You are on page 1of 6

Ths lan

ĐS

1.Tính chất của glycerid

A. Tất cả đều tan trong nước


B. Không màu, không mùi không vị, có mùi khi nhiễm chất khác
C. Trong tự nhiên, glycerid chủ yếu ở dạng triglyceride
D. Glycerid có nhiều nhất ở gan [BC]

2. Về Glycerophospholipid

A. Acid phosphatidic cấu tạo bởi glycerol, 2 gốc acid béo và 1 gốc
phosphoric
B. Phosphatidyl serin cấu tạo bởi serin, acid palmitic và acid oleic
C. Phosphatidyl inositol có nhiều trong não
D. Cardiolipin là phospholipid màng ngoài ty thể [AC]

3. Về quá trình sinh tổng hợp acid béo bão hòa có số carbon chẵn

A. Quá trình tổng hợp Acetyl CoA có ở tất cả các mô


B. Sự tổng hợp Acetyl CoA xảy ra mạnh nhất ở mô mỡ, gan, ruột và tuyến

C. Trong các con đường tổng hợp, con đường ở ty thể đóng vai trò quan
trọng nhất
D. Có đúng 2 con đường tổng hợp acid béo: Bào tương, ty thể [AB]

4. Về quá trình chuyển hóa Cholesterol

A. Insulin và Estrogen có tác dụng tương tự nhau lên quá trình điều hòa tổng
hợp cholesterol ở tế bào gan
B. Cholesterol là cần thiết trong tham gia cấu tạo nên màng tế bào và tổng
hợp hormon steroid
C. Cholesterol có nguồn gốc nội sinh và ngoại sinh mà trong đó đa phần là
đến từ ngoại sinh
D. Khoảng ⅔ lượng Cholesterol được bài xuất qua đường mật [B]

5. Tổng hợp Cholesterol trong cơ thể

A. Là thành phần quan trọng của màng tế bào và hormon steroid


B. Nguyên liệu là acetyl-CoA
C. Cholesterol do nguồn gốc nội sinh khoảng 1g/ngày
D. Được tổng hợp chủ yếu ở mô mỡ [ABC]

6. Về tổng hợp acid béo ở bào tương

A. Nguyên liệu là acetylCoA từ ty thể đi ra


B. AcetylCoA di chuyển ra nhờ hệ thống tricarrboxylat hoặc carnitin
C. Qua trung gian MalonylCoA
D. Cần enzym AcetylCoA carboxylase [ABCD]

7. Acid béo có đặc điểm

A. Có số carbon chẵn hoặc lẻ


B. Có nhóm NH2
C. Có cấu trúc vòng hoặc thẳng
D. Có nhánh hoặc không nhánh [ACD]

MCQ

1.Mệnh đề nào Không đúng trong các câu sau

A. Lipid là thành phần cơ bản của sinh vật


B. Lipid có giá trị cao về mặt năng lượng
C. Lipid chứa nhiều các loại vitamin tan trong lipid và nhiều loại acid béo
bão hòa cần thiết mà cơ thể không tự tổng hợp được
D. Lipid hình thành lớp mỡ dưới da và lớp mỡ quanh 1 số cơ quan [C]

2. Cerebrosid gồm

A. Sphingosine, acid béo cao phân tử và galactose


B. Sphingosine, acid béo cao phân tử và galactosamin
C. Sphingosine, acid béo cao phân tử và glucose
D. Sphingosine, acid béo cao phân tử và fructose [A]

3. Chất nào chỉ chứa acid phosphatidic, Trừ

A. Cephalin
B. Lecithin
C. Phosphatidylserin
D. Plasmin [D]

4. Nhiệt độ nóng chảy của acid béo


A. Acid palmitic>Acid linolenic>Acid linoleic>Acid oleic
B. Acid oleic>Acid palmitic>Acid linoleic>Acid linolenic
C. Acid palmitic>Acid oleic>Acid linoleic>Acid linolenic
D. Acid linoleic>Acid palmitic>Acid oleic>Acid linolenic [C]

5. Dãy các acid béo thiết yếu

A. Acid linoleic, Acid linolenic, Acid arachidonic


B. Acid palmitoleic, Acid linoleic, Acid linolenic
C. Acid linoleic, Acid elaidic, Acid arachidonic
D. Acid linoleic, Acid linolenic, Acid cerebronic [A]

6. Nồng độ chất nào làm kìm hãm tổng hợp acid béo

A. Malonyl CoA
B. Citrate
C. Acetyl CoA
D. Palmitoyl CoA [D]

7. Triglycerid nội sinh được vận chuyển trong máu chủ yếu nhờ

A. Chylomicron
B. Albumin
C. Lipoprotein tỷ trọng rất thấp(VLDL)
D. Lipoprotein tỷ trọng thấp(LDL) [C]

8. Chất vận chuyển acetyl CoA từ ty thể ra bào tương

A. Enzyme carnitin
B. Vận chuyển tích cực có chất mang
C. Hệ thống tricarboxylase và chất vận chuyển carnitin
D. Các lipoprotein [C]

9. Phản ứng este hóa carnitin và acid béo được xúc tác bởi enzym

A. Carnitin transferase 1
B. Carnitin transferase 2
C. Carnitin acyltransferase 1
D. Carnitin acyltransferase 2 [C]

10. Phản ứng thủy phân liên kết este giữa carnitin và acid béo được xúc tác bởi
enzym
A. Carnitin transferase 1
B. Carnitin transferase 2
C. Carnitin acyltransferase 1
D. Carnitin acyltransferase 2 [D]

11. Xúc tác phản ứng chuyển cephalin thành lecithin nhờ enzym

A. Phosphatidyl ethanolamine transferase


B. Phosphatidyl ethanolamine methyl transferase
C. Phosphatidyl ethanolamine adenosyl methyl transferase
D. Phosphatidyl ethanolamine methiomine transferase [B]

12. Các lipid sau là lipid tạp, Trừ

A. Cerebrosid
B. Cardiolipin
C. Cholesterol
D. Acid phosphatidic [C]

13. Enzym xúc tác phản ứng phân cắt beta cetoacyl CoA thành Acetyl CoA

A. Crotonase
B. Thiolase
C. Aldolase
D. Lyase [B]

14. Chất nào đối lập với nguy cơ gây xơ vữa động mạch

A. LDL
B. HDL
C. VLDL
D. CM [B]

15. Thể cetonic được tổng hợp ở

A. Mô mỡ
B. Thận
C. Gan
D. Hồng cầu [C]

16. Thể cetonic bao gồm

A. Aceton, acetoacetat, B-ceto-butyrat


B. Acetoacetat, Aceton,pyruvat
C. B-hydroxy butyrate, acetyl CoA, aceton
D. B-hydroxy butyrate, acetoacetat aceton [D]

17. Phản ứng Phospholipid +H2O→ Lysophospholipid +acid béo được xúc tác
bởi enzym

A. Lipase
B. Phospholipase A
C. Lysophospholipase
D. Phospholipase [B]

Case

18. Một người đàn ông 28 tuổi phát hiện tăng nồng độ cholesterol
325mg/dL( ngưỡng khuyến cáo là dưới 200g/dL), và triglyceride máu là 140
g/dL( ngưỡng khuyến cáo là dưới 150mg/dL). Cha của bệnh nhân đã tử vong do
nhồi máu cơ tim ở tuổi dưới 42 với nồng độ cholesterol tăng rất cao trong suốt
đời

1.Nồng độ cholesterol cao ở người đàn ông này là do bị đột biến ở protein nào
sau đây

A. HMG- CoA reductse


B. ACAT
C. LDL receptor
D. Lipoprotein lipase

2. Hiện tượng nào sẽ xảy ra ở người đàn ông này

A. Giảm khả năng nhập bào qua receptor của LDL

B. Giảm khả năng giáng hóa triglyceride của chylomicron

C. Tăng khả năng sản xuất VLDL

D. Lipoprotein lipase mất hoạt tính

3. Bác sĩ kê cho bệnh nhân lovastatin, nồng độ cholesterol giảm xuống


170mg/dL. Thuốc trên làm giảm cholesterol máu chủ yếu do cơ chế nào

A. Ức chế hấp thu cholesterol trong thức ăn


B. Ức chế lipoprotein lipase trong mô mỡ
C. Ức chế HMG-CoA reductase trong gan và mô ngoại
D. Cảm ứng LDL receptor trong gan và mô ngoại vi [CAC]

Một người phụ nữ 28 tuổi phát hiện tăng nồng độ cholesterol


225mg/dL( ngưỡng khuyến cáo là dưới 200g/dL), và triglyceride máu là 340
g/dL( ngưỡng khuyến cáo là dưới 150mg/dL). Ly tâm máu ngoại vi đục, nhất là
sau bữa ăn

Hãy đưa ra chẩn đoán sơ bộ phù hợp nhất

A. rối loạn lipid máu thể hỗn hợp


B. rối loạn lipid máu type III
C. rối loạn lipid máu có tính chất gia đình
D. Tăng triglyceride máu ác tính

Nguyên nhân của bệnh trên có thể do thiếu hụt loại Apoprotein nào

A. Apo B-100
B. Apo E
C. Apo A-I
D. Apo C-II

Biểu hiện điển hình nhất của bệnh thiếu hụt Apoprotein nói trên

A. Tăng triglyceride trong máu


B. Tăng LDL-C trong máu
C. Giảm HDL-C trong máu
D. Tăng cholesterol trong máu [BBA]

You might also like