You are on page 1of 47

ÔN TẬP SINH LÝ BỆNH - MIỄN DỊCH

STT Nội dung câu hỏi


1 Nồng độ glucose huyết bình thường là
A. 80 – 120mg% 50 – 120mg%
B. 100 – 140mg% 120 – 160mg%
2 Tế bào nào sau đây thu nhận glucose cần Insulin
A. Tế bào gan Tế bào cơ trơn
B. Tế bào hồng cầu Tế bào não
3 Hormon nào sau đây làm giảm glucose máu
A. Glucagon Adrenalin
B. Insulinase Insulin
4 Biến chứng nào sau đây không phải biến chứng của đái tháo đường
A. Nhiễm kiềm chuyển hóa Hôn mê
B. Nhiễm khuẩn Xơ vữa động mạch
5 Glucid được dữ trữ trong cơ thể dưới dạng nào sau đây
A. Gan Glycogen
B. Glycoprotein Glycerol
6 Glucid có thể chuyển thành acid béo bằng sự tham gia vào chu trình nào sau đây
A. Chu trình pentose Chu trình Krebs
B. Chu trình glycogen Con đường đường phân
7 Glucid được dự trữ chủ yếu ở cơ quan nào sau đây
A. Gan, cơ Gan, tim
B. Cơ, mô mỡ Gan, mô mỡ
8 Nguyên nhân nào sau đây làm tăng glucose máu
A. Cung cấp thiếu glucid
B. Thiếu enzym tiêu glucid của tụy và ruột
C. Giảm quá trình phosphoryl hóa ở tế bào thành ruột
D. Gan tăng khả năng dự trữ glucid
9 Khi cơ thể bị u tế bào beta của đảo tụy, sẽ dẫn đến hiện tượng nào sau đây
A. Hạ đường huyết máu kịch phát
B. Tăng hoạt hóa enzym phosphorylase ở gan
C. Giảm khả năng tái hấp thu glucose ở thận
D. Tăng hấp thu đường ở ruột
10 Khi hạ đường huyết không có hiện tượng nào sau đây
A. Kích thích thần kinh phó giao cảm Run tay chân
B. Kích thích não gây cảm giác đói Dạ dày tăng tiết dịch
11 Những nguyên nhân nào sau đây làm tăng glucose máu
A. Tăng hoạt tính insulinase
B. Khi cơ thể đòi hỏi tăng năng lượng như run hoặc sốt kéo dài
C. Do tắc ruột hoặc viêm ruột
D. Gan giảm khả năng tân tạo glucid từ các sản phẩm khác
12 Hậu quả nào sau đây không phải là hậu quả của tăng glucose máu
A. Mất natri và kaliGiảm áp lực thẩm thấu
B. Tăng glucose niệu
C. Tiểu nhiều
13 Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm của insulin
A. Insulin được cấu tạo bởi lipoprotein chuỗi dài
B. Insulin có hiệu quả trên người không có trên động vật
C. Insulin giúp glucose gắn vào màng tế bào
D. Bệnh đái tháo đường có thể nồng độ insulin trong máu không thấp
14 Bệnh đái tháo đường nào sau đây liên quan đến di truyền
A. Đái tháo đường type 1
B. Đái tháo đường type 2
C. Đái tháo đường type 1 và type 2
D. Đái tháo đường thai kỳ
15 Nguyên nhân khiến bệnh nhân đái tháo đường gầy đi là do yếu tố nào sau đây
A. Ăn ít
B. Tăng tổng hợp lipid
C. Mô mỡ được tăng huy động
D. Tăng glucose máu
16 Gan tăng cường tổng hợp cholesterol trong bệnh nhân đái tháo đường sẽ dẫn đến vấn đề nào
sau đây
A. Bệnh nhân gầy
B. Bị ứ đọng thể cetonic
C. Xơ vữa mạch máu
D. Sinh năng lượng thay thế glucose
17 Rối loạn nào sau đây không xảy ra trong bệnh đái tháo đường
A. Tăng cường thoái hóa glycogen
B. Giảm tổng hợp lipid
C. Tăng thoái hóa protein
D. Con đường pentose hoạt hóa để tạo protein
18 Rối loạn nào sau đây không gây đái tháo đường
A. Suy giảm tiết TSH
B. Do sử dụng nhiều glucocorticoid
C. Khi mang thai
D. Do bệnh tụy ngoại tiết lan sang tụy nội tiết
19 Khi thận giảm khả năng tái hấp thu glucose, sẽ dẫn đến vấn đề nào sau đây
A. Tăng áp lực thẩm thấu nước tiểu
B. Suy thận
C. Tăng glucose máu
D. Rối loạn lipid máu
20 Chọn phát biểu đúng khi nói đến hậu quả của đái tháo đường
(1) Đái tháo đường sẽ dẫn đến toan máu
(2) Do ứ đọng thể cetonic
A. (1) đúng, (2) sai
B. (1) sai, (2) đúng
C. (1) đúng, (2) đúng
D. (1) sai, (2) sai
21 Khi bệnh nhân bị ngạt hoặc bị kích thích giao cảm, đường huyết sẽ thay đổi như thế nào
A. Tăng
B. Giảm
C. Lúc đầu giảm, sau tăng
D. Không ảnh hưởng
22 Triệu chứng nào sau đây không phải triệu chứng điển hình trong bệnh đái tháo đường
A. Ăn nhiều
B. Tiểu đêm
C. Gầy nhiều
D. Khát nhiều
23 Ở người, dạng nào sau đây không phải dạng tồn tại của glucid
A. Dạng dự trữ
B. Dạng vận chuyển
C. Dạng tham gia cấu tạo tế bào
D. Dạng chuyển hóa
24 Insulin không có tác dụng nào sau đây
A. Giúp glucose nhanh chóng vào tế bào
B. Giảm khả năng thấm ion kali vào tế bào
C. Giảm thoái hóa các chất có khả năng tạo glucose như glycogen, lipid
D. Ức chế enzym xúc tác tân tạo đường
25 Đặc điểm của đái tháo đường type 1
A. Là bệnh có cơ chế tự miễn
B. Không liên quan đến di truyền
C. Bệnh khởi phát từ từ
D. Không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như virus
26 Cơ chế chính gây tiểu nhiều trong đái tháo đường
A. Máu qua thận nhiều làm tăng áp suất lọc cầu thận
B. Khát nhiều gây uống nhiều và tiểu nhiều
C. Tăng áp lực thẩm thấu trong lòng ống thận
D. Nhiễm toan nên thận tăng đào thải
27 Triệu chứng ăn nhiều của bệnh đái tháo đường do yếu tố nào sau đây
A. Đường huyết cao
B. Uống nhiều nước
C. Thiếu ăn
D. Tế bào không sử dụng được glucose
28 Đặc điểm của đái tháo đường type 2
A. Là bệnh có cơ chế tự miễn
B. Chắc chắn không liên quan đến di truyền
C. Bệnh có nhiều yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, thói quen ăn uống
D. Khởi phát rầm rộ và thường trẻ hơn đái tháo đường type 1
29 Tế bào nào của cơ thể nhận glucose mà không cần Insulin
A. Cơ
B. Xương
C. Thận
D. Não
30 Gan cung cấp glucose cho máu chủ yếu bằng cách nào sao đây
A. Thoái hóa glycogen
B. Tân tạo glucose từ protid
C. Tân tạo glucose từ acid béo
D. Tạo glucose từ acid lactic
31 Tăng glucose máu trong bệnh đái tháo đường chủ yếu do nguyên nhân nào sau đây
A. Thoái hóa mạnh glycogen ở gan
B. Ăn nhiều
C. Glucose không vào được tế bào
D. Tăng hoạt hóa G6 phosphatase chuyển G6P thành glucose
32 Nguyên nhân nào sau đây làm tăng glucose máu
A. Sốt kéo dài
B. Bệnh xơ gan
C. Tăng adrenalin
D. Giảm diện tích hấp thu ở ruột
33 Vai trò thần kinh trong điều hòa đường huyết, vai trò nào sau đây không phải của trung tâm
A
A. Kích thích tiết adrenalin
B. Kích thích tiết glucagon
C. Làm tế bào thu nhận glucose cần có insulin
D. Làm tăng glucose máu khi glucose máu giảm
34 Dạng nào sau đây của glucid sau khi ăn được hấp thu vào cơ thể
A. Glycogen
B. Disaccarid
C. Polyscacarid
D. Fructose
35 Vai trò thần kinh trong điều hòa chuyển hóa glucid
A. Trung tâm A gồm tế bào thần kinh và không cần có mặt insulin
B. Trung tâm A không phải tế bào thần kinh
C. Trung tâm B là các tế bào gan và cần insulin để thu nhận glucose
D. Trung tâm B gồm tế bào không phải thần kinh và không cần có mặt insulin
36 Hormon nào sau đây có tác dụng làm giảm glucose máu
A. Thyroxin
B. Glucagon
C. Insulin
D. Adrenalin
37 Glucid tồn tại ở dạng dự trữ nào sau đây
A. Glycogen ở tụy
B. Glucose ở cơ
C. Glycogen ở gan và cơ
D. Glucose ở gan và cơ
38 Glucid không tham gia cấu tạo thành phần nào sau đây
A. ADN, ARN
B. Màng tế bào và bào quan
C. Heparin
D. Estrogen
39 Hạ đường huyết khi nồng độ đường huyết
A. < 1.2 g/l
B. < 0.6 g/l
C. <1.0 g/l
D. < 0.8 g/l
40 Dạng glucid nào sau đây được hấp thu ở niêm mạc ruột non
A. Glucose
B. Galactose
C. Fructose
D. Glucose, galactose, fructose
41 Dạng glucid nào không được hấp thu ở niêm mạc ruột non
A. Glucose
B. Galactose
C. Tinh bột
D. Fructose
42 Glucid vào tế bào sinh ra năng lượng bằng sự tham gia vào chu trình nào sau đây
A. Chu trình pentose
B. Chu trình Krebs
C. Chu trình glycogen
D. Con đường đường phân
43 Sau khi glucid được hấp thu, các monosaccarid sẽ đến đâu
A. Gan
B. Thận
C. Tụy
D. Tim
44 Glucose được hấp thu tại ruột non theo cơ chế
A. Vận chuyển tích cực nguyên phát
B. Vận chuyển tích cực thứ phát
C. Khuếch tán thụ động
D. Vận chuyển tích cự thứ phát và khuếch tán thụ động
45 Glucose chuyển hóa theo con đường pentose không chiếm ưu thế trong điều kiện nào sau đây
A. Tại tế bào hồng cầu
B. Tại tế bào gan, tế bào mỡ
C. Tế bào tuyến sữa đang thời kỳ hoạt động
D. Khi đang sốt
46 Con đường pentose là con đường mà glucid tạo thành
A. Acid béo
B. Sinh năng lượng
C. Dự trữ glycogen
D. Tạo insulin
47 Con đường đường phân là con đường mà glucid tạo thành
A. Acid béo
B. Sinh năng lượng
C. Dự trữ glycogen
D. Tạo insulin
48 Nguồn nào sau đây không phải là nguồn cung cấp glucid cho cơ thể
A. Từ thức ăn
B. Giải phóng glycogen ở cơ
C. Tân tạo glucose từ sản phẩm chuyển hóa
D. Glucose tổng hợp lipid
49 Nguồn nào sau đây không phải là nguồn tiêu thụ glucid của cơ thể
A. Glucid tổng hợp lipid
B. Glucid tổng hợp acid amin
C. Thải qua thận khi nồng độ glucose vượt ngưỡng 1.6 g/l
D. Tân tạo từ sản phẩm chuyển hóa
50 Khi thận giảm khả năng tái hấp thu glucose, thì nồng độ glucose máu sẽ thay đổi như thế nào
A. Tăng
B. Giảm
C. Không thay đổi
D. Tăng cao vào buổi sáng giảm thấp vào chiều tối
51 Khi cường phó giao cảm và ức chế giao cảm, nồng độ glucose máu sẽ
A. Tăng
B. Giảm
C. Không thay đổi
D. Tăng cao vào buổi sáng giảm thấp vào chiều tối
52 Cơ chế nào sau đây không phải cơ chế làm giảm glucose máu của insulin
A. Hoạt hóa hexokinase làm glucose không vào được tế bào
B. Ức chế enzym xúc tác tân tạo đường
C. Gắn với các thụ thể trên màng tế bào đích, vận chuyển glucose vào tế bào
D. Trực tiếp chuyển glycogen synterase từ dạng không hoạt động sang dạng hoạt động
53 Cơ chế nào sau đây không phải cơ chế hoạt động của insulin
A. Hoạt hóa hexokinase đưa glucose vào tế bào
B. Tăng phân hủy glycogen thành glucose
C. Tăng thấm Kali và phosphate tạo điều kiện cho quá trình phosphoryl hóa
D. Giảm thoái hóa các chất có khả năng tạo ra glucose
54 Cơ chế nào làm hạ đường huyết
A. Làm glucose nhanh chóng vào tế báo
B. Hoạt hóa glucose – 6 – phosphatase
C. Tăng phân hủy glycogen
D. Ức chế hexokinase
55 Khi giảm thoái hóa glycogen sẽ làm cho đường huyết
A. Tăng
B. Giảm
C. Tăng hoặc giảm
D. Không thay đổi
56 Tế bào nào sau đây muốn thu nhận glucose cần có mặt insulin
A. Tế bào gan
B. Tế bào mỡ
C. Tế bào não
D. Tế bào hồng cầu
57 Thí nghiệm châm vào não thất tư làm tăng đường huyết là của ai
A. Claude Bernard
B. Banting và Best
C. Sanger
D. Sabolov
58 Kích thích trung tâm A, vùng dưới đồi sẽ không tăng tiết hormon nào sau đây
A. Glucagon
B. Adrenalin
C. ACTH
D. Insulin
59 Trung tâm ở vùng dưới đồi tham gia điều hòa đường huyết bằng cách thu nhận glucose mà
không cần sự có mặt của insulin
A. Trung tâm A
B. Trung tâm B
C. Trung tâm C
D. Trung tâm G
60 Trung tâm ở vùng dưới đồi tham gia điều hòa đường huyết bằng cách thu nhận glucose mà
cần sự có mặt của insulin
A. Trung tâm A
B. Trung tâm B
C. Trung tâm C
D. Trung tâm G
61 Yếu tố nào sau đây làm tăng glucose máu
A. Thận giảm tái hấp thu glucose
B. Gan giảm dự trữ glucid do bệnh lý ở gan
C. Giảm tiêu thụ glucose ở tế bào
D. Chế độ ăn ít glucid
62 Những nguyên nhân nào sau đây không làm glucose máu giảm do tăng tiêu thụ
A. Sốt kéo dài
B. Xơ gan
C. Run
D. Co cơ
63 Khi glucose máu giảm nặng, tế bào thiếu năng lượng, các chức phận bị rối loạn nặng thường
xảy ra khi thiếu glucose máu ở
A. Não
B. Gan
C. Hồng cầu
D. Tụy
64 Thiếu vitamin nào sau đây có thể làm tăng glucose máu do ứ trệ acid pyruvic
A. E
B. B1
C. B12
D. B3
65 Bản chất của insulin là gì
A. Polypeptide
B. Steroid
C. Lipid
D. Glucose
66 Đái tháo đường type 2 có đặc điểm nào sau đây
A. Nguyên nhân chủ yếu do giảm sản xuất insulin
B. Thường xuất hiện sớm dưới 20 tuổi
C. Có liên quan đến cơ địa béo phì
D. Là đái tháo đường phụ thuộc insulin
67 Đặc điểm nào sau đây không phải của đái tháo đường type 1
A. Là đái tháo đường phụ thuộc insulin
B. Cơ chế miễn dịch đóng vai trò quan trọng hơn đái tháo đường type 2
C. Insulin được sản xuất nhiều nhưng không sử dụng được
D. Ít phụ thuộc vào điều kiện môi trường
68 Đặc điểm của đái tháo đường type 1
A. Thường khởi phát > 40 tuổi
B. Yếu tố môi trường và lối sống ảnh hưởng mạnh như béo phì, hội chứng chuyển hóa
C. Insulin máu rất thấp hoặc không có
D. Di truyền gen trội và không liên kết HLA
69 Đặc điểm đái tháo đường type 2
A. Thường khởi phát lúc trẻ
B. Do yếu tố tự miễn
C. Di truyền gen lặn, có liên kết HLA
D. Insulin nồng độ bình thường hoặc tăng
70 Đái tháo đường không xuất hiện trong trường hợp nào sau đây
A. U tuyến yên
B. Phẫu thuật cắt bỏ tụy
C. Cường tuyến thượng thận
D. Suy giáp
71 Chọn phát biểu đúng khi nói về đái tháo đường
(1) Đái tháo đường là tình trạng tăng đường huyết cấp tính
(2) Do sự thiếu hụt insulin gây rối loạn chuyển hóa
A. (1) đúng, (2) sai
B. (1) sai, (2) đúng
C. (1) đúng, (2) đúng
D. (1) sai, (2) sai
72 Thành phần nào sau đây không thuộc 3 nhóm chính của lipid trong cơ thể
A. Triglycerid
B. Phospholipid
C. Cholesterol
D. Glycerol
73 Thành phần nào sau đây được cấu tạo bởi một phân tử glycerol và 3 acid béo
A. Triglycerid
B. Phospholipid
C. Cholesterol
D. Lipoprotein
74 Thành phần nào sau đây có tỷ lệ phần trăm protein cao nhất
A. LDL
B. Chylomicron
C. VLDL
D. HDL
75 Thành phần nào sau đây có vai trò quan trọng nhất trong xơ vữa động mạch
A. LDL
B. Chylomicron
C. Phospholipid
D. HDL
76 Trong lipoprotein sau đây, lipoprotein nào có tỉ trọng lớn nhất
A. LDL
B. Chylocmicron
C. VLDL
D. HDL
77 Trong các lipoprotein nào sau đây có tỉ trọng nhỏ nhất
A. LDL
B. IDL
C. VLDL
D. HDL
78 Thành phần lipid chủ yếu trong HDL
A. Triglycerid
B. Cholesterol
C. Phospholipid
D. Chylomicron
79 Phân loại lipoprotein dựa vào
A. Đường kính
B. Tỷ trọng
C. Chức năng
D. Hình dạng
80 Lipoprotein nào vận chuyển triglycerid từ gan tới mô mỡ
A. LDL
B. Chylomicron
C. VLDL
D. HDL
81 Sau khi trao triglycerid cho mô mỡ tỷ trọng lipoprotein chuyển thành dạng nào sau đây
A. LDL
B. Chylomicron
C. VLDL
D. HDL
82 Lipoprotein nào vận chuyển lipid về gan
A. LDL
B. Chylomicron
C. VLDL
D. HDL
83 Thành phần lipid chủ yếu của LDL
A. Triglycerid
B. Cholesterol
C. Phospholipid
D. Chylomicron
84 Thành phần lipid chủ yếu của VLDL
A. Triglycerid
B. Cholesterol
C. Phospholipid
D. Chylomicron
85 Để cho kết quả xét nghiệm chính xác trong đánh giá rối loạn lipid huyết nên lấy máu khi nào
A. 2 giờ sau ăn
B. 4 – 5 giờ sau ăn
C. Sáng sớm trước khi ăn
D. Sáng sớm sau ăn
86 Thành phần nào sau đây quan trọng nhất trong việc hấp thu lipid
A. Lipase tụy
B. Lipase tế bào
C. Muối mật
D. Lipase mô mỡ
87 Khi nói đến việc hấp thu lipid
(1) Trong một bữa ăn giàu lipid có thể làm huyết tương đục
(2) Do hàm lượng chylomicron rất cao trong máu
A. (1) đúng, (2) đúng
B. (1) đúng, (2) sai
C. (1) sai, (2) đúng
D. (1) sai, (2) sai
88 Dạng lipid nào sau đây là nguồn năng lượng chính cho cơ thể
A. Triglycerid
B. Phospholipid
C. Cholesterol
D. Chylomicron
89 Dạng lipid nào sau đây tham gia cấu tạo màng tế bào và bào quan
A. Triglycerid
B. Phospholipid
C. Cholesterol
D. Chylomicron
90 Dạng lipid nào sau đây là nguyên liệu tổng hợp hormon thượng thận, sinh dục
A. Triglycerid
B. Phospholipid
C. Cholesterol
D. Chylomicron
91 Thành phần nào sau đây không được tổng hợp từ cholesterol
A. Vitamin D
B. Hormon thượng thận, sinh dục
C. Muối mật
D. Insulin
92 Lipoprotein được cấu chính bởi thành phần nào sau đây
A. Lipid và albumin
B. Lipid và apo-protein
C. Glucid và albumin
D. Glycoprotein
93 Men giúp thủy phân chylomycron
A. Lipo-protein lipase
B. Muối mật
C. Gluco-protein lipase
D. G6 phosphatase
94 Protein huyết tương vận chuyển acid béo trong máu
A. Albumin
B. Globulin
C. Fibrinogen
D. Ceruloplasmin
95 Yếu tố nào sau đây sẽ đưa đến sự thủy phân triglycerid trong mô mỡ thành acid béo tự do
A. Khi glucose không đủ để đảm bảo năng lượng cho cơ thể
B. Khi nồng độ acid béo tự do trong mô mỡ thấp
C. Khi glyceraldehyd cao
D. Khi nồng độ acid béo tự do trong máu cao
96 Nồng độ acid béo tự do (FFA) trong máu sẽ thay đổi như thế nào khi cơ thể cần năng lượng
(1) Ở người bình thường, nồng độ FFA trong máu thường không tăng lên
(2) Do tốc độ oxy hóa và tốc độ bổ sung FFA từ mô mỡ luôn cân bằng nhau
A. (1) đúng, (2) đúng
B. (1) đúng, (2) sai
C. (1) sai, (2) đúng
D. (1) sai, (2) sai
97 Trường hợp nào sau đây nồng độ acid béo tự do trong máu không tăng 5 – 8 lần bình thường
A. Đái tháo đường
B. Khi đói
C. Dư nguồn năng lượng từ glucid
D. Cơ thể tăng sử dụng năng lượng
98 Khi tỷ lệ protein trong lipoprotein càng cào thì lipoprotein có tỷ trọng như thế nào
A. Càng cao
B. Càng thấp
C. Không đổi
D. Tùy loại lipoprotein
99 Apo-protein được tạo thành chủ yếu ở đâu
A. Gan
B. Cơ
C. Thận
D. Tim
100 Lipo-protein nào sau đây giúp giảm nguy cơ xơ vữa động mạch
A. VLDL
B. HDL
C. IDL
D. LDL
101 Insulin kích thích tổng hợp triglycerid do cơ chế
A. Ức chế hoạt động của adenyl-cyclase
B. Đẩy mạnh chu trình pentose tổng hợp acid béo
C. Kích thích hoạt động của adenyl-cyclase
D. Ức chế hoạt động của adenyl-cyclase và đẩy mạnh chu trình pentose tổng hợp acid béo
102 Hormon nào sau đây không làm tăng sử dụng lipid trong cơ thể
A. Adrenalin
B. Stress
C. Hormon tuyến giáp
D. ADH
103 Yếu tố nào sau đây không làm tăng lipid máu.
A. Ưu năng một số tuyến nội tiết như tuyến yên, tuyến thượng thận
B. Khi glucose đảm bảo được nhu cầu năng lượng cho cơ thể
C. Khi giảm sử dụng và chuyển hóa như vàng da tắc mật hoặc viêm gan cấp
D. Trong bệnh đái tháo đường
104 Phát biểu nào sau đây không phải đặc điểm của tăng lipid máu gia đình
A. Do gen trội
B. Nếu tăng ngắn hạn có thể gây hậu quả rất nghiêm trọng
C. Có thể do hậu quả của giảm chức năng gan
D. Có thể gây béo phì hoặc giảm thể trọng
105 Trung tâm ăn uống nằm ở vùng nào
A. Dưới đồi
B. Hành não
C. Cầu não
D. Tuyến thượng thận
106 Tình trạng nào sau đây không gây béo phì
A. U tuyến thượng thận
B. Chấn thương vùng dưới đồi ảnh hưởng trung tâm thèm ăn
C. Suy tuyến giáp
D. Ung thư
107 Tình trạng nào sau đây không dẫn đến gầy và giảm tích tụ mỡ
A. Ung thư
B. Cường năng tuyến giáp
C. Đái tháo đường
D. Hội chứng Cushing
108 Xơ vữa động mạch là tình trạng tích đọng cholesterol ở vị trí nào trên động mạch
A. Lớp chun
B. Lớp cơ
C. Lớp nội mạc mạch máu
D. Lớp áo trong
109 Khi nói về dự trữ mỡ cho cơ thể
A. Mô mỡ là nơi dự trữ cholesterol chủ yếu cho cơ thể
B. Gan không phải là kho lipid của cơ thể mà là nơi chuyển hóa lipid
C. Gan không có khả năng khử bão hòa các acid béo
D. Gan cung cấp các acid béo bão hòa cho toàn bộ cơ thể
110 Khi LDL và VLDL trong máu tăng, thì đồng nghĩa cơ thể tăng thành phần lipid nào sau đây
A. Cholesterol và triglycerid
B. Phospholipid và triglycerid
C. Cholesterol và acid béo tự do
D. Triglycerid và acid béo tự do
111 Khi lipoprotein giảm, chủ yếu là do nguyên nhân nào sau đây
A. Di truyền
B. Thoái hóa mô mỡ
C. Đái tháo đường
D. Béo phì
112 Yếu tố nào sau đây có giá trị tiên lượng xơ vữa động mạch
A. LDL, HDL
B. VLDL, acid béo tự do
C. Triglycerid
D. Chylomicron
113 Trên thực nghiệm, khi phá hai nhân bụng giữa vùng dưới đồi thì sẽ gây hiện tượng nào sau
đây
A. Ăn không biết chán và gây béo phì
B. Tăng huyết áp
C. Gây chán ăn
D. Gây tụt huyết áp
114 Nguyên nhân nào sau đây không có khả năng gây béo phì
A. Ăn nhiều
B. Suy tuyến thượng thận
C. Suy tuyến giáp
D. Di truyền
115 Hậu quả nào sau đây không phải hậu quả của béo phì
A. Tăng tuổi thọ
B. Xơ vữa động mạch
C. Bệnh lý khớp
D. Đái tháo đường
116 Yếu tố nào sau đây không gây gầy
A. Do tăng hấp thụ tại ruột non
B. Do chán ăn
C. Do cường tuyến giáp
D. Do nhiễm khuẩn kéo dài
117 Thành phần nào sẽ được sinh ra khi sử dụng năng lượng từ lipid
A. Thể ceton
B. Acid uric
C. Hexokinase
D. Acid citric
118 Những tổn thương gan nào trong mỡ hóa gan có thể phục hồi
A. Thâm nhiễm mỡ
B. Thoái hóa mỡ
C. Xơ gan
D. U vàng
119 Những nguyên nhân nào sau đây không làm tăng cholesterol máu
A. Ăn lòng trắng trứng
B. Vàng da tắc mật
C. Đái tháo đường
D. Thiểu năng tuyến giáp
120 Khi xơ vữa mạch máu, hậu quả nào sau đây có thể xảy ra
A. Tắc mạch máu não
B. Giãn mạch máu tim
C. Huyết áp thấp
D. Tăng nguy cơ nhiễm trùng
121 Cơ chế gây xơ vữa động mạch
A. Sự lắng đọng cholesterol ở lớp áo ngoài
B. Sự lắng đọng can-xi đưa đến thoái hóa, loét, sùi, và làm mô xơ phát triển tại chỗ
C. Tại chỗ loét và sùi trên thành động mạch có sự bám dính của các chất kháng đông
D. Lòng mạch bị giãn ra khi xơ vữa động mạch
122 Tiến trình nào sau đây không thuộc tiến trình xơ vữa động mạch
A. Lắng đọng cholesterol ở lớp áo ngoài
B. Lắng đọng can-xi
C. Bám dính tiểu cầu và khởi động quá trình đông máu
D. Nội mạc mạch máu mất trơn nhẵn
123 Yếu tố nào sau đây không phải yếu tố thuận lợi làm tăng mức lắng đọng cholesterol
A. Giảm sút enzyme heparin – lipase
B. Lipid máu giảm kéo dài
C. Thiếu vitamin C
D. Hút thuốc lá
124 Thành phần nào sau đây chỉ tồn tại thời gian ngắn sau bữa ăn
A. Chylomicron
B. VLDL
C. HDL
D. LDL
125 Stress có thể làm rối loạn nào sau đây
A. Tăng thoái hóa lipid
B. Tăng nồng độ glucose máu
C. Tăng lắng đọng can-xi ở thận
D. Tăng thoái hóa lipid và tăng nồng độ glucose máu
126 U vàng là bệnh lý liên quan đến rối loạn chuyển hóa nào sau đây
A. Rối loạn chuyển hóa lipid
B. Rối loạn chuyển hóa protid
C. Rối loạn vitamin
D. Rối loạn vận mạch
127 Sắp xếp tỷ trọng lipoprotein theo thự tự tăng dần về tỷ trọng
A. HDL – LDL – VLDL – IDL
B. VLDL – LDL – IDL – HDL
C. IDL – HDL – VLDL – LDL
D. VLDL – IDL – LDL – HDL
128 Triglycerid được cấu tạo bởi thành phần nào sau đây
A. Một phân tử glycerol và 3 acid béo tự do
B. Trong cấu trúc có phospho và glycerol
C. Một phân tử acid béo và 3 phân tử glycerol
D. 3 phân tử glycerol và 1 phân tử cholesterol
129 Đặc điểm của lipid
A. Có tỷ trọng nặng hơn nước và không tan trong nước
B. Lipid phần lớn trôi tự do trong máu không cần kết hợp protein
C. Các lipid đều có nhóm rượu OH có thể thực hiện phản ứng este hóa
D. Cơ thể người không thể tổng hợp lipid nên cần ăn nhiều lipid để tạo năng lượng
130 Trung tâm chuyển hóa lipid là gì
A. Gan
B. Mô mỡ
C. Mô cơ
D. Tụy
131 Yếu tố nào sau đây không làm tăng lipid máu
A. Ăn nhiều thực phẩm giàu lipid
B. Tổng hợp lipid từ glucid
C. Thủy phân lipid từ mô mỡ
D. Tăng tiêu thụ lipid ở tế bào
132 Sau bữa ăn, thành phần lipid thay đổi như thế nào
A. Cholesterol tăng sớm nhất, sau đó là triglycerid và phospholipid
B. Phospholipid tăng sớm nhất sau đó là cholesterol, triglycerid tăng cuối cùng
C. Triglycerid tăng sớm nhất, sau đó là phospholipid, cuối cùng là cholesterol
D. Acid béo tăng cao nhất trong máu sau đó là cholesterol và phospholipid
133 Hormone làm tăng phản ứng viêm trong ảnh hưởng của cơ thể đối với viêm
A. STH, cortisol
B. Aldosterol, TSH
C. Aldosterol, LH
D. STH, aldosterol
134 Bản chất của sốt
A. Tăng thân nhiệt thụ động
B. Tăng thân nhiệt chủ động
C. Trung tâm điều hòa thân nhiệt bình thường
D. Tăng thải nhiệt, giảm tạo nhiệt
135 Đặc điểm của sốt
A. Người già bị viêm phổi thì sốt cao và tiên lượng xấu
B. Trẻ em thường có phản ứng sốt yếu hơn người lớn, dễ bị co giật
C. Chất gây sốt nội sinh có vai trò sinh học quan trọng trong miễn dịch
D. Can thiệp hạ sốt sớm để tránh các hậu quả xấu
136 Chất nào không gây sốt
A. IL-1
B. TNF
C. IL-10
D. PG
137 Cơ chế nào sau đây gây mất nước sớm và kéo dài
A. Tăng tiết mồ hôi
B. Tăng thông khí
C. Tuyến yên tăng tiết ADH
D. Vỏ thượng thận giảm tiết aldosterol
138 Chất không có khả năng gây sốt
A. TNFα
B. IL-1
C. IL8
D. PG
139 Hoạt động nào không sinh nhiệt
A. Chuyển hóa cơ bản
B. Vận cơ khi hoạt động mạnh
C. Bức xạ nhiệt
D. Run cơ trong môi trường lạnh
140 Biểu hiện của rối loạn chức năng và chuyển hóa xảy ra khi phát sốt
A. Giảm nhịp tim
B. Tăng dự trữ glycogen
C. Tăng thông khí
D. Giảm thoái hóa protein từ cơ
141 Điểm điều nhiệt (set point) tăng hơn bình thường khi
A. Say nắng
B. Hạ thân nhiệt
C. Sốt
D. Tăng thân nhiệt
142 Hiện tượng cơ thể nóng lên khi sốt
A. Tăng thân nhiệt trong sốt và tăng thân nhiệt trong cường giáp là cùng cơ chế
B. Cơ thể chủ động tăng thân nhiệt
C. Tất cả bệnh nhiễm khuẩn đều sốt
D. Tăng thân nhiệt trong sốt và tăng thân nhiệt trong thời kỳ rụng trứng là cùng cơ
chế
143 Thay đổi chuyển hóa trong sốt
A. Thoái hóa glucid xảy ra sớm và mạnh
B. Tăng dự trữ glycogen ở gan và cơ
C. Thoái hóa lipid và protid xảy ra ngay khi bắt đầu sốt
D. Nhiễm toan chuyển hóa
144 Hiện tượng “mạch nhiệt phân ly” gặp trong bệnh nhiễm nào
A. Vibrio cholerae
B. Corynebacterium diphtheria
C. Samonella typhi
D. Bordetella pertussis
145 Tác dụng tích cực và sớm nhất của sốt là
A. Tăng chức năng chuyển hóa của gan
B. Tăng sản xuất kháng thể
C. Hạn chế nhân lên của virus
D. Tăng số lượng và chức năng thực bào của bạch cầu
146 Diễn biến của rối loạn chức năng và chuyển hóa xảy ra khi phát sốt
A. Giảm nhịp tim
B. Giảm thông khí
C. Tăng thoái hóa protein cơ
D. Tăng dự trữ glycogen
147 Sự gia tăng thân nhiệt khi phát sốt là do
A. PGE2 gây tăng điểm điều nhiệt
B. AMP vòng gây tăng điểm điều nhiệt
C. Hiệu quả phản xạ điều nhiệt
D. Giảm sản nhiệt, tăng thải nhiệt
148 Bản chất của sốt
A. Trong giai đoạn sốt tăng cơ thể phản ứng giống như nhiễm nóng
B. Cường độ sốt phụ thuộc vào chất gây sốt
C. Giai đoạn sốt đứng (giai đoạn 2) cơ thể không tăng thải nhiệt
D. Trong giai đoạn sốt lui cơ thể phản ứng giống như nhiễm lạnh
149 Bệnh nào thường không gây sốt cao
A. Nhiễm trùng huyết
B. Viêm phổi cấp tính
C. Sốt rét
D. Lỵ amip
150 Tác dụng tích cực của sốt
A. Hạn chế sự nhân lên của virus
B. Tăng tổng hợp kháng thể, bổ thể
C. Tăng số lượng và khả năng thực bào của bạch cầu
D. Hạn chế virus nhân lên, tăng số lượng bạch cầu, tăng tổng hợp kháng thể và bổ
thể
151 Hoạt động nào không gây thải nhiệt
A. Run cơ trong môi trường lạnh
B. Truyền nhiệt
C. Bức xạ nhiệt
D. Bốc hơi nước
152 Vị trí của trung tâm điều nhiệt trong cơ thể
A. Vùng hạ đồi
B. Vùng bán cầu não trái
C. Vùng bán cầu não phải
D. Vùng dưới đồi
153 Vị trí, hệ thống nào không bị phần chỉ huy tạo nhiệt tác động
A. Hệ giao cảm
B. Tủy thượng thận
C. Vỏ thượng thận
D. Tuyến giáp
154 Chọn phát biểu sai về điểm đặt nhiệt
A. Là “set point”
B. Có thể tăng khi cơ thể sốt
C. Dùng để so sánh trung tâm thải nhiệt của cơ thể với bộ phận điều nhiệt
D. Điểm đặt nhiệt của cơ thể bình thường là 37oC
155 Cơ quan nào chủ yếu sinh nhiệt khi cơ thể ở trạng thái nghỉ hoàn toàn
A. Tim
B. Thận
C. Gan
D. Cơ
156 Hoạt động nào không tham gia vào quá trình thải nhiệt
A. Truyền nhiệt
B. Bức xạ nhiệt
C. Bốc hơi nước
D. Vận chuyển chủ động
157 Nguyên nhân nào gây giảm thân nhiệt chủ động
A. Giảm thân nhiệt sinh lý
B. Nhiễm lạnh
C. Ngủ đông nhân tạo
D. Sốt tăng
158 Trạng thái giảm thân nhiệt ở động vật ngủ đông thường gặp
A. Nhiễm lạnh
B. Giảm thân nhiệt bệnh lý
C. Giảm thân nhiệt sinh lý
D. Ngủ đông nhân tạo
159 Đặc điểm ngủ đông nhân tạo, câu nào sau đây không đúng
A. Do phối hợp thuốc phong bế thần kinh
B. Cơ thể cần lượng oxy đầy đủ
C. Cơ thể chỉ dùng mức năng lượng tối thiểu
D. Cơ thể chịu được tình trạng tụt huyết áp, chấn thương nặng
160 Xử trí như thế nào để cơ thể từ ngủ đông nhân tạo trở về bình thường
A. Làm tăng thân nhiệt một cách nhanh chóng
B. Làm tăng thân nhiệt từ từ
C. Có cảm giác rét run khi tăng thân nhiệt từ từ
D. Giải phong bế thần kinh trước tiên
161 Chọn câu sai về giảm thân nhiệt bệnh lý
A. Không có hiện tượng sốt
B. Làm da bị nứt do tiếp xúc lạnh
C. Rất dễ giảm thân nhiệt toàn thân
D. Thiếu oxy tại chỗ do co mạch
162 Cơ thể ở mức nhiệt độ nào thì bắt đầu làm rối loạn cơ quan điều hòa thân nhiệt
A. < 10oC
B. < 20oC
C. < 30oC
D. < 35oC
163 Giai đoạn nào của cảm lạnh thì cơ thể tăng thân nhiệt
A. Giai đoạn 1
B. Giai đoạn 2
C. Giai đoạn 3
D. Giai đoạn 4
164 Cơ thể ở mức nhiệt độ nào thì cơ quan điều hòa nhiệt suy sụp
A. < 10oC
B. < 20oC
C. < 30Oc
D. < 35oC
165 Đặc điểm chất gây sốt ngoại sinh, ngoại trừ
A. Càng dùng lâu càng phải tăng liều lượng
B. Có thể có hiện tượng quen thuốc
C. Gây tác dụng không cần thông qua chất gây sốt nội sinh
D. Có khả năng gây sốt rất mạnh
166 Chất nào không phải là chất gây sốt nội sinh
A. IL1
B. Pyrexin
C. IL6
D. TNF-
167 Đặc điểm của giai đoạn tăng thân nhiệt trong sốt, ngoại trừ
A. Là giai đoạn sốt tăng
B. Cân bằng giữa sản nhiệt và thải nhiệt
C. Có dấu hiệu sởn gai óc
D. Tăng mức hấp thu oxy hơn bình thường
168 Mạch ngoại vi bắt đầu dãn ở giai đoạn nào của sốt
A. Sốt tăng
B. Sốt đứng
C. Sốt lui
D. Hết sốt
169 Các triệu chứng rối loạn tiêu hóa khi cơ thể bị sốt, ngoại trừ
A. Thường đến muộn
B. Giảm tiết dịch tiêu hóa
C. Giảm hâp thu các chất
D. Giảm nhu động ruột
170 Chọn phát biểu sai về sốt
A. Sốt làm tăng chức phận miễn dịch
B. Chỉ động vật ổn nhiệt mới có sốt
C. Sốt xuất hiện trong quá trinh tiến hóa của động vật
D. Sốt làm giảm chức năng gan
171 Chọn phát biểu sai về sốt
A. Sốt gây rối loạn chuyển hóa trong hầu hết các trường hợp sốt
B. Cơ thể có khả năng thích nghi với sự tăng chức năng trong sốt
C. Không hạ nhiệt vô nguyên tắc trong sốt
D. Chỉ can thiệp sốt nếu có hậu quả xấu
172 Chọn câu sai trong say nóng
A. Gồm 3 giai đoạn
B. Nhiệt độ tăng > 37 oC
C. Do tế bào thần kinh bị kích thích
D. Có thể chết ở 42 oC
173 Bản chất sốt
A. Thay đổi thân nhiệt chủ động
B. Thay đổi thân nhiệt thụ động
C. Chỉ làm tăng sản nhiệt
D. Chỉ làm giảm thải nhiệt
174 Tăng thân nhiệt thụ động là quá trình
A. Tăng riêng tạo nhiệt
B. Hạn chế riêng thải nhiệt
C. Tăng tạo nhiệt và giảm thải nhiệt
D. Tăng thân nhiệt và/hoặc giảm thải nhiệt
175 Cơ thể nhiễm toan có thể xảy ra ở giai đoạn nào của say nóng
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
176 Đặc điểm giai đoạn 2 nhiễm lạnh, ngoại trừ
A. Dự trữ năng lượng của cơ thể cạn kiệt
B. Vỏ não trong trạng thái ức chế
C. Giảm chức năng hô hấp
D. Huy động glucose vào quá trình thoái hóa
177 Cơ chế giúp con người ổn định thân nhiệt
A. Quá trình sinh nhiệt bằng quá trinh thải nhiệt
B. Quá trình mất nhiệt thấp hơn tạo nhiệt
C. Quá trình thải nhiệt lớn hơn sinh nhiệt
D. Do điểm set point duy trì thân nhiệt ổn định nên sinh nhiệt và thải nhiệt lúc này
không hoạt động
178 Thay đổi chuyển hóa của cơ thể khi bị sốt
A. Giảm mức lọc cầu thận ngay từ giai đoạn đầu
B. Cơ chế gây suy mòn chủ yếu do rối loạn chuyển hóa glucid
C. Chỉ khi sốt cao kéo dài mới có rối loạn chuyển hóa lipid. Hầu hết tăng nồng độ
cetonic, a. lactic mất bù
D. Giảm huy động protein để huy động kháng thể và bổ thể.
179 Thay đổi chức năng tuần hoàn trong sốt
A. Bệnh nhân suy tim có thể bị quá tải khi sốt cao
B. Bệnh nhân tăng huyết áp thường gặp biến chứng khi sốt
C. Độc tố thương hàn làm tăng nhịp tim
D. Ra mồ hôi nên làm giảm thể tích tuần hoàn gây suy thận trước thận
180 Đặc điểm rối loạn thân nhiệt trong sốt
A. Tăng thân nhiệt thụ động
B. Tăng sinh nhiệt nhưng thải nhiệt bình thường
C. Do nhiệt độ môi trường quá cao
D. Trung tâm điều hòa thân nhiệt bị rối loạn
181 Đặc điểm trung tâm điều nhiệt
A. Nằm ở phần trước vùng dưới đồi
B. Thải nhiệt thông qua hệ phó giao cảm, co mạch da và tiết mồ hôi
C. Tạo nhiệt thông qua hệ giao cảm, vỏ thượng thận và tuyến giáp
D. Chỉ dựa vào nhiệt độ môi trường tác động lên da
182 Chất gây sốt nội sinh trong quá trình viêm
A. Nội độc tố vi khuẩn
B. Phức hợp miễn dịch
C. Vi sinh vật
D. Cytokin
183 Tế bào chủ yếu chứa chất gây sốt nội sinh
A. Đại thực bào
B. Bạch cầu đa nhân trung tính
C. Lympho bào
D. Vi khuẩn
184 Biểu hiện của giai đoạn sốt tăng, ngoại trừ
A. Tăng sản nhiệt và giảm thải nhiệt
B. Co mạch, giảm tiết mồ hôi
C. Rùng mình, ớn lạnh, run cơ
D. Đáp ứng tốt đối với thuốc hạ sốt
185 Biểu hiện của giai đoạn sốt đứng, ngoại trừ
A. Sản nhiệt không tăng, thải nhiệt bắt đầu tăng
B. Da nóng, đỏ
C. Vã mồ hôi
D. Dãn mạch ngoại biên
186 Biểu hiện của giai đoạn sốt lui, ngoại trừ
A. Giảm tạo nhiệt và tăng thải nhiệt
B. Vã mồ hôi
C. Tăng tiết niệu
D. Tăng huyết áp
187 Yếu tố nào sau đây ảnh hưởng đến sốt, ngoại trừ
A. Hưng phấn giao cảm làm sốt tăng
B. Trẻ nhỏ thường bị sốt cao gây co giật
C. Sốt ở người cường giáp thường cao
D. Hormon vỏ thượng thận làm tăng cường độ sốt
188 Hậu quả của sốt
A. Suy kiệt
B. Suy tim, co giật ở trẻ nhỏ
C. Nhiễm độc thần kinh
D. Suy kiệt, nhiễm độc thần kinh, suy tim, co giật ở trẻ nhỏ
189 Ý nghĩa của sốt
(1) Sốt là phản ứng toàn thân mang tính chất bảo vệ
(2) Vì sốt làm tăng bạch cầu, kháng thể, bổ thể và ức chế phản ứng viêm
A. (1) đúng, (2) đúng
B. (1) đúng, (2) sai
C. (1) sai, (2) đúng
D. (1) sai, (2) sai
190 Cơ chế gây suy mòn cơ thể khi bị sốt, ngoại trừ
A. Dự trữ năng lượng bị hao hụt
B. Cảm giác chán ăn
C. TNF-α
D. Nhiễm acid mất bù
191 Đặc điểm của say nắng
A. Do nhiệt độ cao tác động trực tiếp vào tế bào ở não
B. Cơ chế chung: thải nhiệt > sinh nhiệt
C. Tế bào thần kinh ở trung não – hành não bị kích thích bởi nhiệt độ và tia sóng
ngắn
D. Triệu chứng thần kinh đến muộn hơn so với say nóng
192 Thái độ không đúng đối với xử trí sốt
A. Giúp cơ thể chịu đựng được các hậu quả xấu của sốt
B. Khắc phục hậu quả hơn là cắt sốt
C. Chỉ can thiệp hạ sốt nếu có hậu quả vượt quá sức chịu đựng của cơ thể
D. Chườm ấm ngay từ đầu
193 Biểu hiện nào là hầu như không gặp ở giai đoạn cuối của ngạt
A. Mất tri giác
B. Cơn co giật toàn thân
C. Đồng tử dãn
D. Thở chậm, ngừng thở
194 Nguyên nhân chính gây bệnh COPD
A. Khói bếp
B. Không khí ô nhiễm
C. Khói xe
D. Thuốc lá
195 Cơ nào không tham gia vào quá trình thở ra gắng sức
A. Cơ hoành
B. Cơ ức đòn chũm
C. Cơ liên sườn trong
D. Cơ thẳng bụng
196 Vị trí ở não hoạt động điều khiển trung tâm hô hấp khi cơ thể nghỉ ngơi
A. Trung tâm hít vào ở cầu não
B. Trung tâm thở ra ở cầu não
C. Trung tâm hít vào ở hành não
D. Trung tâm thở ra ở hành não
197 Chất kích thích trung tâm hô hấp trực tiếp và mạnh nhất trong cơ thể
A. O2
B. CO2
C. H+
D. HCO3-
198 Trị số thể hiện khi cơ thể bình thường nếu cố gắng hết sức thì trong một giây phải
tống ra được 3/4 hoặc 4/5 lượng khí hít vào đầy phổi
A. VC
B. FEV1
C. FEV1/VC
D. TLC
199 Suy hô hấp có mấy độ
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
200 Bệnh có tình trạng rối loạn thông khí phục hồi không hoàn toàn
A. Hen phế quản
B. COPD
C. Viêm họng mạn
D. Viêm phổi thùy
201 Chất nào được tăng sinh để cơ thể thích nghi việc thiếu oxy khi sống ở độ cao 4000 –
6000 m là
A. Cytokin
B. Erythropoietin
C. Thrompoietin
D. Colony stimulator factor
202 Biểu hiện giai đoạn 1 của ngạt thực nghiệm (kẹp khí quản)
A. Thở nhanh, thở sâu
B. Mất phản xạ, giãn đồng tử
C. Ức chế trung tâm hô hấp
D. Khả năng cứu chữa ít
203 Cơ chế gây ra bệnh chuông lặn
A. Lượng khí N2 hòa tan nhiều trong máu
B. Lượng khí O2 hòa tan nhiều trong máu
C. Lượng khí CO2 hòa tan nhiều trong máu
D. Lượng khí CO hòa tan nhiều trong máu
204 Nguyên nhân làm giảm chức năng phế nang trong rối loạn thông khí hạn chế
A. Cắt thùy phổi
B. Thiếu chất hoạt diện ở trẻ đẻ non
C. Tắc nhánh phế quản
D. Liệt cơ hoành
205 Tác nhân gây hủy nhu mô phổi trong bệnh sinh COPD
A. LTB4
B. Proteinase
C. IL8
D. TNFα
206 Diễn biến bệnh sinh trong COPD
A. Giảm tiết nhày
B. Giảm áp động mạch phổi
C. Căng phổi quá mức
D. Hạn chế dòng khí hít vào
207 Phân loại suy hô hấp độ 2 theo lâm sàng
A. Giảm pO2 máu động mạch khi lao động nặng
B. Giảm pO2 máu động mạch khi lao động vừa
C. Giảm pO2 máu động mạch khi lao động nhẹ
D. Giảm pO2 máu động mạch khi nghỉ ngơi
208 Bệnh lý nào không làm giảm diện tích khuếch tán
A. Phù phổi cấp
B. Liệt cơ hoành
C. Viêm phổi thùy
D. Thiếu surfactant
209 Biểu hiện giai đoạn 3 của ngạt thực nghiệm (kẹp khí quản)
A. Mất hết phản xạ, thở ngáp cá
B. Kích thích trung tâm hô hấp
C. Kích thích vỏ não
D. Cấp cứu khó khăn nhưng vẫn còn hy vọng
210 Tình trạng rối loạn hô hấp khi lên cao là do
A. Áp lực khí quyển tăng
B. pO2 máu giảm, pCO2 máu giảm
C. Tỉ lệ các khí O2, CO2 không đổi
D. pO2 máu giảm, pCO2 máu tăng
211 Cơ chế gây tổn thương trong bệnh chuông lặn
A. Giảm pO2, tăng pCO2
B. Tăng khí CO
C. Tắc mạch do khí
D. Huyết khối tắc mạch
212 Trường hợp đói oxy nào thì liệu pháp O2 hiệu quả nhất
A. Thiếu oxy khí quyển
B. Giảm thông khí hạn chế, tắc nghẽn
C. Đói oxy do kém khuếch tán
D. Đói oxy do rối loạn hô hấp tế bào
213 Biện pháp thích nghi nào của cơ thể trong suy hô hấp khi mới thiếu oxy, cơ thể huy
động số máu tồn đọng trong các xoang gan, lách và các mao mạch vào vòng tuần
hoàn
A. Thích nghi của phổi
B. Thích nghi của máu
C. Thích nghi của tuần hoàn
D. Thích nghi của tế bào và mô
214 Cơ chế gây tím tái có thể do trường hợp nào sau đây, ngoại trừ
A. Do tăng đào thải CO2
B. Do ứ trệ tuần hoàn
C. Do trộn máu tĩnh mạch vào động mạch
D. Do đa hồng cầu
215 Bệnh nào sau đây gây rối loạn hô hấp nhưng không theo cơ chế thay đổi màng khuếch
tán
A. Phù phổi
B. Viêm phổi thùy
C. Xơ phổi
D. Viêm cơ hô hấp
216 Suy hô hấp theo mức độ khi giảm pO2 ở máu động mạch khi lao động vừa là suy hô
hấp độ mấy
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
217 Biểu hiện bên ngoài của suy hô hấp
A. Hô hấp chu kỳ
B. Tím tái
C. Khó thở
D. Hô hấp chu kỳ, tím tái, khó thở
218 Chất trung gian hóa học quan trọng nào được phóng thích ra trong bệnh hen
A. Histamin
B. Leukotriene B4
C. TNF-α
D. Interleukin-8
219 Biểu hiện sinh lý bệnh do sự thay đổi giải phẫu bệnh trong bệnh phổi tắc nghẽn mãn
tính (COPD), ngoại trừ
A. Giảm tiết nhày, giảm chức năng tế bào lông chuyển
B. Hiện tượng căng phổi quá mức
C. Hạn chế dòng khí thở ra
D. Rối loạn trao đổi khí
220 Cơ chế gây triệu chứng khó thở trong bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), ngoại
trừ
A. Hẹp đường kính các phế quản nhỏ
B. Do giảm tiết dịch
C. Do tăng co thắt
D. Dày vách phế nang
221 Cơ chế chính gây khó thở ở bệnh hen phế quản
A. Tắc nghẽn thông khí
B. Rối loạn hô hấp tế bào
C. Giới hạn thông khí
D. Thiểu năng hô hấp
222 Bệnh nào gây rối loạn hô hấp theo cơ chế rối loạn giai đoạn thông khí, ngoại trừ
A. Gù vẹo cột sống
B. Bệnh đang dùng thuốc ức chế hô hấp
C. Cổ chướng
D. Hen phế quản
223 Bệnh lý nào gây rối loạn hô hấp theo cơ chế làm giảm diện tích khuếch tán, ngoại trừ
A. Phù phổi cấp
B. Khí phế thũng
C. Liệt cơ hoành
D. Thiếu surfactant
224 Bệnh lý nào gây rối loạn hô hấp theo cơ chế tắc nghẽn thông khí
A. Phù thanh quản
B. Xẹp phổi
C. Teo phổi người già
D. Cắt bỏ thùy phổi
225 Đặc điểm của rối loạn thông khí do tắc nghẽn là
A. Sự chít hẹp đường dẫn khí ảnh hưởng tới sự trao đổi khí của phế nang
B. Giảm số lượng phế nang tham gia trao đổi khí với môi trường ngoài
C. Giảm khối nhu mô phổi tham gia trao đổi khí với môi trường ngoài
D. Xẹp toàn bộ hay phần lớn phế nang trong phổi
226 Đặc điểm rối loạn thông khí do hạn chế là
A. Sự chít hẹp đường dẫn khí ảnh hưởng tới sự trao đổi khí của phế nang
B. Giảm khối nhu mô phổi tham gia trao đổi khí với môi trường ngoài
C. Thành phế quản phì đại
D. Thành phế quản tăng tiết dịch
227 Trường hợp rối loạn hô hấp nào sau đây mà liệu pháp oxy là vô tác dụng
A. Do thiếu oxy khí quyển
B. Do giảm thông khí
C. Do đói oxy do kém khuếch tán
D. Do rối loạn hô hấp tế bào
228 Thiếu loại vitamin nào gây giảm hoạt tính enzyme hô hấp làm rối loạn hô hấp tế bào,
ngoại trừ
A. Thiếu vitamin B1
B. Thiếu vitamin B2
C. Thiếu vitamin A
D. Thiếu vitamin PP
229 Cơ chế gây đói oxy do rối loạn vận chuyển
A. Giảm về lượng hoặc chất của Hb
B. Giảm về giải phẫu khối nhu mô phổi
C. Giảm về lưu lượng khí trao đổi
D. Giảm diện tích khuếch tán
230 Triệu chứng biểu hiện ở giai đoạn ức chế trong diễn tiến ngạt, ngoại trừ
A. Ức chế thần kinh
B. Tiểu tiện không tự chủ
C. Co giật
D. Tăng huyết áp
231 Triệu chứng biểu hiện ở giai đoạn suy sụp trong diễn tiến ngạt
A. Đồng tử dãn
B. Ức chế thần kinh
C. Tiểu tiện không tự chủ
D. Tim yếu
232 Triệu chứng ngạt diễn biến qua giai đoạn kích thích khi kẹp khí quản động vật thí
nghiệm
A. Thở nhanh và sâu
B. Giảm nhịp tim
C. Giảm trương lực cơ
D. Huyết áp giảm
233 Điểm khác nhau giữa tình trạng đói oxy do ngạt với đói oxy do lên cao
A. pO2 quá thấp
B. pCO2 quá cao
C. Liệt trung tâm hô hấp
D. Thiếu oxy máu
234 Vận động viên tăng thông khí tới 50 lít/phút thì khiến CO2 tăng khả năng kích thích
hô hấp là do
A. Acid lactic làm pO2 giảm
B. Acid lactic làm pH giảm
C. Acid lactic làm pH tăng
D. Acid lactic làm pO2 tăng
235 Vị trí nào trong cơ thể mà O2 tác động sẽ gián tiếp kích thích trung tâm hô hấp
A. Động mạch cảnh và động mạch chủ
B. Động mạch cảnh và động mạch não
C. Động mạch não và động mạch chủ
D. Động mạch não và động mạch dưới đòn
236 Thay đổi sinh lý bệnh đặc trưng của COPD là
A. Tăng tiết nhầy, giảm chức năng các tế bào lông chuyển
B. Hạn chế dòng khí hít vào
C. Tăng áp lực âm cuối kỳ thở ra
D. Căng phổi quá mức làm giảm lượng khí cặn
237 Tím tái xuất hiện là do
A. Ứ trệ CO2
B. Thiếu O2
C. Giảm lượng hemoglobin trong máu
D. Ứ trệ CO2 và thiếu O2
238 Đặc điểm suy hô hấp, ngoại trừ
A. Là tình trạng chức năng của hệ hô hấp ngoài không đảm bảo được yêu cầu
cung cấp O2 và đào thải CO2 cho cơ thể
B. Chia làm 4 mức độ
C. Các biểu hiện đặc trưng là: ho, khạc đàm, khó thở
D. Suy hô hấp do nhu mô phổi còn gọi là suy hô hấp hạn chế
239 Cơ chế thích nghi của cơ thể trong suy hô hấp, ngoại trừ
A. Tăng cường thông khí ở phổi
B. Tăng hoạt động tim mạch
C. Tăng sản xuất erythropoietin ở thận
D. Tăng pH giúp phân ly nhanh HbO2 ở các mô
240 Đặc điểm của triệu chứng khó thở, ngoại trừ
A. Khó thở thật sự do tắc nghẽn đường hô hấp
B. Khó thở cảm giác như có vật nặng đè lên ngực
C. Khó thở chỉ xuất hiện ở người có bệnh lý cơ quan hô hấp
D. Khó thở thật sự do rối loạn vận tuần hoàn
241 Rối loạn thông khí phục hồi không hoàn toàn là bệnh
A. Viêm họng mạn
B. COPD
C. Viêm phổi thùy
D. Hen phế quản
242 Cơ chế chính gây loét dạ dày tá tràng
A. Mất cân bằng giữa yếu tố tấn công và yếu tố bảo vệ
B. Rối loạn điều hòa của võ não đối với thần kinh tại dạ dày
C. Do Helicobacter pylori
D. Giảm tiết dịch nhầy
243 Đặc điểm sau đây của dạ dày
A. Thân vị có chức năng nội tiết
B. Hang vị có chức năng ngoại tiết
C. Hang vị tiết gastrin, somatostatin
D. Thân vị tiết gastrin và HCl
244 Đặc điểm sau đây của dạ dày
A. Tế bào thành tiết pepsinogen
B. Tế bào chính tiết HCl
C. Tế bào D tiết somatostatin
D. Tế bào ECL tiết gastrin
245 Đặc điểm sau đây của tế bào nhầy, chọn câu sai
A. Che phủ bề mặt niêm mạc
B. Nằm ở cổ tuyến
C. Tiết chất nhầy có tính acid
D. Tác dụng bảo vệ
246 Đặc điểm sau đây của tế bào thành ở dạ dày, chọn câu sai
A. Nằm ở 1/3 giữa tuyến
B. Giữ cho pH dạ dày từ 1.8 – 3.5
C. Tiết yếu tố nội
D. Tác dụng bảo vệ
247 Đặc điểm của các tế bào ở dạ dày, chọn câu đúng
A. Ở bề mặt niêm mạc tế bào nhày được thay thế sau 7 ngày.
B. Ở cổ tuyến tế bào nhày được thay thế sau 2 – 3 ngày.
C. Tế bào thành và tế bào chính được thay thế sau 10 ngày – 2 tuần.
D. TB chính được thay thế sau 1 tháng
248 Cơ chế và nguyên nhân gây táo bón
A. Do u sẹo ở đại tràng
B. Tăng trương lực ở ruột già
C. Chế độ ăn ít thịt, ít đường
D. Sử dụng thuốc làm giảm hấp thu nước
249 Cơ chế xảy ra khi bị tiêu chảy
A. Giảm co bóp
B. Tăng tiết dịch
C. Tăng hấp thu
D. Giảm bài tiết
250 Viêm tụy cấp có đặc điểm
A. Ít dẫn đến sốc
B. Tỷ lệ tử vong ít
C. Xảy ra sau bữa ăn nhiều mỡ và protein
D. Mô tụy ít bị tổn thương
251 Tuyến tụy có các đặc điểm sau đây
A. Tiết enzyme chủ lực tiêu hóa lipid
B. Suy tụy chỉ gây rối loạn tiêu hóa nhẹ
C. Thần kinh số IX chi phối hoạt động
D. Secretin do thành tá tràng tiết ra làm tụy tăng tiết
252 Hậu quả của giảm tiết dịch mật
A. Tiêu phân đen
B. Thiếu vitamin A,D
C. Tăng nhu động ruột
D. Tăng dự trữ vitamin K
253 Hậu quả của tăng co bóp dạ dày
A. Đầy bụng, khó tiêu
B. Sa dạ dày
C. Cơ dạ dày bị liệt
D. Dạ dày ngắn, nằm ngang ( X-Quang)
254 Hậu quả của giảm co bóp dạ dày
A. Sa dạ dày
B. Ợ hơi
C. Nóng rát thượng vị
D. Đau tức thượng vị
255 Dạ dày tăng co bóp khi
A. Dị vật tắc lâu ngày ở dạ dày
B. Dùng thuốc Histamin, Cholin
C. Cường giao cảm
D. Ức chế thần kinh X
256 Dạ dày giảm co bóp khi
A. Thức ăn ôi thiu
B. Uống rượu
C. Dị vật tắc lâu ngày ở dạ dày
D. Ức chế giao cảm
257 Cơ chế gây loét của Helicobacter Pylori
A. Enzyme urease giúp vi khẩn tạo ra môi trường acid quanh nó
B. Enzyme urease tạo ra ammoniac làm tổn thương niêm mạc do kích thích tiết acid
C. Làm dạ dày giảm tiết acid
D. Làm tăng tiết chất nhầy
258 Quan niệm về loét dạ dày khi tìm ra Helicobacter Pylori
A. Chủ yếu do cơ chế thần kinh
B. Là bệnh không lây
C. Không cần dùng kháng sinh
D. Là bệnh có thể khỏi hẳn
259 Cơ chế gây tổn thương của NSAIDs
A. Trực tiếp gây tổn thương niêm mạc dạ dày
B. Làm tăng tính kỵ nước của lớp chất nhầy
C. Làm giảm sự tiếp xúc của acid và biểu mô niêm mạc
D. Các sản phẩm chuyển hóa của NSAIDs không gây tổn thương niêm mạc ruột và dạ dày
260 Vai trò của pepsin
A. Phân tử pepsin có kích thước nhỏ so với những phân tử khác trên bề mặt niêm mạc
B. Pepsin có thể thấm sâu vào lớp gel bảo vệ niêm mạc dạ dày
C. Pepsin là thứ yếu trong tiêu hóa protein ở dạ dày
D. Pepsin chỉ là yếu tố hỗ trợ acid trong gây loét dạ dày
261 Cơ chế gây loét dạ dày-tá tràng
A. Loét dạ dày là hậu quả của sự tự tiêu hóa
B. Vai trò của pepsin là thứ yếu trong loét dạ dày
C. Vai trò gây loét của pepsin mạnh hơn so với HCl
D. Vai trò gây loét của pepsin không phụ thuộc vào acid
262 Yếu tố tăng trưởng trong sự hàn gắn và tái tạo niêm mạc
A. Được bài tiết ở dạ dày
B. Được bài tiết ở tuyến tụy
C. Tăng tiết acid
D. Kích thích sự xâm nhập và tăng sinh tế bào ở vùng tổn thương
263 Sự tái tạo và hàn gắn trong viêm loét dạ dày-tá tràng
A. Niêm mạc dạ dày bị tổn thương được hàn gắn sau 24h
B. Sự hàn gắn xảy ra cả khi nồng độ H+ trong dịch vị tăng gấp 10 lần
C. Tổn thương vượt qua lớp màng đáy niêm mạc dạ dày thì sự tái tạo của biểu mô sẽ bị chậm
lại
D. Sự tái tạo biểu mô niêm mạc dạ dày luôn phải có yếu tố tăng trưởng EGF
264 Hoạt động của HCl ở dạ dày
A. HCl tiết ra hầu hết đều thấm ngược vào niêm mạc dạ dày
B. Pepsin tạo điều kiện cho HCl thấm qua chất nhầy
C. Khoảng 4/10 HCl sẽ thấm qua lớp chất nhầy
D. Lớp tế bào biểu mô sẽ tạo điều kiện cho sự xâm nhập của acid
265 Tế bào biểu mô niêm mạc dạ dày
A. Tái sinh rất nhanh mỗi khi tổn thương
B. Sản xuất ion bicarbonate làm phá hủy niêm mạc dạ dày
C. Sản xuất ion bicarbonate không thể đi qua được lớp gel bề mặt dạ dày
D. Có tác dụng điều phối các yếu tố bảo vệ
266 Prostagladin có đặc điểm sau đây
A. Được sản xuất ở gan và đưa tới dạ dày
B. Có tác dụng kìm hãm các yếu tố bảo vệ
C. Giúp quá trình tái tạo xảy ra ngay lập tức
D. Cung cấp nguyên liệu hàn gắn vết thương
267 Chất nhầy ở dạ dày có đặc điểm
A. Phủ bề mặt niêm mạc tuyến thân vị và hang vị
B. Tồn tại ở dạng gel và mang tính acid
C. Không thích hợp cho sự tiêu hủy của pepsin
D. Cho phép acid từ dịch vị tự do khuếch tán vào trong
268 Chất nhầy dạ dày có đặc điểm
A. Phủ bề mặt niêm mạc tuyến thân vị và hang vị
B. Tồn tại ở dạng gel và mang tính acid
C. Thích hợp cho sự tiêu hủy của pepsin
D. Không cho phép acid từ dịch vị tự do khuếch tán vào trong
269 Chất nhầy dạ dày có đặc điểm
A. Phủ bề mặt niêm mạc tuyến thân vị và hang vị
B. Tồn tại ở dạng gel và mang tính kiềm
C. Thích hợp cho sự tiêu hủy của pepsin
D. Cho phép acid từ dịch vị tự do khuếch tán vào trong
270 Tế bào chính có đặc điểm
A. Là tế bào tiêu protein
B. Trực tiếp sản xuất pepsin
C. Nằm giữa tuyến
D. Tác dụng bảo vệ
271 Điều hòa bài tiết acid, tế bào thành có thụ thể âm tính (làm giảm tiết acid) là
A. Thụ thể tiếp nhận acetylcholine của phế vị
B. Thụ thể cho gastrin
C. Thụ thể cho histamine
D. Thụ thể cho somatostatin
272 Dạ dày có chức năng nào sau đây
A. Chỉ có chức năng nội tiết
B. Chỉ có chức năng ngoại tiết
C. Thân vị chủ yếu là ngoại tiết, hang vị chủ yếu là nội tiết
D. Thân vị chủ yếu là nội tiết, hang vị chủ yếu là ngoại tiết
273 Đám rối thần kinh đi vào trong lớp dưới niêm mạc dạ dày chi phối chức năng
A. Co bóp
B. Tiết dịch
C. Hấp thu
D. Bài tiết
274 Tế bào có mặt ở cả ống tuyến của thân vị và hang vị
A. Tế bào gốc
B. Tế bào nhày
C. Tế bào ECL
D. Tế bào G
275 Bản chất của chất nhày
A. Lipoprotein
B. Glycoprotein
C. Glycolipid
D. Polypeptid
276 Khoảng pH thích hợp cho pepsin hoạt động
A. 1.6 – 3.1
B. 1.7 – 3.3
C. 1.8 – 3.5
D. 1.9 – 3.7
277 Tế bào còn được gọi là tế bào tiêu
A. Tế bào chính
B. Tế bào thành
C. Tế bào G
D. Tế bào ECL
278 Pepsinogen được sản xuất ở Tế bào nào của dạ dày
A. Tế bào chính
B. Tế bào thành
C. Tế bào G
D. Tế bào ECL
279 Yếu tố nội được sản xuất ở Tế bào nào của dạ dày
A. Tế bào chính
B. Tế bào thành
C. Tế bào G
D. Tế bào ECL
280 Acid được sản xuất và tiết ra ở Tế bào nào của dạ dày
A. Tế bào chính
B. Tế bào thành
C. Tế bào G
D. Tế bào ECL
281 Histamin được tiết ra ở Tế bào nào của dạ dày
A. Tế bào chính
B. Tế bào thành
C. Tế bào G
D. Tế bào ECL
282 Toàn bộ tế bào nhày ở bề mặt niêm mạc được thay thế sau khoảng bao lâu
A. 2 – 3 ngày
B. Trong vòng 7 ngày
C. 10 – 12 ngày
D. Không thể thay thế toàn bộ
283 Thụ thể có tác dụng dương tính mạnh mẽ nhất ở tế bào thành là thụ thể tiếp nhận
A. Acetylcholin
B. Gastrin
C. Histamin
D. Somatostatin
284 Yếu tố nguy cơ làm thay đổi hẳn quan niệm về loét da dày, tá tràng
A. Di truyền
B. Stress
C. Vi khuẩn H.pylori
D. NSAID
285 Dấu hiệu “rắn bò” là diễn biến của
A. Táo bón
B. Hội chứng tắc ruột
C. Tiêu lỏng
D. Ruột kích thích
286 Trong rối loạn tiết dịch mật cơ thể vẫn hấp thu được vitamin
A. Vitamin A
B. Vitamin B
C. Vitamin K
D. Vitamin D
287 “Loét dạ dày tá tráng là hậu quả của sự tự tiêu hoá”, ý nói đến vai trò của
A. Pepsinogen (pepsin)
B. NSAID
C. Xoắn khuẩn HP
D. Di truyền
288 Cơ chế trực tiếp gây tổn thương niêm mạc dạ dày của NSAID
A. Suy giảm hàng rào phòng ngự
B. Ức chế tổng hợp prostaglandin và NO
C. Giảm lưu lượng vi tuần hoàn niêm mạc
D. Tính acid yếu phát huy ái lực với lipid
289 Yếu tố nguy cơ hàng đầu trong loét dạ dày tá tràng
A. Stress
B. Helicobacter pylori
C. NSAID
D. Rượu
290 Nhóm máu có nguy cơ bị loét dạ dày tá tràng nhiều hơn nhóm máu khác
A. Nhóm A
B. Nhóm B
C. Nhóm O
D. Nhóm AB
291 Cơ chế gián tiếp gây tổn thương niêm mạc dạ dày của NSAID, ngoại trừ
A. Giảm lưu lượng vi tuần hoàn niêm mạc
B. Tính acid yếu phát huy ái lực với lipid
C. Ức chế tổng hợp prostaglandin và NO
D. Suy giảm hàng rào phòng ngự
292 Chất nào có vai trò quan trọng trong làm lành tổn thương dạ dày
A. GGF
B. EGF
C. CGF
D. BGF
293 Chất nào đóng vai trò chủ đạo trong ngăn ngừa acid thấm vào thành dạ dày
A. Chất nhầy
B. Prostaglandin
C. NaHCO3
D. Pepsin
294 BAO có ý nghĩa gì
A. Phản ánh khối lượng tế bào thành
B. Cường độ kích thích thường trực
C. Lưu lượng acid cơ bản
D. Lưu lượng acid kích thích
295 Ở tế bào thành thụ thể nào tác dụng âm tính (làm giảm tiết acid)
A. Thụ thể cho acetylcholin
B. Thụ thể cho gastrin
C. Thụ thể cho histmin
D. Thụ thể cho somatostatin
296 Tế bào nào nằm chủ yếu ở hang vị
A. Tế bào G
B. Tế bào D
C. Tế bào chính
D. Tế bào ECL
297 Tế bào ECL nằm ở đâu
A. Lớp cơ trơn
B. Lớp niêm mạc
C. Lớp dưới niêm mạc
D. Thanh mạc
298 Lớp nào có tác dụng chống ma sát và chống dính
A. Lớp niêm mạc
B. Lớp thanh mạc
C. Cơ trơn
D. Lớp ngoại thanh mạc
299 Phương pháp để xác định khối lượng tế bào thành
A. Khảo sát dịch vị khi đói
B. Khảo sát dịch vị sau ăn 30 phút
C. Khảo sát dịch vị sau ăn 2 giờ
D. Khảo sát chất GRP
300 Chất duy trì lượng dịch dạ dày tối thiểu
A. Gastrin
B. Somatostatin
C. Histamin
D. Pepsin
301 Enzym đóng vai trò chính trong cơ chế gây loét của HP
A. Urease
B. Catalase
C. Lipase
D. Protease
302 Loét dạ dày – tá tràng có thể do nguyên nhân nào sau đây
A. Giảm tiết pepsin, tiết nhầy bình thường.
B. Tăng tiết chất nhầy.
C. Giảm tiết HCl, tiết nhầy bình thường.
D. Giảm tiết chất nhầy, tăng tiết pepsin và HCl.
303 Hormon nào gây tăng tiết HCl, pepsin, ức chế tiết dịch nhầy
A. Thyroxin
B. Aldosterol.
C. Cortisol.
D. TSH.
304 Đặc điểm của dạ dày
A. Thân vị chủ yếu có chức năng ngoại tiết
B. Đám rối Auerbach chi phối tiết dịch
C. Đám rối Meissner chi phối co bóp
D. Lớp dưới niêm có vai trò nhào trộn, chuyển thức ăn
305 Đặc điểm các tế bào ở dạ dày
A. Tế bào thành tiết pepsinogen
B. Tế bào D tiết gastrin
C. Tế bào chính tiết acid
D. Tế bào ECL tiết histamin
306 Tế bào kích thích gây co cơ dạ dày
A. Tế bào thành
B. Tế bào chính
C. Tế bào G
D. Tế bào ECL
307 Các yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày
A. Pepsinogen
B. Helicobacter pylori
C. Sự tưới máu phong phú
D. ECL
308 Hậu quả của tiêu chảy mạn
A. Nhiễm độc và nhiễm acid máu
B. Rối loạn huyết động
C. Thiếu máu
D. Sa trực tràng
309 Diễn biến đầu tiên của hội chứng tắc ruột là
A. Đau quặn dữ dội
B. Chướng hơi
C. Sốc
D. Liệt ruột
310 Hội chứng Zollinger-Ellison là
A. U tế bào thành
B. U tế bào G
C. U tế bào D
D. U tế bào ECL
311 Cơ chế của viêm tụy cấp
A. Là bệnh lý do thiểu năng tụy
B. Là bệnh lý viêm hoại tử cấp diễn do vi khuẩn tiêu hủy nhu mô tụy
C. Lượng dịch tụy tiết ra nhiều làm tiêu hủy nhu mô tụy và quanh tụy
D. Gây rối loạn đông máu tại chỗ và toàn thân, dẫn đến sốc
312 Biểu hiện rối loạn chuyển hóa protid trong suy gan mạn là
A. Tỉ lệ A/G > 1
B. Tăng protid toàn phần máu
C. Phù do giảm áp lực keo
D. Giảm globulin máu
313 Cơ chế gây báng nước (báng bụng) trong xơ gan
A. Giảm áp lực tĩnh mạch cửa
B. Tăng áp lực keo huyết tương
C. Giảm tính thấm thành mạch
D. Giảm phân hủy hormone ADH và aldosteron
314 Cơ chế chính gây hôn mê gan là
A. Nhiễm độc
B. Giảm nồng độ NH3 máu
C. Giảm glucose máu
D. Cơ thể suy kiệt
315 Nguyên nhân bên trong gây rối loạn chức năng gan là
A. Ứ mật
B. Nhiễm virus
C. Nhiễm ký sinh trùng
D. Nghiện rượu
316 Bệnh xơ gan – nhiễm sắt là do
A. Tích tụ glycogen trong gan
B. Thiếu methyonin, cholin
C. Tích tụ hemosiderin
D. Giảm tổng hợp ceruloplasmin
317 Bệnh CRIGLER NAJJAR gây vàng da
A. Trước gan
B. Tại gan
C. Sau gan
D. Không liên quan đến vàng da
318 Đặc điểm của hôn mê gan là
A. Tình trạng rối loạn tâm thần – thần kinh do chức năng gan bị rối loạn
B. Giảm tính thấm độc chất qua hàng rào máu não
C. Cơ chế đã xác định là do chất dẫn truyền thần kinh giả gây ra
D. Luôn luôn có tăng nồng độ NH3 gây ra hội chứng gan não
319 Nguyên nhân xâm nhập theo ống dẫn mật gây tắc mật ở gan thường gặp là
A. Vi khuẩn E. coli
B. Nhiễm giun, sán
C. Entamoeba histolytica
D. Virus HBV
320 Trong 1 phút, có bao nhiêu ml máu qua gan
A. 1200 ml.
B. 1300 ml.
C. 1400 ml.
D. 1500 ml.
321 Vàng da sau gan có đặc điểm
A. Phân đậm màu
B. Nước tiểu nhạt màu
C. Cholesterol, acid mật tăng
D. Mô gan bình thường
322 Vàng da trước gan có đặc điểm
A. Khi sắc tố mật trong máu cao hơn bình thường và ngấm vào mô cơ và mô gan
B. Bilirubin tự do tăng cao trong nước tiểu
C. Chức năng gan bình thường
D. Phân nhạt màu
323 Chuyển hóa sắc tố mật
A. Bilirubin tự do không độc đối với cơ thể
B. Bilirubin kết hợp được chuyển hóa ngoài gan
C. Stercobilin được thải ra phân
D. Bilirubin tự do được tái hấp thu về gan tạo nên chu trình ruột gan
324 Gan phân hủy các hormone sau đây
A. Thyroxin
B. Oxytoxin
C. Testosterone
D. Glucagon
325 Rối loạn chức năng chống độc của gan thể hiện
A. Tăng phân hủy hormone
B. Tăng khả năng cố định chất màu
C. Giảm liên hợp bilirubin tự do
D. Giảm tiết mật
326 Rối loạn chức năng chuyển hóa glucid biểu hiện
A. Tăng dự trữ glucose dưới dạng glycogen
B. Sau ăn đường huyết tăng nhanh giảm nhanh
C. Sau ăn đường huyết tăng chậm giảm nhanh
D. Nghiệm pháp glucose máu rất đặc hiệu cho gan
327 Yếu tố gây bệnh xâm nhập vào gan bằng con đường nào sau đây
A. Đường tĩnh mạch cửa như giun sán
B. Đường tuần hoàn máu như lao, ngộ độc thuốc clorofom
C. Đường ống dẫn mật như ngộ độc phosphor, rượu
D. Đường bạch huyết như vi khuẩn
328 Các yếu tố gây bệnh bên trong gây rối loạn chức năng gan
A. Nhiễm HAV, HBV, HCV
B. Nhiễm E. coli, lao
C. Nhiễm độc chì
D. Ứ mật
329 Rối loạn chuyển hóa glucid trong suy gan mạn
A. Giảm lượng glycogen trong tế bào gan
B. Giảm khả năng phân hủy glcogen
C. Tăng tân tạo glucid từ protid
D. Tăng tân tạo glucid từ lipid
330 Bệnh Wilson là do
A. Thiếu G6 phosphatase
B. Thiếu chất hướng mỡ như methyonin, cholin
C. Do nhiễm sắt
D. Rối loạn chuyển hóa đồng
331 Trong rối loạn chức năng chuyển hóa protid ở gan, protid nào không bị giảm khả năng tổng
hợp?
A. Albumin
B. Firbrinogen
C. Globulin
D. Ceruloplasmin
332 Vàng da trước gan gặp trong
A. Viêm gan B
B. Sỏi ống mật chủ
C. Nhiễm ký sinh trùng sốt rét
D. Ngộ độc phosphor hữu cơ
333 Trong vàng da do nguyên nhân sau gan, hiện tượng nước tiểu vàng là vì có chứa nhiều
A. Urobilinogen
B. Bilirubin tự do
C. Bilirubin kết hợp
D. Hemoglobin
334 Đường xâm nhập chính và quan trọng nhất của yếu tố gây bệnh vào gan
A. Đường tĩnh mạch cửa
B. Đường ống dẫn mật
C. Đường tuần hoàn máu
D. Đường bạch huyết
335 Thiếu hụt ceruloplasmin gặp trong bệnh
A. Von Gierke
B. Rối loạn chuyển hóa sắt
C. Wilson
D. Thiếu alpha 1 antitrypsin
336 Thiếu hụt G6 phosphatase gặp trong bệnh
A. Von Gierke
B. Rối loạn chuyển hóa sắt
C. Wilson
D. Thiếu alpha 1 antitrypsin
337 Trong vàng da trước gan có đặc điểm
A. Bilirubin trong nước tiểu (+)
B. Bilirubin tự do trong máu tăng cao
C. Urobilinogen trong nước tiểu giảm
D. Stercobilinogen trong phân giảm
338 Bệnh lý nào sau đây không gây vàng da do tăng bilirubin tự do
A. Vàng da ở trẻ sơ sinh
B. Tắc mật
C. Hội chứng Gilbert
D. Tan huyết
339 Trong vàng da do nguyên nhân sau gan, nước tiểu vàng là vì có chứa nhiều
A. Bilirubin kết hợp
B. Bilirubin tự do
C. Acid mật
D. Urobilinogen
340 Trong vàng da tại gan
A. Bilirubin trong nước tiểu (-)
B. Nguyên nhân thường do nhiễm độc
C. Urobilinogen trong nước tiểu giảm
D. Stercobilinogen trong phân giảm
341 Trong vàng da sau gan
A. Bilirubin trong nước tiểu (+)
B. Cholesterol máu giảm
C. Phân sẫm màu
D. Acid mật giảm
342 Rối loạn nào sau đây không gây vàng da
A. Sự kết hợp trong tế bào gan giảm
B. Sự tạo bilirubin tăng do tan huyết
C. Sự tạo stercobilinogen trong ruột tăng
D. Cản trở bài tiết mật ngoài gan
343 Ứ đọng hemosiderin và hemofuschin gặp trong bệnh
A. Von Gierke
B. Rối loạn chuyển hóa sắt
C. Wilson
D. Thiếu alpha 1 antitrypsin
344 Thiếu chất cholin và methionin gặp trong bệnh
A. Gilbert
B. Crigler-Najjar
C. Dubin Johnson
D. Mỡ hóa gan
345 Trong xơ gan, rối loạn đông máu là do
A. Gan giảm tổng hợp các yếu tố đông máu
B. Cường lách gây tăng tiểu cầu
C. Tăng hấp thu vitamin K
D. Hủy hoại tế bào gan
346 Vitamin nào sau đây được dự trữ ở gan dưới dạng ergocalciferol
A. Vitamin A
B. Vitamin B
C. Vitamin C
D. Vitamin D
347 Trong bệnh lý của gan thường biểu hiện của thiếu máu là do thiếu yếu tố nào sau đây
A. Thiếu sắt, protein, vitamin
B. Thiếu prothrombin
C. Yếu tố chống chảy máu
D. Yếu tố đông máu
348 Động mạch gan cung cấp máu cho gan mỗi ngày khoảng bao nhiêu lít
A. 300-400 lít
B. 400-500 lít
C. 500-600 lít
D. 700-800 lít
349 Nguyên nhân nào sau đây gây vàng da sau gan
A. Tan huyết
B. Nhiễm khuẩn
C. Cơ học
D. Nhiễm độc
350 Amip xâm nhập vào gan gây tổn thương gan chủ yếu bằng đường nào sau đây
A. Đường bạch huyết
B. Đường tĩnh mạch cửa
C. Đường ống dẫn mật
D. Đường tuần hoàn máu
351 Rối loạn chuyển hóa protid trong bệnh gan sẽ gây ra
A. Giảm tổng hợp albumin
B. Giảm tổng hợp globulin
C. Tỷ lệ A/G tăng cao
D. Huyết tương khó bị kết tủa
352 Sự xuất hiện của bilirubin kết hợp trong nước tiểu
A. Là bình thường
B. Khi có tan huyết
C. Khi có thiếu hụt glucuronyl transferase
D. Khi có tắc nghẽn đường dẫn mật
353 Hội chứng gan – thận type 1 có đặc điểm nào sau đây
A. Bệnh nhẹ
B. Có thể hồi phục
C. Phản ánh sự tiến triển bệnh lý tại gan
D. Nồng độ creatinin huyết cao gấp đôi và độ thanh lọc của creatinin còn 20ml/phút
354 Đặc trưng của hội chứng gan thận
A. Tổn thương mô thận
B. Tổn thương ống thận
C. Giảm khả năng lọc của cầu thận
D. Có albumin/niệu
355 Trong vàng da tắc mật có đặc điểm
A. Tăng bài tiết stercobilinogen trong phân
B. Tăng đào thải urobilinogen trong nước tiểu
C. Bilirubin tự do xuất hiện trong nước tiểu
D. Bilirubin kết hợp xuất hiện trong nước tiểu
356 Thiếu enzym transferase gây nên bilirubin tự do tăng cao trong máu gặp trong bệnh nào sau
đây
A. Gilbert
B. Crigler-Najjar
C. Xơ gan
D. Dubin Johnson
357 Tăng hoạt động của enzym transferase gây nên bilirubin kết hợp tăng cao trong máu gặp
trong bệnh nào sau đây
A. Dubin Johnson
B. Bệnh Crigler-Najjar
C. Viêm gan siêu vi B
D. Viêm gan siêu vi C
358 Nguyên nhân gây thiểu niệu là
A. Thùy sau tuyến yên giảm tiết ADH
B. Thùy trước tuyến yên giảm tiết ADH
C. Tổn thương quanh ống thận
D. Xơ vữa động mạch thận
359 Nguyên nhân gây vô niệu trước thận là
A. Tắc đài bể thận
B. Viêm cầu thận cấp
C. Tiêu chảy do Vibrio cholerae
D. Viêm ống thận
360 Có protein niệu do sinh lý là
A. Phụ nữ có thai đứng lâu
B. Kháng sinh
C. Viêm cầu thận
D. Đa u tủy
361 GFR định nghĩa là
A. Lượng dịch lọc được hình thành tại cầu thận trong mỗi phút
B. Lượng huyết tương được lọc sạch tại cầu thận trong mỗi phút
C. Lượng máu qua cầu thận mỗi phút
D. Lượng dịch lọc được tái hấp thu tại thận trong mỗi phút
362 Bệnh thận hay gây thiếu máu nhất là
A. Viêm ống thận cấp
B. Viêm cầu thận mạn
C. Viêm cầu thận cấp
D. Hội chứng thận hư
363 Bệnh sinh của hội chứng gan thận là
A. Co mạch ngoài thận
B. Dãn mạch trong thận
C. Co mạch trong thận, dãn mạch ngoài thận
D. Co mạch ngoài thận, dãn mạch trong thận
364 Nguyên nhân gây vô niệu tại thận là
A. Tắc đài bể thận
B. Viêm cầu thận cấp
C. Tiêu chảy do Vibrio cholerae
D. Sốc mất máu do chấn thương
365 Có protein niệu khi
A. Lượng protein trong nước tiểu > 100 mg/24h
B. Lượng protein trong nước tiểu > 150 mg/24h
C. Lượng protein trong nước tiểu > 200 mg/24h
D. Lượng protein trong nước tiểu > 250 mg/24h
366 Điều kiện hình thành trụ niệu là
A. Nồng độ protein nước tiểu tăng cao
B. Lượng nước tiểu phải nhiều
C. Tốc độ nước tiểu chảy nhanh
D. pH nước tiểu tăng
367 Nguyên nhân thường gặp trong viêm cầu thận cấp
A. Samonella typhi
B. Staphylococcus aureus
C. Treponema pallidum
D. Streptocci b-hymolitic group A
368 Trong các chất sau đây, chất nào do thận tiết ra để duy trì ổn định của huyết áp
A. Erythropoietin.
B. Renin.
C. ADH.
D. FSH.
369 Trong các chất sau đây, chất nào do thận tiết ra để duy trì số lượng hồng cầu
A. Erythropoietin.
B. Renin.
C. ADH.
D. FSH.
370 Nước tiểu đầu chính là huyết thanh loại bỏ chất nào sau đây
A. Creatinine.
B. Inulin.
C. Proteine.
D. Acid uric.
371 Đa niệu gặp trong trường hợp nào sau đây
A. Thùy sau tuyến yên giảm tiết ADH
B. Thùy trước tuyến yên giảm tiết ADH
C. Viêm cầu thận cấp
D. Viêm ống thận
372 Nguyên nhân gây vô niệu tại thận là
A. Tắc đài bể thận
B. Viêm cầu thận cấp
C. Tiêu chảy do Vibrio cholerae
D. Sốc mất máu do chấn thương
373 Chất đánh dấu cầu thận có đặc điểm
A. Nếu chất đo là inulin thì kết quả đo GFR và hệ số thanh lọc khác nhau
B. Nếu chất thải được ống thận hấp thu lại thì clearance < GFR
C. Nếu chất thải được ống thận bài tiết thêm thì clearance < GFR
D. Nếu chất thải được ống thận hấp thu lại thì clearance > GFR
374 Đặc điểm của GFR
A. GFR là thể tích nước được cầu thận lọc sang ống thận trong một phút
B. Hệ số thanh lọc của một chất là thể tích huyết tương được thận lọc sạch chất đó trong 24h
C. Nếu chất đo là creatinine thì kết quả đo GFR và hệ số thanh lọc như nhau
D. Nếu chất đo là inulin thì kết quả đo GFR và hệ số thanh lọc khác nhau
375 Để đo GFR (tốc độ lọc cầu thận), người ta chọn một chất trong máu thỏa mãn điều kiện
A. Phân tử lượng lớn
B. Bị phá hủy hay biến đổi hóa học
C. Không được hấp thu khi đi qua ống thận
D. Được bài tiết thêm từ ống thận vào nước tiểu
376 Loại thiếu máu nào thường gặp ở bệnh nhân suy thận
A. Thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc
B. Thiếu máu hồng cầu to ưu sắc
C. Thiếu máu hồng cầu to nhược sắc
D. Thiếu máu đẳng sắc đẳng bào
377 Bệnh nhân bị thiếu máu trong suy thận là do
A. Thiếu sắt
B. Thiếu acid folic, B12
C. Thiếu aldosterol
D. Thiếu erythropoietin
378 Điều kiện để hình thành trụ niệu
A. Nồng độ protein nước tiểu đủ thấp
B. Lượng nước tiểu tương đối thấp
C. Tốc độ của nước tiểu trong ống thận nhanh
D. Tính chất lý hóa của nước tiểu không thay đổi
379 Gọi là protein niệu bệnh lý trong trường hợp nào sau đây
A. Sốt cao
B. Lao động cơ bắp nặng
C. Đứng lâu
D. Hội chứng thận hư
380 Nguyên nhân gây thiểu niệu sau thận là
A. Viêm cầu thận
B. Xơ vữa động mạch thận
C. Viêm ống thận
D. Sỏi niệu quản
381 Nguyên nhân gây thiểu niệu tại thận là
A. Sốc giảm thể tích tuần hoàn
B. Mất nước
C. Viêm ống thận
D. Viêm đài bể thận
382 Nguyên nhân gây thiểu niệu trước thận là
A. Viêm cầu thận
B. Mất nước
C. Viêm ống thận
D. Viêm đài bể thận
383 Bệnh sinh của hội chứng Gan – Thận
A. Co mạch ngoài thận, co mạch trong thận
B. Dãn mạch trong thận, dãn mạch ngoài thận
C. Co mạch trong thận, dãn mạch ngoài thận
D. Co mạch ngoài thận, dãn mạch trong thận
384 Năng lượng hóa học (ATP) dành cho bài tiết và hấp thu ở thận được sản xuất tại
A. Ty thể của tế bào ống thận
B. Ty lạp thể của tế bào ống thận.
C. Lạp thể của tế bào ống thận
D. Tế bào ống thận
385 Mỗi phút động mạch thận cung cấp bao nhiêu máu
A. 1000 ml
B. 1200 ml
C. 1300 ml
D. 1500 ml
386 Huyết áp ở cầu thận so với huyết áp mao mạch cơ thể, chọn ý đúng
A. Bằng huyết áp mao mạch cơ thể
B. Nhỏ hơn huyết áp mao mạch cơ thể
C. Lớn hơn huyết áp mao mạch cơ thể
D. Gần bằng huyết áp mao mạch cơ thể
387 Quá trình lọc dừng lại khi huyết áp trung bình
A. <30 mmHg
B. <50 mmHg
C. <70 mmHg
D. < 90 mm Hg
388 Chất được tái hấp thu toàn bộ ở ống lượn gần
A. Na+
B. H2O
C. Glucose
D. Ure
389 Trong suy thận mạn, chỉ số để đánh giá chức năng thận
A. Đo hệ số thanh lọc GRF
B. Theo dõi nồng độ creatinin, ure
C. Theo dõi nồng độ Na+, Cl-
D. heo dõi nồng độ phosphat, urat, H+
390 Có thể đánh giá và tiên lượng nguy cơ vỡ động mạch nhờ vào việc đo
A. VLDL
B. HDL
C. LDL
D. HDL và LDL
391 Nguyên nhân gây ra báng nước trong xơ gan
A. Giảm áp lực thủy tĩnh
B. Tăng tính thấm thành mạch
C. Tăng áp lực keo
D. Tăng phân hủy hormone ADH, aldosteron
392 Huyết niệu do tổn thương tại các néphron thường có kèm
A. Phù toàn thân
B. Nhiễm acid chuyển hoá
C. Trụ niệu và protein niệu
D. Tăng urê máu
393 Suy thận mạn có thể làm tăng chất nào sau đây trong dịch ngoại bào
A. Chlore
B. Kali
C. Calcium
D. Bicarbonate
394 Trong hồng cầu niệu sau thận, nghiệm pháp “ba cốc” giúp chẩn đoán
A. Vị trí xuất huyết
B. Mức độ xuất huyết
C. Nguyên nhân xuất huyết
D. Có trụ hồng cầu trong nước tiểu
395 Hệ số thanh thải của một chất được tính theo công thức sau
A. C = (U x P)/ V
B. C = (P x V)/ U
C. C = (U x V)/ P
D. C = (U + V)/ P
396 Yếu tố nào sau đây làm giảm mức lọc cầu thận
A. Giảm áp lực thủy tĩnh trong mao mạch cầu thận
B. Giảm áp lực thủy tĩnh của nang Bowman
C. Giảm áp lực keo ở mao mạch cầu thận
D. Tăng áp lực thủy tĩnh trong mao mạch cầu thận
397 Gọi là protein niệu khi
A. Có protein trong nước tiểu.
B. Lượng protein (>150mg/24h)
C. Phải có thường xuyên
D. Chỉ có albumin trong nước tiểu
398 Đánh giá chức năng thận trong suy mạn tốt nhất là dựa vào
A. Creatinin
B. Ure
C. GFR
D. Phosphat
399 Chức năng nội tiết của thận
A. Tiết erythropoietin duy trì số lượng hồng cầu
B. Bài tiết H+, NH4+, K+,…ở ống thận
C. Tái hấp thu acid amin, glucose,…ở ống thận
D. Lọc các sản phẩm thừa, chất độc nội sinh tại cầu thận
400 Đặc điểm nào sau đây không đúng trong hội chứng urê – huyết
A. Nồng độ urê- huyết cao 0,2 – 0,3 g/l
B. Hội chứng nhiễm độc nội sinh
C. Nhiễm toan máu
D. Tăng nồng độ các chất phenol, sulfat, phosphat, kali,…
401 Yếu tố nào sau đây không đúng với nguyên nhân suy thận trước thận
A. Bun/Creatinin máu > 20 mg
B. Tỷ trọng nước tiểu > 1,02
C. Độ thẩm thấu nước tiểu > 500 mOsm
D. Nồng độ Na+ nước tiểu > 40 mEq/lít
402 Chỉ số nào sau đây đúng với nguyên nhân suy thận tại thận
A. Độ thẩm thấu nước tiểu < 300 mOsm
B. Nồng độ Na+ nước tiểu < 20 mEq/lít
C. Tỷ lệ bài tiết Na+ < 1%
D. Tỷ trọng nước tiểu > 1,02
403 Nguyên nhân nào sau đây gây suy thận cấp trước thận
A. Suy tim nặng
B. Viêm cầu thận cấp
C. Viêm ống thận cấp
D. U tuyền liệt tuyến.
404 Nguyên nhân nào sau đây gây suy thận cấp tại thận
A. Đái tháo đường
B. Tăng huyết áp
C. Viêm cầu thận do lupus hệ thống
D. Loạn nhịp tim nặng.
405 Đặc điểm của viêm cầu thận mạn thể phát triển lan tràn
A. Cầu thận tiến tới xơ hóa, teo đi và mất chức năng
B. Triệu chứng hay gặp nhất là hồng cầu niệu vi thể và protein niệu vi thể
C. Giảm hoạt tính bổ thể (giảm C3 trở đi; C1, C2, C4 tương đối bình thường)
D. Liên quan đến nhiều bệnh hệ thống (giang mai; viêm gan A, B; sốt rét;…).
406 Đặc điểm của viêm cầu thận mạn thể phát triển từng ổ
A. Cầu thận tiến tới xơ hóa, teo đi và mất chức năng
B. Triệu chứng hay gặp nhất là hồng cầu niệu vi thể và protein niệu vi thể
C. Giảm hoạt tính bổ thể (giảm C3 trở đi; C1, C2, C4 tương đối bình thường)
D. Liên quan đến nhiều bệnh hệ thống (giang mai; viêm gan A, B; sốt rét;…).
407 Chất ngoại sinh nào sau đây thỏa mãn cả 4 điều kiện để đo tốc độ lọc cầu thận (GFR)
A. Dextran sulphat
B. Neutral dextran
C. DEAE
D. Inulin
408 Protein niệu cầu thận do tăng lọc
A. Có sự giảm tính thấm của màng mao mạch vi cầu
B. Có sự gia tăng lượng máu tại mao mạch của vi cầu thận
C. Có sự gia tăng huyết áp tại mao mạch của vi cầu thận
D. Gặp chủ yếu trong các bệnh lý của cầu thận: viêm cầu thận, hội chứng thận hư
409 Trong các bệnh thận sau đây, bệnh nào ít gây tăng huyết áp nhất
A. Viêm cầu thận cấp
B. Viêm cầu thận mãn
C. Xơ cứng mạch máu thận
D. Viêm thận-bể thận mãn kèm mất muối
410 Nguyên nhân thường gặp nhất của nhiễm trùng đường tiểu ở nữ giới độ tuổi trước mãn kinh

A. Lao
B. U bàng quang
C. Rối loạn nội tiết
D. Nhiễm trùng sinh dục
411 Yếu tố nào sau đây không làm giảm mức lọc cầu thận
A. Giảm áp lực thủy tĩnh trong mao mạch cầu thận
B. Tăng áp lực thủy tĩnh của nang Bowman
C. Tăng áp lực keo ở mao mạch cầu thận
D. Tăng áp lực thủy tĩnh trong mao mạch cầu thận
412 Triệu chứng nào sau đây giúp phân biệt giữa suy thận cấp và đợt cấp của suy thận mạn
A. Tăng nitơ huyết
B. [H+]/ máu tăng
C. Tăng huyết áp
D. Thận teo
413 Nguyên nhân nào sau đây thường gặp nhất trong viêm ống thận cấp
A. Viêm cầu thận cấp
B. Viêm thận mô kẽ
C. Độc chất cho thận
D. Thiếu máu thận
414 Nguyên nhân nào sau đây thường ít gặp trong suy thận cấp
A. Thiếu máu thận
B. Sỏi tiết niệu
C. Độc chất cho thận
D. Viêm kẽ thận
415 Ở người lớn nguyên nhân thường gặp nhất gây ra suy thận cấp tại thận là do
A. Co thắt đột ngột mạch máu thận
B. Đái tháo đường
C. Suy tim
D. Thiểu dưỡng kéo dài hoặc do các chất độc đối với thận
416 Cơ chế chính gây thiếu máu trong suy thận
A. Thiếu protein tạo hồng cầu.
B. Thiếu erythropoietin kích thích tạo hồng cầu.
C. Thiếu Fe.
D. Thiếu vitamin.
417 Nguyên nhân gây suy thận cấp sau thận là
A. xuất huyết, mất dịch qua đường tiêu hóa
B. giảm cung lượng tim: suy tim
C. viêm vi cầu thận
D. bệnh phì đại tiền liệt tuyến

You might also like