You are on page 1of 8

UBND TỈNH HÀ NAM KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO VÀ THÀNH LẬP ĐỘI TUYỂN THAM DỰ KỲ THI


TẠO CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA NĂM HỌC 2022– 2023
Môn: SINH HỌC
Thời gian làm bài: 180 phút
ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi gồm có 07 trang)
Câu I (2,0 điểm)
1. EGFR là thành viên của họ thụ thể ErbB (Erythroblastic B) – là một loại thụ thể
tyrosine kinase (hình 1). Tín hiệu từ EGFR có thể được truyền qua con đường
Ras/Raf/MEK/ERK hoặc PI3K/AKT/mTOR vào nhân để điều khiển tế bào tăng trưởng,
biệt hóa, phân chia, tăng sinh mạch máu, tránh sự tự chết theo chương trình..

Hình 1. Mô hình cấu trúc và hoạt động của thụ thể yếu tố tăng trưởng biểu mô.
(A). Thụ thể yếu tố tăng trưởng biểu mô (EGFR) gồm ba vùng: vùng ngoại bào chứa
miền tương tác với yếu tố tăng trưởng, vùng xuyên màng tế bào, và vùng nội bào chứa
miền tyrosine kinase
(B) Hoạt động của EGFR: khi yếu tố tăng trưởng biểu mô liên kết vào thụ thể, hai
phân tử EGFR kết hợp với nhau (dimer hóa), từ đó sự phosphoryl hóa vùng tyrosine
kinase giúp EGFR kết hợp được với các phân tử tín hiệu ở giai đoạn sau của con đường
tín hiệu.
Dựa vào những thông tin trên, hãy trả lời các câu hỏi sau đây:
a. Nêu đặc điểm của các axit amin thuộc các vùng cấu trúc của một phân tử EGFR
(monomer)?
b. Trong nhiều bệnh ung thư, các con đường tín hiệu phụ thuộc EGFR thường được
kích hoạt liên tục dẫn đến tế bào phân chia mất kiểm soát. Hai cơ chế chính dẫn đến hiện
tượng này bao gồm: sự biểu hiện quá mức protein EGFR (do khuếch đại gen EGFR) và
đột biến gen EGFR (thường đột biến xảy ra ở miền tyrosine kinase). Hãy cho biết điểm
khác biệt chính giữa 2 cơ chế này?
2.
a. Hình (a) ở bên mô tả phản
ứng của enzym Succinic
dehydrogenase biến đổi cơ chất axit
succinic thành sản phẩm là axit
fumaric. Tuy nhiên sản phẩm sẽ
không được tạo ra nếu có mặt axit
malonic (hình b).
Giải thích hiện tượng trên? Nếu
muốn sản phẩm tiếp tục được tạo ra
thì có thể khắc phục bằng cách nào?
Trang 1/8
b. Enzm bị ảnh hưởng như thế nào khi các kim loại nặng như chì, đồng liên kết với
nhóm –SH ở 1 số axit amin của enzim?
Câu II (1,5 điểm)
1. Sự sinh trưởng của vi khuẩn thường chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố hoá học bên
ngoài môi trường như dinh dưỡng và chất ức chế. Bảng dưới đây là tên và đặc điểm của
một số kháng sinh thường gặp.
Bảng 2.1: Một số kháng sinh thường gặp
Chất kháng sinh Đặc điểm
Chloramphenicol ức chế kéo dài chuỗi polipeptit qua riboxom 50S
Sulfonamide ức chế cạnh tranh với enzim tổng hợp vitamin B9

Khi bổ sung một trong các loại


kháng sinh này vào môi trường nuôi cấy
E.coli không liên tục người thu được các
đường cong sinh trưởng được thể hiện
như hình bên (dấu mũi tên chỉ thời điểm
bổ sung chất kháng sinh).
Đường cong nào (A-E) thể hiện sự
sinh trưởng của E.coli trong môi trường:
(1) không bổ sung kháng sinh.
(2) bổ sung penixilin.
(3) bổ sung cloramphenicol. Hình 2: Đường cong sinh trưởng của vi
(4) bổ sung sulfonamide? khuẩn E.coli ở các điều kiện nuôi cấy
khác nhau

2. Nuôi cấy 3 loại vi khuẩn gồm Pseudomonas aeruginosa, Escherichia coli và


Chlostridium sporogenes vào các ống nghiệm với 2 loại môi trường có thành phần như
sau:

Môi trường I Môi trường II


Nước chiết thịt: 30g Nước chiết thịt: 30g
Glucose: 2g Glucose: 2g
Thạch: 6g Thạch: 6g
Nước cất: 1 lít Nước cất: 1 lít
KNO3: 1g
Sau thời gian nuôi ở nhiệt độ phù hợp, kết quả thu được như sau:
- Ở môi trường I: Pseudomonas aeruginosa phát triển ở mặt thoáng của ống
nghiệm, Escherichia coli phát triển trong toàn bộ ống nghiệm, Chlostridium sporogenes
phát triển ở đáy ống nghiệm
- Ở môi trường II: Pseudomonas aeruginosa phát triển ở toàn bộ ống nghiệm
Escherichia coli phát triển trong toàn bộ ống nghiệm, Chlostridium sporogenes phát triển
ở đáy ống nghiệm.
Hãy xác định kiểu hô hấp của mỗi loại vi khuẩn trên. Giải thích?
Câu III (2,0 điểm)
1. Trong dịch đệm chứa thylakoid mới tách rời được chiếu sáng thì tỷ lệ của phản
ứng Hill (quang phân ly nước) có thể đo được bằng cách sử dụng DCPIP. DCPIP bị khử ở
hệ thống quang hóa I và thay đổi màu của nó từ xanh lam sang không màu. Hãy cho biết
cách bố trí thí nghiệm nào dưới đây sẽ làm giảm đáng kể tỷ lệ của phản ứng này? Vì sao?
A. Tăng nhiệt độ dung dịch từ 200C lên 300C.
Trang 2/8
B. Loại bỏ các khí hòa tan từ dung dịch đệm trước khi bổ sung thylakoid.
C. Bổ sung thêm DCMU, một thuốc diệt cỏ phong bế hệ thống quang hóa II.
D. Bổ sung 2,4-D, một thuốc diệt cỏ hoạt động giống auxin tổng hợp?
2. Đồ thị bên thể hiện mối quan hệ giữa
tốc độ cố định CO2 (µmol m-2 s-1) (trục
tung) và áp suất CO2 trong khí quyển (Pa)
(trục hoành) giữa 2 loài thực vật (1) và (2).
Hãy cho biết:
a. Điểm (X) trên đồ thị là gì? Giải
thích?
b. Hai loài thực vật (1) và (2) thuộc
nhóm thực vật nào? Giải thích?
c. Nếu nồng độ CO2 trong khí quyển
tiếp tục gia tăng thì thành phần nhóm loài
Hình 3: Tốc độ cố định CO2
thực vật (1), (2) ở vùng ôn đới hay nhiệt đới
ở 2 loài thực vật (1) và (2)
thay đổi rõ rệt hơn. Tại sao?

Câu IV (1,5 điểm)


Tiến hành phân lập bốn dòng thực vật mang ít nhất một khiếm khuyết về gen tổng
hợp các hocmon cơ bản. Để nghiên cứu, các nhà khoa học đã thực hiện thí nghiệm gieo
hạt và phun hocmon ngoại sinh. Kết quả thí nghiệm gieo hạt thể hiện ở bảng 4.1.
Bảng 4.1: Kết quả nảy mầm của hạt của bốn dòng đột biến
1 2 3 4
Dễ Dễ Dễ Khó
Trồng cây của bốn dòng trên trong môi trường được bổ sung các hocmon ngoại sinh
khác nhau, ghi nhận được đặc điểm sinh trưởng như trong bảng 4.2.
Bảng 4.2: Đặc điểm sinh trưởng của bốn dòng đột biến
khi phun hocmon ngoại sinh
1 2 3 4
Auxin + + + +
Giberelin - + + -
Cytokinin - + + -
“+” sinh trưởng bình thường ; “ –“ : sinh trưởng bất thường
Sau đó họ ghép ngọn, gốc ngẫu nhiên với nhau và theo dõi đặc điểm của cây ghép:
- Ngọn 1+ gốc 2  cây già hóa nhanh
- Ngọn 3 + gốc 4  cây thấp lùn
- Ngọn 1 + gốc 2  quả khó chín
Xác định mỗi dòng đột biến trên khuyết gen quy định hocmon nào?

Câu V (2,0 điểm)

Trang 3/8
1. Một cuộc điều tra đã được thực
hiện để xác định phản ứng của các tế bào
tuyến tụy đối với sự gia tăng nồng độ
glucose trong máu. Một người không
được ăn hoặc uống bất cứ thứ gì khác
ngoài nước trong 12 giờ sau đó uống một
dung dịch glucose. Các mẫu máu được
lấy từ người đó cách nhau một giờ trong
5 giờ, và nồng độ glucose, insulin và
glucagon trong máu được xác định. Kết
quả được hiển thị trong đồ thị hình 5.1.
Hình 5.1
a. Giải thích lý do tại sao người đó được yêu cầu không được ăn hoặc uống bất cứ
thứ gì khác ngoài nước trong 12 giờ trước khi uống glucose?
b. Sử dụng thông tin trong hình để mô tả phản ứng của tế bào tuyến tụy đối với sự
gia tăng nồng độ glucose?
c. Kết quả sẽ thay đổi như thế nào nếu cuộc điều tra tiếp tục kéo dài hơn 5 giờ mà
người đó không có thức ăn?
d. Phác thảo trình tự các sự kiện sau sự liên kết của glucagon với thụ thể màng của
nó trên tế bào gan?

2. pH máu được duy trì trong một khoảng giá trị nhất định. Sự thay đổi giá trị pH
máu theo hướng axit hóa hay kiềm hóa đều cần có sự tham gia của một số cơ chế điều
hòa.
Hình 5.2 minh họa sự thay đổi giá trị pH
máu động mạch (Axis 1), nồng độ bicacbonat
máu động mạch (mmol/L) (Axis 2) và nồng độ
H+ máu động mạch (mmol/L) (Axis 3) so với
người bình thường (Legend 1). Hãy cho biết các
trường hợp từ A đến F trong Hình 5 tương ứng
với những mô tả nào dưới đây và giải thích:
a. Bệnh nhân mắc bệnh thiếu máu mãn tính;
b. Bệnh nhân bị đột quỵ tác động lên thân
não;
c. Bệnh nhân đột ngột tăng cường quá trình
thông khí;
d. Bệnh nhân mắc bệnh hen suyễn mãn tính? Hình 5.2

Câu VI (1,5 điểm)

Trang 4/8
GABA (acid γ-aminobutyric) là một chất
truyền tin thần kinh nếu gắn với thụ thể đặc
hiệu ở màng sau synap làm mở kênh ion Cl-.
Hình 6 mô tả quá trình dẫn truyền tín hiệu thần
kinh ở synap với GABA là chất truyền tin.
GABA được tái thu hồi trở về neuron trước
synap hoặc được biến đổi trở thành glutamin ở
sao bào nhờ GABA transaminase (GABA-T)
sau đó tái tạo lại GABA dưới xúc tác của acid
glutamic decarboxylase (GAD).

Hình 6

Điện thế cấp độ trên màng sau synap có mức độ và thời gian tăng phân cực thay đổi
tương ứng lần lượt với số lượng và thời gian mở kênh ion Cl-. Bốn chất hóa học A, B, C và
D có các tác động đặc trưng lên sự truyền tin qua synap như sau:
- Chất A cạnh tranh với GABA gắn vào trung tâm hoạt động của GABA-T.
- Chất B tăng cường mức hoạt động của protein mang GABA.
- Chất C tăng cường hoạt hóa kênh ion Ca2+ ở neuron trước synap.
- Chất D kéo dài thời gian bất hoạt kênh ion Na+ trên sợi trục của neuron trước synap.
Biết rằng điện thế màng ở màng sau synap là -65 mV. Nếu sử dụng điện cực kích
thích đủ ngưỡng vào neuron trước synap thì điện thế màng ở màng sau có biên độ thay đổi
là 10 mV, thời gian biến đổi là 10 ms trong điều kiện không bổ sung các chất A, B, C và D.
Hãy vẽ đường biểu diễn sự thay đổi điện thế màng ở màng sau synap trong trường
hợp bổ sung riêng lẻ từng chất A, B, C và D so với đối chứng (không được bổ sung chất
nào) khi kích thích neuron trước synap với cường độ và tần số bằng nhau. Giải thích?
Câu VII (1,5 điểm)
Phả hệ hình dưới đây mô tả sự di truyền của một bệnh hiếm gặp trong đó người mắc
bệnh được thể hiện bằng ô màu đen. Cho rằng không có đột biến mới phát sinh và tất cả
các cá thể có kiểu gen được biểu hiện thành kiểu hình tương ứng.

Hình 7
1. Bệnh do gen lặn trên NST thường, trội trên NST thường, lặn liên kết X (không
tương ứng trên Y) hay trội liên kết X? Giải thích.
2. Xác suất mỗi cá thể ở thế hệ II mang gen bệnh là bao nhiêu? Giải thích.
3. Giả sử quần thể người trong trường hợp này đạt trạng thái cân bằng Hacđi-
Vanbec, người bệnh được tìm thấy với tần suất xấp xỉ 1/3200. Xác suất cá thể II-5 (có
chồng bình thường) sinh con mắc bệnh là bao nhiêu?
Câu VIII (3,0 điểm)

Trang 5/8
1. Một đoạn ADN mạch đơn có kích thước 4kb được lai với 1 mẫu dò ADN có đánh
dấu phóng xạ với kích thước 500bp tạo thành ADN lai (Hình 8.1A). Đem ống nghiệm
chứa phân tử ADN lai xử lí theo 4 cách khác nhau từ I đến IV. Biết hoạt tính enzim tối ưu
ở nhiệt độ phòng.
Hình 8.1A Hình 8.1B

(I) Bổ sung ADN helicaza


(II) Không bổ sung ADN helicaza
(III) Bổ sung ADN helicase đã đun sôi.
(IV) Bổ sung ADN helicaza bị đun nóng nhẹ.

Tiến hành điện di 4 mẫu ADN I, II, III, IV trên cùng bản gel agarose. Sau đó, sử
dụng phương pháp phóng xạ tự chụp để ghi lại hình ảnh. Em hãy vẽ lại (hình 8.1B)
cùng với các vạch dự đoán có thể xuất hiện trên phim phóng xạ tự chụp đó? Kích thước
thang chuẩn dùng để điện di ADN trên gel agarose được mô tả kèm theo. Giải thích?

2. Kháng sinh edenie có khả năng ức chế tổng hợp protein nhưng không ảnh hưởng đến
sự tổng hợp ADN hoặc ARN. Khi bổ sung edenie vào dịch ly giải hồng cầu lưới, người ta
thấy quá trình tổng hợp bị ức chế sau một thời gian ngắn như hình 8.2. Ngược lại,
xicloheximide ngay lập tức làm dừng sự tổng hợp protein. Khi ly tâm dịch ly giải hồng
cầu lưới có edenie, người ta thấy không tổn lại poliribosome sau khi sự tổng hợp protein
bị ức chế, thay vào đó mARN lại liên kết với một ribosome 40S không bình thường –
chứa một lượng tương ứng tiểu đơn vị ribosome và tARN khởi đầu.
a. Edenie ức chế bước nào trong quá trình
tổng hợp protein? Giải thích.
b. Tại sao có khoảng trễ giữa thời điểm
bắt đầu bổ sung edenie và khi protein hoàn toàn
bị ngừng tổng hợp? Xác định độ dài khoảng trễ
này?
c. Cơ chế ức chế tổng hợp protein của
xiclohexamide khác gì so với edenie? Nếu bổ
sung xiclohexamide vào cùng thời điểm bổ sung
edenie thì có xảy ra sự biến mất của
polyribosome không? Giải thích? Hình 8.2

Câu IX (2,0 điểm)


Hình 9 thể hiện tỉ lệ các loại kiểu
gen qui định màu lông của 2 quần thể
động vật thuộc cùng một loài, alen A
qui định lông trắng trội hoàn toàn so
với alen a qui định lông đen, gen nằm
trên nhiễm sắc thể thường.

Hình 9

1. Tính tần số tương đối của alen A, a ở mỗi quần thể?


2. Giả sử trong điều kiện nghiệm đúng định luật Hacđi-Vanbec, hãy dùng phương
trình Hacđi-Vanbec xác định quần thể nào đang tiến hóa?
Trang 6/8
3. Cho 2 cá thể đều có màu lông trắng ở quần thể I và II giao phối với nhau thu được
F1. Hãy tính theo lí thuyết: Xác suất sinh được 1 con đực F1 có kiểu gen dị hợp, xác suất
sinh được 1 con cái F1 có lông đen? Biết rằng tỉ lệ đực : cái là 1:1 và không xảy ra đột
biến.
Câu X (3,0 điểm)
1. Hình 10 thể hiện kết quả thí nghiệm trên ba loài động vật nguyên sinh trong các
điều kiện nuôi khác nhau.

Hình 10
Dựa vào hình 10 hãy trả lời các câu hỏi sau:
a. Mục đích của thí nghiệm là gì? Những nhận định gì có thể rút ra từ kết quả thí
nghiệm này? Giải thích?
b. Để đảm bảo tính xác thực và độ tin cậy của các nhận định rút ra từ việc nuôi
chung các loài (các đồ thị ở hình b), cần phải bổ sung số liệu xác nhận điều gì? Giải thích.
2. Khi tính sinh khối của một hệ sinh thái ở hai thời điểm khác nhau, người ta xây
dựng được hai hình tháp A và B dưới đây. Ở tháp A, sinh vật sản xuất có sinh khối là 2
g/m2, sinh vật tiêu thụ bậc 1 có sinh khối là 10 g/m2, sinh vật tiêu thụ bậc 2 có sinh khối là
3 g/m2. Ở tháp B sinh khối tương ứng với các bậc dinh dưỡng lần lượt là 100 g/m 2, 12
g/m2 và 5 g/m2.

Chú thích:
1: Sinh vật sản xuất; 2: Sinh vật tiêu thụ bậc 1; 3: Sinh vật tiêu thụ bậc 2
Dựa vào các số liệu trên, cho biết đây là hệ sinh thái trên cạn hay dưới nước? Hình
tháp A và B tương ứng với hệ sinh thái ở mùa nào? Giải thích?
3. Bảng số liệu sau cung cấp dẫn liệu về năng lượng dành cho sản xuất hạt của bốn
loài thực vật:
Loài A B C D
Tỉ lệ năng lượng cho sinh 28 5 7 30
sản
Trang 7/8
a. Hãy xác định chiến lược sử dụng năng lượng của mỗi loài?
b. Trong một diễn biến bất thường của khí hậu, có nhiều đợt mưa lũ hoặc khô hạn
kéo dài, đan xen liên tục ở khu vực phân bố của bốn loài nghiên cứu trên. Em hãy dự đoán
loài nào có khả năng sống sót và duy trì sự ổn định của quần thể tốt hơn. Giải thích?
c. Hãy xác định những đặc điểm sinh học (sức tăng trưởng của quần thể, mật độ
quần thể, tốc độ đổi mới quần thể, sự biến động số lượng cá thể, mức cạnh tranh và kiểu
đường cong sống sót) của mỗi loài?

- Hết –

Họ và tên thí sinh::..............................................Số báo danh:.....................................


Người coi thi số 1 ............................................. Người coi thi số 2……………..........

Trang 8/8

You might also like