu với ứng dụng Android

141
Bước 5: Sau khi kết nối thành công, sẽ được như Hình 3.121. Tiếp theo bạn nhấn
“Add the Realtime Database SDK to your app” để đưa cở sở dữ liệu thời gian thực vào
ứng dụng của mình.

Hình 3.121: Đưa thành công cơ sở dữ liệu thời gian thực vào ứng dụng
Sau khi xuất hiện hộp thoại như hình dưới ta nhấn “Accept Changes” để hệ thống
tự động đưa các thư viện vào build.gradle. Tiếp tục đợi cho chương trình chạy, nếu thành
công thì hiển thị như Hình 3.122.
142
Hình 3.122: Cài đặt thành công thư viện
Bước 6: Tiếp theo bạn quay lại trang web https://console.firebase.google.com chọn
vào project đã được liên kết với ứng dụng. Tiếp theo bạn chọn vào biểu tượng Realtime

Database bên menu bên trái màn hình. Sau đó chọn vào Rules để chỉnh sửa quyền
riêng tư đọc và ghi dữ liệu vào cơ sở dữ liệu như Hình 3.123.

Hình 3.123: Chỉnh quyền truy cập cho cơ sở dữ liệu


143
Sau khi sửa “false” thành “true” ở cả dòng read và write như Hình 3.124 thì nhấn
“Publish” để cập nhật luật cho dự án. Vậy là ta đã tạo thành công cơ sở dữ liệu Firebase và
liên kết nó với chương trình điện thoại.

Hình 3.124: Cho phép đọc/ghi dữ liệu lên cơ sở dữ liệu


 Xây dựng giao diện giám sát và các tính năng điều khiển trên điện thoại.
- Xác định yêu cầu thiết kế App Android:
Ứng dụng Android được thiết kế đảm bảo các tính năng quản lý và giám sát điều
khiển các thiết bị trong mô hình. Để đảm bảo những yêu cầu đó, phần mềm phải đáp ứng
các tiêu chí sau: dễ sử dụng, dễ thao tác, giao diện trực quan, đáp ứng nhanh, đầy đủ các
chức năng theo yêu cầu và có tính bảo mật cao. Từ đó người vận hành có thể giám sát và
điều khiển hệ thống một cách thuận tiện.
- Hình thành ý tưởng cho App Android:
Với mục tiêu giám sát các thông số của mô hình và điều khiển thiết bị từ xa thông
qua Internet, người vận hành chỉ có thể thực hiện được các chức năng này khi có được
quyền truy cập vào hệ thống. Trong giao diện của ứng dụng sẽ có một giao diện giám sát
chính và nhiều giao diện chức năng khác nhau. Phần mềm sẽ hỗ trợ người giám sát các hệ
thống thông qua các giao diện chức năng chính sau: Đăng nhập tài khoản, giám sát theo
dõi, thiết lập điều khiển của từng hệ thống trong mô hình.
- Phác họa chi tiết giao diện ứng dụng
144
 Giao diện quản lý quyền đăng nhập hệ thống:
Trên giao diện đăng nhập sẽ cho phép người vận hành đăng nhập thông tin tên người
dùng và mật khẩu đăng nhập. Có một nút nhấn để đăng nhập vào hệ thống được phác họa
như Hình 3.125.

Hình 3.125: Phác họa giao diện màn hình đăng nhập
 Giao diện màn hình giám sát chính
Giao diện này được xây dựng tương đồng với mô hình thực tế bằng hình 3D để dễ
dàng theo dõi và thân thiện với người dùng. Trên giao diện có thể quan sát được thông tin
số liệu và trạng thái hoạt động chi tiết của từng thiết bị. Bên cạnh đó còn quy ước về màu
sắc hiển thị, sự thay đổi biểu tượng hoặc chèn ảnh động để giúp người vận hành dễ dàng
giám sát và xác định trạng thái thiết bị hay toàn hệ thống. Tại giao diện này ta có thể giám
sát được các hệ thống như: Nhiệt độ, chiếu sáng, rèm, quạt điều áp và các trạng thái hoạt
động của nó. Giao diện được phác họa như Hình 3.126.

145
Hình 3.126: Phác họa giao diện màn hình chính giám sát hệ thống
 Giao diện màn hình chức năng điều khiển
Các giao diện này sẽ cho người vận hành thực hiện thao tác điều khiển và giám sát
thông bằng hình thức gửi lệnh thông qua các nút nhấn và các textbox. Các giao diện này sẽ
cho phép xem thông tin chi tiết về một thiết bị được lựa chọn như: Thông tin trạng thái thiết
bị, các lệnh điều khiển thiết bị, thông tin đo lường và cửa sổ giám sát đo lường. Giao diện
các màn hình chức năng điều khiển được phác họa như Hình 3.127.

Hình 3.127: Phác họa các giao diện màn hình điều khiển hệ thống
146
- Hoàn thiện ứng dụng.
Chuẩn bị hình ảnh và nội dung cần thiết để thiết kế ứng dụng. Sau khi hoàn thành
ứng dụng ta được Hình 3.128.

Hình 3.128: Giao diện của ứng dụng khi hoàn thiện

147
CHƯƠNG 4: VẬN HÀNH VÀ KIỂM TRA MÔ HÌNH
4.1. Mục tiêu vận hành
Mục tiêu đặt ra là vận hành một cách hiệu quả, chính xác và an toàn các hệ thống
trong mô hình tòa nhà trung tâm trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật được thể hiện qua
Hình 4.1 như sau:

Hình 4.1: Mục tiêu vận hành các hệ thống BMS trên điện thoại và Website
- Giám sát đồng hồ điện năng EPM 5500P.
- Vận hành điều khiển hệ thống rèm che.
- Vận hành điều khiển và giám sát hệ thống chiếu sáng.
- Vận hành điều khiển hệ thống quạt điều áp.
- Vận hành điều khiển hệ thống tản nhiệt và hệ thống sò.

148
4.2. Quy trình vận hành hệ thống
Quy trình vận hành hệ thống trên điện thoại và Website để giám sát và điều khiển các
hệ thống BMS tòa nhà bao gồm: Hệ thống chiếu sáng, hệ thống rèm che, hệ thống nhiệt độ,
hệ thống quạt điều áp và giám sát điện năng được trình bày theo sơ đồ ở Hình 4.2.

Hình 4.2: Sơ đồ quy trình vận hành hệ thống


4.2.1. Quy trình vận hành hệ thống trên Website
 Vận hành 1: Hệ thống chiếu sáng và rèm che trên Website.
Sơ đồ vận hành hệ thống chiếu sáng và rèm che trên Website được trình bày ở
Hình 4.3.

149
Hình 4.3: Sơ đồ vận hành hệ thống chiếu sáng và rèm che trên Website
Các bước vận hành mô hình trên Website giám sát và điều khiển hệ thống chiếu
sáng và rèm che:
Bước 1: Cấp nguồn cho mô hình.
Bước 2: Kết nối BCU với Router wifi.
Bước 3: Đăng ký tài khoản trên Website http://bmscontrol.somee.com/Signup.aspx.
Bước 4: Đăng nhập hệ thống http://www.bmscontrol.somee.com/LogIn.aspx.
Bước 5: Tiến hành giám sát và điều khiển chiếu sáng và rèm che trên Website được trình
bày ở Hình 4.4.

150
Hình 4.4: Giám sát và điều khiển hệ thống chiếu sáng và rèm che
- Để điều khiển chiếu sáng, đầu tiên chọn hệ thống tại mục (1) sau đó cấp nguồn cho
hệ thống chiếu sáng tại mục (4). Chọn chế độ Auto và Manual tại mục (2):
 Auto:
+ Nhập giá trị độ rọi cần cài đặt tại mục (3).
+ Giám sát giá trị cảm biến ánh sáng, độ rọi hiện tại, hệ số điều khiển qua mục
(5).
 Manual:
+ Điều khiển độ sáng bằng tay qua Dimmer và giám sát các giá trị ở mục (5).
- Để điều khiển hệ thống rèm:
 Cấp nguồn cho hệ thống rèm tại mục (6).
 Kéo rèm lên và xuống tại các nút nhấn tại mục (7).
 Vận hành 2: Hệ thống giám sát và điều khiển nhiệt độ trên Website.
Sơ đồ vận hành hệ thống giám sát và điều khiển nhiệt độ trên Website được trình
bày ở Hình 4.5.

151
Hình 4.5: Sơ đồ vận hành giám sát và điều khiển nhiệt độ trên Website
Các bước vận hành mô hình trên Website giám sát và điều khiển nhiệt độ trên
Website:
Bước 1: Cấp nguồn cho mô hình.
Bước 2: Kết nối BCU với Router wifi.
Bước 3: Đăng ký tài khoản trên Website http://bmscontrol.somee.com/Signup.aspx.
Bước 4: Đăng nhập hệ thống http://www.bmscontrol.somee.com/LogIn.aspx.
Bước 5: Tiến hành giám sát và điều khiển chiếu sáng và rèm che trên Website được trình
bày ở Hình 4.6.

152
Hình 4.6: Giám sát và điều khiển hệ thống nhiệt độ
- Để giám sát và điều khiển nhiệt độ ta chọn đến mục (8), tiếp theo là chọn chế độ
điều khiển cho hệ thống quạt làm mát và sò làm lạnh lần lượt tại mục (12) và (14).
 Chế độ điều khiển Auto:
o Nhập giá trị nhiệt độ để bật quạt làm mát và sò làm lạnh tại (9, 10).
o Quan sát trạng thái của quạt làm mát, sò nóng lạnh tại mục (13, 15).
o Giám sát nhiệt độ, độ ẩm hiện tại ở mục (11).
 Chế độ điều khiển Manual:
o Điều khiển quạt làm mát và sò nóng lạnh lại công tắt trên mô hình
o Quan sát trạng thái của quạt làm mát, sò nóng lạnh tại mục (13, 15).
o Giám sát nhiệt độ, độ ẩm hiện tại ở mục (11).
 Vận hành 3: Hệ thống điều khiển quạt điều áp trên Website.
Sơ đồ vận hành hệ thống điều khiển quạt điều áp trên Website được trình bày ở
Hình 4.7

153
Hình 4.7: Sơ đồ vận hành điều khiển quạt điều áp trên Website
Các bước vận hành mô hình trên Website điều khiển quạt điều áp trên Website:
Bước 1: Cấp nguồn cho mô hình.
Bước 2: Kết nối BCU với Router wifi.
Bước 3: Đăng ký tài khoản trên Website http://bmscontrol.somee.com/Signup.aspx.
Bước 4: Đăng nhập hệ thống http://www.bmscontrol.somee.com/LogIn.aspx.
Bước 5: Tiến hành điều khiển quạt điều áp trên Website được trình bày ở Hình 4.8.

154
Hình 4.8: Điều khiển hệ thống quạt điều áp
- Để điều khiển quạt điều áp chọn chế độ tại mục (16): ta sử dụng nút nhấn ON và OFF tại
mục (18) để bật tắt quạt điều áp.
 Vận hành 4: Hệ thống giám sát điện năng.
Sơ đồ vận hành hệ thống điều khiển quạt điều áp trên Website được trình bày ở
Hình 4.9.

155
Hình 4.9: Sơ đồ giám sát điện năng trên Website
Các bước vận hành mô hình trên Website giám sát điện năng trên Website:
Bước 1: Cấp nguồn cho mô hình.
Bước 2: Kết nối BCU với Router wifi.
Bước 3: Đăng ký tài khoản trên Website http://bmscontrol.somee.com/Signup.aspx.
Bước 4: Đăng nhập hệ thống http://www.bmscontrol.somee.com/LogIn.aspx.
Bước 5: Tiến hành giám sát điện năng trên Website được trình bày ở Hình 4.10.

156
Hình 4.10: Giám sát thông số điện năng trên Website
- Để giám sát thông số điện năng thì ta chọn vào mục (18). Xem các thông số chi tiết như
điện áp pha, dòng điện, tần số,.. tại mục số (19) và (20) được trình bày ở Hình 4.11.

Hình 4.11: Hệ thống giám sát điện năng

157
 Lịch sử vận hành hệ thống

Hình 4.12: Lịch sử đăng nhập trên Website


Lịch sử vận hành hệ thống cho phép người dùng biết được những tài khoản đã truy cập
vào hệ thống. Biết được thời gian đăng nhập vào hệ thống của từng tài khoản giúp cho việc
quản lý trở nên dễ dàng và nhanh chóng được trình bày ở Hình 4.12.
4.2.2. Vận hành hệ thống trên điện thoại
 Vận hành 1: Hệ thống giám sát và điều khiển chiếu sáng trên điện thoại.
Sơ đồ vận hành hệ thống giám sát và điều khiển chiếu sáng trên điện thoại được trình
bày ở Hình 4.13.

158
Hình 4.13: Sơ đồ vận hành hệ thống chiếu sáng trên điện thoại
Các bước vận hành hệ thống giám sát và điều khiển chiếu sáng trên điện thoại:
Bước 1: Cấp nguồn cho mô hình.
Bước 2: Kết nối BCU với Router wifi.
Bước 3: Mở ứng dụng trên điện thoại.
Bước 4: Đăng nhập vào ứng dụng.
Bước 5: Tiến hành giám sát và điều khiển chiều sáng trên ứng dụng điện thoại.
Để giám sát và điều khiển hệ thống chiếu sáng trên điện thoại thì sau khi đăng nhập
vào ứng dụng trên điện thoại với tên người dùng là “admin” và mật khẩu là “admin”. Ta

chỉ cần chạm vào biểu tượng trên màn hình trung tâm để vào trang giám sát và điều
khiển chiếu sáng. Để điều khiển hệ thống chiếu sáng ta cần cấp nguồn cho hệ thống bằng
cách bật “ON” nguồn chiếu sáng. Sau đó chọn chế độ chiếu sáng:
+ Manual: Điều khiển bằng tay qua Dimmer và giám sát giá trị độ rọi mà cảm biến
đo được.

+ Auto: Nhập giá trị cần cài đặt tại ô “Nhập giá trị lux” và có thể nhấn để tăng

độ rọi 10 lux và để giảm độ rọi 10 lux.

159
Hình 4.14: Quy trình điều khiển giám sát hệ thống chiếu sáng trên điện thoại
 Vận hành 2: Hệ thống điều khiển rèm trên điện thoại.
Sơ đồ vận hành hệ thống điều khiển rèm trên điện thoại được trình bày ở Hình 4.15.

Hình 4.15: Sơ đồ vận hành hệ thống rèm che trên điện thoại
Các bước vận hành hệ thống điều khiển rèm trên điện thoại:
Bước 1: Cấp nguồn cho mô hình.
Bước 2: Kết nối BCU với Router wifi.
Bước 3: Mở ứng dụng trên điện thoại.
Bước 4: Đăng nhập vào ứng dụng.
Bước 5: Tiến hành điều khiển rèm trên ứng dụng điện thoại.
160
Để điều khiển hệ thống rèm thì ta cần click vào biểu tượng trên màn hình giám
sát trung tâm để vào trang điều khiển rèm như quy trình Hình 4.16. Đầu tiên ta bật “ON”

cấp nguồn cho hệ thống rèm. Kéo rèm lên bằng nút nhấn và kéo xuống bằng

nút nhấn .

Hình 4.16: Quy trình điều khiển rèm trên điện thoại
 Vận hành 3: Hệ thống giám sát và điều khiển nhiệt độ trên điện thoại.
Sơ đồ vận hành hệ thống giám sát và điều khiển nhiệt độ trên điện thoại được trình bày
ở Hình 4.17.

Hình 4.17: Sơ đồ vận hành hệ thống nhiệt độ trên điện thoại


Các bước vận hành hệ thống điều khiển rèm trên điện thoại:
Bước 1: Cấp nguồn cho mô hình.
161
Bước 2: Kết nối BCU với Router wifi.
Bước 3: Mở ứng dụng trên điện thoại.
Bước 4: Đăng nhập vào ứng dụng.
Bước 5: Tiến hành giám sát và điều khiển nhiệt độ trên ứng dụng điện thoại.
Để điều khiển và giám sát hệ thống nhiệt độ thì từ màn hình giám sát trung tâm ta

click và biểu tượng hoặc như quy trình Hình 4.18. Tiếp theo ta chọn chế độ điều
khiển cho hệ thống quạt tản nhiệt và sò làm lạnh.
+ Mannual: Điều khiển bằng tay thông qua công tắt trên mô hình
+ Auto: Nhập giá trị nhiệt độ để điều khiển quạt và sò.

Hình 4.18: Quy trình giám sát và điều khiển nhiệt độ trên điện thoại
 Vận hành 4: Hệ thống giám sát và điều khiển quạt điều áp trên điện thoại.
Sơ đồ vận hành hệ thống giám sát và điều khiển nhiệt độ trên điện thoại được trình bày
ở Hình 4.19.

162
Hình 4.19: Sơ đồ vận hành hệ thống quạt điều áp trên điện thoại
Các bước vận hành hệ thống điều khiển rèm trên điện thoại:
Bước 1: Cấp nguồn cho mô hình.
Bước 2: Kết nối BCU với Router wifi.
Bước 3: Mở ứng dụng trên điện thoại.
Bước 4: Đăng nhập vào ứng dụng.
Bước 5: Tiến hành giám sát và điều khiển nhiệt độ trên ứng dụng điện thoại.
Để điều khiển và giám sát quạt hệ thống quạt điều áp thì từ màn hình giám sát trung

tâm ta click vào biểu tượng như quy trình Hình 4.20. Tiếp theo để bật quạt ta nhấn vào

nút và nút để tắt quạt trong trang điều khiển.

163
Hình 4.20: Quy trình giám sát và điều khiển quạt điều áp trên điện thoại
 Vận hành 5: Hệ thống giám sát điện năng trên điện thoại.
Sơ đồ vận hành hệ thống giám sát và điều khiển nhiệt độ trên điện thoại được trình bày
ở Hình 4.21.

Hình 4.21: Sơ đồ vận hành hệ thống giám sát điện năng trên điện thoại
Các bước vận hành hệ thống giám sát điện năng trên điện thoại:
Bước 1: Cấp nguồn cho mô hình.
Bước 2: Kết nối BCU với Router wifi.
Bước 3: Mở ứng dụng trên điện thoại.
Bước 4: Đăng nhập vào ứng dụng.

164
Bước 5: Tiến hành giám sát điện năng trên ứng dụng điện thoại.
Để giám sát hệ thống điện năng trong mô hình từ màn hình giám sát trung tâm ta

click vào biểu tượng như quy trình Hình 4.22.

Hình 4.22: Quy trình giám sát điện năng trên điện thoại
4.3. Các lỗi hay gặp phải trong quá trình vận hành và cách khắc phục
4.3.1. Các lỗi hay gặp phải
Trong quá trình vận hành các hệ thống BMS mô hình tòa nhà trung tâm thì nhóm
cũng đã phát hiện một số lỗi hay mắc phải như sau:
- Lỗi phần cứng: là lỗi không nhận các thiết bị cấp trường như các cảm biến ánh sáng,
cảm biến nhiệt độ tại các ngõ vào của bộ điều khiển DDC. Những ngõ vào bị lỗi sẽ được
DDC thông báo lên màn hình LED hiển thị nhấp nháy số những ngõ vào bị lỗi. Như Hình
4.23 bên dưới là ngõ vào số 12 đang bị lỗi.

165
Hình 4.23: Ngõ vào 12 của DDC_C46 bị lỗi
- Lỗi về truyền thông: Khi các dây kết nối giao tiếp giữa các bộ điều khiển DDC, đồng
hộ điện năng EPM 5500P và module mở rộng về BCU không tiếp xúc. Dấu hiệu nhận biết
khi gặp lỗi này là các điểm dữ liệu trên BCU mà Website hoặc ứng dụng điện thoại đang
giám sát sẽ có các kí tự “NaN” như Hình 4.24.

Hình 4.24: Lỗi không nhận tín hiệu từ đồng hồ EPM 5500P
166
- Lỗi BCU bị treo: Nguyên nhân khiến cho BCU bị treo là do trong quá trình lập trình
Nodered để cập nhật dữ liệu lên cơ sở dữ liệu. Khi lập trình, ta cài đặt thời gian quét quá
nhanh cho nhiều hệ thống. Điều đó khiến cho bộ điều khiển không thể đáp ứng kịp dẫn đến
bị treo. Thời gian quét cho khối inject ổn định là từ 1 đến 3s như hình dưới.

Hình 4.25: Cài đặt chu kỳ quét dữ liệu


4.3.2. Các cách khắc phục
- Thường xuyên kiểm tra các cảm biến cũng như các tín hiệu analog truyền từ thiết bị
cấp trường tới bộ điều khiển.
- Khi vận hành phát hiện DDC_C46 báo lỗi ngõ vào nào thì phải kiểm tra lại thiết bị
kết nối và tín hiệu truyền vào ngõ đó.
- Khi phát hiện các dữ liệu giám sát truyền về điện thoại có các kí tự “NaN” thì kiểm
tra lại đường truyền của các tín hiệu truyền thông.
- Thiết lập chu kỳ quét cho BCU một cách hợp lý để bộ điều khiển không bị treo.
4.4. Kiểm định tính ổn định hệ thống.
Từ nhiều lần thử nghiệm và mô phỏng, nhóm đã rút ra được kết luận:

167
 Quá trình vận hành trong thời gian dài khá ổn định.
 Các thông số cập nhật về đều chính xác.
 Chương trình cập nhật dữ liệu tự động hoạt động ổn định.
 Giá trị hiển thị trên Website và điện thoại được cập nhật liên tục và chính xác.
Kết luận: có thể áp dụng vào thực tế.

168
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN

5.1. Các vấn đề đã nghiên cứu được


Qua đề tài này nhóm đã nghiên cứu được các vấn đề được như sau:
- Trình bày được tổng quan về hệ thống quản lý tòa nhà BMS.
- Trình bày các thiết bị điều khiển và giám sát trên mô hình như: BCU, DDC_C46,
module mở rộng EXP 8UI8R, đồng hồ điện năng EPM5500P.
- Thi công phần cứng của mô hình BMS toà nhà trung tâm trường Đại học Sư Phạm
Kỹ thuật Thành Phố Hồ Chí Minh.
- Phân tích các cách thu thập dữ liệu từ BCU và DDC.
- Tạo cơ sở dữ liệu Firebase của Google để lưu trữ dữ liệu của hệ thống.
- Thiết kế Website trực tuyến để giám sát và điều khiển thiết bị.
- Thiết kế giao diện trên điện thoại Android để giám sát và điều khiển thiết bị.
- Vận hành các hệ thống BMS mô hình tòa nhà trung tâm như: Chiếu sáng, rèm che,
nhiệt độ, quạt điều áp và hệ thống điện năng trên Website và App.
- Đánh giá sự ổn định về vận hành các hệ thống BMS mô hình tòa nhà trung tâm trên
Website và ứng dụng điện thoại Android đã thiết kế.
5.2. Hướng phát triển của đề tài
Từ những vấn đề đã làm được như trên thì phương hướng phát triển của đề tài trong
tương lai phải:
- Phân quyền truy cập cho các đối tượng:
 Người quản lý: Có thể thay đổi số liệu, thông tin khách hàng, xóa hoặc thêm
mới các đối tượng và người dùng.
 Khách hàng: Chỉ có thể xem, gửi phản hồi về hệ thống máy chủ khi có thắc
mắc.
- Thêm các tính năng như gửi tin nhắn về hệ thống khi có sự cố xảy ra, giảm độ trễ
khi điều khiển thiết bị.
- Thi công thêm các hệ thống BMS khác như: Hệ thống camera giám sát, hệ thống
báo cháy, hệ thống âm thanh,…

169
- Thực hiện giám sát và quản lý đồng thời được các hệ thống BMS từ nhiều tòa nhà
khác nhau.

170
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Trần Văn Vũ (2018). Tìm hiểu về hệ thống BMS trong các tòa nhà cao tầng. Đi sâu
nghiên cứu ứng dụng bms trong tòa nhà bạch đằng hải phòng. Đồ án tốt nghiệp. Trường
Đại học Dân Lập Hải Phòng.
[2]. Catalog EPM 5500P.
[3]. Lý Văn Thành, Châu Trí Thức (2021). Giám sát điện năng và điều khiển hệ thống BMS
trong mô hình. Đồ án tốt nghiệp, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí
Minh.
[4]. Nguyễn Trường Phi (2011). Thảo luận BACnet, LonMark và Modbus: Như thế nào và
vì sao chúng hoạt động.
https://hvacr.vn/diendan/threads/bacnet-lonmark-va-modbus-nhu-the-nao-va-vi-sao-
chung-hoat-dong.7588/
[5]. Tổng quan về các hệ thống tự động hóa quản lý tòa nhà BMS (2021).
https://www.daihancorp.com/blogs/tin-tuc/tong-quan-ve-cac-he-thong-tu-dong-hoa-quan-
ly-toa-nha-bms
[6]. Trịnh Thế Lôc. Giới thiệu chung về hệ thống BMS.
http://aictientien.com.vn/vi-noi-dung-tin-31-id72-tieu-de-Gioi-thieu-chung-ve-he-thong-
BMS.htm
[7]. Công Ty Cổ Phần PNTECH CONTROLS. Hướng dẫn sử dụng sản phẩm.
https://pntechcontrols.com/vi/

171

You might also like