You are on page 1of 7

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

VIỆN THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ


BỘ MÔN KINH TẾ VÀ KINH DOANH THƯƠNG MẠI

BÀI TẬP LỚN

ĐỀ TÀI
Trình bày tình tình thị trường thương mại nước ta
trước trong và sau Tết Nguyên đán và những vấn đề
đặt ra hiện nay

Sinh viên thực hiện : Hoàng Quang Huy


Mã số sinh viên : 11201775
Lớp chuyên ngành : Kinh doanh thương mại 62D
Lớp học phần : Kinh tế thương mại 2_01
Giảng viên : GS.TS.Đặng Đình Đào

Hà Nội, tháng 02/2024

1
I. Tình hình thị trường nước mại nước ta trước Tết Nguyên đán Giáp
Thìn 2024
 Tình hình cung - cầu, giá cả trên thị trường

Không khí mua sắm Tết trong ngày cuối cùng của năm âm lịch 2023 vẫn
khá nhộn nhịp, nguồn cung hàng hoá dồi dào, sức mua giảm nhẹ đôi chút so với
những ngày trước đó. Năm nay, người dân có xu hướng tập trung mua sắm
muộn hơn những năm trước, lượng mua tăng dần đều vào tuần sau ngày 23
tháng Chạp do phải cân đối kế hoạch mua sắm với lương và thưởng cuối năm.
Đến ngày 30 Tết, người tiêu dùng hầu hết chỉ tập trung mua sắm các mặt hàng
thực phẩm tươi sống, rau xanh và hoa, quả để làm cơm cúng tất niên, giao thừa.
Các mặt hàng khác (đồ khô, bánh mứt kẹo, rượu bia, nước giải khát…) đã được
mua sắm từ những ngày trước đó. Người dân mua sắm tại chợ, siêu thị tập trung
đông trong cả ngày 30 Tết.

Nguồn cung các mặt hàng phục vụ Tết tại siêu thị, trung tâm thương mại,
cửa hàng tiện ích rất phong phú, đa dạng kết hợp với một số chương trình
khuyến mại, giảm giá sâu vào những ngày sát Tết nên giá cả hàng hoá ổn định
so với ngày thường và chỉ tăng nhẹ so với Tết năm trước (chủ yếu đã tăng từ
trong năm) do giá đầu vào tăng. Với chất lượng hàng hóa đảm bảo, thuận tiện
cho mua sắm nhiều loại, giá cả ổn định, nhiều mặt hàng giá thấp hơn ở chợ
truyền thống, có giao hàng tận nhà nên loại hình phân phối hiện đại ngày càng
thu hút người dân đến mua hàng. Tại các chợ truyền thống, nguồn cung cũng
được tăng cường và khá dồi dào nhưng nhu cầu mua sắm thấp hơn so với năm
trước và chủ yếu tập trung vào các loại thực phẩm tươi sống, trái cây và rau, củ,
quả với giá cả có xu hướng tăng so với ngày thường nhưng không xảy ra tình
trạng thiếu hàng hoặc tăng giá bất hợp lý. Với sự phát triển của hệ thống phân
phối hiện đại, tại các thành phố lớn, xu hướng mua sắm Tết của người dân đến
các trung tâm thương mại, siêu thị ngày càng nhiều do mặt hàng đa dạng, chất
lượng tốt, giá cả ổn định, nhiều sự lựa chọn.

2
Trong vài tuần cận Tết, nhiều chương trình khuyến mại giảm giá liên tục
được các doanh nghiệp áp dụng để cạnh tranh và thu hút nhu cầu mua sắm cuối
năm. Các doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn thị trường cam kết bán
giá ổn định trong thời gian trước, trong và sau Tết.

Ngoài ra, tại hầu hết các địa phương đều tổ chức các chợ hoa Tết, Hội chợ
Xuân... cũng là các địa điểm thu hút đông người tiêu dùng đến tham quan và
mua sắm. Hàng hóa tại đây cũng rất đa dạng, hình thức đẹp và được tổ chức vào
những ngày cận Tết (từ ngày 25 đến sáng ngày 30 Tết) nên cũng giảm tải cho
các chợ truyền thống. Bên cạnh đó, xu hướng mua sắm qua các sàn thương mại
điện tử vẫn được nhiều người lựa chọn nhờ vào sự tiện lợi của loại hình này
cùng với việc nhà cung cấp tung ra nhiều chương trình khuyến mại hấp dẫn.

Giá hầu hết các mặt hàng thiết yếu phục vụ Tết không tăng đột biến, giá
thịt lợn ổn định so với ngày 29 và tương đương so với năm trước; giá tôm sú
loại to tăng khoảng 5% hoặc tương đương so với những ngày trước; giá gạo tẻ
chất lượng cao và gạo nếp ổn định do người dân đã mua sắm từ trước Tết. Một
số loại hàng hóa khác như thịt gà, thịt bò, giá tương đương so với ngày 29 Tết.
Giá các loại trái cây phục vụ cúng lễ tăng khoảng 5%, giá hoa tươi, rau củ ổn
định so với ngày trước. So với cùng kỳ năm trước, giá rau củ và một số loại hoa
như cúc, ly, lay-ơn, hoa hồng rẻ hơn khoảng 5-15% năm trước và không xảy ra
hiện tượng khan hiếm.

Theo Bộ Công Thương, hoạt động thương mại dịch vụ tháng 12/2023
diễn ra khá sôi động để chuẩn bị phục vụ cho các ngày lễ lớn cuối năm và chào
mừng năm mới 2024, nhu cầu tiêu dùng lương thực, thực phẩm, các vật phẩm
văn hóa, giáo dục và dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành tiếp tục duy trì xu
hướng tăng so với cùng kỳ năm trước. Do đó, tổng mức bán lẻ hàng hóa và
doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 12/2023 ước đạt 565,8 nghìn tỷ đồng, tăng
2,6% so với tháng trước và tăng 9,3% so với cùng kỳ năm trước.

3
II. Tình hình thị trường nước mại nước ta trong và sau Tết Nguyên đán
Giáp Thìn 2024

Theo Cục Quản ký giá (Bộ Tài chính), tình hình cung cầu thị trường hàng
hoá trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán cơ bản bình ổn, nằm trong kiểm soát, nhất là
trong bối cảnh người dân có xu hướng giảm tiêu dùng trong năm nay. Vì vậy,
nhìn chung giá cả thị trường Tết tại các địa phương có tăng giảm đan xen, nhưng
không xảy ra tình trạng thiếu hàng, sốt giá.

Vào ngày mùng 1 Tết, hầu hết các chợ và siêu thị, trung tâm thương mại
trên cả nước đều đóng cửa, riêng tại các thành phố lớn, chỉ có Trung tâm thương
mại Aeon Mall, Gigamall vẫn mở cửa phục vụ người dân thành phố, thời gian
phục vụ từ 10h00 đến 22h00. Sang đến mùng 2, hoạt động đi chúc Tết, gặp mặt
và đi du xuân của người dân bắt đầu diễn ra nên các siêu thị lớn như Coop mart,
Satra… đã mở cửa, tại các thành phố lớn một số chợ đầu mối lớn và một số
điểm chợ nhỏ bắt đầu bán hàng nhưng chủ yếu tập trung vào các mặt hàng thực
phẩm tươi sống.

Ngày mùng 3 – mùng 4 – mùng 5 Tết, hầu hết các truyền thống và siêu thị
tiện ích, trung tâm thương mại tại các thành phố trên cả nước đã mở cửa bán
hàng; trong đó, hầu hết các hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện ích đã mở cửa hoạt
động trở lại như BigC, Aeon Mall, Gigamall, Coopmart, CircleK, Winmart…
hoạt động mua bán hầu như trở về bình thường, tuy nhiên nhu cầu tiêu dùng đầu
năm không cao, chủ yếu tập trung vào một số mặt hàng thiết yếu như nhóm thực
phẩm tươi sống thủy hải sản, rau củ quả tươi, hàng ăn và dịch vụ ăn uống, dịch
vụ du lịch, vui chơi, giải trí, dịch vụ trông giữ xe, dịch vụ vận tải hành khách...

Ngay sau dịp Tết Nguyên đán 2024, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn
Hồng Diên đã chỉ ra những vấn đề cần tập trung giải quyết. Tình trạng hàng giả,
hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ và chất lượng không ổn định, gian lận thương
mại vẫn còn xảy ra, đặc biệt là trên môi trường thương mại điện tử, cần sự vào
4
cuộc của không chỉ của ngành Công Thương mà còn của các ngành có liên
quan. Trong quá trình sản xuất công nghiệp và kinh doanh lưu thông phân phối
còn nhiều khó khăn, vướng mắc do sự chồng chéo về các quy định hiện hành, sự
rườm rà của các thủ tục hành chính, hay áp lực từ những rào cản thương mại lớn
đối với hàng hóa xuất khẩu của chúng ta.Thói quen sản xuất xuất khẩu tiểu
ngạch vẫn còn ngự trị ở nhiều địa phương, nhất là trong lĩnh vực sản xuất xuất
khẩu hàng nông lâm thủy sản.

Dự báo, năm 2024 và thời gian tiếp theo, nhìn chung kinh tế nước ta sẽ
còn phụ thuộc rất nhiều vào tình hình chính trị và kinh tế của thế giới có nhiều
biến động phức tạp. Đặc biệt, năm 2024 là năm quan trọng cho việc thực hiện
các mục tiêu đã đề ra của cả giai đoạn 5 năm 2021-2025. Ngành Công Thương,
bên cạnh việc phải phấn đấu thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ được Đảng, Nhà
nước giao và các mục tiêu đề ra trong bối cảnh khó khăn như vậy, còn vừa phải
khắc phục những hạn chế, yếu kém đã được chỉ ra bởi các cơ quan chức năng
thời gian qua. Đây là thách thức vô cùng lớn.

III. Những vấn đề đặt ra hiện nay liên hệ với địa phương

Tại Lạng Sơn, thời điểm giáp Tết Nguyên đán 2024, nhu cầu hàng hóa
tiêu dùng trong nước tăng cao, lợi dụng địa hình phức tạp, nhiều đường mòn, lối
tắt, nhiều đối tượng đã thực hiện các hành vi buôn bán, vận chuyển hàng hóa trái
phép qua biên giới. Tại một số thời điểm xuất hiện tình trạng xuất lậu hàng hóa
thực phẩm nhỏ lẻ qua địa bàn biên giới thuộc huyện Lộc Bình, Tràng Định, Cao
Lộc; nhập lậu gia cầm giống qua khu vực biên giới của huyện Lộc Bình; cài cắm
pháo nổ vào các phương tiện từ khu vực biên giới vận chuyển trái phép vào khu
vực nội địa;… Cùng lúc đó, tình trạng gian lận trong lĩnh vực xuất nhập khẩu,
tình hình gian lận thương mại qua hình thức thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh
diễn biến phức tạp.

Theo đại diện Cục Hải quan Lạng Sơn, qua kiểm tra tại khu vực cửa khẩu
quốc tế Hữu Nghị vẫn còn tình trạng một số DN lợi dụng hàng hóa được miễn

5
kiểm tra thực tế để thực hiện hành vi buôn lậu, vận chuyển hàng hóa trái phép,
trốn tránh chính sách quản lý hàng hóa của nhà nước. Đặc biệt, một số đối tượng
(lái xe) thực hiện các hành vi vi phạm hết sức tinh vi như găm, cắm hàng hóa
trong thùng xe, cabin hay gầm xe… hòng vận chuyển mặt hàng pháo nổ qua
biên giới.

Để giải quyết được vấn đề này, các lực lượng chức năng cần triển khai
quyết liệt, đồng bộ các biện pháp nhằm ngăn chặn các đối tượng vận chuyển
hàng cấm, hàng lậu và ngăn chặn không để hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng
vi phạm sở hữu trí tuệ… lưu thông trên thị trường. Đồng thời, tăng cường công
tác phối hợp, đảm bảo kịp thời, chặt chẽ trong thực hiện công tác chống buôn
lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Lực lượng Biên phòng cần triển khai các
biện pháp, chủ động đấu tranh ngăn chặn hoạt động buôn lậu, vận chuyển hàng
lậu, xuất nhập cảnh trái phép qua địa bàn quản lý. Lực lượng Hải quan cần tăng
cường công tác thu thập thông tin, đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát tại
khu vực thuộc địa bàn hải quan quản lý, đặc biệt là tập trung kiểm soát chặt chẽ
hàng hóa XNK qua các cửa khẩu.

Để thị trường hàng hóa trong đợt cuối năm, trước trong và sau Tết đạt
hiệu quả, đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng, các lực lượng chức năng cần tăng
cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý các hành vi vi phạm pháp
luật về thương mại, xác định rõ đối tượng, lĩnh vực, mặt hàng trọng điểm, tuyến
trọng điểm trên địa bàn để chủ động xây dựng phương án, thực hiện có hiệu quả
mục đích, yêu cầu nhiệm vụ được giao; Đối với địa bàn xã có chợ cụm: rà soát,
giám sát chặt chẽ kho, điểm tập kết hàng hóa khu vực chợ, đối với các mặt hàng
trọng điểm: thực phẩm, bánh kẹo, bao gói sẵn, xăng dầu, hàng điện tử - điện
lạnh đã qua sử dụng, quần áo, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật...; Đối với địa
bàn thị trấn: kiểm tra, kiểm soát hàng hóa tại trung tâm thương mại, chợ truyền
thống, các tuyến đường có nhiều hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa; kiểm
tra việc niêm yết giá, đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý... đối với mặt hàng
thiết yếu, mặt hàng phục vụ nhu cầu Tết cho nhân dân; Ứng dụng công nghệ
6
thông tin và phối hợp trong đấu tranh chống các hành vi kinh doanh hàng cấm,
hàng nhập lậu, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ... trên môi trường
thương mại điện tử.

You might also like