You are on page 1of 10

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VĂN HÓA HỌC

1. Theo cách hiểu chiết tự văn hóa Trung Hoa , văn hóa có nghĩa là
gì ?Còn trong tiếng La – tinh, văn hóa là Kultura, vậy Kultura có
nghĩa là gì?
Trả Lời: - Theo định nghĩa Trần Ngọc Thêm: Văn hóa là một hệ thống
hữu cơ của các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích
lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác với môi trường
tự nhiên và xã hội của mình.
- Theo cách hiểu chiết tự văn hóa Trung Hoa, văn hóa có nghĩa là:
Văn hóa = “văn”, đối lập với “võ”. “Văn hóa”( văn trị giáo hóa) = “lấy
văn để giáo hóa thiên hạ”, giống như dạy con trong nhà : nói ngọt không
được dùng roi. Cách nhìn tổng quát rất gần với cái mà nay ta gọi là văn
hóa : nho y lý số gắn liền,văn triết sử bất phân. Phương pháp nghiên cứu
rất gần với cái mà nay ta gọi là phương pháp liên ngành.
*Khái niệm culture: Culture xuất phát từ động từ colere trong tiếng La
Tinh ,khởi đầu có nghĩa là “trồng trọt” – “chăm sóc”(cây cối) -“ hoàn
thiện”
- Cultura juris = hoàn thiện quy tắc ứng xử; Cultura linguage = hoàn
thiện năng lực ngôn ngữ; Cultura animi = hoàn thiện tâm hồn.
- Đến TK 18 các ngôn ngữ châu Âu mới bắt đầu dùng từ cultura với
nghĩa là chăm sóc/ giáo dục / hoàn thiện con người. Chủ nghĩa tư bản
phương Tây ra đời, thúc đẩy sự phát triển của văn minh.
2. Định nghĩa văn hóa của E.B.TYLOR (phân tích chưa hoàn thiện
và hoàn thiện). Hãy nêu những khuyết điểm và ưu điểm của định
nghĩa ấy.
Trả Lời:- Định nghĩa miêu tả liệt kê các thành tố của văn hóa. Ví dụ
định nghĩa của Tylor (Văn hoá là “một phức thể bao gồm tri thức, tín
ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, tập quán, cùng mọi khả năng và
thói quen khác mà con người như một thành viên của xã hội đã đạt
được”.)
- Định nghĩa Tylor miêu tả thuần túy và khách quan, không mang tính
chuẩn tắc. theo tylor, văn hóa biểu hiện toàn thể đời sống xã hội của con
người, các đặc trưng văn hóa thuộc về phạm vi tập thể, văn hóa được thụ
đắc, không do di truyền sinh học, trong khi nguồn gốc và tính chất của
văn hóa phần lớn do vô thức.
- Định nghĩa Tylor cũng không làm rõ khái niệm văn minh đối với xã
hội nguyên thủy, vì từ nguyên văn minh thuộc cấu trúc thành thị và trong
khoa học lịch sử chủ yếu chỉ các thành tựu vật chất trong khi các xã hội
nguyên thủy còn ít phát triển. thực ra, giữa xã hội nguyên thủy và văn
minh không khác biệt về bản chất, mà khác nhau do cấp độ phát triển về
văn hóa.
Tylor định nghĩa văn hóa về khái niệm, song không phải là người đầu
tiên sử dụng từ này trong dân tộc học. Tylor chịu ảnh hưởng trực tiếp các
nhà dân tộc học Đức, đặc biệt là Gustave Klemm(1843), người này sử
dụng từ văn hóa theo nghĩa khách quan đẻ tham chiếu văn hóa vật chất.
*Nhận xét : Tylor đã mắc phải nhiều thiếu sót quan trọng khi áp dụng
phương pháp nghiên cứu khoa học tự nhiên coi sự tiến hóa của những
hiện tượng,yếu tố văn hóa tách rời khỏi sự phụ thuộc và mối quan hệ lẫn
nhau giữa chúng.
Tuy nhiên vào hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ thì Tylor cũng đã cống hiến
to lớn cho khoa học,nhất là sự ra đời cuốn VĂN HÓA NGUYÊN
THỦY.
Ưu điểm: giúp nhận diện cụ thể và chính xác đối tượng
Nhược điểm:
-Tính khái quát thấp
- Đối tượng phức tạp thì định nghĩa trở nên dài dòng mà vẫn không thể
liệt kê hết
- Khi đối tượng thay đổi thì định nghĩa không còn phù hợp.
3. Văn hóa có tính hệ thống, được thể hiện thành một cấu trúc .Hãy
chọn một cấu trúc 3 thành phần để xây dựng thể hiện tính hệ thống
của văn hóa (trang 49).
4. Muốn xác định tính giá trị của văn hóa, ta phải làm gì, cho ví dụ?
(phân tích tính giá trị thời gian, chủ thể, không gian).
Trả Lời: - Tính giá trị là đặc trưng quan trọng nhất giúp đi sâu vào bản
chất của khái niệm văn hóa và cho phép phân biệt văn hóa với phi văn
hóa.
- Muốn xác định tính giá trị của văn hóa (của một sự vật – khải niệm)
thì phải xem xét nó trong hệ tọa độ K-C-T (không gian – thời gian – chủ
thể) cụ thể, trong mối tương quan giữa mức độ “giá trị” và “phi giá trị”
mà nó có. Những giá trị tương dosidso ổn định của một hệ giá trị xác
định trong một hệ tọa độ nhất định làm nên phần bản sắc của văn hóa,
cho phép khu biệt nó với các văn hóa khác.
- Trên cùng một bình diện thời gian, tính tương đối của giá trị còn cho
phép ta phân biệt chúng thành giá trị vĩnh cửu và giá trị nhất thời. Trong
các giá trị nhất thời lại có thể phân biệt giá trị đã lỗi thời, giá trị hiện
hành và giá trị đang hình thành.
- Ví dụ: Mắm tôm có giá trị ở Việt Nam nhưng không có giá trị ở
Phương Tây (không gian ),có giá trị vào bữa ăn, nhưng không có giá trị
vào lúc đang ngồi họp hội nghị (thời gian), và chỉ có giá trị đối với
người biết ăn (chủ thể ).
5. Nguyên nhân của tục bó chân trong văn hóa trung quốc ? Giải
thích và phân tích từ góc độ tiếp cận sử văn hóa ( Trong tập bài giảng)
Trả Lời: - Có nhiều giả thuyết về xuất xứ của tục bó chân. Một trong
những giả thuyết được nhắc đến nhiều nhất là câu chuyện về một cung
phi của vua Hán Thành Đế tên là Triệu Phi Yến. Nàng đã quấn những
dải lụa quanh bàn chân và nhảy múa. Hán Thành Đế vì rất ấn tượng với
dáng điệu của Triệu Phi Yến khi nhảy múa trên đôi chân bó gọn nên gọi
nó là "Kim liên tam thốn" (Gót sen ba tấc) và ra lệnh cho những cung
phi khác cũng bắt chước theo.
Xét về góc độ tiếp cận sử văn hóa thì, nguyên nhân của tục bó chân
thời xưa đó là:
-Thể hiện biểu tượng sắc đẹp và sự quyền quý, những bàn chân nhỏ xíu
do bị bó chặt của phụ nữ Trung Quốc xưa được gọi bằng những cái tên
mỹ miều như "gót hoa" hay "gót huệ". Họ quan niệm rằng, việc bị bó
chân sẽ khiến họ đi không vững vàng, giống như những cành sen đong
đưa trong gió.
- Bàn chân bó nhỏ xíu làm bước đi của người phụ nữ uyển chuyển như
lướt trên mặt nước, từ đó làm tăng thêm độ quyến rũ của họ.
- Đặc biệt hơn, con gái quý tộc không bó chân chỉ có cơ hội lấy chồng ở
đẳng cấp kém hơn, còn con gái những nhà nghèo thì dễ bị bán làm nô
lệ.
- Bên cạnh đó, người xưa tin bó chân còn là phương pháp để gắn kết phụ
nữ với gia đình. Lý do là bởi với bàn chân bó chặt đau đớn, phụ nữ sẽ ít
đi lại hơn, từ đó sẽ ở nhà chăm sóc chồng con một cách chu toàn.
- Với bàn chân bị bó chặt, khi bước đi người phụ nữ phải nhón từng
bước rất nhỏ, dịch chuyển phần lớn lực bước chân lên những bó cơ ở đùi
để tránh bị ngã. Hậu quả là các cơ đùi và cơ ở vùng hông sẽ trở nên co
chặt một cách khác thường. Cứ như thế, theo thời gian, các cơ xung
quanh cơ quan sinh dục nữ cũng ngày càng trở nên săn chắc. Điều này
mang đến nhiều khoái cảm hơn cho người chồng trong sinh hoạt vợ
chồng, làm cho người phụ nữ như “vẫn còn trinh” trong mỗi lần quan
hệ.
- Ngoài ra, việc dồn lực vào bắp đùi và vùng hông còn tạo cho người
phụ nữ vóc dáng hấp dẫn hơn nhiều trong mắt người khác phái.
- Điều này lí giải tại sao những người phụ nữ với bàn chân bó chặt lại có
thể dễ dàng lấy chồng quý tộc, giàu sang hơn những người sống với bàn
chân bình thường rất nhiều.
Giải thích và phân tích từ góc độ tiếp cận sử VH: Bó chân là một tập
quán để làm đẹp chỉ có trong lịch sử xã hội Trung Quốc trước đây. Tục
bó chân xuất hiện không phải là một hiện tượng tự nhiên, nó phản ánh
tổng hợp lễ giáo phong kiến truyền thống và quan niệm lệch lạc về thân
thể người phụ nữ. Ở Trung Quốc, trăm nghìn năm nay, người phụ nữ ở
địa vị phụ thuộc nam giới, con gái chưa lấy chồng theo cha, lấy chồng
thì theo chồng, chồng chết thì theo con, đó là điều trời định không thể
vượt qua. Thói quen quan niệm “nam tôn nữ ti” khiến cho người con gái
trở thành nô lệ và trò chơi của nam giới. Chính trong hoàn cảnh đó, tục
bó chân đã xuất hiện.
*Nhưng tục bó chân đó có nhiều bất lợi cho sức khỏe người phụ nữ :
- Nhiều phụ nữ Trung Quốc thời xưa đã phải đau đớn chịu bó chân trong
đôi giày vải có kích thước chỉ nhỉnh hơn bao thuốc lá, để có được “Kim
liên tam thốn” (gót sen ba tấc).
- Để bó chân, người xưa đã dùng một dải vải dài được dệt rất chắc chắn,
bọc quanh đôi bàn chân của những bé gái nhằm hạn chế sự phát triển
của khung xương bàn chân. Khi xương bàn chân bị hạn chế bởi dải vải
dài sẽ trở nên biến dạng, gây đau đớn khôn cùng, thậm chí còn khiến thịt
bị thối rữa khi móng chân ăn sâu vào trong thịt.
- Bệnh phổ biến nhất sau khi bó chân là nhiễm trùng. Móng chân sẽ mọc
dài ra, đâm vào thịt làm rữa thịt, đôi khi làm rụng cả ngón chân. Căn
bệnh này có thể dẫn đến tử vong. Và đôi khi xương bàn chân phát triển
theo hướng đâm thẳng về phía gót chân. Khi trưởng thành, người bó
chân có thể gặp nguy hiểm với những vấn đề về sức khỏe. Những phụ
nữ lớn tuổi thì có nguy cơ cao bị gãy xương chậu và các xương khác khi
ngã, họ cũng khó mà đứng dậy được khi đang ngồi.
6. Có người nhận xét VN là 1 dân tộc có bề dày lịch sử oai hùng
,nhưng không có công trình vĩ đại cho đời ngưỡng mộ “ Ý kiến của
bạn ntn?”
Trả Lời: -Văn hóa được giới hạn theo bề sâu hoặc bề rộng, theo không
gian, thời gian hoặc chủ thể (hiểu theo nghĩa hẹp); văn hóa bao gồm tất
cả những giá trị do con người sáng tạo ra. Cách hiểu này không chỉ giới
hạn trong giới khoa học mà được sử dụng khá rộng rãi (hiểu theo nghĩa
rộng).
- Văn hóa là một hệ thống hữu cơ của các giá trị vật chất và tinh thần
do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn,
trong sự tương tác với môi trường tự nhiên và xã hội của mình. Và giá
trị phụ thuộc vào người đánh giá, nơi đánh giá, lúc đánh giá,… Vì vậy
mọi sản phẩm của con người đều có thể là giá trị.
- Tính giá trị là đặc trưng quan trọng nhất giúp đi sâu vào bản chất của
khái niệm văn hóa và cho phép phân biệt văn hóa với phi văn hóa. Giá
trị phụ thuộc vào không gian, thời gian và chủ thể đánh giá.
- Công trình vĩ đại trên thế giới: + Vạn lý Trường thành, Trung Quốc:
là một công trình kì vĩ, có chiều dài 8.850 km, được xây dựng trong
khoảng 2.000 năm, bắt đầu từ năm 475 trước Công nguyên. Sân bay
quốc tế Bắc Kinh là sân bay gần nhất để đến thăm Vạn lý Trường thành.
+ Kênh đào Panama, Panama: Kênh đào Panama dài khoảng 77
km, bao gồm hai hồ nhân tạo, các mương nhân tạo và ba bộ van khóa.
Kênh đào này là đường hàng hải quốc tế chủ chốt với hơn 14.000 tàu
qua lại hàng năm, kết nối Vịnh Panama thuộc Thái Bình Dương với
Biển Caribe và Đại Tây Dương.
+Tháp Eiffel, Paris: Tháp Eiffel là một công trình kiến trúc bằng sắt
nổi tiếng nằm cạnh sông Seine, thành phố Paris- công trình biểu tượng
mang tính nghệ thuật của nước Pháp. Tòa tháp có độ cao 324 mét, có
1710 bậc, được xây dựng trong 3 năm (1887-1889).
- Công trình vĩ đại của Việt Nam: Chùa Một Cột là một trong những
biểu tượng của thủ đô Hà Nội. Chùa có kiến trúc độc đáo, được tạo dáng
như một bông sen cách điệu từ dưới nước vươn lên. Đây là một công
trình kiến trúc sáng tạo kết hợp không gian kiến trúc có nhịp điệu cao
thấp gồm điêu khắc đá, hội hoạ, chạm vẽ hành lang, mặt nước là biểu
tượng văn hoá, nghệ thuật cao, tính dân tộc đậm nét. Bên cạnh đó là hệ
thống lăng tẩm thời Nguyễn như lăng Gia Long (Thiên Thọ Lăng),
nằm xuôi theo dòng Hương, quanh năm không khí mát lành; là một bức
tranh tuyệt tác về sự phối trí giữa thiên nhiên kiến trúc. Vị vua đầu tiên
của nhà Nguyễn yên nghỉ trong một không gian tĩnh lặng và đầy chất
thơ. Hay lăng Minh Mạng – Hiếu Lăng, sự uy nghiêm, nét tỉnh tại kiến
trúc và khung cảnh gợi tình của thiên nhiên, hoa cỏ thể hiện tính cách
nghiêm khắc, tri thức uyên bác và tâm hồn lãng mạn của các nhà vua…
(Đê La Thành, địa đạo Củ Chi,…)
- Và còn nhiều công trình khác thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc. Vì thế,
ý kiến cho rằng Việt Nam chỉ có bề dày lịch sử oai hùng mà không có
các công trình vĩ đại cho đời ngưỡng mộ, bản thân em cho rằng là chưa
chính xác.
7. Tại sao trong niềm tin Hồi giáo ,Thượng đế ALLAH là vô hình vô
tượng ? Tên gọi thượng đế ấy là gì?( Tài liệu bài giảng )
Trả Lời: - Có 36 bộ tộc , người ta thờ 36 vị thần khác nhau, mỗi bộ tộc
là vị thần mang nét đẹp theo tưởng tượng của tộc đó, mỗi người đều cho
răng thần của mình là tối cao nhât, và họ chiến tranh vì điều đó, có 1 ông
vua đã nhờ nhà truyền giáo giải quyết, ông này mới đến các bộ tộc nói
rằng thực ra 36 người đều là 1 người vì thần thánh là 1 người đẹp nhất
,phẩm chất đẹp nhất, những gì đẹp nhất đều thuộc về thần thánh, và vị
thần đó chính là Allah, nhưng vì khuôn mặt của thánh mắt thường không
thấy được, nên con người tự nhìn nhận thần thánh có những nét riêng
theo nhìn nhận của họ.
- Allah là tên gọi riêng của Thượng Đế trong tiếng Ả Rập như trong
tiếng Việt được gọi là Thượng Đế, Chúa Trời, Ông Trời.
Người Muslim (người Hồi Giáo) tin tưởng và thờ phụng một Đấng
Thượng Đế duy nhất giống với Đấng Thượng Đế của người Do Thái
Giáo và người Cơ Đốc Giáo.
8. Tại sao bò trở thành văn hóa Hindu giáo Ấn độ ,còn loại lợn bị cho
là ô uế trong văn hóa Do thái giáo và hồi giáo.
Trả Lời: - Ngày xưa Ấn Độ là một nước có nhiều bò nhất thế giới, Ấn
Độ là nước có nền nông nghiệp ruộng cạn,cần có bò để kéo cày ,và con
bò đóng góp 80% lương thực . Vì thế có rất nhiều người đã ăn thịt
bò,làm số lượng bò giảm, năng suất nông nghiệp thấp, dẫn đến chính
phủ Ấn Đọ ban 1 hiệu lệnh cấm giết mổ bò, nhưng không hiệu nghiệm.
Nhà vua người mới nhờ người đứng đầu đạo Hindu giáo, thì lúc đó
người đứng đứng đầu Hindu giáo mới giúp nhà vua, và sửa một số điều
kinh thánh trong Hindu, nói rằng con bò là con vật linh thiêng nhất,
được tôn thờ như những vị thần, nhất là với cộng đồng những người
theo đạo Hindu, bởi bò mộng Nandi vốn là con vật cưỡi của thần Shiva
– đấng phá hủy, một trong ba vị thần tối cao nhất Ấn Độ giáo, Nandi
được người ta cho rằng là hai mắt tròn, bò Nandin còn có con mắt thứ
ba. Con mắt này gọi là thiên nhãn phát ra những phép thuật nhiệm mầu
và là mối liên kết giữa con người và thần linh.. Do đó, người Ấn Độ
kiêng ăn thịt bò, tuy nhiên sữa bò vẫn được sử dụng.
(Ở Ấn Độ, việc tôn sùng quá mức đối với con bò đã khiến một con bò bị
dị tật bẩm sinh hay một con bò 6 chân ở Ấn Độ đã được nhiều người dân
nơi đây sùng bái, tôn thờ. Người dân Ấn Độ tin rằng con bò này mang
lại may mắn cho bất cứ ai chạm vào cặp chân thừa trên cổ của nó. Một
số người còn khẳng định rằng nó là biếu tượng của vị thánh Hồi giáo,
người ta còn đến để xem cặp chân thánh và thể hiện sự kính trọng của họ
bằng tiền quyên góp, mọi người cũng chào đón mẹ bò và xin phước
lành. Hầu như ai cũng muốn chạm vào cặp chân thừa.)
Nhược điểm:
- Vì đạo hindu không cho việc giết mổ bò, nên số lượng bò tăng khá
nhanh dẫn đến diện tích đất không đủ để nuôi bò,và số lượng bò của Ấn
độ vượt xa khả năng cung cấp cỏ và thức ăn ,ít nhất là 1/3 , và có thể là
½ số bò là dư thừa hơn so với con số mà thức ăn có thể cung cấp.
- Một số lượng bò ở Ấn Độ đều đã già yếu và đang là gánh nặng đối với
đất đai vốn đã bạc màu. Điều này là hậu quả của định kiến đối với việc
giết bò trong cộng đồng người Hindu.
- Rất có thể mối quan hệ giữa bò và con người là quan hệ cộng sinh ,
hơn là quan hệ cạnh tranh.
- Về việc cho sữa thì con trâu sẽ cho sữa nhiều hơn con bò .nhưng có lễ
Trâu thường bị bỏ quên và nhiều con trong số đó đã chết hoặc bị bán để
giết thịt trước khi trưởng thành.
- Nhiều nhà chức trách cho rằng số lượng trâu bò ở Ấn Độ qua dư thừa
thì sức kép dành cho vỡ đất vào thời kỳ cao điểm trong năm vẫn không
đủ.
- Số lượng bò lớn làm cho số ngươi nông dân trông bò không đủ.
- Phần lớn bò Ấn Độ ăn bất cứ cái gì có sẵn từ rơm rạ ,thân mền cũng
như những thứ khác còn sót sau khi thu hoạch lương thực của con người
và thỉnh thoảng bị bỏ đói vào mô khô , vì đồng cỏ bị khô héo.)
*Loại lợn bị cho là ô uế trong Do Thái và Hồi Giáo :
-Mặc dù là một trong những thứ thông thường nhất của bữa ăn, thịt heo
lại là thứ gây bệnh thông thường nhất. Không phải Thượng Đế tỏ ý ngăn
cấm người Do Thái ăn thịt heo chỉ vì đó biểu hiện được quyền lực của
Ngài mà còn vì lẽ thịt heo không phải là một thức ăn tinh khiết cho con
người. Heo là một con vật ô uế theo luật đạo. Nó dơ dáy, không từ chối
ăn đồ cặn bã, thiu thối, và việc dùng thịt của nó đó làm thức ăn trong
những xứ nóng xem như có thể gây ra những chứng bệnh về da. Đối với
người Do Thái, thịt heo bị kinh tởm, con heo là biểu tượng của sự uế
trược, thô tục.
(- Dưới triều đại của Antiochus Epiphanes, một chỉ thị cho người Do
Thái là anh ta phải dâng cống hoặc phải nếm thịt heo. Đó là cách dùng
để xác định xem anh ta có trung thành với tôn giáo của ông cha, ông
nhiều người Do Thái đã ảnh hưởng được đến phong cách của người Hy
Lạp và John Hyrcanus đã cảm thấy nên ban hành một đạo dụ khuyên
không nên ăn thịt heo.)
9. Tại sao 1 bộ phận phụ nữ TQ ở Quảng Đông thời giữa thế kỉ XIX
lập hội không chồng ( Hội Kim Lan)
Trả Lời: - Để giải thích cho tập tục “Hội không chông” này dân gian
vẫn lưu truyền câu chuyện 5 chị e gái họ Hồ bất hạnh. Tục xưa có gia
đình họ Hồ có 5 con gái. Con gái lớn lấy chồng nhà giàu, nhưng chồng
chết nên thành “người quạt mồ” cô đơn. Con gái thứ hai làm thiếp cho
một thương gia giàu độc ác, bị bức bách đến nhảy xuống giếng tự vẫn.
Con gái thứ ba lấy anh thợ đá, chẳng may chồng bị đá đè gãy chân nên
gia đình túng quẫy, phải dắt con đi ăn xin. Con gái thứ tư lấy anh bần
nông , sớm tối quần quật, mới 30 tuổi mà mặt mày già cõi. Cô con gái út
thấy vậy không chịu kết hôn, từ đó trong làng hình thành tục tự sơ nữ,
sau này lan rộng ra khắp đồng bằng.
+ Chị em phụ nữ tới tuổi lấy chồng, lập tức làm lễ tuyên thể nhập hội tự
sơ nữ ( hội những người phụ nữ không xuất giá ), cùng chung sống và
sinh hoạt cùng các chị em phụ nữ độc thân khác. Hội có những quy định
khắc khe , cấm chị em trong hội rời bỏ hôi cưới chồng
+ Một số trường hợp chị em lỡ yêu 1 thanh niên nào đó , muốn đến tới
hôn nhân phải trải qua khoảng thời gian chịu đựng thật sự khắc nghiệt.
Các chị em trong hội sẽ hội tụ họp về trách mắng, trì chiết, than khóc
trong suốt 7 ngày đêm để từ biệt. Cả thôn làng bao trùm một không khí
ảm đạm như có 1 sinh linh lìa đời.
+ Đêm trước hôm xuất giá cô dâu bị chị em trong hội Kim Lan “chăm
sốc” rất kỹ, họ dùng loại vải trắng đặc biệt quấn quanh người thật chặt
như 1 thi thể người chết vậy. Trong mắt chị em coi như cô dâu từ đây kể
như đã chết. Theo quy tắc về nhà chồng thì cô này không được tháo
băng vải, mãi đến ngày thứ 3 sẽ có chị em trong hội kéo về nhà chồng
kiểm tra. Nếu có dấu hiệu băng vải bị tháo ,cô gái sẽ bị cho là thất tiết,
sẽ bị nguyền rủa , không còn mặt mũi nào sống với đời .Vì thế không ít
chị em đã phải tự vẫn sau ngày xuất giá. Một số trường hợp cô dâu sau
khi xuất giá đã vội về ngay trụ sở Kim Lan cư trú, chỉ tội người chồng
mang tiếng là đã có vợ mà chưa một ngày thực sự làm chồng
+ Nhiều chị em sống trong hội đến già, khi chết sẽ được các sư muội
cham lo hậu sự.
10.Trình bày 1 vấn đề , 1 hiệng tượng xã hội phân tích dưới góc nhìn
văn hóa.

You might also like