You are on page 1of 29

a

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
----------

BÀI TIỂU LUẬN


MÔN: QUẢN TRỊ ĐIỀU HÀNH

ĐỀ TÀI:
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG 1

Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Ngọc Thức

Nhóm thực hiện: Nhóm 6


Lớp: DHQT17ATT

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 03 năm 2023


DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 6

STT Họ và tên sinh viên MSSV Chức vụ Chữ ký

1 Phan Nguyễn Trà My 21122761 Nhóm trưởng

2 Trần Tuyết Nhi 21123211 Thành viên

3 Nguyễn Ngọc Nhã Thơ 21007551 Thành viên

4 Liêu Quốc Trung 21026911 Thành viên

5 Nguyễn Tiến Thịnh 21000441 Thành viên

6 Trần Nguyễn Yến Vy 21120891 Thành viên


MỤC LỤC
A. LỜI MỞ ĐẦU.....................................................................................................4
B. NỘI DUNG..........................................................................................................5
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG MB............................................5
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển.................................................................5
1.2. Tầm nhìn.....................................................................................................5
1.3. Sứ mệnh......................................................................................................5
1.4. Giá trị cốt lõi...............................................................................................6
1.5. Thành tựu....................................................................................................6
1.6. Các chi nhánh và cơ sở giao dịch...............................................................6
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT.......................................................................7
2.1. Mục đích và tầm quan trọng của việc xác định địa điểm doanh nghiệp....7
2.1.1. Mục đích..............................................................................................7
2.1.2. Tầm quan trọng...................................................................................8
2.2. Các bước tiến hành chọn địa điểm.............................................................9
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc xác định địa điểm doanh nghiệp..........10
2.3.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến chọn vùng..............................................10
2.4. Các phương pháp xác định địa điểm doanh nghiệp..................................12
2.4.1 Phương pháp cho điểm có trọng số....................................................12
2.4.2 Phương pháp điểm hòa vốn................................................................13
2.4.3 Phương pháp tọa độ một chiều...........................................................16
2.4.4 Phương pháp tọa độ hai chiều (tọa độ trung tâm).............................17
2.4.5 Phương pháp sử dụng bài toán vận tải..............................................19
C. BÀI TẬP TÌNH HUỐNG.................................................................................21
Câu 1: Ngân hàng MB đã xem xét những yếu tố nào khi lựa chọn vị trí đặt chi
nhánh, cơ sở giao dịch?.......................................................................................21
Câu 2: Ngân hàng MB dựa vào phương pháp nào để chọn vị trí đặt chi nhánh, cơ
sở giao dịch?........................................................................................................23
Câu 3: Tại sao ngân hàng MB có được sự thành công này? Những thách thức
hiện nay của ngân hàng MB khi chọn địa điểm đặt vị trí là gì?..........................26
D. KẾT LUẬN.......................................................................................................28
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................28
A. LỜI MỞ ĐẦU
Cuộc chiến kinh tế của Việt Nam ngày càng trở nên khốc liệt và cả cơ hội càng phát
triển và hội nhập với quốc tế, cũng ngày càng tăng cao. Nhận thấy được những yếu tố
trên các công ty, doanh nghiệp không ngừng chạy đua, cải tiến về mọi mặt, để không bị
bỏ về sau. Ngân hàng là một trong những lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ quan trọng và
cạnh tranh nhất hiện nay. Để phát triển và mở rộng thị trường, các ngân hàng cần phải có
chiến lược lựa chọn vị trí, chi nhánh cho các cơ sở giao dịch của mình sao cho hợp lí
nhất. Việc này không chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh, mà còn tạo ra ấn
tượng và uy tín với khách hàng. Và điển hình là ngân hàng MB bank một trong những
ngân hàng uy tín phát triển mạnh và là top 10 ngân hàng thương mại được người khách
hàng đánh giá là uy tín nhất Việt Nam.Vì thế, nhóm chúng em quyết định tìm hiểu rõ hơn
về các yếu tố, phương pháp lựa chọn vị trí khi đặt chi nhánh, cơ sở giao dịch của ngân
hàng MB Bank.

Và để có thể làm tốt được bài tiểu luận lần này không thể không gửi lời cảm ơn tới
thầy Nguyễn Ngọc Thức Giảng viên giảng dạy và truyền đạt kiến thức hướng dẫn chúng
em trong quá trình làm bài. Nhóm em đã vô cùng cố gắng hoàn thiện bài tiểu luận một
cách trọn vẹn nhất có thể. Với sự đồng lòng, hợp tác cố gắng làm việc của tất cả các bạn
trong Nhóm 1 thì mong rằng sẽ mang đến một bài tiểu luận với nội dung cụ thể và dễ
hiểu.

Trong thực tế, chúng em đã áp dụng kiến thức mà mình đã được học, được thầy
truyền đạt chỉ trong quá trình học tập để hoàn thành bài tiểu luận một cách hoàn hảo nhất
có thể. Nhưng do kiến thức hạn chế và chưa có nhiều kinh nghiệm thực tiễn nên khó
tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình nghiên cứu và trình bày. Nhóm rất mong có sự
góp ý quý báu từ thầy để bài tiểu luận của nhóm chúng em được hoàn thiện hơn.
B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG MB

1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

MB Bank là một ngân hàng thương mại cổ phần được thành lập vào ngày 4 tháng 11
năm 19941 với số vốn điều lệ gần 20 tỷ đồng và 25 cán bộ nhân viên. Ngân hàng này
được quản lý bởi Bộ Quốc phòng Việt Nam và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Hiện tại,
MB Bank có hơn 10.600 nhân viên làm việc tại 265 điểm giao dịch trên toàn quốc.

Năm 2000, MB Bank đã thành lập Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng TMCP
Quân đội MBS (trước đây là Công ty TNHH Chứng khoán Thăng Long) và Công ty
Quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng TMCP Quân đội (MBAMC).

Trong quá khứ, MB Bank đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển. Năm 2003, ngân
hàng này đã triển khai cải tổ toàn diện về hệ thống và nhân lực. Năm 2004,

MB Bank trở thành ngân hàng đầu tiên phát hành cổ phần thông qua đấu giá ra công
chúng với tổng mệnh giá là 20 tỷ đồng.

Từng bước hiện thực hóa mục tiêu “Trở thành Ngân hàng thuận tiện nhất” với
khách hàng, MB Bank đã tiên phong triển khai chuyển đổi số và từng bước hiện thực hóa
mục tiêu của mình.

1.2. Tầm nhìn


Về định hướng, mục tiêu chiến lược giai đoạn 2022-2026 với tầm nhìn “Trở thành
doanh nghiệp số, tập đoàn tài chính dẫn đầu”, MB đặt ra mục tiêu “top 3 thị trường về
hiệu quả, hướng đến top đầu châu Á”. Cùng với phương châm “tăng tốc số - hấp dẫn
khách hàng - hiệp lực tập đoàn - an toàn bền vững”, MB Group tiếp tục định hướng xây
dựng và phát triển tập đoàn tại Việt Nam, tại nước ngoài và các công ty có mối quan hệ
liên kết, đáp ứng yêu cầu chuyển dịch số, mục tiêu tăng trưởng kinh doanh và nâng cao
năng lực cạnh tranh.

1.3. Sứ mệnh
Sứ mệnh của MB Bank là "Vì sự phát triển của đất nước, vì lợi ích của khách
hàng". Tại MB, sứ mệnh của họ còn được hiểu là bảo toàn vốn và không ngừng gia tăng
lợi nhuận cho Quý khách.
1.4. Giá trị cốt lõi

Giá trị cốt lõi của MB Bank bao gồm: ĐOÀN KẾT, KỶ LUẬT, TẬN TÂM,
THỰC THI, TIN CẬY và HIỆU QUẢ.
1.5. Thành tựu

MB Bank đã khẳng định được tên tuổi và vị trí của mình trong lĩnh vực tài chính –
ngân hàng, nhiều năm liền được NHNN xếp hạng A. Với mục tiêu chiến lược rõ ràng,
những sáng kiến mới, cách làm mới, cùng với sức kiên cường nội tại, MB Bank tự tin
hướng đến đạt khoảng 120.000 tỷ doanh thu, 45.000 tỷ lợi nhuận, tức là gấp từ 2,5 đến 3
lần so với năm 2021 vào năm 2026.

- Sao Khuê 2023 vinh danh tính năng “Phê duyệt cấp hạn mức tín dụng trên BIZ
MBBank” cho doanh nghiệp;

- Top 10 doanh nghiệp lợi nhuận tốt nhất Việt Nam 2022;

- MB nhận 5 giải thưởng lớn nhất từ tổ chức thẻ tín dụng quốc tế JCB;

- MB cung cấp dịch vụ Private Banking tốt nhất năm 2022;

- MB được vinh danh Doanh nghiệp xuất sắc châu Á 2022;

- MB nhận giải “Sáng kiến vì cộng đồng”.

1.6. Các chi nhánh và cơ sở giao dịch

- MB Bank có mạng lưới Chi nhánh/Phòng giao dịch rộng khắp trên cả nước.

- Tính đến thời điểm hiện tại, MB có tổng cộng hơn 284 Chi nhánh/Phòng giao dịch đặt
tại 53 tỉnh, thành phố trong cả nước.

- Dưới đây là địa chỉ của một số chi nhánh lớn của Ngân hàng MB Bank tại TP HCM:

· Chi nhánh Hồ Chí Minh: Số 18B Cộng Hoà, Phường 4, Quận Tân Bình, Thành Phố Hồ
Chí Minh.

· Chi nhánh Sài Gòn: Số 172 Hai Bà Trưng, Phường Đa Kao, Quận 1, Thành Phố Hồ Chí
Minh.

· Chi nhánh Bắc Sài Gòn: Số 3 Nguyễn Oanh, Quận Gò Vấp, Thành Phố Hồ Chí Minh.

· Chi nhánh An Phú: Chung Cư An Phú, Kđtm An Phú, An Khánh, Nguyễn Quý Đức, An
Phú, Quận 2, Thành Phố Hồ Chí Minh.

· Chi nhánh Gia Định: Số 3 Hoàng Hoa Thám, Quận Bình Thạnh, Thành Phố Hồ Chí
Minh.
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Mục đích và tầm quan trọng của việc xác định địa điểm doanh nghiệp
2.1.1. Mục đích

Xác định vị trí đặt doanh nghiệp hoặc nhà máy là một nội dung cơ bản trong quản
trị sản xuất. Thông thường khi nói đến xác định địa điểm doanh nghiệp là nói đến việc
xây dựng một doanh nghiệp mới. Tuy nhiên, trong thực tế những quyết định xác định địa
điểm doanh nghiệp lại xảy ra một cách khá phổ biến đối với doanh nghiệp đang hoạt
động. Đó là việc tìm thêm những địa điểm mới để xây dựng các chi nhánh, phân xưởng,
cửa hàng, đại lý mới,...

Mục đích của việc xác định địa điểm cho doanh nghiệp là tìm kiếm một vị trí lý
tưởng để đánh giá các yếu tố quan trọng để công việc sản xuất và kinh doanh diễn ra một
cách hiệu quả, đáp ứng nhu cầu thị trường và tối ưu hóa lợi nhuận.

Xác định địa điểm doanh nghiệp là quá trình lựa chọn vùng và địa điểm bố trí
doanh nghiệp, nhằm đảm bảo thực hiện những mục tiêu chiến lược kinh doanh của doanh
nghiệp đã lựa chọn. Đây là nội dung cơ bản của chọn địa điểm đặt doanh nghiệp. Chúng
có thể được thực hiện đồng thời trong cùng một bước hoặc tách riêng tuỳ thuộc vào quy
mô và tính phức tạp trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hoạt động
này khá phức tạp, có nội dung rộng lớn đòi hỏi phải có cách nhìn tổng hợp, đánh giá toàn
diện trên tất cả các mặt kinh tế, xã hội, văn hóa, công nghệ…

Khi tiến hành hoạch định địa điểm bố trí các doanh nghiệp, thường đứng trước các
lựa chọn khác nhau. Mỗi cách lựa chọn phụ thuộc chặt chẽ vào tình hình cụ thể và phát
triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Có thể khái quát hóa thành một số cách lựa
chọn chủ yếu sau đây:

- Mở thêm những doanh nghiệp hoặc bộ phận, chi nhánh, phân xưởng mới ở các địa điểm
mới, trong khi vẫn duy trì năng lực hiện có.

- Mở thêm chi nhánh, phân xưởng mới trên các địa điểm mới, đồng thời tăng quy mô sản
xuất của doanh nghiệp.

- Đóng cửa doanh nghiệp ở một vùng và chuyển sang vùng mới. Đây là trường hợp bắt
buộc và rất tốn kém, đòi hỏi phải có sự cân nhắc so sánh thận trọng giữa chi phí đóng cửa
và lợi ích của địa điểm mới đem lại trước khi ra quyết định.
Chọn được một địa điểm tốt có thể giảm được chi phí sản xuất, tăng được sản
lượng tiêu thụ và giúp doanh nghiệp ổn định. Ngược lại, địa điểm không tốt có thể gây ra
bất lợi và kéo dài trong thời gian sẽ rất khó khắc phục.

2.1.2. Tầm quan trọng

Địa điểm xây dựng doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động sản
xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp. Hoạt động xác định địa điểm doanh nghiệp là
một bộ phận quan trọng thiết kế hệ thống sản xuất của doanh nghiệp, đồng thời là một
giải pháp cơ bản mang tính chiến lược đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp. Tác động của xác định địa điểm doanh nghiệp rất tổng hợp, đó là giải pháp quan
trọng tạo ra lợi thế cạnh tranh và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhờ thỏa mãn
tốt hơn, nhanh hơn, rẻ hơn các sản phẩm và dịch vụ mà không cần phải đầu tư thêm.

Xác định địa điểm doanh nghiệp là biện pháp quan trọng giảm giá thành sản phẩm.
Quyết định xác định địa điểm doanh nghiệp ảnh hưởng mạnh mẽ đến chi phí tác nghiệp,
đặc biệt là chi phí vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm.

Xác định địa điểm đặt doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động
sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp. Địa điểm đặt doanh nghiệp là yếu tố quan
trọng trong thiết kế hệ thống sản xuất; là một giải pháp cơ bản mang tính chiến lược của
doanh nghiệp.

Xác định địa điểm doanh nghiệp hợp lý tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp xúc
với khách hàng, nâng cao khả năng thu hút khách hàng, thâm nhập và chiếm lĩnh thị
trường mới, thúc đầy sản xuất kinh doanh phát triển, tăng doanh thu và lợi nhuận.

Xác định địa điểm doanh nghiệp hợp lý còn tạo ra một trong những nguồn lực mũi
nhọn của doanh nghiệp. Nó cho phép doanh nghiệp xác định, lựa chọn những khu vực có
điều kiện tài nguyên và môi trường kinh doanh thuận lợi, khai thác các lợi thể của môi
trường nhằm tận dụng, phát huy tốt nhất tiềm năng bên trong.

Tóm lại, xác định địa điểm doanh nghiệp là một công việc hết sức phức tạp có ý
nghĩa dài hạn, nếu sai lầm sẽ rất khó sửa chữa, tốn kém nhiều chi phí và mất thời gian.
Bởi vậy, việc chọn phương án xác định địa điểm doanh nghiệp luôn là một trong những
nhiệm vụ quan trọng mang ý nghĩa chiến lược lâu dài.
2.2. Các bước tiến hành chọn địa điểm

Việc quyết định địa điểm doanh nghiệp thường gắn bó chặt chẽ với bản chất của
các lĩnh vực kinh doanh và quy mô doanh nghiệp. Chẳng hạn, các doanh nghiệp quy mô
nhỏ thường phân bố tự do hơn, nhưng các doanh nghiệp lớn cần phải xác định vùng
nguyên liệu, năng lượng và bố trí thành nhiều địa điểm khác nhau.

Bước 1: Xác định địa điểm khu vực

 Xác định mục tiêu, tiêu chuẩn sẽ sử dụng để đánh giá các phương án xác định địa
điểm doanh nghiệp. Vấn đề quan trọng là cùng với việc xác định chỉ tiêu cân phải
xác định rõ các tiêu chuẩn được dùng làm cơ sở đánh giá các phương án xác định
địa điểm.

 Xác định và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến địa điểm doanh nghiệp. Việc bố
trí doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố khác nhau như điều kiện tự
nhiên, vị trí địa lý của vùng, các yếu tố kinh tế, xã hội và văn hoá.

 Xây dựng những phương án định vị khác nhau đây là một trong những yêu cầu
chung của quản lý kinh tế, đối với địa điểm doanh nghiệp lại càng quan trọng hơn.

Trong thực tế có rất nhiều phương án để xác định địa điểm doanh nghiệp, môi phương
án đêu chính sách mặt tích cực và hạn chế khác nhau. Vì vậy việc xây dựng nhiều
phương án lã cơ sở cho việc đánh giá, lựa chọn phương án hợp lý nhất với những mục
tiêu và tiêu chuẩn đã đề ra.

Bước 2: Xác định địa điểm cụ thể

 Tính toán chỉ tiêu về mặt kinh tế. Lượng hóa các yếu tố có thể, trên cơ sở đó so
sánh hệ thống các chỉ tiêu của từng phương án, tìm ra những phương án có lợi
nhất tính theo các chỉ tiêu đó.

 Cần giải quyết những vấn đề liên quan đến Đất đai, Mặt bằng, Điều tra, khảo sát,
Tư vấn, thiết kế, Dự toán công trình, Thủ tục pháp lý.

Trong nhiều trường hợp phương án được lựa chọn không phải là phương án có chỉ
tiêu kinh tế đa lượng hóa cao nhất, mà là những phương án khả thi và hợp lý có thể thỏa
mãn được những mục tiêu chính của doanh nghiệp đề ra.
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc xác định địa điểm doanh nghiệp
2.3.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến chọn vùng

(1) Các điều kiện tự nhiên

Những nhân tố thuộc điều kiện tự nhiên bao gồm địa hình, địa chất, thủy văn, khí
tượng, tài nguyên, môi trường sinh thái... Các điều kiện này phải thoả mãn yêu cầu xây
dựng công trình bền vững, ổn định, đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động bình thường,
lâu dài và không ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.

(2) Các điều kiện văn hóa - xã hội

Điều kiện văn hóa - xã hội ảnh hưởng rất lớn đến việc lựa chọn địa điểm đặt doanh
nghiệp, đặc biệt nhân tố văn hóa có tác động rất lớn đến quyết định địa điểm đặt doanh
nghiệp. Những nhân tố văn hóa - xã hội cần phân tích, đánh giá khi lựa chọn địa điểm đặt
doanh nghiệp, gồm:

 Tình hình dân số, dân sinh, phong tục tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng, khả năng
cung cấp lao động, thái độ lao động và năng suất lao động;

 Các hoạt động kinh tế của địa phương về nông nghiệp, công nghiệp, thương mại,
khả năng cung cấp lương thực, thực thầm, dịch vụ...

 Cơ sở hạ tầng của địa phương như điện, cấp và thoát nước, giao thông vận tải,
thông tin liên lạc, giáo dục, khách sạn, nhà ở...

 Trình độ văn hóa, kỹ thuật gồm số trường học, số học sinh, kỹ sư, công nhân lành
nghề, các cơ sở văn hóa, vui chơi giải trí...

 Chính sách phát triển kinh tế - xã hội của vùng;

 Sự phát triển của các ngành bổ trợ trong vùng.

(3) Các nhân tố kinh tế

 Gần thị trường tiêu thụ


Gần thị trường tiêu thụ là một bộ phận trong chiến lược cạnh tranh của các
doanh nghiệp, đặc biệt đối với các loại hình doanh nghiệp sau đây:

- Các doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ như ngân hàng, siêu thị, nhà hàng,
khách sạn, bệnh viện, vận tải hành khách, khu vui chơi giải trí...
- Các doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng khó vận chuyển, dễ vỡ, dễ thối, sản
phẩm đông lạnh, hoa tươi, cây cảnh...

- Các doanh nghiệp có sản phẩm tăng trọng trong quá trình sản xuất, chẳng hạn:
rượu, bia, nước giải khát…

Để xác định địa điểm đặt doanh nghiệp, cần thu thập, phân tích và xử lý
các thông tin về thị trường. Các thông tin cần thiết gồm có: quy mô thị trường và
xu hướng phát triển thị trường; cơ cấu và tính chất của nhu cầu; tính chất và mức
độ cạnh tranh; đặc điểm sản phẩm và loại hình kinh doanh..

 Gần nguồn nguyên liệu

Nguồn nguyên liệu có ảnh hưởng lớn đến quyết định địa điểm của doanh nghiệp. Đặt
doanh nghiệp gần nguồn nguyên liệu sẽ giảm chi phí vận chuyển và thời gian cung cấp
nguyên vật liệu; hạn chế tổn thất, hao hụt và đảm bảo chất lượng nguyên vật liệu cho hoạt
động sản xuất.

 Gần nguồn nhân công

Khi lựa chọn địa điểm đặt doanh nghiệp, cần tính đến khả năng cung cấp nguồn nhân
lực cả về số lượng và chất lượng. Nguồn lao động dồi dào được đào tạo, có trình độ
chuyên môn, kỹ năng tay nghề cao là một trong những yếu tố thu hút sự chú ý của các
doanh nghiệp.

Đối với các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động phổ thông, cần bố trí gần các khu
dân cư tập trung. Các doanh nghiệp sử dụng lao động có tay nghề cao cần đặt gần thành
phố lớn, gần trung tâm đào tạo nghiên cứu khoa học.

Chi phí lao động cũng là một yếu tố hấp dẫn các doanh nghiệp.

 Gần các đối thủ cạnh tranh

Nhiều doanh nghiệp có xu hướng đặt doanh nghiệp gần đối thủ cạnh tranh. Quá trình
này được gọi là quá trình tích tụ thường xảy ra khi nguồn lực chính được phát hiện ra ở
vùng này. Nguồn lực này có thể là nguồn lực tự nhiên; thông tin; nguồn lực nhân tài...
2.4. Các phương pháp xác định địa điểm doanh nghiệp

2.4.1 Phương pháp cho điểm có trọng số

Đây là phương pháp phân tích định tính kết hợp với định lượng trong việc xác
định địa điểm đặt doanh nghiệp.

Phương pháp này sử dụng ý kiến của các chuyên gia trong việc xác định, lựa chọn
các nhân tố ảnh hưởng; cho điểm và sử dụng trọng số để đánh giá mức độ ảnh hưởng của
từng nhân tố đến địa điểm đặt doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, tính toán và lựa chọn địa
điểm có tổng số điểm cao nhất (về mặt định lượng).

Các bước thực hiện:

 Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến địa điểm đặt doanh nghiệp.

 Xác định trọng số của từng nhân tô tùy theo mức độ quan trọng của nó đối với
mục tiêu của doanh nghiệp (tổng các trọng số bằng 1).

 Cho điểm từng nhân tố theo địa điểm mà các phương án đưa ra.

Thang điểm lựa chọn có thể từ 1 đến 10 hoặc từ 1 đến 100.

 Nhân trọng số với số điểm của từng nhân tố và tính tổng số điểm đạt được của
từng địa điểm được đưa ra so sánh.

 Lựa chọn địa điểm có tổng số điểm cao nhất.

Ví dụ 1: Một doanh nghiệp thủy sản cần lựa chọn một địa điểm để xây dựng nhà máy.
Doanh nghiệp đang cân nhắc việc lựa chọn một trong 2 địa điểm thuộc hai tỉnh X và Y.
Sau quá trình điều tra, dùng phương pháp cho điểm có trọng số để so sánh hai địa điểm
này, các chuyên gia đánh giá hai điểm như sau:

Yếu tố Trọng số Điểm số Điểm có trọng số

X Y X Y

Nguyên liệu 0,30 75 60 22,5 18,0


Thị trường 0,25 70 60 17,5 15.0

Nhân công 0,20 75 55 15,0 11,0

Năng suất lao động 0,15 60 90 9,0 13,5

Kinh tế - Xã hội 0,10 50 70 5,0 7,0

Tổng số 1,00 69,0 64,5

Qua kết quả tính toán trên, ta nên chọn địa điểm X để xây dựng nhà máy vì có
tổng số điểm đánh giá cao hơn địa điểm Y.

2.4.2 Phương pháp điểm hòa vốn


Do mỗi địa điểm đặt doanh nghiệp có những điều kiện môi trường khác nhau nên
có tổng chi phí hoạt động không giống nhau. Phương pháp phân tích điểm hòa vốn theo
chi phí vùng được sử dụng để chọn địa điểm có tổng chi phí thấp nhất ứng với qui mô sản
lượng khác nhau. Đây là phương pháp sử dụng đồ thị để so sánh và lựa chọn các vùng đặt
doanh nghiệp căn cứ vào tổng chi phí gồm chi phí cố định và chi phí biến đồi.

Phương pháp được áp dụng với những giả định sau:

 Doanh nghiệp sản xuất 1 loại sản phẩm;


 Chi phí cố định không đối trong phạm vi đầu ra đã cho;
 Phương trình biểu diễn đường tổng chi phí là tuyến tính.

Các bước thực hiện:

Bước 1: Xác định chi phí cố định và chi phí biến đổi ở từng vùng;

Bước 2: Xác định tổng chi phí từng vùng theo công thức:

TC = FC + V(Q)
Trong đó:

TC: tổng chi phí (Total Cost);

FC: định phí (Fixed Cost);

V: biến phí của một đơn vị sản phẩm (Variable Cost);

Q: khối lượng sản phẩm dự định sản xuất (Quantity).

Bước 3: Vẽ đường tổng chi phí các địa điểm trên cùng một đồ thị.

Bước 4: Lựa chọn địa điểm có tổng chi phí thấp nhất ứng với sản lượng dự kiến.

Ví dụ: Một công ty cần lựa chọn vùng để mở thêm cơ sở sản xuất:

Có 3 vùng được đưa ra để lựa chọn là A, B, C. Qua điều tra tính toán, chi phí cố định và
chi phí biến đổi của từng vùng như sau:

Vùng Định phí/năm Biến phí một sản phẩm

A 33.000 82,5

B 66.000 49,5

C 121.000 27,5

Yêu cầu: Hãy xác định vùng để đặt cơ sở sản xuất tương ứng với quy mô đầu ra dự kiến
2.000 sản phẩm mỗi năm.

Giải

Đường tổng chi phí của từng vùng có dạng:

TCA = 33.000 + 82,5.Q

TCB = 66.000 + 49,5.Q

TCc = 121.000 + 27,5.Q

Để biểu diễn các đường tổng chi phí trên đồ thị, cần xác định 2 điểm: Q = 0 và Q = 2.000
sản phẩm/năm.
- Tại vùng A:

Khi Q =0 => TCA =33.000 (triệu đồng)

Khi Q = 2.000 => TCA = 33.000 + 82,5 x 2000 = 198.000 (triệu đồng)

- Tại vùng B:

Khi Q = 0 => TC = 66.000 (triệu đồng)

Khi Q = 2.000 => TC = 66.000 + 49,5 x 2000 = 165.000 (triệu đồng)

- Tại vùng C:

Khi Q = 0 => TCc = 121.000 (triệu đồng)

Khi Q = 2.000 => TCc = 121.000 + 27,5 x 2000 = 176.000 (triệu đồng)

Biểu diễn 3 đường tổng chi phí trên cùng một đồ thị như sau:

Nhìn vào đồ thị nhận thấy, đường tổng chi phí TC cắt đường tổng chi phí TCB, ta có:

TCA = TCB => 33.000 + 82,5.Q = 66.000 + 49,5.Q

=> 33.Q = 33.000 => Q = 1.000 (sản phẩm)

Tương tự, đường tổng chi phí TCB cắt đường tổng chi phí TCc Ta có:
TC = TCc => 66.000 + 49,5.Q = 121.000 + 27,5.Q

=> Q =2.500 (sản phẩm)

Như vậy, nếu bỏ qua các yếu tố định tính khác, căn cứ vào hình 4.1 có thể xác định địa
điểm đặt cơ sở sản xuất mới như sau:

 Khi quy mô đầu ra từ 1000 sản phẩm trở xuống nền đặt cơ sở sản xuất mới tại
vùng A;

 Khi quy mô đầu ra từ 1000 đến 2500 sản phẩm đầu ra nên chọn vùng B;

 Khi quy mô đầu ra lớn hơn 2500 sản phẩm nên chọn vùng C.

Như vậy, khi quy mô đầu ra Q = 1.000 sản phẩm/năm có thể đặt cơ sở sản xuất mới
tại vùng A hoặc B. Nếu quy mô đầu ra Q = 2.500 sản phẩm/năm có thể đặt cơ sở sản xuất
mới tại vùng B hoặc C.

2.4.3 Phương pháp tọa độ một chiều

Phương pháp toạ độ một chiều chủ yếu được sử dụng trong trường hợp doanh
nghiệp có những cơ sở cũ nằm tương đối trên một khu vực nào đó, chẳng hạn nằm dọc
đường quốc lộ. Doanh nghiệp cần chọn một địa điểm để đặt cơ sở trung tâm hoặc kho
hàng trung tâm sao cho tổng khoảng cách quãng đường vận chuyển hàng hóa đến các địa
điểm cơ sở cũ là nhỏ nhất.

Toạ độ của cơ sở mới được xác định theo công thức:

L = 1/WΣWidi

Trong đó:

L: vị trí cơ sở mới (Local), km;

di: khoảng cách (distance) của cơ sở thứ i đến điểm lấy làm gốc (chẳng hạn nhà máy,
công ty...);

Wi: lượng vận chuyển đến cơ sở i (Weight), i = 1,2,3,... n;

W: tổng lượng vận chuyển đến n cơ sở.

Ví dụ: Một công ty chuyên thu mua gạo để xuất khẩu. Để giảm chi phí vận chuyển, công
ty muốn tìm một địa điểm để xây dựng kho trung tâm, với mục tiêu tổng quãng đường
vận chuyển gạo từ 5 cơ sở cũ về kho trung tâm là nhỏ nhất.
Thông tin về khoảng cách và lượng vận chuyển của 5 cơ sở:

Cơ sở hiện có (i) Cách công ty (km) Lượng vận chuyển

Cơ sở 1 12 110

Cơ sở 2 75 80

Cơ sở 3 20 95

Cơ sở 4 50 120

Cơ sở 5 30 75

Cộng 480

Yêu cầu: Hãy xác định vị trí đặt kho trung tâm, cho biết gốc tọa độ lấy ở trụ sở chính của
công ty,

Giải

Áp dụng công thức xác định tọa độ một chiều, tọa độ của kho trung tâm xác định như
sau:

L = (12 x 110) + (75 x 80) + (20 x 95) + (50 x 120) + (30 x 75)/ 480 =28,9 (km)

Như vậy, kho trung tâm nên đặt gần cơ sở 5 và cách trụ sở chính của công ty 28,9 km.

2.4.4 Phương pháp tọa độ hai chiều (tọa độ trung tâm)


Phương pháp tọa độ 2 chiều thường được sử dụng khi doanh nghiệp có các cơ sở
cũ nằm phân tán ở nhiều nơi. Doanh nghiệp cần chọn một địa điểm để đặt cơ sở trung
tâm sao cho tổng quãng đường vận chuyển lượng hàng hoá đến các địa điểm tiêu thụ là
nhỏ nhất.

Theo phương pháp này, dùng bản đồ có ty lệ xích và đặt vào trong một hệ trục tọa
độ hai chiều để xác định vị trí trung tâm. Mỗi điểm tương ứng với một tọa độ có hoành
độ Cx và tung độ Cy.

Tọa độ của cơ sở mới tính theo công thức:

Cx = 1/W ΣWidix

Cy = 1/WΣWidiy

Trong đó:

dix: hoành độ của địa điểm i, lấy theo bản đồ;

diy: tung độ của địa điểm i, lấy theo bản đồ.

Ví dụ: Hệ thống siêu thị CR cần tìm vị trí đặt kho hàng trung tâm, phân phối hàng hóa
cho 5 siêu thị trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh. Nếu chọn trụ sở chính làm gốc tọa độ thì tọa
độ của các siêu thị và khối lượng hàng vận chuyển từ kho đến các siêu thị được như sau.

Siêu thị hiện có (i) Tọa độ di (x;y) Lượng vận chuyển (Wi)

Siêu thị 1 (10; 40) 15

Siêu thị 2 (70; 20) 20

Siêu thị 3 (5; 15) 22

Siêu thị 4 (27; 45) 17

Siêu thị 5 (8; 65) 18


Yêu cầu: Hãy xác định địa điểm đặt kho trung tâm.

Giải

Áp dụng công thức xác định tọa độ trung tâm, tọa độ của địa điềm mới như sau:

Lx= (10 x 15) + (70 x 20) + (5 x22) + (27 x 17) + (8 x 18)/92 = 25

Ly = (40 x 15) + (20 x 20) + (15 x 22) + (45 x 17) + (65 x 18)/92 =35

Theo kết quả tính toán, vị trí được chọn đặt kho trung tâm có toạ độ (25; 35) gần với địa
điểm của siêu thị 4.

2.4.5 Phương pháp sử dụng bài toán vận tải


Mục tiêu của phương pháp bài toán vận tải là tìm một địa điểm đặt doanh nghiệp
sao cho tổng chi phí vận chuyển hàng hóa từ nhiều điểm sản xuất (cung cấp) đến nhiều
nơi tiêu thụ (thị trường) nhỏ nhất.

Để xây dựng và giải bài toán vận tải cần có các thông tin sau:

 Danh sách các nguồn cung cấp và khả năng cung cấp tại mỗi nguồn;

 Danh sách các địa điểm tiêu thụ và nhu cầu của từng địa điểm;

 Chi phí vận chuyển một đơn vị hàng hóa từ địa điểm cung cấp đến nơi tiêu thụ.

Căn cứ vào các thông tin trên, ta lập ma trận vận tải; trong đó, có cột nguồn và cột địa
điểm tiêu thụ cùng với các số liệu về tổng số lượng cung ứng và tiêu thụ của từng địa
điểm, cùng với chi phí vận chuyển 1 đơn vị hàng hóa

Nếu gọi:

 Ai: điểm sản xuất (nhà máy) và ai là công suất hay lượng cung ứng của nhà máy;

 Bj: điểm tiêu thụ (đại lý) b; là nhu cầu hay lượng tiêu thụ;

Cij: chi phí sản xuất và vận chuyển 1 tấn hàng từ điểm sản xuất i đến điểm tiêu thụ j;

Xij: lượng hàng cần vận chuyển từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ j (Xij ≥ 0);

Trong chương này chỉ giới thiệu bài toán cân bằng thu phát:

Σai = Σbj

Với thông tin trên, ta lập ma trận vận tải:


Để giải bài toán vận tải cần thực hiện các bước:

Bước 1: Tìm phương án ban đầu

Trinh tự thực hiện phương pháp chi phí thấp nhất như sau:

 Xác định ô có chi phí thấp nhất;

 Phân bồ hết lượng hàng có thể có vào ô chi phí nhỏ nhất;

 Kiểm tra tính chắc chắn tổng cung bằng tổng cầu;

 Lần lượt phân bổ hết lượng hàng có thể có vào những ô có chi phí nhỏ nhất trong
các ô còn lại.

Bước 2: Kiềm tra tính tối ưu bằng phương pháp thế vị.

Bước 3: Cải tiến phương án ban đầu để tìm phương án tối ưu.
C. BÀI TẬP TÌNH HUỐNG
Câu 1: Ngân hàng MB đã xem xét những yếu tố nào khi lựa chọn vị trí đặt chi
nhánh, cơ sở giao dịch?

MB liên tục tìm kiếm những vị trí thuận tiện cho việc giao dịch của khách hàng -
những nơi đông dân cư, nhiều người qua lại để đặt các điểm giao dịch. Và chúng ta có thể
thấy MB luôn có mặt ở những trục đường chính, các giao lộ, khu đô thị ở những thành
phố lớn... Trong năm 2017, MB đã mở mới thêm 35 chi nhánh và phòng giao dịch tại
Bắc, Trung, Nam. Phòng giao dịch, các điểm giao dịch của MB luôn được bố trí theo
hướng thuận tiện nhất cho khách hàng.

Ngân hàng MB Bank đã xem xét những yếu tố sau khi lựa chọn vị trí đặt chi
nhánh, cơ sở giao dịch:

 Nhóm nhân tố ảnh hưởng đến chọn vùng: điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã
hội, điều kiện pháp lý, điều kiện về nguồn nhân lực.

 Nhóm nhân tố ảnh hưởng đến chọn địa điểm: điều kiện về diện tích mặt
bằng và tính chất đất đai, khả năng mở rộng trong tương lai.

 Điều kiện tự nhiên: Ngân hàng MB sẽ lựa chọn những vị trí có khí hậu ôn hòa,
không bị ảnh hưởng bởi thiên tai như lũ lụt, bão, hạn hán,..; có địa hình ổn định,
không bị ngập lụt; có môi trường sạch sẽ, không bị ô nhiễm nặng về tiếng ồn, khói
bụi, rác thải,...

=> Những yếu tố này sẽ giúp ngân hàng MB Bank tạo được sự thoải mái, an toàn
cho khách hàng và nhân viên khi sử dụng các dịch vụ của ngân hàng. Đồng thời
giảm thiểu các chi phí rủi ro do thiên tai gây ra, phát triển bền vững cho doanh
nghiệp.

 Điều kiện kinh tế - xã hội: Ngân hàng MB sẽ lựa chọn các vùng có tiềm năng
phát triển kinh tế cao, nơi có nhiều hoạt động kinh doanh, thương mại, du lịch và
dịch vụ. Nơi có sự cạnh tranh vừa phải với các đối thủ cạnh tranh; có cơ sở hạ tầng
giao thông, điện nước, viễn thông hiện đại và an toàn.

=> Những yếu tố này giúp ngân hàng MB tăng doanh thu và lợi nhuận từ các dịch
vụ của ngân hàng; tạo ra sự khác biệt và ưu thế cạnh tranh cao hơn so với các ngân
hàng đối thủ. Đồng thời, giúp nâng cao chất lượng và hiệu quả cho dịch vụ của
ngân hàng, hoạt động được ổn định và phát triển mạnh.

 Điều kiện pháp lý: lựa chọn những địa điểm, vị trí đảm bảo về mặt pháp lý, thuận
lợi cho việc mở chi nhánh, cơ sở giao dịch; bảo đảm được quyền lợi cho doanh
nghiệp, nhân viên và đặc biệt là khách hàng.

=> Đảm bảo về điều kiện pháp lý cũng giúp cho doanh nghiệp tránh khỏi sự phiền
phức, rủi ro của những mâu thuẫn, tranh chấp, xung đột với các quy định pháp lý.
Đồng thời, những yếu tố này còn giúp ngân hàng MB Bank hợp pháp hóa doanh
nghiệp, tăng độ tin cậy và niềm tin của khách hàng đối với doanh nghiệp.

 Điều kiện về nguồn nhân lực: lựa chọn những vị trí, địa điểm gần nguồn nhân
công, nơi đông đúc dân cư, vị trí có tiềm năng về nguồn nhân lực dồi dào. Bên
cạnh đó, ngân hàng MB Bank còn lựa chọn những vị trí có sẵn nguồn lực lượng
lao động có nhiều kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực ngân
hàng; có nhu cầu và mong muốn làm việc cho ngân hàng MB nhằm tuyển dụng
được những nhân viên có năng lực và tiềm năng phát triển cho doanh nghiệp.

=> Điều này còn giúp MB giảm được chi phí và thời gian đào tạo; có được nguồn
nhân lực chất lượng và nâng cao chất lượng, hiệu quả của dịch vụ ngân hàng.

 Điều kiện về diện tích mặt bằng và tính chất đất đai: Ngân hàng MB Bank sẽ lựa
chọn những vị trí có đủ không gian để có thể đặt trụ sở chi nhánh, cơ sở giao dịch
và các thiết bị phục vụ cho dịch vụ ngân hàng như không gian làm việc, tiếp
khách, tư vấn khách hàng sao cho cho thoải mái và tiện nghi nhất

=> Những điều này giúp ngân hàng ghi điểm trong mắt của khách hàng vì mang
lại sự thoải mái và tiện lợi cho họ khi sử dụng dịch vụ ngân hàng

 Khả năng mở rộng trong tương lai: Ngân hàng MB Bank sẽ lựa chọn những vị trí
có thể phát triển kinh doanh, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của khách hàng trong
khu vực. MB Bank đã phải “nhìn xa trông rộng” để có thể chọn địa điểm mà sau
này có thể mở rộng diện tích, phát triển cơ sở giao dịch, ATM, chi nhánh khi cần
thiết sao cho thuận tiện và dễ dàng nhất.
=> Những yếu tố này đã giúp cho ngân hàng MB Bank duy trì và phát triển hoạt
động ngân hàng, mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng cơ sở giao dịch và dịch vụ,
đáp ứng được nhu cầu, mong muốn của khách hàng

Câu 2: Ngân hàng MB dựa vào phương pháp nào để chọn vị trí đặt chi nhánh,
cơ sở giao dịch?
Các phương pháp xác định địa điểm doanh nghiệp bao gồm:

 Phương pháp cho điểm có trọng số

 Phân tích điểm hòa vốn chi phí theo vùng

 Phương pháp tọa độ một chiều

 Phương pháp tọa độ hai chiều ( tọa độ trung tâm)

 Phương pháp sử dụng bài toán vận tải

Ngân hàng MB đã dựa vào phương pháp tọa độ hai chiều để chọn đặt vị trí chi
nhánh, cơ sở giao dịch của mình bởi vì MB Bank hiện đang có rất nhiều chi nhánh được
đặt phân tán trên cả 53 tỉnh thành của đất nước Việt Nam. Đối với phương pháp này
doanh nghiệp chọn ra điểm để đặt chi nhánh, cơ sở trung tâm để cho tổng quãng đường
chuyển lượng hàng đến nơi tiêu thụ là nhỏ nhất. Việc sử dụng phương pháp này sẽ giúp
cho MB Bank vừa có thể mở rộng được độ phủ sóng của mình một cách hiệu quả vừa tiết
kiệm được chi phí vận chuyển nguồn tiền đến với các ngân hàng chi nhánh, cơ sở giao
dịch. Thế nên việc MB sử dụng phương pháp này là phù hợp nhất với tính chất và quy
mô của doanh nghiệp này
Hình: Địa bàn kinh doanh của MB Bank

Các phương pháp không phù hợp để ngân hàng MB Bank dựa vào để lựa chọn địa
điểm chi nhánh, cơ sở giao dịch mới:

 Đối với phương pháp phân tích điểm hòa vốn chi phí theo vùng, bởi vì đây là
phương pháp được áp dụng với các doanh nghiệp sản xuất một loại sản phẩm nào
đó nhưng ngân hàng MB lại là doanh nghiệp sản xuất ra dịch vụ như dịch vụ rút
tiền, cho vay, gửi tiền,... nên phương pháp này không phù hợp với tính chất doanh
nghiệp MB

 Đối với phương pháp tọa độ một chiều, bởi vì đây là phương pháp chủ yếu được
sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp có những cơ sở cũ nằm tương đối trên một
khu vực nào đó. Nhưng trong trường hợp doanh nghiệp MB Bank thì đây là một
doanh nghiệp đã có rất nhiều chi nhánh, cơ sở giao dịch cũ nằm phân bố ở rất nhiều
khu vực khác nhau và MB Bank còn được xem là một trong những ngân hàng cổ
phần hàng đầu Việt Nam. Thế nên việc ngân hàng MB sử dụng phương pháp tọa độ
một chiều để lựa chọn đặt chi nhánh mới nằm gần khu vực có chi nhánh cũ sẽ khiến
MB Bank khó mở rộng và làm suy giảm độ nhận diện thương hiệu của mình

Bảng: Thống kê số lượng điểm giao dịch của MB Bank

Năm Số lượng điểm Số lượng điểm Số lượng điểm Tổng số lượng


giao dịch tại miền giao dịch tại miền giao dịch tại miền điểm giao dịch
Bắc Trung Nam

2018- 148 40 108 296


2021

2022 149 41 116 306

(Nguồn: Báo cáo thường niên MB Bank)

Theo mô hình thiết kế mới, các điểm giao dịch của MB Bank bao gồm hai lĩnh
vực: khu vực autobanking và khu vực giao dịch có tư vấn. Trong đó, khu vực
autobanking hoạt động 24/24 giờ, khu vực đặt máy ATM có chức năng là một ngân hàng
tự động có khả năng như rút tiền, chuyển tiền, nạp tiền, xem sao kê tài khoản,… Còn đối
với khu vực giao dịch chuyên biệt tư vấn viên hoạt động trong thời gian khung giờ hành
chính và được bố trí ở vị trí thuận tiện cho khách hàng thực hiện việc giao dịch.

Trong chiến lược phân phối của mình, MB đã mở rộng mạng lưới chi nhánh và
phòng giao dịch của mình trên hơn 49 tỉnh thành với gần 300 chi nhánh và phòng giao
dịch lớn nhỏ tại Việt Nam. MB không ngừng tìm kiếm các địa điểm thuận tiện cho giao
dịch của khách hàng – đặc biệt là những nơi đông dân cư với nhiều người qua đường để
thực hiện thiết lập và xây dựng các điểm giao dịch. Vì thế có thể dễ dàng nhìn thấy các
chi nhánh và phòng giao dịch của MB Bank chủ yếu được đặt trên các trục đường chính,
tại các nút giao thông và ở khu đô thị tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh,
Hải Phòng, Quảng Ninh,…

Việc lựa chọn nơi đặt điểm giao dịch và chi nhánh với phương châm “đặt sự tiện
lợi lên hàng đầu” cho thấy MB Bank đang thực sự phát huy tốt hiệu quả khả năng tiếp
cận khách hàng theo hướng sâu rộng. Từ đây có thể thấy được chiến lược kinh doanh của
MB Bank đang ngày càng khẳng định vị thế mạnh mẽ của một trong những ngân hàng cổ
phần hàng đầu Việt Nam.

Câu 3: Tại sao ngân hàng MB có được sự thành công này? Những thách thức
hiện nay của ngân hàng MB khi chọn địa điểm đặt vị trí là gì?
Một trong những lý do dẫn đến sự thành công hiện có của ngân hàng MB Bank là
địa điểm giao dịch tiện lợi. Năm 2017, MB bank đã chuyển hướng hoạt động sang nền
tảng số, bên cạnh nhiều chi nhánh giao dịch trực tiếp thì ngân hàng đã tích hợp nhiều tiện
ích trên app MBbank thì đã triển khai nhiều mô hình giao dịch tự động MB Smartbank
phân bố rộng rãi.

Sự đầu tư vào vị trí văn phòng giao dịch: Các phòng giao dịch trên toàn quốc đều
nằm trên các trục đường chính, nhiều nhất là tập trung tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà
Nội, xuất hiện ở các khu vực dân cư như các chung cư, Vinhome,... Được đầu tư đội ngũ
nhân viên chuyên nghiệp, cơ sở vật chất tốt. Chính vì thế đã giúp khách hàng dễ dàng đến
trải nghiệm dịch vụ tại MBbank hoặc ít nhất khách hàng ghi nhớ tên ngân hàng này, tăng
độ nhận diện thương hiệu.

Triển khai nhiều các MB Smartbank để đáp ứng các giao dịch như đăng ký ứng
dụng MBBank; rút và nộp tiền mặt; phát hành thẻ; gửi tiền tiết kiệm… cho khách hàng,
giúp họ đỡ mất thời gian. Phân bố rất nhiều tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, nằm
tại các khu đô thị, khu nhà ở và những khu vực đông đúc, ngân hàng thu hút được sự
quan tâm của rất nhiều cư dân ở đó sử dụng.

Ví dụ:

Tại Hà Nội: Smartbank ở khu đô thị Xa La, khu đô thị Times City,...

Tại thành phố Hồ Chí Minh: Smartbank ở khu thương mại Botanica, Parkson Hùng
Vương,...
MB bank luôn đặt trải nghiệm của khách hàng lên hàng đầu, vì thế đã dành được sự yêu
thích và tin dùng của khách hàng.

 Thách thức hiện nay của ngân hàng MB bank:

Áp lực ngân sách: Do ngân hàng MBbank luôn chọn những địa điểm ở trục đường
lớn để xây dựng văn phòng nên về chi phí thuê mướn sẽ rất cao. Đặc biệt là ở các thành
phố lớn.

Mạng lưới phân bố chưa mạnh mẽ như các đối thủ: hiện nay MBbank dù đã phân
bố rộng rãi, tuy nhiên nhưng đối thủ khác có nhiều chi nhánh hơn. Năm 2022 MBbank
thống kê được 306 điểm giao dịch, nhưng ngân hàng Vietinbank có hơn 1000 địa điểm
giao dịch hay ngân hàng Vietcombank có hơn 500 phòng giao dịch…...

Sự có mặt rộng rãi của các đối thủ: Không chỉ MB bank có nhiều chi nhánh mà còn
có những đối thủ khác như Vietinbank, Vietcombank, TPbank,...Vì thế dễ dàng “đụng
độ” nhau tại một khu vực, ví dụ như ở thành phố Hồ Chí Minh, Vietcombank Tân Định
quận 1 cách 500m với MBbank Hai Bà Trưng quận 1, đây là áp lực về lựa chọn địa điểm
của MBbank đồng thời ảnh hưởng đến việc thu hút khách hàng về phía mình.

Vị trí của các Smartbank cũng cần phải thận trọng lựa chọn vì đây là mô hình giao
dịch không có nhân viên trực nên dễ bị các đối tượng xấu xâm nhập. Phải bảo đảm an
toàn cho khách hàng nhất là về sự bảo vệ thông tin tài sản của họ.

Chưa phân bố rộng rãi ở các tỉnh thành khác: tại một số tỉnh thành như Cà Mau,
Quảng Bình, Vĩnh Long,.. thì còn hạn chế về cơ sở giao dịch và các Smartbank của ngân
hàng MBbank, một số tỉnh chỉ có một hoặc một vài cái, điều này đòi hỏi ngân hàng cần
phải nhanh chóng mở rộng địa bàn hoạt động.
D. KẾT LUẬN
Trong quá trình hoạt động của bất kỳ doanh nghiệp nào thì việc doanh nghiệp
lựa chọn địa điểm đặt trụ sở, chi nhánh công ty luôn có ý nghĩa rất quan trọng đối với
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, việc quyết định địa điểm
của công ty là một phần quan trọng trong việc thiết kế hệ thống sản xuất của công ty,
đồng thời cũng là giải pháp chiến lược cơ bản cho hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty. Thế nên từ những thành tựu mà MB Bank đã và đang đạt được như hiện nay
cũng đã chứng minh được rằng các nhà quản lý của doanh nghiệp này đã có sự sáng
suốt trong việc lựa chọn và sử dụng thông minh những phương pháp đặt chi nhánh, cơ
sở giao dịch.

Và trong quá trình thực hiện bài tiểu luận, nhóm xin cảm sự hỗ trợ và hướng dẫn
nhiệt tình từ thầy Nguyễn Ngọc Thức để nhóm thực hiện được bài tiểu luận một cách
hoàn chỉnh nhất hết sức có thể. Một lần nữa nhóm 6 xin chân thành cảm ơn !
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] https://mbbank.com.vn/resources/files/NhaDauTu/bao-cao-thuong-nien/mbb-bctn-
2019.pdf

[2] https://mbbank.com.vn/resources/files/NhaDauTu/bao-cao-thuong-nien/mbb.cbtt-
bao-cao-thuong-nien-2021.pdf

[3] https://mbbank.com.vn/resources/files/Ve-MB/BAO-CAO-THUONG-NIEN/2022/
bao-cao-thuong-nien-mb-2022.pdf

[4] https://tintuc.ngan-hang.com/mbbank/mb-trien-khai-mo-hinh-ngan-hang-tu-dong-
thong-minh

[5] https://www.mbbank.com.vn/maps/

You might also like