You are on page 1of 4

Tổng quan về FMCG

1. FMCG tăng trưởng chậm lại so với mức đỉnh năm 2020

FMCG tăng trưởng chậm lại so với mức đỉnh năm ngoái:

 Ở 4 thành thị, năm 2020 tăng 10% tổng giá trị; trong khi năm 2021 chỉ tăng 4%. Ở nông
thôn, chỉ số tăng trưởng gần như tự: năm 2020 tăng 10% và 2021 tăng 5%. 
 Về khối lượng mua hàng, ở 4 thành thị sức mua “đóng băng” ở mức 0% và ở nông thôn
chỉ tăng 1%.

Xuất hiện sự tăng trưởng chậm này là do dịch bệnh tác động đến tâm lý chi tiêu trong ngắn hạn
của người dân. Cuối năm 2020, dịch Covid lần đầu tiên bùng phát mạnh mẽ tại Việt Nam, người
dân đổ xô đi mua thực phẩm – đồ dùng để tích trữ. Giá thanh toán bình quân trên mỗi giỏ hàng
tăng vọt, đạt mức cao nhất trong 4 năm qua. Bước sang năm Covid thứ 2, mọi thứ đã được xoa
dịu. FMCG quay đầu tăng trưởng chậm lại so với mức đỉnh năm 2020. 

2. Xu hướng FMCG
 Tất cả 5 lĩnh vực chính của FMCG đều có mức tăng trưởng thấp. Đáng chú ý, thị trường
Sữa và Các Sản Phẩm từ Sữa hầu như không tăng trưởng.
 Ở nông thôn, thị trường ThựcPhẩm Đóng Gói và sữa đang bị bỏ lại phía sau với mức tăng
trưởng khiêm tốn.
3. Ngành hàng tiêu biểu 

Giá thanh toán bình quân tăng được chứng kiến ở nhiều sản phẩm FMCG nói chung và đường
nói riêng. 
 Về ngành đường

Năm 2021, Đường đạt mức tăng trưởng mạnh mẽ, chủ yếu nhờ tăng trưởng bình quân +30%, giá
bán tăng +24%, khối lượng người mua trung bình 18kg/ năm).

2 nguyên nhân khiến đường trở thành mặt hàng “hot”:

 Người tiêu dùng có xu hướng mua nhiều sản phẩm đường có thương hiệu và chấp nhận
mức giá cao hơn. 
 Nhà sản xuất, nhà bán lẻ tăng giá sản phẩm do giá dầu thô leo thang, đẩy chi phí sản xuất
ngày càng tăng và nguồn cung thiếu hụt. 

 Về ngành thực phẩm đóng gói và sữa 

Trong năm 2021, thực phẩm đóng gói và sữa tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng thị trường ở cả 4
thành phố trọng điểm và khu vực nông thôn. 

 %Giá trị thực phẩm đóng gói ở thành thị tăng 14%, ở nông thôn là 12% 
 Sữa ở thành thị tăng trưởng 5% và ở nông thôn tăng vọt lên 11% 

 Về ngành đồ uống 

Đồ uống chịu tác động tiêu cực trong làn sóng 4 của đại dịch, đặc biệt là ở Nông thôn -8% và ở
thành thị -2%. 

4. Các kênh mua sắm

 Ở thành thị, tất cả các kênh mua sắm chính đều tăng trưởng thấp, thậm chí kênh mua sắm
ở chợ có dấu hiệu suy giảm trong quý vừa qua.
 Ở nông thôn, tiệm tạp hóa tiếp tục giữ vững vị thế thống lĩnh trong khi kênh hiện đại tăng
trưởng chậm hơn so với cùng kỳ năm trước

Các kênh bán lẻ hiện đại như siêu thị mini hoặc trực tuyến tục giành được sự ưu ái của người tiêu
dùng giữa các thời kỳ giãn cách xã hội. Cùng với tốc độ tăng trưởng ấn tượng, các kênh này
ngày càng trở nên quan trọng trong bối cảnh bán lẻ hiện nay ở khu vực thành thị. 

You might also like