You are on page 1of 23

Câu 1.

Tại sao trong bệnh gan mạn tính bác sĩ thường chỉ định xét nghiệm định
lượng albumin huyết tương hơn là bệnh gan cấp tính:
A. Vì thời gian bán hủy của albumin là 30 ngày.
B. Vì thời gian bán hủy của albumin là 20 ngày.
C. Vì thời gian bán hủy của albumin là 10 ngày.
D. Vì thời gian bán hủy của albumin là 40 ngày.
Câu 2. Chất nào sau đây không phải là chất độc đối với cơ thể:
A. Guanidoacetic.
B. NH3
C. Bilirubin TD
D. Ure
Câu 3. Bệnh lý gây tăng bilirubin liên hợp trong máu:
A. đồng nhóm máu mẹ con.
B. Tắc mật
C. Thiếu enzyme G6PD
D. Sốt rét
Câu 4. Bệnh lý không có sắc tố mật nước tiểu:
A. Viêm gan virus cấp
B. Viêm gan do nhiễm độc cấp
C. Sốt rét
D. Tắc mật
Câu 5. Kết quả xát nghiệm thấy AST tăng cao hơn ALT chứng tỏ gan tổn thương
mức độ nặng. giải thích tại sao:
A. AST chỉ có trong ty thể (70% ở ty thể), ALT chỉ có ở bào tương tế bào gan
B. AST có trong cả bào tương và ty thể (70% ở ty thể), ALT chỉ có ở bào tương
tế bào gan
C. AST chỉ có ở bào tương ( 70% ở bào tương), ALT chỉ có ở ty thể tế bào gan
D. AST có trong cả bào tương và ty thể ( 70% ở ty thể), ALT chỉ có ở ty thể tế
bào gan
Câu 6. Bệnh lý nào dưới đây gây hiện tượng phân bạc màu:
A. Viêm gan virus cấp
B. Viêm gan mạn tính
C. Tắc mật
D. Sốt rét
Câu 7. Nồng độ albumin huyết tương ở người bình thường:
A. 65 – 82g/L
B. 65 – 82mol/L
C. 35 – 50mol/L
D. 35 – 50g/L
Câu 8. Loại sắc tố chủ yếu nhuộm màu vàng cho phân:
A. Urobilin
B. Stecobilin
C. Bilivecdin
D. Bilirubin
Câu 9.cơ chế nào dưới đây là nguyên nhân làm thay đổi nồng độ albumin huyết
tương ở bệnh nhân xơ gan:
A. Do giảm tổng hợp
B. Do tăng đào thải qua nước tiểu
C. Do giảm tái hấp thu
D. Do tăng quá trình thoái hóa
Câu 10. Xét nghiệm nào dưới đây thường được chỉ định để đánh giá trình trạng
ứ mật:
A. Protein toàn phần, albumin
B. Phosphatase kiềm, đông máu cơ bản
C. AST, ALT
D. Bilirubin toàn phần, bilirubin liên hợp
Câu 11. Nồng độ protein toàn phần huyết tương ở người bình thường:
A. 65 – 82mol/L
B. 35 – 50mol/L
C. 65 – 82g/L
D. 35 – 50g/L
Câu 12. Hoạt độ enzym ALT bình thường:
A. ≤37 U/L
B. ≤24 U/L
C. ≤30 U/L
D. ≤31 U/L
Câu 13. Enzym creatinin kinase (CK) nào tăng có giá trị nhất trong chẩn đoán
nhồi máu cơ tim cấp:
A. CK-MB
B. CK-BB
C. CK toàn phần
D. CK-MM
Câu 14. Chất vận chuyển NH3 trong máu:
A. Glutamin
B. Arginin
C. Asparagin
D. Glutamic
Câu 15. Bệnh lý gây tăng bilirubin tự do trong máu:
A. Viêm gan virus cấp
B. Viêm gan do nhiễm độc cấp
C. Thiếu enzym G6PD
D. Tắc mật
Câu 16. Nồng độ bilirubin liên hợp huyết tương ở người bình thường nhỏ hơn
hoặc bằng giá trị nào dưới đấy:
A. 0,8mg% (12,8 µmol/L)
B. 10mg% (171 µmol/L)
C. 0,2mg% (4,3 µmol/L)
D. 1mg% (17,1 µmol/L)
Câu 1. Theo ADA năm 2015, tỷ lệ HbA1C nào dưới đây là tiêu chuẩn chẩn đoán
đái tháo đường:
A. ≥6,5%
B. <5,7%
C. 5,7 – 6,4%
D. ≥7,0%
Câu 2. Vai trò của NADPH:
A. Tổng hợp acid nucleic
B. Cung cấp năng lượng
C. Tạo glutathion dạng khử
D. Điều hòa nồng độ Glucose huyết
Câu 3. Yếu tố nào dưới đây gây giảm hoạt độ enzym G6PD:
A. Thiếu năng lượng
B. Paracetamol
C. Vitamin B1
D. Thiếu máu
Câu 4. Yếu tố nào dưới đây kích thích mở kênh glucose transpoter 4 (GLUT4):
A. Glucagon
B. Peptid C
C. ATP
D. Insulin
Câu 5. Chất nào bị glycosyl hóa tạo thành sản phẩm fructosamin:
A. Hemoglobin
B. Albumin
C. Fructose
D. Sorbitol
Câu 6. Ở bệnh nhân đái tháo đường, tần suất tối thiểu để chỉ định xét nghiệm
HbA1C:
A. 3-6 tháng/lần
B. 1-2 tháng/lần
C. 6-12 tháng/lần
D. 2-3 tháng/lần
Câu 7. Ý nghĩa xét nghiệm định lượng peptid C:
A. Đáng gá biến chứng thận ở bệnh nhân đái tháo đường
B. Đánh giá nồng độ insulin ngoại sinh hay nội sinh
C. Đánh giá nồng độ glucose huyết trung bình
D. Đánh giá tỷ lệ HbA1C
Câu 8. Số phân tử ATP được tạo thành khi thoái hóa hoàn toàn 1 phân tử
glucose theo con đường đường phân trong điều kiện yếm khí
A. 39
B. 2
C. 3
D. 38
Câu 9. Nồng độ glucose máu lúc đói nào dưới đây là tiêu chuẩn chẩn đoán đái
tháo đường (theo ADA năm 2015):
A. ≥6,7mmol/L
B. ≥11,1mmol/L
C. ≥7mmol/L
D. ≥9,7mmol/L
Câu 10. Nguyên nhân gây tăng glucose máu trong bệnh nhân đái tháo đường
tụy:
A. Tăng STH
B. Giảm STH
C. Tăng insulin
D. Giảm insulin
Câu 11. Khoảng thời gian nào thực hiện tầm soát đái tháo đường ở phụ nữ có
thai:
A. 24-28 tuần
B. 13-23 tuần
C. 1-12 tuần
D. 29-37 tuần
Câu 12. Triệu chứng nào là hậu quả của thiếu enzyme G6PD:
A. Đau cơ
B. Thiếu năng lượng
C. Thiếu máu
D. Suy dinh dưỡng
Câu 13. Nguyên nhân gây biến chứng mạch máu ở bệnh nhân đái tháo đường:
A. Hiện tượng glycosyl hóa
B. Tăng quá trình chuyển hóa glucose yếm khí
C. Hiện tượng glucose – oxy hóa
D. Tăng chuyển háo glucose theo con đường polyol
Câu 14. Va trò của GLUT4:
A. Vận chuyển glucose từ ngoài tế bào vào trong tế bào
B. Vận chuyển glycogen từ ngoài tế bào vào trong tế bào
C. Vận chuyển glucose từ trong tế bào ra ngoài tế bào
D. Vận chuyển glycogen từ trong tế bào ra ngoài tế bào
Câu 15. Thiếu hụt enzyme nào sẽ dẫn đến bệnh galactose máu bẩm sinh:
A. Galactose 1 phosphatase
B. Galactose 1 phosphat uridyltrasferase
C. Galactosekinase
D. Galactose 1 phosphat epimerase
Câu 16. Vai trò của acid glucuronic:
A. Cung các chất chống oxy hóa
B. Tham gia cấu tạo hormone
C. Tham gia cấu tạo lipid
D. Tham gia cấu tạo các mucopolysaccarid
Câu 17. Nồng độ glucose máu lúc đói nào dưới đây là ngưỡng glucose của thận:
A. 9,7mmol/L
B. ≥7mmol/L
C. ≥6,7mmol/L
D. ≥11,1mmol/L
Câu 18: số phân tử ATP được tạo thành khi thoái hóa hoàn toàn 1 phân tử
glucose theo con đường đường phân trong điều kiện ái khí:
A. 39
B. 2
C. 3
D. 38
Câu 19. ở độ tuổi nào cần sàng lọc đái tháo đường:
A. ≥45
B. ≥55
C. ≥25
D. ≥35
Câu 20. Có cetonic niệu trong bệnh đái tháo đường tụy là hậu quả của rối loạn
chuyển hóa nào:
A. GlucidGlipid
B. GlucidGprotein
C. LipidLglucid
D. LipidLprotein
Câu 21. Nồng độ glucose huyết tương lúc đói ở thai phụ được chẩn đoán là đái
tháo đường thai kỳ:
A. ≥7,0mmol/L
B. ≥5,1mmol/L
C. ≥9,7mmol/L
D. ≥5,5mmol/L
Câu 22. Acid lactic được hình thành ở mô nào:
A. Thận
B. Gan
C. Tim
D. Cơ
Câu 1. Chỉ số lipid máu thường thấy ở người nghiện rượu:
A. Tăng cholesterol toàn phần
B. Tăng triglyceride
C. Tăng Apoliprotein B
D. Giảm Apoliprotein B
Câu 2. Theo WHO/ISH năm 1999, tiêu chuẩn rối loạn nồng độ cholesterol máu ở
mức nào dưới đây:
A. ≥3,4mmol/L
B. ≥1,7mmol/L
C. ≥5,2mmol/L
D. <1mmol/L
Câu 3. Chỉ số lipid máu thường có sự thay đổi ở phụ nữ có thai/ sử dụng
estrogen:
A. Tăng Apoliprotein B
B. Tăng cholesterol toàn phần
C. Tăng triglycerid
D. Giảm Apoliprotein A
Câu 4. Loại Apoprotein gây xơ vữa động mạch:
A. Apoprotein B
B. Apoprotein C
C. Apoprotein D
D. Apoprotein A
Câu 5. Chức năng của Apoprotein C2:
A. Hoại hóa enzyme lecithin cholesterol acyl transferase
B. Gắn LDL với LDL- receptor
C. Hoạt hóa enzyme Hydroxyl metyl Glutaryl CoA reductase
D. Hoạt hóa enzyme lipoprotein lipasase
Câu 6. Loại lipoprotein nào có vai trò vận chuyển triglyceride nội sinh:
A. Chylomicron
B. LDL
C. IDL
D. VLDL
Câu 7. Theo WHO/ISH năm 1999, tiêu chuẩn rối loạn nồng độ HDL-C máu ở mức
nào dưới đây:
A. ≥1,7mmol/L
B. ≥5,2mmol/L
C. ≥3,4mmol/L
D. ≤1mmol/L
Câu 8. Enzyme tham gia vào quá trình tổng hợp cholesterol este:
A. Lecithin cholesterol reductase
B. Hydroxy methyl glutaryl CoA acyltrasferase
C. Lecithin cholesterol acyltrasferase
D. Hydroxy methyl glutaryl CoA reductase
Câu 9. Thành phần cấu tạo của lipoprotein:
A. Cholesterol este, phospholipid và apoprotein ở phần vỏ bên ngoài
B. Cholesterol este và triglycerid ở trung tâm, cholesterol tự do, phospholipid
và apoprotein ở phần vỏ bên ngoài
C. Cholesterol este, phospholipid ở phần trung tâm, cholesterol tự do và
apoprotein ở phần vỏ bên ngoài
D. Cholesterol tự do và trigycerid ở trung tâm, cholesterol este, phospholipid
và apoprotein ở phần vỏ bên ngoài
Câu 10. ở bệnh nhân đái tháo đường có rối loạn lipid máu thường gặp ở biến
chứng nào dưới đây:
A. Tăng huyết áp
B. Viêm gan
C. Suy thận
D. Xơ vữa động mạch
Câu 11. Chất vận chuyển triglyceride ngoại sinh:
A. Chylomicron
B. VLDL
C. LDL
D. HDL
Câu 12. Chất vận chuyển triglyceride nội sinh:
A. Chylomicron
B. VLDL
C. LDL
D. HDL
Câu 13. Lipid là este của:
A. AB và ancol
B. AB và glycerol
C. AB và cholesterol
D. AB và choline
Câu 14. Acid béo nào sau đây là acid béo bão hòa:
A. Omega 3
B. Omega 6
C. Acid palmitic
D. Acid pamitoleic
Câu 15. Quá trình beta oxy hóa acid béo diễn ra ở:
A. Ty thể
B. Lysosome
C. Bào tương
D. Bào tương và ty thể
Câu 16. Theo WHO/ISH năm 1999, tiêu chuẩn rối loạn nồng độ LDL-C máu ở mức
nào dưới đây:
A. ≥1,7mmol/L
B. ≤1mmol/L
C. ≥5,2mmol/L
D. ≥3,4mmol/L
Câu 17. Quá trình thoái hóa tiếp tục của acetyl CoA tại gan:
A. Tổng hợp triglyceride
B. Tạo thể cetonic
C. Tổng hợp cholesterol
D. Oxy hóa hoàn toàn để cung cấp năng lượng
Câu 18. HDL được coi là lipid “tốt” vì:
A. Vận chuyển cholesterol vào trong tế bào, gây ứ đọng cholesterol trong tế
bào
B. Bị kìm hãm bởi hormone sinh dục nữ oestrogen
C. Kết hợp với LDL- receptor và thoái hóa ở tế bào ngoại biên
D. Vận chuyển cholesterol ra khỏi tế bào về thoái hóa ở gan
Câu 19. Theo WHO/ISH năm 1999, tiêu chuẩn rối loạn nồng độ triglyceride máu
ở mức nào dưới đây:
A. ≥3,4mmol/L
B. ≥1,7mmol/L
C. ≤1mmol/L
D. ≥5,2mmol/L
Câu 20. Nguyên nhân gây rối loạn lipid máu ở bệnh nhân đái tháo đường là do
thay đổi hoạt tính của enzyme nào:
A. Lipoprotein lipase giảm
B. Lipoprotein lipase tăng
C. Lipase giảm
D. Lipase tăng
Câu 21. Apoportein nào dưới đâu là yếu tố bảo vệ chống xơ vữa động mạch:
A. Apo A + cholesterol gắn với LDL
B. Apo A + cholesterol gắn với HDL
C. Apo B + cholesterol gắn ới HDL
D. Apo B + cholesterol gắn với LDL
Câu 22. Chất nào sau đây là sản phẩm của quá trình biến đổi cholesterol ở gan:
A. Muối mật
B. Acid mật
C. Dạng kiềm của acid mật
D. Sắc tố mật
Câu 23. Các xét nghiệm đánh giá rối loạn lipid máu ở bệnh nhân đái tháo
đường:
A. Cholesterol TP,triglyceride, IDL-C, HDL-C
B. Cholesterol TP, triglyceride, LDL-C, VLDL-C
C. Cholesterol TP, tryglyceride, LDL-C, HDL-C
D. Cholesterol TP, triglyceride, IDL-C, VLDL-C
Câu 24. Loại lipoprotein nào có tỉ trọng cao nhất:
A. VLDL
B. HDL
C. Chylomicron
D. LDL
Câu 25. Loại lipoprotein nào có tỉ trọng thấp nhất:
A. VLDL
B. HLDL
C. Chylomicron
D. LDL
Câu 26. Loại apoprotein nào sau đây có trong thành phần của VLDL và LDL:
A. Apo1
B. Apo B-48
C. Apo A-2
D. Apo B-100
Câu 27. Cơ chế gây tăng một chỉ số lipid máu ở bệnh nhân hội chứng thận hư:
A. Tăng thủy phân lipoprotein
B. Để bù đắp lại lượng protein đã đào thải qua nước tiêu
C. Tăng khả năng gán acid báo với albumin
D. Giảm đào thải lipid qua thận
Câu 28. Số phân tử ATP được tạo thành khi thoái hóa hoàn toàn 1 phân tử acid
béo bão hòa có 16 cacbon?
A. 129
B. 44
C. 12
D. 146
Câu 29. LDL là một loại lipoprotein “xấu” vì:
A. Vận chuyển cholesterol ra khỏi tế bào về thoái hóa ở gan
B. Kết hợp với LDL-receptor và thoái hóa ở tế bào ngoại biên
C. Vận chuyển cholesterol vào trong tế bào, gây ứ đọng cholesterol tế bào
D. Bị kìm hãm bởi hormone sinh dục nữ oestrgen
Câu 1. Hậu quả của tăng K+ huyết tương:
A. Nhịp tim chậm, ngừng tim
B. Giảm phản xạ gân xương
C. Chướng bụng, liệt ruột
D. Giảm trương lực cơ
Câu 2. Áp lực keo trong huyết tương tạo thành do:
A. Nồng độ ion Na+, Cl-
B. Nồng độ các protein
C. Nồng đọ các ion K+, H+
D. Nồng độ các lipoprotein
Câu 3. Sự điều hòa chuyển hóa nước và điện giải phụ thuộc các hormone nào
sau đây:
A. Hormon cortisol, TSH
B. Hormon Aldosterol, ADH
C. Hormon ACTH, adrenalin
D. Hormon Thyroxin, TSH
Câu 4. Áp lực thủy tĩnh có vai trò gì trong điều hòa nước giải:
A. Đẩy nước vào trong tế bào
B. Đẩy nước vào trong lòng mạch
C. Đẩy nước ra khỏi tế bào
D. Đẩy nước ra khỏi long mạch
Câu 5. Phù do tăng áp lực thủy tĩnh có thể gặp trong trường hợp nào sau đây:
A. Tăng glucose huyết tương giữ nước
B. Giảm đào thải muối trong viêm cầu thận
C. Ứ trệ tuần hoàn trong suy tim phải
D. Ứ muối tăng thể tích tuần hoàn
Câu 6. Cơ chế nào sau đây dẫn đến phù và tăng thể tích tuần hoàn hữu hiệu:
A. Giảm áp lực keo huyết tương
B. Tăng áp lực thẩm thấu gian bào
C. Tăng tính thấm thành mạch
D. Cảm trở tuần hoàn bạch huyết
Câu 7. Tại sao tăng tính thấm thành mạch dẫn đến phù:
A. Làm giảm áp lực keo huyết tương không giữ nước được trong lòng mạch
B. Làm thoái hóa nước ra ngoài gian bào
C. Làm thoát các ion muối qua thành mạch ra ngoài gian bào kéo theo nước
D. Làm thoát protein qua thành mạch kéo theo nước ra ngoài gian bào
Câu 8. Phù do ứ trệ Na+ trong cơ thể là phù do cơ chế nào sau đây:
A. Tăng áp lực thẩm thấp trong tế bào
B. Tăng áp lực thủy tĩnh trong lòng mạch
C. Tăng tính thấm thành mạch
D. Tăng áp lực thẩm thấu gian bào
Câu 9. Phù do suy gan là phù trong cơ chế nào dưới đây:
A. Giảm glucid huyết tương
B. Giảm chất điện giải huyết tương
C. Giảm lipid huyết tương
D. Giảm protein huyết tương
Câu 10. Mất nước có thể gây hậu quả nghiêm trọng nào sau đây:
A. Giảm khối lượng tuần hoàn
B. Giảm lượng nước trong tế bào
C. Mất năng lượng cho cơ thể
D. Giảm đào thải kiềm qua thận
Câu 11. Chất tham gia vào quá trình đông máu:
A. Calci
B. Natri
C. Clo
D. Magie
Câu 12. Yếu tố tạo nên áp lực thủy tĩnh trong lòng mạch:
A. Protein
B. Glucose, ure, acid amin
C. Na+, Cl-, K+, HPO4-2
D. Huyết áp
Câu 13. Kẽm tham gia cấu tạo:
A. Insulin
B. Citocrom
C. Hemoglobin
D. Thyroxin
Câu 14. Trong cơ thể nước kết hợp là hình thái nước:
A. Chiếm 45% lượng nước toàn phần
B. Cấu tạo nên tế bào
C. Có đủ các tính chất của nước nguyên chất
D. Bao gồm nước của huyết tương và bạch huyết
Câu 15. Phù trong xơ gan là phù do cơ chế nào sau đây:
A. Giảm lipid huyết tương
B. Giảm glucid huyết tương
C. Giảm chất điện giải huyết tương
D. Giảm prtein huyết tương
Câu 16. Phù do ứ trệ muối trong cơ thể là phù do cơ chế nào sau đây:
A. Tăng tính thấm thành mạch
B. Tăng áp lực thủy tĩnh trong lòng mạch
C. Tăng áp lực thẩm thấu gian bào
D. Tăng tuần hoàn bạch hyết
Câu 17. Áp lực thẩm thấu trong gian bào là do:
A. Nồng độ các ion H+ tạo thành
B. Nồng độ các ion tạo thành
C. Nồng độ các lipoprotein
D. Nồng độ các protein tạo thành
Câu 18. Nước có vai trò gì đối với cơ thể:
A. Quyết định điều hòa pH trong cơ thể
B. Cung cấp năng lượng cho cơ thể
C. Duy trì khối lượng tuần hoàn
D. Tham gia các hệ thống đệm của cơ thể
Câu 19. Trong cơ thể nước chia thành các khu vực như thế nào:
A. Trong tế bào, các khoang trong cơ thể
B. Gian bào, tế bào và các khoang trong cơ thể
C. Trong tế bào, gian bào và lòng mạch
D. Ngoài tế bào và lòng mach
Câu 20. Vai trò của ion Na+:
A. Điều hòa độ thẩm thấu dịch nội bào
B. Thúc đẩy dẫn truyền xung động thần kinh
C. Co cơ trơn tim – vân
D. Duy trì áp lực thẩm thấu dịch ngoại bào
Câu 21. Trong cơ thể dịch chứa nhiều nước nhất là:
A. Dịch não tủy
B. Huyết tương
C. Dịch kẽ
D. Mồ hôi
Câu 22. Cơ quan đóng vai trò quan trọng nhất tham gia điều hòa trao đổi muối
và nước là:
A. Tiêu hóa
B. Thận
C. Phổi
D. Da
Câu 23. Yếu tố điều hòa nồng độ kali máu:
A. Prostaglandin
B. Aldosterone
C. Parathyroid hormone
D. T3, T4
Câu 24. Trong cơ thể nồng độ magie thấp nhất ở:
A. Mô mềm
B. Huyết tương
C. Hồng cầu
D. Dịch kẽ
Câu 25. Trong cơ thể chuyển háo muối và nước đóng vai trò:
A. Cung cấp năng lượng
B. Tham gia cấu tạo tế bào và mô
C. Tham gia
D. Cung cấp sản phẩm chuyển hóa trung gian
Câu 1. Nồng độ ure huyết tương ở người bình thường:
A. 3,9 – 5,5mmol/L
B. 35 – 50mmol/L
C. 2,5 – 8,3mmol/L
D. 62 - 115µmol/L
Câu 2. Nồng độ creatinine huyết tương ở nữ bình thường:
A. 2,5 – 8,3mmol/L
B. 53 – 97µmol/L
C. 3,9 – 5,5mmol/L
D. 62 - 115µmol/L
Câu 3. Bệnh lý điển hình có tăng hoạt độ enzyme creatin kinase trong máu:
A. Suy gan
B. Suy thận
C. Tổn thương giập nát cơ
D. Hội chứng thận hư
Câu 4. Protein có vai trò dự trữ sắt:
A. Hemosiderin
B. Ferritin
C. Transferrin recetors
D. Transferrin
Câu 5. Bệnh lý điểm hình gây giảm nồng độ albumin huyết tương:
A. Tắc mật
B. Đái tháo đường
C. Hội chứng thận hư
D. Sỏi thận
Câu 6. Protein có vai trò vận chuyển sắt:
A. Ferritin
B. Transferrin receptors
C. Transferrin
D. Hemosiderin
Câu 7. Vitamin cần thiết cho sự hấp thụ sắt:
A. Vitamin D
B. Vitamin C
C. Vitamin B
D. Vitamin A
Câu 8. Nồng độ protein toàn phần ở người bình thường:
A. 35-50g/L
B. 5-7g/L
C. 0,8-1,2g/L
D. 65-82g/L
Câu 9. Chất bất thường trong nước tiểu nào dưới đây là biểu hiện đặc trưng ở
hội chứng thận hư:
A. Microalbumin
B. Glucose
C. Cetonic
D. Protein
Câu 10. Bệnh lý điển hình gây tăng nồng độ calci huyết tương:
A. Còi xương
B. Thiểu năng phó (cận) giáp trạng
C. Mềm xương
D. Cường phó (cận) giáp trạng
Câu 11. Bệnh lý điển hình có glucose trong nước tiểu:
A. Sỏi thận
B. Tắc mậtụu
C. Đái tháo đường
D. Hội chứng thận hư
Câu 12. Bệnh lý điển hình gây tăng nồng độ creatinine huyết tương:
A. Suy thận mạn
B. Suy gan mạn
C. Viêm gan mạn
D. Viêm thận mạn
Câu 13. Cơ chế nào dưới đây là cơ chế gây phù ở bệnh nhân hội chứng thận hư:
A. Giảm áp lực thủy tĩnh
B. Tăng áp lực thủy tĩnh
C. Giảm áp lực keo
D. Tăng áp lực thẩm thấu
Câu 14. Bệnh lý điển hình gây tăng nồng độ ure huyết tương:
A. Viêm thận mạn
B. Viêm gan mạn
C. Suy gan mạn
D. Suy thận mạn
Câu 15. Bệnh lý điển hình có hồng cầu (máu) trong nước tiểu:
A. Hội chứng thận hư
B. Sởi thận
C. Tắc mật
D. Đái tháo đường
Câu 16. Nồng đọ creatinine huyết tương ở nam bình thường:
A. 3,9 – 5,5mmol/L
B. 62 - 155µmol/L
C. 2,5 – 8,3mmol/L
D. 53 - 97µmol/L
Câu 17. Vai trò của áp suất keo huyết tương:
A. Đẩy nước và các chất hòa tan từ khoang kẽ vào mao mạch
B. Thẩm thấu của dịch từ mao mạch vào khoang kẽ
C. Thẩm thấu của dịch từ khoang kẽ vào mao mạch
D. Đẩy nước và cái chất hòa tan từ mao mạch vào khoang kẽ
Câu 18. Bệnh lý điển hình gây tăng nồng độ acid uric trong máu:
A. Hội chứng thận hư
B. Bệnh thống phong (gout)
C. Bệnh đái tháo đường
D. Bệnh lý gan mật
Câu 19. Những chất nào sau đây bình thường có mặt trong nước tiểu:
A. Creatinine
B. Cetonic
C. Protein
D. Glucose
Câu 20. Nguyên nhân xuất hiện cetonic ra ngoài nước tiểu:
A. Rối loạn chuyển hóa lipid dẫn đến rối loạn chuyển hóa glucid
B. Rối loạn chuyển hóa glucid đẫn đến rối loạn chuyển hóa protein
C. Rối loạn chuyển hóa lipid dẫn đến rối loạn chuyển hóa protein
D. Rối loạn chuyển hóa glucid dẫn đến rối loạn chuyển hóa lipid
Câu 21. Ngưỡng tái hập thu glucose của thận:
A. 9 mmol/L
B. 8 mmol/L
C. 8,5 mmol/L
D. 9,5 mmol/L
Câu 22. Protein C (CRP) được tổng hợp ở cơ quan nào:
A. Tim
B. Thận
C. Gan
D. Lách
Câu 23. Chất nào sau đây có khả nawg làm giảm sức căng bề mặt nước tiểu:
A. Bilirubil TD
B. Cholesterol
C. Muối mật
D. Glucose
Câu 24. Nồng độ glucose trong dịch não tủy không thay đổi trong:
A. Viêm màng não do lao
B. Viêm màng não do phế cầu
C. Viêm màng não do liên cầu
D. Viêm màng não do virus
Câu 25. Beta 2 microglobulin huyết tương có vai trò đánh giá:
A. Tình trạng nhiễm trùng cấp
B. Nguy cơ tim mạch
C. Chức năng của cầu thận
D. Tình trạng dinh dưỡng
Câu 26. Bilirubin tự do tăng:
A. Viêm gan cấp tính
B. Tắc mật
C. Xơ gan
D. Ung thư gan
Câu 27. Albumin máu giảm trong:
A. Tắc mật
B. Suy tim
C. Suy thận
D. Viêm gan cấp
Câu 28. Prealbumin có vai trò vận chuyển:
A. Acid béo và bilirubin
B. Các hormone và calci
C. Vitamin và enzyme
D. Thyroxin và triiodothyroxin
Câu 29. Bệnh lý gây giảm nồng độ gluocose trong dịch não tủy:
A. Viêm màng não do vi khuẩn
B. Xuất huyết não
C. Động kinh
D. U não
Câu 30. Bệnh lý điển hình gây giảm nồng độ glucose trong dịch não tủy:
A. Đái tháo đường do sử dụng quá liều inulin
B. Hôn mê do đái tháo đường
C. Viêm màng não do nhiễm vi khuẩn
D. Xuất huyết não
Câu 31. Bệnh lý điển hình gây giảm kali huyết tương:
A. Tiêu chảy cấp
B. Tiểu huyết cấp
C. Táo bón
D. Tắc mật
Câu 32. Cơ chế làm thay đổi nồng độ albumin huyết tương ở bệnh nhân hội
chứng thận hư:
A. Do giảm tổng hợp
B. Do giảm tái hấp thu
C. Do tăng quá trình thoái hóa
D. Do tăng đào thải qua nước tiểu

You might also like