You are on page 1of 2

1.

Xét nghiệm glucose huyết tương lúc đói


là gì?
Xét nghiệm glucose huyết tương lúc đói (tên tiếng Anh là The fasting
plasma glucose test và viết tắt là FPG) là phương pháp thường được sử
dụng để xét nghiệm tiểu đường. FPG đo mức đường trong máu sau khi nhịn
ăn hoặc không ăn bất cứ thứ gì trong ít nhất 8 giờ.

Đường huyết lúc đói bình thường là dưới 100 miligam trên decilit (mg/dL).
Nếu đường huyết lúc đói lớn hơn 100 mg/dL và dưới 126 mg/dL có nghĩa
rằng người đó bị suy giảm mức đường huyết lúc đói nhưng có thể không bị
tiểu đường.

Người mắc bệnh tiểu đường là khi đường huyết lúc đói lớn hơn 126 mg/dL
và có một số xét nghiệm máu xác khác cũng cho kết quả bất thường.
Những xét nghiệm này có thể được lặp lại vào ngày tiếp theo hoặc bằng
cách đo glucose 2 giờ sau bữa ăn. Nếu kết quả cho thấy đường huyết tăng
hơn 200 mg/dL thì người đó được chẩn đoán là mắc bệnh tiểu đường.

Tuy nhiên, nếu bạn có đường huyết lúc đói bình thường, nhưng lại có các
yếu tố nguy cơ mắc bệnh tiểu đường hoặc có triệu chứng của bệnh tiểu
đường, bác sĩ có thể thực hiện thêm nghiệm pháp dung nạp glucose để
chắc chắn rằng bạn không bị tiểu đường.

Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống


Một số người có chỉ số đường huyết lúc đói bình thường, nhưng lượng đường
trong máu của họ tăng nhanh sau khi ăn. Những người này có thể bị giảm
dung nạp glucose (impaired glucose tolerance). Nếu lượng đường trong
máu của họ đủ cao thì cũng có thể được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường.

2. Các xét nghiệm tiểu đường khác


Xét nghiệm glucose huyết tương định kỳ (The Casual Plasma Glucose
Test)

Xét nghiệm glucose huyết tương định kỳ là một phương pháp chẩn đoán
bệnh tiểu đường. Bác sĩ sẽ lấy máu để xét nghiệm lượng đường trong máu ở
thời điểm bất kỳ và không liên quan đến thời gian kể từ bữa ăn cuối cùng
của người đó. Bạn cũng không cần phải kiêng ăn gì trước khi lấy máu.

Nồng độ glucose lớn hơn 200 mg/dL có thể chỉ ra người đó có thể đang
mắc bệnh tiểu đường, đặc biệt nếu

You might also like