You are on page 1of 5

HDG ĐỀ THI THỬ OLYMPIC HOÁ 11 - ĐỀ 2

Câu 1: Cấu tạo nguyên tử. Hệ thống tuần hoàn. Liên kết hóa học. Lý thuyết về phản ứng hóa học. Phức
chất.
1.1. a) Sử dụng thuyết VB giải thích sự hình thành, từ tính và dạng hình học của các phức chất sau:
(1) [Co(NH3)6]Cl2 (2) K2[PtCl4]
b) Sử dụng thuyết trường tinh thể, giải thích sự hình thành, từ tính, momen từ và tính năng lượng bền
hoá tinh thể cho phức chất spin thấp [Mn(NH3)6]Cl3
c) Cho dòng khí X đi qua kim loại M thu được phức chất A1 chứa 28,57% kim loại M theo khối
lượng. Phức chất A1 bị quang phân tạo thành phức chất A2 chứa 30,77% kim loại M theo khối lượng.
Xác định A1 và A2, vẽ cấu trúc hình học của chúng.
1.2. Hàm lượng cồn trong máu sau khi uống có thể được tính toán theo quy luật của động hóa học. Quá
trình loại bỏ etanol khỏi cơ thể được đơn giản hóa bằng một chương trình động học:
A ⎯k⎯1→B ⎯k⎯2→D
Trong đó A là etanol trong dạ dày, B là etanol trong máu, D là sản phẩm oxi hóa enzim của etanol
trong gan. Quá trình đầu tiên etanol được hấp thụ từ dạ dày vào máu theo phản ứng bậc 1, sau đó là phản
ứng oxi hóa etanol theo phản ứng bậc không.
a) Những sản phẩm nào được tạo thành từ quá trình oxi hóa etanol trong gan? Viết phương trình?
b) Nồng độ etanol trong dạ dày giảm đi một nửa trong 5 phút. Tính hằng số k1?
c) Phương trình động học từ ý (3) có dạng: [B] = [A] 0.(1 − e−k t ) − k 2t
1

Trong đó, [A]0 là nồng độ ban đầu của etanol trong dạ dày. Nếu [A]0 = 3,8 g.l–1 thì sau 20 giờ không có
dấu vết của etanol trong máu. Tính hằng số k2 (g.l–1.h–1) ?
d) Sau thời gian nào nồng độ etanol trong máu sẽ cao nhất. Tính giá trị của nồng độ này?

2
Câu 2: Dung dịch và sự điện li. Phản ứng oxi hóa – khử. Điện hóa.
2.1. Sodium (Na) được sản xuất trong công nghiệp
bằng cách điện phân NaCl trạng thái nóng chảy. Sơ
đồ bình điện phân ở hình bên.
a) Cho biết điện cực nào là cathode, điện cực nào là
anode của bình điện phân Down? Viết các quá trình
xảy ra ở cathode và anode. Cho biết quá trình nào là
quá trình oxi hoá, quá trình nào là quá trình khử ?
b) Biết: trong hai điện cực sử dụng chế tạo bình
điện phân, một điện cực làm từ sắt, một điện cực
làm từ grafit. Cho biết điện cực nào làm từ sắt, điện
cực nào làm từ grafit ?

c) Tại sao hệ thống thu kim loại Na được lắp đặt phía trên bề mặt bình điện phân mà không phải là ở
phía dưới đáy bình điện phân như trong điện phân nóng chảy nhôm oxide? Cho biết vì sao Na tạo ra lại
ở dạng nóng chảy mà không phải ở trạng thái rắn?
d) Hệ thống ống dẫn Na và bình thu Na nóng chảy luôn được đặt trong môi trường khí trơ. Hãy giải
thích điều này.
2.2. Một trong những thuốc thử đặc trưng để tìm ion Pb2+ (trong dung dịch) là Na2CrO4. Cho biết, kết
tủa PbCrO4 màu vàng, tan được trong dung dịch NaOH dư; trong khi đó, kết tủa PbS màu đen, không
tan được trong dung dịch NaOH. Thêm từ từ 0,05 mol Pb(NO3)2 vào 1,0 L dung dịch X gồm 0,02 mol
Na2S và 0,03 mol Na2CrO4, thu được hỗn hợp Y gồm phần kết tủa và phần dung dịch (coi thể tích không
thay đổi khi thêm Pb(NO3)2 vào dung dịch X).
a) Tính pH của dung dịch X.
b) Bằng lập luận và đánh giá hợp lí, chứng tỏ rằng, pH phần dung dịch của Y xấp xỉ bằng 7,0.
c) Tính [Cr2O27− ] và [Pb2+] trong phần dung dịch của Y.
d) Trình bày cách thiết lập sơ đồ pin được ghép bởi điện cực chì (Pb) nhúng trong hỗn hợp Y và điện
cực hiđro tiêu chuẩn.
Cho biết: pKa1(H2S) = 7,02; pKa2(H2S) = 12,90; pKa1(HCrO4)– = 6,50; EoPb2+/Pb = –0,126V
2CrO42– + 2H+ 2Cr 2O 2–
7 + HO 2 K = 3,13.1014

Pb2+ + H2O PbOH+ + H+ lg β1 = lg*βPb(OH)+ = -7,80

3
Câu 3: Hóa vô cơ (nhóm VIIA, VIA, VA, IVA và một số kim loại nhóm B). Nhận biết các ion vô cơ.
3.1. Cho đường cong chuẩn độ 50 mL dung dịch acid
benzoic 0,1 M bằng dung dịch NaOH 0,1M.
a) Cho biết điểm nào trên đường cong ứng với dung dịch
có chứa acid benzoic 0,06 M và tại điểm nào có pH thay
đổi nhanh nhất.
b) Dựa vào đường cong chuẩn độ, hãy chọn chỉ thị thích
hợp cho thí nghiệm này.
Chất chỉ thị Khoảng pH Sự đổi màu
Metyl vàng 2,9 – 4,0 Đỏ – vàng
Metyl da cam 3,1 – 4,4 Đỏ – da cam
Phenolphtalein 8,0 – 9,8 Không màu – đỏ

3.2. Thuốc APC là hỗn hợp của ba tác nhân dược phẩm: aspirin(A), phenacetin(P) và cafeine(C).

Để phân tích hỗn hợp, tổ hợp các phương pháp được sử dụng gồm: tách, chiết, chuẩn độ và trắc quang.
Viên thuốc 500 mg được nghiền thành bột, hoà tan vào 100 mL điclometan, rồi chuyển vào phễu chiết.
Aspirin (A) có thể được tách định lượng khỏi pha hữu cơ bởi 40 mL dung dịch xút 0,1M. Aspirin có hệ
số phân bố KD = 105 và hằng số axit pKa = 3,5
a) Tại sao lại sử dụng dung dịch kiềm cho quá trình tách chiết?
b) Pha nước trong quá trình chiết được đun sôi trong 15 phút, làm nguội và định mức đến 100 mL. Để
chuẩn độ 10 mL dung dịch này cần 7,8 mL dung dịch axit clohidric 0,02 M dùng chỉ thị phenolphtalein.
Biết rằng các hằng số axit (Ka) ước lượng của axit H2CO3 là 5 và của phenol là 10.
i. Viết phương trình phản ứng xảy ra trong quá trình đun sôi và chuẩn độ
ii. Tính hàm lượng phần trăm theo khối lượng của aspirin trong thuốc APC.

5
Câu 4. (4,0 điểm)
4.1.
a. Xác định nguyên tử Nitrogen (N) có tính base mạnh nhất
trong các chất từ A1 đến A4 và viết quá trình nhận một proton

(H+) của các chất từ A1 đên A6.


A1 A2 A3 A4 A5 A6
b. Cho phản ứng sau:

Cho biết chất nào trong số các đồng phân sản phẩm A9 và A10 tạo thành, sản phẩm nào là sản phảm
chính trong các trường hợp sau:
a. Sử dụng MeI là nguồn Me+.
b. Sử dụng Me3O+ BF4– là nguồn Me+.
c. Đề nghị cơ chế cho quá trình chuyển hóa sau:

4.2. Quy trình tổng hợp một loại ceratopicanol như sau:

Vẽ (không cần giải thích) công thức cấu tạo của các chất từ E1 đến E8 trong sơ đồ.

4.3. Forskoline là một diterpene có trong tinh dầu húng chanh thường được sử dụng để chữa bệnh về hô
hấp. Dưới đây là một phần sơ đồ tổng hợp forskoline:

7
Biết E là but-2-inoic acid và I là vanadyl acetylacetonate, VO(acac)2. Xác định công thức cấu tạo các
chất chưa biết trong sơ đồ tổng hợp trên.
Câu 5 (4,0 điểm) Xác định cấu trúc các chất hữu cơ (mô tả sơ đồ tổng hợp bằng lời dẫn)
5.1. Hợp chất C1 (C10H18O) phản ứng với CH3MgBr, tạo khí metan; phản ứng với PCC, tạo thành
axeton; phản ứng với KMnO4 loãng, lạnh tạo thành chất C10H20O3. Axetyl hóa C1 bằng CH3COCl, sau
đó ozon phân/ khử hóa, thu được C2 (C12H20O4). Oxi hóa C2 bằng nước brom thu được C3 (C12H20O3).
Chất C3 tham gia phản ứng chuyển vị Baeyer Villiger với m-CPBA (tỉ lệ mol 1:1) thu được nhiều đồng
phân trong đó có C4 (C12H20O6). Thủy phân C4 với H2SO4/H2O, thu được axit ađipic
HOOC(CH2)4COOH, butan-1,3-điol và axit axetic.
Xác định các chất C1, C2, C3 và C4.
5.2. Hợp chất A (C8H16O2) không tác dụng với H2/Ni đun nóng. Cho A tác dụng với HIO4, thu được A1
(C3H6O) có khả năng tham gia phản ứng iođofom và A2 (C5H8O). Đun nóng A có mặt H2SO4, thu được
chất B (C8H14O) chứa vòng 6 cạnh. Cho B phản ứng với 2,4-đinitrophenylhiđrazin, thu được C; cho B
phản ứng với H2/Ni đun nóng thu được chất D. Đun nóng D với H2SO4 đặc, thu được E (C8H14). Ozon
phân E, sau đó khử hóa ozonit với Zn/HCl hoặc oxi hóa với H2O2, đều thu được F (C8H14O2). F tham
gia phản ứng iođofom sau đó axit hóa, thu được G (C6H10O4). Xác định cấu tạo các chất A, A1, A2, B, C,
D, E, F và G. Đề xuất cơ chế từ A sang B
5.3. Chất G được sử dụng làm thuốc chống dị ứng. Từ p-chlobenzandehyd (chất A) tổng hợp chất G
theo sơ đồ sau

Xác định công thức cấu tạo của các chất B, C, D, E, F và G

You might also like