You are on page 1of 157

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT


KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC VÀ THỰC PHẨM
------------------------

ĐỒ ÁN MÔN HỌC
QUÁ TRÌNH THIẾT BỊ TRONG CÔNG NGHỆ HÓA HỌC

ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ NỒI ĐUN RỜI


TRONG HỆ THỐNG THÁP MÂM CHÓP
HOẠT ĐỘNG LIÊN TỤC ĐỂ CHƯNG CẤT
HỖN HỢP ACETONE – NƯỚC
Ở ÁP SUẤT THƯỜNG
GVHD: Th.S Vũ Bá Minh
Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Minh Hiếu 20128115
Phan Thị Như Ý 20128174

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2023

PAGE \* MERGEFORMAT i
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HCM

KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC VÀ THỰC PHẨM

BỘ MÔN CÔNG NGHỆ HÓA HỌC




NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN MÔN HỌC MÁY VÀ THIẾT BỊ


1. Giáo viên hướng dẫn: ThS. Vũ Bá Minh
2. Họ và tên sinh viên thực hiện: MSSV:
2.1. Nguyễn Minh Hiếu 20128115
2.2. Phan Thị Như Ý 20128174
3. Tên đồ án: Thiết kế Nồi đun rời trong hệ thống tháp mâm chóp họat động liên tục
để chưng cất hỗn hợp Aceton – Nước ở áp suất thường.
4. Nhiệm vụ của đồ án:
 Tính toán cân bằng vật chất và cân bằng năng lượng.
 Tính toán thiết kế hệ thống, thiết bị chính và phụ.
5. Các số liệu ban đầu
 Năng suất nhập liệu: 4.000 kg/h.
 Nhập liệu có nồng độ là: 20% mol Acetone.
 Nồng độ sản phẩm đỉnh là: 95% mol Acetone.
 Tỷ lệ thu hồi Acetone là: 99%.
 Các số lệu khác tự chọn.
6. Nội dung thực hiện
Tổng quan về sản phẩm và quá trình-thiết bị chưng cất.
Đề nghị qui trình chưng cất, nồi đun rời.
Tính cân bằng vật chất-năng lượng.
Tính toán số mâm thực tế tháp chưng cất.
Tính toán cấu tạo nồi đun bằng hơi nước gián tiếp.
Tính các thiết bị phụ có trong qui trình.
Lập bảng tính khối lượng vật tư và chi phí chế tạo nồi đun.
Kết luận.
Phụ lục.
Tài liệu tham khảo.
PAGE \* MERGEFORMAT i
7. Yêu cầu bản vẽ kỹ thuật

1 Bản vẽ qui trình công nghệ (file DWG)

1 Bản vẽ chi tiết thiết bị chính (file DWG)

1 Bản vẽ qui trình công nghệ (file PDF)

1 Bản vẽ chi tiết thiết bị chính (file PDF)


8. Yêu cầu khác:.............................................................................................................
9. Ngày giao đồ án: 11/02/2023
10. Ngày hoàn thành đồ án: Tháng 6/2023

TP. Hồ Chí Minh, ngày 06 tháng 06 năm 2023

Trưởng bộ môn Giảng viên hướng dẫn

PAGE \* MERGEFORMAT xiii


TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ
MINH
PHIẾU ĐÁNH GIÁ CỦA
KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC – THỰC PHẨM GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ HÓA HỌC

---------------------------------

MÔN HỌC: ĐỒ THIẾT KẾ MÁY THIẾT BỊ - HỌC KỲ 2 – NĂM HỌC 2021 – 2022

MÃ MÔN HỌC: PWPD322703

1. GVHD: ThS. Vũ Bá Minh

2. Sinh viên: Nguyễn Minh Hiếu 3. MSSV: 20128115

4. Tên đề tài: Thiết kế Nồi đun rời trong hệ thống tháp mâm chóp họat động liên tục để chưng
cất hỗn hợp Aceton – Nước ở áp suất thường.

5. Kết quả đánh giá:

STT Nội dung Thang điểm Điểm số

1 Xác định được đối tượng và yêu cầu thiết kế 0 – 1,0

2 Lập qui trình công nghệ và tính toán được các chi tiết thiết bị 0 – 2,5

3 Đánh giá được sự phù hợp, điểm mạnh, yếu của thiết kế 0 – 0,75

4 Lập được kế hoạch và thực hiện đúng kế hoạch 0 – 0,75

5 Lập được bản vẽ với phần mềm chuyên dụng 0 – 2,5

6 Hoàn thành thuyết minh thiết kế đầy đủ, chính xác và logic 0 – 1,0

7 Hoàn thành trách nhiệm cá nhân trong nhóm làm việc 0 – 0,75

8 Thực hiện đúng các công việc được GVHD giao 0 – 0,75

TỔNG ĐIỂM (Bằng chữ:………………………………….) 10

Ghi chú: GV cho điểm lẻ tới 0,25 điểm

6. Các nhận xét khác (nếu có)

................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................

7. Kết luận
PAGE \* MERGEFORMAT xiii
Được phép bảo vệ :  Không được phép bảo vệ : 
Ngày …… tháng 6 năm 2023
Người nhận xét
(Ký & ghi rõ họ tên)

PAGE \* MERGEFORMAT xiii


TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC – THỰC PHẨM


PHIẾU ĐÁNH GIÁ CỦA
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ HÓA HỌC GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
---------------------------------

MÔN HỌC: ĐỒ THIẾT KẾ MÁY THIẾT BỊ - HỌC KỲ 2 – NĂM HỌC 2021 – 2022

MÃ MÔN HỌC: PWPD322703

1. GVHD: ThS. Vũ Bá Minh

2. Sinh viên: Phan Thị Như Ý 3. MSSV: 20128174

4. Tên đề tài: Thiết kế Nồi đun rời trong hệ thống tháp mâm chóp họat động liên tục để chưng
cất hỗn hợp Aceton – Nước ở áp suất thường.

5. Kết quả đánh giá:

STT Nội dung Thang điểm Điểm số

1 Xác định được đối tượng và yêu cầu thiết kế 0 – 1,0

2 Lập qui trình công nghệ và tính toán được các chi tiết thiết bị 0 – 2,5

3 Đánh giá được sự phù hợp, điểm mạnh, yếu của thiết kế 0 – 0,75

4 Lập được kế hoạch và thực hiện đúng kế hoạch 0 – 0,75

5 Lập được bản vẽ với phần mềm chuyên dụng 0 – 2,5

6 Hoàn thành thuyết minh thiết kế đầy đủ, chính xác và logic 0 – 1,0

7 Hoàn thành trách nhiệm cá nhân trong nhóm làm việc 0 – 0,75

8 Thực hiện đúng các công việc được GVHD giao 0 – 0,75

TỔNG ĐIỂM (Bằng chữ:………………………………….) 10

Ghi chú: GV cho điểm lẻ tới 0,25 điểm

6. Các nhận xét khác (nếu có)

................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................

7. Kết luận

PAGE \* MERGEFORMAT xiii


Được phép bảo vệ :  Không được phép bảo vệ : 
Ngày …… tháng 6 năm 2023
Người nhận xét
(Ký & ghi rõ họ tên)

PAGE \* MERGEFORMAT xiii


TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC – THỰC PHẨM


PHIẾU ĐÁNH GIÁ CỦA
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ HÓA HỌC GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
---------------------------------

MÔN HỌC: ĐỒ THIẾT KẾ MÁY THIẾT BỊ - HỌC KỲ 2 – NĂM HỌC 2021 – 2022

MÃ MÔN HỌC: PWPD322703

1. GVPB: TS. Lê Thị Duy Hạnh

2. Sinh viên: Nguyễn Minh Hiếu 3. MSSV: 20128115

4. Tên đề tài: Thiết kế Nồi đun rời trong hệ thống tháp mâm chóp họat động liên tục để chưng
cất hỗn hợp Aceton – Nước ở áp suất thường.

5. Kết quả đánh giá:

Thang Điểm
STT Nội dung
điểm số

1 Xác định được đối tượng và yêu cầu thiết kế 0 – 0,5

2 Lập qui trình công nghệ và tính toán được các chi tiết thiết bị 0 – 1,5

3 Đánh giá được sự phù hợp, điểm mạnh, yếu của thiết kế 0 – 0,5

4 Lập được bản vẽ với phần mềm chuyên dụng 0 – 2,5

5 Hoàn thành thuyết minh thiết kế đầy đủ, chính xác và logic 0 – 1,0

6 Trình bày được những nội dung cốt lõi của đồ án 0 – 1,0

7 Trả lời được các câu hỏi phản biện 0 – 3,0

TỔNG ĐIỂM (Bằng chữ:…………………………………….) 10

Ghi chú: GV cho điểm lẻ tới 0,25 điểm

6. Các nhận xét khác (nếu có)

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................
PAGE \* MERGEFORMAT xiii
Ngày …… tháng 6 năm 2023
Người nhận xét
(Ký & ghi rõ họ tên)

PAGE \* MERGEFORMAT xiii


TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC – THỰC PHẨM


PHIẾU ĐÁNH GIÁ CỦA
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ HÓA HỌC GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
---------------------------------

MÔN HỌC: ĐỒ THIẾT KẾ MÁY THIẾT BỊ - HỌC KỲ 2 – NĂM HỌC 2021 – 2022

MÃ MÔN HỌC: PWPD322703

1. GVPB: TS. Lê Thị Duy Hạnh

2. Sinh viên: Phan Thị Như Ý 3. MSSV: 20128174

4. Tên đề tài: Thiết kế Nồi đun rời trong hệ thống tháp mâm chóp họat động liên tục để chưng
cất hỗn hợp Aceton – Nước ở áp suất thường.

5. Kết quả đánh giá:

Thang Điểm
STT Nội dung
điểm số

1 Xác định được đối tượng và yêu cầu thiết kế 0 – 0,5

2 Lập qui trình công nghệ và tính toán được các chi tiết thiết bị 0 – 1,5

3 Đánh giá được sự phù hợp, điểm mạnh, yếu của thiết kế 0 – 0,5

4 Lập được bản vẽ với phần mềm chuyên dụng 0 – 2,5

5 Hoàn thành thuyết minh thiết kế đầy đủ, chính xác và logic 0 – 1,0

6 Trình bày được những nội dung cốt lõi của đồ án 0 – 1,0

7 Trả lời được các câu hỏi phản biện 0 – 3,0

TỔNG ĐIỂM (Bằng chữ:…………………………………….) 10

Ghi chú: GV cho điểm lẻ tới 0,25 điểm

6. Các nhận xét khác (nếu có)

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................
PAGE \* MERGEFORMAT xiii
Ngày …… tháng 6 năm 2023
Người nhận xét
(Ký & ghi rõ họ tên)

PAGE \* MERGEFORMAT xiii


LỜI CẢM ƠN

Để có được một bài luận Đồ án Quá trình thiệt bị này hoàn chỉnh như ngày hôm nay,
chúng em đã nhận được sự hỗ trợ cũng như sự tận tình chỉ bảo của quý thầy cô, gia
đình, bạn bè cũng như những người đã âm thầm giúp đỡ cho chúng em. Qua những
dòng văn này, cho phép chúng em được bày tỏ lòng biết ơn cùng sự yêu mến đến
những ai đã giúp đỡ chúng em trong suốt thời gian thực hiện Đồ án vừa qua.

Trước tiên, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Th.S Vũ Bá Minh với tất
cả lòng kính trọng và tri ân sâu sắc. Cùng với sự nhiệt huyết và hết lòng tận tụy, thầy
đã hướng dẫn chúng em từ những bước đầu tiên cho đến lúc hoàn thành Đồ án như
ngày hôm nay. Đồng thời, chúng em cũng xin chân thành gửi lời cảm ơn đến quý thầy
cô hội đồng chấm và phản biện Đồ án. Nhờ có thầy cô mà chúng em có thể nhận biết
được những điểm mạnh mà chúng em có được; dồng thời thầy cô cũng chỉ ra cho
chúng em những hạn chế, thiếu sót hầu qua đó, chúng em ý thức được và có những
bước chuẩn bị kỹ càng hơn cho tương lai mai này. Bên cạnh đó, chúng em cũng xin
gửi lời cảm ơn đến các thầy cô, những người đã dạy dỗ và giúp đỡ chúng em trên con
đường tích lũy kiến thức chuyên môn – những nền tảng cho việc thực hiện Đồ án ngày
hôm nay.

Cùng với đó, chũng em cũng xin hết lòng cảm ơn gia đình và bạn bè, những người
luôn thầm lặng giúp đỡ chúng em trong suốt thời gian thực hiện Đồ án. Nhờ có mọi
người mà chúng em luôn được nâng đỡ về mặt tinh thần cũng như vật chất, mọi người
là nơi để chúng em tựa vào mỗi lúc mệt mỏi, là chỗ dựa vững chắc cũng như là một
phần động lực để chúng em có thể bước tiếp đến ngày hôm nay.

Một lần nữa, chúng em xin gửi lời cảm ơn và sự yêu mến đến quý thầy cố cũng như
mọi người.

Xin chân thành cảm ơn!

PAGE \* MERGEFORMAT xiii


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU........................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ SẢN PHẨM VÀ QUÁ TRÌNH – THIẾT BỊ
CHƯNG CẤT.................................................................................................................3
1.1. Tổng quan về acetone...........................................................................................3
1.1.1. Giới thiệu chung về acetone...........................................................................3
1.1.2. Tính chất hóa học của acetone.......................................................................4
1.1.3. Một số phương pháp sản xuất acetone...........................................................6
1.1.3.1. Sản xuất bằng phương pháp Cumene.......................................................6
1.1.3.2. Sản xuất bằng phương pháp phân hủy isopropyl alcohol........................7
1.1.3.3. Sản xuất bằng phương pháp lên men.......................................................8
1.1.4. Ứng dụng của acetone....................................................................................9
1.1.5. Các yếu tố an toàn khi làm việc với acetone................................................10
1.2. Tổng quan về nước.............................................................................................11
1.3. Tổng quan về hỗn hợp Acetone – Nước.............................................................12
1.4. Tổng quan về quá trình – thiết bị chưng cất.......................................................13
1.4.1. Chưng cất.....................................................................................................13
1.4.2. Các phương pháp chưng cất.........................................................................14
1.4.3. Công nghệ chưng cất hỗn hợp Acetone – Nước..........................................14
1.4.4. Thiết bị chưng cất........................................................................................15
1.4.4.1. Tháp chưng cất.......................................................................................15
1.4.4.2. Nồi đun rời trong hệ thống tháp chưng cất............................................16
CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ.................................................................18
2.1. Sơ đồ quy trình...................................................................................................18
2.2. Thuyết minh quy trình công nghệ.......................................................................19
CHƯƠNG 3: TÍNH CÂN BẰNG VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG.........................21
3.1. Tính cân bằng vật chất........................................................................................21
3.1.1. Các thông số ban đầu...................................................................................21
3.1.2. Tính toán cân bằng vật chất.........................................................................21
3.2. Tính toán cân bằng năng lượng..........................................................................23

PAGE \* MERGEFORMAT xiii


3.2.1. Xác định chỉ số hồi lưu tối thiểu..................................................................24
3.2.2. Xác định chỉ số hồi lưu thích hợp................................................................25
3.2.3. Cân bằng nhiệt lượng cho thiết bị ngưng tụ.................................................25
3.2.4. Cân bằng nhiệt lượng cho thiết bị làm nguội sản phẩm đỉnh.......................27
3.2.5. Cân bằng nhiệt lượng cho thiết bị trao đổi nhiệt sản phẩm đáy...................28
3.2.6. Cân bằng nhiệt lượng cho thiết bị gia nhiệt dòng nhập liệu........................30
3.2.7. Cân bằng năng lượng cho toàn tháp chưng cất............................................31
CHƯƠNG 4: TÍNH TOÁN SỐ MÂM THỰC TẾ THÁP CHƯNG CẤT...................36
4.1. Phương trình đường nồng độ làm việc phần cất.................................................36
4.2 Phương trình đường nồng độ làm việc phần chưng.............................................36
4.3 Xác định số mâm lý thuyết..................................................................................37
4.4 Xác định số mâm thực tế:....................................................................................38
CHƯƠNG 5: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ NỒI ĐUN RỜI..............................................42
5.1. Tính toán kích thước thiết bị...............................................................................42
5.1.1. Lựa chọn thiết kế nồi đun............................................................................42
5.1.2. Các thông số ban đầu...................................................................................42
5.2. Tính cơ khí thiết bị.............................................................................................48
5.2.1. Bề dày thân..................................................................................................48
5.2.2. Bề dày nắp (đáy)..........................................................................................50
5.2.3. Bích ghép thân và nắp (đáy)........................................................................52
5.2.4. Đường kính các ống dẫn-bích ghép các ống dẫn........................................56
5.2.4.1. Đường kính ống dẫn dòng sản phẩm đáy vào nồi đun...........................56
5.2.4.2. Ống hơi từ nồi đun.................................................................................57
5.2.4.3. Ống dẫn sản phẩm đáy ra từ nồi đun......................................................58
5.2.4.4. Ống dẫn hơi đốt vào nồi đun..................................................................58
5.2.4.5. Ống dẫn lỏng ngưng ra khỏi nồi đun.....................................................59
5.2.5. Bích ghép các ống dẫn.................................................................................59
5.2.6. Vỉ ống...........................................................................................................61
5.2.7. Vách ngăn lưu chất phía vỏ..........................................................................61
5.2.8. Bố trí tấm ngăn phía ống ở nắp....................................................................62
5.2.9. Tính toán trở lực..........................................................................................62
5.2.9.1. Tổn thất do ma sát..................................................................................62

PAGE \* MERGEFORMAT xiii


5.2.9.2. Tổn thất trở lực cục bộ...........................................................................63
5.2.10. Chân đỡ......................................................................................................64
5.2.11. Chọn chân đỡ ( tai treo).............................................................................69
CHƯƠNG 6: TÍNH TOÁN THIẾT BỊ PHỤ................................................................72
6.1. Tháp chưng cất...................................................................................................72
6.1.1. Kích thước của tháp chưng cất.....................................................................72
6.1.1.1. Đường kính đoạn cất..............................................................................72
6.1.1.2. Đường kính đoạn chưng.........................................................................76
6.1.1.3. Kết luận..................................................................................................81
6.1.2. Mâm chóp....................................................................................................81
6.2. Bồn cao vị...........................................................................................................84
6.2.1. Tổn thất đường ống từ bồn nguyên liệu đến bồn cao vị và thiết bị trao đổi
nhiệt sản phẩm đáy.................................................................................................84
6.2.2. Tổn thất đường ống trong thiết bị gia nhiệt dòng nhập liệu.........................87
6.2.3. Chiều cao bồn cao vị....................................................................................90
6.3. Thiết bị ngưng tụ sản phẩm đỉnh........................................................................91
6.3.1. Cân bằng nhiệt lượng cho thiết bị ngưng tụ sản phẩm đỉnh........................91
6.3.2. Suất lượng nước làm lạnh cần dùng.............................................................93
6.3.3. Hiệu số nhiệt độ trung bình logarit..............................................................93
6.3.4. Hệ số truyền nhiệt K....................................................................................93
6.3.5. Nhiệt tải qua thành ống và lớp cặn..............................................................95
6.3.6. Xác định hệ số cấp nhiệt của hơi ngưng tụ..................................................95
6.3.7. Bề mặt trao đổi nhiệt cần thiết.....................................................................98
6.4. Thiết bị làm nguội sản phẩm đỉnh......................................................................99
6.4.1. Cân bằng nhiệt lượng cho thiết bị làm nguội sản phẩm đỉnh.......................99
6.4.2. Suất lượng nước lạnh cần dùng cho việc làm nguội sản phẩm đỉnh..........102
6.4.3. Hiệu số nhiệt độ trung bình logarit............................................................102
6.4.4. Hệ số truyền nhiệt K..................................................................................102
6.4.4.1. Ống ngoài.............................................................................................103
6.4.4.2. Ống trong.............................................................................................105
6.4.5. Bề mặt trao đổi nhiệt cần thiết...................................................................107
6.5. Thiết bị gia nhiệt dòng nhập liệu......................................................................108

PAGE \* MERGEFORMAT xiii


6.5.1. Cân bằng nhiệt lượng cho thiết bị gia nhiệt dòng nhập liệu......................108
6.5.2. Suất lượng hơi nước cần dùng...................................................................109
6.5.3. Hiệu số nhiệt độ trung bình logarit............................................................110
6.5.4. Hệ số truyền nhiệt K..................................................................................110
6.5.5. Bề mặt trao đổi nhiệt cần thiết...................................................................114
6.6. Thiết bị trao đổi nhiệt giữa nhập liệu và sản phẩm đáy....................................116
6.6.1. Cân bằng nhiệt lượng cho thiết bị trao đổi nhiệt giữa nhập liệu và sản phẩm
đáy........................................................................................................................116
6.6.2. Hiệu số nhiệt độ trung bình logarit............................................................118
6.6.3. Hệ số truyền nhiệt K..................................................................................119
6.6.3.1. Ống ngoài.............................................................................................119
6.6.3.2. Ống trong.............................................................................................121
6.6.4. Bề mặt trao đổi nhiệt cần thiết...................................................................124
6.7. Bơm..................................................................................................................124
6.7.1. Bơm nhập liệu............................................................................................124
6.7.1.1. Năng suất..............................................................................................124
6.7.1.2. Cột áp...................................................................................................125
6.7.1.3. Tổng trở lực trong ống.........................................................................126
6.7.1.4. Công suất bơm.....................................................................................129
6.7.2. Bơm hoàn lưu dòng sản phẩm đỉnh...........................................................129
6.7.2.1. Năng suất..............................................................................................129
6.7.2.2. Cột áp...................................................................................................130
6.7.2.3. Tổng trở lực trong ống.........................................................................131
6.7.2.4. Công suất bơm.....................................................................................134
CHƯƠNG 7: TÍNH TOÁN GIÁ THÀNH THIẾT BỊ...............................................135
KẾT LUẬN................................................................................................................137
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................140

PAGE \* MERGEFORMAT xiii


DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1: Cấu trúc phân tử Acetone...............................................................................3


Hình 1.2: Các bước phản ứng của quy trình cumene.....................................................6
Hình 1.3: Quy trình sản xuất Acetone bằng phương pháp cumene................................7
Hình 1.4: Phản ứng phân hủy iso propyl alcohol...........................................................7
Hình 1.5: Quy trình sản xuất acetone bằng phương pháp phân hủy isopropyl alcohol..8
Hình 1.6: Quy trình sản xuất acetone bằng phương pháp lên men.................................9
Hình 1.7: Tiêu chuẩn NFPA của acetone.....................................................................10
Hình 1.8: Cấu trúc phân tử nước..................................................................................11
Hình 1.9: Đồ thị phần mol pha lỏng – hơi của hệ Acetone – Nước.............................13
Hình 1.10: Đồ thị quan hệ giữa thành phần và nhiệt độ của hệ Acetone – Nước........13
Hình 1.11: Nồi đun rời trong hệ thống tháp chưng cất.................................................17
Hình 2.1: Sơ đồ quy trình tháp chưng cất hệ Acetone – Nước………………...………….18
Hình 3.1: Đồ thị phần mol pha lỏng – hơi của hệ Acetone – Nước với đường tiếp
tuyến............................................................................................................................. 26
Hình 4.1: Giản đồ cân bằng lỏng hơi và mâm lý thuyết hệ Acetone – Nước...............38
Hình 5.1: Đáy (nắp)...................................................................................................... 51
Hình 5.2: Bích ghép thân.............................................................................................. 53
Hình 5.3: Mối hàn......................................................................................................... 56
Hình 5.4: Ảnh minh họa bích nối các ống dẫn............................................................. 60
Hình 5.5: Ngăn hình viên phấn..................................................................................... 62
Hình 5.6: Chân đỡ......................................................................................................... 69

PAGE \* MERGEFORMAT xiii


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Các thông số vật lý của acetone......................................................................4


Bảng 1.2: Các thông số vật lý của nước........................................................................12
Bảng 1.3: Thành phần lỏng (X) – hơi (Y) có nhiệt độ sôi của hỗn hợp Acetone – Nước
tại 1 atm.........................................................................................................................12
Bảng 1.4: Bảng so sánh ưu nhược điểm của các loại tháp chưng cất...........................16

Bảng 2.1: Bảng chú thích các chi tiết trong quy trình công nghệ 19

Bảng 3.1: Kết quả tính toán cân bằng vật chất của tháp chưng cất 22
Bảng 3.2: Các thông số ban đầu....................................................................................23
Bảng 3.3: Kết quả tính toán cân bằng năng lượng cho toàn tháp chưng cất.................34
Bảng 3.4: Kết quả tính toán suất lượng trong các thiết bị.............................................35

Bảng 4.1: Tính toán hiệu suất tại ba vị trí 40


Bảng 5.1: Các thông số của ống trao đổi nhiệt..............................................................43
Bảng 5.2: Các thông số ban đầu tính toán thân nồi đun................................................50
Bảng 5.3: Các thông số ban đầu tính toán đáy (nắp) thiết bị........................................51
Bảng 5.4: Thông số của bích.........................................................................................53
Bảng 5.5: Thông số bích ghép các ống dẫn...................................................................61
Bảng 5.6: Thông số cơ toàn thiết bị..............................................................................66
Bảng 5.7: Kích thước chân đỡ của thiết bị....................................................................70

Bảng 7.1: Đơn giá vật tư 135

PAGE \* MERGEFORMAT xiii


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Acetone là một trong những dung môi vô cùng quan trọng trong công nghiệp cũng như
trong đời sống. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất củng như sử dụng, dung môi
acetone rất dễ hòa tan trong nước tạo thành hệ dung môi Acetone – Nước [1]. Điều
này sẽ ít nhiều gây ảnh hưởng đến chất lượng của acetone. Do đó, việc tìm ra phương
pháp để tinh chế acetone là một điều vô cùng quan trọng.

Vì vậy, thông qua Đồ án thiết kế Quá trình thiết bị trong Công nghệ hóa học, chúng ta
sẽ có một cái nhìn cụ thể hơn về phương pháp cũng như thiết bị hỗ trợ cho quá trình
tinh chế acetone. Qua đó, ta sẽ thực hiện tính toán và thiết kế thiết bị ấy.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu và thiết kế thiết bị trong hệ thống chưng cất hỗn hợp
Acetone – Nước ở áp suất thường. Qua đó hỗ trợ cho việc tính toán và thiết kế cụ thể
các quy trình công nghệ, kết cấu cũng như giá thành của thiết bị được sử dụng trong
Công nghệ Hóa học.

3. Phương pháp nghiên cứu

Nắm vững các kiến thức từ các môn cơ sở ngành (Quá trình thiết bị cơ học, Truyền
nhiệt, Truyền khối, Cơ lưu chất,…).

Sử dụng các phương pháp học thuật chuyên ngành: phương pháp phân tích – tổng hợp,
phương pháp logic, tính toán, lập bản vẽ, …

4. Kết cấu đề tài

Bên cạnh phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, bài luận gồm 7 chương:

Chương 1: Tổng quan về sản phẩm và quá trình – thiết bị chưng cất.

Chương 2: Quy trình công nghệ.

Chương 3: Cân bằng vật chất và năng lượng.

Chương 4: Tính toán số mâm thực tế tháp chưng cất.


1
Chương 5: Tính toán, thiết kế nồi đun rời.

Chương 6: Tính toán thiết bị phụ.

Chương 7: Tính toán giá thành thiết bị.

2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ SẢN PHẨM VÀ QUÁ TRÌNH – THIẾT
BỊ CHƯNG CẤT

1.1. Tổng quan về acetone

1.1.1. Giới thiệu chung về acetone

Acetone là một chất lỏng trong suốt, không màu, có mùi và vị đặc trưng. Nó là một
loại hóa chất tan trong nước, dễ bay hơi và dễ cháy [2]. Acetone còn được biết đến với
một số tên gọi khác như β -ketopropane, dimethyl ketone hay 2-propanone [3]. Trong
tự nhiên, acetone có trong các loài thực vật, khí núi lửa. Hợp chất này còn là sản phẩm
của khí thải xe cộ, của các vụ cháy rừng cũng như là sản phẩm của quá trình phân hủy
chất béo [4]. Trong công nghiệp, acetone thường được sử dụng trong sản xuất các loại
sợi, thuốc, nhựa cũng như một số hóa chất khác. Bên cạnh đó, acetone còn được sử
dụng làm dung môi cho quá trình hòa tan một số chất [5].

Công thức: C3H6O

C
H3C CH3

Hình 1.1: Cấu trúc phân tử Acetone.

3
Trạng thái vật lý:

Thông số vật lý Acetone

Khối lượng phân tử 58,08 g/mol

Điểm nóng chảy -94,6℃

Điểm sôi 56,9℃ ở 1,013 hPa

22 Kcal/mol (chuẩn ở 102


Nhiệt dung riêng
℃)

Độ nhớt 0,316 cp (ở 25℃ )

Khối lượng riêng 0,791 g/cm3 ở 25℃

Tính dẫn điện 0,01 µS/cm ở 20℃


Bảng 1.1: Các thông số vật lý của acetone. [6]

1.1.2. Tính chất hóa học của acetone

 Cộng với nước tạo thành rượu bậc 2:

O OH

C + H2O
C
H3C CH3 H3 C CH3 :
 Cộng Natrihydrosunphit tạo thành hợp chất cộng bisunphit:

OSO2Na
O OH

C + NaHSO3
H3 C CH3
H3 C CH3

 Tác dụng với amine:

4
H
C
O H3C N
H2
C + C CH + H2O
H3C CH3 H 3C NH2 H3C CH3

 Phản ứng methyl hóa:


O O

+ 3Cl2 + 3HCl
C C
H3C CH3 H3C CCl3

 Phản ứng oxy hóa – khử:

- Phản ứng oxy hóa:

Khi gặp các chất oxy hóa mạnh như KMnO4/ H2SO4; K2Cr2O7/ H2SO4, ... thì acetone bị
bẻ gãy các mạch C cạnh nhóm cacbonyl để tạo ra các axit hữu cơ.
O O
KMnO4
C + 4 [O] C + CO2 + H2O
H3C CH3 H3C OH

- Phản ứng khử:

Để thực hiện được phản ứng khử, aceton có thể dùng H với chất xúc tác là Ni, Pt hoặc
dùng LiAlH4.
O OH

+ Ni
C 2 [H] CH
H3 C CH3 H3 C CH3

O OH
1) LiAlH4
C CH
H3C CH3 2) H2O H3 C CH3

 Phản ứng ở gốc Hydrocarbon:

Nguyên tử hydro ở bên cạnh nhóm cacbonyl dễ tham gia phản ứng.

5
O

O C O
H3 C OH
C + Br2 C + HBr
H3C CH3 H3C CH2Br

 Phản ứng thế nguyên tử oxi của nhóm cacbonyl:

Bản chất của phản ứng này là cộng nucleophin vào nhóm C = O, sau đó được nối tiếp
ngay bằng phản ứng tách nước để tạo ra sản phẩm thay thế.
 Phản ứng thế tạo liên kết C = C (phản ứng andol hóa)

Phân tử aceton có thể tác dụng với phân tử khác có nhóm –CH 2- linh động như -CH2-
bên cạnh nhóm hút e như C=O, NO2... khi có xúc tác base.

O OH O
OH-
2 C CH C
H3C CH3 H3 C C CH3
H2

1.1.3. Một số phương pháp sản xuất acetone

1.1.3.1. Sản xuất bằng phương pháp Cumene

Phương pháp Cumene được phát triển trong những năm 1939 – 1945 nhằm đáp ứng
nhu cầu về xăng có chỉ số octan cao trong suốt thời gian Thế chiến II diễn ra [7], [8].
Đến năm 1989, khoảng 95% lượng cumene được sử dụng rộng rãi trong sản xuất
acetone và phenol [9]. Phương pháp này bao gồm những bước chính như sau [10]:
 Sử dụng propylene alkyl hóa benzene thành cumene (RH) dưới nhiệt độ và áp
suất caovới xúc tác acid. Các acid được sử dụng thường là các acid lewis hoặc những
acid vô cơ mạnh (AlCl3, H2SO4, H3PO4, HF,…) [11].
 Oxy hóa cumene thành cumene hydroperoxide (RCOOH).
 Phân tách cumene hydroperoxide thành acetone và phenol.

Hình 1.2: Các bước phản ứng của quy trình cumene [12].

6
Hình 1.3: Quy trình sản xuất Acetone bằng phương pháp cumene [12].

Tuy thu hút được sự chú ý từ các nghiên cứu gia nhờ vào tầm quan trọng cũng như sự
thiết thực của mình, quy trình cumene vẫn ẩn chứa những sự nguy hiểm và phức tạp.
Dù vậy, trong một thời gian dài, quy trình này đã không có sự cải thiện đáng kể nào
[13].

1.1.3.2. Sản xuất bằng phương pháp phân hủy isopropyl alcohol

Phương pháp phân hủy isopropyl alcohol trong pha hơi là một trong những phương
pháp chính để sản xuất acetone [14]. Phương pháp này thường sử dụng các xúc tác
kim loại, oxide kim loại hoặc muối như nickel, bạc, đồng, bạch kim,…và thường được
thực hiện ở nhiệt độ cao [14], [15].
OH O

CH C + H2
H3 C CH3 H3C CH3

Hình 1.4: Phản ứng phân hủy iso propyl alcohol [16].

7
Hình 1.5: Quy trình sản xuất acetone bằng phương pháp phân hủy isopropyl alcohol
[17].

1.1.3.3. Sản xuất bằng phương pháp lên men

Phương pháp lên men acetone được biết đến và sử dụng trong những năm đầu thế kỷ
XX, đồng thời đạt đến đỉnh điểm vào những năm 1950 [18]. Phương pháp này sử dụng
nguồn nguyên liệu từ tinh bột (lúa mì, ngô, kê,…), đường và váng sữa nhờ quá trình
lên men của các loại vi sinh vật để chuyển hóa thành acetone và butanol [18], [19].
Những loài vi khuẩn được sử dụng rộng rãi trong các quy trình sản xuất acetone và
butanol hiện nay thường được phân loại thuộc chủng Clostridium acetobutylicum dù
đã có nhiều tên gọi được sử dụng cho chúng trước đây [20], [21].

Một trong những quy trình lên men được biết đến là quy trình Weizzman. Trước hết,
các nguyên liệu chứa tinh bột sẽ được nghiền, thực hiện quá trình thủy phân tinh bột
thành glucose dưới áp suất với nước và làm lạnh đến 98 ℉ (khoảng 36.67℃ ). Sau đó,
hỗn hợp sẽ được cấy vi sinh và để lên men trong 40 giờ [22]. Sau quá trình lên men,
hỗn hợp sản phẩm sẽ được tinh chế bằng phương pháp chưng cất [23].

8
Hình 1.6: Quy trình sản xuất acetone bằng phương pháp lên men [24].

1.1.4. Ứng dụng của acetone

Acetone hoàn toàn có thể hòa tan trong nước và hầu hết các dung môi hữu cơ và dầu,
do đó nó được xem như một dung môi công nghiệp quan trọng để làm sạch, như một
chất phổ biến xây dựng trong hóa học hữu cơ, và là tiền thân của polyme. Việc sử
dụng acetone nổi tiếng trong nước là hoạt chất tẩy sơn móng tay và làm chất pha loãng
sơn.

Acetone là ketone được sử dụng rộng rãi nhất trong công nghiệp. Nó là được sử dụng
chủ yếu để tổng hợp methacrylate, khoảng một nửa số sản xuất acetone trên thế giới
được sử dụng làm tiền thân của methyl methacrylate. Các hóa chất quy mô lớn khác có
nguồn gốc từ acetone là bisphenol A và methyl isobutyl ketone. Acetone cũng được sử
dụng làm dung môi xử lý trong sản xuất cellulose sợi acetate, bột súng không khói,
chất phủ bề mặt, và dược phẩm và mỹ phẩm khác nhau. dung môi khác sử dụng bao
gồm các công thức sơn, mực, nhựa và vecni; pha loãng nhựa sợi thủy tinh; làm sạch
dụng cụ bằng sợi thủy tinh; và hòa tan epoxy hai thành phần và keo siêu dính trước
cứng lại.
9
1.1.5. Các yếu tố an toàn khi làm việc với acetone

Hình 1.7: Tiêu chuẩn NFPA của acetone.

Xanh lam/Nguy cơ sức khỏe (cụ thể là ảnh hưởng tới mắt): cấp 2-Phơi nhiễm mạnh
hay liên tục nhưng không kinh niên có thể gây kích ứng mắt nghiêm trọng.

Đỏ/Nguy cơ cháy nổ: 3-Acetone có thể bắt lửa dưới gần như mọi điều kiện nhiệt độ
môi trường xung quanh.

Vàng/Khả năng phản ứng: 0- Thông thường là ổn định, thậm chí kể cả trong các điều
kiện gần nguồn lửa, và không có phản ứng với nước.

Trắng/Mức bảo vệ cá nhân: H bao gồm-Kính chống bắn tóe, găng tay, tạp dề bảo hộ,
mặt nạ phòng độc.
 Dữ liệu cháy nổ:

Acetone là một chất dễ cháy khi có ngọn lửa và tia lửa

Nhiệt độ tự bốc cháy là 465,4oC (869,7℉ )

Điểm chớp cháy là -17oC (1,4℉ ) trong cốc kín

- Giới hạn trên của cháy nổ (% hỗn hợp với không khí): 12,8 %(V)

- Giới hạn dưới của cháy nổ (% hỗn hợp với không khí): 2,5 %(V)

Rủi ro bốc cháy hoặc tạo thành khí hoặc hơi dễ cháy với: axit chromosulfuric, các chất
oxy hóa mạnh, chất khửi mạnh, …

Rủi ro nổ với: oxyhalide phi kim, hợp chất halogen-halogen, …

Phản ứng tỏa nhiệt với: Brom, Các kim loại kiềm, hydroxit kiềm, … [25]
 Con người:

10
*Giới hạn phơi nhiễm tại nơi làm việc

+ QCVN: giới hạn tiếp xúc ca làm việc (TWA) là 200 ppm. [26]

+ OSHA: giới hạn phơi nhiễm hợp pháp cho phép của airbome (PEL) là 1000 ppm
tính trung bình trong một ca làm việc kéo dài 8 tiếng.

+ NIOSH: giới hạn tiếp xúc với bom khí (REL) được khuyến nghị là 250 ppm tính
trung bình trong một ca làm việc kéo dài 10 giờ.

+ ACGIH: giá trị giới hạn ngưỡng (TLV) là 500 ppm tính trung bình trong ca làm việc
8 giờ và 750 ppm dưới dạng STEL (giới hạn tiếp xúc ngắn hạn). [27]

1.2. Tổng quan về nước

Nước là một loại chất lỏng đơn giản và đặc biệt trong tự nhiên. Dù vậy, nước vẫn đóng
một vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người và các sinh vật sống khác [28].
Nước còn có mặt trong nhiều lĩnh vực đời sống của con người và cũng là một chủ đề
khoa học được nhiều người để tâm đến [29]–[32].

Trong điều kiện bình thường, nước là chất lỏng không màu, không mùi, không vị
nhưng khối nước dày có màu xanh nhạt. Khi hóa rắn có thể tồn tại ở 5 dạng tinh thể
khác nhau. Nước là dung môi phân cực mạnh, có khả năng hòa tan nhiều chất và là
dung môi rất cần thiết trong kỹ thuật hóa học cũng như trong đời sống.

H H
O
Hình 1.8: Cấu trúc phân tử nước.

11
Trạng thái vật lý:

Thông số vật lý Nước

Khối lượng phân tử 18,02 g/mol

Điểm nóng chảy 0oC ở 760 mmHg

Điểm sôi 100oC ở 760 mmHg

Nhiệt dung riêng 4.186 J/kg.K

Độ nhớt 1 cp (ở 20oC)

Khối lượng riêng 1 g/cm3

Tính dẫn điện 0,056 µS/cm ở 25oC


Bảng 1.2: Các thông số vật lý của nước. [33]

1.3. Tổng quan về hỗn hợp Acetone – Nước

Ta có bảng thành phần lỏng – hơi có nhiệt độ sôi của hỗn hợp Acetone – Nước tại 1
atm như sau:

T (℃ ) 100 77,9 69,6 64,5 62,6 61,6 60,7 59,8 59 58,2 57,5 56,1

(% phần 0 5 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

mol)

(% phần 0 60,3 72 80 82,7 84,2 85,5 86,9 88,2 90,4 94,3 100

mol)

16,3
α - 28,86 23,14 11,15 7,99 5,90 4,42 3,20 2,35 1,84 -
0
Bảng 1.3: Thành phần lỏng (X) – hơi (Y) có nhiệt độ sôi của hỗn hợp Acetone – Nước
tại 1 atm.

12
1

Phần mol Acetone trong pha hơi (Y)


0.9
0.8
0.7
0.6
0.5
0.4
0.3
0.2
0.1
0
0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 0.7 0.8 0.9 1

Phần mol Acetone trong pha lỏng (X)

Hình 1.9: Đồ thị phần mol pha lỏng – hơi của hệ Acetone – Nước.

100

90

80

70
Nhiệt độ (oC)

60

50

40

30

20

10

0
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

Phần mol (X, Y)

Nhiệt độ - Thành phần pha X


Nhiệt độ - Thành phần pha Y

Hình 1.10: Đồ thị quan hệ giữa thành phần và nhiệt độ của hệ Acetone – Nước.

13
1.4. Tổng quan về quá trình – thiết bị chưng cất

1.4.1. Chưng cất

Chưng cất là quá trình phân tách vật lý các hợp chất có trong dung dịch dựa trên sự
bay hơi của chúng ở các nhiệt độ khác nhau [34]. Trong quá trình chưng cất, quá trình
bay hơi – ngưng tụ sẽ được lặp lại liên tục trong thiết bị chưng cất. Khi này, vật chất sẽ
đi từ pha lỏng vào pha hơi trong quá trình bay hơi và đi từ pha hơi vào pha lỏng trong
quá trình ngưng tụ.

Một số phương pháp chưng cất được biết đến bao gồm chưng cất phân đoạn, chưng cất
trực tiếp, chưng cất chân không, chưng cất hơi nước và chưng cất phân tử [35].

1.4.2. Các phương pháp chưng cất

Ta có các phương pháp chưng cất thường gặp:

Chưng cất ở áp suất thấp: dùng cho các hỗn hợp dễ bị thủy phân hủy ở nhiệt độ cao và
các hỗn hợp có nhiệt độ sôi quá cao. Chưng cất ở áp suất cao: dùng cho các hỗn hợp
không quá lỏng ở áp suất thường.

Chưng cất chân không: dùng trong trường hợp cần hạ thấp nhiệt độ sôi của cấu tử.

Chưng cất đơn giản: dùng để tách các hỗn hợp gồm các chất có độ bay hơi rất khác
nhau. Phương pháp này thường dùng để tách sơ bộ và làm sạch các cấu tử khỏi tạp
chất.

Chưng cất bằng hơi nước trực tiếp: dùng để tách hỗn hợp gồm các chất khó bay hơi và
tạp chất không bay hơi, thường được ứng dụng trong trường hợp chất được tách không
tan trong nước .

Trong trường hợp này do hỗn hợp là Acetone - Nước là hỗn hợp không có điểm đẳng
phí và yêu cầu sản phẩm Acetone có độ tinh khiết cao nên ta dùng phương pháp chưng
cất liên tục.

1.4.3. Công nghệ chưng cất hỗn hợp Acetone – Nước

Trong quá trình sản xuất hoặc sử dụng dung môi acetone sẽ dẫn đến sự hình thành hỗn
hợp Acetone – Nước [1]. Do đó, việc tìm kiếm một phương pháp tinh chế acetone là
một điều vô cùng cần thiết. Acetone là một dung môi phân cực và có khả năng hòa tan
14
hoàn toàn trong nước [2], [1], [36]. Tuy nhiên, nhờ sự chênh lệch nhiệt độ sôi tương
đối lớn giữa chúng (nhiệt độ sôi là 56 – 57 ℃ với acetone và 100℃ với nước [37]) mà
ta có thể ngưng tụ riêng rẽ các hơi này ở những nhiệt độ khác nhau. Từ đó thu được
chất lỏng tinh khiết. Để tách riêng hỗn hợp Acetone – Nước, một trong những phương
pháp hiệu quả nhất là chưng cất phân đoạn. Tuy rằng chưng cất phân đoạn thường
được chỉ định cho việc phân tách các hỗn hợp có nhiệt độ sôi chênh lệch của các chất
lỏng cần phân tách dưới 20℃ , nhưng với trường hợp hệ Acetone – Nước đang xét, kỹ
thuật này vẫn được khuyến cáo sử dụng do hệ thống chưng cất phân đoạn sẽ hoạt động
tương đương với việc thực hiện nhiều quá trình chưng cất đơn lẻ . Qua đó, hiệu suất
của quá trình tách sẽ được nâng cao.

Ở đây, chúng ta không nên sử dụng một số phương pháp truyền khối khác vì có thể
ảnh hưởng đến sản phẩm. Đối với phương pháp hấp thu và trích ly, khi đó, ta phải đưa
một pha mới vào với mục đích tách riêng hai pha nước và acetone. Điều này không chỉ
làm phức tạp hơn quá trình tách mà còn có thể gây thất thoát sản phẩm do actone có
thể bị hòa tan một phần vào pha thứ ba. Ngoài ra, ta cũng không sử dụng phương pháp
cô đặc, vì mục đích của phương pháp này là gia nhiệt để làm bay hơi nước. Tuy nhiên,
do nhiệt độ sôi của acetone thấp hơn nước nên acetone sẽ có hiện tượng bay hơi trước
làm thất thoát sản phẩm.

1.4.4. Thiết bị chưng cất

1.4.4.1. Tháp chưng cất

Trong sản xuất thường sử dụng rất nhiều loại tháp nhưng chúng đều có một yêu cầu
chung cơ bản là diện tích bề mặt tiếp xúc pha phải lớn điều này phụ thuộc vào độ phân
tán của chất này vào chất kia.

Tháp chưng cất rất phong phú về kích cỡ và ứng dụng, các tháp lớn nhất thường được
sử dụng trong công nghiệp lọc dầu. Kích thước, đường kính và chiều cao tháp tùy
thuộc suất lượng pha lỏng, pha hơi đi vào trong tháp và độ tinh khiết của sản phẩm.
Trong công nghiệp hóa chất nói chung người ta sử dụng hai loại tháp chưng cất là tháp
mâm và tháp đệm (tháp chêm).

Tháp mâm: thân tháp hình trụ, thẳng đứng, phía trong gắn các mâm có cấu tạo khác
nhau để chia thân tháp thành những đoạn bằng nhau, pha lỏng và pha hơi tiếp xúc với
15
nhau trên bề mặt mâm và tại đây xảy ra quá trình truyền khối, có hai loại là tháp mâm
chóp và tháp mâm xuyên lỗ

-Tháp mâm chóp: trêm mâm bố trí các chóp dạng tròn, chữ S,...

-Tháp mâm xuyên lỗ: trên mâm bố trí các lỗ có đường kính từ 3 đến 12mm

Tháp đệm: thân hình trụ gồm nhiều đoạn nối với nhau bằng mặt bích hay hàn. Vật đệm
được cho vào tháp một cách ngẫu nhiên hay được sắp xếp một cách thứ tự, vật đệm có
cấu tạo đa dạng: đệm vòng rasiga, đệm hình yên ngựa, đệm vòng sứ,...

Tháp mâm chóp Tháp mâm xuyên lỗ Tháp đệm

- Cấu tạo đơn giản

- Hiệu suất khá cao - Trở lực thấp


- Hiệu suất cao
Ưu điểm - Hoạt động khá ổn - Làm việc được
- Hoạt động ổn định
định với

chất lỏng bẩn

-Khó làm ướt


nhiều

- Trở lực lớn đệm


- Trở lực khá cao
- Cấu tạo phức tạp, - Do có hiệu ứng
- Yêu cầu lắp đặt
tiêu tốn nhiều vật tư thành nên hiệu suất
Nhược điểm khắt khe
- Không làm việc truyền khối thấp
- Không làm việc
với
với chất lỏng bẩn - Độ ổn định không
chất lỏng bẩn
cao

-Thiết bị nặng
Bảng 1.4: Bảng so sánh ưu nhược điểm của các loại tháp chưng cất.

16
Vậy từ những nhận định trên, ta chọn tháp mâm chóp để xây dựng quy trình chưng cất.

1.4.4.2. Nồi đun rời trong hệ thống tháp chưng cất

Nồi đun được sử dụng để tạo ra dòng hơi cấp cho tháp chưng cất vì vậy nó đóng một
vai trò khá quan trọng trong quy trình sản xuất, hơi bay lên tháp tiếp xúc với dòng chất
lỏng chảy xuống. Nồi đun có rất nhiều loại có hình dạng và kích thước khác nhau. Bao
gồm [38]:

Internal Reboiler: loại này được gắn trực tiếp vào trong tháp chưng cất. Quá trình sôi
diễn ra trong bể chất lỏng ở đáy tháp, chất lỏng gia nhiệt sẽ nằm bên trong bó ống.

Kettle Reboiler: được bố trí nằm ngang với đáy tháp chưng cất, vỏ cung cấp không
gian để giải phóng hơi từ chất lỏng. Mực chất lỏng trong nồi đun có thể được điều
khiển bơi bộ điều khiển hoặc đơn giản được điều khiển bởi đập. Chất lỏng nóng trong
thiết bị này được chảy trong ống [39].

Vertical Thermosyphon Reboiler: loại này được bố trí dọc theo thân tháp chưng cất,
chất lỏng đi từ đáy tháp vào nồi, sự bay hơi diễn ra bên trong các ống, hỗn hợp hai pha
được xả trở lại tháp, tại đây chất lỏng lắng trở lại bể chứa chất lỏng và hơi đi lên trên
tháp. Chất lỏng gia nhiệt thường là hơi nước ngưng tụ ở bên ngoài các ống.

Horizontal Thermosyphone Reboiler: được đặt nằm ngang thấp hơn tháp chưng cất,
nhưng không có phần không gian hơi như kettle reboiler. Chất lỏng từ cột đi theo dòng
chảy chéo qua bó ống và hỗn hợp lỏng-hơi được đưa trở lại cột. Chất lỏng làm nóng
bên trong các ống.

17
Hình 1.11: Nồi đun rời trong hệ thống tháp chưng cất.

18
CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ

2.1. Sơ đồ quy trình

Hình 2.1: Sơ đồ quy trình tháp chưng cất hệ Acetone – Nước.

19
ST
Tên chi tiết STT Tên chi tiết
T

1 Bồn chứa nguyên liệu 8 Thiết bị làm nguội sản phẩm đỉnh

2 Bơm 9 Bồn chứa sản phẩm đỉnh

3 Bồn cao vị 10 Nồi đun đáy tháp

4 Thiết bị gia nhiệt dòng nhập liệu 11 Bồn chứa sản phẩm đáy

5 Tháp chưng cất 12 Phân phối lỏng

6 Thiết bị ngưng tụ sản phẩm đỉnh 13 Ống chỉ mực

7 Tháp chưng cất


Bảng 2.1: Bảng chú thích các chi tiết trong quy trình công nghệ.

2.2. Thuyết minh quy trình công nghệ

Hỗn hợp Acetone – Nước có nồng độ Acetone 20% (theo phần mol), nhiệt độ khoảng
27℃ tại bể chứa nguyên liệu (1) được bơm (2) bơm lên bồn cao vị (3). Sau đó, dòng
nhập liệu được đưa đến thiết bị trao đổi nhiệt nhập liệu và đáy (10). Tại đây, hỗn hợp
nguyên liệu sẽ được gia nhiệt nhờ vào nhiệt lượng từ sản phẩm đáy. Sau đó, hỗn hợp
được đưa qua lưu lượng kế vào thiết bị gia nhiệt (4) và sau đó được đưa vào tháp
chưng cất (5) ở đĩa nhập liệu.

Trên đĩa nhập liệu, chất lỏng sẽ được hòa trộn với phần lỏng từ đoạn cất của tháp chảy
xuống. Trong tháp, hơi đi từ dưới lên gặp chất lỏng từ trên xuống. Tại đây sẽ xảy ra sự
tiếp xúc và trao đổi giữa hai pha lỏng và hơi với nhau. Pha lỏng chuyển động trong
phần chưng càng xuống dưới càng giảm nồng độ của các cấu tử dễ bay hơi vì chúng đã
bị pha hơi tạo nên từ nồi đun (9) lôi cuốn. Nhiệt độ càng lên trên đỉnh tháp càng thấp,
do vậy, khi hơi đi qua các đĩa từ dưới lên thì cấu tử có nhiệt độ sôi cao là nước sẽ
ngưng tụ lại. Cuối cùng trên đỉnh tháp ta thu được hỗn hợp có cấu tử Acetone chiếm
nhiều nhất (có nồng độ 95% phần mol). Dòng hơi này sẽ đi qua thiết bị ngưng tụ (6)
và được ngưng tụ một phần (chỉ ngưng tụ hồi lưu). Một phần chất lỏng ngưng đi qua

20
thiết bị làm nguội sản phẩm đỉnh (7), được làm nguội đến 30 ℃ , rồi được đưa đến bồn
chứa sản phẩm đỉnh (8). Phần còn lại của chất lỏng ngưng tụ được hoàn lưu về tháp ở
đĩa trên cùng với tỷ số hoàn lưu tối ưu.

Một phần cấu tử có nhiệt độ sôi thấp được bốc hơi, còn lại cấu tử có nhiệt độ sôi cao
trong chất lỏng ngày càng tăng. Cuối cùng, ở đáy tháp ta thu được hỗn hợp lỏng gồm
hầu hết là cấu tử khó bay hơi (ở đây là nước). Hỗn hợp lỏng ở đáy tháp có nồng độ
Acetone là 5% theo phần mol, còn lại là nước. Dung dịch lỏng đáy đi ra khỏi tháp, một
phần được đun và bốc hơi ở nồi đun (9) cung cấp lại cho tháp tiếp tục làm việc, phần
còn lại được trao đổi nhiệt với nhập liệu (sau khi đi qua bồn cao vị).

Hệ thống làm việc liên tục cho ra sản phẩm đỉnh là Acetone, sản phẩm đáy sau khi trao
đổi nhiệt với nhập liệu được thải bỏ.

21
CHƯƠNG 3: TÍNH CÂN BẰNG VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG

3.1. Tính cân bằng vật chất

3.1.1. Các thông số ban đầu

• Năng suất nguyên liệu: 4.000 kg/h


• Nhập liệu có nồng độ ( x F ) là 20% mol Acetone
• Nồng độ sản phẩm đỉnh ( x D ) là 95% mol Acetone
• Tỷ lệ thu hồi Acetone là 99%
• Sử dụng hệ thống tháp mâm chóp hoạt động liên tục
• Khối lượng phân tử của acetone: M C H O =58 ,08 g /mol
3 6

• Khối lượng phân tử của nước: M H O =18 ,02 g/mol


2

• Acetone là cấu tử dễ bay hơi trong hệ Acetone – Nước đang xét

3.1.2. Tính toán cân bằng vật chất

a) Phân tử lượng trung bình của dòng nhập liệu:

M tbF =x F × M A +(1−x ¿¿ F )× M B=0 ,2 ×58 , 08+(1−0 , 2)× 18 , 02=26 , 03( kg/kmol )¿


b) Phân tử lượng trung bình của dòng sản phẩm đỉnh:

M tbD =x D × M A +(1−x¿ ¿ F )+ M B=0 , 95 ×58 ,08+(1−0 , 95)×18 , 02=56 ,08 (kg /kmol)¿
c) Lượng sản phẩm đỉnh thu hồi 99%:

D× x D D× 0 , 95
=0 , 99 ( ¿ ) =0 , 99
F×xF F ×0 , 2

F 4000(kg/h)
với F=4.000 Kg/h  F= = =153 , 67 (kmol /h)
M tbF 26 , 03(kg/kmol )

D × 0 ,95 0 ,2 ×153 , 67 (kmol /h)


 =0 ,99 ( ¿ ) D=0 , 99 × =32 , 03( kmol/h)
153 ,67 ( kmol/h ) × 0 ,2 0 ,95

Suy ra phương trình cân bằng vật chất:

{ F=D+W
F × x F=D × x D +W × x W

22
0 , 2=32 , 03× 0 , 95+W × x  { x =0,0025 mol Acetone
{153 ,67 ×153 ,67=32 , 03+W W =121, 64 (kmol /h)
W W

d) Phân tử lượng trung bình dòng sản phẩm đáy:

M tbW =x W × M A + ( 1− x w ) × M B=0,0025 × 58 ,08+ ( 1−0,0025 ) ×18 , 02=18 ,12(kg/kmol )

Chuyển đổi từ phần mol sang phần khối lượng:

x F × M A 0 , 2 ×58 , 08
xF= = =0 , 45
M tbF 26 , 03

x D × M A 0 , 95 ×58 , 08
xD= = =0 , 98
M tbD 56 , 08

x W × M A 0,0025× 58 , 08
x w= = =0,008
M tbW 18 ,12
e) Lượng sản phẩm đỉnh (kg/h):

x F −x w 0 , 45−0,008
D=F × =4.000 × =1.818 , 93(kg /h)
x D −x w 0 , 98−0,008
f) Lượng sản phẩm đáy (kg/h):

W =F−D=4.000−1.818 , 93=2.181 ,07 (kg /h)

Các thông số Phân tử


Nồng độ x
Năng suất Nồng độ x lượng Năng suất
(theo phần
nguyên (theo phần trung bình
khối (kmol/h)
Dòng liệu (kg/h) mol) Mtb
lượng)
(kg/kmol) (6)=(2)/(5)
(1) (2) (3)
(4)
(5)

Nhập liệu ( F ) 4.000 0,2 0,45 26,03 153,67

Đỉnh ( D ) 1.818,93 0,95 0,98 56,08 32,03

Đáy ( W ) 2.181,07 0,0025 0,008 18,12 121,64


Bảng 3.1: Kết quả tính toán cân bằng vật chất của tháp chưng cất.

23
3.2. Tính toán cân bằng năng lượng

Các thông số ban đầu:

Đối tượng Thông số Giá trị Thông số Giá trị

Nhiệt độ nước
27 ℃
Thiết bị vào, tv

ngưng tụ Nhiệt độ nước


43 ℃
ra, tr

Nhiệt độ dòng
Nhiệt độ nước
27 ℃ sản phẩm đỉnh 57 , 3 ℃
Thiết bị làm vào, tv
vào, t vD
nguội sản
phẩm đỉnh Nhiệt độ dòng
Nhiệt độ nước
43 ℃ sản phẩm đỉnh 35 ℃
ra, tr
ra, t rD

Nhiệt độ dòng Nhiệt độ sản


nhập liệu vào, 27 ℃ phẩm đáy vào 99 , 8 ℃
Thiết bị trao
0 v
tF tW
đổi nhiệt sản
phẩm đáy Nhiệt độ dòng Nhiệt độ sản
58 , 5℃ 55 ℃
nhập liệu ra t 1F phẩm đáy ra t rW

Nhiệt độ dòng
nhập liệu vào 58 , 5℃
Thiết bị gia
v
tF
nhiệt dòng
nhập liệu Nhiệt độ dòng
92 , 5℃
nhập liệu ra t rF
Bảng 3.2: Các thông số ban đầu.

24
3.2.1. Xác định chỉ số hồi lưu tối thiểu

Chỉ số hồi lưu tối thiểu (tỷ lệ hồi lưu tối thiểu) là giá trị hồi lưu thấp nhất có thể xảy ra
sự phân tách ứng với số đĩa vô hạn. Sự phân tách có thể đạt được ở bất kỳ tỷ lệ hồi lưu
nào cao hơn tỷ lệ hồi lưu tối thiểu [40]. Thông số này thường đặc trưng bởi yêu cầu về
nhiệm vụ của nồi hơi tại điều kiện hồi lưu tối thiểu và là một tham số quan trọng trong
thiết kế và vận hành thời gian tối ưu của tháp [41]. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến
số mâm, đường kính và chiều cao tháp, kích thước của nồi đun cũng như bình ngưng
[42]. Khi này, tổng chi phí bao gồm: chi phí cố định là vô cực nhưng chi phí điều hành
như lượng nước, nguyên liệu,… là tối thiểu. Do vậy, với chỉ số hồi lưu tối thiểu thì
tổng chi phí là tối thiểu.

Khi tỷ lệ hồi lưu tối thiểu tăng, số lượng đĩa lý thuyết sẽ giảm và các thông số như nồi
đun, đường kính tháp, bơm thiết bị ngưng tụ sẽ tăng. Chi phi cổ định sẽ giảm đến cực
tiểu rồi tăng đến vô cực khi hoàn lưu toàn phần, lượng nhiệt và lượng nước sử dụng
cũng tăng theo tỉ số hoàn lưu. Vì những lý do trên mà tỷ lệ hồi lưu tối thiểu được chọn
làm hàm mục tiêu để xếp hạng và so sánh các mô hình chưng cất khác nhau [43]–[45].

Do đường cân bằng có điểm uốn, vì vậy ta xác định chỉ số hồi lưu tối thiểu như sau:

Từ đồ thị Hình 1.9 ta kẻ đường tiếp tuyến từ điểm sản phẩm đỉnh (0,95;0,95) cắt trục
¿
Y tại điểm (0; 0,66)  y F=0 ,66

25
1
0.95
0.9
0.85
0.8
0.75
Phần mol Acetone trong pha hơi (Y)

0.7
0.65
0.6
0.55
0.5
0.45
0.4
0.35
0.3
0.25
0.2
0.15
0.1
0.05
0
0 0.05 0.1 0.15 0.2 0.25 0.3 0.35 0.4 0.45 0.5 0.55 0.6 0.65 0.7 0.75 0.8 0.85 0.9 0.95 1

Phần mol Acetone trong pha lỏng (X)

Hình 3.1: Đồ thị phần mol pha lỏng – hơi của hệ Acetone – Nước với đường tiếp
tuyến.

Ta có phương trình làm việc đoạn cất với x o=0

¿ xD 0 , 95 0 , 95
y F ( x )= =0 , 66 ( ¿ ) =0 , 66 ( ¿ ) Rmin = −1=0 , 44
R min +1 R min +1 0 , 66

3.2.2. Xác định chỉ số hồi lưu thích hợp

Ta có: Rth =(1 ,2 ÷ 2 ,5)× Rmin (IX.25a, trang 158,[46])

Rth =1 , 3× Rmin =1 ,3 × 0 , 44=0 , 57

3.2.3. Cân bằng nhiệt lượng cho thiết bị ngưng tụ


n
Ngưng tụ hồi lưu hoàn toàn: D ×r D × ( R+1 ) =Gn × C p × ( t R−t V )
26
Với nhiệt độ nước vào t V =27 ℃ , nhiệt độ nước ra t R =43 ℃

t R + t V 27+ 43
t tb = = =35 ℃
2 2

Tra tại bảng I. 249 Sổ tay Quá trình thiết bị trang 310, [47] ta có nhiệt dung riêng của
nước tại 35℃ : C np=4,178 kJ / kg . độ

Phương trình cân bằng năng lượng (ngưng tụ hoàn toàn):

G D × ( Rth +1 ) ×r D=Gn 1 ×C n ×(t r−t v ) (IX.165, trang 198, [46])

G D × ( R th +1 ) ×r D
→ G n 1= , kg/h
C n ×(t r−t v )

Trong đó: G D – suất lượng dòng hơi sản phẩm đỉnh, kg/h.

Rth - chỉ số hoàn lưu thích hợp.

r D - ẩn nhiệt ngưng tụ dòng sản phẩm đỉnh, kJ/kg.

Gn 1 - suất lượng nước lạnh tiêu tốn để ngưng tụ, kg/h.

C n – nhiệt dung riêng của nước lạnh, kJ/kg.độ.

t r ,t v – nhiệt độ nước ra, nước vào, ℃ .

Bảng nhiệt hóa hơi (Tra bảng I.212, trang 254, [47]).

Nhiệt hóa hơi

Nhiệt độ (kJ/kg) rC 3 H 6O rH 2 O

(℃ )

t D 1 =57 ,3 521,4 2.425,6

Ẩn nhiệt ngưng tụ của hơi ở 57,3℃ :

r D=x D ×r C 3 H 6O + ( 1−x D ) ×r H O =0 , 98 ×521 , 5 ( kJ /kg ) +0 , 02 ×2.425 , 6 ( kJ /kg )=559 , 5 kJ /kg


2

27
Lượng nước cần dùng để ngưng tụ sản phẩm đỉnh:

D ×r D × ( R+1 ) 1.818 , 93 ×559 , 5×(0 , 57+1)


G1n= n
= =23.901 ,62 (kg /h)
C × ( t R−t V )
p
4,178 ×(43−27)

Nhiệt lượng tỏa ra khi dòng hơi sản phẩm đỉnh ngưng tụ:

Qnt =D× ( Rth + 1 ) × r D × M

¿ 32 , 03× ( 0 , 57+1 ) ×559 , 5× 56 , 08=1.577 .846 , 27(kJ /h)

3.2.4. Cân bằng nhiệt lượng cho thiết bị làm nguội sản phẩm đỉnh

Ta có phương trình cân bằng năng lượng:

D ×C D × ( t vD −t rD ) =Gn ×C np × ( t R−t V ) (IX.167, trang 198, [46])

Trong đó: D – suất lượng sản phẩm đỉnh, kg/h.

C D – nhiệt dung riêng của dòng sản phẩm đỉnh, kJ/kg.độ.

Gn – suất lượng nước lạnh tiêu tốn để làm lạnh sản phẩm đỉnh, kg/h.

n
C p – nhiệt dung riêng của nước lạnh, kJ/kg.độ.

t R ; t V – nhiệt độ nước ra, nước vào, ℃

v r
t D ; t D – nhiệt độ vào, ra của dòng sản phẩm đỉnh trong thiết bị làm nguội; ℃

Với nhiệt độ nước vào t V =27 ℃ , nhiệt độ nước ra t R =43 ℃

nhiệt độ sản phẩm đỉnh vào t vD =57 , 3℃ , nhiệt độ sản phẩm đỉnh ra t rD =35 ℃

v r
t D +t D 57 , 3+35
t tb = = =46 ,15 ℃
2 2

Với c C H O tra tại bảng I.153 trang 171, [47]


3 6

c H O tra tại bảng I. 249 trang 310, [47]


2

28
Nhiệt dung riêng

Nhiệt độ (kJ/kg.độ) cC H 3 6 O cH O
2

(℃ )

t tb =46 , 15 2,256 4,178

Ta có nhiệt dung riêng của sản phẩm đỉnh tại 46 ,15 ℃ :

C D =x D ×C C H O + ( 1−x D ) × C H
3 6 2 O

¿ 0 , 98 ×2,256+ ( 1−0 , 98 ) × 4,178=2 , 3(kJ /kg . độ)

Nhiệt lượng làm nguội sản phẩm đỉnh Qng

Qng=D ×C D × ( t vD −t rD )=1.818 , 93 ×2 , 3 × ( 57 , 3−35 )=93.293 kJ /h

Lượng nước tiêu tốn để làm nguội sản phẩm đỉnh:

2
D ×C D × ( t vD −t rD ) 1.818 , 93 ×2 , 3×(57 ,3−35)
G=n n
= =1.395 ,6 (kg /h)
C × ( t R −t V )
p
4,178 ×(43−27)

3.2.5. Cân bằng nhiệt lượng cho thiết bị trao đổi nhiệt sản phẩm đáy

Ta có phương trình cân bằng năng lượng:

W ×C W × ( t vW −t rW )=F × C F × ( t 1F −t 0F )

Trong đó:

W – suất lượng dòng sản phẩm đáy đi qua thiết bị trao đổi nhiệt, kg/h.

F – suất lượng dòng nhập liệu, kg/h.

C F – nhiệt dung riêng của dòng nhập liệu, kJ/kg.độ.

v r
t W ; t W – nhiệt độ vào, ra của dòng sản phẩm đáy, ℃ .

1 0
t F ; t F – nhiệt độ ra, vào cảu dòng nhập liệu, ℃ .

29
Với nhiệt độ sản phẩm đáy vào t vW =99 , 8 ℃ , nhiệt độ sản phẩm đáy ra t rW =55 ℃

nhiệt độ dòng nhập liệu vào t 0F =27 ℃ , nhiệt độ dòng nhập liệu ra t 1F =58 , 5℃

v r
t D +t D 99 , 8+55
t tb = = =77 , 4 ℃
2 2

Với c C H O tra tại bảng I.153 trang 171,[47]


3 6

c H O tra tại bảng I. 249 trang 310, [47]


2

Nhiệt dung riêng

Nhiệt độ (kJ/kg.độ) cC H 3 6 O cH O
2

(℃ )

t tb =77 , 4 2,362 4,193

1
t F =58 , 5 2,300 4,182

Nhiệt dung riêng của sản phẩm đáy tại 77,4℃ :

C W =x W ×C C H O + ( 1−xW ) × C H
3 6 2 O

¿ 0,008 ×2,362+ (1−0,008 ) × 4,193=4 , 18(kJ /kg . độ)

Nhiệt dung riêng dòng nhập liệu tại 43℃ :

C F =x F × CC 3 H6 O + ( 1−x F ) ×C H 2 O

¿ 0 , 45 × 2,300+ ( 1−0 , 45 ) × 4,182=3 , 34 (kJ /kg . độ)

Nhiệt dung riêng trung bình của dòng nhập liệu trong khoảng nhiệt độ t 1F −t 0F :

tb 3 , 34+ 4 , 18
CF = =3 , 76( kJ /kg . độ)
2

Suất lượng dòng sản phẩm đáy vào thiết bị trao đổi nhiệt:

30
F × C F × ( t vF−t rF ) 4.000× 3 ,34 ×(58 ,5−27)
GW = = =2.247 , 31(kg /h)
C W × ( t R −t V ) 4 , 18×(99 ,8−55)

3.2.6. Cân bằng nhiệt lượng cho thiết bị gia nhiệt dòng nhập liệu

Ta có phương trình cân bằng năng lượng:

Qm + F × C F × ( t rF−t vF ) =Gr ×h r

Với nhiệt độ dòng nhập liệu vào t vF =58 , 5℃ , nhiệt độ dòng nhập liệu ra t rF =92 , 5℃

v r
t F +t F 58 , 5+92 ,5
t tb = = =75 ,5 ℃
2 2

Với c C H O tra tại bảng I.153 trang 171, [47]


3 6

c H O tra tại bảng I. 249 trang 310, [47]


2

Nhiệt dung riêng

Nhiệt độ (kJ/kg.độ) cC H 3 6 O cH O
2

(℃ )

t f =58 ,5 2,300 4,182

t F =75 , 5 2,355 4,191

Nhiệt dung riêng dòng nhập liệu:

C f =x F ×C C H O + ( 1−x F ) × C H
3 6 2 O

¿ 0 , 45 × 2,300 kJ /kg . độ+ ( 1−0 , 45 ) × 4,182 kJ /kg . độ=3 , 34(kJ /kg . độ)

Nhiệt lượng do hỗn hợp nhập liệu mang vào Qf

Qf =F × C f × t f =4.000 kg /h× 3 ,34 kJ /kg . độ ×58 , 5=780.413 , 4(kJ /h)

Trong đó: C f là nhiệt dung riêng của dòng nhập liệu ra khỏi thiết bị đun nóng, ℃

t f là nhiệt độ dòng nhập liệu khi ra khỏi thiết bị đun nóng.

31
Dòng nhập liệu khi ra khỏi thiết bị đun nóng có t F =92 , 5℃

Nhiệt dung riêng của dòng nhập liệu ở nhiệt độ: t F =92 , 5℃

C F =x F × CC 3 H6 O + ( 1−x F ) ×C H 2 O

¿ 0 , 45 × 2,355 kJ /kg . độ+ ( 1−0 , 45 ) × 4,191 kJ /kg . độ=3 , 36(kJ /kg . độ)

Nhiệt lượng do hỗn hợp nhập liệu mang ra Q F

Q F=F ×C F ×t F=4.000 kg /h× 3 ,36 kJ /kg . độ ×75 , 5=1.016 .169 , 6(kJ /h)

Áp suất hơi đốt: P F=2 at=1 , 94 atm; tra bảng I.250, trang 312, [47] được giá trị ẩn
nhiệt hóa hơi của nước: r nước =r 1=2,260 kJ /kg .

Lượng hơi đốt (lượng hơi nước) cần thiết để đun sôi dung dịch nhập liệu:

QF −Q f
D 1= , kg /h
0 ,95 r 1

Q F −Qf 1.016 .169 ,6 kJ /h−780.413 , 4 kJ /h


D 1= = =109.807 ,27 (kg /h)
0 , 95 ×r 1 0 , 95 × 2,260 kJ /kg

Nhiệt lượng tổn thất ra môi trường xung quanh Q xq 1

Q xq =0 , 05 × D1 ×r 1 =0 , 05× 109.807 , 3 kg/h × 2,260 kJ /kg=12.408 ,22( kJ /h)


1

Nhiệt lượng do hơi đốt mang vào (đã trừ đi lượng tổn thất) Q D 1

Q D =D1 ×r 1=109.807 ,3 kg /h ×2,260 kJ /kg=248.164 , 42(kJ /h)


1

3.2.7. Cân bằng năng lượng cho toàn tháp chưng cất

Phương trình cân bằng nhiệt lượng toàn tháp chưng cất:

Q F +Q D 2+ QR =Q y +QW +Q xq 2 +Qng 2

Trong đó:

Q F: nhiệt lượng do hỗn hợp nhập liệu mang vào tháp, kJ/h.

Q D 2: nhiệt lượng hơi đốt mang vào, kJ/h

Q R: nhiệt lượng do lượng lỏng hồi lưu mang vào, kJ/h.

32
Q y : nhiệt lượng do hơi mang ra ở đỉnh tháp, kJ/h.

QW : nhiệt lượng do sản phẩm đáy mang ra, kJ/h.

Q xq 2: nhiệt lượng tổn thất ra môi trường xung quanh, kJ/h.

Qng 2: nhiệt lượng do nước ngưng mang ra, kJ/h.

Nhiệt lượng do hỗn hợp nhập liệu mang vào tháp (hay nhiệt lượng hỗn hợp nhập liệu
mang ra thiết bị đun sôi: QF = 1.016 .169 , 6 kJ/h.

Nhiệt lượng do hơi đốt mang vàoQ D 2:

Q D 2=D2 λ2=D2 ( r 2 +θ2 C 2) , kJ /h

Trong đó:

D2- lượng hơi đốt để đun sôi dung dịch trong đáy tháp, kg/h.

r 2- ẩn nhiệt hóa hơi, kJ/kg.

λ 2- hàm nhiệt (nhiệt lượng riêng) của hơi đốt, kJ/kg.

θ2 - nhiệt độ nước ngưng, ℃ .

C 2 - nhiệt dung riêng của nước ngưng, kJ/kg.độ.

Nhiệt lượng do lượng lỏng hồi lưu mang vào Q R: Q R=G R × C R ×t R , kJ/h

Trong đó:

G R- lượng lỏng hồi lưu G R=D × Rth , kg/h.

C R - nhiệt dung riêng của chất lỏng hồi lưu, kJ/kg.độ.

t R - nhiệt độ của chất lỏng hồi lưu,℃ .

Lượng lỏng hồi lưu, G R:

G R=1.818 , 93 ×0 , 57=1.038 , 99 kg/h

v
Nhiệt độ của chất lỏng hồi lưu: t R =t D =57 ,3 ℃
2

33
Với c C H O tra tại bảng I.153 trang 171, [47]
3 6

c H O tra tại bảng I. 249 trang 310, [47]


2

Nhiệt dung riêng

Nhiệt độ (kJ/kg.độ) cC H 3 6 O cH O
2

(℃ )

t R =57 , 3℃ 2,296 4,180

Nhiệt dung riêng của chất lỏng hồi lưu tại nhiệt độ 57 , 3 ℃

C R =x D × cC 3 H6O + ( 1−x D ) ×c H O
2

¿ 0 , 98 ×2,296 kJ /kg . độ+ ( 1−0 ,98 ) × 4,180 kJ /kg . độ=2 ,33 (kJ /kg . độ)

Nhiệt lượng do lượng lỏng hồi lưu mang vào Q R:

Q R=1.038 , 99 kg /h ×2 ,33 kJ /kg . độ ×57 , 3=138.947 ,74 (kJ /h)

Nhiệt lượng do hơi mang ra ở đỉnh tháp Q y :

Q y =D × ( Rth +1 ) × λ D

¿ 1.818 , 93 × ( 0 , 57+1 ) ×559 , 5=1.599 .017 , 54 (kJ /h)

Nhiệt lượng do sản phẩm đáy mang ra QW :

QW =GW × CW × t W

¿ 2.228 × 4 , 18 ×77 , 4=720.528 , 62(kJ /h)

Áp suất hơi đốt: PW = 3at; tra bảng I.250, trang 312, [47], được giá trị ẩn nhiệt hóa hơi
của nước: r 2=2,171kJ /kg

Lượng hơi đốt (lượng hơi nước) cần thiết để đun sôi dung dịch đáy là:

Q y +QW −QF −Q R
D 2= , kg /h
0 , 95 × r 2

34
1.599.017 ,54 kJ /h+ 720.528 ,6 kJ /h−1.016 .169 , 6 kJ /h−137.661 , 72 kJ /h
¿
0 , 95 ×2,171 kJ /kg

¿ 564.585 , 23(kg /h)

Nhiệt lượng do hơi đốt mang vào Q D : 2

Q D =D2 ×r 2=564.585 ,23 kg /h ×2,171 kJ /kg=1.225 .714 , 54(kJ /h)


2

Đối tượng Kết quả tính toán

Nhiệt lượng quá trình ngưng tụ Qnt 1.579 .072 ,91 kJ /h

Nhiệt lượng làm nguội sản phẩm đỉnh


60.113 ,33 kJ /h
Qng

Nhiệt lượng do hỗn hợp nhập liệu mang


780.413 , 4 kJ /h
vào Qf

Nhiệt lượng do hơi đốt mang vào (đã trừ


248.164 , 42 kJ /h
đi lượng tổn thất) Q D 1

Nhiệt lượng do lượng lỏng hồi lưu mang


137.661 ,72 kJ /h
vào Q R

Nhiệt lượng do sản phẩm đáy mang ra


720.528 , 62 kJ /h
QW

Nhiệt lượng do hơi đốt mang vào Q D 2


1.225 .714 , 54 kJ /h
Bảng 3.3: Kết quả tính toán cân bằng năng lượng cho toàn tháp chưng cất.

Đối tượng Kết quả tính toán Giá trị lựa chọn

Lượng nước cần dùng để 23.920 , 2 kg/h 25.000 kg/h


ngưng tụ sản phẩm đỉnh

35
1
Gn

Lượng nước tiêu tốn để


làm nguội sản phẩm đỉnh 1.395 , 6 kg /h 1.500 kg/h
2
Gn

Suất lượng dòng sản phẩm


đáy vào thiết bị trao đổi 2.247 , 31 kg /h 2.250 kg/h
nhiệt GW

Lượng hơi đốt (lượng hơi


nước) cần thiết để đun sôi 109.807 , 27 kg /h 121.000 kg/h
dung dịch nhập liệu D1

Lượng lỏng hồi lưu, G R 1.038 , 99 kg /h 1.100 kg/h

Lượng hơi đốt (lượng hơi


nước) cần thiết để đun sôi 564.585 , 23 kg /h 570.000 kg/h
dung dịch đáy là D2
Bảng 3.4: Kết quả tính toán suất lượng trong các thiết bị.

36
CHƯƠNG 4: TÍNH TOÁN SỐ MÂM THỰC TẾ THÁP CHƯNG CẤT

4.1. Phương trình đường nồng độ làm việc phần cất

R xD
y= x+ (IX.20, trang 144,[46])
R+1 R+1

0 ,57 0 , 95
( ¿) y= x+ =0 , 36 x+ 0 ,60
0 , 57+1 0 , 57+1

 y=0 ,36 x +0 , 60

4.2 Phương trình đường nồng độ làm việc phần chưng


GF 4.000
L= = =2 , 2
GD 1.818 , 93

R+1 L−1
x= y+ x (IX.22, trang 158,[46])
R+ L R+ L W

0 , 57+1 2, 20−1
( ¿ ) x= y+ ×0,008=0 , 57 y+ 0 , 43
0 , 57+2 , 20 0 ,57 +2 ,20

 x=0 , 57 y +0 , 43

37
4.3 Xác định số mâm lý thuyết
1

0.9

0.8

0.7

0.6

0.5

0.4

0.3

0.2
Phần mol Acetone trong pha hơi (Y)

0.1

0
0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 0.7 0.8 0.9 1

Phần mol Acetone trong pha lỏng (X)

Đường cất Đường chưng Đường nhập liệu

Hình 4.1: Giản đồ cân bằng lỏng hơi và mâm lý thuyết hệ Acetone – Nước.

Từ đồ thị ta xác định được số mâm lý thuyết toàn tháp: Nlt = 14 và 1 nồi đun.

Trong đó có:
 Số mâm lý thuyết phần chưng: 3
 Số mâm lý thuyết phần cất: 11 (kể cả mâm nhập liệu)
 Nhập liệu ở mâm số 11.
38
4.4 Xác định số mâm thực tế:

Sử dụng phương pháp xác định số đĩa thực tế theo hiệu suất trung bình:

N¿
N tt = (IX.59, trang 170,[46])
ηtb

Trong đó: N ¿ là số đĩa lý thuyết

N tt là số đĩa thực tế .

ηtb là hiệu suất trungbình của thiết bị theocông thức:

η1 +η2 +η 3
ηtb = (IX.60, trang 171,[46])
3

Với η1 , η2 ,η 3 là hiệu suất của đĩa tại vị trí đỉnh (mâm số 1), nhập liệu (mâm số 11), đáy
(mâm số 15) của thiết bị.
a) Vị trí đỉnh tháp (mâm số 1)
¿
Từ giản đồ ta xác định được: x 1=0,916 ; y 1=0 ,95

Tại x 1=¿ 0,916 tra trên giản đồ nhiệt độ-thành phần ta được: t 1=57 , 3oC

Độ bay hơi tương đối theo công thức IX.61, trang 171, [46]
¿
y 1−x D 0 ,95 1−0 , 91 6
α= D ¿ × = × =1,742
1− y D xD 1−0 , 95 0,916

Dùng phương pháp nội suy theo bảng I.101 trang 91-92, [47]

μ Acetone =¿ 0,234 mPa.s

μnước =¿ 0,491 mPa.s

Độ nhớt của hỗn hợp tại vị trí đỉnh (mâm số 1) theo công thức I.12, trang 84, [47]

log μhh=x 1 ×log μ Acetone + ( 1−x1 ) × log μ nước =0,916 × log 0,234+(1−0,916)× log 0,491

→ μ hh=¿ 100,916 × log0,234 +(1−0,916)× log0,491=¿ 0,249 mPa.s

39
Tích số: α × μhh=¿ 1,742 ×0,249=0,434

Tra theo hình IX.11, trang 171, [46] ta thấy: η1=60 ,1 %


b) Vị trí mâm nhập liệu: (mâm số 11)
¿
Từ giản đồ ta xác định được: x 11=0 ,2 ; y 11=0,802

Tại x 11=0 ,2 tra trên giản đồ nhiệt độ- thành phần ta có: t 11=92 , 5oC

Độ bay hơi tương đối theo công thức IX.61, trang 171, [46]
¿
y 1−x F 0,802 1−0 , 2
α= F ¿ × = × =16 , 20
1− y F xF 1−0,802 0,2

Dùng phương pháp nội suy theo bảng I.101 trang 91-92 [47]

μ Acetone =0 ,18

μnước =0 ,31

Độ nhớt của hỗn hợp tại vị trí đỉnh (mâm số ) theo công thức I.12, trang 84, [47]

log μhh=x 1 ×log μ Acetone + ( 1−x1 ) × log μ nước =0 , 2× log 0 , 18+(1−0 , 2)× log 0 , 31

0 , 2× log 0 ,18+(1−0 , 2)×log 0 ,31


→ μ hh=10 =0,278

Tích số: α × μhh=16 , 20 ×0,278=4 ,5

Tra theo hình IX.11, trang 171, [46] ta thấy: η2=34 , 5 %


c) Vị trí đáy tháp: (mâm số 14)
¿
Từ giản đồ ta xác định được: x 14=0,006 ; y 14 =0,068

Tại x 14=0,006 tra trên giản đồ nhiệt độ- thành phần ta có: t 14=99 , 8oC

Độ bay hơi tương đối theo công thức IX.61, trang 171, [46]:
¿
y 1−x W 0 , 02 1−0,006
α= W¿ × = × =3 ,38
1− y W xW 1−0 , 02 0,006

Dùng phương pháp nội suy theo bảng I.101 trang 91-92 [47]:

μ Acetone =0 ,17
40
μnước =0 ,28

Độ nhớt của hỗn hợp tại vị trí đỉnh (mâm số ) theo công thức I.12, trang 84, [47]:

log μhh=x 1 ×log μ Acetone + ( 1−x1 ) × log μ nước =0,006 × log 0 ,17+(1−0,006)× log 0 ,28

0,006 × log0 ,17 +(1−0,006)× log0 , 28


→ μ hh=10 =0 , 28

Tích số: α × μhh=3 , 38 ×0 , 28=0 , 95

Tra theo hình IX.11, trang 171, [46] ta thấy: η3 =49 %

Thông số Mâm số 1 Mâm số 11 Mâm số 14

Nhiệt độ (t,oC) 57,3 92,5 99,8

Độ bay hơi tương


1,742 16,20 3,38
đối (α )

Độ nhớt (
0,248 0,279 0,284
μ , mPa . s ¿

Hiệu suất (η , % ¿ 60,8 34,5 49

Hiệu suất trung


60 , 1 %+34 ,5 % +49 %
bình của toàn tháp ηtb = =47 ,87 %
3
(ηtb , % ¿
Bảng 4.1: Tính toán hiệu suất tại ba vị trí.

Tính toán số mâm thực tế:

N¿ 14
N tt = = =29 ,25
ηtb 47 , 87 %

Trong đó :

N ¿, chưng 3
N tt , chưng= = =6 , 27  Chọn 7 mâm
ηtb 47 , 87 %

41
N ¿ ,cất 11
N tt , cất= = =22 , 98  Chọn 23 mâm
ηtb 47 , 87 %

Vậy chọn số mâm thực tế là 30 mâm và 1 nồi đun, trong đó có 7 mâm chưng, 23 mâm
cất, mâm nhập liệu thuộc mâm số 23 (tính từ trên xuống).

42
CHƯƠNG 5: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ NỒI ĐUN RỜI

5.1. Tính toán kích thước thiết bị

5.1.1. Lựa chọn thiết kế nồi đun

Lựa chọn nồi đun dạng ống chùm nằm ngang kettle.

Thiết bị được chọn có những ưu điểm sau:

Đa dạng trong sử dụng: các thiết bị trao đổi nhiệt dạng ống chùm nói chung và nồi đun
dạng ống chùm nói riêng có thể được sử dụng trong nhiều điều kiện khác nhau về công
suất cũng như áp suất, nhiệt độ trong và ngoài ống; điều kiện hoạt động (từ môi trường
chân không đến siêu cao áp);…[48]

Có thể sử dụng cho nhiều loại lưu chất là hỗn hợp nhiều thành phần,có những tính chất
như tính ăn mòn, tính độc hại, độ nhớt cao, tính đón cặn, tính xâm thực [48].

Cơ cấu gọn, chắc chắn với bề mặt truyền nhiệt lớn [49].

Thiết bị trao đổi nhiệt dạng ống chùm dễ sử dụng và có thể thiết kế theo dạng nằm
ngang hoặc nằm dọc [50].

Tuy nhiên, bên cạnh những ưu thế ấy, thiết bị vẫn có những mặt khuyết điểm:

Bề mặt trao đổi nhiệt tính trên một đơn vị thể tích của thiết bị trao đổi nhiệt dạng ống
chùm sẽ thấp hơn khi so sánh với các thiết bị trao đổi nhiệt kiểu mới. Điều này sẽ dẫn
đến kích thước của thiết bị trao đổi nhiệt dạng ống chùm sẽ lớn hơn nhiều so với thiết
bị trao đổi nhiệt kiểu mới khi xét trong cùng một bề mặt trao đổi nhiệt [48].

Ngoài ra, thiết bị dạng này còn khó có thể sử dụng các vật liệu không thể hàn và nong
như thép silic, gang,… để chế tạo [51].

5.1.2. Các thông số ban đầu

Để đảm bảo khả năng hoạt động và chất lượng của thiết bị, ta chọn vật liệu là với các
thông số như sau

43
Đối tượng Giá trị Tham khảo

Chiều dài ống (l) 5m -

Đường kính trong (d trg ) 33 mm = 0,033 m -

Đường kính ngoài (d ng ) 38 mm = 0,038 m -

Độ dày (δ ) 2,5 mm = 0,0025 m -

Hệ số dẫn nhiệt của thành


λ=16 , 3 W/m.oC -
ống thép

Vận tốc dòng nước (ω) 0,8 m/s Trang 370 [47]

Bảng 5.1: Các thông số của ống trao đổi nhiệt.

Gia nhiệt bằng hơi nước bão hòa đi bên ngoài ống ở áp suất tuyệt đối :
P F=3 at=2, 90 atm (chọn thiết kế thiết bị khoảng 3atm); tra bảng I.250, trang 312 [47]

được giá trị ẩn nhiệt hóa hơi của nước: r nước =r 1=2,171 kJ /kg

Nhiệt độ sôi của nước ở 3 at (2,90 atm): t s , N =132, 8 ℃

Suất lượng hơi đốt: D2=564.585 , 23 kg /h

Dòng sản phẩm đáy có:

Suất lượng dòng sản phẩm đáy,W 2.181 , 07 kg /h

Nhiệt độ dòng sản phẩm đáy trước khi


98 ℃
vào nồi đun,t W

Nhiệt lượng trao đổi giữa hai dòng,Q D 2


1.225 .714 , 54 kJ /h=340 ,5 kW

Hệ số cấp nhiệt của dòng hơi đốt, α h.

Giả sử chọn nhiệt độ bề mặt thành trong ống là t w =106 , 8 ℃


1

44
Nhiệt độ trung bình của màng nước ngưng:

t w +t h 106 ,8 ℃+ 132, 8 ℃
t m= 1
= =119 , 8℃
2 2

Tại t m=119 ,8 ℃ có:

Thông số Giá trị Nội suy theo bảng

Khối lượng riêng, ρn 943,15 kg/m3 Bảng I.2, trang 9, [47]

Bảng I.101, trang 91-92,


Độ nhớt, μn 0,233. 10-3 N/m2.s
[47]

Ẩn nhiệt hóa hơi 2.202.801,08 Bảng I.212, trang 254 [47]

Hệ số dẫn nhiệt, λ n 0,685 W/m.độ Bảng I.130, trang 135, [47]

Bảng I.153, trang 171-172


Nhiệt dung riêng 4.275,55
[47]

Bảng I.249, trang 310-311


Chuẩn số Pr của nước 1,47
[47]

Xác định chuẩn số Re của nước:

ω ×d tr × ρn (0 ,8 m/ s)×(0,033 m)×(943 ,15 kg /m2)


ℜ n= = =107.306 ,9
μn 0,233 × 10−3 N /m2 . s

Ta thấy ℜn> 10.000 Nước chảy thuộc chế độ chảy rối.

Từ 3.56, trang 210, [52], ta có:

√ √
3 2 2
(2,171kJ /kg)× ( 0,685W /m. độ ) × ( 943 kg /m ) ×(9 , 81 m/s )
3 3 2
4 r h × λn × ρ n × g 4
α h=0,725 × =0,725 × =3
μn × ( t h−t v ) ×d tr
1
( 0,232.10−3 N /m2 . s ) × ( 132 ,8 ℃−107 ℃ ) ×(0,033 m)

Nhiệt tải hơi đốt ống:

Qh=α h × ( t h−t w ) =( 303 , 86 W /m2 .độ ) × ( 132 , 8℃−106 , 8 ℃ ) =7900 ,38 (W /m2)
1

45
1 2
Nhiệt trở lớp bẩn thành ống trong r 1= m . độ/W
5800

1 2
Nhiệt trở thành ống ngoài r 2= m . độ/W , [53]
5000

Nhiệt độ thành ngoài của ống:

(
t w =t w −Qh × r 1+ r 2+
2 1
δ
λ )
¿ 106 , 8 ℃−7900 ,38 W /m ×
2
(( 1
5.800
2
m . độ/W +
1
5.000)(2
m . độ/W +
0,0025 m
16 , 3W /m. độ ) )
¿ 102 , 65℃ .

Hệ số cấp nhiệt của dòng sản phẩm đáy, α W .

Xem sản phẩm đáy chỉ có nước, áp dụng công thức V.91, tr 26 [46]:

2 ,33 0 ,5
α W =0,145× Δt ×p

Hiệu số nhiệt độ của bề mặt truyền nhiệt và nước sôi:

Δt =t w −t W =102 ,65 ℃−98 ℃=4 ,65 ℃


2

Áp suất tuyệt đối trên mặt thoáng p=1 at =0 ,97 atm=105 N /m2

2 ,33 0 ,5 2, 33 2, 5 2
→ α W =0,145 × Δt × p =0,145 × 4 ,65 ×10 =1.646 , 39(W /m . độ)

Nhiệt tải của dòng sản phẩm đáy:

W
Q W =α W × ( t w −t W )=1.646 ,39 2
. độ× ( 102 ,65 ℃−98 ℃ )
m
2

2
¿ 7.655 , 71(W / m )

Kiểm tra điều kiện ε 0< 0 , 05

|
ε 0=
Qh
=
||
QW −Q h 7.900 , 38 W /m2−7.655 , 71 W /m2
7.655 , 71 W /m
2
=0,032
|
Tại t w =106 , 8 ℃ và t w =102 , 65℃ thỏa mãn điều kiện ε 0< 0 , 05.
1 2

46
Hệ số truyền nhiệt K ứng với t w =106 , 8 ℃: 1

1
K=
1 δ 1
+r 1 + +r 2 +
αh λ αW

1
¿
1 1 0,0025 m 1 1
+ m2 . độ /W + + m2 . độ /W +
303 , 86 W /m . độ 5.800
2
16 , 3 W /m . độ 5.000 2
1.646 , 39 W /m . độ

2
¿ 226 , 03(W / m . độ)

Chọn nhiệt độ của dòng sản phẩm ra khỏi nồi đun t W =100 ℃ y

Xác định nhiệt độ chênh lệch trung bình Δ T log

( t h−t W )−( th −tW ) ( 132 , 8℃−98 ℃ )−( 132 , 8℃−100 ℃ )


Δ T log = =
y

t h−t W 132 , 8 ℃−98 ℃


ln ln( ¿ )¿
t h−t W 132 , 8 ℃−100℃
y

¿ 33 , 79℃

Diện tích bề mặt truyền nhiệt, F

QD ×1.000 1.225 .714 , 54 kJ /h ×1.000


F= 2
= 2
=44 , 58(m2)
K × Δ T log ×3.600 226 , 03 W /m . độ ×33 , 79 ℃ ×3.600

Chiều dài ống ứng với diện tích F là

2
F 44 , 58 m
L= = =399 ,73 m
d tr + d ng 0,038 m+0,033 m
π× π×
2 2

Vậy để dự trữ 10% diện tích truyền nhiệt an toàn ta chọn ống truyền nhiệt dài 440 m.

Chọn chiều dài 1 ống là 5 m

L 440
Tổng số ống n= = =88 ống
l 5

Vậy chọn 91 ống theo tiêu chuẩn V.139 trang 48, [46].

Ta chọn sắp xếp ống theo kiểu hình lục giác.

47
Bước ống S lấy bằng khoảng từ (1 , 2−1 ,5)×d ng ta chọn:

S=1, 5 ×d ng =1, 5 ×0,038=0,057 m=57 mm

Số ống trên cạnh hình lục giác lớn nhất a được xác định theo công thức V.139, trang
48, [46]:

n=3 a × ( a−1 ) +1

Với n là tổng số ống trong thiết bị truyền nhiệt

a là số ống trên một cạnh của hình lục giác lớn nhất.

 a=6

Xác định số ống trên đường chéo của lục giác lớn nhất b được xác định theo công thức
V.139, trang 48, [46]:

b=2 a−1=2 ×6−1=11

Bố trí kết cấu ống trên sàng với 91 ống ta bố trí đường chéo chính có 11 ống và theo
hình lục giác đều mỗi cạnh 6 ống (có thể thay đổi khi bố trí chặn ở nắp).

Đường kính trong thiết bị được tính theo công thức V.140, trang 49, [46]:

d t =S × ( b−1 ) +4 ×d ng=0,057 × ( 11−1 )+ 4 × 0,038=0,722m

Ta chọn thiết bị truyền nhiệt có đường kính trong 800mm.

Vận tốc thực của dòng nước trong thiết bị ống chùm, ω tt

4 ×Gn 4 ×25.000 kg/h


ω tt = 2
= 3 2
=0,095(m/ s)
3.600× π × ρn ×n × d tr 3.600 × π ×(943 kg /m )× 91 ×(0,033 m)

Do đó để vận tốc của dòng nước đúng với vận tốc thiết kế thì ta phải tăng số chặn phía
trước ống.

ω 0,8
Số chặn phía trước ống: z= ω = 0,095 =8 ,42
tt

Vậy ta chọn thiết bị có 8 chặn phía ống.

Kiểm tra Re ứng với 8 chặn phía ống, Re>10000


48
4 ×G n 4 × 25.000 kg /h
ℜ= = =317.596 , 88
n 91 −3 2
3.600 × π × ×d tr × μn 3.600 × π × ×0,033 ×(0,233. 10 N /m . s)
8 8

Kết luận: thiết bị có đường kính trong của phần ống dẫn hơi d t =800 mm , lấy mức chất
lỏng cách đáy 850mm và đường kính trong của nồi đun (đã bao gồm phần không gian
hơi) Dt =1.600 mm trong đó có tổng cộng 91 ống truyền nhiệt có kích thước
ϕ 38 ×2 ,5 mm dài l = 5m, chia làm 3 chặng phía ống, mỗi chặng có 11 ống, bước ống t
= 57mm.

5.2. Tính cơ khí thiết bị

5.2.1. Bề dày thân

Thiết bị này hoạt động ở áp suất thường nên chúng ta sẽ thiết kế thiết bị có thân hình
trụ được gia công bằng phương pháp hồ quan tự động dưới lớp thuốc, kiểu hàn giáp
mối hàn hai phía. Để đảm bảo chất lượng sản phẩm và độ ăn mòn của thiết bị là thép
không gỉ INOX 304.

Chọn nhiệt độ tính toán: do nhiệt độ môi trường làm việc nhỏ hơn 250 ℃ nên chọn
nhiệt độ tính toán bằng nhiệt độ làm việc t tt =t h=132 , 8℃ , trang 9, [54].

Chọn áp suất làm việc: Thiết bị làm việc ở áp suất thường nên không có áp suất dư và
xem chiều cao cột áp thủy tĩnh là không đáng kể thì áp suất tính toán ptt =0 ,1 N /mm2 tra
theo bảng 1-1, trang 10, [54].

Chọn ứng suất cho phép: chọn ứng suất cho phép tiêu chuẩn đối với thép INOX 304
tại 132 , 8℃ , tra đồ thị hình 1.2 với 4-X18H10T, X18H12T; trang 16 [54], ta có

¿ 2
[σ ] =140 N /mm

Hệ số hiệu chỉnh trang tại trang 17, [54]: η=1 ,0

Ứng suất cho phép được xác định theo công thức 1-9, trang 17, [54]:

[ σ ]=η×[σ ]¿=1 ×140 N /mm2=140(N /mm2)

Hệ số bền mối hàn tra tại bảng 1-8, trang 19, [54]: φ h=0 , 95.

Thời gian sử dụng thiết bị là 15 năm.

49
Hệ số bổ sung bề dày tính toán được xác định theo công thức 1-10, trang 20, [54]:

C=C a +Cb +C c +C d

Với C a=1 mm là hệ số bổ sung do ăn mòn hóa học của môi trường, mm.

C b=0 mm là hệ số bổ sung do bào mòn cơ học của môi trường, mm.

C c =0 mm là hệ số bổ sung do sai lệch khi chế tạo, lắp ráp, mm.

C d=0 mm là hệ số bổ sung để quy tròn kích thước, mm.

 C=1 mm+0 mm+ 0 mm+0 mm=1(mm).

Vậy bề dày thực tế của thiết bị được xác định theo công thức 5-9, trang 96, [54]:

Stt =S min +C=3 mm+ 1mm=4 (mm)

Kiểm tra áp suất tính toán cho phéptheo công thức 6-10, trang 97, [54]:

2× [ σ ] × φh ×(S−C a ) 2 ×(140 N /mm2 )× 0 , 95×(4 mm−1 mm)


[ p]= = =0 ,5(N /mm2 )
Dt +(S−C a ) 1.600 mm+(4 mm−1 mm)

Ta nhận thấp [p] > ptt nên bề dày thiết bị là S=4 mm .

Thông số Giá trị Tra tại

Nhiệt độ tính toán, t tt =t h 132 , 8℃ Trang 9, [54]

Áp suất tính toán, ptt 0,1 N/mm2 Bảng 1-1, trang 10, [54]

Ứng suất cho phép[ σ ] 140 N/mm2 CT 1-9, trang 17, [54]

Đường kính thân thiết bị, Dt 1.600 mm -


50
Tra bảng 1-8, trang 19,
Hệ số bền mối hàn, φ h 0 , 95
[54]

Thời gian sử dụng thiết bị 15 năm -

Bề dày tối thiểu của thân thiết


3 mm Bảng 5-1, trang 94, [54]
bị, Smin

Bề dày thực của thân thiết bị Stt 4 mm CT5-9, trang 96, [54]
Bảng 5.2: Các thông số ban đầu tính toán thân nồi đun.

5.2.2. Bề dày nắp (đáy)

Chọn nắp (đáy) có dạng hình elip tiêu chuẩn có gờ, làm bằng thép không gỉ INOX
304.

Hình 5.1: Đáy (nắp).

Thông số Giá trị Tra tại

Nhiệt độ tính toán, t tt =t W 132 , 8℃ Trang 9, [54]

Áp suất tính toán, ptt 0 , 1N/mm2 Bảng 1-1, trang 10, [54]

Ứng suất cho phép, [ σ ] 122 N/mm2 Bảng 2-9, trang 31, [54]

Chọn đáy elip tiêu chuẩn


1.600 mm Trang 126, [54]
Rt =Dt

51
Tra bảng 1-8, trang 19,
Hệ số bền mối hàn, φ h 0 , 95
[54]

Thời gian sử dụng thiết bị 15 năm -

Bề dày thực của thiết bị,


4 mm CT5-9, trang 96, [54]
Stt

Bảng 5.3: Các thông số ban đầu tính toán đáy (nắp) thiết bị.

Hệ số hiệu chỉnh η=1, vì môi trường là nước.

Bề mặt đáy và nắp cần thỏa mãn điều kiện:

S−C a 4−1
= =0,001875<0,125 (6-10, trang 126, [54])
Dtr 1.600

Kiểm tra áp suất tính toán cho phép, [p]:

2×[σ ]× φh ×(S−C a ) 2 ×(122 N /mm 2)×0 , 95 × ( 4−1 ) mm


[ p ]= = =0 , 43(N /mm2)
Rt +(S−C a) 1.600 mm+ ( 4−1 ) mm

Kết luận:

[p] > [ ptt ], nên bề dày nắp (đáy): S=4 mm .

Chiều sâu bên trong của phần Elip đáy: ht =0 , 25 × Dt =0 , 25 ×1.600=400 mm

Chiều sâu bên trong của phần Elip nắp: ht =0 , 25 × Dt =0 , 25 ×900=225 mm

Chiều cao gờ: h = 25mm

Diện tích bề mặt trong của đáy: F t=2 , 9 m2 (tra bảng XIII.10, trang 382, [46]).

Diện tích bề mặt trong của nắp: F t=0 ,95 m2

Khối lượng của đáy: mđ =137 kg (tra bảng XIII.12, trang 384, [46])

Khối lượng của nắp: mn=30 kg

Đường kính phôi của đáy elip: D' =Dt =1.600 mm (tra bảng XIII.12, trang 385, [46])

52
Đường kính phôi của nắp elip: D' =Dt =900 mm

Thể tích của đáy: V đ =0,337 m3 (nội suy tử bảng trang 383, [46])

Thể tích của nắp: V n=0,0545 m3

5.2.3. Bích ghép thân và nắp (đáy)

Mặt bích là bộ phận quan trọng dùng để nối các phần của thiết bị cũng như nối các bộ
phận khác với thiết bị.

Chọn mặt bích ghép thân, nắp (đáy) là loại bích phẳng hàn làm bằng thép INOX 304.

Ứng suất cho phép của bích tại 132 , 8℃ : [ σ ]bi=122 N /mm2 (bảng 2-9, trang 29, [54])

Chọn bích kiểu số 4

Hình 5.2: Bích ghép thân.

Số mặt bích cần dùng là 2 được hàn vào 2 nắp.

Bu lông làm bằng thép CT3.

Thông số của bích được chọn theo bảng XIII.27, trang 417, [46].

Đường Đường Đường Đường Đường Chiều Bulong

53
kính
kính kính gờ kính đến
kính ngoài
vòng mặt vành dày mặt
thiết bị, thiết bị db Z
bulong, bích,, trong bích, h
Dt mặt
Db D1 đệm, Do
bích, D

(mm) (cái)

900 1.030 980 950 911 20 M20 24


Bảng 5.4: Thông số của bích.

Độ kín của mối ghép bích chủ yếu do vật liệu đệm quyết định. Đệm được làm bằng vật
liệu mềm dễ biến dạng khi siết bu lông đệm bị biến dạng và điền đầy lên các chỗ gồ
ghề trên mặt bích. Chọn đệm Paronit có bề dày 3 mm.

Bề rộng thực của vòng đệm:

D 1−D0 950−911
b= = =19 ,5 mm
2 2

Bề rộng tính toán của vòng đệm: b o=(0 ,5 ÷ 0 , 8)× b (trang 155, [54])

b o=0 , 8 ×b=0 , 8 ×19 , 5=15 ,6 mm

D1+ D 0 950+911
Đường kính trung bình của vòng đệm: Dtb = = =930 ,5 mm
2 2

Hệ số áp suất riêng: m=2 (tra bảng 7-4, trang 156, [54]).

Áp suất riêng phần cần thiết để biến dạng vòng đệm: q o=11 N /mm2(tra bảng 7-4, trang
156, [54])

Lực cần thiết để ép chặt vòng đệm: (công thức 7-11, trang 155, [54])

Q2=π × Dtb ×b o × qo =π × ( 930 , 5 mm ) × ( 15 , 6 mm ) × ( 11 N /mm 2 )=501.630 , 04 (N)

Lực nén chiều trục sinh do siết bu lông: (công thức 7-10, trang 155, [54])

54
Q 1= ( π4 × D × p )+ (π × D × b ×m × p )
2
t tt tb o tt

¿ ( π4 × ( 900 mm) × (0 , 1 N /mm ))+( π × ( 930 , 5 mm) × ( 15 , 6 mm ) ×2 × ( 0 ,1 N /mm ) )


2 2 2

2
¿ 72.737 , 8(N /mm )

Lực tác dụng lên một bu lông (CT 7-14, trang 157, [54])

Q max ⁡(Q1 , Q2 ) 501.630 , 04 N


Q b= = = =20.901 , 3(N )
Z Z 24

Ứng suất cho phép của vật liệu làm bu lông [σ ] tại 132 , 8℃ : [σ ]b =85 N /mm2

Hệ số giảm ứng suất với d b =20 thì ta có k o=0 , 8 (trang 157, [54])

Ứng suất cho phép vật liệu làm bulong:

' 2
[σ ]b =k o ×[σ ]b =0 , 8 ×85=68(N /mm )

Ta nhận thấy [σ ]'b <[σ ]b thỏa mãn điều kiện.

Cánh tay đòn của momen gây uốn bích (trang 153, [54])

Db−D 1 980−950
l= = =15 mm
2 2

Momen uốn tại tiết diện AB:

M =Q2 ×l= (501.630 , 04 N ) × ( 15 mm )=7.524 .450 , 6 N . mm

Momen chống uốn tại tiết diện AB:

2
π × D1 ×h π ×(950 mm) ×(20 mm)2 3
W= = =198.967 ,5 mm .
6 6

Ứng suất tại tiết diện AB (công thức 7-7, trang 154, [54])

M 6 ×Q 2 ×l 6 × (501.630 ,04 N ) × ( 15 mm ) 2
[σ ] AB = = = =37 , 82(N /mm )
W π × D 1 × h2 π ×(950 mm)×(20 mm)
2

Mối hàn thuộc loại hàn chồng (ngang).

55
Hình 5.3: Mối hàn.

Kiểm tra ứng suất uốn mối hàn bích với thân thiết bị: (trang 154, [54])

M 6× M
[σ ]u = =
W c 0 , 7 ×δ × l 2n

Với δ=S: bề dày thiết bị, mm.

l n=π ×d n =π × ( 908 mm )=2.852, 57 mm

6 × (501.630 ,04 N ) × ( 15 mm )
→[σ ]u = 2
=1, 98 ( N /mm2 )
0 ,7 ×(4 mm)×(2.852 , 57 mm)

Ứng suất cắt mối hàn: (công thức 7-8, trang 154, [54])

Q ( 501.630 , 04 N )
τ= = =31 , 59(N /mm 2)
2 × 0 ,7 × δ ×l n 2× 0 , 7 ×(4 mm) ×(2.852 ,57 mm)

Ứng suất tương đối của mối hàn:

[σ ]td =√ σ u +τ = √ (1 , 98 N / mm ) +(31 ,59 N / mm ) =31 , 65(N / mm )


2 2 2 2 2 2 2

σB
[σ ]td ≤ 0 , 8× [ σ ] =0 , 8 × .
m

Với: σ B=490 MPa là giới hạn bền ở nhiệt độ làm việc đối với thép CT3.

m=(4 ÷ 5) là hệ số an toàn bền. chọn m=4

3 2
490 × 10 N /mm
→ [ σ ] =0 , 8 ×
2
=98.000(N /mm )
4

Vậy [σ ]td ≤ 0 , 8× [ σ ] thỏa điều kiện.

56
5.2.4. Đường kính các ống dẫn-bích ghép các ống dẫn

 Ống dẫn thường được nối với thiết bị bằng mối ghép tháo được hoặc không
tháo được.
 Trong thiết bị này, ta sử dụng mối ghép tháo được. Đối với mối ghép tháo được,
người ta làm đoạn ống nối là đoạn ống ngắn có mặt bích hay ren để nối với ống dẫn;
loại có mặt bích thường dùng với ống có D y >10 mm ; loại ren chủ yếu dùng với ống có
D y ≤10 mm , đôi khi có thể dùng với D y ≤32 mm.

 Chọn ống dẫn và bích được làm bằng thép không gỉ INOX 304, bích liền không
cổ.

5.2.4.1. Đường kính ống dẫn dòng sản phẩm đáy vào nồi đun

Nhiệt độ của sản phẩm đáy t w =98 ℃ .

Suất lượng sản phẩm đáy: GW =2.250 kg/h

Tra tại bảng I.2, trang 9, [39]

Khối lượng riêng

(kg/m3)
ρ Acetone ρnước
Nhiệt độ

(℃ )

t w =98 ℃ 695,6 959,4

Ta có:

1 x w 1−x w 0,008 1−0,008


= + = +
ρw ρ A ρB 695 , 6 959 , 4

3
⇒ ρ w =956 , 5( kg/m )

Chọn loại ống cắm sâu vào thiết bị.

Chọn vận tốc chất lỏng tự chảy trong ống nối bảng II.2 trang 370 của tập 1 ta chọn
v w =0 , 15 m/s
57
Đường kính trong của ống dẫn sản phẩm đáy:

D y=
√ 4 × Gw
π × 3.600 × ρw × v w
=
√ 4 × 2.250 kg/h
3
π × 3.600 ×956 , 5 kg /m × 0 ,15 m/s
=0,074 m=74 mm

Chọn D y =80 mm.

Tra bảng XIII.32, trang 434 của [46], ta chọn được chiều dài đoạn ống nối l = 110 mm

5.2.4.2. Ống hơi từ nồi đun

Áp suất dòng hơi là p=2at=1 , 94 atm

Nhiệt độ dòng hơi t W =120 ℃

Chọn vận tốc dòng hơi trong ống nối bảng II.2 trang 370 của tập 1 ta chọn v w =25 m/s

Khối lượng riêng của dòng hơi tra tại bảng I.2, trang 9, [39]

Khối lượng riêng

(kg/m3)
ρ Acetone ρnước
Nhiệt độ

(℃ )

t W =120 ℃ 665 943

Chọn loại ống cắm sâu vào thiết bị.

Khối lượng riêng của hỗn hợp hơi theo phương trình khí lý tưởng:

P × MW (2 atm) ×(18 ,12 kg /kmol) 3


ρhh= = 3
=1, 12(kg/m )
R ×T (0,082 m .atm /kmol . K )× (120+ 273 ) K

Qh : lưu lượng thể tích dòng hơi.

GW ×(Rth + 1) (2.250 kg /h)×(0 , 57+1)


Q h= = 3
=0,876(m3 /s)
ρhh 1 , 12 kg/m ×3.600

Đường kính trong ống:

58
√ √
3
4 × Qh 4 ×0,876 m / s
D y= = =0,211 m=211mm
π × vw π × 25 m/s

Chọn D y =250 mm.

Tra bảng XIII.32, trang 434 [46], ta chọn được chiều dài đoạn ống nối l = 140 mm.

5.2.4.3. Ống dẫn sản phẩm đáy ra từ nồi đun

Nhiệt độ dòng sản phẩm đáy ra khỏi nồi đun: 99 , 8 ℃ .

Khối lượng riêng của nước tại 99 , 8 ℃: ρn =958 , 4 kg/m3

Suất lượng sản phẩm đáy: GW =2.250 kg/h

Chọn vận tốc nước trong ống dẫn: v n=1 ,0 m/ s

Đường kính trong của ống:

D y (nr )=
√ 4 ×G n
π ×3.600 × ρn × v n
=
√ 4 ×2.250 kg/h
3
π ×3.600 × 958 , 4 kg/m × 1 ,0 m/ s
=0,029 m=29 mm

Chọn D y (nr )=32 mm.

Tra bảng XIII.32, trang 434 [46], ta chọn được chiều dài ống nối là l = 90mm.

5.2.4.4. Ống dẫn hơi đốt vào nồi đun

Áp suất dòng hơi vào nồi đun là 3 at ~ 2,9 atm.

Nhiệt độ dòng hơi vào nồi đun là 132 , 8℃ .

Khối lượng riêng của nước tại 132 , 8℃ : ρn =932 , 4 kg /m3

Lượng hơi nước cần dùng là G D=570.000 kg /h

Chọn vận tốc hơi trong ống dẫn: v n=15 m/s

Đường kính trong của ống:

D y (nr )=
√ 4 ×G n
π ×3.600 × ρn × v n
=
√ 4 ×570.000 kg/h
3
π ×3.600 × 932 , 4 kg /m ×15 m/ s
=0,120 m=120 mm

Chọn D y (nr )=150 mm.

59
Tra bảng XIII.32, trang 434 [46], ta chọn được chiều dài ống nối là l = 130mm.

5.2.4.5. Ống dẫn lỏng ngưng ra khỏi nồi đun

Nhiệt độ lỏng ngưng ra khỏi nồi đun là 40 ℃ .

Khối lượng riêng của nước ở 40 oC là ρnước =992 ( kg/m3 )

Lượng nước cần dùng là: Gn=25.000 kg/h

Chọn vận tốc nước trong ống dẫn v n=1 ,5 m/ s

Đường kính trong ống:

√ √
4 ×Gn 4 ×25.000 kg /h
D y (lr )= = =0,077 m=77 mm
π ×3.600 × ρn × v n kg
π ×3.600 × 992 3 ×1 , 5 m/s
m

Chọn D y (nr )=80 mm .

Tra bảng XIII.32, trang 434 [46], ta chọn được chiều dài ống nối là l = 110mm.

5.2.5. Bích ghép các ống dẫn

Chọn vật liệu: thép X18H10T, chọn kiểu 1.

Hình 5.4: Ảnh minh họa bích nối các ống dẫn.

Theo bảng XIII-26 trang 409 [46], ta được bảng:

Kích thước nối

Loại Dy Dn D Dδ Dl Bu lông h
STT
ống dẫn (mm) (mm)
db Z
(mm)
(mm) (cái)

60
Ống
dẫn
dòng
sản
1 phẩm 80 89 185 150 128 M16 4 14

đáy vào
nồi đun

Ống hơi
2 từ nồi 250 273 370 335 312 M16 12 22
đun

Ống
dẫn sản
phẩm
3 32 38 120 90 70 M12 4 12
đáy ra
khỏi
nồi đun

Ống
dẫn hơi
4 150 159 260 225 202 M16 8 16
đốt vào
nồi đun

Ống
dẫn
lỏng
5 80 89 185 150 128 M16 4 14
ngưng
ra khỏi
nồi đun
Bảng 5.5: Thông số bích ghép các ống dẫn.

61
5.2.6. Vỉ ống

Chọn vỉ ống hình tròn phẳng và vật liệu làm ống thép là CT3, bố trí theo hình tam giác
đều.

Đường kính vỉ ống bằng đường kính trong của thiết bị: D=D t=900 mm.

Đường kính ngoài của ống truyền nhiệt: d ng=38 mm .

Bề dày tối thiểu của vỉ ống (8-52, trang 182, [54]).

' d ng 38 mm
h= + 5= + 5=9 , 75 mm
8 8

Chọn bề dày thực của vỉ ống: h=20 mm

Vậy chọn bề dày thực của vỉ ống là 20 mm.

5.2.7. Vách ngăn lưu chất phía vỏ

Để tạo chuyển động cắt ngang qua đường ống, tăng cường quá trình trao đổi nhiệt,
chống rung động cho các ống và đỡ các ống khỏi bị cong xuống người ta lắp các tấm
ngăn hình vành khăn, viền khăn hay đĩa.

Ở đây ta chọn 1 tấm ngăn hình viên phấn, INOX 304.

Tấm ngăn hình viên phấn được cắt một khoản h=25 % × D ngăn . Các lỗ trên tấm ngăn
thường có đường kính lớn hơn đường kính ống chừng 1mm.

Hình 5.5: Ngăn hình viên phấn.

Các thông số kích thước (tra bảng 1.2, 1.3 trang 22, [55])

Đường kính vách ngăn: Dngăn =796 mm

62
Bề dày tối thiểu của vách ngăn: smin =¿10 mm

5.2.8. Bố trí tấm ngăn phía ống ở nắp

Tấm ngăn nhằm tạo pass (chặng) cho lưu chất phía ống. Chúng có thể bố trí kiểu rẽ
quạt, đồng tâm hay cát tuyết.

Chọn cách bố trí song song cho các tấm ngăn ở nắp, sử dụng tấm hình elip dày 10mm
bằng INOX 304.

5.2.9. Tính toán trở lực

5.2.9.1. Tổn thất do ma sát

Tổn thất do ma sát được xác định theo công thức II.55, trang 377, [47]

2
L ρ× ωtt
∆ p ms=λ × ×
d tđ 2

Trong đó:

ρ -khối lượng riêng của nước tại 35 ℃ là 993 , 5 kg /m3 .

ω tt-vận tốc dòng nước đi trong ống là 0,095 m/s.

L-chiều dài một ống truyền nhiệt nhân với số chặn 5 ×8=40 m

d tr -đường kính trong ống truyền nhiệt 0,033 m

λ -hệ số ma sát của dòng nước trong thành ống.

Ta có:

d tr 33 mm
= =330 mm với ε là độ nhám tuyệt đối (bảng II.15, trang 381, [47]).
ε 0,1

d 33 mm
Khu vực chảy quá độ ℜgh< ℜ< ℜn với tr = =330 mm (nội suy bảng II.14, trang
ε 0,1
379, [47]).

Ta được; λ=0,035

2
kg 40 m×(0,095 m/ s)
⇒ ∆ p ms=993 , 5 3 × 0,035 × =380 , 4 N /m2
m 0,033 m

63
5.2.9.2. Tổn thất trở lực cục bộ
2
ρ× ωtt
∆ p ms=(Σξ )× (II.56, trang 377, [47])
2

Σξ=ξ1 +ξ 2 +3 ξ3 +3 ξ 4 + ξ5 .

Trong đó (tra bảng II.6, trang 382, tập 1): đột mở thì chọn giá trị lớn nhất do tại thiết bị
là vô cùng.

F 0 200
ξ 1 : là trở lực do đột mở cửa vào, ξ 1=0 , 16 với = =0 , 6 (bảng No11, trang 387,
F 330
[47])

F 0 25
ξ 2 : là trở lực do đột thu khi nước đi từ nắp vào chùm ống, ξ 2=0 , 48 với = =0,075
F 330
(bảng No13, trang 388, [47])

ξ 3 : là trở lực do đột mở khi nước đi từ chùm ống đi ra khoang nắp, ξ 3=0,942 với
F0 25
= =0,025 (bảng No12, trang 387, [47])
F 1000

ξ 4 : là trở lực do đột thu khi nước đi từ khoang nắp vào chùm ống, ξ 4 =0 , 45với
F0 25
= =0,021 (bảng No13, trang 388, [47])
F 1200

F 0 25
ξ 5 : là trở lực do đột mở khi nước đi từ chùm ống ra nắp, ξ 5=0 , 76 với = =0,075
F 330
(bảng No12, trang 387, [47])

F 0 100
ξ 6 : là trở lực do đột thu cửa ra, ξ 6=0 ,38 với = =0 , 3 (bảng No13, trang 388,
F 330
[47])

ξ 7: là trở lực do đối chiếu 1800 giữa các lối, ξ 7=2 , 5

∑ ξ=ξ1 +ξ 2 +ξ 3+ ξ 4 +ξ 5 +ξ 6+ ξ 7=0 , 16+0 , 48+ 0,942+0 , 45+0 , 76+ 0 ,38+ 2, 5=5,672

Vậy tổng trở lực cục bộ là:

2
ρ ×ω tt 993 ,5 kg /m 3 ×(0,095 m/s )2 2
Δ p cb=( ∑ ξ ) × =5,672× =25 , 43(N /m )
2 2
64
5.2.10. Chân đỡ

 Tính toán sơ bộ khối lượng thiết bị

Đối
Vật liệu h (mm) Dt ¿) Dn (mm) Z
tượng

Thân
INOX 304 4 1.600 1.608 1
thiết bị

Đáy INOX 304 4 1.600 1.608 1

Nắp INOX 304 4 900 908 1

Bích
ghép INOX 304 20 1.030 1
nắp

Bu lông
ghép CT3 M20 24 × 2
bích

Vỉ ống CT3 20 1.030 1 ×2

Ống
truyền INOX 304 2,5 33 38 91
nhiệt

Dy Dn D Dδ Dl Bulong

Đường Đường Đường Đường Đường


kính kính kính kính kính gờ Chiều
h l
Ống gọi ngoài ngoài vòng mặt cao gờ db Z
mặt ngoài bích
bích bulong

mm cái

Ống sản 80 89 185 150 128 3 14 110 M16 4

65
phẩm
đáy vào
nồi đun

Ống hơi
từ nồi 250 273 370 335 312 3 22 140 M16 12
đun

Ống
dẫn sản
phẩm
32 38 120 90 70 2 12 90 M12 4
đáy ra
khỏi nồi
đun

Ống
dẫn hơi
150 159 260 225 202 3 16 130 M16 8
đốt vào
nồi đun

Ống
dẫn
lỏng
80 89 185 150 128 3 14 110 M16 4
ngưng
ra khỏi
nồi đun
Bảng 5.6: Thông số cơ toàn thiết bị.

Khối lượng riêng của thép không gỉ INOX 304: ρ304 =7.930 kg /m3

Khối lượng riêng của thép CT3: ρCT 3=7.850 kg /m3

Khối lượng của 1 nắp: mn=30 kg (bảng XIII.11, trang 384, [46]).

Khối lượng của 1 đáy: mđ =137 kg (bảng XIII.11, trang 384, [46]).
66
Khối lượng của 1 chặn ở nắp:

π Dt (đáy ) π (1 , 6 m)
mcn = × × L ×h × ρ304 = × × 0 ,14 m× 0 ,01 m ×7.930 kg /m3 =13 , 95 kg
2 2 2 2

Khối lượng của 1 chặn ở nắp:

π Dt (nắp) π (0 , 9 m)
mcn = × × L × h× ρ304 = × ×0 , 14 m ×0 , 01 m×7.930 kg/m3=7 , 85 kg
2 2 2 2

Khối lượng 1 bích ghép thân và nắp

π 2 2 π
m bích 2= ×(D −Dn)×h × ρ304 = ׿
4 4

Khối lượng thân thiết bị:

π 2 2 π
mthân= ×(Dn−D t ) ×l× ρ304 = ׿
4 4

Khối lượng của 1 vỉ ống:

π 2 π 2 3
m vỉ = × D ×h × ρCT 3 = ×(1 , 03 m) × ( 0,020 m ) × 7.850 kg /m =130 ,82 kg
4 4

Khối lượng một chặn ở vỏ thiết bị:

3 π 3 π
mcv = × × ( Dngăn −91 × Dng ) × h× ρ304 = × × ( 0,796 −91× ( 0,038 m ) ) × ( 0 , 01m ) × ( 7.930 kg /m )=23 ,
2 2 2 2 3
4 4 4 4

Khối lượng của chùm ống truyền nhiệt:

π π
× ( d ng−dtr ) × l× ρ304 =91 × × ( ( 0,038 m ) −( 0,033 m ) ) × 5 m× ( 7.930 kg/m )=1.006 kg
2 2 2 2 3
m ống =n ×
4 4

Khối lượng của ống dẫn sản phẩm đáy vào bích ghép:

mống 1=
[ π
4 ][ π
4 ][ π
× ( D 2n−D2y ) ×l × ρ 304 + × ( D2−D 2n) × h × ρ304 = × ( (0,089 m)2−(0 , 08 m)2 ) × 0 ,11× ( 7.930 kg /
4

¿ 3 , 34 kg

Khối lượng của ống hơi từ nồi vào bích ghép

67
mống 2=
[ π
4 ][ π
4 ][π
× ( D2n−D2y ) ×l × ρ304 + × ( D2−D 2n ) ×h × ρ304 = × ( (0,273 m)2−(0 , 25 m)2 ) × 0 ,14 × ( 7.930 kg
4

Khối lượng của ống dẫn sản phẩm đáy ra khỏi nồi tới bích ghép:

mống 3=
[ π
4 ][ π
4 ][ π
× ( D2n−D2y ) × l× ρ304 + × ( D2−D 2n ) ×h × ρ 304 = × ( (0,038 m)2 −(0,032 m)2 ) × 0 , 09× ( 7.930 kg
4

Khối lượng của ống dẫn hơi đốt vào nồi tới bích ghép:

mống 4=
[ π
4 ][ π
4 ][
π
× ( D2n −D2y ) ×l × ρ304 + × ( D2−D2n ) × h× ρ304 = × ((0,159 m)2−(0 ,15 m)2 ) × 0 , 13× ( 7.930 kg
4

Khối lượng của ống dẫn lỏng ngưng tới bích ghép:

mống 5=
[ π
4 ][ π
4 ][ π
× ( D2n−D2y ) × l× ρ304 + × ( D2−D 2n ) ×h × ρ 304 = × ( (0,089 m)2 −(0 , 08 m)2 ) × 0 ,11× ( 7.930 kg /
4

Khối lượng của 1 bộ bu lông M20:

m M 20=0,259 kg

Khối lượng của 1 bộ bu lông M16:

m M 16=0,125 kg

Khối lượng của 1 bộ bu lông M12:

m M 12=0,051 kg

Vậy khối lượng của toàn nồi đun là:

m=mnắp +mđáy +mcn 1 + 4 ×mcn 2 +mbích 1+ mbích 2 +mthân +mcv +2 ×mvỉ + mống +mống 1 +mống2 +mống 3 +mống 4 +mống5 +32

5.2.11. Chọn chân đỡ ( tai treo)

Thiết bị gồm có 2 chân đỡ, được chế tạo bằng phương pháp hàn, các tấm chân đỡ được
hàn vào nhau, vật liệu là thép CT3.

Chọn thông số chân đỡ theo hình 13.26, trang 847, [56].

68
Hình 5.6: Chân đỡ.

Trọng lượng của toàn thiết bị là:

m
Ptb =m × g=2.375 , 48 kg ×9 ,81 2
=23.303 , 46 N =25 , 0 kN < 35 kN
s

Ta lựa chọn kích thước chân đỡ cho thiết bị có đường kính 1,6 m và trọng lượng 30,0
kN.

V Y C E J G t2 t1
Đường kính thiết bị
mm

1.600 980 400 1.427 650 360 260 32 32


Bảng 5.7: Kích thước chân đỡ của thiết bị.

Khoảng cách giữa 2 chân đỡ được tính theo sơ đồ hình 8.24a, trang 196 của [54].

Khối lượng riêng của vật liệu làm thân và khối lượng riêng của môi trường chứa trong
thiết bị lần lượt là: ρ304 =7.930 kg /m3 và ρn =1.000 kg/m3.

Chiều dài nắp khi chứa đầy môi trường trong thiết bị:

g × m n+ V n × g × ρ n 2 3 2
9 , 81 m/s × 30 kg+0,061 m × 9 , 81 m/s ×1.000 kg /m
Ln = =
0,785 × g ×[ ρ304 × ( D2n−D2t ) + ρn × D2t ]
2 3 2 2 2
0,785× 9 , 81 m/ s ×[7.930 kg /m ×(0,908 −0 , 9 )m +1.000 kg

Chiều dài nắp khi chứa đầy môi trường trong thiết bị:

m 3 2
×137 kg+ 0,337 m × 9 , 81m/ s ×1.000 kg /m
9 , 81
g × mđ +V đ × g × ρn s
2
Lđ = =
0,785 × g ×[ ρ304 × ( Dn−Dt ) + ρn × Dt ] 0,785 × 9 , 81m/ s ×[7.930 kg /m ×(1,608 −1 , 6 )m +1.000 kg
2 2 2 2 3 2 2 2

69
Chiều dài thân trụ, Lt =6.000 mm

Chiều dài thiết bị có đáy và nắp chịu áp giống nhau:

L=Lt + Ln+ L đ =6.000+125+219=6.344 mm

Khoảng cách giữa hai chân đỡ, l:

l=( 1−2× 0,207 ) × L= (1−2× 0,207 ) ×6.343=3.717 , 6 mm

Kết luận: Khoảng cách giữa hai chân đỡ là 3.718 mm.

70
CHƯƠNG 6: TÍNH TOÁN THIẾT BỊ PHỤ

6.1. Tháp chưng cất

6.1.1. Kích thước của tháp chưng cất

 Đường kính tháp chưng cất được xác định theo công thức IX.89 trang 181 [46]:

D=
√ 4 ×V tb
π × 3600 ×ω tb
=0,0188 ×
√ gtb
( ρ y ×ω y )tb

Với V tb: lượng hơi trung bình đi trong tháp, m3 /h.

tb
ω y : tốc độ hơi trung bình đi trong tháp, m/s .

gtb: lượng hơi trung bình đi trong tháp, kg /h.

( ρ y × ω y )tb: tốc độ hơi trung bình đi trong tháp, kg /m2 . s .


6.1.1.1. Đường kính đoạn cất
 Lượng hơi trung bình đi trong tháp ở đoạn cất theo công thức IX.91 trang 181
[46]:

gđ +g 1
gtb =
2

Với gtb: lượng hơi trung bình đi trong đoạn cất, kg /h hay kmol /h.

gđ : lượng hơi đi ra khỏi đĩa trên cùng của tháp, kg /h hay kmol /h.

g1: lượng hơi đi ra khỏi đĩa dưới cùng của đoạn cất, kg /h hay kmol /h.

 Lượng hơi ra khỏi đỉnh tháp theo công thức IX.92 trang 181 [46]:

tb
gđ =G R +G D=G D × ( Rth +1 )=D × M D × ( R th +1 )
¿ 32 , 03(kmol /h)× 56 , 08×(0 ,57+ 1)=2.820 ,10( kg /h)=50 ,29 (kmol /h)
 Ẩn nhiệt hóa hơi của hỗn hợp hơi đi vào đĩa thứ nhất của đoạn cất

t 1=t F =92 ,5 ℃

Tra bảng I.212 trang 254 [47]:

71
Ẩn nhiệt hóa hơi

Nhiệt độ
rC 3 H 6O rH 2 O
(kJ/kmol)

(℃ )

115 (kcal/kg) 546,28 (kcal/kg)


t 1=92 , 5℃
= 27925,96(kJ/kmol) = 41168,97 (kJ/kmol)

 r 1=r C H O . y1 + ( 1− y 1 ) .r H O
3 6 2

¿ 27925 , 96(kJ /kmol)× y 1+ ( 1− y 1 ) × 41168 , 97( kJ /kmol)

¿ 41168 , 97−13243 ,01 y 1 (kJ /kmol)


 Ẩn nhiệt hóa hơi của hỗn hợp hơi đi ra khỏi đỉnh tháp

t D =57 , 3℃

Tra bảng I.212 trang 254 [47]:

Ẩn nhiệt hóa hơi

Nhiệt độ
rC 3 H 6O rH 2 O
(kJ/kmol)

(℃ )

123,46 (kcal/kg) 578,66 (kcal/kg)


t D =57 , 3℃
= 29973,17 (kJ/kmol) = 43598,98 (kJ/kmol)

Với y D=0 , 95 nội suy từ bảng 1.3.

 r D=r C H O . y D + ( 1− y D ) .r H O
3 6 2

¿ 29973 , 17 ( kJ /kmol ) × 0 , 95+ ( 1−0 , 95 ) × 43598 , 98(kJ /kmol )


72
¿ 30654 , 46(kJ /kmol)
 Lượng hơi đi ra khỏi đĩa dưới cùng của đoạn cất tính từ hệ phương trình từ các
công thức IX.93, IX.94, IX.95 trang 182 [46]:

{
g 1=G1 +GD
g 1 y 1=G1 x 1+G D x D
g1 r 1=gđ r đ

Với x 1=x F =0 , 2 mol

{
g1=G1+32 , 03 kmol /h
( ¿) g 1 × y 1=G1 × 0 ,2 mol +32 ,03 kmol /h ×0 ,95
g 1 × [ 41168 ,97−13243 , 01 y 1(kJ /kmol) ]=50 , 33( kmol/h)×30654 , 46(kJ /kmol )

{
g 1=48 ,28(kmol /h)=2.210 , 88(kg /h)
( ¿) y 1=0 ,7 phần mol Acetone
G1=16 , 25 ( kmol /h )=748 , 48 (kg /h)

M 1=0 , 7 ×58 , 08+ ( 1−0 ,7 ) × 18 , 02=46 ,06

gđ +g 1 2.820 , 10 kg /h+2.210 , 88 kg/h


 gtb = = =2.515 , 49(kg /h)
2 2
 Tốc độ hơi trung bình đi trong tháp ở đoạn cất:

Tích số tốc độ hơi đi trong tháp và khối lượng riêng hơi trung bình tại đoạn cất xác
định theo công thức IX.105 trang 184 [46]:

( ρ y × ω y )tb=0,065 × φ[σ ]× √ h× ρ x × ρ y
tb tb

Với φ [σ ]: hệ số tính đến sức căng bề mặt.

h: khoảng cách giữa các đĩa, (m).

tb tb
ρ x , ρ y : khối lượng riêng trung bình của pha lỏng và pha hơi tính theo nhiệt độ

trung bình (kg /m3).

Chọn h=0 , 4 (m) theo trang 184 [46].


 Tính ρtby theo công thức IX.102 trang 183 [46]:

73
[ y tb × M C H O +( 1− y tb) × M H O ] × 273
ρtby =
3 6 2

22 , 4 ×T

Với M C H O , M H O : khối lượng mol của cấu tử Acetone và Nước.


3 6 2

T : nhiệt độ làm việc trung bình của tháp hoặc của đoạn chưng/ đoạn cất (K).

y tb: nồng độ phần mol trung bình.

y 1+ y D 0 , 7+0 , 95
y tb = = =0 ,83
2 2

t 1 +t D 92 ,5+ 57 ,3
Nhiệt độ trung bình đoạn cất: t tb = = =74 , 9 ℃=347 ,9 K
2 2


[ y tb × M C H O +( 1− y tb) × M H O ] × 273 [ 0 , 83× 58 , 08+(1−0 , 83)×18 ,02 ] ×273
ρtby = = =1 , 80( kg/m3 )
3 6 2

22 , 4 ×T 22 , 4 ×347 ,9 K
 Tính ρtbx theo công thức IX.104 a trang 183 [46]:

1 x tb 1−x tb
tb
= tb + tb
ρx ρ x C H O ρ x H O
3 6 2

Nồng độ phần mol trung bình:

x F + x D 0 , 2+0 , 95
x tb = = =0,575(mol Acetone/mol hỗn hợp)
2 2

M C H O × x tb 58 ,08 × 0,575
x tb = 3 6
= =0 , 81
MC 3 H 6O × xtb +(1−x tb )× M H 2 O 58 , 08× 0,575+(1−0,575)×18 , 02

Tra bảng I.2 trang 9 [47], ta có:

Khối lượng riêng

Nhiệt độ
ρtbx C H O ρtbx H O
3
(kg/m )
3 6 2

(℃ )

t tb =74 , 9 ℃ 712,115 969,195

74
tb 1 1 3
ρx = = =749 , 91(kg /m )
 x tb 1−x tb 0 , 81 1−0 , 81
+ +
tb
ρx C
tb
ρx H 712,115 969,195
3 H6O 2 O

 Xác định hệ số sức căng bề mặt:

Tra bảng I.242 trang 300 – 301 [47], ta có:

Hệ số sức căng bề
mặt

Nhiệt độ σC H
3 6 O σ rH 2 O

(dyn/cm)

(℃ )

t tb =74 , 9 ℃ 15,588 61,682

1 1 1 1 1
= + = + ( ¿ ) σ hh =12 , 44 (dyn /cm)
σ hh σ C H O σ r H O 15,588 61,682
3 6 2

Ta nhận thấy σ hh=12 , 44<20  Chọn φ [ σ ] =0 , 8 theo [46] trang 184.


( ρ y × ω y )tb=0,065 × φ [ σ ] × √ h × ρ x × ρ y =0,065 × 0 , 8× √ 0 , 4 ×749 , 91 kg /m ×1 , 80 kg /m =1, 21(kg/m . s
tb tb 3 3 2

Nhằm tránh tạo bọt trong tháp, ta chọn tốc độ hơi trung bình trong tháp khoảng 80%

2 2
 ( ρ y × ω y )tb =1 , 21(kg /m . s )× 0 ,8=0 , 97 (kg /m . s)

Vậy đường kính đoạn cất:

D=0,0188×
√ gtb
( ρ y × ω y )tb
=0,0188 ×
√ 2.515 , 49 kg /h
2
0 , 97 kg/m . s
=0 , 96( m)

 Tốc độ hơi trung bình trong đoạn cất:

√ ( ρ y × ω y )tb

2
0 ,97 kg/m . s
W y= tb
= 3
=0 ,73(m/s)
ρy 1 ,80 kg/m

75
6.1.1.2. Đường kính đoạn chưng
 Lượng hơi trung bình đi trong tháp ở đoạn chưng theo công thức IX.96 trang
182 [46]:

g 'n + g '1
g ' tb =
2

Với g ' tb: lượng hơi trung bình đi trong đoạn chưng, kg /h hay kmol /h.

g ' n: lượng hơi đi ra khỏi đoạn chưng, kg /h hay kmol /h.

g ' 1: lượng hơi đi vào đoạn chưng, kg /h hay kmol /h.

 Lượng hơi ra khỏi đoạn chưng:

Vì lượng hơi đi ra khỏi đoạn chưng bằng lượng hơi đi ra khỏi đoạn cất

g ' n=g 1=48 , 28(kmol /h)=2.210 ,88 (kg /h)


 Ẩn nhiệt hóa hơi của hỗn hợp hơi đi vào đoạn chưng

t ' 1=t W =99 , 8 ℃

¿
y W =0 , 02

Tra bảng I.212 trang 254 [47]:

Ẩn nhiệt hóa hơi

Nhiệt độ
rC 3 H 6O rH 2 O
(kJ/kmol)

(℃ )

112,945 (kcal/kg) 538,8 (kcal/kg)


t ' 1=99 , 8 ℃
= 27.458,20(kJ/kmol) = 40.640,67 (kJ/kmol)

¿ ¿
 r ' 1=r C H O . y W + ( 1− y W ) . r H O
3 6 2

¿ 27.458 , 20(kJ /kmol )× 0 ,02+ (1−0 , 02 ) × 40.640 , 67(kJ /kmol)

¿ 40.377 ,02 (kJ /kmol)


76
 Ẩn nhiệt hóa hơi của hỗn hợp hơi đi vào đĩa thứ nhất của đoạn cất:

r 1=r C H O . y1 + ( 1− y 1 ) .r H
3 6 2 O

¿ 27.458 , 20(kJ /kmol )× 0 ,7+ ( 1−0 , 7 ) × 40.640 ,67 (kJ /kmol)

¿ 31.412 , 94(kJ /kmol)


 Lượng hơi đi ra khỏi đĩa dưới cùng của đoạn chưng tính từ hệ phương trình từ
các công thức IX.98, IX.99, IX.100 trang 182 [46]:

{
G' 1=g' 1 +GW
G' 1 x ' 1=g ' 1 y W +GW x W
g' 1 r ' 1=g' n r ' n=g1 r 1

Với G ' 1: lượng lỏng ở đĩa thứ nhất của đoạn chưng

r ' 1: ẩn nhiệt hóa hơi của hỗn hợp hơi đi vào đĩa thứ nhất của đoạn chưng

{
G' 1=g ' 1 +121 ,64
( ¿) G ' 1 x ' 1=g ' 1 × 0 ,02+121 , 64 × 0,0025
g ' 1 × 40.377 , 02(kJ / kmol)=48 ,28(kmol /h)×31.412 , 94 (kJ /kmol)

{
g ' 1=37 , 56(kmol /h)=686 , 60(kg /h)
( ¿) x ' 1=0,0066 phần mol Acetone
G' 1=159 , 20(kmol /h)=2.910 , 18(kg/h)

M ' 1=0,0066 × 58 ,08+ ( 1−0,0066 ) ×18 ,02=18 ,28

g ' n + g ' 1 2.210 ,88 kg/h+686 ,60 kg /h


 g ' tb = = =1.448 , 74(kg/h)
2 2
 Tốc độ hơi trung bình đi trong tháp ở đoạn chưng:

Tính số tốc độ hơi đi trong tháp và khối lượng riêng hơi trung bình tại đoạn cất xác
định theo công thức IX.105 trang 184 [46]:

( ρ y × ω y ) ' tb=0,065× φ[σ ]× √ h× ρ ' x × ρ ' y


tb tb

Với φ [σ ]: hệ số tính đến sức căng bề mặt.

h: khoảng cách giữa các đĩa, (m).

77
tb tb
ρ ' x , ρ' y : khối lượng riêng trung bình của pha lỏng và pha hơi tính theo nhiệt độ

trung bình (kg /m3).

Chọn h=0 , 4 (m) theo trang 184 [46].


 Tính ρ ' tby theo công thức IX.102 trang 183 [46]:

[ y 'tb × M C H O +( 1− y ' tb) × M H O ] ×273


ρ ' tby =
3 6 2

22, 4 ×T

Với M C H O , M H O : khối lượng mol của cấu tử Acetone và Nước.


3 6 2

T : nhiệt độ làm việc trung bình của tháp hoặc của đoạn chưng/ đoạn cất (K).

y ' tb : nồng độ phần mol trung bình.

y 1+ y W 0 ,7+ 0 , 02
y ' tb = = =0 ,36
2 2

t 1 +t D 92 ,5+ 99 , 8
Nhiệt độ trung bình đoạn cất: t ' tb = = =96 , 15 ℃=369 ,15 K
2 2


[ y 'tb × M C H O +( 1− y ' tb) × M H O ] ×273 [ 0 , 36 ×58 , 08+( 1−0 ,36 ) × 18 ,02 ] ×273
ρ ' tby = = =1, 07 (kg /m3 )
3 6 2

22, 4 ×T 22 , 4 ×369 , 15 K
 Tính ρ ' tbx theo công thức IX.104 a trang 183 [46]:

1 x ' tb 1−x ' tb


tb
= tb + tb
ρ' x ρ ' x C H O ρ' x H O
3 6 2

Nồng độ phần mol trung bình:

x F + x W 0 , 2+ 0,0025
x ' tb = = =0 , 10(mol Acetone/mol hỗn hợp)
2 2

M C H O × x tb 58 ,08 × 0 ,10
x ' tb = 3 6
= =0 , 26
MC 3 H6O × x tb +(1−x tb ) × M H 2 O 58 , 08× 0 , 10+(1−0 , 10)×18 , 02

78
Tra bảng I.2 trang 9 [47], ta có:

Khối lượng riêng


tb tb
Nhiệt độ (kg/m3) ρ 'x C H 3 6
O ρ ' x rH 2
O

(℃ )

t tb =96 , 15 ℃ 687,995 955,305

tb 1 1 3
ρ 'x = = =867 ,66 (kg /m )
 x' 1−x ' tb 0 , 26 1−0 ,26
tb
tb
+ tb 3
+ 3
ρ' x C3 H 6 O ρ' x H2O
687,995 kg/m 955,305 kg/m

 Xác định hệ số sức căng bề mặt:

Tra bảng I.242 trang 300 – 301 [47], ta có:

Hệ số sức căng bề mặt

Nhiệt độ (dyn/cm) σ 'C H 3 6 O σ 'H 2 O

(℃ )

t tb =96 , 15 ℃ 13,338 58,188

1 1 1 1 1
= + = + ( ¿ ) σ ' hh =10 , 85(dyn /cm)
σ ' hh σ ' C H O σ ' H O 13,338 58,188
3 6 2

Ta nhận thấy σ ' hh=10 , 85<20  Chọn φ [ σ ] =0 , 8 theo sách [46] trang 184.


( ρ y × ω y ) ' tb=0,065× φ [ σ ] × √ h × ρ x × ρ y =0,065 ×0 , 8 × √ 0 , 4 × 867 , 66 kg /m ×1 , 07 kg /m =1 ,00 (kg /m
' tb ' tb 3 3 2

Nhằm tránh tạo bọt trong tháp, ta chọn tốc độ hơi trung bình trong tháp khoảng 80%

2 2
 ( ρ y × ω y ) ' tb =1 , 00(kg/m . s)× 0 , 8=0 ,80 (kg /m . s)

79
Vậy đường kính đoạn chưng:

D=0,0188×
√ g ' tb
( ρ y × ω y ) ' tb
=0,0188 ×
√ 1.448 ,74 kg /h
2
0 ,80 kg /m . s
=0 , 8(m)

 Tốc độ hơi trung bình trong đoạn chưng:

√ ( ρ y × ω y ) ' tb

2
0 ,8 (kg /m . s)
W y= tb
= 3
=0 , 86 (m/s)
ρ'y 1 ,07 (kg /m )

6.1.1.3. Kết luận


 Đường kính đoạn chưng và đoạn cất chênh lệch nhau 9,09% là không quá lớn.
Do đó, ta có thể chọn dường kính tháp chưng cất theo đường kính lớn hơn (đường kính
đoạn cất).

Vậy chọn đường kính tháp D=0 , 96 m


 Chiều cao của tháp được xác định theo công thức IX.54 trang 169 [46]:

H=N t × ( H đ +δ ) +(0 , 8÷ 1)

Với H : chiều cao của tháp, m

H đ : khoảng cách giữa các đĩa, m

Chọn theo bảng IX.4a trang 169 [46] ta có H đ =350 mm=0 , 35 m

N t : số đĩa thực tế

δ : chiều dày của đĩa

Chọn δ=0,005

( ¿ ) H=30× ( 0 , 35 m+0,005 )+ 1=11, 65(m)

Vậy chọn chiều cao tháp H=12 m

6.1.2. Mâm chóp

 Số chóp phân bố trên đĩa (công thức IX.212 trang 236 [46]):

2
D
n=0 , 1× 2
dh

Với D : đường kính trong của tháp.


80
d h: đường kính trong của ống hơi.

Chọn đường kính ống hơi d h=0 , 08 m

2
0 , 96
 n=0 , 1× 2
=14 , 4  Chọn 15 chóp.
0 , 08
 Chiều cao chóp phía trên ống dẫn hơi (công thức IX.213 trang 236 [46]):

h2 =0 ,25 × d h=0 , 25 ×0 , 08=0 , 02(m)


 Đường kính chóp (công thức IX.214 trang 236 [46]):

√ 2 2
d ch = d h + ( d h +2× δ ch )

Với δ ch: chiều dày chóp, δ ch=2 ÷ 3 mm

Chọn , δ ch=3 mm=0,003 m

d ch =√ (0 , 08 m) + ( 0 , 08 m+2 ×0,003 m ) =0 , 12(m)


2 2

Khoảng cách từ mặt đĩa đến mâm chóp:

S=0 ÷25 mm

 Chọn S=16 mm=0,016 m

Chiều cao mức chất lỏng trên khe chóp:

h1=15÷ 40 mm

 Chọn h1=37 mm=0,037 m


 Chiều cao khe chóp (công thức IX.215 trang 236 [46]):

2
ξ × ωy × ρ y
b=
g × ρx

Với V y : lưu lượng hơi đi trong tháp, m3 /h.

ξ : hệ số trở lực của đĩa chóp, ξ=1 , 5 ÷2.

Chọn ξ=2.

ρ x , ρ y : khối lượng riêng trung bình của pha lỏng và pha hơi, kg /m3.

81
 Lưu lượng bay hơi trung bình trong tháp:

gtb + g ' tb 2.515 , 49 kg/h+ 1.448 ,74 kg/h 3 3


V y= tb tb
= 3 3
=1381 , 26(m /h)=0 ,38 (m /s)
ρ +ρ '
y y 1 , 80 kg /m +1 , 07 kg /m
4 ×V y 4 × 1381 ,26 m /h
3

 ω y= 2
= 2
=5 , 09(m/ s)
3600 π × d h × n 3600 π ×(0 , 08 m) × 15
 Khối lượng riêng trung bình pha lỏng trong tháp:

tb tb
ρx + ρ' x 749 , 91 kg/m 3 +867 , 66 kg /m3 3
ρ x= = =808 ,79 (kg /m )
2 2
 Khối lượng riêng trung bình pha hơi trong tháp:

tb tb
ρ y + ρ ' y 1, 80 kg /m3+ 1, 07 kg/m3 3
ρ y= = =1 , 44(kg/m )
2 2

Vậy chiều cao khe chóp:

2 3
2×(5 , 09 m/s) ×1 , 44 kg/m
b= =0,0094 (m)
9 ,81 m/s 2 × 808 , 79 kg/m3

Chọn b=20 ( mm ) =0 , 02(m) thỏa điều kiện b=10 ÷50 ( mm ) theo [46] trang 236.
 Số lượng khe hở của mỗi chóp được tính theo công thức IX.216 trang 236 [46]:

( ) ( )
2
π d π (80 mm)2
i= × d ch − h = × 120 mm− =41, 89 (khe)
c 4 b 3 mm 4 ×20 mm

Với c : khoảng cách giữa các khe, c=3 ÷ 4 mm

Chọn c=3 mm

b : chiều cao khe chóp

 Chọn i=42(khe)
 Chiều rộng khe chóp

i× ( c +a ) =π × d ch

π × d ch−c ×i π × d ch π × 120 mm
( ¿ ) a= = −c= −3 mm=5 ,98 ( mm )=0,00598 (m)
i i 42 khe

 Chọn a=6 mm=0,006 m thỏa điều kiện a=2 ÷7 mm theo [46] trang 236.

82
 Độ mở lỗ chóp được tính theo công thức 5.2 trang 108 [57]:

( ) ( )
1 2 2
ρy 3 Vy 3
h s=7 , 55 × × hso3 ×
ρ x −ρ y Ss

Với h so: chiều cao hình học lỗ chóp, mm.

h so=b=20 mm.

V y : lưu lượng hơi đi trong tháp, m3 /s .

3 3
V y =1381 , 26( m /h)=0 ,38 (m /s) .

S s: tổng diện tích các lỗ chóp trên mỗi mâm, m2

2
S s=n ×i ×a × b=15 × 42 ×0,006 m ×0 , 02 m=0,076(m ).

( ) ( ) ( ) ( )
1 2 2 3 1 2 3 2
ρy 3 Vy 3 1 , 44 kg /m 0 ,38 m /s 3
h s=7 , 55 × × hso3 × =7 ,55 × 3
×(20 mm) 3 × =19
ρ x −ρ y Ss 3
808 , 79 kg/m −1 , 44 kg/m
3
0,076 m
2

 Kiểm tra hiệu quả sử dụng của chóp:

h s 19 ,73(mm chất lỏng )


= =0 , 99 1
hso 20 mm

Vậy chóp sử dụng hiệu quả.

6.2. Bồn cao vị

6.2.1. Tổn thất đường ống từ bồn nguyên liệu đến bồn cao vị và thiết bị trao đổi
nhiệt sản phẩm đáy

Chọn ống dẫn đường kính trong d tr =40 mm=0 , 04 m và chiều dài ống l 1=35 m.

Tra bảng II.15 trang 381 [47], ta có độ nhám ống với trường hợp ít bị ăn mòn
ε =0 , 2 mm=0,0002 m.

Tổn thất đường ống:

( )
2
l1 vF
h1 = λ 1 × + ∑ ξ 1 × 1

d1 2g

Với λ 1: hệ số ma sát trong đường ống.


83
l 1: chiều dài ống dẫn.

d 1: đường kính ống dẫn.

∑ ξ1: tống hệ số tổn thất cục bộ.


v F : vận tốc dòng nhập liệu.
1

 Xác định vận tốc dòng nhập liệu:

Với nhiệt độ dòng nhập liệu t 0F =27 ℃ , ta có:


Thông số Giá trị Tra tại
hiệu

Khối lượng
ρF 1 900 , 07 kg /m
3
Bảng I.2 trang 9 [47]
riêng

Độ nhớt μF 1
−3
0 , 64. 10 N /m . s
2
Bảng I.101 trang 91 – 92 [47]

4 × GF 4 × 4.000 kg /h
vF = 2
= 3 2
=0 , 98 m/s
1
3600 × π × ρF × d 1 tr 3.600 × π ×900 , 07 kg /m ×(0 , 04 m)

 Xác định hệ số ma sát trong đường ống:

Chuẩn số Reynolds:

v F × d tr × ρF 0 , 98 m/s ×0 , 04 m ×900 , 07 kg/m3


ℜF = 1 1
= =55.129 ,29
1
μF 1
0 ,64. 10−3 N /m2 . s

Chuẩn số Reynolds tới hạn theo công thức II.60 trang 378 [47]:

( )
8

( )
8
d tr 7 0 , 04 m 7
ℜgh=6 × =6 × =2.558 , 00
ε 0,0002 m

Chuẩn số Reynolds nhám theo công thức II.62 trang 379[47]:

( )
9

( )
9
d tr 8 0 , 04 m 8
ℜn=220 × =220 × =85.326 , 01
ε 0,0002m

84
Ta nhận thấy ℜgh< ℜ F < ℜn  khu vực quá độ nằm giữa khu vực nhẵn thủy lực và khu
1

vực nhám.

Hệ số ma sát tại khu vực chảy quá độ sẽ phụ thuộc vào độ nhám của thành ống và
chuẩn số Reynolds.

ε 0,0002 ε
Tỷ số d = 0 , 04 =0,005; 0,00008< d <0,0125  hệ số ma sát được xác định theo
tr tr

công thức II.64 trang 380 [47]:

( ) ( )
0 ,25 0 ,25
ε 100 0,0002 100
λ 1=0 , 1× 1 , 46 × × =0 , 1 × 1, 46 × × =0,006
d tr ℜF
1 0 ,04 55.129 ,29

 Xác định trở lực cục bộ:

Ta xác định giá trị A, B, C tại bảng II.16 trang 393 [47]

Thông số Giá trị

θ=90 ° A=1 ,0

R
=2 B=0 , 15
d tđ

a
=2 C=0 , 45
b

ξ=1 , 0 ×0 , 15 ×0 , 45=0 , 07

Đường ống có 6 chỗ uốn cong  ξ 1=6 × 0 , 07=0 , 42

Van:

Xét van tiêu chuẩn với độ mở hoàn toàn, tra tại bảng II.16 trang 397 [47], ta có: ξ=4 , 9
với D=40 mm

Xét van một chiều tra tại bảng II.16 trang 399 [47], ta có: ξ=1 , 3 với D=40 mm

Đường ống có 1 van tiêu chuẩn và 2 van một chiều:

ξ 2=1 × 4 , 9+2 ×1 , 3=7 , 5

85
 ∑ ξ1=ξ1 +ξ 2=0 , 42+ 7 ,5=7 , 92

Tổn thất đường ống:

( )
2

( )
2
l1 vF 35 m (0 , 98 m/s )
h1= λ 1 × + ∑ ξ 1 × = 0,006 × 1
+7 , 92 × =2, 04 m
d1 2g 0 , 04 m 2 ×9 , 81 m/s
2

6.2.2. Tổn thất đường ống trong thiết bị gia nhiệt dòng nhập liệu

Chọn ống dẫn đường kính trong d tr =30 mm=0 , 03 m và chiều dài ống l 2=30 m.

Tra bảng II.15 trang 381 [47], ta có độ nhám ống với trường hợp ít bị ăn mòn
ε =0 , 2 mm=0,0002 m.

Tổn thất đường ống:

( )
2
l2 vF
h2 = λ 2 × +∑ ξ 2 × 2

d2 2g

Với λ 2: hệ số ma sát trong đường ống.

l 2: chiều dài ống dẫn.

d 2: đường kính ống dẫn.

∑ ξ2: tống hệ số tổn thất cục bộ.


v F : vận tốc dòng nhập liệu.
2

 Xác định vận tốc dòng nhập liệu:

Nhiệt độ dòng nhập liệu vào t vF =58 , 5℃ , nhiệt độ dòng nhập liệu ra t rF =92 , 5℃

v r
t F +t F 58 , 5+92 , 5
tF = = =75 ,5 ℃
2
2 2

Với nhiệt độ t F =50 ℃, ta có:


2


Thông số Giá trị Tra tại
hiệu

Khối lượng
ρF 2 862 , 25 kg /m
3
Bảng I.2 trang 9 [47]
riêng
86
Độ nhớt μF 2 0,30325. 10 N /m . s
−3 2
Bảng I.101 trang 91 – 92 [47]

4 ×GF 4 × 4.000 kg /h
vF = 2
= 3 2
=1 ,82 m/s
2
3600 × π × ρF × d 2 tr 3.600 × π ×862 , 25 kg /m ×(0 , 03 m)

 Xác định hệ số ma sát trong đường ống:

Chuẩn số Reynolds:

v F × d tr × ρF 1 , 82 m/s × 0 ,03 m ×862 , 25 kg /m3


ℜF = 2 2
= =155.247 , 65
2
μF 2
0,30325.10−3 N /m2 . s

Chuẩn số Reynolds tới hạn theo công thức II.60 trang 378 [47]:

( )
8

( )
8
d tr 7 0 , 03 m 7
ℜgh=6 × =6 × =25.584 ,08
ε 0,0002 m

Chuẩn số Reynolds nhám theo công thức II.62 trang 379 [47]:

( )
9

( )
9
d tr 8 0 ,02 m 8
ℜn=220 × =220 × =823.237 , 88
ε 0,0002m

Ta nhận thấy ℜgh< ℜ F < ℜn  khu vực quá độ nằm giữa khu vực nhẵn thủy lực và khu
2

vực nhám.

Hệ số ma sát tại khu vực chảy quá độ sẽ phụ thuộc vào độ nhám của thành ống và
chuẩn số Reynolds.

ε 0,0002 ε
Tỷ số d = 0 , 03 =0,0067; 0,00008< d <0,0125  hệ số ma sát được xác định theo
tr tr

công thức II.64 trang 380 [47]:

( ) ( )
0 ,25 0 , 25
ε 100 0,0002 100
λ 2=0 , 1× 1 , 46 × × =0 , 1 × 1 , 46 × × =0,0050
d tr ℜF 2 0 , 03 155.247 , 65

 Xác định trở lực cục bộ:

Ta xác định giá trị A, B, C tại bảng II.16 trang 393 [47]

Thông số Giá trị

87
θ=90 ° A=1 ,0

R
=4 B=0 , 11
d tđ

a
=2 C=0 , 45
b

ξ=1 , 0 ×0 , 11×0 , 45=0,0495

Đường ống có 6 chỗ uốn cong  ξ 1=6 × 0,0495=0,297

Với ống cong hình chữ U, tra bảng bảng II.16 trang 393 [47], ta có:

Đường ống có 2 đoạn cong hình chữ U  ξ 2=2 ×1 , 4=2 , 8

Van:

Xét van tiêu chuẩn với độ mở hoàn toàn, tra tại bảng II.16trang 397 [47], ta có:
ξ=6 , 45 với D=30 mm

Đường ống có 1 van tiêu chuẩn:

ξ 3=6 , 45

 ∑ ξ2=ξ1 +ξ 2 +ξ 3=0,297+ 2 ,8+ 6 , 45=9 ,55

Tổn thất đường ống:

( )
2

( )
2
l2 vF 30 m (1 , 82m/ s)
h2 = λ 2 × +∑ ξ 2 × = 0,0050 × 2
+ 9 ,55 × =8 , 06 m
d2 2g 0 , 03 m 2× 9 , 81 m/s
2

6.2.3. Chiều cao bồn cao vị

Ta chọn mặt cắt (1 – 1) tại mặt thoáng chất lỏng chứa trong bồn cao vị, mặt cắt (2 – 2)
tại vị trí nhập liệu.

Phương trình Bernolli thủy tĩnh:

2 2
P1 W 1 P2 W 2
Z1 + + =Z 2+ + +∑ h
ρg 2 g ρg 2 g

88
2 2
P 2−P1 W 2−W 1
( ¿ ) Z =Z +
1 2 + +∑ h
ρg 2g

Với Z1 : độ cao mặt thoáng (1 – 1) so với mặt đất.

Z 2: độ cao mặt thoáng (2 – 2) so với mặt đất.

P1: áp suất tại mặt thoáng (1 – 1).

P2: áp suất tại mặt thoáng (2 – 2).

W 1: vận tốc tại mặt thoáng (1 – 1).

W 2 : vận tốc tại mặt thoáng (2 – 2)

∑ h: tổn thất đường ống dẫn.


Ta có:
 Chọn gần đúng chiều cao Z 2 theo biểu thức:

Z 2=0 , 8+ ( N chưng +1 ) × ( hchân +δ mâm )=0 , 8+ ( 7+ 1 ) × ( 0 ,5+ 0,005 )=4 , 84 m

 P1=P2=1 at
 W 1=0 m/s
 W 2 =v F=0 ,98 m/ s

 ∑ h=h 1+ h2=2 , 04+8 , 06=10 , 1m


Vậy chiều cao bồn cao vị:

2 2
vF ( 0 , 98 m/s )
H cv =Z 1=Z 2+ + ∑ h=4 , 84 m+ 2
+10 ,1 m=14 , 99 m
2g 2× 9 , 81 m/ s

Để đảm bảo thế năng cho hệ thống chọn dư khoảng 30% H cv =19 , 49 m

Vậy chọn H cv =20 m

6.3. Thiết bị ngưng tụ sản phẩm đỉnh

6.3.1. Cân bằng nhiệt lượng cho thiết bị ngưng tụ sản phẩm đỉnh

Qnt =(R+1)× D × M D × r D

Với Qnt : nhiệt lượng ngưng tụ do hơi sản phẩm đỉnh ngưng tụ thành lỏng, kJ /h.

89
Ở đây ta chọn hơi sản phẩm đỉnh ngưng tụ hoàn toàn thành lỏng.

r D: ẩn nhiệt hóa hơi sản phẩm đỉnh

r D=xD × r C H O +(1−xD)× r H O
3 6 2

xD × M C H O 0 , 95× 58 , 08
xD= 3 6
= =0 , 98
x D × M C H O +(1−x D )× M H O 0 , 95 ×58 , 08+(1−0 , 95)× 18 , 02
3 6 2

Tra bảng I.212 trang 254 [47]:

Ẩn nhiệt hóa hơi

Nhiệt độ (kJ/kg) rC 3 H 6O rH 2 O

(℃ )

124,54 (kcal/kg) 579,34 (kcal/kg)


t D =57 , 3℃
= 521,42 (kJ/kg) = 2.425,57 (kJ/kg)

 r D=0 , 98× 521 , 42 kJ /kg + ( 1−0 , 98 ) × 2.425 ,57 kJ /kg=559 , 5(kJ /kg )
 Nhiệt lượng tỏa ra khi dòng hơi sản phẩm đỉnh ngưng tụ:

Qnt =(R+1)× D × M D × r D

¿ ( 0 , 57+1 ) ×32 , 02× 56 , 08× 559 ,5 kJ / kg=1.577 .353 , 65( kJ /h)

Chọn thiết bị ngưng tụ dạng vỏ - ống được đặt nằm ngang

Ống truyền nhiệt được thiết kế từ nguyên liệu thép carbon 20K với các thông số

Thông số Giá trị

Đường kính ngoài, Dn 25 mm = 0,025 m

90
Đường kính trong, Dtr 20 mm = 0,02 m

Chiều dài ống, L 3m

Bề dày ống, δ t 2,5 mm = 0,0025 m

Nhiệt độ nước vào, t v 27 ℃

Nhiệt độ nước ra, t r 43 ℃

t v +t r 27+43
t tb = = =35℃
2 2

Tra bảng ta có các thông số sau:

Thông số Giá trị Tra tại

Khối lượng riêng, ρ N 993,5 kg/m3 Bảng I.2 trang 9 [47]

Độ nhớt động học, μ N 0,73.10-3 N.s/m2 Bảng I.101 trang 92 [47]

Hệ số dẫn nhiệt, λ N 0,626 W/m.độ Bảng I.129 trang 133 [47]

Nhiệt dung riêng, C N 4,176 kJ/kg.độ Bảng I.153 trang 172 [47]

6.3.2. Suất lượng nước làm lạnh cần dùng

 Lượng nước cần dùng theo công thức 5.307 trang 169 [58]:

Qnt 1.577 .353 , 65 kJ /h


G N= = =6 , 56(kg/ s)
3600 ×C N ×(t r−t v ) 3.600 × 4,176 kJ /kg . độ ×( 43℃−27 ℃)

6.3.3. Hiệu số nhiệt độ trung bình logarit

Với phương pháp truyền nhiệt ngược chiều, ta có:

( t D −t v )−(t D−t r ) (57 ,3−27 ) −(57 , 3−43)


∆ t log = = =21 ,31(K )

(t −t
ln D v
t D−t r ) ln (
57 ,3−27
57 , 3−43 )
91
6.3.4. Hệ số truyền nhiệt K
1 2
K= (W /m . K )
1 1
+∑ rt +
αN α nt

Với K : hệ số truyền nhiệt, W /m2 . K

α N : hệ số cấp nhiệt của dòng nước lạnh, W /m2 . K

∑ r t: nhiệt trở qua thành ống và lớp cặn


α nt : hệ số cấp nhiệt của dòng hơi ngưng tụ, W /m2 . K

 Xác định hệ số cấp nhiệt của nước:

Theo Hình II.2 trang 370 [47], ta chọn vận tốc nước đi trong ống V N =0 ,5 m/s
 Số ống trong một đường nước:

GN 4 6 ,56 kg/ s 4
n= × = × =42, 04 (ống)
ρ N π × Dtr ×V N 993 , 5 kg /m π ×(0 , 02m)2 × 0 ,5 m/ s
2 3

 Chọn 42 ống.
 Vận tốc thực tế của nước trong ống:

GN 4 GN 4 6 , 56 kg /s 4
n= × (¿ )V = × = ×
2 N
ρ N π × Dtr ×V N ρ N π × D2tr × n 993 ,5 kg /m3 π ×(0 , 02 m)2 ×42

¿ 0 , 5 m/s
 Chuẩn số Reynolds:

V N × Dtr × ρ N 0 , 5 m/s × 0 , 02m ×993 , 5 kg /m3


ℜN = = −3 2
=13.609 , 59
μN 0 , 73.10 N /m . s

ℜN =13.609 ,59> 10.000 cấp nhiệt xảy ra ở chế độ chảy rối.

 Chuẩn số Nusselt:

Chuẩn số Nuselt với dòng chảy xoáy (rối) trong ống và rãnh thẳng được tính theo công
thức V.40 trang 14 [46]:

( )
0 ,25
0, 8 0 , 43 Pr N
NuN =0,021 × ε 1 × ℜ N × Pr N ×
Pr W

92
Với ε 1: hệ số hiệu chỉnh tính đến ảnh hưởng của tỷ số giữa chiều dài L và đường kính
D của ống

L 3m
Với tỷ số = =150, tra theo bảng V.2 trang 15 [46], ta có ε 1=1
D 0 , 02 m

Pr N : chuẩn số Prandlt của nước

Tra theo bảng V.12 trang 12 [46], ta có Pr N =5

Pr W : chuẩn số Prandlt của nước tra ở nhiệt độ trung bình vách.

( )
0 , 25
0, 8 0 ,42 5 125 , 2
 NuN =0,021 ×1 ×13.609 , 59 ×5 ×
Pr W
= 0 ,25
PrW
 Hệ số cấp nhiệt của nước trong ống:

125 , 2
0 ,25
×0,626
NuN × λ N Pr W 3.918 , 76
∝N = = = 0 ,25
Dtr 0 , 02 PrW
 Nhiệt tải phía nước làm lạnh:

3.918 ,76
q N =∝N × ( t W −t tb ) = 0 ,25
× ( t W −35℃ ) ( 1 )
Pr W
2 2

Với t W : nhiệt độ của vách tiếp xúc với nước trong ống, ℃
2

6.3.5. Nhiệt tải qua thành ống và lớp cặn


t W −t W
q t= 1 2

∑ rt
Với t W : nhiệt độ của vách tiếp xúc với hơi ngưng tụ, ℃
1

t W : nhiệt độ của vách tiếp xúc với nước trong ống, ℃


2

δ
∑ r t= λ t +r c.
t

δ t : bề dày thành ống, δ t =0,0025 m

λ t: hệ số dẫn nhiệt của vật liệu.

Tra theo bảng 2-12 trang 34 [54], ta có λ t=53 , 65 W /m . độ


93
r c : nhiệt trở trung bình lớp cặn trong ống

1 2
Tra bảng 31 trang 419 [58], với chất tải nhiệt là nước sạch, ta có r c = m . độ/W
5800

0,002 m 1
 ∑ r t=
2 2
+ m . độ/W =0,00021(m . K /W )
53 , 65 W /m .độ 5800

t W −t W
 q t= 1

2
2
(W /m2 )(2)
0,00021 m . K /W

6.3.6. Xác định hệ số cấp nhiệt của hơi ngưng tụ

 Các điều kiện xác định:

- Thiết bị ngưng tụ nằm ngang

- Màng chất ngưng tụ chảy tầng

- Hơi được ngưng tụ là hơi không bão hòa

- Hơi được ngưng tụ ở mặt ngoài ống

- Không chứa không khí không ngưng


 Xét ống đơn chiếc nằm ngang, ta có hệ số cấp nhiệt ngưng tụ theo công thức
3.65 trang 120 [58]:

√ √
3 2 3 2
r nt × λ nt × ρnt
4 4 r nt × λnt × ρnt
α nt =0,725× =0,725 ×
μnt × ∆ t × D ng μnt × ( t D−t W ) × D ng 1

¿ 0,725 ×

r nt × λ 3nt × ρ2nt
4

μ nt × Dng
×
1

( t D −tW 1
)
1
4

Với r nt : ẩn nhiệt ngưng tụ, r nt =r D=559 , 5 kJ /kg


 Nhiệt tải thành ngoài ống:


r nt × λ 3nt × ρ2nt 3
4
q nt =α nt × ( t D−t W ) =0,725 × × ( 57 , 3−t W ) 4 (3 )
1
μnt × Dng 1

Từ (1), (2), (3) sử dụng phương pháp lặp để xác định t W và t W 1 2

Chọn t W =45 ,5 ℃
1

94
t D +t W 57 , 3 ℃+ 45 ,5 ℃
 t Dtb= 1
= =51 , 4 ℃
2 2

Tra bảng ta có các thông số sau:

Thông số Giá trị Tra tại

Khối lượng riêng, ρnt 755,46 kg/m3 Bảng I.2 trang 9 [47]

Độ nhớt động học, μnt 0,00024 N.s/m2 Bảng I.101 trang 92 [47]

Hệ số dẫn nhiệt, λ nt 0,165 W/m.độ Bảng I.130 trang 134 [47]

√ √
3 2 2
4 559 , 5.10 J /kg × ( 0,165 W /m . độ ) × ( 755 , 46 kg /m )
3 3 3
r nt × λ nt × ρnt
 0,725 × 4 =0,725× 2
μ nt × Dng 0,00024 N . s /m × 0,025 m

2
¿ 2.850 , 81(W /m )


r nt × λ3nt × ρ2nt 3 3
4 2
( 3) ( ¿) q nt =0,725 × × ( 57 ,3−t W ) 4
=2.850 ,81 W /m × ( 57 , 3 ℃−45 , 5℃ ) 4
μ nt × Dng 1

2
¿ 18.150 , 13(W /m )

Xem lượng nhiệt tải mất mát không đáng kể  q t=qnt =18.150 ,13 W /m2

t W −t W 2
45 ,5 ℃−t W
( 2 ) ( ¿ ) qt = 1

2
2
( ¿ ) 18.150 , 13 W /m = 2
(¿ ) t
W2 =41 , 69℃
0,00021 m . K /W 2 K
0,00021 m .
W

t W −t W 45 ,5 ℃+ 41 ,69 ℃
 t tbW = 1 2
= =43 , 6 ℃
2 2

Tra hình V.12 trang 12 [46], ta có chuẩn số Prandlt của t tbW : Pr W =4 , 1

3.918 , 76 3.918 ,76 2


( 1) (¿ ) qN = 0 ,25
× ( t W −35 ℃ ) = 0 ,25
× ( 41 ,69 ℃−35 ℃ )=18.423 , 78(W /m )
PrW 4 ,1
2

 Kiểm tra sai số:

|q N −qnt| |18.423 ,78 W /m2−18.150 ,13 W /m2|


ε= = 2
=0,015=1 ,5 % <5 %
q nt 18.150 ,13 W /m
95
Vậy t W =45 ,5 ℃ và t W =41, 69 ℃
1 2

 Hệ số cấp nhiệt ngưng tụ:

α nt =0,725×

r nt × λ3nt × ρ2nt
4

μnt × Dng
×
1

( t D −t W 1
)
1
4
2
=2.850 , 81 W /m ×
1

(57 ,3 ℃−45 , 5 ℃ )
1
4

2
¿ 1.538 , 15(W /m . K )

 Hệ số cấp nhiệt của nước trong ống:

125 , 2
0 ,25
×0,626
NuN × λ N Pr W 3.918 , 76 3.918 ,76 2
∝N = = = 0 ,25
= 0 ,25
=2.753 , 93(W /m . K )
Dtr 0 , 02 PrW 4 ,1

 Hệ số truyền nhiệt:

1 1
K= =
1 1 1 1
+∑ rt + +0,00021 m2 . K /W +
αN α nt 2
2.753 , 93 W /m . K
2
1.538 ,15 W /m . K

2
¿ 817 , 5(W / m . K )

6.3.7. Bề mặt trao đổi nhiệt cần thiết

 Bề mặt trao đổi nhiệt cần thiết được xác định theo công thức trang 171 [58]:

β × Qnt 3
1 , 25× 1.577 .353 ,65. 10 J /s 2
F tb = = =31 , 44 (m )
K × ∆ t log 3.600× 817 , 5 W /m2 . K ×21 , 31 K

Với β : hệ số dự trữ, β=1 , 25.


 Chiều dài ống truyền nhiệt:

' F tb × 100 % 2
31 , 44 m ×100 %
L= = =10 ,59(m)
D n+ D tr 0,025 m+ 0 ,02 m
π × n× π × 42 ×
2 2

 Chọn L' =11m .

L' 11
So với L=3 m thì số đường ống là: = =3 , 67 (đường ống)
L 3

Vậy khi chiều dài ống L=3 m thì số đường ống nước tăng lên 3,67 lần

96
 n=3 , 67× 42=154(ống)

Vậy thiết bị ngưng tụ sản phẩm đỉnh sử dụng là thiết bị truyền nhiệt vỏ- ống có 169
ống (dự trữ 10%) và dài 3m.
 Các ống của thiết bị được sắp xếp kiểu lục giác đều theo công thức V.139 trang
48 [46]:
 Tổng số ống:

n=3 ×a × ( a−1 )+1=169

( ¿ ) a=8

Với a : số ống trên một cạnh (ngoài cùng) của lục giác đều

Vậy chọn a=8


 Số ống trên đường chéo của hình lục giác đều:

b=2 ×a−1=2 ×8−1=15 (ống)


 Bước ống:

t=1 ,5 × Dn=1 , 5× 0,025 m=0,0375(m)


 Đường kính thiết bị trao đổi nhiệt được xác định theo công thức V.140 trang 49
[46]:

D=t × ( b−1 ) +4 × Dn=0,0375 m× ( 15 ống−1 ) + 4 ×0,025 m=0,625(m)

Vậy chọn D=0 ,63 m

6.4. Thiết bị làm nguội sản phẩm đỉnh

6.4.1. Cân bằng nhiệt lượng cho thiết bị làm nguội sản phẩm đỉnh

Q D=c D × D × ( t vD−t rD )

Với t vD =57 , 3℃ và t rD =35 ℃

v r
t +t
 t = D D = 57 , 3 ℃+35 ℃ =46 ,15 ℃
tb
D
2 2

xD × M C H 6O 0 , 95× 58 , 08
xD= 3
= =0 , 98
x D × M C H O +(1−x D )× M H
3 6 2 O 0 , 95 ×58 , 08+(1−0 , 95)× 18 , 02

97
Tra bảng I.153 trang 171 – 172 [47]:

Nhiệt dung riêng

Nhiệt độ (J/kg) cC H
3 6 O cH O
2

(℃ )

tb
t D =46 ,15 ℃ 2.260 4.179,6

 c D=0 , 98 × 2.260 J /kg+ ( 1−0 , 98 ) × 4.179 , 6 J /kg=2.298 , 4 ( J /kg)

Q D=2.298 , 4 J /kg ×56 ,08 × 32, 03 ×(57 , 3 ℃−35 ℃)×10−3=92.065 , 18(kJ /h)

Chọn thiết bị làm nguội dạng ống lồng ống được đặt nằm ngang. Dòng sản phẩm đỉnh
đi trong ống ngoài kích thước 25x2,5 và dòng lưu chất làm mát đi trong ống trong kích
thước 18x2.
 Ống ngoài được thiết kế từ nguyên liệu thép carbon 20K với các thông số:

Thông số Giá trị

Đường kính ngoài, Dn 25 mm = 0,025 m

Đường kính trong, Dtr 20 mm = 0,02 m

Bề dày ống, δ t 25 mm = 0,0025 m

Nhiệt độ sản phẩm đỉnh vào, t vD 57 , 3 ℃

Nhiệt độ sản phẩm đỉnh ra, t rD 35 ℃

tb
t D =46 ,15 ℃

98
Tra bảng ta có các thông số sau:

Thông số Giá trị Tra tại

Khối lượng riêng, ρ D 761,235 kg/m3 Bảng I.2 trang 9 [47]

Độ nhớt động học, μ D 0,00025 N.s/m2 Bảng I.101 trang 91 [47]

Hệ số dẫn nhiệt, λ D 0,165 W/m.độ Bảng I.130 trang 134 [47]

Nhiệt dung riêng, C D 2.260 kJ/kg.độ Bảng I.153 trang 172 [47]

 Ống trong được thiết kế từ nguyên liệu thép carbon 20K với các thông số:

Thông số Giá trị

Đường kính ngoài, d n 18 mm = 0,018 m

Đường kính trong, d tr 13 mm = 0,013 m

Bề dày ống, δ t 25 mmm = 0,0025 m

Nhiệt độ nước vào, t v 27 ℃

Nhiệt độ nước ra, t r 43 ℃

tb t v +t r 27+ 43
tN= = =35 ℃
2 2

99
Tra bảng ta có các thông số sau:

Thông số Giá trị Tra tại

Khối lượng riêng, ρ N 993,5 kg/m3 Bảng I.2 trang 9 [47]

Độ nhớt động học, μ N 0,00073 N.s/m2 Bảng I.101 trang 92 [47]

Hệ số dẫn nhiệt, λ N 0,626 W/m.độ Bảng I.129 trang 133 [47]

Nhiệt dung riêng, C N 4,176 kJ/kg.độ Bảng I.153 trang 172 [47]

6.4.2. Suất lượng nước lạnh cần dùng cho việc làm nguội sản phẩm đỉnh

 Suất lượng sản phẩm đỉnh:

G D=D × M D=32 , 03 ×56 , 08=1.796 , 24(kg/h)


 Suất lượng nước cần dùng làm mát sản phẩm đỉnh theo công thức 5.307 trang
169 [58]:

QD 92.065 ,18 kJ /h
G ' N= = =0 , 38(kg/ s)
3.600 ×C N ×(t r−t v ) 3.600 × 4,176 kJ /kg . độ ×(43℃−27 ℃)

6.4.3. Hiệu số nhiệt độ trung bình logarit

Với phương pháp truyền nhiệt ngược chiều, ta có:

(t vD −t r )−(t rD −t v ) ( 57 , 3−43 )−(35−27)


∆ t log = = =10 , 85 (K)

( ) ( )
v
t −t r 57 , 3−43
ln
D ln
r 35−27
t −t v
D

K : hệ số truyền nhiệt

6.4.4. Hệ số truyền nhiệt K


1 2
K= (W /m . K )
1 1
+∑ rt +
αN α nt

Với K : hệ số truyền nhiệt, W /m2 . K

100
α N : hệ số cấp nhiệt của dòng nước lạnh, W /m2 . K

∑ r t: nhiệt trở qua thành ống và lớp cặn


α nt : hệ số cấp nhiệt của dòng hơi ngưng tụ, W /m2 .

6.4.4.1. Ống ngoài

 Xác định vận tốc của sản phẩm đỉnh đi trong ống ngoài:

4 ×G D 4 ×1796 , 24 kg/h
V D= = =10 , 98(m/ s)
π × ρ D × ( D −d ) π × 3.600× 761,235 kg /m × ( 0 , 02 −0,018 )
2 2 3 2 2
tr n

Đường kính tương đương: Dtđ =Dtr −d n=0 , 02 m−0,018 m=0,002(m)


 Chuẩn số Reynolds:

V D × Dtđ × ρD 10 , 98 m/s ×0,002 m× 761,235 kg/m3


ℜD = = 2
=66.866 , 88
μD 0,00025 N /m . s

ℜD =66.866 , 88>10.000 cấp nhiệt xảy ra ở chế độ chảy rối.

 Chuẩn số Nusselt :

Chuẩn số Nuselt với dòng chảy xoáy (rối) trong ống và rãnh thẳng được tính theo công
thức V.40 trang 14 [46]:

( )
0 ,25
0, 8 0 , 43 Pr D
NuD =0,021 × ε 1 × ℜ D × Pr D ×
PrW

Với ε 1: hệ số hiệu chỉnh tính đến ảnh hưởng của tỷ số giữa chiều dài L và đường kính
D của ống

Với tình trạng dòng chảy rối, ta chọn ε 1=1

Pr D : chuẩn số Prandlt của sản phẩm đỉnh ở nhiệt độ trung bình vách

μ D ×C D 0,00025 N . s /m2 × 2.260 kJ /kg . độ


Pr D = = =3 , 42
λD 0,165 W /m. độ

Pr W : chuẩn số Prandlt của nước tra ở nhiệt độ trung bình vách.

( )
0 ,25
0 ,8 0 , 42 3 , 42 346 , 89
 NuD =0,021 ×1 ×66.866 , 88 ×3 , 42 ×
Pr W
= 0 , 25
Pr W

101
 Hệ số cấp nhiệt của sản phẩm đỉnh trong ống ngoài:

346 , 89
0 , 25
× 0,165W /m. độ
Nu D × λ D Pr W 28.618,425
∝D = = = 0 ,25
Dtđ 0,002 m Pr W
 Nhiệt tải phía nước làm lạnh:

28.618,425
q D =∝D × ( t D −t W )=
tb
0 ,25
× ( 46 ,15 ℃−t W )
PrW
1 1

Với t W : nhiệt độ của vách tiếp xúc với sản phẩm đỉnh trong ống, ℃
1

 Nhiệt tải qua thành ống và lớp cặn

t W −t W
q t= 1 2

∑ rt
Với t W : nhiệt độ của vách tiếp xúc với hơi ngưng tụ, ℃
1

t W : nhiệt độ của vách tiếp xúc với nước trong ống, ℃


2

δ
∑ r t= λ t +r c.
t

δ t : bề dày thành ống, δ t =0,002 m×2=0,004 m

λ t: hệ số dẫn nhiệt của vật liệu.

Tra theo bảng 2-12 trang 34 [54], ta có λ t=52 , 77 W /m . độ

r c : nhiệt trở trung bình lớp cặn trong ống

1 2
Tra bảng 31 trang 419 [58], với chất tải nhiệt là nước sạch, ta có r c = m . độ /W
11600

0,004 m 1
 ∑ r t=
2 2
+ m . độ /W =0,00016 (m . K /W )
52 ,77 W /m. độ 11600

t W −t W
 q t= 1

2
2
(W /m2)
0,00016 m . K /W

6.4.4.2. Ống trong

 Xác định vận tốc của nước đi trong ống:

102
4 ×G ' N 4 × 0 ,38 kg /s
V N= 2
= 3 2
=2 , 88(m/s )
π × ρ N ×d tr π × 993 ,5 kg /m × 0,013
 Chuẩn số Reynolds:

V N × dtr × ρN 2 , 88 m/s × 0,013 m× 993 ,5 kg /m3


ℜN = = 2
=50.954 , 30
μN 0,00073 N /m . s

ℜD =50.954 , 30>10.000 cấp nhiệt xảy ra ở chế độ chảy rối.

 Chuẩn số Nusselt :

Chuẩn số Nuselt với dòng chảy xoáy (rối) trong ống và rãnh thẳng được tính theo công
thức V.40 trang 14 [46]:

( )
0 ,25
0, 8 0 , 43 Pr N
NuN =0,021 × ε 1 × ℜ N × Pr N ×
Pr W

Với ε 1: hệ số hiệu chỉnh tính đến ảnh hưởng của tỷ số giữa chiều dài L và đường kính
D của ống

Với tình trạng dòng chảy rối, ta chọn ε 1=1

Pr N : chuẩn số Prandlt của sản phẩm đỉnh ở nhiệt độ trung bình vách

μ N × C N 0,00073 N . s/m2 × 4,176 kJ /kg . độ ×103


Pr N = = =4 , 87
λN 0,626 W /m. độ

Pr W : chuẩn số Prandlt của nước tra ở nhiệt độ trung bình vách.

( )
0 ,25
0 ,8 0 , 42 4 , 87 353 , 68
 NuN =0,021 ×1 ×50.954 ,30 ×4 , 87 × Pr = 0 , 25
W Pr W
 Hệ số cấp nhiệt của nước trong ống trong:

353 , 68
0 , 25
× 0,626 W /m. độ
NuN × λ N Pr W 17031 , 05
∝N = = = 0 ,25
d tr 0,013 m PrW
 Nhiệt tải phía nước làm lạnh:

17031 , 05
q N =∝N × ( t W −t N )=
tb
0 , 25
× ( t W −35 ℃ )
Pr W
2 2

Với t W : nhiệt độ của vách tiếp xúc với nước trong ống, ℃
2

103
 Chọn t W =44 , 3℃ 1

Tra bảng ta có các thông số sau:

Thông số Giá trị Tra tại

Khối lượng riêng, ρ ' D 763,27 kg/m3 Bảng I.2 trang 9 [47]

Độ nhớt động học, μ ' D 0,00026 N.s/m2 Bảng I.101 trang 91 [47]

Hệ số dẫn nhiệt, λ ' D 0,165 W/m.độ Bảng I.130 trang 134 [47]

Nhiệt dung riêng, C ' D 2.253,98 kJ/kg.độ Bảng I.153 trang 172 [47]

μ' D × C ' D 0,00026 N . s /m2 ×2.253 , 98 kJ /kg . độ


 Pr W = = =3 ,55
1
λ'D 0,165 W /m .độ

28.618,425
 q D =∝D × ( t D −t W )=
tb 2
0 ,25
× ( 46 ,15 ℃−44 ,3 ℃ )=38.570 , 95(W /m )
3 ,55
1

Xem lượng nhiệt tải mất mát không đáng kể  q t=q D=38.570 , 95 W /m2

t W −t W
q t= 1

2
2
=38.570 , 95W /m2
0,00016 m . K /W

( ¿) t W
2
=44 , 3℃−38.570 , 95 W /m2 ×0,00016 m2 . K /W =38 , 13 ℃

tW + tW 44 ,3 ℃+ 38 ,15 ℃
 t tbW = 1 2
= =41 ,22 ℃
2 2

Với t W =38 , 13 ℃, tra hình V.12 trang 12 [46], ta có chuẩn số Prandlt của Pr W =3 , 6
2 2

17031, 05 17031 ,05 2


 qN = 0 ,25
× ( t W −35 ℃ )= 0 , 25
× ( 38 , 13 ℃−35 ℃ )=38.699 , 93(W /m )
Pr W 3,6
2

 Kiểm tra sai số:

|q N −q D| |38.699 , 93 W /m2−38.570 , 95 W /m2|


ε= = 2
=0,0033=0 , 33 %< 5 %
qD 38.570 , 95 W /m

Vậy t W =44 , 3℃ và t W =38 , 13 ℃


1 2

104
28.618,425 28.618,425 2
 ∝D = 0 , 25
= 0 ,25
=20.849 ,16 (W /m . K )
Pr W 3 , 55

17031, 05 17031 , 05 2
 ∝N = 0 ,25
= 0 ,25
=12.364 , 19(W /m . K )
Pr W 3,6

 Hệ số truyền nhiệt:

1 1
K= =
1 1 1 1
+∑ rt + + 0,00016 m2 . K /W +
αN αD 2
12.364 , 19W /m . K
2
20.849 ,16 W /m . K

2
¿ 3.462 ,1 (W /m . K )

6.4.5. Bề mặt trao đổi nhiệt cần thiết

 Bề mặt trao đổi nhiệt cần thiết được xác định theo công thức trang 171 [58]:

β ×Q D 3
1 ,25 × 92.065 ,18 . 10 J /s 2
F tb = = =0 , 85(m )
K × ∆ t log 3.600× 3.462 ,1 W /m2 . K ×10 , 85 K

Với β : hệ số dự trữ, β=1 , 25.

 Chọn F tb=1m2
 Chiều dài ống truyền nhiệt:

Ftb ×100 % 2
1 m ×100 %
L= = =20 ,54 (m)
Dn + Dtr 0,018 m+0,013 m
π×n× π × 1×
2 2

 Chọn L=21 m
L 21
 Kiểm tra d = 0,013 =1.615 ,38 ≥ 50  ε 1=1 thỏa điều kiện.
tr

Vậy chọn thiết bị làm nguội sản phẩm đỉnh dạng truyền nhiệt ống lồng ống với chiều
dài ống truyền nhiệt là 21 m, chia thành 7 dãy, mỗi dãy dài 3m.

6.5. Thiết bị gia nhiệt dòng nhập liệu

6.5.1. Cân bằng nhiệt lượng cho thiết bị gia nhiệt dòng nhập liệu

Q F=c F × F × ( t rF −t vF )

Với t rF =92 , 5℃ và t vF =58 , 5℃

105
r v
tb t F −t F 92, 5 ℃+58 , 5 ℃
t =
F = =75 , 5℃
2 2

xF × M C H O 0 , 2 ×58 , 08
xF= 3 6
= =0 , 45
x F × M C H O +(1−x F )× M H O 0 , 2× 58 ,08+(1−0 ,2)×18 , 02
3 6 2

Tra bảng I.153 trang 171 – 172 [47]:

Nhiệt dung riêng

Nhiệt độ (J/kg) cC H
3 6 O cH O
2

(℃ )

t tb =75 ,5 ℃ 2.355,38 4.190

 c F=0 ,2 ×2.287 , 94 J /kg+ ( 1−0 , 2 ) × 4.186 , 06 J /kg=3.806 , 44 (J /kg)

Q F=3.806 , 44 J /kg × 56 , 08× 32 ,03 ×(92 , 5 ℃−58 , 5 ℃)× 10−3=232.467 , 82(kJ /h)

Chọn thiết bị truyền nhiệt dạng vỏ - ống được đặt thẳng đứng

Ống truyền nhiệt được thiết kế từ nguyên liệu thép carbon 20K với các thông số:

Thông số Giá trị

Đường kính ngoài, Dn 35 mm = 0,035 m

Đường kính trong, Dtr 30 mm = 0,03 m

106
Chiều dài ống, L 2m

Bề dày ống, δ t 2,5 mm = 0,0025 m

v
Nhiệt độ dòng nhập liệu vào, t F 2
58 , 5℃

r
Nhiệt độ dòng nhập liệu ra, t F 2
92 , 5℃

Số ống 20

6.5.2. Suất lượng hơi nước cần dùng

Thiết bị sử dụng hơi nước bão hòa để gia nhiệt. Hơi đi bên ngoài ống ở áp suất tuyệt
đối P F =2 at=1 , 94 atm (chọn thiết kế thiết bị khoảng 2atm) và dòng nhập liệu đi bên
2

trong ống.

Tra bảng I.250 trang 312 [47]:

Thông số Giá trị

Ẩn nhiệt hóa hơi của nước, r h 2,207 kJ/kg

Nhiệt độ hơi của nước, t h 120 ℃

Suất lượng hơi nước cần dùng để đun sôi dòng nhập liệu được tính theo công thức
trang 120 [58]:

QF 232.467 ,82 kJ /h
G N= = =29 , 26(kg /s)
r h 2,207 kJ /kg ×3.600

6.5.3. Hiệu số nhiệt độ trung bình logarit

Với phương pháp truyền nhiệt ngược chiều, ta có:

(t h−t vF )−(t h−t rF ) ( 120 ℃−58 , 5 ℃ )−(120 ℃−92 ,5 ℃)


∆ t log = = =42 , 24
2 2

( ) ( )
t h−t
v
120 ℃−58 ,5 ℃
ln
F2 ln
r 120 ℃−92 ,5 ℃
t h−t F2

107
t F =t h−∆ t log =120 ℃−42 , 24=77 ,76 ℃
2

Với t F =77 , 76 ℃, tra bảng ta có các thông số sau:


2

Thông số Giá trị Tra tại

Khối lượng riêng, ρ F 2


860,19 kg/m3 Bảng I.2 trang 9 [47]

Bảng I.101 trang 91 – 92


Độ nhớt động học, μ F 2
0,00029 N.s/m2
[47]

Bảng I.129 trang 133 và


Hệ số dẫn nhiệt, λ F 2
0,44 W/m.độ
bảng I.130 trang 134 [47]

Nhiệt dung riêng, C F 2


3367,72 J/kg.độ Bảng I.153 trang 172 [47]

6.5.4. Hệ số truyền nhiệt K


1 2
K= (W /m . K )
1 δt 1
+r 1 + +r 2 +
α1 λt α2

Với K : hệ số truyền nhiệt, W /m2 . K

α 1: hệ số cấp nhiệt của hơi ngưng ở mặt ngoài ống chùm thẳng đứng, W /m2 . K

α 2: hệ số cấp nhiệt của dòng nhập liệu trong ống, W /m2 . K

 Vận tốc thực tế của dòng nhập liệu trong ống:

GF 4
n= 2
×
ρF 2
π × D2tr ×V F 2

GF 4 4000 kg /h 4
( ¿) V = 2
× = ×
F2
ρF 2
π × Dtr × n 860 , 19 kg/m ×3600 π ×(0 , 03 m)2 × 20
2 3

¿ 0,091 m/s
 Chuẩn số Reynolds:

V F × Dtr × ρ F 0,091 m/s × 0 , 03 m×860 ,19 kg /m3


ℜF = 2 2
= =8.097 , 65
2
μF 2
0,00029 N /m2 . s

108
2300< ℜF =8.097 , 65<10.000  cấp nhiệt xảy ra ở chế độ chảy quá độ.
2

 Chuẩn số Prandlt của dòng nhập liệu tại t F =77 , 76 ℃: 2

C F × μF 3.367 ,72 J /kg . độ × 0,00029 N . s/m2


Pr F = 2 2
= =2 ,22
2
λF 2
0 , 44 W /m . độ

Chọn nhiệt độ bề mặt ngoài thành ống t v =119 ℃ 1

 Nhiệt độ màng lỏng ngưng:

t h +t v 120 ℃+ 119 ℃
t m= 1
= =119 ,5 ℃
2 2

Tra bảng ta có các thông số sau:

Thông số Giá trị Tra tại

Khối lượng riêng, ρ N 943,38 kg/m3 Bảng I.2 trang 9 [47]

Độ nhớt động học, μ N 0,00023 N.s/m2 Bảng I.101 trang 92 [47]

Hệ số dẫn nhiệt, λ N 0,685 W/m.độ Bảng I.129 trang 133 [47]

Nhiệt dung riêng, C N 4,274 kJ/kg.độ Bảng I.153 trang 172 [47]

 Hệ số cấp nhiệt của hơi ngưng ở mặt ngoài ống chùm thẳng đứng:

√ √
3 2 2
3 ( 0,685 W /m . độ ) × ( 943 , 38 kg /m ) ×20 × 2
3 3
3λ N × ρ N ×n × L
α 1=14 , 3 × =14 ,3 × 2
μ N ×G N 0,00023 N . s /m × 29 ,26 kg/ s

2
¿ 17.067 , 52(W / m . độ)
 Nhiệt tải hơi ngưng tụ ngoài thành ống:

q 1=q=α 1 × ( t h−t v ) =17.067 , 52 W /m . độ × ( 120℃−119 ℃ )=17.067 , 52(W /m )


2 2
1

 Nhiệt độ bề mặt thành trong của ống:

Tra theo bảng 2-12 trang 34 [54], ta có hệ số dẫn nhiệt của vật liệu λ t=49 , 20W /m. độ

Tra bảng 31 trang 419 [58], với chất tải nhiệt là hơi bão hòa, ta có:
1 2
 Nhiệt trở cặn bẩn phía dòng nhập liệu: r 1= W /m . độ
5800
109
1 2
 Nhiệt trở cặn bẩn phía hơi ngưng: r 2= W /m . độ
2900

t v =t v −q × r 1+
2 1 ( δt
+r
λt 2 )
¿ 119 ℃−17.067 , 52W /m ×
2
( 5800
1
W /m . độ+
2 0,0025 m
+
1
49 , 20 W /m. độ 2900
W /m . độ )
2

¿ 109 , 30℃
 Hệ số cấp nhiệt của dòng nhập liệu ở mặt trong ống chùm thẳng đứng:

Với t v =109 , 30℃ , tra bảng ta có các thông số sau:


2

Thông số Giá trị Tra tại

Khối lượng riêng, ρ ' F 2


829,05 kg/m3 Bảng I.2 trang 9 [47]

Bảng I.101 trang 91 – 92


Độ nhớt động học, μ ' F 2
0,00022 N.s/m2
[47]

Nhiệt dung riêng, C ' F 2


3.446,31 J/kg.độ Bảng I.153 trang 171 [47]

 Hệ số dẫn nhiệt của dòng nhập liệu tại t v =109 , 30℃ : 2

√ √
4 4
−8 3 ρ' F −8 3 ( 829 , 05 kg /m3 )
λ ' F =3 ,58. 10 × C ' F × F
2
=3 , 58. 10 ×3.446 , 31 J /kg . độ ×
2 2
M tb 26 , 03

¿ 0 , 32(W /m . độ)
 Chuẩn số Prandlt của dòng nhập liệu:

110
C 'F × μ'F 3.446 ,31 J /kg .độ × 0,00022 N . s/m2
Pr ' F = 2 2
= =2 ,37
2
λ 'F 2
0 , 32W /m. độ

 Chuẩn số Nusselt:

Chuẩn số Nuselt với dòng chảy quá độ trong ống được tính gần đúng theo công thức
V.44 trang 16 [46]:

( )
0 , 25
0 ,43
Pr F
NuF =k o × ε 1 × Pr F2 × 2

2
Pr ' F 2

Với k o: hệ số phụ thuộc Reynolds.

Tra theo bảng k o trang 16 [46], ta có k o=27 , 31

ε 1: hệ số hiệu chỉnh tính đến ảnh hưởng của tỷ số giữa chiều dài L và đường kính
D của ống

L 2m
Với tỷ số = =66 , 67, tra theo bảng V.2 trang 15 [46], ta có ε 1=1
D 0 , 03 m

Pr F : chuẩn số Prandlt của dòng nhập liệu tại t F =77 , 76 ℃


2 2

Pr W : chuẩn số Prandlt của dòng nhập liệu tại t v =109 , 30℃ . 2

( )
0 , 25
0 ,43 2 , 22
 NuF =27 , 31 ×1× 2 ,22 × =37 , 86
2
2 , 37
 Hệ số cấp nhiệt của dòng nhập liệu trong ống:

Nu F × λ F 37 , 86 × 0 , 44 W /m . độ
∝2= 2 2
= =555 , 28(W /m2 . độ)
Dtr 0 , 03
 Nhiệt tải dòng nhập liệu:

q 2=∝2 × ( t v −t F ) =555 , 28 W /m . độ × ( 109 ,30 ℃−77 , 76 ℃ )=17.513 , 53(W /m )


2 2
2 2

 Kiểm tra sai số:

|q1 −q2| |17.067 , 52W /m2−17.513 , 53W /m2|


ε= = 2
=0,0255=2 , 25 %< 5 %
q2 17.513 , 53W /m

Vậy t v =119 ℃ và t v =109 , 30℃


1 2

 Hệ số truyền nhiệt:
111
1
K=
1 δt 1
+r 1 + +r 2 +
α1 λt α2

1
¿
1 1 0,0025 m 1 1
+ W /m2 . độ+ + W /m2 . độ+
17.067 , 52 W /m . K 5800
2
49 ,20 W /m. độ 2900 2
555 ,28 W /m . K

2
¿ 411 , 94(W / m . K)

6.5.5. Bề mặt trao đổi nhiệt cần thiết

 Bề mặt trao đổi nhiệt cần thiết được xác định theo công thức trang 171 [58]:

β × QF 3
1 , 25× 232.467 , 82 .10 J / s 2
F tb = = =4 ,64 (m )
K × ∆ t log 3600× 411 ,94 W /m2 . K × 42, 24

Với β : hệ số dự trữ, β=1 , 25.


 Chiều dài ống truyền nhiệt:

' F tb × 100 % 2
4 , 64 m × 100 %
L= = =2, 27 (m)
D n+ D tr 0,035 m+0 , 03 m
π × n× π × 20×
2 2

 Chọn L' =3 m.

L' 3
So với L=2 m thì số đường ống là: = =1 , 5(đường ống)
L 2

Vậy khi chiều dài ống L=2 m thì số đường ống nước tăng lên 1,5 lần

 n=1 ,5 ×20=30(ống)  Chọn n=30 ống

Vậy thiết bị gia nhiệt nhập liệu sử dụng là thiết bị truyền nhiệt vỏ- ống có 33 ống (dự
trữ 10%) và dài 2m.
 Các ống của thiết bị được sắp xếp kiểu lục giác đều theo công thức V.139 trang
48 [46]:
 Tổng số ống:

n=3 ×a × ( a−1 )+1=30

( ¿) 3 a
2
{
−3 a−29=0 ( ¿ ) a=−2 ,65 (Loại)
a=3 , 65(Nhận)

112
Với a : số ống trên một cạnh (ngoài cùng) của lục giác đều

Vậy chọn a=4


 Số ống trên đường chéo của hình lục giác đều:

b=2 ×a−1=2 × 4−1=7(ống)


 Bước ống:

t=1 ,5 × Dn=1 , 5× 0,035 m=0,0525(m)


 Đường kính thiết bị trao đổi nhiệt được xác định theo công thức V.140 trang 49
[46]:

D=t × ( b−1 ) +4 × Dn=0,0525 m× ( 7 ống−1 ) + 4 × 0,035 m=0,455(m)

Vậy chọn D=0 ,5 m

6.6. Thiết bị trao đổi nhiệt giữa nhập liệu và sản phẩm đáy

6.6.1. Cân bằng nhiệt lượng cho thiết bị trao đổi nhiệt giữa nhập liệu và sản phẩm
đáy

 Suất lượng sản phẩm đáy:

GW =M W × W =18 , 12 ×121 ,64 kmol /h=2.204 ,12(kg/h)


 Lượng nhiệt cần tải:

Qt =GW ×c W × ( t Wv −t Wr )

Với t 0F =27 ℃ ,

v r
t W =100 ℃ và t W =55 ℃

v r
t +t
 t = W W = 99 , 8 ℃+55 ℃ =77 ,5 ℃
tb
W
2 2

Tra bảng ta có các thông số sau:

Thông số Giá trị Tra tại

Khối lượng riêng, ρW 971,37 kg/m3 Bảng I.2 trang 9 [47]

Độ nhớt động học, μW 0,00037 N.s/m2 Bảng I.101 trang 91 – 92

113
[47]

Bảng I.129 trang 133 và


Hệ số dẫn nhiệt, λ W 0,669 W/m.độ
bảng I.130 trang 134 [47]

Nhiệt dung riêng, C W 4,175 kJ/kg.độ Bảng I.153 trang 172 [47]

2.204 , 12kg /h × 4,175 kJ /kg . độ


 Qt = ×(100 ℃−55 ℃)=115 , 03(kW )
3600
 Nhiệt dung riêng của dòng nhập liệu:

Tại t 0F =27 ℃ , ta xem nhiệt dung riêng của dòng nhập liệu là hằng số.

Tra bảng I.153 trang 171 – 172 [47]:

Nhiệt dung riêng

Nhiệt độ (kJ/kg) cC H
3 6 O cH O
2

(℃ )

0
t F =27 ℃ 2,201 4,178

 c F=x F ×c C H O +(1−x F )× c H O
3 6 2

¿ 0 , 45 × 2,201k J /kg+ ( 1−0 , 45 ) × 4,178 k J /kg=3 , 29(kJ /kg . độ)


 Nhiệt độ sản phẩm đáy sau khi trao đổi nhiệt:

1 Qt 0 115 , 03 kW
t F= +t F = +27 ℃=58 ,5 ℃
c F ×G F 4000 kg /h
3 ,29 kJ /kg . độ ×
3600

0 1
t +t
 t = F F = 27 ℃+58 , 5 ℃ =42, 75 ℃
tb
F
2 2

Với t tbF =42 , 74 ℃, tra bảng ta có các thông số sau:

Thông số Giá trị Tra tại


114
Khối lượng riêng, ρ F 1
889,16 kg/m3 Bảng I.2 trang 9 [47]

Bảng I.101 trang 91 – 92


Độ nhớt động học, μ F 1
0,00046 N.s/m2
[47]

Bảng I.129 trang 133 và


Hệ số dẫn nhiệt, λ F 1
0,42 W/m.độ
bảng I.130 trang 134 [47]

Nhiệt dung riêng, C F 1


3309,41 J/kg.độ Bảng I.153 trang 172 [47]

Chọn thiết bị trao đổi nhiệt dạng ống lồng ống được đặt nằm ngang. Dòng sản phẩm
đáy đi trong ống ngoài kích thước 35x2,5 và dòng nhập liệu đi trong ống trong kích
thước 25x2,5.
 Ống ngoài được thiết kế từ nguyên liệu thép carbon 20K với các thông số:

Thông số Giá trị

Đường kính ngoài, Dn 35 mm = 0,035 m

Đường kính trong, Dtr 30 mm = 0,03 m

Bề dày ống, δ t 2,5 mm = 0,0025 m

Nhiệt độ sản phẩm đáy vào, t vW 100 ℃

Nhiệt độ sản phẩm đáy ra, t rW 55 ℃

 Ống trong được thiết kế từ nguyên liệu thép carbon 20K với các thông số:

Thông số Giá trị

Đường kính ngoài, d n 25 mm = 0,025 m

Đường kính trong, d tr 20 mm = 0,02 m

Bề dày ống, δ t 2,5 mm = 0,0025 m

115
Nhiệt độ dòng nhập liệu vào, t 0F 27 ℃

Nhiệt độ dòng nhập liệu ra, t 1F 58 , 5℃

6.6.2. Hiệu số nhiệt độ trung bình logarit

Với phương pháp truyền nhiệt ngược chiều, ta có:

(t vW −t 1F )−(t rW −t 0F ) ( 100 ℃−58 ,5 ℃ )−(55 ℃−27 ℃)


∆ t log = = =34 , 31

( ) ( )
v
t −t
1
100 ℃−58 , 5 ℃
ln
W F ln
r 0 55℃−27 ℃
t −t
W F

K : hệ số truyền nhiệt

6.6.3. Hệ số truyền nhiệt K


1 2
K= (W /m . K )
1 1
+∑ rt +
αF αW

Với K : hệ số truyền nhiệt, W /m2 . K

α N : hệ số cấp nhiệt của dòng nước lạnh, W /m2 . K

∑ r t: nhiệt trở qua thành ống và lớp cặn


α nt : hệ số cấp nhiệt của dòng hơi ngưng tụ, W /m2 .

6.6.3.1. Ống ngoài

 Xác định vận tốc của sản phẩm đáy đi trong ống ngoài:

4 ×GW 4 ×2.204 ,12 kg /h


VW= = =2 ,92(m/s)
π × ρW × ( D −d 2
tr
2
n ) π ×3600 × 971 ,37 kg/m3 × ( 0 , 032−0,025 2 )

Đường kính tương đương: Dtđ =Dtr −d n=0 , 03 m−0,025 m=0,005 (m)
 Chuẩn số Reynolds:

V W × Dtđ × ρ W 2 , 92 m/s × 0,005 m× 971 ,37 kg/m3


ℜW = = 2
=38.329 ,74
μW 0,00037 N /m . s

ℜD =38.329 ,74 >10.000 cấp nhiệt xảy ra ở chế độ chảy rối.


116
 Chuẩn số Nusselt :

Chuẩn số Nuselt với dòng chảy xoáy (rối) trong ống và rãnh thẳng được tính theo công
thức V.40 trang 14 [46]:

( )
0 , 25
0, 8 0 ,43 Pr W
NuW =0,021× ε 1 × ℜ × Pr W W ×
Pr W 1

Với ε 1: hệ số hiệu chỉnh tính đến ảnh hưởng của tỷ số giữa chiều dài L và đường kính
D của ống

Với tình trạng dòng chảy rối, ta chọn ε 1=1

Pr W : chuẩn số Prandlt của dòng sản phẩm đáy ở nhiệt độ t tbW =77 , 5 ℃

μW ×C W 0,00037 N . s /m2 ×4,175 kJ /kg . độ ×103


Pr W = = =2 , 31
λW 0,669 W /m. độ

Pr W : chuẩn số Prandlt của dòng sản phẩm đáy tra ở nhiệt độ trung bình vách.
1

( )
0 ,25
0 ,8 0 ,42 2 , 31 170 , 87
 NuW =0,021× 1× 38.329 ,74 ×2 , 31 × Pr = 0 ,25
W 1
PrW 1

 Hệ số cấp nhiệt của sản phẩm đáy trong ống ngoài:

170 , 87
0 , 25
× 0,669W /m. độ
NuW × λW Pr W 22.862 , 41
∝W = = 1
=
Dtđ 0,005 m Pr 0W,25 1

 Nhiệt tải phía sản phẩm đáy:

22.862 , 41
q W =∝W × ( t W −t W )=
tb
0 , 25
× ( 77 , 5℃−t W )
Pr W
1 1

Với t W : nhiệt độ của vách tiếp xúc với sản phẩm đỉnh trong ống, ℃
1

 Nhiệt tải qua thành ống và lớp cặn

t W −t W
q t= 1 2

∑ rt
Với t W : nhiệt độ của vách tiếp xúc với sản phẩm đáy, ℃
1

t W : nhiệt độ của vách tiếp xúc với dòng nhập liệu trong ống, ℃
2

117
δ
∑ r t= λ t +r c.
t

δ t : bề dày thành ống, δ t =0,0025 m× 2=0,005 m

λ t: hệ số dẫn nhiệt của vật liệu.

Tra theo bảng 2-12 trang 34 [54], ta có λ t=51 , 21W /m. độ

r c : nhiệt trở trung bình lớp cặn trong ống

Tra bảng 31 trang 419 [58], với chất tải nhiệt là sản phẩm đáy ( xem như là nước
sạch), ta có:

1 2
rc= m . độ/W
2900

0,005 m 1
 ∑ r t=
2 2
+ m . độ /W =0,00044(m . K /W )
51 ,21 W /m. độ 2900

t W −t W
 q t= 1

2
2
(W /m2)
0,00044 m . K /W

6.6.3.2. Ống trong

 Xác định vận tốc của dòng nhập liệu đi trong ống:

4 ×GF 4 × 4000 kg /h
VF= 1

2
= =3 ,98 (m/s )
1
π × ρF × d 1 tr π ×889 ,16 kg /m3 × 0 , 022 ×3600

 Chuẩn số Reynolds:

V F ×d tr × ρ F 3 , 98 m/s × 0 ,02 m ×889 , 16 kg /m3


ℜF = 1 1
= =153.863 , 34
1
μF 1
0,00046 N /m2 . s

ℜD =153.863 ,34 >10.000 cấp nhiệt xảy ra ở chế độ chảy rối.

 Chuẩn số Nusselt :

Chuẩn số Nuselt với dòng chảy xoáy (rối) trong ống và rãnh thẳng được tính theo công
thức V.40 trang 14 [46]:

( )
0 ,25
0 ,8 0 , 43
Pr F
NuF =0,021 × ε 1 × ℜ F1 × Pr F1 × 1

1
PrW 2

118
Với ε 1: hệ số hiệu chỉnh tính đến ảnh hưởng của tỷ số giữa chiều dài L và đường kính
D của ống

Với tình trạng dòng chảy rối, ta chọn ε 1=1

Pr F : chuẩn số Prandlt của sản phẩm đỉnh ở nhiệt độ trung bình vách
1

μ F ×C F 0,00046 N . s/m2 × 3309 , 41 kJ /kg . độ


Pr F = 1 1
= =3 , 58
1
λF 1
0,425 W /m. độ

Pr W : chuẩn số Prandlt của nước tra ở nhiệt độ trung bình vách.

( )
0 , 25
0, 8 0 ,42 3 , 58 696 ,67
 NuF =0,021 ×1 ×153.863 , 34 × 3 ,58 × Pr = 0 ,25
1
W 2
Pr W 2

 Hệ số cấp nhiệt của dòng nhập liệu trong ống trong:

696 , 67
0 , 25
× 0,425W /m. độ
Nu F × λ F Pr W 14.804 ,24
∝F = = 1
= 1

0 ,25
1
d tr 0 , 02 m Pr W 2

 Nhiệt tải phía dòng nhập liệu:

14.804 , 24
q F =∝F × ( t W −t F )=
tb
0 ,25
× ( t W −42 ,75 ℃ )
Pr W
1 1 2 1 2

Với t W : nhiệt độ của vách tiếp xúc với nước trong ống, ℃
2

tb tb
t F =t F =42 ,75 ℃
1

 Chọn t W =74 ,3 ℃ 1

Với dòng sản phẩm đáy, lượng Actone trong dòng lưu chất là rất nhỏ, do đó ta xem
như dòng sản phẩm đáy là nước.

Tra hình V.12 trang 12 [46], ta có chuẩn số Prandlt của Pr W =2 , 3 1

22.862 , 41
 q W =∝W × ( t W −t W )=
tb 2
0 , 25
× ( 77 ,5 ℃−74 , 3 ℃ ) =59.407 ,33 (W /m )
2 ,3
1

Xem lượng nhiệt tải mất mát không đáng kể  q t=qW =59.407 , 33W /m2

t W −t W
q t= 1

2
2
=59.407 , 33 W /m2
0,00044 m . K /W
119
2 2
( ¿) t W
2
=74 ,3 ℃−59.407 , 33W /m × 0,00044 m . K /W =48 , 16 ℃

Với t W =48 ,16 ℃ , tra bảng ta có các thông số sau:


2

Thông số Giá trị Tra tại

Khối lượng riêng, ρ ' F 1


885,14 kg/m3 Bảng I.2 trang 9 [47]

Độ nhớt động học, μ ' F 1


0,00043 N.s/m2 Bảng I.101 trang 91 [47]

Hệ số dẫn nhiệt, λ ' F 1


0,429 W/m.độ Bảng I.130 trang 134 [47]

Nhiệt dung riêng, C ' F 1


3.319,55 kJ/kg.độ Bảng I.153 trang 172 [47]

μ 'F × C ' F 0,00043 N . s /m2 ×3.319 , 55 kJ /kg . độ


 Pr W = = =3 , 33
1 1

2
λ 'F 1
0,429W /m. độ


14.804 , 24 14.804 , 24 2
qF = 0 , 25
× ( t W −42, 75 ℃ ) = 0 , 25
× ( 48 , 16 ℃−42 , 75℃ )=59.288 , 75(W /m )
Pr W 3 , 33
1 2

 Kiểm tra sai số:

|qW −q F | |59.407 ,33 W /m2−59.288 ,75 W /m2|


ε= = 1
=0,020=2 , 0 %<5 %
qF 1
59.288 ,75 W /m
2

Vậy t W =74 ,3 ℃ và t W =48 ,16 ℃


1 2

22.862 , 41 22.862, 41 2
 ∝W = 0 , 25
= 0 ,25
=18.564 ,79 (W /m . K )
Pr W 1
2,3

120
14.804 , 24 14.804 , 24 2
 ∝F = 0 , 25
= 0 ,25
=10.959 , 10(W /m . K )
Pr W 3 ,33
1

 Hệ số truyền nhiệt:

1
K=
1 1
+∑ rt +
αW αF 1

1
¿
1 1
2
+0,00044 m2 . K /W + 2
18.564 ,79 W /m . K 10.959 ,10 W /m . K

2
¿ 1.709 , 07(W /m . K)

6.6.4. Bề mặt trao đổi nhiệt cần thiết

 Bề mặt trao đổi nhiệt cần thiết được xác định theo công thức trang 171 [58]:

β ×Qt 1 , 25 ×115 ,03 kW ×1000 2


F tb = = 2
=2 , 45( m )
K × ∆ t log 1.709 ,07 W /m . K ×34 , 31 ℃

Với β : hệ số dự trữ, β=1 , 25.

 Chọn F tb=3 m2
 Chiều dài ống truyền nhiệt:

Ftb ×100 % 2
3 m ×100 %
L= = =42 , 44 (m)
d n +d tr 0,025 m+ 0 ,02 m
π×n× π ×1 ×
2 2

 Chọn L=45 m
L 45
 Kiểm tra d = 0 , 02 =2.250 ≥ 50  ε 1=1 thỏa điều kiện.
tr

Vậy chọn thiết bị trao đổi nhiệt sản phẩm đáy và nhập liệu dạng truyền nhiệt ống lồng
ống với chiều dài ống truyền nhiệt là 45 m, chia thành 9 dãy, mỗi dãy dài 5m.

6.7. Bơm

6.7.1. Bơm nhập liệu

6.7.1.1. Năng suất

Ta có nhiệt độ dòng nhập liệu ban đầu là 27 ℃


121
Với t F =27 ℃ , tra bảng ta có các thông số sau:
0

Thông số Giá trị Tra tại

Khối lượng riêng, ρ F 0


913,72 kg/m3 Bảng I.2 trang 9 [47]

Bảng I.101 trang 91 – 92


Độ nhớt động học, μ F 0
0,00064 N.s/m2
[47]

 Suất lượng thể tích của dòng nhập liệu đi trong ống:

F GF 4000 kg /h 3
Qv = = =4 ,38(m /h)
ρ F 913 , 72kg /m3
0

 Chọn bơm có năng suất Qb=5 m3 /h

6.7.1.2. Cột áp

Chọn:

Mặt cắt (1 – 1) là mặt thoáng chất lỏng trong bồn chứa nguyên liệu.

Mặt cắt (2 – 2) là mặt thoáng chất lỏng trong bồn cao vị.

Phương trình Bernolli thủy tĩnh:

2 2
P1 W 1 P2 W 2
Z1 + + + H b=Z 2 + + +∑ h
ρg 2 g ρg 2 g

Với Z1 : độ cao mặt thoáng (1 – 1) so với mặt đất.

Chọn Z1 =2 m

Z 2: độ cao mặt thoáng (2 – 2) so với mặt đất.

Z 2=H cv =20 m

P1: áp suất tại mặt thoáng (1 – 1).

Chọn P1=1 at

P2: áp suất tại mặt thoáng (2 – 2).


122
Chọn P2=1 at

W 1: vận tốc tại mặt thoáng (1 – 1).

W 2 : vận tốc tại mặt thoáng (2 – 2).

Xem W 1=W 2=0 m/ s

∑ h: tổn thất đường ống dẫn.


H b: cột áp của bơm.

6.7.1.3. Tổng trở lực trong ống

Chọn đường kính trong của ống hút và đẩy là 40 mm, Dtr =40 mm=0 , 04 m

Với loại ống thép nguyên và ống hàn trong điều kiện ăn mòn ít, tra bảng II.15 trang
381 [47], ta có độ nhám tuyệt đối ε =0 , 2 mm=0,0002 m.

Tổng trở lực trong ống hút và đẩy:

( )
2
l +l vF
∑ h= λ × hD đ +∑ ξ h +∑ ξ đ × 2 × g 0

tr

Với λ : hệ số ma sát trong ống hút và ống đẩy.

l h: chiều dài ống hút.

Với t F =27 ℃ , tra bảng II.34 trang 441 [47], ta có chiều cao hút của bơm ly tâm
0

h
h b=l h=4 , 3 m

l đ : chiều dài ống đẩy.

Chọn chiều dài ống đẩy lên bồn cao vị: l đ =16 m

∑ ξh: : tổng tổn thất cục bộ trong ống hút.


∑ ξđ : tổng tổn thất cục bộ trong ống đẩy.
v F : vận tốc dòng nhập liệu trong ống1 hút và ống đẩy, m/s.
0

123
4 ×Qb 4 ×5 m /h
3
vF = 2
= 2
=1 ,11(m/s)
0
π × Dtr 3600 × π × ( 0 , 04 m )

g: gia tốc trọng trường.


 Xác định hệ số ma sát trong đường ống:
 Chuẩn số Reynolds:

v F × ρF × Dtr 1 , 11m/s × 913 , 72 kg/m3 × 0 , 04 m


ℜF = 0 0
= =63.389 , 33
0
μF 0
0,00064 N . s /m2
 Chuẩn số Reynolds tới hạn được xác định theo công thức II.60 trang 378 [47]:

( )
8

( )
8
Dtr 7 0 , 04 m 7
ℜgh=6 × =6 × =2.558 , 00
ε 0,0002 m
 Chuẩn số Reynolds nhám được xác định theo công thức II.62 trang 379 [47]:

( )
9

( )
9
Dtr 8 0 , 04 m 8
ℜn=220 × =220 × =85.326 , 01
ε 0,0002 m

Ta thấy ℜgh< ℜ F < ℜn Khu vực chảy quá độ.


0

 Hệ số ma sát được xác định theo công thức II.64 trang 380 [47]:

( ) ( )
0 ,25 0 ,25
ε 100 0,0002 m 100
λ=0 , 1× 1 , 46 × × =0 ,1 × 1 , 46 × × =0,006
Dtr ℜF 0 0 ,04 m 63.389 ,33

 Xác định tổn thất cục bộ cho ống hút:

Ta xác định giá trị A, B, C tại bảng II.16 trang 393 [47]

Thông số Giá trị

θ=90 ° A=1 ,0

R
=2 B=0 , 15
d tđ

a
=2 C=0 , 45
b

ξ=1 , 0 ×0 , 15 ×0 , 45=0 , 07

Đường ống có 2 chỗ uốn cong  ξ 1=2 ×0 , 07=0 , 14


124
Van:

Xét van một chiều, tra tại bảng II.16 trang 399 [47], ta có: ξ=1 , 3 với Dtr =40 mm

Đường ống có 1 van một chiều:

ξ 2=1 ×1 , 3=1 , 3

 ∑ ξh =ξ 1+ ξ2=0 ,14 +1 ,3=1 , 43


 Xác định tổn thất cục bộ cho ống đẩy:

Ta xác định giá trị A, B, C tại bảng II.16 trang 393 [47]

Thông số Giá trị

θ=90 ° A=1 ,0

R
=2 B=0 , 15
d tđ

a
=2 C=0 , 45
b

ξ=1 , 0 ×0 , 15 ×0 , 45=0 , 07

Đường ống có 2 chỗ uốn cong  ξ 1=2 ×0 , 07=0 , 14

Van:

Xét van một chiều, tra tại bảng II.16 trang 399 [47], ta có: ξ=1 , 3 với Dtr =40 mm

Đường ống có 1 van một chiều:

ξ 2=1 ×1 , 3=1 , 3

Bồn cao vị: ξ cv=1

 ∑ ξđ =ξ1 +ξ 2 +ξ cv=0 ,14 +1 ,3+1=2 , 44


 Tổn thất đường ống:

125
( )
2
l +l vF
∑ h= λ × hD đ +∑ ξ h +∑ ξ đ × 2 × g 0

tr

( )
2
4 ,3 m+16 m (1 ,11 m/ s)
¿ 0,006 × +1 , 43+ 2, 44 × 2
=0 , 43 m
0 , 04 m 2 × 9 ,81 m/s
 Cột áp của bơm:

H b =( Z 2−Z 1 ) + ∑ h=( 20 m−2 m )+ 0 , 43 m=18 , 43 m

6.7.1.4. Công suất bơm

Chọn hiệu suất bơm ηb =0 , 8.

Công suất thực tế của bơm:

Q b × H b × ρF × g 5 m3 /h ×18 , 43 m ×913 , 72 kg /m3 ×9 , 81 m/s 2


Nb= 0
= =286 , 80(W )=0 , 38(Hp)
3600× ηb 3600 ×0 , 8

Chọn dư 20% công suất N b =0 , 46 Hp

Vậy chọn 2 bơm ly tâm thỏa các điều kiện:

Thông số Giá trị

Năng suất 5 m3/h

Cột áp 18,43 m

Công suất 0,46 Hp

6.7.2. Bơm hoàn lưu dòng sản phẩm đỉnh

6.7.2.1. Năng suất

Ta có nhiệt độ dòng sản phẩm đỉnh sau ngưng tụ là 57 , 3 ℃

Với t D =57 , 3℃ , tra bảng ta có các thông số sau:

Thông số Giá trị Tra tại

Khối lượng riêng, ρ D 753,67 kg/m3 Bảng I.2 trang 9 [47]

Độ nhớt động học, μ D 0,00024 N.s/m2 Bảng I.101 trang 91 – 92

126
[47]

 Suất lượng thể tích của dòng sản phẩm đỉnh đi trong ống:

D GD 1.818 , 93 kg /h 3
Qv = = 3
=2 , 41(m /h)
ρ D 753 , 67 kg /m

 Chọn bơm có năng suất Qb=3 m3 /h

6.7.2.2. Cột áp

Chọn:

Mặt cắt (1 – 1) là mặt thoáng chất lỏng trong bộ phận phân phối lỏng.

Mặt cắt (2 – 2) là mặt thoáng chất lỏng trong mâm hoàn lưu.

Phương trình Bernolli thủy tĩnh:

2 2
P1 W 1 P2 W 2
Z1 + + + H b=Z 2 + + +∑ h
ρg 2 g ρg 2 g

Với Z1 : độ cao mặt thoáng (1 – 1) so với mặt đất.

Chọn Z1 =2 m

Z 2: độ cao mặt thoáng (2 – 2) so với mặt đất.

Z 2=H mâm hoànlưu=( N t × ( H đ +δ ) +1 ) −H đ ×1=[ 30 × ( 0 , 35 m+ 0,005 ) +1 ] −0 , 35=11, 65 m

 Chọn Z 2=12m

P1: áp suất tại mặt thoáng (1 – 1).

Chọn P1=1 at

P2: áp suất tại mặt thoáng (2 – 2).

Chọn P2=1 at

W 1: vận tốc tại mặt thoáng (1 – 1).

127
W 2 : vận tốc tại mặt thoáng (2 – 2).

Xem W 1=W 2=0 m/ s

∑ h: tổn thất đường ống dẫn.


H b: cột áp của bơm.

6.7.2.3. Tổng trở lực trong ống

Chọn đường kính trong của ống hút và đẩy là 40 mm, Dtr =40 mm=0 , 04 m

Với loại ống thép nguyên và ống hàn trong điều kiện ăn mòn ít, tra bảng II.15 trang
381 [47], ta có độ nhám tuyệt đối ε =0 , 2 mm=0,0002 m.

Tổng trở lực trong ống hút và đẩy:

( )
2
l +l vF
∑ h= λ × hD đ +∑ ξ h +∑ ξ đ × 2 × g 0

tr

Với λ : hệ số ma sát trong ống hút và ống đẩy.

l h: chiều dài ống hút.

Với t D =57 , 3℃ , tra bảng II.34 trang 441 [47], ta có chiều cao hút của bơm ly tâm

h
h b=l h=1 , 27 m

l đ : chiều dài ống đẩy.

Chọn chiều dài ống đẩy lên mâm hoàn lưu: l đ =13 m

∑ ξh: : tổng tổn thất cục bộ trong ống hút.


∑ ξđ : tổng tổn thất cục bộ trong ống đẩy.
v D: vận tốc dòng hoàn lưu sản phẩm đỉnh trong ống hút và ống đẩy, m/s.

4 ×Qb 4 × 3 m /h
3
vD= 2
= 2
=0 , 66(m/ s)
π × Dtr 3600 × π × ( 0 , 04 m )

g: gia tốc trọng trường.


 Xác định hệ số ma sát trong đường ống:
128
 Chuẩn số Reynolds:

v D × ρD × Dtr 0 , 66 m/ s ×753 , 67 kg /m3 ×0 ,04 m


ℜD = = 2
=82.903 ,70
μD 0,00024 N . s /m
 Chuẩn số Reynolds tới hạn được xác định theo công thức II.60 trang 378 [47]:

( )
8

( )
8
Dtr 7 0 , 04 m 7
ℜgh=6 × =6 × =2.558 , 00
ε 0,0002 m
 Chuẩn số Reynolds nhám được xác định theo công thức II.62 trang 379 [47]:

( )
9

( )
9
Dtr 8 0 , 04 m 8
ℜn=220 × =220 × =85.326 , 01
ε 0,0002 m

Ta thấy ℜgh< ℜ F < ℜn Khu vực chảy quá độ.


0

 Hệ số ma sát được xác định theo công thức II.64 trang 380 [47]:

( ) ( )
0 ,25 0 ,25
ε 100 0,0002 m 100
λ=0 , 1× 1 , 46 × × =0 ,1 × 1 , 46 × × =0,0054
Dtr ℜD 0 ,04 m 82.903 ,70

 Xác định tổn thất cục bộ cho ống hút:

Ta xác định giá trị A, B, C tại bảng II.16 trang 393 [47]

Thông số Giá trị

θ=90 ° A=1 ,0

R
=2 B=0 , 15
d tđ

a
=2 C=0 , 45
b

ξ=1 , 0 ×0 , 15 ×0 , 45=0 , 07

Đường ống có 4 chỗ uốn cong  ξ 1=4 ×0 , 07=0 , 28

Van:

Xét van tiêu chuẩn với độ mở hoàn toàn, tra tại bảng II.16 trang 397 [47], ta có: ξ=4 , 9
với Dtr =40 mm

129
Đường ống có 1 van tiêu chuẩn:

ξ 2=1 × 4 , 9=4 , 9

 ∑ ξh =ξ 1+ ξ2=0 ,28+ 4 , 9=5 ,18


 Xác định tổn thất cục bộ cho ống đẩy:

Ta xác định giá trị A, B, C tại bảng II.16 trang 393 [47]

Thông số Giá trị

θ=90 ° A=1 ,0

R
=2 B=0 , 15
d tđ

a
=2 C=0 , 45
b

ξ=1 , 0 ×0 , 15 ×0 , 45=0 , 07

Đường ống có 3 chỗ uốn cong  ξ 1=3 ×0 ,07=0 , 21

Đường ống có 1 chỗ uốn cong 180o  ξ 2=1 , 4

Van:

Xét van một chiều tra tại bảng II.16 trang 399 [47], ta có: ξ=1 , 3 với D=40 mm

Đường ống có 3 van một chiều:

ξ 3=3 ×1 , 3=3 ,9

Mâm hòa lưu: ξ hoànlưu=1

 ∑ ξđ =ξ1 +ξ 2 +ξ 3 +ξ hoànlưu=0 , 21+1 , 4+ 3 ,9+ 1=6 , 51


 Tổn thất đường ống:

( )
2
l h +l đ vD
∑ h= λ × Dtr
+∑ ξ h +∑ ξ đ ×
2×g

130
( )
2
1 ,27 m+13 m (0 ,66 m/ s)
¿ 0,0054 × + 5 ,18+ 6 ,51 × 2
=0 , 30 m
0 , 04 m 2× 9 , 81m/ s
 Cột áp của bơm:

H b =( Z 2−Z 1 ) + ∑ h=( 13 m−2 m) + 0 ,30 m=11 ,3 m

6.7.2.4. Công suất bơm

Chọn hiệu suất bơm ηb =0 , 8.

Công suất thực tế của bơm:

Qb × H b × ρD × g 3 m3 /h ×11, 3 m× 753 ,67 kg/m3 ×9 , 81 m/s 2


Nb= = =87 , 03(W )=0 , 12( Hp)
3600× ηb 3600 ×0 , 8

Chọn dư 20% công suất N b =0 ,14 Hp

Vậy chọn 1 bơm ly tâm thỏa các điều kiện:

Thông số Giá trị

Năng suất 3 m3/h

Cột áp 11, 3 m

Công suất 0,14 Hp

131
CHƯƠNG 7: TÍNH TOÁN GIÁ THÀNH THIẾT BỊ

 Lượng tấm thép INOX 304 cần dùng:

m304 =mnắp + mđáy +mcn 1 +4 ×mcn 2 +mbích1 +mbích 2+ mthân + mcv + mống + mống 1 +mống2 +mống 3 +mống 4 +mống5 +32 ×m M
 Lượng thép CT3 cần dùng:

mCT 3=2 ×mvỉ =2 ×130 , 86=261 ,72 kg

Số bulong cần dùng là:

24 cái bulong M20, 28 cái bulong M16, 4 cái bulong M12.

Vật liệu Khối/Số lượng Đơn giá Thành tiền

INOX 304 2.113 ,76 kg 73.000 (đ/kg) 154.304.480 đ

Thép CT3 261 , 72kg 18.459 (đ/kg) 4.831.089,48 đ

Bulong M20 24 cái 12.440 (đ/cái) 298.560 đ

Bulong M16 28 cái 11.940 (đ/cái) 334.320 đ

Bulong M12 4 cái 9.000 (đ/cái) 36.000 đ

Tổng chi phí vật tư 159.804.497 đ

Chi phí chế tạo (100% tiền vật tư) 159.804.497 đ

Chi phí lắp đặt (10% tiền vật tư) 15.980.449,7đ

Tổng giá thành thiết bị 175.784.956,7 đ

Bảng 7.1: Đơn giá vật tư.

Vậy cần 175.784.956,7 VND để đầu tư một nồi đun rời cho hệ thống chưng cất
acetone-nước.

132
KẾT LUẬN

Thông qua “Đồ án thiết kế Nồi đun rời trong hệ thống tháp mâm chóp hoạt động
liên tục để chưng cất hỗn hợp Acetone – Nước ở áp suất thường”, nhóm đã đúc kết
được một số vấn đề như sau:

Tìm hiểu và tổng hợp được những thông tin chung về hỗn hợp chưng cất, sản phẩm và
quá trình, thiết bị chưng cất.

Thiết kế được quy trình công nghệ cho hệ thống trong hệ thống tháp mâm chóp hoạt
động liên tục để chưng cất hỗn hợp Acetone – Nước ở áp suất thường.

Tính toán cân bằng vật chất và năng lượng của hệ, vẽ và tính toán được số mâm lý
thuyết và thực tế của tháp chưng cất.

Tính toán sơ bộ các thiết bị có trong hệ thống tháp mâm chóp hoạt động liên tục để
chưng cất hỗn hợp Acetone – Nước ở áp suất thường.

Tính toán tương đối chi tiết quá trình làm việc của thiết bị, khả năng chịu ăn mòn hóa
học, cơ học và điều kiện làm việc của thiết bị. Từ đó, thiết kế được thiết bị nồi đun rời
cho thống tháp mâm chóp hoạt động liên tục để chưng cất hỗn hợp Acetone – Nước ở
áp suất thường khi biết trước năng suất nhập liệu, nồng độ dòng nhập liệu và dòng sản
phẩm đỉnh cũng như tỉ lệ thu hồi sản phẩm đỉnh. Sau các bước trên, ta có được các đặc
tính kỹ thuật của thiết bị với các thông số như sau:

Đối
Vật liệu h (mm) Dt ¿) Dn (mm) Z
tượng

Thân
INOX 304 4 1.600 1.608 1
thiết bị

Đáy INOX 304 4 1.600 1.608 1

Nắp INOX 304 4 900 908 1

133
Bích
INOX 304 28 1.030 1 ×2
ghép nắp

Bu lông
CT3 M20 32 ×2
ghép bích

Vỉ ống CT3 20 1.030 1 ×2

Ống
truyền INOX 304 2,5 33 38 91
nhiệt

D Dδ Bulong
Dl
Dy Dn
Đường Đường
Đường Chiều
Đường Đường kính kính h l
kính gờ cao gờ
Ống kính kính ngoài vòng db Z
mặt
gọi ngoài mặt ngoài
bích
bích bulong

mm cái

Ống sản
phẩm đáy
80 89 185 150 128 3 14 110 M16 4
vào nồi
đun

Ống hơi
từ nồi 250 273 370 335 312 3 22 140 M16 12
đun

Ống dẫn
sản phẩm
đáy ra 32 38 120 90 70 2 12 90 M12 4
khỏi nồi
đun

134
Ống dẫn
hơi đốt
150 159 260 225 202 3 16 130 M16 8
vào nồi
đun

Ống dẫn
lỏng
ngưng ra 80 89 185 150 128 3 14 110 M16 4
khỏi nồi
đun

135
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] “Alternative acetone–water separation process through the application of aqueous two‐
phase systems - García Gómez - 2021 - Journal of Chemical Technology &amp;
Biotechnology - Wiley Online Library.”
https://onlinelibrary.wiley.com/doi/abs/10.1002/jctb.6621 (accessed Feb. 16, 2023).
[2] D. A. Morgott, “Acetone,” in Patty’s Toxicology, John Wiley & Sons, Ltd, 2001. doi:
10.1002/0471435139.tox074.
[3] PubChem, “Acetone.” https://pubchem.ncbi.nlm.nih.gov/compound/180 (accessed
Feb. 13, 2023).
[4] “NCI Thesaurus.” https://ncithesaurus.nci.nih.gov/ncitbrowser/ConceptReport.jsp?
dictionary=NCI_Thesaurus&ns=ncit&code=C29807 (accessed Feb. 13, 2023).
[5] “Acetone | Toxic Substances | Toxic Substance Portal | ATSDR.”
https://wwwn.cdc.gov/TSP/substances/ToxSubstance.aspx?toxid=1 (accessed Feb. 13, 2023).
[6] G. Johanson, “Johanson, G. (2012). Acetone. Patty’s Toxicology, 735-752,” in Patty’s
Toxicology, E. Bingham, B. Cohrssen, and C. H. Powell, Eds., Hoboken, NJ, USA: John
Wiley & Sons, Inc., 2012, pp. 735–752. doi: 10.1002/0471435139.tox074.pub2.
[7] “Ullmann’s Encyclopedia of Industrial Chemistry; Fifth Compl. Revis. Edit. Vol.’s A
3 and A 4 Ed’s W. Gerhartz (executive), Y. St. Yamamoto (Senior Ed.), F. T. Campbell, R.
Pfefferkorn und J. F. Rounsaville. VCH Verlagsges. Weinheim 1985, A 3 = 578 S., A 4 = 584
S., geb., je Band DM 430,– - Graf - 1987 - Pharmazie in unserer Zeit - Wiley Online Library.”
https://onlinelibrary.wiley.com/doi/10.1002/pauz.19870160207 (accessed Feb. 16, 2023).
[8] Kirk-Othmer, Kirk-Othmer Concise Encyclopedia of Chemical Technology, 2 Volume
Set. John Wiley & Sons, 2007.
[9] R. J. Schmidt, “Industrial catalytic processes—phenol production,” Applied Catalysis
A: General, vol. 280, no. 1, pp. 89–103, Feb. 2005, doi: 10.1016/j.apcata.2004.08.030.
[10] P. Andrigo et al., “Phenol-acetone process: cumene oxidation kinetics and industrial
plant simulation,” Chemical Engineering Science, vol. 47, no. 9, pp. 2511–2516, Jun. 1992,
doi: 10.1016/0009-2509(92)87085-5.
[11] C. Perego and P. Ingallina, “Recent advances in the industrial alkylation of aromatics:
new catalysts and new processes,” Catalysis Today, vol. 73, no. 1, pp. 3–22, Apr. 2002, doi:
10.1016/S0920-5861(01)00511-9.
[12] A. Mancuso, O. Sacco, D. Sannino, V. Venditto, and V. Vaiano, “One-Step Catalytic
or Photocatalytic Oxidation of Benzene to Phenol: Possible Alternative Routes for Phenol
Synthesis?,” Catalysts, vol. 10, no. 12, Art. no. 12, Dec. 2020, doi: 10.3390/catal10121424.
[13] V. M. Zakoshansky, “The cumene process for phenol-acetone production,” Pet.
Chem., vol. 47, no. 4, pp. 273–284, Jul. 2007, doi: 10.1134/S096554410704007X.
[14] Institute of Catalysis and Inorganic Chemistry named after academician M.F.Nagiyev,
Baku, Azerbaijan, AZ1143, H.Javid Ave. 113, A. Aliyev, A. Safarov, Institute of Catalysis
and Inorganic Chemistry named after academician M.F.Nagiyev, Baku, Azerbaijan, AZ1143,
H.Javid Ave. 113, Z. Shabanova, and Institute of Catalysis and Inorganic Chemistry named
after academician M.F.Nagiyev, Baku, Azerbaijan, AZ1143, H.Javid Ave. 113, “Oxidative
136
conversion of isopropyl alcohol to acetone over modified zeolite catalysts,” Rev.Roum.Chim.,
vol. 64, no. 4, pp. 291–297, 2019, doi: 10.33224/rrch/2019.64.4.01.
[15] A. E.-A. A. Said, M. M. M. Abd El-Wahab, and M. N. Goda, “Selective synthesis of
acetone from isopropyl alcohol over active and stable CuO–NiO nanocomposites at relatively
low-temperature,” Egyptian Journal of Basic and Applied Sciences, vol. 3, no. 4, pp. 357–
365, Dec. 2016, doi: 10.1016/j.ejbas.2016.08.004.
[16] A. B. Trenwith, “Thermal decomposition of isopropanol,” J. Chem. Soc., Faraday
Trans. 1, vol. 71, no. 0, pp. 2405–2412, Jan. 1975, doi: 10.1039/F19757102405.
[17] J. A. Shaeiwitz and R. Turton, “Acetone Production from Isopropyl Alcohol: An
Example Debottlenecking Problem and Outcomes Assessment Tool,” Chemical Engineering
Education, vol. 33, no. 3, Art. no. 3, Jul. 1999.
[18] H. Dong et al., “3.08 - Biofuels and Bioenergy: Acetone and Butanol,” in
Comprehensive Biotechnology (Second Edition), M. Moo-Young, Ed., Burlington: Academic
Press, 2011, pp. 71–85. doi: 10.1016/B978-0-08-088504-9.00154-9.
[19] D. T. Jones and D. R. Woods, “Acetone-butanol fermentation revisited,”
MICROBIOL. REV., vol. 50, 1986.
[20] “The acetone-butanol fermentation - PubMed.”
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/13743592/ (accessed Feb. 16, 2023).
[21] “Acetone-Butanol Fermentation of Sugars | Industrial & Engineering Chemistry.”
https://pubs.acs.org/doi/abs/10.1021/ie50511a054 (accessed Feb. 16, 2023).
[22] R. Wynkoop, “n-Butanol and Acetone,” ACS Publications, May 01, 2002.
https://pubs.acs.org/doi/pdf/10.1021/ie50408a004 (accessed Feb. 23, 2023).
[23] Department of Chemical Engineering, College of Engineering, University of the
Philippines Diliman, C. M. Montealegre, J. M. E. M. Ani, O. K. B. Castro, and L. Louise R.,
“Process Plant Design and Feasibility of an Acetone-Butanol-Ethanol (ABE) Fermentation
Biorefinery using Sugarcane Bagasse and Clostridium acetobutylicum,” IJCEA, vol. 8, no. 3,
pp. 162–168, Jun. 2017, doi: 10.18178/ijcea.2017.8.3.649.
[24] V. V. Zverlov, O. Berezina, G. A. Velikodvorskaya, and W. H. Schwarz, “Bacterial
acetone and butanol production by industrial fermentation in the Soviet Union: use of
hydrolyzed agricultural waste for biorefinery,” Appl Microbiol Biotechnol, vol. 71, no. 5, pp.
587–597, Aug. 2006, doi: 10.1007/s00253-006-0445-z.
[25] “Acetone_d6 ScienceLab_MSDS.” Accessed: May 11, 2023. [Online]. Available:
https://dept.harpercollege.edu/chemistry/msds1/Acetone_d6%20ScienceLab.pdf
[26] “Thông tư 10/2019/TT-BYT Quy chuẩn giới hạn tiếp xúc cho phép 50 yếu tố hóa học
tại nơi làm việc mới nhất.” https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Lao-dong-Tien-luong/Thong-
tu-10-2019-TT-BYT-Quy-chuan-gioi-han-tiep-xuc-cho-phep-50-yeu-to-hoa-hoc-tai-noi-lam-
viec-414905.aspx (accessed May 11, 2023).
[27] “Acetone-Hazardous Substance Fact Sheet.” Accessed: May 11, 2023. [Online].
Available: https://www.nj.gov/health/eoh/rtkweb/documents/fs/0006.pdf
[28] N. Wu, X. Li, S. Liu, M. Zhang, and S. Ouyang, “Effect of Hydrogen Bonding on the
Surface Tension Properties of Binary Mixture (Acetone-Water) by Raman Spectroscopy,”
Applied Sciences, vol. 9, no. 6, Art. no. 6, Jan. 2019, doi: 10.3390/app9061235.
[29] P. Ball, H2O: A Biography of Water. Hachette UK, 2015.

137
[30] “Order and oddities | Nature.” https://www.nature.com/articles/35053267 (accessed
Feb. 17, 2023).
[31] “Water — an enduring mystery | Nature.” https://www.nature.com/articles/452291a
(accessed Feb. 17, 2023).
[32] “Water: A Matrix of Life - Felix Franks - Google Sách.”
https://books.google.com.vn/books?
hl=vi&lr=&id=k4bxN1vtgigC&oi=fnd&pg=PA1&ots=vq6zodtH6F&sig=PYKm0dPROXqD
LrblHK66AOi_Gik&redir_esc=y#v=onepage&q&f=false (accessed Feb. 17, 2023).
[33] “Water_Maerial Safety Data Sheet.” Accessed: May 11, 2023. [Online]. Available:
https://www-s.mechse.uiuc.edu/cleanroom/files/Current%20MSDS/WATER.pdf
[34] “Polarity-based separation and chemical characterization of fast pyrolysis bio-oil from
poultry litter,” Biomass and Bioenergy, vol. 64, pp. 337–347, May 2014, doi:
10.1016/j.biombioe.2014.03.003.
[35] “Comparative study of vacuum and fractional distillation using pyrolytic microalgae
(Nannochloropsis oculata) bio-oil,” Algal Research, vol. 17, pp. 87–96, Jul. 2016, doi:
10.1016/j.algal.2016.04.020.
[36] K. Zhang and J. W. Wong, “4.12 - Solvent-Based Extraction Techniques for the
Determination of Pesticides in Food,” in Comprehensive Sampling and Sample Preparation,
J. Pawliszyn, Ed., Oxford: Academic Press, 2011, pp. 245–261. doi: 10.1016/B978-0-12-
381373-2.00136-8.
[37] “Boiling Point of Water (Theory) : Class 9 : Chemistry : Amrita Online Lab.”
https://amrita.olabs.edu.in/?sub=73&brch=2&sim=29&cnt=1 (accessed Feb. 16, 2023).
[38] G. F. Hewitt, “Palen, J. W. (1983) Shell-and-tube reboilers, Heat Exchanger Design
Handbook. Section 3.6. Hemisphere Publishing Corporation, New York,” in Thermopedia,
Begel House Inc., 2011. doi: 10.1615/AtoZ.r.reboilers.
[39] B. Jacimovic, S. Genic, N. Budimir, and M. Jaric, “CRITERIA FOR THE VAPOR
SPACE DESIGN IN KETTLE REBOILERS”.
[40] E. A. Porter, “DISTILLATION,” in Thermopedia, Begel House Inc., 2011. doi:
10.1615/AtoZ.d.distillation.
[41] “A Review on Minimum Energy Calculations for Ideal and Nonideal Distillations |
Industrial & Engineering Chemistry Research.”
https://pubs.acs.org/doi/abs/10.1021/ie00043a001 (accessed Jun. 03, 2023).
[42] Z. Jiang et al., “Global optimization of multicomponent distillation configurations:
Global minimization of total cost for multicomponent mixture separations,” Computers &
Chemical Engineering, vol. 126, pp. 249–262, Jul. 2019, doi:
10.1016/j.compchemeng.2019.04.009.
[43] “Multicomponent thermally coupled systems of distillation columns at minimum
reflux | Semantic Scholar.” https://www.semanticscholar.org/paper/Multicomponent-
thermally-coupled-systems-of-columns-Fidkowski-Agrawal/
e6368681f4a048b2c4abea036b26cc6e79846201 (accessed Jun. 03, 2023).
[44] “Minimum energy requirements of thermally coupled distillation systems - Fidkowski
- 1987 - AIChE Journal - Wiley Online Library.”
https://aiche.onlinelibrary.wiley.com/doi/abs/10.1002/aic.690330412 (accessed Jun. 03,
2023).

138
[45] “Global optimization of multicomponent distillation configurations: 2. Enumeration
based global minimization algorithm - Nallasivam - 2016 - AIChE Journal - Wiley Online
Library.” https://aiche.onlinelibrary.wiley.com/doi/abs/10.1002/aic.15204 (accessed Jun. 03,
2023).
[46] X. Tran, T. K. Nguyen, X. T. Pham, and the collective, “Sổ tay Quá trình và Thiết bị
Công nghệ Hóa chất-Tập 2.” Hanoi Science and Technology.
[47] X. Tran, T. K. Nguyen, L. V. Ho, and the collective, “Sổ tay Quá trình và Thiết bị
Công nghệ Hóa chất-Tập 1.” Hanoi Science and Technology.
[48] “Thiết bị trao đổi nhiệt kiểu ống chùm.” http://vietnam12h.com/ky-thuat/chi-tiet-ky-
thuat.aspx?baivieturl=Thiet_bi_trao_doi_nhiet_kieu_ong_chum_14-7-2017 (accessed Mar.
29, 2023).
[49] “Thiết bị thực phẩm - Các thiết bị nhiệt,” Valve.vn.
https://valve.vn/goc-chuyen-gia/thiet-bi-thuc-pham--cac-thiet-bi-nhiet.html (accessed Mar.
29, 2023).
[50] “ƯU ĐIỂM CỦA THIẾT BỊ TRAO ĐỔI NHIỆT DẠNG ỐNG CHÙM,” ATHENA
HEATEX, Jul. 16, 2020. https://athenatech.com.vn/uu-diem-cua-thiet-bi-trao-doi-nhiet-dang-
ong-chum/ (accessed Mar. 29, 2023).
[51] “Thiết bị truyền nhiệt trong thực phẩm - Phần 2,” Valve.vn. https://valve.vn/goc-
chuyen-gia/thiet-bi-truyen-nhiet-trong-thuc-pham--phan-2.html (accessed Mar. 29, 2023).
[52] “Nguyễn Minh Tuyển, ‘Tính toán máy và thiết bị hóa chất-tập 1’, Nhà xuất bản Khoa
học Kỹ thuật Hà Nội, 1984, 263 trang.” https://www.ebookbkmt.com/2018/11/sach-tinh-toan-
may-va-thiet-bi-hoa-chat.html (accessed May 11, 2023).
[53] “Bảng tra cứu cơ học truyền nhiệt và truyền khối PDF | PDF.”
https://fr.scribd.com/document/434129295/B%E1%BA%A3ng-tra-c%E1%BB%A9u-c
%C6%A1-h%E1%BB%8Dc-truy%E1%BB%81n-nhi%E1%BB%87t-va-truy%E1%BB%81n-
kh%E1%BB%91i-pdf (accessed May 11, 2023).
[54] Ho Le Vien, Tính toán, thiết kế các chi tiết thiết bị hóa chất và dầu khí. Hanoi Science
and Technology.
[55] “Phạm Văn Bôn, Quá trình và thiết bị công nghệ hóa học, Tập 5 - Quá trình và thiết bị
truyền nhiệt, 1992, 481 trang.”
[56] “Nguyễn Bin, Các quá trình thiết bị trong công nghệ hóa chất và thực phẩm ( Tập 4 ),
Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 395 trang.”
[57] Vu Ba Minh and Vo Van Bang, Quá trình và thiết bị công nghệ hóa học và thực
phẩm. Tập 3 - Truyền khối. HCMC National University.
[58] Pham Van Bon and Vu Ba Minh, Quá trình và Thiết bị trong Công Nghệ Hóa Học –
Tập 10: Ví dụ và Bài tập. HCMC National University.

139

You might also like