You are on page 1of 25

RỐI LOẠN CHUYỂN HÓA GLUCOSE VÀ CÁC XÉT NGHIỆM

1/ Ngưỡng thận đối với glucose có thể tăng trong trường hợp nào?
A. Người ĐTĐ lâu năm @
B. Người ĐTĐ do thận
C. Người đang mang thai
D. Trẻ em
2/ Bệnh nhân nữ 45 tuổi, BMI 25kg/m2, rối loạn lipid máu, tăng huyết áp tiền căn bệnh mạch
vành, sinh con > 4kg, gia đình có người bị ĐTĐ. Các xét nghiệm tầm soát ĐTĐ ở bệnh nhân
này là?
A. FPG
B. OGTT
C. HbA1c
D. FPG, OGTT, HbA1c @
3/ Hợp chất được hình thành khi protein tạo phản ứng glycosyl hóa với monosacarid như
glucose, fructose là?
A. ROS
B. Amadori @
C. Hexosamin
D. Fructosamin
4/ Kết quả xét nghiệm: G máu ↑↑, Ceton máu ↑↑, pH máu ↓, Ceton niệu (+), G niệu (++) là biểu hiện
của?
A. Hôn mê do nhiễm thể ceton máu @
B. Hôn mê do tăng ASTT máu
C. Hôn mê do tăng acid lactic máu
D. Hôn mê do hạ G máu
5/ Các đối tượng không sử dụng HbA1c để chẩn đoán ĐTĐ
A. Thiếu máu tan máu, Truyền máu, Mất máu
B. Đang được điều trị bằng liệu pháp erythropoietin
C. Phụ nữ mang thai
D. Tất cả đều đúng @
6/ Kết quả xét nghiệm: G máu ↑↑, G niệu (++), ASTT/máu ↑ là biểu hiện của?
A. Hôn mê do nhiễm thể ceton máu
B. Hôn mê do tăng ASTT máu @
C. Hôn mê do tăng acid lactic máu
D. Hôn mê do hạ G máu
7/ Bệnh lý bàn chân ĐTĐ là hậu quả của
A. Tổn thương mạch máu nhỏ
B. Tổn thương thần kinh thực vật
C. Tổn thương mạch máu lớn kết hợp với tổn thương thần kinh ngoại biên
D. Tổn thương mạch máu nhỏ kết hợp với tổn thương thần kinh ngoại biên @
8/ Kết quả xét nghiệm: G máu ↑↑, G niệu (++), Lactat máu ↑↑, pH máu ↓ là biểu hiện của?
A. Hôn mê do nhiễm thể ceton máu
B. Hôn mê do tăng ASTT máu
C. Hôn mê do tăng acid lactic máu @
D. Hôn mê do hạ G máu
9/ Các XN phát hiện, xác định bệnh ĐTĐ, NGOẠI TRỪ
A. G máu ngẫu nhiên
B. G máu khi đói
C. G máu sau ăn 2 giờ
D. Các XN tìm tự kháng thể @
1/ Kết quả xét nghiệm: G máu ↓↓ là biểu hiện của?
A. Hôn mê do nhiễm thể ceton máu
B. Hôn mê do tăng ASTT máu
C. Hôn mê do tăng acid lactic máu
D. Hôn mê do hạ G máu @
2/ Các XN phân biệt ĐTĐ type 1 và type 2, NGOẠI TRỪ
A. ĐL insulin
B. ĐL peptid C
C. Các XN tìm tự kháng thể
D. Glycohemoglobin (%HbA1c) @
3/ Kết quả xét nghiệm máu sáng sớm, có nhịn đói của một bệnh nhân đái tháo đường như
sau: Glucose máu 6,72 mmol/L (3,9 mmol/L - 6,1 mmol/L); HbA1c 11,2% (4,1% - 6,4%). Kết
quả này có hợp lý không? Vì sao?
A. Hợp lý, vì nồng độ glucose máu đói chỉ có ý nghĩa vào thời điểm lấy xét nghiệm @
B. Không hợp lý, vì %HbA1c không cần xét nghiệm lúc đói
C. Hợp lý, vì nồng độ glucose máu đói và %HbA1c luôn tỷ lệ nghịch
D. Không hợp lý, vì nồng độ glucose máu đói và %HbA1c luôn tỷ lệ thuận
4/ Có thể dùng XN nào để phát hiện, xác định bệnh ĐTĐ và theo dõi điều trị ĐTĐ?
A. NP gây ↑ G máu đường uống
B. G máu khi đói
C. % HbA1c @
D. Fructosamin
5/ Một bệnh nhân nam 26 tuổi vào viện trong tình trạng lơ mơ, được chẩn đoán là ĐTĐ type
1, dữ liệu nào sau đây có tính thuyết phục hơn cả cho chẩn đoán này?
A. Tiền sử có ba, mẹ ruột, chị gái bị ĐTĐ
B. Béo phì, tập trung mỡ vùng trung tâm
C. HbA1c = 9,5% @
D. Hơi thở có mùi ceton và ceton niệu (+)
6/ Bệnh nhân nữ 65 tuổi, được chẩn đoán ĐTĐ type 2. Xét nghiệm nào sau đây giúp theo
dõi tuân thủ điều trị trong vòng 3 tháng của BN này:
A. Đường huyết đói
B. Đường huyết bất kỳ
C. Nghiệm pháp dung nạp Glucose
D. HbA1c @
7/ Một người nam, 36 tuổi, không có tiền căn bệnh lý gì, xét nghiệm kiểm tra sức khỏe cho
kết quả nồng độ glucose máu lúc đói là 6,7 mmol/L (4,4-6,1). Người này cần làm gì tiếp
theo?
A. Nên làm nghiệm pháp tăng glucose máu đường uống để xác định chẩn đoán @
B. Không cần kiểm tra gì thêm vì kết quả này là bình thường so với tuổi và yếu tố nguy

C. Nên xét nghiệm %HbA1c để xác định chẩn đoán
D. Nên xét nghiệm lại glucose máu đói sau 07 ngày để xác định chẩn đoán
7.1/ Một người nam, 36 tuổi, không có tiền căn bệnh lý gì, xét nghiệm kiểm tra sức khỏe cho
kết quả nồng độ glucose máu lúc đói là 6,1 mmol/L (4,4-6,1). Người này cần làm gì tiếp
theo?
A. Nên làm nghiệm pháp tăng glucose máu đường uống để xác định chẩn đoán
B. Không cần kiểm tra gì thêm vì kết quả này là bình thường so với tuổi và yếu tố nguy
cơ @
C. Nên xét nghiệm %HbA1c để xác định chẩn đoán
D. Nên xét nghiệm lại glucose máu đói sau 07 ngày để xác định chẩn đoán
7.2/ Một người nam, 36 tuổi, không có tiền căn bệnh lý gì, xét nghiệm kiểm tra sức khỏe cho
kết quả nồng độ glucose máu lúc đói là 5,2 mmol/L (4,4-6,1). Người này cần làm gì tiếp
theo?
A. Nên làm nghiệm pháp tăng glucose máu đường uống để xác định chẩn đoán
B. Không cần kiểm tra gì thêm vì kết quả này là bình thường so với tuổi và yếu tố nguy
cơ @
C. Nên xét nghiệm %HbA1c để xác định chẩn đoán
D. Nên xét nghiệm lại glucose máu đói sau 07 ngày để xác định chẩn đoán
8/ Bệnh nhân nam 65 tuổi, đến khám sức khỏe định kỳ được thực hiện xét nghiệm tầm soát
đái tháo đường cho kết quả HbA1c 7,0% (khoảng tham chiếu 4,1% - 6,4%). Hành động nào
được thực hiện tiếp theo để chẩn đoán?
A. Thực hiện lại đường huyết bất kỳ vào ngày mai
B. Thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose
C. Thực hiện lại đường huyết nhịn ăn vào ngày mai
D. Thực hiện lại xét nghiệm HbA1c @
9/ Bệnh nhân nữ 58 tuổi, đến khám sức khỏe định kỳ được thực hiện xét nghiệm tầm soát
đái tháo đường cho kết quả HbA1c 6,8% (khoảng tham chiếu 4,1% - 6,4%) và kết quả nồng
độ glucose máu lúc đói là 7,2 mmol/L (4,4-6,1). Hành động nào được thực hiện tiếp theo để
chẩn đoán?
A. Chẩn đoán ĐTĐ
B. Thực hiện lại đường huyết nhịn ăn vào ngày mai
C. Thực hiện lại xét nghiệm HbA1c @
D. Thực hiện lại đường huyết nhịn ăn vào ngày mai hoặc thực hiện lại xét nghiệm
HbA1c
1/ Bệnh nhân nam 36 tuổi, đến khám sức khỏe định kỳ được thực hiện xét nghiệm tầm soát
đái tháo đường cho kết quả HbA1c 6,9% (khoảng tham chiếu 4,1% - 6,4%) và kết quả nồng
độ glucose máu lúc đói là 6,8 mmol/L (4,4-6,1). Hành động nào được thực hiện tiếp theo để
chẩn đoán?
A. Chẩn đoán ĐTĐ
B. Thực hiện lại đường huyết nhịn ăn vào ngày mai
C. Thực hiện lại xét nghiệm HbA1c @
D. Thực hiện lại đường huyết nhịn ăn vào ngày mai hoặc thực hiện lại xét nghiệm
HbA1c
2/ Bệnh nhân nam 36 tuổi, đến khám sức khỏe định kỳ được thực hiện xét nghiệm tầm soát
đái tháo đường cho kết quả lần 1 HbA1c 6,8% (khoảng tham chiếu 4,1% - 6,4%) và cho kết
quả lần 2 HbA1c 6,9% (khoảng tham chiếu 4,1% - 6,4%); kết quả nồng độ glucose máu lúc
đói lần 1 là 6,8 mmol/L (4,4 - 6,1) và kết quả nồng độ glucose máu lúc đói lần 2 là 6,9
mmol/L (4,4 - 6,1). Hành động nào được thực hiện tiếp theo để chẩn đoán?
A. Chẩn đoán ĐTĐ @
B. Thực hiện lại đường huyết bất kỳ vào ngày mai
C. Thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose
D. Thực hiện lại đường huyết nhịn ăn vào ngày mai
3/ Nồng độ glucose trong mẫu máu toàn phần nếu để lâu trên 1 giờ không phân tích có thể
thay đổi theo hướng nào?
A. Giảm trong 2 giờ đầu
B. Không thay đổi
C. Tăng theo thời gian
D. Giảm theo thời gian @
4/ Anti-GAD, anti-ICA, anti-IAA phù hợp cho nhận định nào?
A. Là các thông số cần phân tích ở bệnh nhân thiếu enzyme G6PD
B. Là ba thông số của triple test liên quan đến sàng lọc trước sinh
C. Là các tự kháng thể có liên quan đến đái tháo đường type 1 @
D. Là các yếu tố xuất hiện trong viêm giáp thể Hashimoto
5/ Đái tháo đường do thận có nghĩa là gì?
A. Do ngưỡng tái hấp thu glucose của thận thấp @
B. Do glucose tăng quá cao trong máu
C. Do thiếu insulin
D. Do thiểu năng vỏ thượng thận
6/ Thông số nào giúp nhận định insulin ngoại sinh?
A. C-peptid @
B. Insulin
C. Glucose
D. HbA1c
7/ Câu nào đúng khi nói về HbA1c?
A. Đơn vị của HbA1c có thể là % hoặc mmol/mol @
B. HbA1c có thể tăng sau bữa ăn giàu carbohydrat
C. Trị số HbA1c có thể tăng trong trường hợp bệnh nhân mất máu hoặc suy thận mạn
D. HbA1c phản ánh trị số glucose máu trung bình trong 2-3 tuần trước của bệnh nhân
7.1/ Câu đúng khi nói về HbA1c? NGOẠI TRỪ
A. Đơn vị của HbA1c có thể là % hoặc mmol/mol
B. HbA1c có thể tăng sau bữa ăn giàu lipid @
C. Trị số HbA1c có thể giảm trong trường hợp bệnh nhân mất máu hoặc suy thận mạn
D. HbA1c phản ánh trị số glucose máu trung bình trong 3 tháng của bệnh nhân
8/ Theo ADA 2021, HbA1c bao nhiêu được xem là có bệnh đái tháo đường?
A. ≤ 1,5%
B. ≥ 7,0 mmol/L
C. ≥ 6,5% @
D. 11%
9/ Kết quả xét nghiệm máu: ↓ ↓glucose, ↑ ↑ insulin, ↑ ↑C-peptid là biểu hiện của bệnh nào?
A. Khối u tế bào beta gây tăng tiết insulin @
B. Tiêm quá liều insulin
C. Đái tháo đường típ 2
D. Hạ glucose máu cấp
1/ Không thể theo dõi biến chứng thận của bệnh đái tháo đường bằng các xét nghiệm nào?
A. Protein nước tiểu
B. Glucose nước tiểu @
C. Creatinin máu.
D. Microalbumin nước tiểu
2/ Có thể theo dõi bệnh đái tháo đường bằng %HbA1C trên bệnh nhân đái tháo đường nào?
A. Suy thận mạn
B. Có bệnh Hb
C. Tăng cholesterol máu @
D. Thiếu máu cấp hoặc mạn tính
3/ Hiện tượng tăng nồng độ ceton máu ở bệnh nhân đái tháo đường là do nguyên nhân
nào?
A. Tăng tổng hợp thể ceton từ glucose
B. Nồng độ insulin giảm kích thích các mô tổng hợp thể ceton
C. Tăng phân giải mỡ tạo thể ceton @
D. Lượng glycogen tăng lên kích thích gan tạo thể ceton
QUẢN LÝ XÉT NGHIỆM
4/ Kết quả xét nghiệm thu được sẽ nằm dao động về cả hai phía so với giá trị thực.
A. Sai số ngẫu nhiên (Random error) @
B. Sai số thô bạo (Gross error)
C. Sai số hệ thống (Systematic error)
D. Sai số toàn bộ (Total error)
5/ Quản lý chất lượng (QM)
A. Là các biện pháp nhằm phát hiện sai số, nguyên nhân gây sai số để đề ra biện pháp
khắc phục sai số.
B. Là toàn bộ các hoạt động có kế hoạch và hệ thống được tiến hành trong hệ thống
QM giúp hạn chế tối đa các sai sót có thể xảy ra trong quá trình XN.
C. Là các hoạt động phối hợp để định hướng một tổ chức đạt các yêu cầu chất lượng.
@
D. Tất cả đều sai.
6/ Đảm bảo chất lượng (QA)
A. Là các biện pháp nhằm phát hiện sai số, nguyên nhân gây sai số để đề ra biện pháp
khắc phục sai số.
B. Là toàn bộ các hoạt động có kế hoạch và hệ thống được tiến hành trong hệ thống
QM giúp hạn chế tối đa các sai sót có thể xảy ra trong quá trình XN. @
C. Là các hoạt động phối hợp để định hướng một tổ chức đạt các yêu cầu chất lượng.
D. Tất cả đều sai.
7/ Kiểm tra chất lượng (QC)
A. Là các biện pháp nhằm phát hiện sai số, nguyên nhân gây sai số để đề ra biện pháp
khắc phục sai số. @
B. Là toàn bộ các hoạt động có kế hoạch và hệ thống được tiến hành trong hệ thống
QM giúp hạn chế tối đa các sai sót có thể xảy ra trong quá trình XN.
C. Là các hoạt động phối hợp để định hướng một tổ chức đạt các yêu cầu chất lượng.
D. Tất cả đều sai.
8/ Mục đích của nội kiểm tra KHÔNG bao gồm điều gì?
A. Do PXN tự đề ra kế hoạch và thực hiện.
B. Phát hiện sai số, tìm nguyên nhân sai số và đề ra biện pháp khắc phục.
C. Đánh giá mức độ tin cậy của XN thông qua thiết bị, thuốc thử XN, tay nghề KTV và
phương pháp phân tích.
D. Hình thức: gửi các mẫu mù để đánh giá PXN. @
9/ Mục đích của ngoại kiểm tra KHÔNG bao gồm điều gì?
A. Do một cơ sở độc lập tiến hành đánh giá
B. Phát hiện sai số, tìm nguyên nhân sai số và đề ra biện pháp khắc phục. @
C. Tìm nguyên nhân sai số và đề ra biện pháp khắc phục cho PXN chưa đạt.
D. Làm cơ sở khoa học cho việc đạt chất lượng quy định và chuẩn hóa các PXN
RỐI LOẠN CHUYỂN HÓA LIPID VÀ CÁC XÉT NGHIỆM
1. Lượng LDL-c trong máu được ước tính bằng công thức Friedewald có đặc điểm nào?
A. Tất cả đều sai
B. Phụ thuộc vào nồng độ triglyceride trong máu @
C. Độc lập với nồng độ HDL-c trong máu
D. Cần có thông số VLDL-c
2. Kết quả xét nghiệm lipid máu của một người như sau: cholesterol toàn phần 6,88 mmol/L
(3,8-5,2); HDL-c 0,96 mmol/L (0,9-1,5); LDL-c 1,69 mmol/L (tuỳ theo yếu tố nguy cơ);
triglycerid 9,31 mmol/L (0,5-1,7). Kết quả trên có hợp lý không? Vì sao?
A. Không hợp lý, vì bất tương xứng giữa nồng độ LDL-c và cholesterol toàn phần
B. Hợp lý, vì người này có thể tăng VLDL-c
C. Không hợp lý, vì cholesterol toàn phần tăng cao mà cả HDL-c và LDL-c đều thấp
D. Hợp lý, vì nồng độ triglyceride cao có thể gây sai lệch trong kỹ thuật định lượng
cholesterol @
3. Kết quả xét nghiệm bilan lipid của một bệnh nhân: Cholesterol toàn phần 6,85 mmol/L,
Triglycerid 3,42 mmol/L, HDL-c 1,96 mmol/L. Phòng xét nghiệm không định lượng trực tiếp
LDL-c. Hỏi kết quả LDL-c của người bệnh này là bao nhiêu?
A. 2,52 mmol/L
B. 3,67 mmol/L @
C. 4,18 mmol/L
D. 4,40 mmol/L
4. Một bệnh nhân nam 45 tuổi, BMI 25, có tiền sử tăng cholesterol (~ 300mg / dL), với mức
triglycerid bình thường (~ 125 mg / dL), và mức HDL (48 mg / dL) . Điều trị bằng statin đã
làm giảm cholesterol huyết thanh của anh ấy xuống còn 180 mg / dL. Cha của bệnh nhân có
tiền sử tương tự và chết vì đau tim ở tuổi 48. Một đột biến tiềm ẩn ở bệnh nhân này sẽ nằm
trong loại protein nào sau đây?
A. LCAT
B. CETP
C. Apo B100 @
D. Thụ thể LDL
5. Nhiều phòng thí nghiệm lâm sàng báo cáo giá trị lipid bằng cách sử dụng giá trị được tính
toán cho LDL. Phép tính này ước tính hàm lượng cholesterol trong các hạt nào sau đây ở
điều kiện đói?
A. HDL
B. LDL @
C. IDL
D. VLDL
6. Tác dụng nào sau đây không phải của TNF-α:
A. Tăng đề kháng insulin
B. Tăng ly giải triglycerid vào máu
C. Tăng hấp thu FFA vào tế bào có nhân @
D. Giảm tiết adiponectin
7. Rối loạn lipid máu trong Hội chứng chuyển hóa đặc trưng bởi sự:
A. Tăng nồng độ TG và giảm nồng độ HDL-c @
B. Giảm nồng độ LDL-c và tăng nồng độ HDL-c
C. Tăng mạnh nồng độ HDL-c
D. Tăng nồng độ HDL và giảm nồng độ HDL-c
8. Câu sai khi nói về hội chứng chuyển hóa là:
A. Hai cơ chế quan trọng nhất tạo nên HCCH là: rối loạn chức năng mô mỡ và tình
trạng đề kháng insulin
B. Là một rối loạn đa cơ quan
C. Biểu hiện lâm sàng là: tăng TG máu, tăng HDL-c máu, béo bụng,... @
D. Điều trị HCCH bao gồm phương thức dùng thuốc và không dùng thuốc
9. Một bệnh nhân nam, 37 tuổi đến khám vì bị khó thở, không có tiền sử bệnh Đái tháo
đường và Huyết áp, anh này có lối sống ít vận động và hay hút thuốc lá. Sau khi khám sức
khỏe thu được các chỉ số sau: BMI = 33 kg/m2, HDL-c máu = 30 mg/dL, glucose máu lúc đói
= 120 mg/dL, huyết áp đo được là 133/85 mmHg, nặng 80kg. Khả năng cao người này bị:
A. ĐTĐ thể LADA
B. Hội chứng chuyển hóa @
C. Người này hoàn toàn bình thường
D. Hội chứng vành cấp
1. Ở người bị HCCH, việc tăng adipokin nào làm tăng hình thành huyết khối:
A. Leptin
B. PAI-1 @
C. Adiponectin
D. Tất cả đều đúng
2. Một trong những tác dụng của IL-6 là kiểm soát khẩu vị và năng lượng thu vào, chức
năng này giống với chức năng của adipokin nào sau đây:
A. Leptin @
B. ARF
C. FFA
D. PAI-1
3. Tiêu chuẩn nào không được dùng để xác định HCCH:
A. Người đang dùng thuốc hạ huyết áp
B. Chu vi vòng eo >= 102 cm ở nam
C. TG máu <100 mg/dL @
D. Huyết áp >=130/85 mmHg
1/ Một bệnh nhân nam, 62 tuổi, có tiền căn hút thuốc lá, đang dùng thuốc điều trị Cao huyết
áp và đái tháo đường, vào khoa cấp cứu vi triệu chứng nặng đè toàn vùng ngực bên trái từ
hơn 12 giờ qua, tinh thần lo lắng, bồn chồn. Hiện tại sinh hiệu bệnh nhân ổn. ECG không
thấy có thay đổi ST-T, không có sóng Q. Siêu âm tim bình thường. Nồng độ cTnT lúc vào
viện của bệnh nhân là 0,02 ng/mL, bác sỹ làm gì tiếp theo ?
A. Cho bệnh nhân nhập viện, tư vấn người nhà chuẩn bị chụp DSA mạch vành
B. Cho bệnh nhân nằm theo dõi, 1 giờ sau lấy máu làm lại cTnT
C. Cho bệnh nhân nằm lưu theo dõi sinh hiệu và triệu chứng nặng ngực
D. Cho bệnh nhân xuất viện
2/ Huyết thanh thu được từ một mẫu máu (trước ăn) của bệnh nhân nam 52 tuổi bị viêm tụy,
sau ly tâm thấy rất đục. Mẫu để qua đêm trong tủ lạnh (2 - 8°C) vẫn thấy đục không đổi. Hãy
nhận định khả năng mẫu đã tăng loại lipoprotein nào?
A. Lipoprotein tỉ trọng cao (HDL)
B. Lipoprotein tỉ trọng thấp (LDL)
C. Chylomicron
D. Lipoprotein tỉ trọng rất thấp (VLDL) @
3/ Bệnh nhân nam 65 tuổi, đến khám sức khỏe định kỳ được thực hiện xét nghiệm tầm soát
đái tháo đường cho kết quả HbA1c 7,0% (khoảng tham chiếu 4,1-6,4%) và đường huyết
ngẫu nhiên 210 mg/dL. Hành động nào được thực hiện tiếp theo?
A. Chẩn đoán đái tháo đường týp 2. @
B. Thực hiện lại đường huyết bất kỳ vào ngày mai
C. Thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose.
D. Thực hiện lại đường huyết nhịn ăn vào ngày mai
4/ Lượng LDL-c trong máu được ước tính bằng công thức Friedewald có đặc điểm nào?
A. Không phụ thuộc vào tình trạng nhịn đói của người được xét nghiệm
B. Tất cả đều sai
C. Độc lập với nồng độ HDL-c trong máu
D. Phụ thuộc vào nồng độ triglyceride trong máu @
5/ Bệnh nhân nam 47 tuổi, khám sức khỏe định kỳ. Tiền căn tăng huyết áp, khó thở khi gắng
sức, hiện đang điều trị với lợi tiểu Thiazid và Aspirin, huyết áp hiện tại 135/80 mmHg. Khám
lâm sàng ghi nhận vòng eo 104 cm, BMI= 34 kg/m2, chưa ghi nhận bất thường khác trên
lâm sàng. Kết quả cận lâm sàng: cholesterol toàn phần 230mg/dl, HDL-c=38mg/dL,
LDL=152mg/dL, triglyceride=200mg/dL, đường huyết đói 120 mg/dL. Dựa trên quan sát và
các kết quả cận lâm sàng thì nguy cơ có khả năng cao nhất đối với bệnh nhân này là gì?
A. Suy thận mạn
B. Sỏi túi mật
C. Đề kháng insulin @
D. Trào ngược dạ dày thực quản
6/ Xét nghiệm nào có tính đặc hiệu hơn cả trong chuẩn đoán nhồi máu cơ tim?
A. CK (CPK)
B. AST (GOT)
C. CK-МВ
D. Troponin T và I
7/ Anti-GAD, anti-ICA, anti-IAA phù hợp cho nhận định nào sau đây?
A. Là các yếu tố xuất hiện trong viêm giáp thể Hashimoto
B. Là các thông số cần phân tích ở bệnh nhân thiếu enzyme G6PD
C. Là các từ kháng thể có liên quan đến đái tháo đường típ 1 @
D. Là ba thông số của triple test liên quan đến sàng lọc trước sinh
8/ Các hoạt chất sinh học được tổng hợp và chế tiết bởi tế bào mỡ được gọi là gì?
A. Tumor necrosis factor alpha (TNFa)
B. Adipokine @
C. Leptin
D. Adiponectin
9/ Hiện tượng "trơ" hoặc giảm đáp ứng của thụ thể insulin đối với insulin xảy ra KHÔNG do
cơ chế nào?
A. Tăng oxy hoá acid béo ở mô ngoại biên tạo nhiều gốc oxy tự do hoạt động.
B. Tăng sự chết theo chương trình của tế bào beta tụy @
C. Sự hoạt hoá con đường protein kinase C do tăng lượng acid béo tự do trong máu
D. Sự gia tăng các chỉ dấu viêm do rối loạn chức năng mô mỡ
10/ Người béo phì có nguy cơ cao mắc bệnh đái tháo đường do cơ chế nào?
A. Tích luỹ triacylglycerol trong tế bào đảo tuy, ức chế tổng hợp insulin.
B. Nồng độ acid béo trong máu cao gây ức chế tổng hợp các GLUT
C. Nồng độ acid béo trong máu cao thường xuyên gây ức chế con đường tín hiệu nội
bào từ thụ thể insulin. @
D. Giảm tương đối lượng insulin chế tiết khi so tương quan với trọng lượng cơ thể
11/ Với một bệnh nhân có tăng nồng độ chylomicron trong máu, chế độ ăn kiêng nào là phù
hợp để làm giảm nồng độ chylomicron?
A. Giảm nạp cholesterol
B. Giảm nạp chất béo @
C. Giảm nạp tổng năng lượng (calories)
D. Giảm nạp tinh bột
12/ Một bệnh nhân có chỉ số BMI là 33, chu vi vòng eo là 119 cm. Chế độ ăn kiêng nào là
phù hợp?
A. Giữ nguyên mức tổng năng lượng nhưng thay thành phần đạm bằng chất béo
B. Chế độ ăn toàn chất béo, vì chi acid béo được gan tổng hợp mới được trữ dưới
dạng triacylglycerol ở mô mỡ
C. Giảm nạp tổng năng lượng vì tất cả mọi chất sinh năng lượng đều được chuyển
thành triacylglycerol tích trữ ở mô mỡ @
D. Giữ nguyên mức tống năng lượng nhưng thay thành phần carbohydrat bằng chất
béo
13/ Các yếu tố nguy cơ của bệnh lý tim mạch do xơ vữa gồm có: lối sống thụ động, béo phì,
hút thuốc lá, bệnh đái tháo đường, cao huyết áp và rối loạn lipid máu. Yếu tố nguy cơ nào
nêu trên, nếu xuất hiện ở một bệnh nhân chưa từng bị nhồi máu cơ tim, thì bệnh nhân đó
cần điều chỉnh nồng độ LDL-cholesterol trong huyết thanh < 70 mg/dL ?
A. Hút thuốc lá
B. Cao huyết áp
C. Đái tháo đường @
D. Béo phì.
14/ Một người nam, 36 tuổi, không có tiền căn bệnh lý gì, xét nghiệm kiểm tra sức khoẻ cho
kết quả nồng độ glucose máu lúc đói là 6,7 mmol/L (4,4-6,1). Người này cần làm gì tiếp
theo?
A. Nên làm nghiệm pháp tăng glucose máu đường uống để xác định chẩn đoán. @
B. Không cần kiểm tra gì thêm vì kết quả này là bình thường so với tuổi và yếu tố nguy

C. Nên xét nghiệm %HbA1c để xác định chẩn đoán
D. Nên xét nghiệm lại glucose máu đói sau 07 ngày để xác định chẩn đoán
15/ Theo tiêu chuẩn của WHO, tình trạng đề kháng insulin KHÔNG được xác định khi có
yếu tố nào?
A. Tăng đường huyết đói
B. Rối loạn dung nạp glucose
C. Có tiền căn đái tháo đường thai kì @
D. Đái tháo đường type 2
16/ Chỉ dấu được lựa chọn làm test chẩn đoán và theo dõi hội chứng mạch vành cấp có đặc
điểm nào?
A. Có giá trị tiên đoán dương cao và giá trị tiên đoán âm thấp
B. Đặc hiệu cho mô mạch máu
C. Hiện diện trong máu sớm sau khi xuất hiện tổn thương
D. Thời gian bán hủy ngần giúp tăng độ đặc hiệu của test
17/ Nồng độ glucose trong mẫu máu toàn phần, nếu để lâu trên 1 giờ không phân tích, có
thể thay đổi theo hướng nào?
A. Giảm theo thời gian @
B. Không thay đổi
C. Tăng theo thời gian
D. Giảm trong 2 giờ đầu
18/ Bệnh nhân nữ, 58 tuổi, cân nặng 60 kg, chiều cao 150 cm. Kết quả xét nghiệm đường
huyết nhịn ăn 2 lần cách nhau 3 ngày lần lượt là 7,7 và 6,9 mmol/L (khoảng tham chiếu 3,9-
6,1 mmol/L). Bệnh nhân không có triệu chứng cơ năng và thực thể bất thường. Chẩn đoán
hợp lý trong trường hợp này là gì?
A. Rối loạn đường huyết đói @
B. Rối loạn dung nạp glucose.
C. Bình thường.
D. Đái tháo đường týp 2
19/ Bệnh tăng cholesterol máu gia đình là một tình trạng do đột biến gen mã hóa thụ thể
LDL, gây ảnh hưởng đến quá trình nào?
A. Vận chuyển cholesterol từ các mô ngoài gan về gan
B. Con đường giáng hóa cholesterol
C. Tổng hợp HDL do thiếu apoA
D. Thu nhận cholesterol bởi các mô @
20/ Sự thiếu hụt hoặc đề kháng insulin trong bệnh đái tháo đường gây ảnh hưởng rõ nhất
lên nồng độ loại lipid nào?
A. Tăng triglycerid dự trữ ở mô mỡ
B. Tăng LDL-c máu
C. Tăng triglycerid máu @
D. Giảm HDL-c máu
1/ CETP (Cholesterol ester transfer protein) có chức năng gì?
A. Chuyển đổi thành phần cholesterol ester và triacylglycerol giữa các lipoprotein @
B. Làm giảm nguy cơ xơ vữa động mạch
C. Tạo ra chylomiron nhỏ và đậm đặc
D. Tạo ra VLDL nhỏ và đậm đặc
2/ Chất nào là nguồn chuyển hóa năng lượng cho quá trình luyện tập thể dục kéo dài?
A. Triacylglycerol của mô mỡ @
B. Glycogen của gan
C. Glycogen của cơ
D. Lactate do hồng cầu tạo ra
3/ Thiếu hụt hoặc đề kháng insulin ở bệnh nhân đái tháo đường gây nên hậu quả chuyển
hóa nào?
A. Tăng tổng hợp glycogen
B. Giảm phân giải protein
C. Tăng nồng độ triacylglycerol/máu @
D. Tăng đường phân HDP
4/ Theo tiêu chuẩn của WHO, tình trạng đề kháng insulin KHÔNG được xác định khi có yếu
tố nào?
A. Tăng đường huyết đói
B. Rối loạn dung nạp glucose
C. ĐTĐ type 2
D. Có tiền căn ĐTĐ thai kì @
5/ Nghiệm pháp gây tăng đường huyết để chẩn đoán đái tháo đường thai kì cần xét nghiệm
tối đa bao nhiêu mẫu glucose máu?
A. 4
B. 1
C. 2
D. 3 @
6/ Chất nào KHÔNG được dùng làm chỉ dấu hoại tử cơ tim?
A. CKMB
B. H-FABP
C. Myoglobin
D. cTn
7/ Ngưỡng thận của glucose là gì?
A. Là độ nhạy (ngưỡng phát hiện) của xét nghiệm glucose niệu
B. Là nồng độ glucose tối đa mà thận có thể tái hấp thu hoàn toàn @
C. Là nồng độ glucose tối đa mà thận có thể bài tiết trong ngày
D. Là khả năng đào thải glucose qua đường thận trong 1 phút
8/ Các thuốc ức chế protein PCSK9 được chỉ định trong tình trạng nào?
A. Tăng phospholipid máu do bệnh hội chứng thận hư
B. Tăng HDL-c máu do thiếu hụt thụ thể SR-B1
C. Tăng triglycerid máu có tính gia đình
D. Tăng LDL-c có tính gia đình @
9/ Cặp phân tử nào quan trọng trong việc phân giải triglycerid trong máu?
A. Apo A-I – LCAT
B. Apo F – CETP
C. Apo E – LDL receptor
D. Apo C-II – Lipoprotein lipase @
10/ Để chẩn đoán nhồi máu cơ tim ở những bệnh nhân có triệu chứng đau ngực kèm suy
tim, suy thận thái độ nào là tiếp cận hợp lý nhất?
A. Xử trí nhóm nguy cơ cao khi phân tầng nguy cơ bằng các thang điểm hữu ích
B. Dựa trên biểu hiện ECG, xử lí thật nhanh, vì dễ diễn tiến nặng gây tử vong
C. Căn cứ vào biến đổi động học của troponin tim siêu nhạy để xác lập chẩn đoán, dù
phải kéo dài thời gian chờ xét nghiệm
D. Căn cứ vào ngưỡng bách phân vị thứ 99 của troponin tim siêu nhạy để xác lập chẩn
đoán
11/ Câu nào SAI khi nói về HbA1c?
A. HbA1c phản ánh trị số glucose máu trung bình trong 2-3 tháng trước của bệnh nhân
B. Đơn vị của HbA1c có thể là % hoặc mmol/mol
C. Trị số HbA1c có thể giảm trong trường hợp bệnh nhân bị mất máu hoặc suy thận
mạn
D. HbA1c có thể tăng sau bữa ăn giàu glucid @
12/ Phác đồ nhận vào hoặc loại trừ (rule in/rule out) 0h/1h sử dụng nồng độ troponin tim
siêu nhạy được áp dụng cho tình trạng nào?
A. Nhồi máu cơ tim không có ST chênh lên
B. Cơn đau thắt ngực ổn định
C. Cơn đau thắt ngực không ổn định
D. Nhồi máu cơ tim ST chênh lên
13/ Kết quả xét nghiệm bilan lipid của một bệnh nhân: Cholesterol toàn phần 6,85 mmol/L,
Triglycerid 7,42 mmol/L, HDL-c 0,96 mmol/L. Phòng xét nghiệm không định lượng trực tiếp
LDL-c. Hỏi kết quả LDL-c của người bệnh này là bao nhiêu?
A. 4,40 mmol/L
B. 4,42 mmol/L @
C. 4,18 mmol/L
D. 2,52 mmol/L
14/ Xét nghiệm máu: Glucose tăng nhiều; Triglyceride tăng nhiều; Cholesterol tăng nhiều.
Nghĩ nhiều đến khả năng của tình trạng nào?
A. Bệnh xơ hoá nang (Cystic Fibrosis)
B. Toan do nhiễm ceton acid
C. Đái tháo đường típ 1
D. Đái tháo đường típ 2 @
15/ Chất nào có bản chất là protein, được tìm thấy trong tim, não, cơ vân, và một số mô
khác, có nồng độ trong máu tăng lên sau nhồi máu cơ tim?
A. Creatine kinase
B. Globulin
C. Amylase
D. Ferritin
16/ Theo tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng chuyển hóa của NCEP ATPIII, tiêu chuẩn nào
KHÔNG phù hợp?
A. Huyết áp > 130/85 mmHg
B. Đang điều trị tăng huyết áp với lợi tiểu Thiazid
C. HDL-C <40 mg/dL ở nữ, <50 mg/dL ở nam @
D. Triglycerid máu >150mg/dL
17/ Một bệnh nhân mắc bệnh tăng lipoprotein trong máu được đề nghị tuân thủ chế độ ăn
nghèo carbohydrat. Cách điều trị này sẽ có hiệu quả khi người đó bị tăng loại lipoprotein
nào?
A. HDL
B. LDL
C. VLDL @
D. IDL
18/ Huyết tương được lấy sau ăn 1-2 giờ đặc và có màu trắng đục như sữa là do nồng độ
cao của lipoprotein nào?
A. Chylomicron @
B. HDL
C. LDL
D. VLDL
19/ Một bệnh nhân nam 26 tuổi vào viện trong tình trạng lơ mơ, được chẩn đoán là đái tháo
đường típ 1, dữ liệu nào sau đây có tính thuyết phục hơn cả cho chẩn đoán này?
A. HbAlc 9,5%
B. Triglyceride máu tăng cao
C. Tiền sử gia đình có người mắc bệnh đái tháo đường
D. Ceton niệu dương tính @
20/ Kết quả xét nghiệm máu sáng sớm, có nhịn đói của một bệnh nhân đái tháo đường như
sau: Glucose máu 6,72 mmol/L (3,9-6,1); HbA1c 11,2% (4,1-0,4). Kết quả này có hợp lý
không? Vì sao?
A. Hợp lý, vì nồng độ glucose máu đói chỉ có ý nghĩa vào thời điểm lấy xét nghiệm @
B. Không hợp lý, vì %HbA1c không cần xét nghiệm lúc đói.
C. Hợp lý, vì nồng độ glucose máu đói và %HbA1c luôn tỷ lệ nghịch
D. Không hợp lý, vì nồng độ glucose máu đói và %HbA1c luôn tỷ lệ thuận

3/ Anti-GAD, anti-ICA, anti-IAA phù hợp cho nhận định nào?


A. Là ba thông số của triple test liên quan đến sàng lọc trước sinh
B. Là các yếu tố xuất hiện trong viêm giáp thể Hashimoto
C. Là các tự kháng thể có liên quan đến đái tháo đường type 1 @
D. Là các thông số cần phân tích ở bệnh nhân thiếu enzyme G6PD
4/ Trách nhiệm của lâm sàng đối với kết quả xét nghiệm tin cậy thể hiện ở điểm nào gì?
A. Chỉ cần đưa ra các chỉ định đúng đối với các yêu cầu xét nghiệm
B. Tránh giải đáp các vấn đề liên quan đến điều kiện lấy mẫu
C. Ý thức rõ sự độc lập của tình trạng của lâm sàng với kết quả xét nghiệm
D. Phối hợp với xét nghiệm xây dựng quy định lấy mẫu @
6/ Câu nào đúng khi nói về HbA1c?
A. HbA1c phản ánh trị số glucose máu trung bình trong 2-3 tuần trước của bệnh nhân
B. Đơn vị của HbA1c có thể là % hoặc mmol/mol @
C. HbA1c có thể tăng sau bữa ăn giàu glucid
D. Trị số HbA1c có thể tăng trong trường hợp bệnh nhân mất máu hoặc suy thận mạn
7/ Trong quá trình đánh giá chức năng gan, việc sử dụng các thông số hóa sinh có thể được
nhìn nhận là cách tiếp cận như thế nào?
A. Hợp lý về góc nhìn chức năng sinh lý của gan @
B. Phức tạp về kỹ thuật thực hiện
C. Toàn diện về bằng chứng
D. Không cần ngoại suy kết quả
13/ Sự thiếu hụt hoặc đề kháng insulin trong bệnh đái tháo đường gây ảnh hưởng rõ nhất
lên nồng độ loại lipid nào?
A. Tăng acid béo máu @
B. Tăng HDL-c máu
C. Tăng triglyceride dự trữ ở gan.
D. Không ảnh hưởng LDL-c máu
15/ Chỉ dấu sinh học lý tưởng cần thỏa mãn tiêu chí nào?
A. Độ nhạy và độ đặc hiệu lâm sàng song hành
B. Chuẩn hoá hoàn toàn về mặt kỹ thuật xét nghiệm
C. Chi phí xét nghiệm thỏa cán cân chi phí – lợi ích
D. Tất cả đều đúng @
18/ Bệnh nhân nam 65 tuổi, đến khám sức khỏe định kỳ được thực hiện xét nghiệm tầm
soát đái tháo đường cho kết quả HbA1c 7,0% (khoảng tham chiếu 4,1-6,4%) và đường
huyết ngẫu nhiên 124 mg/dL. Hành động nào được thực hiện tiếp theo?
A. Chẩn đoán đái tháo đường típ 2
B. Thực hiện lại đường huyết nhịn ăn vào ngày mai
C. Thực hiện lại đường huyết bất kỳ vào ngày mai
D. Thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose @
21/ Đâu là điểm quan trọng nhất khi lựa chọn một thông số sinh học làm chất mô tả một
chức năng sinh lý của một cơ quan trong cơ thể?
A. Chi phí hợp lý
B. Tính đặc hiệu @
C. Kỹ thuật phân tích đơn giản
D. Cửa sổ chẩn đoán đủ dài
26/ “Càng nhiều thông số được phân tích cùng một lúc, khả năng có ít nhất một thông số có
kết quả vượt ngoài khoảng tham chiếu càng cao”. Nhận định này được đưa ra dựa vào cơ
sở nào khi xây dựng khoảng tham chiếu?
A. Việc lựa chọn quần thể tham chiếu
B. Kinh nghiệm của bác sỹ lâm sàng
C. Công cụ thống kê @
D. Nhận định của cán bộ xét nghiệm
33/ Bệnh nhân nữ, 60 tuổi, đến khám sức khỏe định kỳ được thực hiện xét nghiệm tầm soát
đái tháo đường cho kết quả sau HbA1c 6,9% (khoảng tham chiếu 4,1-6,4%) và nồng độ
glucose máu khi đói là 125 mg/dL (khoảng tham chiếu 70-110 mg/dL). Hành động nào được
thực hiện tiếp theo?
A. Chẩn đoán Đái tháo đường típ 2.
B. Bệnh nhân không có đái tháo đường.
C. Thực hiện lại xét nghiệm glucose máu khi đói. @
D. Bệnh nhân cần thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose.
34/ Một bệnh nhân nam 26 tuổi vào viện trong tình trạng lơ mơ, được chẩn đoán là đái tháo
đường típ 1, dữ liệu nào sau đây có tính thuyết phục hơn cả cho chẩn đoán này?
A. Tiền sử gia đình có người mắc bệnh đái tháo đường
B. Ceton niệu dương tính
C. HbA1c 9,5% @
D. Triglyceride máu tăng cao
35/ Một người nam, 36 tuổi, không có tiền căn bệnh lý gì, xét nghiệm kiểm tra sức khoẻ cho
kết quả nồng độ glucose máu lúc đói là 6,7 mmol/L (khoảng tham chiếu 4,4-6,1 mmol/L).
Người này cần làm gì tiếp theo?
A. Không cần kiểm tra gì thêm vì kết quả này là bình thường so với tuổi và yếu tố nguy
cơ.
B. Xét nghiệm lại glucose máu đói sau 07 ngày để xác định chẩn đoán.
C. Nghiệm pháp tăng glucose máu đường uống để xác định chẩn đoán. @
D. Xét nghiệm %HbA1c để xác định chẩn đoán.
36/ Một bệnh nhân có chỉ số BMI là 33, chu vi vòng eo là 119 cm. Chế độ ăn kiêng nào là
phù hợp?
A. Chế độ ăn toàn chất béo, vì chỉ acid béo được gan tổng hợp mới được trữ dưới
dạng triacylglycerol ở mô mỡ.
B. Giữ nguyên mức tổng năng lượng nhưng thay thành phần đạm bằng chất béo
C. Giảm nạp tổng năng lượng vì tất cả mọi chất sinh năng lượng đều được chuyển
thành triacylglycerol tích trữ ở mô mỡ. @
D. Giữ nguyên mức tổng năng lượng nhưng thay thành phần carbohydrat bằng chất
béo
40/ Bệnh nhân nam 67 tuổi, khám sức khỏe định kỳ. Tiền căn tăng huyết áp, khó thở khi
gắng sức, hiện đang điều trị với lợi tiểu Thiazid và Aspirin, huyết áp hiện tại 135/80 mmHg.
Khám lâm sàng ghi nhận vòng eo 75 cm, BMI= 26 kg/m2, chưa ghi nhận bất thường khác
trên lâm sàng. Kết quả cận lâm sàng: cholesterol toàn phần 230mg/dl, HDL-c 38mg/dL, LDL
182mg/dL, triglyceride 200 mg/dL, đường huyết đói 116 mg/dL. Hỏi vấn đề sức khỏe ghi
nhận thêm qua kết quả xét nghiệm đối với bệnh nhân này là gì?
A. Đái tháo đường do thiếu insulin
B. Suy thận mạn do tăng huyết áp
C. Rối loạn chuyển hóa tăng cholesterol @
D. Hội chứng chuyển hóa
44/ Bệnh nhân nữ, 58 tuổi, cân nặng 60 kg, chiều cao 150 cm. Kết quả xét nghiệm đường
huyết nhịn ăn 2 lần cách nhau 3 ngày lần lượt là 7,7 và 6,9 mmol/L (khoảng
tham chiếu 3,9-6,1 mmol/L). Bệnh nhân không có triệu chứng cơ năng và thực thể bất
thường. Chẩn đoán hợp lý trong trường hợp này là gì?
A. Rối loạn đường huyết đói. @
B. Đái tháo đường típ 2.
C. Rối loạn dung nạp glucose.
D. Bình thường.
45/ Tình trạng tăng nguy cơ huyết khối ở người mắc hội chứng chuyển hoá là do vai trò của
chất nào ?
A. Acid béo tự do
B. Plasminogen activator inhibitor-1 @
C. C-reactive protein
D. Adiponectin
47/ Kết quả xét nghiệm bilan lipid của một bệnh nhân: Cholesterol toàn phần 6,85 mmol/L,
Triglycerid 3,42 mmol/L, HDL-c 1,96 mmol/L. Phòng xét nghiệm không định lượng trực tiếp
LDL-c. Hỏi kết quả LDL-c của người bệnh này là bao nhiêu?
A. 4,40 mmol/L
B. 2,52 mmol/L
C. 4,18 mmol/L
D. 3,67 mmol/L @
48/ Một người nam, 36 tuổi, không có tiền căn bệnh lý gì, xét nghiệm kiểm tra sức khỏe cho
kết quả nồng độ glucose máu đói là 6,1 mmol/L (khoảng tham chiếu 4,4-6,1 mmol/L). Người
này cần làm gì tiếp theo?
A. Nên làm nghiệm pháp tăng glucose máu đường uống để xác định chẩn đoán
B. Nên xét nghiệm %HbA1c để xác định chẩn đoán
C. Nên xét nghiệm lại glucose máu đói sau 07 ngày để xác định chẩn đoán
D. Không cần kiểm tra gì thêm vì kết quả này là bình thường so với tuổi và yếu tố nguy
cơ @
50/ Một người nam, 60 tuổi, hút thuốc lá, không có tiền căn bệnh gì khác. Kết quả xét
nghiệm lipid máu là: Cholesterol TP 220 mg/dL; HDL-c 38 mg/dL; LDL-c 138 mg/dL;
Trigycerid 220 mg/dL. Cần điều chỉnh lipid máu như thế nào?
A. Cần hạ LDL-c xuống mức < 100 mg/dL @
B. Cần hạ Triglyceride xuống mức < 200 mg/dL
C. Cần nâng HDL-c lên > 40 mg/dL
D. Cần hạ LDL-c xuống mức < 70 mg/dL
56/ Lượng LDL-c trong máu được ước tính bằng công thức Friedewald có đặc điểm nào?
A. Cần có thông số VLDL-c
B. Phụ thuộc vào nồng độ triglyceride trong máu @
C. Độc lập với nồng độ HDL-c trong máu
D. Tất cả đều sai
61/ Xây dựng khoảng tham chiếu cho phòng xét nghiệm cần xem xét yếu tố nào?
A. Mức độ quản lý chất lượng mà phòng xét nghiệm đang đạt.
B. Chi phí xét nghiệm.
C. Đặc điểm sinh học của quần thể được khảo sát @
D. Phần trăm cá thể trong quần thể khảo sát sẽ có trị số nằm ngoài khoảng này.
62/ Với một bệnh nhân có tăng nồng độ chylomicron trong máu, chế độ ăn kiêng nào là phù
hợp để giảm nồng độ chylomicron?
A. Giảm nạp protein
B. Giảm nạp cholesterol.
C. Giảm nạp triglyceride @
D. Giảm nạp tổng năng lượng (calories)
70/ Kết quả xét nghiệm máu sáng sớm, có nhịn đói của một bệnh nhân đái tháo đường như
sau: Glucose máu 9,72 mmol/L (3,9-6,1); HbA1c 6,9% (4,1-6,4). Kết quả này có hợp lý
không? Vì sao?
A. Không hợp lý, vì %HbA1c không cần xét nghiệm lúc đói.
B. Không hợp lý, vì nồng độ glucose máu đói và %HbA1c luôn tỷ lệ thuận
C. Hợp lý, vì nồng độ glucose máu đói chỉ có ý nghĩa vào thời điểm lấy máu xét nghiệm
@
D. Hợp lý, vì nồng độ glucose máu đói và %HbA1c luôn tỷ lệ nghịch
75/ Kết quả xét nghiệm lipid máu của một người như sau: cholesterol toàn phần 6,88
mmol/L (3,8-5,2); HDL-c 0,96 mmol/L (0,9-1,5); LDL-c 1,69 mmol/L (tuỳ theo yếu tố nguy
cơ); triglycerid 9,31 mmol/L (0,5-1,7). Kết quả trên có hợp lý không? Vì sao?
A. Hợp lý, vì người này có thể tăng VLDL-c
B. Không hợp lý, vì cholesterol toàn phần tăng cao mà cả HDL-c và LDL-c đều thấp
C. Không hợp lý, vì bất tương xứng giữa nồng độ LDL-c và cholesterol toàn phần
D. Hợp lý, vì nồng độ triglycerid cao có thể gây sai lệch trong kỹ thuật định lượng
cholesterol @
76/ Thông số nào giúp nhận định insulin ngoại sinh?
A. HbA1c
B. C-peptid @
C. Glucose
D. Insulin
79/ Bệnh nhân nam 65 tuổi, đến khám sức khỏe định kỳ được thực hiện xét nghiệm tầm
soát đái tháo đường cho kết quả HbA1c 7,0% (khoảng tham chiếu 4,1-6,4%) và đường
huyết ngẫu nhiên 210 mg/dL. Hành động nào được thực hiện tiếp theo?
A. Chẩn đoán đái tháo đường típ 2. @
B. Thực hiện lại đường huyết nhịn ăn vào ngày mai.
C. Thực hiện lại đường huyết bất kỳ vào ngày mai.
D. Thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose.
80/ Kết quả xét nghiệm ít chịu ảnh hưởng nhất bởi giai đoạn nào?
A. Sau khi phân tích @
B. Trước phân tích
C. Các giai đoạn như nhau
D. Trong khi phân tích

17/ Thành phần nào trong xét nghiệm bilan lipid máu cần được điều chỉnh theo yếu tố nguy
cơ của người bệnh.
A. LDL-c @
B. Cholesterol
C. HDL-c
D. Triglyceride
18/ Bệnh tăng cholesterol máu gia đình là một tình trạng do đột biến gen mã hóa thụ thể
LDL gây ảnh hưởng đến
A. Vận chuyển cholesterol từ các mô ngoài gan về gan
B. Con đường giáng hóa cholesterol
C. Tổng hợp HDL do thiếu apoA
D. Thu nhận cholesterol bởi các mô @
19/ Huyết thanh/huyết tương trong mẫu máu được lấy sau ăn sẽ đục là do nguyên nhân nào
sao đây?
A. Nồng độ glucose cao
B. Nồng độ cholesterol cao
C. Mẫu máu bị tán huyết
D. Nồng độ chylomicron và VLDL cao @
20/ Bệnh nhân đái tháo đường thượng có tăng lượng lipid nào sau đây trong máu
A. Cholesterol
B. Triacylglycerol @
C. Sphingomyelin
D. Phosphatidyl choline
21/ Kết quả xét nghiệm bilan lipid của một bệnh nhân như sau: Cholesterol toàn phần 6.85
mmol/L, Triglyceride: 7.42 mmol/L, HDL-c; 0.96 mmol/L. Phòng XN không định lượng trực
tiếp LDL-c. Hỏi kết quả của bệnh nhân này? (mmol/L)
A. 2.52
B. 4.18
C. 4.40
D. 4.42
22/ Một người nam, 60 tuổi, hút thuốc lá, nhồi máu cơ tim cũ, đã đặt 2 stent mạch vành. Kết
quả xét nghiệm lipid máu: Cholesterol TP 220mg/dL, HDL-c: 38mg/dL; LDL-c 138mg/dL;
Triglyceride 220 mg/dL. Cần điều chỉnh như thế nào?
A. Cần hạ LDL-c xuống mức < 100 mg/dL
B. Cần hạn LDL-c xuống mức < 70 mg/dL @
C. Cần hạ Triglyceride xuống mức < 200 mg/dL
D. Cần năng HDL-c lên > 40 mg/dL
29/ Mục tiêu quan trọng nhất của đảm bảo chất lượng XN là gì?
A. Bồi dưỡng kiến thức cho NV phòng xét nghiệm
B. Trang bị máy XN hiện đại
C. Tiêu chuẩn hóa toàn bộ hệ thống PXN
D. Hạn chế đến mức tối đa sai sót trong XN @
30/ Tại sao nói kiểm tra chất lượng xét nghiệm có thể mang tính pháp lý?
A. Vì dựa vào KQ kiểm tra chất lượng, PXN có thể quyết định trả KQ XN hoặc làm lại
XN
B. Vì dựa vào KQ kiểm tra chất lượng, PXN có thể quyết định hiệu chỉnh lại máy XN và
chạy lại XN
C. Vì dựa vào KQ kiểm tra chất lượng, PXN có thể cam đoan trước pháp luật rằng kết
quả xét nghiệm đó tin cậy @
D. Vì dựa vào KQ kiểm tra chất lượng, PXN có thể cam đoan trước pháp luật rằng kết
quả kiểm tra chất lượng đó tin cậy
31/ Việc lựa chọn sử dụng các hóa chất có chứng chỉ IVD (chẩn đoán trên người) là một
yếu tố của quá trình nào sau đây?
A. Quản lý chất lượng @
B. Đảm bảo chất lượng
C. Kiểm tra chất lượng
D. Xác định đổ xác thực và chính xác của xét nghiệm
32/ Kết quả xét nghiệm chịu ảnh hưởng chủ yếu ở giai đoạn nào?
A. Trước phân tích (chuẩn bị và lấy mẫu bệnh phẩm) @
B. Trong khi phân tích
C. Sau khi phân tích
D. Các giai đoạn như nhau
33/ Nồng độ glucose trong mẫu máu toàn phần nếu để lâu trên 1h không phân tích có thể
thay đổi theo hướng nào?
A. Không thay đổi
B. Chỉ giảm trong 2h đầu
C. Giảm theo thời gian @
D. Tăng theo thời gian
34/ Theo hội ĐTĐ hoa kỳ (2017), trị số %HbA1c bao nhiêu được xem là mắc bệnh đái tháo
đường?
A. <=1,5%
B. >=7,0 mmol/L
C. >=6,5% @
D. >11%
35/ Kết quả xét nghiệm máu: ↓↓ glucose, ↑↑ insulin, ↑↑ C-peptid là biểu hiện của
A. ĐTĐ type 2
B. Hạ glucose máu cấp
C. Tiêm quá liều insulin
D. Khối u tế bào beta gây tăng tiết insulin @
36/ Kết quả xét nghiệm máu: ↓↓ glucose, ↑ insulin, ↓ C-peptid là biểu hiện của
A. ĐTĐ type 2
B. Hạ glucose máu cấp
C. Tiêm quá liều insulin @
D. Khối u tế bào beta gây tăng tiết insulin
37/ Thông số nào giúp nhân định insulin ngoại sinh:
A. Insulin
B. Glucose
C. C-peptid @
D. HbA1c
38/ Những rối loạn chính của bệnh ĐTĐ type2 là
A. Suy giảm chức năng tế bào beta tuyến tụy
B. Đề kháng insulin của tế bào ngoại biên
C. Tăng khả năng cung cấp glucose bởi gan
D. Tất cả các câu trên đều đúng @
39/ Có thể theo dõi bệnh lý ĐTĐ bằng %HbA1c trên đối tượng bệnh nhân ĐTĐ nào?
A. Có bệnh Hb
B. Thiếu máu cấp/mạn tính
C. Suy thận mạn
D. Tăng cholesterol máu @
40/ Xét nghiệm nào là tối ưu để theo dõi biến chứng thận của bệnh ĐTĐ
A. Định lượng microalbumin niệu @
B. Định lượng albumin máu
C. Định lượng creatinin máu
D. Định lượng ure máu
41/ Xét nghiệm không dùng để chẩn đoán và theo dõi bệnh ĐTĐ
A. Định lượng glucose máu/đói
B. Định lượng glucose máu sau ăn
C. Định lượng insulin máu @
D. Định %HbA1c
42/ Phân type bệnh ĐTĐ bằng xét nghiệm nào sau đây?
A. Định lượng insulin máu và peptid C máu @
B. Định lượng glucose máu và insulin máu khi đói
C. Định lượng glucose máu và %HbA1c khi đói
D. Định lượng các thể ceton máu
43/ Nồng độ LDL-c máu tối ưu đối với bệnh nhân ĐTĐ là bao nhiêu? (mg/dL)
A. <= 200
B. <= 130
C. <= 100
D. <= 70 @
44/ Nghiệm pháp dung nạp glucose cần XN tối thiểu bao nhiêu mẫu glucose máu?
A. 1
B. 2 @
C. 3
D. 4
45/ Nồng độ glucose cao trong nước tiểu sẽ gây hiện tượng nào sau đây?
A. Lợi niệu thẩm thấu @
B. Suy dinh dưỡng
C. Hạ đường huyết
D. Tất cả đều sai
46/ Trong vòng 1h sau ăn, nồng độ insulin tăng lên gây ra hiện tượng gì?
A. Hoạt hóa phân giải acid béo và tạo thể ceton
B. Hoạt hóa đường phân và tổng hợp glycogen @
C. Ức chế tổng hợp glycogen và tân tạo glucose
D. Không hiệu ứng nào nêu trên
47/ Bệnh nhân có các tự kháng thể kháng insulin, kháng tế bào đảo tụy,... trong máu được
xếp vào nhóm chẩn đoán nào sau đây?
A. RL glucose đói
B. Giảm dung nạp glucose
C. ĐTĐ type 1 @
D. ĐTĐ type 2
48/ Xét nghiệm định lượng glucose trong máu cần sử dụng chất chống đông nào nếu chưa
được thực hiện trong vòng 2h?
A. Không cần sử dụng chất chống đông
B. EDTA
C. Heparin
D. NaF @

You might also like